A. Vài nét về người Thái Việt Nam
Dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng nguồn gốc với các cộng đồng
ngữ hệ Thái thế giới. Địa bàn cư trú các cộng đồng ngữ hệ Thái tạo nên
mảng lãnh thổ liền nhau từ đảo Hải Nam (Trung Quốc), qua miền Nam và
Tây Nam Trung Quốc, Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan, Đông Bắc và Bắc
Myanma, qua bang Atxam của Ấn Độ, cho đến Tây Bắc Campuchia và Bắc
Malayxia. Các cộng đồng thuộc ngữ Hệ Thái thế giới gồm khoảng hơn
trăm triệu dân. Trong đó, Vương quốc Thái Lan chiếm khoảng trên sáu
mươi triệu người. Ở Lào, các tộc người Lào Lum đều thuộc ngữ hệ Thái, có
khoảng 3 triệu dân. Ngoài ra, người thuộc ngữ hệ Thái còn là dân tộc thiểu
số có dân số khá đông và tạo nên dải lãnh thổ liền khu ở các nước khác
trong khu vực Đông Nam Á của thế giới.
Người ta chia cộng đồng ngữ hệ Thái này thành hai ngành lớn:
ngành phía Đông và ngành phía Tây. Sự phân chia đại quát đó phản ảnh
một thực tế các cộng đồng ngôn ngữ này đã chịu tác động lớn của hai nền
văn hoá khổng lồ: Trung Hoa (Phía Đông) và Ấn Độ (Phía Tây). Mặc dù
phân chia như vậy, nhưng trong sinh hoạt, tập quán canh tác, ngôn ngữ
giao tiếp, văn học dân gian... vẫn còn gần như là một. Họ vẫn có thể hiểu
nhau và dễ đồng cảm nhau mỗi khi có điều kiện tiếp xúc sau ít thời gian
đầu bỡ ngỡ. Điều đó nói lên rằng các cộng đồng này dù đã phân chia sâu
sắc như ngày nay, nhưng đã có cùng một nguồn gốc. Hơn thế, các cộng
đồng cùng nguồn gốc này đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài tồn tại và
phát triển chung với nhau và giao lưu giữa họ vẫn còn tiếp tục kéo dài cho
đến ngày nay.
Nhóm ngữ hệ Thái ở Việt Nam bao gồm 8 tộc người với 3.877.503
người (chiếm 5,08% dân số cả nước) sống chủ yếu ở khu vược Đông Bắc,
Tây Bắc và phía tây Thanh Hoá, Nghệ An, trong đó đông nhất là người
1
Tày, người Thái và người Nùng. Tộc người Tày gồm 1.447.513 người,
sống tập trung ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang,
Tuyên Quang, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Tộc người Thái gồm 1.328.725
người sống chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hoà Bình,
Yên Bái và khu vực phía tây Thanh Hoá, Nghệ An. Tộc người Nùng gồm
856.412 người sống chủ yếu ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn,
Thái Nguyên, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Ninh. Các tộc
người Sán Chay: 147.315 người; Giáy: 49.098 người; Lào: 11.611 người;
Lự: 4.964 người; Bố Y: 1.864 người đều sống ở khu vực miền núi Đông
Bắc và Tây Bắc (Số liệu thống kê 01.4 1999).
Dân tộc Thái ở Việt Nam cư trú khá tập trung trên giải đất liền từ
Tây Bắc đến tây Khu bốn cũ. Họ cư trú khắp toàn tỉnh Sơn La, Lai Châu,
tập trung thành các huyện thuộc các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình,
Thanh Hoá, Nghệ An. Đặc điểm chung của dân tộc Thái là:
• Dùng cùng thứ văn tự chữ Thái.
• Trang phục nữ căn bản thống nhất, chỉ khác về chi tiết.
• Có sách sử (Quam tô mương) căn bản giống nhau, khác nhau nhỏ về
chi tiết mang tính địa phương.
Tuy vậy, dân tộc Thái còn chia làm hai nhánh nữa: Thái Đen (Tay
đăm) và Thái Trắng (Tay đón, Tay khao). Trong đó Thái Đen là một khối
thống nhất cao hơn về nhiều mặt, lãnh vực cư trú liền nhau từ Mường Lò
(Yên Bái) đến Mường Theng (Điện Biên) choán hầu hết tỉnh Sơn La và nửa
phía nam tỉnh Điện Biên, đông nam tỉnh Lai Châu, tây bắc tỉnh Yên Bái;
với quá nửa số dân Thái ở nước ta. Trong khi đó ngành Thái Trắng lại còn
chia thành các nhóm địa phương nhỏ hơn, địa bàn cư trú không liền nhau.
