Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Sưu tầm các bài thơ của những nhà thơ mới nổi tiếng (thơ tự do)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.43 KB, 11 trang )

PHAN KHÔI
HỚT TÓC
Tuổi già thêm bệnh hoạn
Kháng chiến thấy thừa ra
Mối sầu như tóc bạc
Cứ cắt lại dài ra
NẮNG CHIỀU (1956)
Nắng chiều đẹp có đẹp
Tiếc tài gần chạng vạng
Mặc dù gần chạng vạng
Nắng được nắng cứ nắng.
MỘT MÌNH ĐÊM GIAO THỪA
Ðến ngọn đèn làm bầu bạn cũng không có
Ðắp lên thân suy tàn một tấm chăn kép
Chợp mắt mơ là nhằm miếng chua cay
Có vợ con mà sống chia cách
Không sinh kế đành phải ăn nhờ
Nghe tiếng gà mừng vùng dậy
Kháng chiến bốn lần gặp xuân rồi!
TÌNH GIÀ (1932)
Hai mươi bốn năm xưa,
một đêm vừa gió lại vừa mưa,
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở;
- "Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
mà lấy nhau hẳn đà không đặng:
Để đến nỗi tình trước phụ sau,
chi bằng sớm liệu mà buông nhau!"
- "Hay nói mới bạc làm sao chớ!
Buông nhau làm sao cho nỡ ?
Thương được chừng nào hay chừng ấy,


chẳng qua ông Trời bắt đôi ta phải vậy!
Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng,
mà tính chuyên thủy chung!"
Hai mươi bốn năm sau,
tình cờ đất khách gặp nhau:
Đôi cái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung,
đố có nhìn ra được ?
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
con mắt còn có đuôi.
THẾ LỮ
BÂNG KHUÂNG
Trời xanh dịu, sợi mây hồng vơ vẩn,
Trên bờ sông cô em đang thơ thẩn,
Đứng lặng nhìn mặt nước chiếc thuyền trôi
Với ánh chiều thu bầm tím chân trời.
Cô buồn. Mà vì đâu, cô chẳng biết.
Có lẽ bao nỗi âm thầm, tha thiết
Bấy lâu nay vẫn ẩn kín một bên lòng,
Bỗng dưng nhân một phút hư không
Trước cảnh mộng mịt mùng nơi sông nước,
Đã khiến cho tâm hồn cô man mác.
Gió đưa cành lá, ghẹo áng tóc mai,
Cùng cô em chung một tiếng thở dài,
Mà giọt sương chiều điểm thưa trên má
Cùng long lanh với hạt châu trên lá.
Tuy nhiên, trong lúc bâng khuâng,
Cô thấy lòng cô phơi phới lâng lâng
Như bay cao, như tan theo mây gió,
Cô khoan khoái trong khi buồn thảm đó,
Chính vì hồn thu vi vút ban chiều

Đã nhắc cho cô thấy lòng cô yêu.
Lần đầu hết, lòng cô mang tình ái,
Ôi vết thương xâu dịu dàng tê tái!
Nhưng yêu ai ? mà đã có ai yêu ?
Cô chỉ biết trông sông nước đìu hiu.
Trông mây gió gửi nỗi buồn êm ái.
BÓNG MÂY CHIỀU
"Bấy lâu nay xuôi ngược trên đường đời.
Anh thấy chăng? Tôi chỉ hát, chỉ cười
Như vui sống mãi trong vòng sung sướng.
Vì tôi muốn để cho lòng tôi tưởng
Không bao giờ còn có vết thương đau,
Không bao giờ còn thấy bóng mây sầu
Vương vít nữa. -- Bạn ơi nào có được!
Trốn những cảnh dịu dàng tôi dấn bước
Đi tìm nơi náo động mà đua chen,
Mà tung hoành, lăn lóc -- để mà quên --
-- Nhưng có hay đâu lòng tôi vẫn nhớ!
Có hay đâu chỉ một hơi gió đưa cành lá,
Chỉ một phút đìu hiu lặng ngắm bóng chiều
qua
Cũng đủ khiến tôi buồn tưởng quãng đời xưa.
Tôi chẳng muốn ôm lòng đau khổ nữa.
-- Tôi không muốn nén mãi lời than thở.
Nén tới đây, trông hồ nước mênh mông
Với ánh tà dương đưa nhẹ ánh sương hồng
Tôi muốn đem nỗi u tình tôi vẫn giấu
Mà ngỏ ra cho bạn hiền tôi thấu.
Bao nhiêu niềm thương, nhớ bấy lâu nay
Tôi muốn thả lên cao cho giải mây bay

Mang đi, mang đi xa! đừng trở lại!" ..
NGƯỜI PHÓNG ĐÃNG
Hà Nội mưa phùn mù mịt.
Lá bàng rơi, rơi từng mầu đỏ chết:
Phố vắng hai bên lặng ngắt như tờ.
Tôi bước lên, chân đếm những vần thơ.
Mặc gió lạnh bên tai sùi sụt thổi
Và để mặc lòng không đang khóc đói.
Phấn mưa bay, đọng giọt bám quanh vành
-- Như điểm tràng ngọc chuốt sáng long lanh
--
Chiếc mũ triều thiên trên đầu thi sĩ.
Cảnh buồn rũ. Tâm hồn tôi vui trẻ,
Cùng Nàng Thơ lựa chọn các mầu thơ.
Để tả hơi lam ôm ấp vừng cây xa,
Với lớp nhà giốc ngược hình trên đường loáng.
Trời thấp. Mây âm thầm, và nặng.
Gội bâng khuâng lên thành phố với lòng tôi.
Tôi rảo bước đi trong nhịp reo cười,
Rũ bụi nước trên mình cùng nỗi buồn trong trí.
Gió thổi ấm dần đường vắng vẻ,
Thi hứng nồng nàn, tôi mải tiến lên,
Cho đến khi Hà Nội sáng trưng đèn,
Mới sực nhớ: đêm nay không chỗ nghỉ.
HOA THUỶ TIÊN
(...)Trong phòng sách, dưới ánh đèn rạng rỡ,
Cụm hoa đào say bừng mới nở.
Như tiên nga vừa thức giấc thần tiên,
Hoa thẹn thò dương mắt ngạc nhiên,
Vì đã thấy Văn Sinh ngồi lặng đó

