Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174 KB, 3 trang )
Tạo ra tính liên quan trong xây dựng nhãn hiệu bằng 7C
Trong một thị trường cạnh tranh thường xảy ra tình trạng có nhiều doanh nghiệp cùng
bán những sản phẩm và dịch vụ tương tự, khách hàng tiềm năng có thể mua các sản
phẩm hay dịch vụ từ bất cứ doanh nghiệp nào và gần như từ bất cứ đâu với sự hỗ trợ
của Internet. Trong bối cảnh đó, thực hiện các hoạt động marketing một cách hiệu quả
nhằm “sở hữu” một phần tâm trí của khách hàng, tạo ra sự quan tâm, hay nói theo ngôn
ngữ của các chuyên gia marketing là “tính liên quan”, đang là một thách thức lớn đối với
các doanh nghiệp.
Tính liên quan lâu dài (tức sự quan tâm của khách hàng) là một yếu tố quan trọng quyết
định đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, được tạo ra từ những giá trị cốt lõi
của doanh nghiệp nên cần được duy trì liên tục trong tất cả các hoạt động kinh doanh
hàng ngày. Tính liên quan liên tục sẽ làm cho nhãn hiệu của một doanh nghiệp khác biệt
so với các nhãn hiệu của các công ty khác. Theo các chuyên gia tiếp thị, có bảy yếu tố
(7C) tạo ra tính liên quan và sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
1. Niềm tin (Conviction)
Doanh nghiệp cần phải có niềm tin vững vàng vào nhãn hiệu của mình và cam kết phát triển
nhãn hiệu lâu dài. Các giá trị của nhãn hiệu cần phải được làm rõ và doanh nghiệp phải bám
theo những giá trị này trong mỗi quyết định trong kinh doanh, quảng bá, truyền thông và trong
từng thời điểm tương tác với khách hàng.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải làm cho các nhân viên hiểu được tầm nhìn chiến lược và các giá
trị của doanh nghiệp, xác định rõ vai trò của họ trong việc thực hiện các mục tiêu, giá trị ấy.
Nên nhớ rằng các nhân viên là người đại diện cho doanh nghiệp trước khách hàng và chính là
những người xây dựng nhãn hiệu.
2. Sự cam kết (Commitment)
Doanh nghiệp cần phải dành nhiều thời gian và nỗ lực để tìm hiểu những nhu cầu cốt lõi của
khách hàng và không ngừng sáng tạo để đem đến cho khách hàng những giá trị mà họ đánh
giá cao nhất. Bằng cách tìm hiểu những phản hồi chân thật của khách hàng, doanh nghiệp mới
hiểu được những giá trị mà họ coi trọng và những phương diện mà doanh nghiệp cần phải
hoàn thiện theo quan điểm của khách hàng, chứ không phải dựa trên suy đoán mơ hồ của
mình.