Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

du lịch Núi yên tử full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.91 KB, 6 trang )

Núi Yên Tử
Núi Yên Tử (An Tử sơn 1.068 m) là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông
bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã ng Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn
là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với
mệnh danh "đất tổ Phật Giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên
ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.
Trung tâm Phật giáo Việt Nam
Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng
khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dịng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là
dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác
Hoàng Trần Nhân Tơng ( 1258-1308). Ơng đã cho xây dựng hàng trăm cơng trình lớn
nhỏ trên núi n Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Sau khi ông qua đời,
người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương ( 1284-1330), vị tổ thứ hai của
dòng Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã soạn ra bộ sách Thạch thất mị ngữ và
cho xây dựng 800 ngôi chùa, am, tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có
giá trị, trong đó có những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông
Triều... Tại trung tâm truyền giáo của Pháp Loa cịn có Huyền Quang Lý Đạo Tái 12541334), vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
Thắng cảnh
Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô vượt quãng đường 125 km, qua thị xã ng Bí thì rẽ vào
đường Vàng Danh, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách:
Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần
chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn tồn cảnh rừng núi n Tử từ trên cao
với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và
hít thở khơng khí trong lành.
Theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo
lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thơng.
Hành trình thăm viếng Yên Tử bắt đầu từ suối Giải Oan với một cây cầu đá xanh nối hai
bờ suối. Cầu dài 10 m, có kiến trúc khơng cầu kỳ nhưng tốt lên vẻ đẹp cổ kính, vững
chãi. Tục truyền xưa kia vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con là Trần Anh
Tơng rồi tìm đến cõi Phật. Vua Nhân Tơng có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã
khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã lao mình xuống suối tự vận. Vua


Nhân Tơng thương cảm cho họ nên lập một ngôi chùa siêu độ để giải oan, từ đó con
suối mang tên Giải Oan.
Trước sân chùa sum s từng khóm loa kèn màu hồng yến chen lẫn màu trắng mịn,
xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là
tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Tiếp đó tới chùa Hoa Yên nằm ở độ cao 543 m với hàng cây tùng cổ tương truyền được
trồng từ khi vua Trần Nhân Tông lên tu hành trên Yên Tử. Phía trên độ cao 700 m là


chùa Vân Tiêu lẩn khuất trong mây bên triền núi. Sau điểm này là chùa Đồng, tọa lạc
trên đỉnh Yên Tử cao 1.068 m. Chùa được khởi dựng vào thời nhà Hậu Lê với tên gọi
Thiên Trúc tự . Đầu năm 2007, chùa Đồng mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên
chất (cao 3 m, rộng 12 m², nặng 60 tấn) đã được đưa lên đỉnh Yên Tử.
Đứng ở độ cao 1068 m trên đỉnh núi có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn
với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa hơn là sơng
Bạch Đằng.
Dọc đường cịn có một số điểm tham quan như Tháp Tổ, chùa Một Mái, chùa Bảo Sái,
tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng,
Thác Bạc. Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử xây trên nền dấu tích của chùa Lân mà đức
Điếu Ngự Giác Hồng Trần Nhân Tông từng thuyết giảng chúng sinh. Đây là cơng trình
thiền viện lớn nhất Việt Nam.
Lễ hội n Tử được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết
tháng 3 (âm lịch).
Trúc Lâm Yên Tử
Trúc Lâm Yên Tử là một dòng thiền Việt Nam đời nhà Trần, do Trần Nhân Tông sáng
lập. Trúc Lâm cũng là hiệu của Trần Nhân Tông, đồng thời cũng là hiệu của Thiền sư
Đạo Viên, tiền bối của Trần Nhân Tơng, Tổ thứ hai của dịng thiền n Tử. Thiền phái
Trúc Lâm có ba Thiền sư kiệt xuất là Nhân Tông (Trúc Lâm Đầu Đà), Pháp Loa và
Huyền Quang. Thiền phái này được xem là tiếp nối của dòng Yên Tử, dòng Yên Tử lại
là sự hợp nhất của ba dòng thiền Việt Nam của thế kỉ thứ 12 – đó là dịng Thảo Đường,

