Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

So sánh thi pháp văn học trung đại và Thơ Mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.95 KB, 3 trang )

Đề bài: So sánh thi pháp văn học trung đại và Thơ Mới
Mọi vật chất trên thế gian này đều có sự vận động và phát triển
khơng ngừng, từ những sự vật hữu hình đến những quan niệm trừu
tượng. Văn học trải qua hàng nghìn năm tồn tại đã chứng kiến và lưu trữ
sự phát triển, thay thế của bao vật chất trên thế gian này. Và chính bản
thân văn học cũng phải trải qua sự chuyển giao đó. Là khi nền văn học
trung đại thống trị văn đàn Việt Nam mấy thế kỷ bị thay thế bằng Thơ
Mới. Thơ Mới đã thổi vào nền văn học nước nhà một làn gió mới trên
nhiều phương diện, tiêu biểu là hệ thống thi pháp đặc sắc gần như là đối
lập với thi pháp văn học trung đại.
Trước hết là về văn học trung đại, văn học trung đại đã đi cùng lịch
sử phát triển qua hàng nghìn năm. Có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần
làm nên diện mạo văn chương, tư tưởng mỹ học của dân tộc. Ngoài
những quy phạm khắt khe như ngơn ngữ địi hỏi phải thanh cao, trang
trọng, câu chữ phải trau chuốt, chuẩn mực hay những luật phối bằng trắc
của thơ phú, văn học trung đại còn nổi bật với hệ thống ước lệ cổ điển
đặc sắc. Trong văn học, bất kể có phải văn học trung đại hay khơng đều
mang tính ước lệ. Bởi lẽ, văn học vốn là phương diện phản ánh, ghi lại
đời sống thực tại chứ không phải thực tại. Văn học là ước lệ của đời
sống. Đối với văn học trung đại nói riêng, ước lệ là một đặc trưng của thi
pháp. Các nhà văn trung đại luôn gắn chặt tác phẩm của mình với ước lệ,
ước lệ được sử dụng triệt để và nghiêm túc. Ở thời kỳ này, văn chương
được đánh giá, phân cấp qua những ước lệ đậm nét được đặt vào tác
phẩm. Ước lệ nhìn chung bao gồm ba tính chất: tính un bác và cách
điệu hóa cao độ, tính sùng cổ, tính phi ngã. Văn học trung đại phát triển
trong thời kỳ nền phong kiến đang bao trùm, thống trị thế nên văn
chương nhìn chung chỉ thuộc về những tầng lớp cao trong xã hội, những
trí thức tài hoa hay những bậc tao nhân mặc khách vì thế mà mang tính
un bác và cách điệu hóa cao độ. Văn chương được xem là uyên bác



khi có chứa những điển tích, điển cố, những thi liệu cổ. Để văn chương
được coi trọng, đề cao không thể thiếu yếu tố này. Điển tích, điển cố
khơng chỉ biểu hiện cho tính un bác mà cịn thể hiện sâu sắc tính sùng
cổ trong văn học trung đại. Những văn sĩ có xu hướng tìm về q khứ,
coi q khứ là chuẩn mực. Văn chương thường lấy tiền đề là những góc
nhìn, quan điểm và kinh nghiệm của người xưa.
Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê
(Nguyễn Du)
Câu thơ trên được lấy từ Kinh Thi (Trung Quốc): “Nhất nhật bất kiến
như tam thu hề” có nghĩa là một ngày khơng thấy nhau như ba năm xa
cách. Trong thời đại phong kiến, cuộc sống con người bị đặt lên nhiều
phép tắc, quy củ. Đặc biệt là văn chương, bởi lẽ tiếng nói cá nhân, ý thức
về bản ngã chưa có điều kiện để phát triển, hầu hết bị gị bó vào những
quan niệm xưa cũ, những hình ảnh, ngơn từ khơng phải được sáng tạo từ
quan sát, cảm nhận của người nghệ sĩ mà được quy định bằng những
ước lệ của cộng đồng, đó là tính phi ngã. Khơng chỉ giới hạn trong ngơn
từ, tính phi ngã còn được biểu hiện sâu sắc qua bố cục định sẵn, bất di
bất dịch của thơ, hay những motip truyện điển hình trong văn học trung
đại. Kho tàng điển tích, điển cố đồ sộ cũng là nguồn thi liệu giúp cho
tính phi ngã có khả năng phát huy cao độ. Tuy văn học trung đại có
mang tính phi ngã nhưng những người nghệ sĩ vẫn có sáng tạo riêng, ý
thức để lại dấu ấn bản ngã của mình trong từng tác phẩm.
Trái với tính quy phạm chặt chẽ và hệ thống ước lệ của văn học
trung đại, Thơ Mới xuất hiện là kết quả của sự giao lưu văn học Đông
Tây và nhu cầu thể hiện cái tôi cá nhân của tầng lớp tiểu tư sản đầu thế
kỷ 20. Phong trào Thơ Mới đã mở ra “một thời đại trong thi ca” nổi bật
là sự khẳng định cái tơi đầy mạnh mẽ, đánh bật tính phi ngã kìm kẹp con
người của văn học trung đại. Thơ Mới cũng như cái tên của nó, Thơ Mới
đã sáng tạo ra một quan niệm thơ mới, thể loại thơ mới, phong cách

