Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích đánh giá chiến lược CSR của công ty american apparel

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.22 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHĨM
Phân tích đánh giá chiến lược CSR của Công ty American
Apparel
Giáo viên hướng dẫn: PGS TS. Phan Thị Thu Hiền
Lớp tín chỉ: KDO305(GD1-HK1-2223).3
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm

Hà Nội, tháng 10 năm 2022


LỜI MỞ ĐẦU
Đối với một doanh nghiệp, việc duy trì các chuẩn mực đạo đức và trách nhiệm
xã hội là điều cực kỳ cần thiết để gây dựng nên hình ảnh thương hiệu thật tốt. Hình ảnh
thương hiệu là một trong những yếu tố quan trọng và phức tạp nhất để có thế tạo tiếng
vang với người tiêu dùng. Vì vậy nên trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như này,
việc xây dựng hình mẫu thương hiệu có trách nhiệm xã hội lại càng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết.
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp vì lợi ích trước mắt mà gây ra những hành vi
vi phạm đạo đức kinh doanh, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như ô nhiễm môi
trường, vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền trẻ em, … Một số các hãng thời trang
nhanh lớn trên thế giới đã từng nhiều lần bị chỉ trích vì vi phạm đạo đức trong kinh
doanh, sử dụng nguyên liệu chất lượng kém, không đảm bảo môi trường lao động lành
mạnh cho nhân viên và tệ hơn là cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, trong quá khứ, đã có
một doanh nghiệp tên American Apparel đã vượt qua mọi chỉ trích đó và đứng đầu
trong cơng cuộc mang đến phúc lợi cho cơng nhân lao động, là hình mẫu xuất sắc
trong việc tuân thủ đạo đức kinh doanh và hoàn thành trách nhiệm xã hội.
Vậy làm sao mà American Apparel có thể đối mặt và vượt qua các vấn đề đó?
Bài tập này sẽ giúp ta phân tích sâu hơn về bối cảnh đã xảy ra với American Apparel,


cách doanh nghiệp này vượt qua, từ đó rút ra bài học cho doanh nghiệp Việt Nam trong
việc xây dựng, phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
Đề tài được thực hiện dựa trên tìm hiểu cá nhân và những kiến thức được trau
dồi trên lớp. Song, sẽ không tránh khỏi được những sai sót nên chúng em rất mong sẽ
nhận được ý kiến đóng góp của cơ để giúp bài tập được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG CHÍNH 1. Mơ tả tình huống – trả lời câu hỏi
1.1. Mơ tả tình huống
Với triết lý “sweatshop-free” cùng với hàng loạt các lợi ích khác cho nhân viên như
mức lương,cơ hội thăng tiến, đảm bảo việc làm tồn thời gian, khơng những thế cơng
ty cịn cung cấp nhiều phúc lợi như bảo hiểm y tế được trợ cấp, phịng khám y tế tại
chỗ, phương tiện giao thơng miễn phí … Nó khiến cơng ty có thể kiểm sốt tình huống
dễ hơn và nhanh chóng làm quen, thích ứng với những thay đổi bất ngờ trong ngành
công nghiệp thời trang. Tuy nhiên, bất kể những lợi ích mà chính sách ấy mang lại, nó
cũng mang đến một loạt các chi phí đáng kể như chi phí lao động,vốn và chi phí đào
tạo. Tại Mỹ, các doanh nghiệp thường hạn chế tối đa việc liên quan tới các vấn đề
chính trị để tránh gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. American Apparel là một
trong số ít cơng ty thể hiện lập trường chính trị rõ ràng và có những hành động cụ thể.
Hai vấn đề chính trị chính được cơng ty tích cực ủng hộ trong nhiều năm qua đó chính
là cải cách nhập cư và quyền của người đồng tính.