Ta thấy có các nhóm :
• Mường Lay, Phong Thổ, Quỳnh Nhai (Lay, Xo, Chiên) ở phía Bắc.
2
• Mường Tấc (Phù Yên, Bắc Yên thuộc tỉnh Sơn La).
• Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La).
Các nhóm Thái Hoà Bình (Mai Châu, Đài Bắc) gần với các nhóm
Thái Thanh Hoá. Nhóm Thái Thanh Hoá còn chia hai phân nhóm khác
nhau: Tay Do, Tay Đeng. Nhóm Thái Hoà Bình và Thanh Hoá cũng được
gọi chung một cách không chính xác là Tay Đeng (Thái Đỏ). Trong ký ức
địa phương đồng bào nhận mình là Thái Trắng. Các nhóm Thái ở Nghệ An
việc chia ngành đen trắng đã mờ nhạt.
Tuy có sự khác nhau nhỏ ấy nhưng người Thái có chung một nền
văn hoá dân tộc phong phú và đa dạng. Ngôn ngữ là ngôn ngữ thống nhất
của các phương ngữ, chữ viết là hệ chữ thống nhất với vài chi tiết mang
tính địa phương, có chung một nền nghệ thuật và văn học đã phát triển khá
cao.
B. Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam
Sống trên miền đất đai Tây Bắc, người Thái đã trải qua một quá
trình lao động để không ngừng biến đổi tài nguyên thiên nhiên thành những
sản phẩm cần thiết nhằm thoả mãn mọi nhu cầu về ăn, ở, mặc, đi lại…
Trên cơ sở đó các loại hình kinh tế đã hình thành làm cho con người
có thể thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên, cải tạo nó đưa cuộc sống tồn tại
và phát triển. Muốn hiểu biết về các loại hình kinh tế thì trước hết phải biết
những đặc điểm tự nhiên và địa vực cư trú.
I. Đặc điểm tự nhiên và địa vực cư trú
Vùng thiên nhiên Tây Bắc Việt Nam có rất nhiều núi, đồi cao thấp
gối kề nhau chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam xen lẫn với những
vùng cao nguyên rộng lớn, những vùng bình nguyên lòng chảo, những khe,
vực,suối sông làm cho bề mặt của đất trở nên lồi lõm đa dạng
3
Trải qua các thế hệ xây dựng bản, mường với sức lao động sáng tạo
của mình, người Thái đã tạo ra một địa vực cư trú ổn định. Trừ một số
người sống lẻ tẻ xen lẫn với tộc anh em khác ở vùng rẻo giữa và rẻo cao,
hầu hết họ sống tập trung tương đối đông trong các thung lũng, bình
nguyên lòng chảo hay vùng cao nguyên mà ngày nay ta vẫn gọi chung là
vùng thấp.
Đất đai miền Tây Băc có đến 21 loại phân bố trên các vùng. Riêng
đất vùng thấp trũng cũng rất phức tạp,nhìn chung phân thành 2 loại chủ
yếu: Đất nguyên sinh và đất phù sa chua rất phù hợp với nhiều loại cây
trồng, nhất là lúa - loại lương thực chính của đồng bào.
Tuy sống ở vùng thấp, nhưng thực ra nơi cư trú của họ kề sát với
những chân núi cao. Ở đây, những nơi tương đối bằng phẳng hoặc dốc
thoai thoải có nước tưới thì đã được họ khai thác thành ruộng đồng. Bởi
vậy nên hầu hết chỗ ở và các hoạt động kinh tế khác đều được họ đưa lên
sườn núi, những sườn núi này có độ dốc rất cao và gồ ghề,hiểm trở. Vùng
cư trú của người Thái còn là nơi tập trung các con suối nhỏ chảy từ các khe
núi hợp thành suối lớn, sông con để rồi đổ vào sông cái. Mạng lưới sông
suối khá dày đặc có độ cao từ 100 đến 600m. Nước chảy xiết, độ dội mạnh
và sức nước xói lòng cũng rất khoẻ, bởi vậy lòng sông suối hẹp. Và như
vậy sông suối đã chảy trong lòng các khe sâu, vực thẳm.Về mùa nước,
nước sông suối rất dữ dội song trải qua các thế hệ làm bạn với lũ người dân
cũng đã nắm được đặc tính của nó.Trên cơ sở biết được một phần chế độ
sông suối và đã có những biện pháp khắc phục, chế ngự nó Mường Thái
vẫn bám rất chắc trên những dải đất kề bên sông, suối trên miền rừng núi
này. Đây là một vùng rất có ưu thế về kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp
cổ truyền. Bản, mường người Thái còn tụ tập thành từng cụm trên những
vùng cao nguyên rộng lớn của miền Tây Bắc là nơi được hình thành trên
4
cấu trúc của hệ thống đá vôi. Bởi vậy, ở nhiều vùng trên mặt đất khô cằn
háo nước nhưng bên dưới lòng đất lại có thể có hệ thông suối, sông chảy
ngầm.