Tay nâng má, đăm đăm nhìn cửa sổ.
Bên ngoài đen tối mịt mù.
Phảng phất qua hơi gió lạnh mơ hồ
Nhẹ đưa tới một làn khói pháo.
Cảnh sán lạn trong phòng thêm huyền ảo.
Sinh khoan thai đến bên chậu thuỷ tiên:
Mấy bông hoa trong lá lả lơi chen
Chưa muốn nở: chừng đợi chàng đến vuốt.
Chàng âu yếm ngắm mấy giò trắng muốt
Chính tay chàng đã gọt tỉa, chăm vun,
Đã nưng niu như mơn trớn cánh chim non,
Như nương đỡ một trái tim đa cảm.
LỜI MỈA MAI
(Tặng Lan Sơn)
(...)Rũ bụi mờ trắng áo,
Tôi ngoảnh trông lại quãng đường đời,
Sống với người ta chừng hăm sáu năm thôi,
Mà tôi thấy mình đã nhiều tuổi lắm.
Vì có lẽ bao nhiêu mùi cay đắng,
Bao nhiêu hồi gian truân
Tới bao nhiêu lớp chông gai trên bước phong
trần
Tôi đã nếm, đã quen, đã trải,
Nỗi đau khổ, hỡi lòng ơi! Có phải
Đã khiến cho thời xuân thắm của ta
Mau đi tới buổi thu già?
Có phải chăng nỗi ưu tư quá sớm
Đã sớm in bao nét răn lên trán,
Đã khiến cho cả đến miệng ta cười
Cũng ngậm đầy những vể mỉa mai?

Ngày xưa, lòng còn dễ tin, trí còn bỡ ngỡ,
Mắt còn thấy toàn mầu rực rỡ,
Tôi dấn bước đầu trong cảnh trần gian.
Mang tâm tình người niên thiếu nồng nàn,
Tôi yêu đời. Nhưng bị người ghen ghét.
Tôi muốn dâng tấm tình yêu tha thiết,
Yêu say mê, yêu đắm đuối cho giai nhân,
Nhưng lòng tôi chân thành, chỉ đằm thắm ái
ân,
Tôi chỉ giầu riêng tình cảm,
Thứ tiền tài mà giai nhân không hám!
Mang vết thương, tôi đi tìm kẻ tâm giao,
Nhưng thân thế tôi là thân thế ba đào,
Không được lúc bình yên vui có bạn.
Rồi tủi phận, trơ vơ, chán nản,
Chẳng tin yêu, mà cũng chẳng thương ai
(-- Vì tình duyên, ân nghĩa ở đời,
Cho cả nỗi sầu tư đau xót nữa,
Cho đến cả chân tình, than ôi! tôi cũng sợ
Là những trò giả dối của người ta --)
Tôi ngược suôi trên đường thế mịt mờ,
Giữa những đám chen chúc, dập dồn và náo
động
Vẫn như bước trên cánh đồng xa rộng,
Bấy nay thui thủi một mình.
Nhưng trong khi phấn đấu đua tranh,
Lòng nhân thế gian ngoan mà lòng tôi ngờ vực,
Trong những lúc giang hồ cay cực,
Vừng cây xanh bỗng réo rắt tiếng chim ca,
Khiến cho người non nước động hồn thơ...

Tôi đứng lại, đưa tay lau mắt lệ
Mà vui ngắm cảnh tươi cười mới mẻ;
Tôi thực lòng hưởng phút say sưa.
-- Vì cảnh thiên nhiên không lừa dối bao giờ.
TỰ HÀO
Thế Lữ là một chàng kỳ khôi:
Sống hôm nay không biết có ngày mai,
Cũng không thiết nhận cảnh đời trước mắt.
Tính giản dị, lại ưa điều bí mật,
Trưa mùa hè đi vẽ cảnh đêm trăng,
Ở Đồ Sơn thuật truyện trên rừng.
Đến khi lên thượng du, có lẽ
Anh lại nghĩ chuyện vẩn vơ dưới bể.
Người vụng về, yên lặng chẳng ai ưa,
Có bao nhiêu nết xấu chẳng thèm chừa,
Ăn mặc thì lôi thôi, lốc thốc:
Đến Hà nội với chiếc quần cộc lốc,
Với đôi giầy vải trắng mang từ hạ sang đông;
Chiếc mũ dạ vàng, dúm dó, bẩn vô song,
Đội mưa nắng suốt từ Nam ra Bắc.
Đời dị nghị đến thế nào cũng mặc
Đi giữa đường anh cứ ngước trông trời,
Và dươngđương vui vẻ như người
Không bao giờ, không đời nào biết khổ.
Các bạn hữu ái ngại dùm, thường dỗ:
-- "Anh dại chi mà lãng phí mất bao ngày?
"Nghe chúng tôi, cứ tới ở đây,
"Có tài trí thì cùng người thi thố,
"Chứ quạnh hiu đời còn đâu là thú?
"Đến ở đây mà vùng vẫy, đua ganh,