1.2. Trả lời câu hỏi
Câu 1: Những vấn đề CSR chính mà một cơng ty may mặc như American Apparel phải
đối mặt là gì và họ đã làm gì để giải quyết chúng?
Các cơng ty may mặc thường phải đối mặt các vấn đề CSR chính
như: 

Tối ưu doanh thu dài hạn, 


Cắt giảm chi phí.



Đảm bảo phúc lợi của nhân viên.



Thân thiện với mơi trường.



Cống hiến cho cộng đồng và duy trì hình ảnh thương hiệu.
Ví dụ, Zara và H&M sản xuất tất cả hàng hóa thơng qua bên thứ ba là các nhà

thầu ở nước ngoài nhằm cắt giảm đáng kể chi phí lao động. Ngược lại, American
Apparel vận hành 1 mơ hình kinh doanh hồn tồn khác và sản xuất tất cả hàng hóa tại
nhà máy chính tại L.A vì cho rằng điều này có những lợi thế riêng, bao gồm sự đảm
bảo về các phúc lợi dành cho người lao động.
Câu 2: Chiến lược CSR tổng thể được American Apparel áp dụng như thế nào?


Chiến lược CSR tổng thể của American Apparel cực kỳ mạo hiểm và độc đáo.
Thay vì tìm nguồn cung ứng quần áo từ các nhà cung cấp bên thứ ba ở các nền kinh tế
mới nổi như H&M hay Zara, cơng ty sử dụng một mơ hình tích hợp chặt chẽ. Tất cả
các khâu kinh doanh đều được hoạt động 1 cách liên kết tại các cơ sở địa phương.
American Apparel đang đánh vào hình ảnh thương hiệu hơn là doanh thu nhiều hơn so
với các cơng ty khác, nó đánh vào tâm lý của những người dùng trẻ để khiến họ cảm
thấy đây là một công ty mà đáng để họ đặt niềm tin vào. Người tiêu dùng biết rằng, ở

công ty này, những phúc lợi của người lao động được đảm bảo tuyệt đối. Dần dà, điều
này biến thành 1 cái triết lý của công ty, 1 bản sắc riêng khiến nó khác biệt hơn so với
cơng ty khác.
Câu 3: Ai là các bên liên quan chính của American Apparel và công ty đã ưu tiên họ
như thế nào? Có đúng khi ưu tiên họ theo cách này khơng?
Các bên liên quan chính của American Apparel:


Bên trong doanh nghiệp: cổ đơng, quản lý, nhân viên



Bên ngồi doanh nghiệp: chính phủ, khách hàng, cơng chúng, nhà cung cấp
Bài viết cho thấy việc công ty dành sự ưu tiên lớn cho nhân viên và khách hàng.
Đối với khách hàng và cơng chúng, hãng này đã thể hiện quan điểm chính trị rõ

ràng về vấn đề cải cách nhập cư, quyền của người đồng tính. American Apparel phát
động chiến dịch “Hợp pháp hóa LA”. Hàng loạt áo phơng với hình in tên chiến dịch
được bán để gây quỹ cho các tổ chức nhập cư. Trong chiến dịch “Hợp pháp hóa người
đồng tính” được xây dựng để hưởng ứng những nỗ lực nhằm hợp thức hôn nhân đồng
giới ở California, công ty đã tặng hơn 50.000 chiếc áo phơng “Hợp pháp hóa đồng
tính” cho các nhóm và tổ chức đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính, chuyển giới
trên tồn thế giới, đồng thời chạy các quảng cáo về quyền của người đồng tính ở Mỹ,
phát hành ấn phẩm truyền thơng về người đồng tính trên tạp chí và trong các cửa hàng
của mình.
Đối với nhân viên, American Apparel thể hiện sâu sắc trách nhiệm đối với trong
việc đảm bảo điều kiện làm việc và thu nhập cho họ. Trong khi các đối thủ trên thị
trường chọn thuê ngoài sản xuất tại những cơ sở khơng đảm bảo an tồn lao động cùng
mức chi phí nhân cơng rẻ, cơng ty chọn tự sản xuất tại Mỹ với tiêu chuẩn khắt khe.
Trung bình nhân công tại đây được trả lương 2000 USD/ tháng vào năm 2013 và được

