Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.91 KB, 3 trang )
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và tầm quan trọng của ngữ âm học
(tóm tắt)
1. Đối tượng của ngữ âm học
- Ngay từ khi từ khi mới xuất hiện, ngôn ngữ đã tồn tại dưới hình thức âm
thanh. Con người giao tiếp được với nhau chính là nhờ hình thức vật chất
này. Mặt âm thanh đã làm nên tính chất hiện thực của ngôn ngữ. Nói đến
ngôn ngữ là nói đến ngôn ngữ bằng âm thanh. Và hình thức âm thanh của
ngôn ngữ được gọi là ngữ âm, ngữ âm là cái vỏ vật chất của ngôn ngữ, là
hình thức tồn tại của ngôn ngữ.
- Ngữ âm học (phonetics) là khoa học nghiên cứu mặt ngữ âm của
ngôn ngữ. Tuy nhiên, nó không chỉ nghiên cứu những dòng âm thanh cụ
thể của tiếng nói mà còn cả những đơn vị ngữ âm, những quy luật tổ chức,
kết hợp các âm. Ngoài ra, ngữ âm học còn nghiên cứu cả chữ viết – một
phương tiện ghi lại ngôn ngữ bằng văn tự.
- Ngữ âm học được phân thành ngữ âm học đại cương và ngữ âm học cục
bộ.
+ Ngữ âm học đại cương nghiên cứu những quy luật ngữ âm chung cho
tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, những nguyên lí cấu tạo chung của các âm,
những phương pháp nghiên cứu ngữ âm, lí luận chung về cách viết và chính
tả
+ Ngữ âm học cục bộ nghiên cứu ngữ âm của một ngôn ngữ cụ thể. Nó
bao gồm hai bộ phận:
^ Ngữ âm học miêu tả: nghiên cứu ngữ âm ở trạng thái hiện tại (đương
đại) của nó.
^ Ngữ âm học lịch sử: nghiên cứu quá trình phát triển lịch sử của hệ
thống ngữ âm.
- Mặt âm thanh của ngôn ngữ được xem xét ở 3 góc độ:
+ sinh vật học (cấu âm)
+ vật lí học (âm học): độ cao, độ mạnh, độ dài, âm sắc, tiếng động và
tiếng thanh
+ chức năng xã hội