"Mua lấy cho mình đôi chút công danh".
Thế Lữ nghĩ ba hôm mới nói:
"Ồ phải đấy!" Rồi ở ngay Hà nội,
Anh ta vừa hoạt động, vừa mơ màng;
Lúng túng như anh mán học làm sang
Trong một bộ áo quần rất lịch sự.
Học đo đắn, học dè, học giữ,
Học chen vai thích cánh, -- học ra đời!
Nhưng chẳng bao giờ bỏ được tính dở hơi:
Là cứ tưởng trần gian, ai cũng tốt.
Ở đời này quá thực thà là dốt!
Anh ta nào có biết đâu rằng
Có bao nhiêu đức tính cũng không bằng
Chỉ khôn khéo, gian ngoan là đạt tất!
Bỗng hôm nay, rầu rầu nét mặt,
Vắt bên tay "bộ quần áo văn minh"
Anh đến bảo tôi rằng: "Cái bước công danh
"Thực chẳng có chút nào thi vị cả!
"Đừng đón hỏi, đừng dỗ dành tôi nữa,
"Để cho tôi yên sống đời riêng tôi.
"Cuộc đời lang thang giản dị, nhưng mà vui,
"Riêng cùng với Nàng Thơ làm bầu bạn.
"Cái sung sướng phồn hoa tôi đã chán!"
Rồi bỏ quên bao nỗi giận, buồn qua,
Anh ta buông bộ lốt chẳng nên thơ
Và giữ lại chiếc mũ tàng, đôi giày trắng,
Với chiếc áo đã lợt mầu vì sương nắng,
Anh ta đi, đi tìm chị Ly Tao
Mà ít lâu nay không biết trốn nơi nào!
MẤY VẦN NGÂY THƠ

TÔI
Suốt đêm thức để trông ai,
Ô kìa ánh lửa đỏ ngời phương đông.
Nhởn nhơ cây núi nhuộm hồng,
Đẹp như cô gái yêu chồng đêm nao ?
CÔ MÁN
Đêm qua trăng khóc trên trời,
Để cho nước mắt nó rơi trên cành,
Giọt châu trắng, lá cây xanh,
Anh kia có biết tâm tình tôi chăng ?
TÔI
Kìa cô con gái thẩn thơ,
Đứng trên đỉnh núi trông chờ ai đây?
Cỏ bay cái váy cũng bay...
Trên không con nhạn đón mây chập chờn.
CÔ MÁN
Chập chờn con nhạn đón mây,
Cỏ cao đơn gió, tôi đây trông chồng.
Lòng tôi anh biết cùng không ?
Ngày tưng bừng cũng lạnh lùng như đêm.
TÔI
Đêm ngày cô những lạnh lùng,
Bởi chưng cô chửa có chồng, như ai.
Hỡi cô con gái kia ơi!
Thôi đừng khóc nữa, kẻo tôi thêm buồn.
CÔ MÁN
Tôi buồn tôi lại buồn thêm,
Tôi trông mây nước tôi thèm duyên tơ.
Mắt tôi, nước mắt như mưa,
Tôi không muốn gạt, tôi chờ ai lau.

TÔI
Ai lau nước mắt cô mình ?
Dưới đây duy có một mình ta thôi.
Cầm khăn lòng những bồi hồi,
Lệ ta cũng chửa ai người lau cho.
Thân ta lưu lạc giang hồ,
Giận đời muốn khuất những trò đảo điên,
Để lòng theo đám mây huyền,
Mây đưa ta bước tới miền gió trăng.
Ở đây mây núi, cây rừng,
Nước non thanh sạch cách chừng phồn hoa.
Chim đèo nhắn gió đèo ca,
Du hồn như một giấc mơ không cùng.
Gi Giữa nơi bát ngát mịt mùng,
Tấm lòng thơ cũng nặng lòng ái ân.
Thân tuy muốn thoát duyên trần,
Nhưng còn vương mối nợ trần muôn năm.
Đờn lòng, ta sắt ta cầm
Lại đây hòa điệu, hòa âm, ta cùng.
Du dương chung khúc mơ mòng...
-- Mây cao với núi chập trùng kia ơi!
LƯU TRỌNG LƯ
ĐƯỜNG TA ĐI THẾ ĐẤY BẠN LÒNG ƠI!
(...)Quê hương ơi! Chiều nay
Ta trở lại với người
Soi mái tóc thời gian trên những vỏ hà, vỏ hến.
Như đứa trẻ muốn lăn mình trên cát cồn trắng
mịn
Ta, người đời vẫn phong cho
Mấy chữ : giang hồ thi sĩ

Ôi! Chiều nay ta muốn lăn nửa vòng thế kỉ
Trở về với tuổi lên mười.
Một đời ta, lăn đi, lăn lại biết bao ngoai
Hỏi những gì còn dính da, dính thịt
Những gì đang nảy sinh, những gì đã mòn chết
?
Trên mái xanh còn lơ thơ mấy sợi tóc này
Quả đất nặng đã quay những vòng quay
Những mặt trời đã lên, những mặt trời đã lặn
Những bão bùng và những hạn hán
Những trận mưa lay đất, những cơn khát bỏng
trời
Ôi! Bé bỏng một tấm thân người
Một chiếc thuyền nan bồng bềnh giữa hai bờ
sống chết
Có nỗi thương của Giêdu, có nước mắt của
Phật
Và trên tay áo này,
Trên tay áo này
Những giọt đau!
Những giọt đau!
Của mẹ, của em của những bọt bèo số phận
Nằm nghe những tiếng chao chân
Trên một bến bờ vực thẳm.
Đời sao có những say đắm
Trong cõi lạnh hư vô?
BỨC THƯ ĐÊM GIAO THỪA
Sương, giọt giọt lơi cành
Dặm nghìn, em săn đuổi bình minh
Có "trạm đường" nào, trăng anh không dõi tới