mới… Thơ Mới được coi là một cuộc cách mạng trong thơ ca, bởi lẽ


Thơ Mới đã mang đến một phong vị mới lạ, coi cái tơi cá nhân là cao cả,
sẵn sàng thốt li khỏi luân lí lễ giáo phong kiến. Ở thời kỳ đầu, Thơ Mới
phóng túng với những cách tân độc đáo về thể loại thơ đã gây nên sự đấu
tranh gay gắt giữa Thơ Mới và “thơ cũ”. Nhưng sau đó đã quay về thể
loại truyền thống vốn có. Đặc biệt là sự cải tiến của ngơn ngữ, khơng
cịn tính quy phạm chặt chẽ hay hệ thống ước lệ dày đặc, ngôn ngữ của
Thơ Mới mang đậm dấu ấn của chủ thể trữ tình, tràn đầy cảm xúc và coi
trọng nhạc tính. Nếu ngơn ngữ thơ trung đại đạt đến độ tinh tế, vi diệu
trong cảm nhận thị giác và thính giác của chủ thể trữ tình thì ngơn ngữ
Thơ Mới đã làm giàu có hơn nguồn cảm xúc đó. Sự khác biệt lớn nhất
về mặt thi pháp của văn học trung đại và Thơ Mới là vật liệu được sử
dụng trong thi phẩm. Thơ Mới lấy tiếng nói, giọng lời, hơi thở sống
động của con người làm vật liệu cho thơ, khác với những ước lệ được
lấy làm chuẩn mực trong thơ cũ. Thi pháp trong Thơ Mới là một hệ
thống mở, nó chống lại mọi ràng buộc, thốt li khỏi mọi quy tắc, không
đặt ra một giới hạn nào cả. Thơ Mới được thể hiện bằng chữ quốc ngữ,
là thơ của tiếng Việt hiện đại, là dấu mốc cho việc thơ ta đã thoát khỏi sự
ảnh hưởng của thơ Đường luật đã chi phối quan niệm, tư tưởng thẩm mỹ
của dân tộc suốt mấy nghìn năm. Thơ Mới đã thể hiện khát vọng tự do
cá nhân, cái tôi đầy bản lĩnh trước thời đại mà thơ cũ không bao giờ có
được.
Tuy có nhiều khác biệt, đối lập nhau nhưng nhìn chung Thơ Mới và
thơ cũ là sự phát triển nối tiếp nhau, thơ cũ bổ sung, tạo tiền đề cho Thơ
Mới, Thơ Mới khắc phục, xóa bỏ những hạn chế của thơ cũ. Sở dĩ có sự
khác biệt là vì mục đích khác nhau đại diện cho hai thời kì. Cả hai đều
mang trong mình những ý nghĩa riêng về thi pháp, nội dung thể hiện tâm
tư, tình cảm của con người ở hai thời đại.




×