hưởng đầy đủ các phúc lợi có liên quan. Bên cạnh đó chiến dịch “ Hợp pháp hóa LA”


cũng thể hiện sự bảo vệ dành cho nhân viên khi phần lớn nhân công của hãng là người
nhập cư. Sự ưu tiên của American Apparel dành cho những đối tượng trên được đánh
đổi bằng những điều khác, như chi phí sản xuất cao hay việc đối đầu với chính phủ.
Tuy nhiên, cơng ty có sự cân bằng giữa hoạt động kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
Câu 4: Những rủi ro tiềm ẩn và kết quả của hoạt động chính trị của American Apparel
về cải cách nhập cư và quyền của người đồng tính là gì? Làm thế nào để họ có thể cải
thiện cách tiếp cận của mình?
Thứ nhất là rủi ro về kinh tế. American Apparel đã từng vướng vào rắc rối khi bị
các quan chức nhập cư Hoa Kỳ điều tra vào năm 2009 và buộc phải sa thải khoảng
1.800 công nhân nhập cư, gần một phần tư lực lượng lao động vì những sai phạm trong
giấy tờ nhập cư. Sự việc trên cũng dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhân viên. Chi phí nhân
cơng cao cũng khiến cơng ty khó xoay sở khi giá bơng tồn cầu tăng, khiến cơng ty
phải đối mặt với lần phá sản thứ 2 năm 2012.
Thứ hai là rủi ro về mặt danh tiếng, hình ảnh. Mặc dù đóng vai trò tiên phong
thể hiện trách nhiệm xã hội trong vấn đề thay đổi nhận thức giới tính, American
Apparel lại có cách tiếp cận khác thường khiến hãng bị chỉ trích vì quảng cáo mang
tính chất khiêu gợi q đà, gây ra sự phản cảm đặc biệt đối với nhiều bậc cha mẹ của
đối tượng khách hàng là thanh thiếu niên. Khơng dừng lại tại đó, cáo buộc quấy rối
tình dục được đưa ra chống lại cựu CEO Charney bắt đầu từ năm 2005 khiến hình ảnh
của thương hiệu bị ảnh hưởng không nhỏ.
Câu 5: Bạn nghĩ American Apparel đã thành công ở mức độ nào trong việc quản lý
các trách nhiệm xã hội khác nhau của mình? Nếu bạn là một chun gia tư vấn, bạn sẽ
khun gì ở cơng ty?
American Apparel đã đạt được những thành công nhất định trong việc quản lý
các trách nhiệm xã hội. Minh chứng là việc kinh doanh đã được duy trì từ đến tận ngày
nay bất chấp việc hi sinh lợi nhuận để đảm bảo quyền lợi cho nhân công. Các chiến
dịch do hãng phát động đã nhận được sự đồng tình lớn từ cơng chúng, góp phần thay

đổi nhận thức của xã hội và thu ngược về lòng tin và sự ủng hộ của người tiêu dùng.
Bên cạnh những mặt tích cực, cơng tác quản lý vẫn cịn những điểm hạn chế khiến
cơng ty gặp phải khơng ít rắc rối. Nếu là một chuyên gia tư vấn, tôi sẽ khuyên
American Apparel nên có những cách tiếp cận chậm rãi và thận trọng hơn. Những mục
tiêu xã hội mà công ty đang theo đuổi đều là những vấn đề khá nhạy cảm nên cần đưa


ra quan điểm và hành động ơn hịa và trong khuôn khổ nhất định để tránh động chạm
tới các bên liên quan.
2.