Sông suối ở Tây Bắc phân bố không đồng đều nên sự phân bố về cư
dân cũng không đều. Vùng lòng chảo rộng lớn như Mường Tấc mật độ cư
dân có thể đạt 40 người/km2 và ngược lại vùng cao nguyên Sơn La thì chỉ
khoảng 20 người/km2 (năm 1971).
Vùng cư trú của người Thái còn là những nơi tiếp cận với rừng rậm
nhiệt đới, á nhiệt đới. Sự giàu có về tài nguyên của rừng đã cung cấp cho
cuộc sống của cư dân ở Tây Bắc nguồn động thực vật phong phú, đây là
vùng rừng có quan hệ gần gũi với hệ thực vật lớn trên thế giới. Về chủng
loại có đến 100 họ, 500 loại gỗ lớn, 30 loai tre nứa…Cây rừng có đủ loại ở
vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới. Có thể nói rừng là đối tượng của săn,
hái luợm và nương rẫy.
Từ những đặc điểm của địa hình như thế nên đồng bào phải cư
trú trên các vùng tiểu khí hậu rất phức tạp. Nơi mưa ít, nơi mưa nhiều, có
vùng thường bị úng nước vào mùa mưa gọi là “lốm” “bôm” hay “phok”.
Có vùng khô han hiêm nước gọi là “phiêng”.
Về đại thể, nhiệt độ giữa các vùng người Thái ở chênh lệch nhau từ
3 đến 4 độ. Mùa nóng mùa mưa bắt đầu từ tháng 5-6 đến tháng 10 dương
lịch. Mùa rét hanh khô bắt đầu từ tháng 10-11 đến tháng 4-5 lịch Thái.
Nhìn chung, vùng cư trú của người Thái có một thiên nhiên rất
phong phú. Sông, suối, rừng cây đã nuôi sống họ hàng thế kỷ nay. Đó
chính là điều kiện rất thuận lợi cho môi trường sống của họ. Tuy nhiên, khí
hậu ở đây khá phức tạp, thời tiết mỗi vùng mỗi khác, lại hay thay đổi đột
ngột nhưng nhờ hàng chục thế kỷ chung sống với nó nên cư dân Tây Bắc
5
vẫn sống và phát triển được. Thiên nhiên của vùng Tây Bắc là đối tượng
tác động của người Thái. Sự tác đông đó được biểu hiện trên các loại hình
kinh tế. đạc biệt là ngành trồng trọt trong kinh tế của người Thái.
II. Trồng trọt
Trên cơ sở những đặc điểm về tự nhiên, về địa vực cư trú, về tập
quán và kỹ thuật sản xuất… rõ ràng kinh tế trồng trọt là yếu tố quyết định
sự tồn tại xã hội của người Thái. Họ trồng nhiều loại cây nhưng chủ yếu là
lúa. Nền nông nghiệp mang tính độc canh rõ rệt.
Đối tượng trồng trọt chủ yếu của đồng bào là ruộng và nương,
người Thái gọi lớp nông dân mình là ông nương bà ruộng (po hay, mẹ na).
1. Ruộng
Ruộng nước được người Thái gọi là “na” . “Na” của họ là khoảng
đất có mặt bằng, xung quanh có bờ ngăn giữ nước, để trồng lúa. Khâu trồng
lúa được nhấn mạnh để phân biệt giữa ruộng với ao, hồ. Như trên đã nói, từ
lâu, ruộng nước đã trở thành đối tượng lao động chủ yếu của cư dân Thái.
Theo số liệu thống kê năm 1967, số người Thái sống chủ yếu bằng ruộng
chiếm 39,4%. Số người sống ½ ruộng ½ nương chiếm 31,7% và số người
sống chủ yếu bằng nương chiếm 28.9%. Người Thái có 2 cách phân loại
ruộng nước: Cách phân loại theo tác động của con người với tự nhiên và
cách phân loại theochế độ xã hội.
1.1. Riêng cách phân loại theo tác động của con người với tự nhiên có thể
thấy biểu hiện trên 3 mặt dưới đây
a. Phân loại ruộng nước theo địa hình
Do địa hình xen kẽ núi đồi, cao nguyên,lòng chảo với điều kiện có
nguồn nước nông dân Thái đã có 2 loại ruộng nước. Lọai ruộng ở 1 nơi
bằng phẳng gọi là “na tông”. Địa hình Tây Bắc núi non chắp nối nhau một
cách liên tục nên sự bằng phẳng của “na tông” chỉ mang ý nghĩa tương đối.
6