Thèm sao em: Một lời chưa nói
Khát sao em: Một dáng chưa qua
Xiết bao nhiệt cuồng cuống dạ
Đúng tên em: Ta gọi!
Không chết được đâu trong mòn xói
Dẫu tình ta có lúc im ắng đợi chờ
Từ trong cọ xát với hư vô
Đập vỏ, phá ngòi: Cho em mở to đôi mắt
Một trận mưa rào đất khát
"Nghiêng chén đời, rượu cạn một hơi"
Giữa một dòng trong chan chứa tình người
Da thịt vẫy vùng ngây ngất
Đông lạnh hãy tàn, xuân nồng bước tới
Ta vào cõi bất động không lời:
"Trước giờ đập cánh"
Trời của ta, đất của ta, thân của ta:
Một mảnh.
Ta bước lên từ một Giao thừa
Không đủng đỉnh, chẳng mơ hồ
Biết nắm chắc những gì tay mẹ trao đưa
Và cũng biết trọn xác hồn thay mầm rũ lá
Không phải một ông đồ gặm chữ
Biết nghe, biết thấy, biết soi
Môi ta còn ướt mật đời
Như xưa nút từng giọt sữa nồng tươi
Từ trên đôi vú đầy của mẹ
Chuyến đi còn nhiều đứt xé
Ta chẳng mơ chiếc mũ thiên thần
Hởi quyền uy rộng lớn!
Thái thượng nhân dân

Mẹ dạy con niềm hiếu thảo
Trọn một đời trung hậu
Con chỉ xin quỳ trước một chữ:
Nhân.

Từ trong ngục tối,
Chúng dẫn em ra
Và giắt một cành hoa
Lên đầu của bé,
"Ừ, con bé ngoan
Cho về với mẹ"
Em mừng, quýnh cả đôi chân.
Nho nhỏ đôi gót son
Em băng liều giữa tuyết
Con chim nhỏ hót chào em
Mà em có biết
Chiều đó em đi ...
Vĩnh biệt.
CON CHIM NON
Con chim non
Bóng trưa tròn
Nguỵ trang sau tờ lá
Liếc trời xanh
Hót ran cành!
EM MAI
Cây bàng trước sân đổ gãy.
Bảng đen chữ phấn toác làm đôi
Thật rồi! Em Mai nằm đấy:
Mẩu bút chì nắm chặt trong tay.
Quả táo bầm lăn bên túi vải,

Mảng tường đổ, nắng chiều in bóng chân em
vừa chạy
Giữa bom gầm còn vọng lại
Hai tiếng :"Thầy ơi!"
EM THỜI GIAN, NGỪNG TAY
Tiếng guốc khua giòn
Đường hoa lát đá,
Tiếng guốc nghe quen
Ai vào đấy nữa,
Chỉ là em:
Thời gian!
Anh lót chiếu từ trên thềm
Anh giãi hoa từ ngoài ngõ
Mời em lên.
Em ơi!
Hiểu rồi
Đừng nói!
Tay em cầm gì đấy
Người hoạ sĩ của tôi? Phải rồi
Em muốn chấm lên tóc tôi
Với tháng ngày đã ngả
Những sợi bạc kinh hồn: trắng xoá!
Hoạ sĩ hãy ngừng tay
Và nghe tự lòng này
Một lời tha thiết.
Người em nhỏ của tôi ơi!
Cho anh thêm một ngày,
Cho thêm nghìn ngày nữa,
Cho trọn cùng cả thế kỉ hai mươi!
Sống thêm một ngày,

Trồng thêm một cây
Cây chuối nhỏ bên đường
Cây chuối hương:
Một trăm buồng,
Chuối trổ!
Hỡi người em nhỏ
Cho anh thêm một ngày,
Cho thêm nghìn ngày nữa,
Cho trọn cùng cả thế kỉ hai mươi.
Anh: người thợ nhỏ của ngày mai
Em trông! Cái thước cái bay
Còn vụng về biết mấy!
Sao em còn đứng đấy
Mủm mỉm làn môi
Chẳng "ừ" cho một tiếng?
Rồi tay tự cầm tay,
Không biết tôi còn mê hay tỉnh
Chợt nhìn lên : Người đã lánh,
Đường thời gian nở hoa
Bóng người đã xa ...
Rồi biến mất!
Thôi mặc!
Người khách lạnh nhạt kia ơi!
Dẫu tóc ta, người điểm bạc
Lòng này sôi máu tuổi hai mươi!
Bên Văn Miếu, giữa vườn đây
Con chim gì, không biết nữa
Say hót giữa ban ngày.
Cuộc đời như mới ... sáng hôm nay
Đôi chân chưa hề biết mỏi

Chân ơi! Mang ta tận cùng thế giới
Vẫy cờ hồng, say khúc hát thanh xuân.
ĐÃ KHUYA RỒI
Hoa lan quên nở trên giàn:
Nhớ ai em để tiếng đàn ngừng đưa ?
Tiếc gì em, nửa đường tơ!
Cho hoa quên nở, trăng mờ quạnh soi...
Chờ em đêm đã khuya rồi!
Rộn ràng lá đổ, vàng rơi đầy thềm.
ĐAN ÁO
Tặng người thiếu nữ khi mùa đông
mới về, vội vàng đan áo rét
Ngày tháng em đan chiếc áo len,
Hững hờ để lạnh với tình duyên.
Mùa đông đến tự hôm nào nhỉ ?
Lá rụng bay đầy dưới mái hiên.
Gió thổi hôm nay lá rụng nhiều,
Cây em đan hộ tấm tình yêu
Để về mang ủ lòng anh lạnh,
Cho khoảng đêm trường đỡ quạnh hiu.
ĐIỆU HUYỀN
Những điệu huyền bay, lạc khắp thôn
Từng nhà, đây đó hẹn nhau buồn,
Có cô dâu mới nhìn sông nước
Sực nhớ quê nhà, giọt lệ tuôn.
TIẾNG THU
Em không nghe mùa thu,
Dưới trăng mờ thổn thức ?
Em không nghe rạo rực,
Hình ảnh kẻ chinh phu,

