Bộ quy tắc thành công
Hàng ngày, những tin tức về các công ty nhỏ đóng cửa, bị mua lại hay vất vả
chống chọi khủng hoảng khiến chúng ta có cái nhìn thiên lệch về các doanh
nghiệp quy mô nhỏ. Hàng ngàn công ty được thành lập mỗi năm và rất nhiều
trong số đó đã học được cách tồn tại bất chấp những khó khăn ban đầu, và
tiếp tục kinh doanh thành công.
Bộ quy tắc thành công
Sau nhiều năm nghiên cứu, phỏng vấn các nhà lãnh đạo của nhiều doanh
nghiệp ở những ngành nghề kinh doanh khác nhau, tác giả Ron Finklestein đã
đúc kết được 14 điểm tương đồng của những tập thể này, những nhân tố giúp
họ vượt qua những sóng gió của nền kinh tế để vươn tới đỉnh cao của sự phát
triển.
1. Văn hóa công ty
Văn hóa ở đây có thể hiểu là những nhân tố gắn kết tri thức củ acon ngườ ivớ
ilò ng tin va cá ch hành xử phụ thuộc vào khả năng họ chỏ iva truyề nba tri
thứ cđế nnhững thế hệ sau trong công ty. Với những đơn vị đã có được chỗ
đứng nhất định trên thị trường, nói đến văn hóa là nói đến thu hút và tuyể ndụ
ng ngườ ità i. Bê ncạ nh đó, văn hóa cũng là sự điều khiển hành vi của từng cá
nhân để đem lại thành công cho tập thể.
2. Dịch vụ khách hàng
Một cách đơn giản, dịch vụ khách hàng có nghĩa là việc quan tâm chăm sóc
các khách hàng của bạn. Nhiều doanh nghiệp gắn dịch vụ khách hàng với văn
hóa đặc trưng của công ty. Trong nhiều trường hợp, bản kế hoạch kinh doanh
phản ánh cách họ chăm sóc khách hàng như thế nào.
3. Thái độ lãnh đạo
Người lãnh đạo phải duy trì mộ tthá iđo tích cự cva hoà ntoà nchịu trách
nhiệm 100% cho kết quả kinh doanh của công ty mình. Lãnh đạo phải là
người có khả nă ng đưa ra nhữ ng thay đổ icầ nthiết để đạt được những mục
tiêu đã đề ra. Sau đó, khi đã đạt được nhữ ng thà nh qua nhấ tđịnh, cầ nphả
ighi nhậ nnhữ ng đó ng gó pcủ acá nhân khác trong công ty.
4. Chiến lược kinh doanh
Để thành công, nhiều doanh nghiệp không cần một bản kế hoạch kinh doanh
quá phức tạp. Vấn đề là các chiến lược phải được đầu tư và chuẩn bị kỹ
lưỡng, dựa trên tình hình thực tế của công ty để thực hiện. Một bản chiến lược
tồi nhưng lại được triển khai tốt còn có ý nghĩa gấp trăm lần hơn một kế
hoạch hoàn hảo chỉ tồn tại trên giấy.
5. Kỷ luật
Nói đến kỷ luật là nói đến việc đưa những chiến lược trên giấy trở thành hiện
thực và giữ cho mọi thứ nằm trong guồng vận động của chúng. Nó còn là sự
tập trung vào các thị trường chủ chốt của công ty và đánh giá thành công của
các chiến lược kinh doanh. Kỷ luật cũng không phải là việc phản ứng thái quá
với những thay đổi của thị trường, hay đưa ra những quyết định vội vàng thay
đổi các chiến lược cốt lõi để mong duy trì sự tăng trưởng.
6. Rủi ro
Hầu hết những doanh nhân hàng đầu không hề e ngại phải đương đầu với
những khó khăn được tính toán từ trước. Họ chấp nhận thử thách bởi họ nhận
ra sự cần thiết phải thay đổi khi môi trường kinh doanh biến động, nếu không,
cả tập thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ.