Vơ Ngơn Thơng và Tì-ni-đa-lưu-chi.
Thiền phái Trúc Lâm được một vị vua nhà Trần sáng lập, được xem là dạng Phật giáo
chính thức của Đại Việt thời đó nên có liên quan mật thiết đến triều đại nhà Trần, phải
chịu một hoàn cảnh mai một sau khi triều đại này suy tàn. Vì vậy, sau ba vị Tổ nói trên,
hệ thống truyền thừa của phái này khơng cịn rõ ràng, nhưng có lẽ khơng bị gián đoạn
bởi vì đến thời kì Trịnh-Nguyễn phân tranh (1600-1700), người ta lại thấy xuất hiện
những vị Thiền sư của Trúc Lâm Yên Tử như Viên Cảnh Lục Hồ, Viên Khoan Đại
Thâm và nổi bật nhất là Thiền sư Minh Châu Hương Hải (theo Nguyễn Hiền Đức).
Sau một thời gian ẩn dật, dòng thiền này sản sinh ra một vị Thiền sư xuất sắc là Hương
Hải, người đã phục hưng tông phong Trúc Lâm. Trong thế kỉ thứ 17-18, thiền phái này
được hồ nhập vào tơng Lâm Tế và vị Thiền sư xuất sắc cuối cùng là Chân Nguyên Huệ
Đăng.
Danh thắng Yên Tử
Khu di tích danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng
cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi
Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh
Quảng Ninh, cách thành phố Hạ Long khoảng hơn 40 km, cách thị xã ng Bí
khoảng 14 km.
Nằm trong cánh cung núi trùng điệp của khu Đông Bắc, đỉnh núi Yên Tử có


chùa Đồng ở độ cao 1.068 m so với mặt nước biển. Từ xưa, núi rừng Yên Tử
đã nổi tiếng là nơi ngoạn mục và được liệt vào Danh sơn đất Việt.
Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hồ với nét cổ kính trầm mặc của hệ
thống am, tháp cùng với đường tùng, thông, đại, trúc, mai mọc ở hai bên
đường toả bóng mát làm cho du khách thập phương quên nỗi mệt nhọc đường
dốc cheo leo.
Hiện nay hệ thống cáp treo ở Yên Tử đã đi vào hoạt động, đưa du khách tới
chùa Hoa Yên ở độ cao 534 m so với mực nước biển, nơi có hai cây đại 700
năm tuổi. Từ đây du khách tiếp tục leo núi, tới các ngôi chùa nằm rải rác trên

đường đi tới chùa Đồng. Đường lên chùa Đồng du khách có cảm tưởng như đi
trong mây. Gặp khi trời quang mây tạnh, từ đỉnh núi này, du khách có thể chiêm
ngưỡng cảnh đẹp của vùng Đơng Bắc.
Vào mùa xuân, khách thập phương thường đến Yên Tử rất đông vừa để hành
hương, vừa để vãn cảnh. Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch
và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch.
Ngay từ thời Lý, Yên Tử đã có chùa thờ Phật gọi là chùa Phù Vân và đạo sĩ
Yên Kỳ Sinh đã tu hành đắc đạo ở đây. Nhưng Yên Tử thật sự trở thành trung
tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tơng từ bỏ ngai vàng khốc áo cà sa
tu hành và thành lập một giáo phái Phật giáo đặc trưng của Việt Nam đó là phái
Thiền Trúc Lâm và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh: Điều Ngự Giác
Hồng Trần Nhân Tơng (1258-1308), ơng đã cho xây dựng hàng trăm cơng
trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo.
Sau khi ông qua đời, người kế tục sự nghiệp là Pháp Loa Đồng Kiên Cương
(1284-1330) vị tổ thứ hai của phái Trúc Lâm. Trong 19 năm tu hành, ông đã
soạn ra bộ sách "Thạch thất ngôn ngữ" và cho xây dựng 800 ngôi chùa, am,
tháp lớn nhỏ trong nước với hàng nghìn pho tượng có giá trị, trong đó có
những chùa nổi tiếng như viện Quỳnh Lâm, chùa Hồ Thiên ở Đông Triều... ở
trung tâm truyền giáo của Pháp Loa cịn có Huyền Quang Lý Đạo Tái (12541334) - vị tổ thứ ba của phái Trúc Lâm.
Sang đến thời Lê, Nguyễn thì Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo Việt
Nam và được vua quan các triều đại quan tâm tơn tạo, sửa chữa nên khu di
tích Yên Tử là sự kết tinh, sự hội tụ của nền văn hoá dân tộc với dáng dấp kiến
trúc, hoa văn trang trí và các mảng chạm khắc mang đậm dấu ấn của các thời
đại.
Yên Tử - Những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể
Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, một số danh thắng đã được
UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới như khu Lăng tẩm Huế, Phố cổ
Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long... những di sản thế giới đẹp đẽ và nổi
tiếng này là điểm đến của nhiều du khách trong và ngồi nước. Nhưng ít nơi
nào có được nhiều di tích lịch sử mang những giá trị văn hóa vật thể và phi vật