Phân tích, đánh giá các nội dung về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã

hội 2.1. Phân tích
2.1.1. Hành vi xét về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội đối với từng chủ
thể Với người lao động
American Apparel khởi xướng phong trào “sweatshop-free” (sweatshop ám chỉ
công xưởng bóc lột cơng nhân) trong ngành cơng nghiệp thời trang


Trả lương cao hơn so với mức lương trung bình được trả trong ngành công
nghiệp may mặc tại Mỹ. Cụ thể: Thợ may tại American Apparel được trả hơn
2000 đô một tháng, gần gấp đôi mức lương quy định tối thiểu.



Đảm bảo các quyền lợi về cơ hội thăng tiến và làm việc fulltime thay vì thuê
mùa vụ, bán thời gian hay các kiểu làm việc bấp bênh thường hiện diện trong
ngành cơng nghiệp này.




Cung cấp các phúc lợi khác như bảo hiểm, phương tiện đi lại,.. và đặc biệt là
các lớp tiếng anh (vì rất đơng cơng nhân là dân di cư đến Mỹ) Với các đối tác



Thực hiện sáp nhập dọc tức là thực hiện hàng tất cả các khâu từ sản xuất nvl
đến phân phối sản phẩm

→ giảm chi phí, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên liệu và mạng lưới bán lẻ đáng tin
cậy
→ hệ thống quản lý duy nhất giúp quản lý dễ dàng và tối ưu các nguồn lực
Với môi trường
Do không thuê nhân công giá rẻ ở các nền kinh tế đang và kém phát triển mà tất
cả các khâu sx đều ở Mỹ nên giá thành sản phẩm có thể cao hơn. Từ đó hạn chế xu
hướng thời trang nhanh - cái mà đang tạo ra hàng ngàn tấn rác thải và tiêu hao nguồn
nước và nhiên liệu khổng lồ.
Với cộng đồng


Thúc đẩy đổi mới chính sách dành cho người nhập cư:
Thực hiện Chiến dịch “Legalize LA”. Chiến dịch tập trung tại Los Angeles “cái nôi” của AA và cũng là điểm tập trung nhiều người nhập cư nhất nước Mỹ.
Dù đây là vấn đề nhạy cảm tại mỹ và nhiều doanh nghiệp tránh lên tiếng về vấn


đề này do lo ngại các lệnh trừng phạt từ phía Chính phủ, AA vẫn đi đầu đấu
tranh.
AA thuê lượng lớn nhân công từ cộng đồng dân nhập cư của bang LA, đăng tải
họ trên webpages Legalize LA và gây quỹ cho cộng đồng này.



Thúc đẩy quyền lợi của cộng đồng LGBT:
Tổ chức chiến dịch “Legalize gay” (hợp pháp hóa việc đồng tính) nhằm bảo vệ
quyền lợi cho người đồng tính trước việc hơn nhân đồng giới chưa được luật
pháp cơng nhận tại bang California: phát miễn phí hơn 50 ngàn áo phơng
“Legalize Gay” cho người đồng tính nữ, người đồng tính nam, người song tính
luyến ái và người chuyển giới trên khắp thế giới

Đòi nhân quyền cho bộ phận những người yếu thế và xu hướng bị chà đạp hoặc bị
tước đoạt vơ số quyền lợi chính đáng trong xã hội.
2.1.2. Ưu điểm của hoạt động CSR
Chế độ lương thưởng, chính sách đãi ngộ và các quyền lợi dành cho nhân viên
khiến American Apparel trở thành một trong những nơi làm việc tốt nhất trong ngành
công nghiệp Hoa Kỳ. Điều này giúp công ty thu hút được nguồn nhân lực chất lượng,
đảm bảo quy trình sản xuất và chất lượng đầu ra của sản phẩm. Tun bố
“Sweatshopfree” (khơng bóc lột nhân công) của hãng giúp American Apparel xây
dựng được hình ảnh và danh tiếng tốt khi đối xử cơng bằng với người lao động, giúp
thương hiệu ghi điểm trong mắt giới truyền thông, khách hàng và các đối tác của mình.
Mơ hình kinh doanh tích hợp theo chiều dọc được vận hành trong nước không
chỉ cho phép công ty kiểm soát chất lượng tốt hơn và phản ứng nhanh hơn với những
thay đổi nhanh chóng trong ngành thời trang, mà cịn góp phần làm giảm chi phí vận
chuyển từ nơi sản xuất và giảm lượng khí thải carbon ra mơi trường. Từ đó, quảng cáo
“100% Made in USA” của hãng cũng thu hút thêm nhóm đối tượng khách hàng là
những người ủng hộ tiêu dùng sản phẩm nội địa.
Bất chấp các cuộc tranh cãi thường xuyên của giới truyền thơng, chuỗi hoạt
động ủng hộ chiến dịch hợp pháp hóa đồng tính và cải cách nhập cư ở Hoa Kỳ trong
nhiều năm của công ty đã thành công trong việc thu hút công chúng, quảng bá thương
hiệu American Apparel rộng rãi và nhận được sự ủng hộ của nhóm khách hàng trong
cộng đồng LGBT.



