Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

7 bước xây dựng nhãn hiệu thành công pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.19 KB, 5 trang )

7 bước xây dựng nhãn
hiệu thành công

Mỗi đô la chi cho chiến dịch marketing và quảng bá hình ảnh, bạn sẽ thu
được gì sau các hoạt động hay sự kiện đó?
Phần lớn những sự nỗ lực tiếp thị của công ty không mang lại hiệu quả cũng
như kết quả khả quan nào. Đó là bởi vì họ không có một nền tảng chiến lược
để làm chỗ dựa vững chắc. Nói cách khác, vấn đề quảng cáo và quảng bá
trên thị trường của họ không dựa trên một chiến thuật nhãn hiệu bền vững –
một chiến thuật sẽ giải thích “một điều” mà nó tạo nên những lời chào bán
tốt hơn hoặc khác biệt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Do vậy hãy đi theo 7 bước sau để xây dựng nhãn hiệu thành công của doanh
nghiệp.
1. Tìm hiểu về nhãn hiệu
Nhãn hiệu không phải là logo, không phải là sản phẩm. Theo tác giả AlRies,
chuyên gia marketing thì nhãn hiệu là “một ý tưởng hoặc khái niệm độc đáo
mà bạn có thể khắc ghi vào trí nhớ của khách hàng tiềm năng”. Mặt khác, nó
là những ấn tượng của khách hàng tương lai về sản phẩm, dịch vụ hay công
ty của bạn. Nhãn hiệu là một lời hứa hẹn; một lời hứa về những giá trị và lợi
ích cụ thể, một lời hứa ý nghĩa và thoả đáng với khách hàng; và một lời hứa
khác biệt với những đối thủ cạnh tranh.
2. Xem xét lại thị trường kinh doanh
Hãy dành thời gian để đánh giá thị trường mà doanh nghiệp đang tiến hành
kinh doanh. Phòng marketing hoặc ban quản lí cấp trên (phụ thuộc quy mô
công ty) cần ghi lại những cơ hội có thể thấy được và những thách thức hiện
tại của doanh nghiệp. Cơ hội hay mối đe doạ nào mà bạn nghĩ là chúng đầy
hứa hẹn hay phù hợp nhất với tương lai của công ty?
3. Xem xét lại hoạt động kinh doanh
Bây giờ, hãy cùng những người tham gia chiến dịch marketing đánh giá
công ty của mình xem gần đây đã hoạt động như thế nào và yêu cầu hay
phục vụ khách hàng ra sao. Sau đó, xem xét lại các sản phẩm và dịch vụ mà


bạn đưa ra hiện nay. Từ cuộc thảo luận này, hãy đưa ra danh sách các điểm
mạnh và điểm yếu mà bạn nghĩ là nhiều triển vọng nhất hay phù hợp nhất
với tương lai của doanh nghiệp.
Bước 2 và 3 là nền tảng cho việc phân tích SWOT (strengths, weaknesses,
opportunities, threats – điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, mối đe doạ) – nó là lời
khuyên giúp bạn sử dụng như là dữ liệu cơ bản để thực hiện bước 4…
4. Khám phá nhãn hiệu hiện tại
Xác định rõ bạn đang ở đâu ngày hôm nay – nhãn hiệu hiện tại của bạn như
thế nào là điều rất quan trọng để phát triển chiến lược nhãn hiệu. Bản chất
nhãn hiệu được xem như thước đo trong việc đánh giá chiến lược tiếp thị.
Nếu bạn có tầm nhìn và nhiệm vụ cụ thể thì đây là thời gian để xem xét lại
chúng. Sau đó, chú trọng đến khách hàng mục tiêu khi đánh giá mỗi trong số
các điểm sau đây:
- Công ty bạn chuyên biệt về lĩnh vực gì?
- Miêu tả những sản phẩm hay dịch vụ bạn đưa ra hiện nay, đồng thời chỉ rõ
chất lượng của chúng.
- Mô tả giá trị cốt lõi của những sản phẩm và dịch vụ này. Chúng có tuân
theo giá trị cốt lõi của công ty bạn hay không?
- Các sản phẩm và dịch vụ của bạn thu hút những đối tượng nào?
- Khách hàng mục tiêu nghĩ gì về nhãn hiệu hiện nay của bạn?
5. Nhận ra nhãn hiệu mong muốn
Khi bạn biết đang đứng ở vị trí nào thì đã đến lúc để quyết định bạn muốn đi
đâu. Bạn muốn việc kinh doanh phát triển ra sao? Khi làm nhãn hiệu cần
phải bắt đầu với những mục tiêu; tất cả các nhãn hiệu thành công đều mang
tính tham vọng, chúng muốn là mọi thứ. Để xây dựng nhãn hiệu, bạn cần có
những mục tiêu được vạch ra rõ ràng cho công ty trong năm tới hay 5 hoặc
10 sau.
Những thương hiệu mạnh dựa trên sự tin cậy và mối quan hệ. Sự thành công
trong kinh doanh tương ứng trực tiếp với việc bạn nhận ra điều mà khách
hàng thực sự mong muốn cũng như việc bạn chuyên tâm cho những điểm

mạnh, giá trị, sự đam mê, và tầm nhìn của công ty như thế nào.
6. Đặt nhãn hiệu trong một lĩnh vực mới
Lĩnh vực nhãn hiệu là nơi mà trong đó nhãn hiệu của bạn tồn tại. Lĩnh vực
nhãn hiệu, hoặc là “công trình kiến trúc” không phải là một cấu trúc tổng
thể. Nó là một hệ thống giống như “cây gia đình” giúp cho viễn cảnh và
khách hàng dễ dàng tương trợ nhau và tạo ra sự lựa chọn đúng đắn. Vạch rõ
lĩnh vực nhãn hiệu của bạn là một cách hệ thống trong việc tổ chức sự nhận
dạng của các sản phẩm, thông điệp hoặc các yếu tố khác nhau của công ty để
đối tác, cả bên trong lẫn bên ngoài đều hiểu được những khách hàng của họ
được phục vụ như thế nào.
7. Cuối cùng, đưa ra những kinh nghiệm của các nhãn hiệu có tiếng
Bạn có một sự lựa chọn. Cách mà bạn có thể đưa ra một nhãn hiệu mới cũng
như làm mạnh lên hoặc yếu đi năng lực sản xuất của công ty đều phụ thuộc
vào cách bạn “sống cùng nhãn hiệu” như thế nào.
Kinh nghiệm nhãn hiệu được củng cố khi nó được đặt dấu ấn vào tất cả các
sản phẩm và dịch vụ bao gồm đóng gói, logo, tagline, văn hóa doanh nghiệp,
đào tạo nhân viên… Kinh nghiệm nhãn hiệu sẽ bị yếu đi khi nó bị bỏ qua
hoặc tồi tệ hơn thông qua cách sử dụng khác nhau, các thông điệp hỗn tạp,
đánh đồng, thái độ vô tâm, và sự nóng vội.
Mỗi ông chủ có trách nhiệm là một người quản lý cho nhãn hiệu mới. Các
khái niệm về nhãn hiệu của khách hàng được tạo nên từ sự trải nghiệm hoặc
ấn tượng đầu tiên với công ty hoặc sản phẩm, dịch vụ của bạn. Mọi phản
ứng của khách hàng đều là cơ hội để nâng cao và phát triển nhãn hiệu.

×