Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận: Công cụ chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế Việt Nam docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.28 KB, 7 trang )

Đặng Kim Ngọc Anh lớp T07
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CƠ BẢN
BỘ MÔN KINH TẾ

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN
KINH TẾ VIỆT NAM
Giảng viên : Ths. Trần Mạnh Kiên
Họ và tên : Đặng Kim Ngọc Anh
MSSV : 040123090007
TP.HCM 11/2012
1
Đặng Kim Ngọc Anh lớp T07
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ luôn là nhu cầu để ổn định kinh tế vi mô với hạt nhân là ổn định
tiền tệ, tạo lập nền tảng cho sự phát triển chung. Mặt khác, nền kinh tế thị trường bản
chất là một nền kinh tế tiền tệ. Do đó việc ổn định đồng tiền nền Tài Chính Quốc Gia
mạnh là cơ sở đầu tiền cho việc kiềm chế lạm phát, và ổn định nền kinh tế.
1. Khái niệm và các công công cụ của chính sách tiền tệ.
1.1. Khái niệm
Chính sách tiền tệ (CSTT) là một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, do Ngân hàng
Trung ương soạn thảo và thực thi, nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ, đưa sản lượng và việc
làm của quốc gia đến mức mong muốn
CSTT có thể được hoạch định theo hai hướng:
+ CSTT mở rộng
+ CSTT thắt chặt
1.2. Mục tiêu
- Kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị động nội tệ : Đây là mục tiêu hàng đầu của
CSTT. Thông qua các CSTT thắt chặt hay mở rộng thì Ngân hàng trung ương có thể tác
động đến lượng cung tiền tệ. Sức mua của đồng nội tệ với hàng hóa dịch vụ trong


nước.Tỷ giá hối đoái thả nổi ổn định.
-Tạo công ăn việc làm : Chính sách tiền tệ mở rộng: đầu tư sản xuất tăng, nền kinh
tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỉ lệ thất nghiệp giảm. Chính sách tiền tệ
thắt chặt: thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh, tỉ lệ thất nghiệp tăng.
-Tăng trưởng kinh tế : Chính sách tiền tệ mở rộng: cung tiền tệ tăng, lãi suất tín
dụng giảm, khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, làm tăng sản lượng và tăng trưởng
kinh tế. Chính sách tiền tệ thắt chặt: hạn chế đầu tư, thu hẹp sản xuất, sản lượng giảm,
tăng trưởng chậm lại.
- Mối quan hệ giữa các mục tiêu :
+ Trong ngắn hạn, mục tiêu kiềm chế lạm phát xung đột với mục tiêu Tăng
trưởng kinh tế và tạo việc làm.
+ Trong dài hạn, các mục tiêu này là thống nhất, giúp ổn định và phát triển
kinh tế xã hội.
2. Công cụ của chính sách tiền tệ.
2.1 Nghiệp vụ thị trường mở (Open market operations – OMO)
2
Đặng Kim Ngọc Anh lớp T07
Khái niệm: Nghiệp vụ thị trường mở là việc NHTW mua bán các giấy tờ có giá
ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, chủ yếu là tín phiếu kho bạc, nhằm làm tăng hoặc giảm
lượng tiền cung ứng.
Đây là công cụ quan trọng nhất của NHTW trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng.
Cơ chế tác động:
-Bán các giấy tờ có giá: thu hẹp tín dụng.
-Mua các giấy tờ có giá: mở rộng tín dụng.
Ưu điểm:
-NHTW có thể kiểm soát hoàn toàn lượng nghiệp vụ thị trường mở.
-Linh hoạt và chính xác cao.
-NHTW có thể dễ dàng đảo ngược tình thế của mình.
-Nhanh chóng, ít tốn kém chi phí và thời gian.
Nhược điểm: là công cụ được thực hiện thông qua quan hệ trao đổi nên nó còn

phụ thuộc vào chủ thể khác trên thị trường.
Ở Việt Nam do thị trường chứng khoán chính phủ chưa phát triển nên NHNN phát
hành tín phiếu NHNN để điều tiết việc cung ứng tiền tệ. Tuy nhiên do thị trường loại tín
phiếu này chỉ diễn ra giữa một bên là NHNN và một bên là các NHTM nên hiệu quả điều
tiết không cao, chỉ chủ yếu tác động vào dự trữ của các NHTM. Hiện nay trên thị trường
mở chủ yếu là kỳ hạn 7 ngày, các kỳ hạn dài hơn hầu như chưa có.
2.2 Chính sách chiết khấu (Discount Policy)
Khái niệm: Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTW trong việc thực thi chính
sách tiền tệ, bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các ngân hàng kinh doanh.
Cơ chế tác động: NHTW tăng hoặc giảm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu
phụ thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ là nới lỏng hay thắt chặt.
Ưu điểm: NHTW là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của
các NHTM, bơm tiền vào nền kinh tế, NHTM sẽ có chỗ dựa là NHTW.
Nhược điểm: NHTW thường bị động trong việc điều tiết lượng tiền cung ứng.
NHTW chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt các NHTM đến vay
chiết khấu ở NHTW.
2.3 Dự trữ bắt buộc (Reserve Requirements)
Khái niệm: Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng phải giữ lại mà
không được dùng để cho vay hoặc đầu tư. Mức dự trữ cho NHTW quy đinh và bằng một
tỉ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi của khách hàng tại các tỏ chức tín dụng.
Cơ chế tác động
-Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến cơ chế tạo bội số tiền gửi của các NHTM.
NHTW tăng hoặc giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc sẽ làm hệ số tạo tiền thu hẹp hoặc tăng lên.
3
Đặng Kim Ngọc Anh lớp T07
-Tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động đến lãi suất cho vay của NHTM. Khi tỉ lệ này tăng,
đòi hỏi NHTM tăng lãi suất cho vay, khả năng cho vay của NHTM giảm, lượng tiền cung
ứng giảm. (và ngược lại)
Ưu điểm:
-Ảnh hưởng một cách bình đẳng đến tất cả các ngân hàng.

-Là công cụ có ảnh hưởng rất mạnh đến lượng tiền cung ứng.
Nhược điểm:
Phức tạp, kém linh hoạt, không thể thực hiện những thay đổi nhỏ trong lượng tiền cung
ứng bằng công cụ dự trữ bắt buộc.
Ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM.
Do những nhược điểm trên, công cụ Dự trữ bắt buộc đóng vai trò kém quan trọng.
3.Thực trạng điều hành các công cụ của chính sách tiền tại Việt Nam trong
thời gian từ 2010-2012
4
Đặng Kim Ngọc Anh lớp T07
5
Đặng Kim Ngọc Anh lớp T07
6
Đặng Kim Ngọc Anh lớp T07
7

×