Trong lòng người cô phụ ?
Em không nghe rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác,
Đạp trên lá vàng khô ?
(Tiếng thu – 1939)
NẮNG MỚI
(Tặng hương hồn thầy Me)
Mỗi lần nắng mới hắt bên song.
Xao xác gà trưa gáy não nùng;
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ Me tôi thuở thiếu thời,
Lúc Người còn sống, tôi lên mười;
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
áo đỏ Người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng Me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa.
XUÂN DIỆU
ĐÊM TRĂNG ĐƯỜNG LÁNG
Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng
Hai con mắt dễ thương dễ ghét
Đôi mắt, nguồn mặn nồng tha thiết
Em đưa anh vào trong bóng trăng
Anh đưa em cành liễu thung thăng
Đường Láng thơm bạc hà, canh giới
Ôi trăng soi trên lá xà cừ...

Anh với em bên bờ đêm biếc
Những xóm mờ mến thương quen biết
Trăng như sương trên ruộng lúa xanh
Gió như chim xao động trong cành
Em là một ngôi sao mới băng
Xuống đây, đi với anh đêm trăng.
BỨC TƯỜNG
Em đến thăm anh trên đôi dép cao su
Em đã vào nhà mà anh còn thấy bóng em in
trên trời rộng
Khuôn mặt nhìn nghiêng dáng mũi cao
Bấy lâu trong nhớ đẹp làm sao
Anh đã gặp em ở một bến đò
Thương nhớ bao la - trên dòng sông vắng
Phong cảnh đã vào chiều, trời hiu hiu nắng
Cây đôi bờ đứng lặng, nặng hồn xa...
Anh đã gặp em ở chân ngọn núi xanh
Núi sẫm biếc như mùa thu đọng lại
Trong thung lũng hoang sơ, ngô lay cờ - rộng
rãi
Phân ngô còn đượm mãi hồn ta.
Anh đã gặp em bên bờ biển sóng xao
Phi lao rì rào hồn trao cho gió
Bờ cát mịn dạt dào sóng vỗ
Niềm ân tình vạn thuở chẳng hề vơi.
Anh đã gặp em dưới một trời sao
Và đôi mắt em in vào vũ trụ
Anh ngợi giữa muôn vàn tinh tú
Đêm mơ màng thơm hương áo của em...
Từ lúc yêu em, ngay sau buổi gặp đầu tiên

Anh đã tạc hình ảnh của em trên nền thương
nhớ
ở đâu có nhớ thương, anh đã đặt tượng em vào
đó
Nên bây giờ anh nhớ: đã gặp em
BIỂN
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng anh muốn em là bờ cát trắng
Bờ cát dài phẳng lặng
Soi ánh nắng pha lê...
Bờ đẹp đẽ cát vàng
Thoai thoải hàng thông đứng
Như lặng lẽ mơ màng
Suốt ngàn năm bên sóng...
Anh xin làm sóng biếc
Hôn mãi cát vàng em
Hôn thật khẽ, thật êm
Hôn êm đềm mãi mãi
Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời
Đến tan cả đất trời
Anh mới thôi dào dạt...
Cũng có khi ào ạt
Như nghiến nát bờ em
Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm sóng biếc
Để hát mãi bên gành
Khúc tình chung không hết

Để những khi bọt tung trắng xoá
Và gió về bay toả nơi nơi
Như hôn mãi ngàn năm không thoả,
Bởi yêu bờ lắm lắm, em ơi!
CÂY ĐỜI MÃI MÃI XANH TƯƠI
Mọi lí thuyết đều màu xám
Và cây đời vĩnh viễn xanh tươi
(Câu của Goethe)
Vĩnh viễn chim ca, vĩnh viễn nắng cười
Vĩnh viễn anh yêu em, như yêu sự thật
Và cây đời mãi mãi xanh tươi
Mãi mãi em ơi
Cây đời trĩu trái
Gió trong lá mùa thu rồi trở lại
Rì rào đôi ta tình ái muôn đời
Trong mắt đen em mãi mãi ánh trời
Ngời qua một sợi tóc buông rũ trán
Mãi mãi môi em nhuỵ đời vô hạn
Và cây đời ôi! Xán lạn xanh tươi
CHA ĐÀNG NGOÀI, MẸ Ở ĐÀNG TRONG
Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Ông đồ Nghệ đeo khăn gói đỏ
Vượt đèo Ngang, kiếm nơi cần chữ.
Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Hai phía đèo Ngang: một mối tơ hồng.
Quê cha Hà Tĩnh đất hẹp khô rang,
Đói bao thuở, cơm chia phần từng bát.
Quê mẹ gió nồm thổi lên tươi mát.
Bình Định lúa xanh ôm bóng tháp Chàm.
Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.