7. Kế hoạch tài chính
Một nhân tố không kém phần quan trọng là việc dự trù kinh phí và thiết lập
một bản kế hoạch tài chính, đồng thời tuân thủ chặt chẽ những dự toán đó.
Đây vừa là thứ nhắc nhở những người chủ doanh nghiệp về cách họ sẽ sử
dụng ngân sách của công ty như thế nào, vừa là công cụ tính toán mức độ
tăng trưởng hay thua lỗ của mỗi doanh nghiệp.
8. Các quy trình kinh doanh
Việc hợp lý các quy trình kinh doanh cũng là nhân tố góp phần đem đến thành
công lâu dài, khi chúng tạo ra khả năng dự báo về kết quả kinh doanh. Không
may là nhiều chủ doanh nghiệp lại không để ý tới yếu tố này. Những doanh
nghiệp thành công hiểu rõ sự cần thiết phải liên tục đổi mới và cải thiện
những quy trình kinh doanh của mình, làm cho chúng hiệu quả hơn, phản ứng
với thị trường nhanh hơn trong khi vẫn chăm sóc tốt khách hàng của mình.
9. Công nghệ thông tin
Tuy công nghệ là thành tố không thể thiếu cho sự vận hành của mỗi doanh
nghiệp, chúng không nhất thiết phải là những cỗ máy đắt tiền hay phức tạp.
Công nghệ hữu ích có thể là động lực quan trọng thúc đẩy thay đổi trong mỗi
công ty.
10. Chiến lược tiếp thị
Những chiêu thức tiếp thị hiệu quả sẽ mang lại nhiều tác dụng khác nhau
ngay cả trong một môi trường bán hàng đơn nhất. Tùy thuộc vào đối tượng
khách hàng mà mỗi công ty xây dựng được những chiến lược khác nhau, tập
trung quảng bá những sản phẩm và dịch vụ khiến khách hàng hài lòng. Tìm
hiểu khách hàng chính là yếu tố cốt lõi để xây dựng kế hoạch tiếp thị hiệu
quả.
11. Bán hàng
Cũng giống như cách tiếp cận khách hàng, cách bán hàng của từng doanh
nghiệp cũng khác nhau. Một số phụ thuộc vào việc xây dựng các mối quan hệ
đối tác giới thiệu và các liên minh chiến lược, đây là sự mở rộng của quy trình
bán hàng trong công ty. Nhiều doanh nhân thành công coi tính nhất quán, có
thể đánh giá và lặp đi lặp lại của hoạt động bán hàng là điều quan trọng nhất
và họ tìm kiếm những nhà đào tạo bán hàng chuyên nghiệp với sự linh hoạt
để linh hoạt đào tạo các nhân viên bán hàng trong công ty.
12. Đào tạo
Bởi vì chúng ta sống trong một thế giới thay đổi không ngừng, việc xây dựng
một nền văn hoá học hỏi liên tục trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đối với
nhiều chủ doanh nghiệp, những đầu tư không ngừng vào việc đào tạo luôn là
yếu tố quyết định thành công.
13. Tập thể các nhà tư vấn
Bất cứ chủ doanh nghiệp thành công nào đều quan tâm tới việc tìm kiếm các
nhà tư vấn đáng tin cậy, có năng lực. Nhiều công ty không ngần ngại trả tiền
hậu hĩnh cho các lời khuyên của các nhà tư vấn có khả năng giúp họ trở nên
đáng tin cậy hơn, đưa ra những câu hỏi quan trọng và giới thiệu những người
khác có thể giúp đỡ khi cần thiết.
14. Sự cân bằng
Các chủ doanh nghiệp thành công luôn biết cách kết hợp hài hoà cuộc sống cá
nhân vào cuộc sống kinh doanh. Họ xây dựng cuộc sống của họ, của nhân
viên xung quanh hoạt động kinh doanh, và mọi thứ dường như không thể
phân biệt giữa cuộc sống xã hội và cuộc sống kinh doanh.