thể quý giá như Yên Tử, vùng đất này không những thế mà nơi đây còn gắn
liền với tên tuổi Trần Nhân Tông, vị Vua anh minh với bao chiến công chống
quân Nguyên Mông hiển hách và với Thiền phái trúc lâm - một dòng đạo Phật
thuần Việt mang trong mình biết bao di sản quý giá. Tất cả những điều đó đã
khiến n Tử ln được coi là Danh sơn của miền Hải Đông xưa.
Núi Yên Tử thuộc Quảng Ninh, nằm ở nơi giáp giới giữa Hải Dương, Bắc Giang
và Quảng Yên (cũ), là ngọn núi cao nhất miền Hải Đông xưa. Chặng đường
hành hương từ chân núi lên ngôi chùa cao nhất ở khu Yên Tử dài gần 30 km.
Trên chặng đường ấy, du khách sẽ đi qua hơn 20 cơng trình kiến trúc, những di
tích lớn nhỏ khác nhau. Nhưng trước hết du khách sẽ đi qua một di tích xanh
đó là hàng tùng cổ đại. Theo những thư tịch cổ còn giữ được đến ngày nay thì
Vua Trần Nhân Tơng sau khi nhường ngơi cho con là Trần Anh Tông đã lui về
Yên Tử sống cuộc đời của một kẻ du hành. Khi Trần Nhân Tông đến đây, ông
đã cho trồng 2 hàng tùng dọc theo con đường đá xếp quanh co bên sườn núi
dẫn lên chùa Hoa Viên. Đến nay hai hàng tùng này đã trở thành những cây
tùng cổ thụ có tuổi 600 đến 700 năm. Các giống tùng ở Yên Tử đều là những
giống quý, có giá trị dược liệu cao. Có giống đã được ghi vào sách đỏ Việt
Nam, trong kế hoạch trùng tu Yên Tử các nhà khoa học phải tính đến việc
nghiên cứu gây giống và bảo vệ loài cây này, góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh
học của Yên Tử, đồng thời tôn tạo lại cảnh quan xưa để thế hệ hôm nay và mai
sau luôn được chiêm ngưỡng những di tích xanh qúy giá này.
Trên con đường lên núi Yên Tử, du khách sẽ đi qua nhiều hàng tùng cổ đại và
rất nhiều ngơi tháp nhỏ, đó là nơi cất giữ xá lị của các vị sư đã từng tu hành ở
đây. Số lượng những ngôi tháp này khá nhiều chứng tỏ Phật giáo đã từng phát
triển rất mạnh mẽ ở đây. Theo các nhà nghiên cứu, trước khi Trần Nhân Tông
đến Yên tử du hành, nơi đây đã xuất hiện một vài ngôi chùa nhỏ. Sau khi Trần
Nhân Tông đến đây tu hành và sáng lập ra Thiền phái trúc lâm một dòng đạo
Phật thuần Việt thì việc xây cất chùa tháp mới diễn ra trên quy mô lớn, các nhà

sư đến đây tu hành khá đơng, có lúc lên đến hơn 1.000 người. Khi ấy Yên Tử
thật sự là một nơi phát triển rực rỡ của đạo Phật vào thời Trần. Sử sách còn ghi
Trần Nhân Tông tên là Trần Khâm, con vua Trần Thánh Tơng sinh ngày
7/12/1258. Ơng lên nối ngơi khi qn Ngun Mơng đã thơn tính hết lãnh thổ
Trung Quốc, Đại đơ Ngun Mơng đã đặt ở Bắc Kinh, lúc này tình thế đất nước
bị xâm lăng là khó tránh khỏi. Cùng với Thượng hồng Trần Thánh Tơng và
Quốc cơng Tiết chế Trần Quốc Tuấn, ông đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan 2
cuộc xâm lăng của hơn 50 vạn quân Nguyên Mông vào năm 1285 - 1288.
Chiến công đời Trần mãi mãi rạng rỡ trong lịch sử dân tộc, là niềm tự hào của
thế hệ Việt Nam hôm nay. Năm 1293, tức là sau 15 năm làm vua, khi 41 tuổi
ông truyền ngôi, xuất gia, tu tại chùa Vân Yên ở núi Yên Tử, lấy hiệu là Hương
văn Đầu đà, sau đổi là Trúc lâm Đầu đà. Và đây chính là Huệ Quang kim tháp
hay còn gọi Tháp Tổ, nơi lưu giữ xá lị của Trần Nhân Tông, vị Vua - nhà sư đã
sáng lập ra dòng Thiền của đạo Phật là Trúc Lâm. Xung quanh Huệ Quang Kim
Tháp quây quần cả một vườn gồm 45 ngôi tháp nhỏ khác. Hình ảnh ấy như thể
hiện sự đồn kết của tinh thần Phật giáo Trúc Lâm. Thực ra, từ thế kỷ thứ I sau
Công nguyên Phật giáo đã được truyền từ ấn Độ đến Việt Nam. Những thế kỷ