Ông đồ nho lấy cô làm nước mắm.
Làng xóm cười giọng ông đồ trọ trẹ,
Nhưng quý ông đồ văn vẻ giỏi giang.
Bà ngoại nói: tôi trọng người chữ nghĩa,
Dám gả con cho cách tỉnh, xa đàng.
Tiếng đàng trong, tiếng đàng ngoài quấn quít
Vào giữa mái tranh, giường chõng, cột nhà.
Rứa, mô, chừ? cha hỏi điều muốn biết.
Ngạc nhiên gì, mẹ thốt: úi chui cha!
Con trong võng êm lành kêu kẽo kẹt
Ru tuổi thơ theo hai điệu bổng trầm.
Mẹ thảnh thót: Qua nhớ thương em bậu;
Cha hát dặm bài Phụ tử tình thâm
Cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong.
Muốn ăn nhút, thì về quê với bố.
Muốn ăn quýt, ăn hồng, theo cha mày mà về
ngoài đó,
Muốn uống nước dừa, ăn xoài chín đỏ,
Muốn ăn bánh tét, bánh Tổ,
Thì theo tao, ở mãi trong này.
***
Đội ơn Thầy, đội ơn Má sinh con.
Cảm ơn Thầy vượt đèo Ngang bất kể!
Cảm ơn Má biết yêu người xứ Nghệ:
Nên máu con chung hòa cả hai miền.
HOA NỞ ĐỂ MÀ TÀN
Hoa nở để mà tàn
Trăng tròn để mà khuyết
Bèo hợp để mà tan
Người gần để li biệt.

Hoa thu không nắng cũng phai màu
Trên mặt người kia in nét đau.
Ý THU
(Tặng Nguyễn Lương Ngọc)
Những chút hồ buồn trong lá rụng
Bị nhàu ai tưởng dưới trăm chân.
Bông hoa rứt cánh, rơi không tiếng;
Chẳng hái mà hoa cũng hết dần.
Dưới gốc, nào đâu thấy xác ve,
Thế mà ve đã tắt theo hè.
Chắc rằng gió cũng đau thương chứ;
Gió vỡ ngoài kia ai có nghe ?
NƯỚC ĐỔ LÁ KHOAI
Lòng ta là một cơn mưa lũ
Đã gặp lòng anh là lá khoai
Mưa biết tha hồ rơi hạt ngọc
Lá xanh không ướt đến da ngoài.
Ta trút bâng quơ một trận lòng
Biết rằng đau khổ giữa hư không
Khóc mình uổng lệ rơi vô lí
Mưa vẫn cần rơi lệ vạn dòng
Ta như cô khách khoảng đìu hiu
Đã gặp chiều hôm, lại bước liều
Muốn trốn sầu đơn muôn vạn kiếp
Lại tìm sa mạc của tình yêu
Ngày mai nắng mọc, mưa rơi hết
Mặt tạnh cơn si, lòng cạn hồ
Ta sẽ thôi yêu như đã giấu
Không hề oán hận lá khoai khô.
THƠ

Nõn nà sương ngọc quanh thềm đậu.
Nắng nhỏ bâng khuâng chiều lỡ thì.
Hư vô bóng khói trên đầu hạnh;
Cành biếc run run chân ý nhi.
Gió thầm, mây lặng, dáng thu xa.
Mới tạnh mưa trưa, chiều đã tà.
Buồn ở sông xanh nghe đã lại,
Mơ hồ trong một tiếng chim qua.
Bên cửa ngừng kim thêu bức gấm,
Hây hây thục nữ mắt như thuyền.
Gió thu hoa cúc vàng lưng giậu,
Sắc mạnh huy hoàng áo trạng nguyên.
GỬI HƯƠNG CHO GIÓ
Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm
Đem gửi hương cho gió phũ phàng!
Mất một đời thơm trong kẽ núi
Không người du tử đến nhằm hang!
Hoa ngỡ đem hương gửi gió Kiều,
Là truyền tin thắm gọi tình yêu.
Song le hoa đợi càng thêm tủi
Gió mặc hồn hương nhạt với chiều.
Tản mác phương ngàn lạc gió câm,
Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm;
Tên rừng hoa đẹp rơi trên đá,
Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm.
Tình yêu muôn thuở vẫn là hương;
Biết mấy dòng thơm mở giữa đường
Đã mất tình yêu trong gió rủi
Không người thấu rõ đến nguồn hương!
Thiên hạ vô tình nhận ước mơ

Nhận rồi không hiểu mộng và thơ...
Người si muôn kiếp là hoa núi,
Uổng nhuỵ lòng tươi tặng khách hờ.
HUY CẬN
ĐẾN TÂY HỒ NHỚ BẠCH CƯ DỊ
Nay cuối thu rồi tôi đến đây,
Se se dáng liễu, nước hồ đầy...
Tầm Dương không phải khuya đưa khách
Mà tương tì bà gió chạm dây...
Tôi đi trên đường Bạch Cư Dị,
Người đã khuất mười hai thế kỉ
Nhưng phải chăng người còn bước đâu đây,
Trán còn gợn sóng Tây Hồ suy nghĩ.
Nhớ những khi đất trích người bị đuổi
Thổi véo von tâm sự bến Tầm Dương.
Tôi đọc lại những câu thơ nghìn tuổi
Trẻ như xưa. Cúc lại đón bên đường.
Những người bình dị người hay tả
Đã khổ nghìn năm trong thiên hạ,
Nghìn năm đói rách chỉ may còn
An ủi trong thơ người êm ả.
Ngày nay sự thế đã thay rồi
Những bạn khổ nghèo xưa của người
Đã từng vùng lên nắm vận mệnh,
Cơm no áo ấm với hoa cười.
Hàng Châu thêm đẹp, hồ thêm đẹp,
Đường thủa người đi bóng liễu che,
Có phải bóng người còn lẩn giữa
Nhân dân hôm sớm lúc đi về.
GẶP NGƯỜI ĐIÊN

