Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những điều không nên “buôn” với đồng nghiệp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.99 KB, 3 trang )

Những điều không nên “buôn” với đồng
nghiệp
Không phải chuyện gì bạn cũng có thể đem ra “tâm sự” với các đồng nghiệp đâu
nhé, bởi chính bạn còn không thể kín miệng thì làm sao bạn có thể “bắt” họ giữ bí
mật điều bạn nói.
Đa số chị em công sở đều không trách khỏi việc “tám” chuyện với đồng nghiệp,
bởi phần lớn thời gian của họ là ở văn phòng và làm việc cùng nhau, vì thế một số
người đã nhầm lẫn giữa công việc và tình bạn. Susan Solovic, người đồng sáng lập
và là CEO của SBTV.com đã nói điều này trong cuốn sách do cô viết “Reinvent
Your Career: Attain the Success You Desire and Deserve”.
“Công sở là môi trường xã hội và cũng là môi trường làm việc. Tuy nhiên, bạn
phải luôn nhớ rằng bạn có thể thân thiện và phát triển một mối quan hệ tốt, nhưng
công việc là công việc và tình bạn là tình bạn”.
Đa số dân công sở không nhận ra rằng những gì họ nói có thể ảnh hưởng rất nhiều
vào hình ảnh chuyên nghiệp của họ như việc họ mặc trang phục, Linda Lopeke –
người sáng lập chương trình SmartStart Virtual Mentoring khẳng định. Những
người nói quá nhiều về bản thân hoặc người khác có thể bị xem là không đủ năng
lực, không hữu ích và không phù hợp với phong cách chuyên nghiệp.
Để tránh trường hợp đó xảy đến với bạn, bạn có thể nghiên cứu 13 điều không
bao giờ “buôn” với đồng nghiệp:
1. Thông tin về mức lương
Thu nhập của bạn chỉ có bạn và giám đốc nhân sự biết, Solovic nói. Việc bạn tiết
lộ điều này chỉ cho thấy bạn không chỉ là người không có khả năng giữ bí mật mà
bạn còn là người không đáng tin.
2. Tiểu sử sức khỏe

“Không một ai thực sự quan tâm đến việc đau nhức, ca phẫu thuật mới nhất, lo
lắng sợ vô sinh hay “nội dung” trong tủ thuốc của bạn”, Lopeke nói. Để những
điều này lọt đến tai ông chủ, bạn sẽ trở thành một người làm thuê đắt mà lại có sự
rủi ro cao.
3. “Ngồi lê đôi mách”


Bất cứ người nào mà bạn định “buôn dưa lê, bán dưa bở” đều có thể là người bán
đứng bạn, đặc biệt là đồng nghiệp đó làm việc nhóm với người - là chủ đề mà bạn
đang bàn tán, Solovic nói.
4. Than phiền, khiếu nại về công việc
Than phiền triền miên về khối lượng công việc, mức độ căng thẳng… Đừng bao
giờ hành động như vậy. Nếu bạn không đồng ý với chính sách và thủ tục của công
ty, hãy gửi những khiếu nại này lên người quản lý bạn hoặc thậm chí là sếp.
5. Chi phí mua sắm
Nếu bạn không muốn người khác suy đoán về lối sống, sinh hoạt … hoặc đặt
những dấu hỏi to đùng về cách sống lãng phí vượt quá mức lương của bạn thì nhớ
đừng tiết lộ.
6. Tiết lộ những điều riêng tư
Không bao giờ tiết lộ những điều riêng tư trong cuộc sống cá nhân của bạn (như
quan hệ giữa vợ chồng). Đồng nghiệp có thể và sẽ sử dụng những thông tin đó để
chống lại bạn, Solovic nói.
7. Tranh luận về chính trị hoặc tôn giáo
“Con người đều hăng hái và đam mê khi nói về hai chủ đề này” Solovic nói. Bạn
có thể xa lánh một đồng nghiệp hoặc bị đồng nghiệp khác xem là người tiêu cực vì
đối lập với ý kiến của họ. Vì vậy tốt nhất không nên bình luận.
8. Thay đổi cuộc sống
Chia tay, ly dị và con cái - hãy chia sẻ những điều này chỉ khi nó bạn cần phải nói
cho họ biết, Lopeke nói. Nếu không câu chuyện của bạn sẽ trở thành chủ đề bàn
tán của chọ cho dù đó là sự thật.
9. Blog hoặc những trang mạng xã hội
Những gì bạn nói trên mạng xã hội hoặc trong blog cá nhân của bạn đều có thể
phá hủy sự nghiệp của bạn. Nó nguy hiểm hơn nhiều so với những gì bạn “buôn”
với đồng nghiệp, Solovic cảnh báo. “Bình luận trực tuyến có thể được nhìn thấy
bằng mắt. Sự bột phát khi gặp phải một ngày làm việc tồi tệ, một ông sếp tồi… sẽ
“giết chết” sự nghiệp của bạn khi bạn viết hết ra chỉ để giải tỏa cơn giận”.
10. Có cái nhìn tiêu cực về đồng nghiệp

Nếu bạn không đồng ý với lối sống của đồng nghiệp như phong cách ăn mặc hay
khả năng chuyên môn, hãy trực tiếp phản ảnh với người đó hoặc không hãy giữ
kín điều này cho riêng mình, Lopeke nói. Nơi làm việc không phải chỗ để tranh
luận.

×