sau lần lượt có 2 dịng thiền Việt Nam là Tì ni đa lưu chi và Vơ ngơn thơng. Tuy
nhiên vẫn xây dựng Thiền phái trúc lâm, nhà vua muốn xác lập một nền Phật
đạo thuần Việt. Sở dĩ Trần Nhân Tông muốn xác lập một nền Việt đạo là vì nhà
Vua muốn tư duy triết học của người Việt phải trở thành một học thuyết, một
học phái Thiền trúc lâm mang trong lịng nó yếu tố dân chủ và bình đẳng, đó là
dịng Thiền hướng nội, trí tuệ, chủ trương phát huy nội lực, đoàn kết mọi người.
Con đường lát gạch hoa cúc và ngôi tháp Tổ Huệ Quang kim tháp là những dấu
vết ít ỏi của kiến trúc thời Trần cịn sót lại đến ngày nay. Trải qua hơn 700 năm
với biết bao biến thiên của lịch sử, những cơng trình kiến trúc từ thời Trần đã bị
hủy hoại gần hết. Một số ngôi chùa, tháp mới được xây dựng từ một vài thế kỷ
trở lại đây, thậm chí chỉ được xây lại cách đây mấy chục năm, chưa tương

xứng với tầm vóc của danh sơn Yên Tử. Tuy nhiên qua một số khám phá khảo
cổ, các nhà khoa học đã tìm thấy một số hiện vật rất quý giá, cho phép hình
dung lại sự hùng vỹ của Yên Tử xưa kia.
Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân thị xã ng Bí và Ngành Văn hóa thông
tin tỉnh Quảng Ninh, Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng Phật học
Việt Nam cùng với Ban Quản lý di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử đã tổ chức
lễ khởi công xây dựng chùa Vân Tiên. Tuy nhiên việc xây dựng này không thể
chỉ trông chờ vào một tổ chức mà nó địi hỏi sự quan tâm của tất cả mọi người.
Từ chùa Vân Tiêu lên cao hơn nữa ta sẽ gặp tượng An Kỳ Sinh. Tương truyền
núi này xưa thường có mây mù bao phủ nên có tên gọi Bạch Vân Sơn, đời Tần
Thủy Hồng có một Đạo sỹ tên là Yên Kỳ Sinh tới núi này tu hành, sau hóa
thành đá. Từ đó núi ấy có tên gọi là Yên Tử. Và khi lên đến đỉnh núi Yên Tử, ở
nơi cao nhất ta sẽ gặp chùa Đồng. Gần đây ngôi chùa mới được dựng lại
nhưng quy mô không thể so sánh với ngày xưa. Theo các nhà nghiên cứu,
trước khi vào Yên Tử, Nhân Tông đã xuất gia ở Vũ Lâm (Nam Định ngày nay)
sau đó lại trở về kinh sư vì khi đó năm 1291 sứ nhà Nguyên liên tục đòi vua
Trần sang chầu, vua không đi. Năm 1293 nhà vua lại đi tu nhưng khơng đến Vũ
Lâm mà đến n Tử, đó là vì địa thế hiểm yếu của mảnh đất này.
Tháng 6/2001 vừa qua, Ủy ban nhân dân thị xã ng Bí phối hợp với Sở văn
hóa thơng tin tỉnh Quảng Ninh và Trung tâm UNESCO nghiên cứu và ứng dụng
Phật học Việt Nam đã tổ chức Hội thảo "Trần Nhân Tông và di sản văn hóa
Yên Tử". Tham dự buổi Hội thảo có các nhà quản lý của tỉnh Quảng Ninh, đại
diện hội Phật giáo Việt Nam và nhiều nhà khoa học trong cả nước. Các đại biểu
tham dự Hội nghị đều khẳng định công lao to lớn của Trần Nhân Tông trong 2
cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông bảo vệ độc lập cho tổ quốc, đồng thời
khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của Thiền phái trúc lâm, một dịng
đạo thuần Việt đối với sự đồn kết dân tộc, phát huy nội lực để chiến thắng kẻ
thù hung bạo nhất bấy giờ là quân Hung Nô. Không những thế một số đại biểu
đã nhắc đến Trần Nhân Tông với vai trò là một nhà thơ lớn của dân tộc ở thế kỷ
XIII.

Yên Tử từ lâu đã gắn liền với tên tuổi của Trần Nhân Tông, với những giá trị to
lớn của Thiền phái trúc lâm, với những công trình kiến trúc tuyệt đẹp của thời
Trần... tất cả những điều đó đã tạo nên những giá trị văn hóa vật thể và phi vật


thể quý giá của Yên Tử. Gìn giữ và phát huy những giá trị đó là trách nhiệm của
Nhà nước và nhân dân ta.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×