Chủ nhật qua tôi gặp một người điên
Trên mặt ngây thơ nét nét dịu hiền
Lấp loáng dọi hai mắt đà mờ ảo.
Sự sống thọt, đời không tỉnh táo
Chị cầm roi nhưng nào biết đánh ai.
Các trẻ em bu quanh chị, đùa dai,
Chị vút gió rồi đứng cười rờn rợn.
Người qua phố xem lâu, cũng chán
Bỏ chị đi như chợ vãn chiều hôm.
Chị là ai? Đau khổ lắm? Tay ôm
Bó quần áo rách tươm như giẻ vụn.
Chị đứng đó, thuyền trôi mất hướng
Mà bỗng nhiên biển hoá đá mênh mông.
Hỡi tâm hồn mắc cạn giữa dòng
Có phải chị còn chờ mong hướng gió ?
Ai nhìn được trong tâm hồn mờ tỏ,
Trong não cân đã loang loang lổ vùng đêm ?
Mắt chị nhìn đâu leo let ngọn đèn,
Tôi bất giác nhớ ngày nhật thực
Bóng tối ăn hoen mặt trời sáng rực.
Đời tôi đã gặp nhiều chết nhiều đau,
Đã thấy những thân người như hoa héo nhựa
xàu
Sự sống khô đi như dòng nước cạn
Nhưng nói sao hết lòng tôi đau đớn
Thấy chị đứng, đi, da thịt hồng tươi
Nói năng mà như không sống nữa rồi...
Sương chiều xuống như xoá nhoà cây cỏ.
Trong mắt chị chút hồn còn mờ tỏ
Cũng dường như pha loãng biến trong sương.

Chị về đâu? Mẹ chị đến, yêu thương
Nâng đầu chị như tay già chống chọi
Với trái sắp rơi, với hồn sắp tối.
Chuyện đau thương mẹ chị kể đầu đuôi,
Chuyện gia tài xâu xé, tình nghĩa pha phôi,
Chuyện đời cũ hơi tiền làm lạnh máu...
Chị mất trí, bị "cuộc đời" lừa đảo.
Sau màn sương trắng đục mặt trời chiều
Đỏ bầm như cục máu uất ai treo,
Cả hồn chị đã tím bầm trong đó.
Tôi tưởng nghe trong hồn ai sụp đổ
Rít vang lên cả quá khứ bạo tàn
Trong buổi chiều sương trắng lạnh màu tang.
GỬI BẠN NGƯỜI NGHỆ TĨNH
(...)Ai ơi, cà xứ Nghệ
Càng mặn lại càng giòn
Nước chè xanh xứ Nghệ
Càng chát lại càng ngon
Khoai lang vàng xứ Nghệ
Càng nhai kĩ càng bùi
Cam Xã Đoài xứ Nghệ
Càng chín lại càng tươi.
Ông đồ xưa xứ Nghệ
Càng dạy, chữ càng nhiều
Tính tình người xứ Nghệ
Càng biết lại càng yêu.
Ai đi vô nơi đây
Xin dừng chân xứ Nghệ
Ai đi ra nơi này
Xin dừng chân xứ Nghệ

Nghe câu vè ví dặm
Càng lắng lại càng sâu
Như sông La chảy chậm
Đọng bao thuở vui sầu
Ăn, xứ Nghệ ăn đặm
Đã nói, nói hết lòng
Đất này bền nghĩa bạn
Đất này tình thuỷ chung.
Đất này mẹ dạy con
Yêu anh hùng nghĩa khí
Giữ lòng đỏ như son
Nuôi thù sâu tựa bể.

NGÃ BA ĐỒNG LỘC
Con ơi, bố về thăm Hà Tĩnh quê ta,
Bố kể con nghe về ngã ba Đồng Lộc
Trên mặt đất này có muôn triệu ngã ba
Và có nhiều ngã ba nổi tiếng:
Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của
một đại châu, sóng dựng trùng trùng;
Có những ngã ba nối những con đường dài
chạy từ các thủ đô to
Như những mạch máu khổng lồ
Trên thân hình trái đất
Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu
đỏ chói,
Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những
dòng
văn minh lớn, đông, tây, kim cổ....
Tất cả những ngã ba trên, con có thể học biết

(trong sách địa dư, trên những bản đồ),
Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp
ảnh nữa...
Xong rồi, con có thể quên
Nhưng con ơi, con chớ có quên ngã ba Đồng
Lộc.
Trong đời mỗi người cũng có những ngã ba
đường quyết định,
Trong đời mỗi dân tộc cũng có những ngã ba
Những ngã ba vận mệnh
Những cái nút trên dặm dài lịch sử
Gặp những ngã ba đời, con sẽ nghĩ suy
Và con ơi, muốn tìm đúng hướng đi
Con sẽ nhó đến ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc:
Là ngã ba nhưng nào có phân vân
Nào có đắn đo do dự!
Là ngã ba trên chặng đường quyết liệt
Nhưng hướng đi đã quyết
Không phải cho một lần
Mà cho tất cả mọi lần
Không phải cho một người
Mà cho tất cả quê hương, đất nước:
Hướng về Nam, một nửa mình Tổ quốc
Các ngã ba khác trên đời làm bằng nước, bằng
sông, bằng thuỷ triều lên xuống,
Hay bằng đá, bằng đất
Bằng xi măng cốt sắt
Bằng vôi trắng, gạch nâu
Bằng đèn xanh đèn đỏ đủ màu

Hay bằng những sự chênh vênh vấp ngã,
Nhưng ngã ba Đồng Lộc làm bằng xương máu.
Khi con về quê con nhớ viếng thăm
Mộ người cô kề bên đường đỏ.
Các cô như còn đứng đó
Chờ lấp hồ bom
Đường thông xe các cô mới đi nằm.
Các cô để lại tuổi thanh niên
Mười chín, hai mươi, hăm hai tuổi
Cho đất nước, quê hương
Hồn trong như suối,
Bình minh đời sáng rực vừng dương...
Con sẽ tìm thăm mời cô La Thị Tám
Từ trường học lại về trận địa đầu non
Đứng giữa đàn bò bê mũm mĩm
Trên sườn núi cao cỏ đã mượt màu xanh
Như mảng da non trên thân thể đang lành
Cô sẽ chỉ con xem
Những hồ bom loang lổ
Như đất trên mặt trăng
Mỗi thước vuông ba quả bom to bự
Cô sẽ chỉ con xem
Nghìn vạn điểm lăn bom nổ chậm
Cô từng đến cắm cờ
Mỗi lần chạy đua với cái chết.
Đôi chân cô nhanh hơn kíp nổ,
Cô là một ngọn cờ đỏ của quê ta.
Nghìn năm sau lịch sử sẽ còn ghi
Những năm tháng chiến tranh ác liệt
Nghìn vạn chuyến xe đi

Qua trái tim ngã ba Đồng Lộc
Máu qua tim máu lọc
Xe vượt ngã ba xe xốc tới miền Nam.
Và con ơi, bố ngồi nghĩ miên man:
Bạn bè ta trong cơn gió lốc
Hẳn cũng đang vượt những ngã ba Đồng Lộc,
Những ngã ba Việt Nam.
Dọc đường dài kẻ địch còn găm
Nhiều bom nổ chậm
Nhưng chẳng hề chi!
Khắp năm châu còn nhiều La Thị Tám.
Nhiều Võ Thị Tần
Đường sẽ thông xe đi về cách mạng.
THÂN THỂ
Hỡi Thượng Đế!
Người nhìn xem, Người đã cho thân thể,
Bình thịt xương để đựng chứa linh hồn.
Người đã cho những bàn tay hoa nở,
Những cây chân, chồi mạnh búp tơ măng;
Người thu góp gió mây trong miệng thở,
Nơi mắt ngời, Người gửi ánh sao trăng;
Mắt nâu sáng thắp đèn soi vũ trụ,
Và tai rền thu cất nhạc không gian;
Và tơ tóc ướp vạn mùa hương ủ,
Và ngực vang âm điệu nhịp hoàn toàn
Và cổ đứng như mình cây vững chãi,
Và vai ngang như mặt nước xuôi dài:
Hỡi Thượng Đế, Người công phu biết mấy!
- Nhưng mọt sâu nương núp giữa lâu đài.
Nghìn yếu đuối theo sau nghìn yếu đuối,

Bước ngày mai sẽ chồng dấu hôm nay.
A! thân thể! một cái bình tội lỗi!
Đất sơ sinh đã hóa lại bùn lầy.
Xương với máu có bao giờ mỏi mệt,
Miệng bao giờ buông nhả vú chua cay!
Thân không chán đau, ngực sầu thở chết,
Tay bồng thân, và tay nữa ôm mồ.
Xin thương lấy những mầm khô, trứng dập;
Những thân teo, xin Thượng Đế dung thương!
Thân quá nặng nên hồn sa xuống thấp,
Chớ giận chi những kẻ mất thiên đường!
Nếu Chúa biết bao nhiêu lòng hốt hoảng,
Trong sầu đen đã gẫy cánh như dơi;
Nếu Chúa biết bao nhiêu giòng lệ đắng,
Chảy như sông, không rửa sạch sầu đời;
Nếu Chúa biết bao nhiêu hồn ly tán,
Vì đã nâng bình lửa ấp lên môi:
Thì hẳn Chúa cũng thẹn thùng hối hận,
Đã sinh ra thân thể của con người.
TRÀNG GIANG
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành không lạc mấy dòng.
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;

Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
TẾ HANH
CÁI GIẾNG ĐẦU LÀNG
Cái giếng đầu làng của em
Dưới khóm dừa xanh toả bóng êm
Em đi gánh nước đôi vai mịn
Đòn gánh cong cong uốn dẻo mềm
Cái giếng đầu làng của anh
Một buổi trưa hè trời trong xanh
Em múc trao anh gàu nước mát
Mặt nước hoà đôi bóng chúng mình
Cái giếng đầu làng của bà con
Nước trong như lọc, vị thơm ngon
Nơi hàng ngày hẹn hò gặp gỡ.
Câu chuyện làm ăn chuyện xóm thôn
Cái giếng đầu làng của người bốn phương
Lau giọt mồ hôi dừng bên đường
Uống ngụm nước đựng trong lòng nón
Nghe thấm tràn tình nghĩa quê hương...
Cái giếng đầu làng. Cái giếng đầu làng
Em như kỉ niệm, trong như ngọc
Một mảnh lòng tôi ở miền Nam
- Bọn giặc Mỹ rải đầy thuốc độc!
DỄ THƯƠNG

Sao vẻ đôi nhà quá dễ thương!
Buồn vương trước ngõ, nhớ bên vườn;
Cũ càng mái rợp quen mưa nắng
Bỡ ngỡ khêu hoài nỗi vấn vương.
Cảm giác êm êm khẽ động vừa
Lan từ bóng lá ủ ê đưa
Âm thầm cửa hé trông xa vắng
Như lúc đầu thu những buổi trưa
Người khách vu vơ ngóng đợi thầm
Dịu dàng thấp thoáng bóng giai nhân.
Thói nhà khép nép trong cây lá
Thổn thức thầm xem truyện Tố Tâm.
EM CHỜ ANH
Em chờ anh không nghĩ đến thời gian
Trước vẫn tưởng hai năm rồi không gặp mặt
Bây giờ đây nước nhà còn chia cắt
Em chờ anh không kể Bắc hay Nam
Em chờ anh không có hoa tàn
Dầu chúng nó giam cầm, tra tấn, giết
Tình em đối với anh không thể chết
Em chờ anh - đau khổ ấy vinh quang
Em chờ anh không nghĩ đến thời gian.
LIỄU

×