2.1.3. Các vấn đề tồn tại trong hoạt động CSR của American Apparel
Sự mâu thuẫn giữa hoạt động hướng tới trách nhiệm xã hội và môi trường làm việc
của công ty
Một mặt, American Apparel là doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động CSR đối
với nhân công và lao động khi cơng ty này có các chính sách đảm bảo mức lương
thưởng cao, phúc lợi xã hội, thời gian làm việc và cơ hội thăng tiến cho nhân viên. Tuy
nhiên ở mặt khác, cựu Giám đốc điều hành Dov Charney không chỉ có các hành động
khuyến khích các mối quan hệ gần gũi và thúc đẩy bầu khơng khí tình dục cao độ tại
nơi làm việc mà còn đứng trước một loạt các cáo buộc quấy rối tình dục đối với các
nhân viên nữ.
Có thể nói, những hành vi trái đạo đức và gây tranh cãi của cựu Giám đốc này
đã đi ngược lại với hoạt động CSR nhằm bảo đảm mơi trường làm việc an tồn và
cơng bằng cho người lao động của công ty American Apparel. Điều này cũng làm xấu
đi hình ảnh của cơng ty trong mắt truyền thông và công chúng, khiến hoạt động CSR
của công ty không nhận được sự chú ý và tin tưởng cũng như phát huy hiệu quả như
mong đợi. b. Hoạt động CSR chưa thực sự phù hợp với lợi ích kinh tế của doanh
nghiệp
Chiến lược CSR mà American Apparel áp dụng khơng mang lại hiệu quả tích
cực cho lợi nhuận kinh tế của cơng ty. Chi phí nhân cơng, chi phí đào tạo và những
phúc lợi khác cho nhân viên đã hạn chế lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Trong
khi đó, các đối thủ cạnh tranh của hãng đều áp dụng chiến lược nhằm cắt giảm chi phí
lao động để đầu tư vào hoạt động marketing và phát triển sản phẩm. American Apparel
tập trung chủ yếu vào trách nhiệm xã hội và các hoạt động từ thiện nhưng chưa khai
thác triệt để lợi ích và các hiệu ứng tích cực mà hoạt động CSR mang lại đối với hoạt
động kinh doanh của mình.
Trách nhiệm xã hội khơng đi cùng với chiến lược tiếp thị và các chiến dịch quảng cáo
của công ty
Chiến lược tiếp thị của American Apparel đã làm dấy lên những tranh cãi và chỉ

trích khi có nhiều yếu tố khiêu dâm trong các quảng cáo. Các sản phẩm của American
Apparel nhắm đến đối tượng khách hàng thanh thiếu niên trẻ tuổi, vì vậy việc sử dụng
quá nhiều những hình ảnh bán khỏa thân của các cơ gái trẻ ăn mặc hở hang với tư thế
nhạy cảm trong các quảng cáo là một phương thức tiếp cận đầy rủi ro và thiếu cân


nhắc đến trách nhiệm xã hội. Nó đã thành cơng trong việc thu hút sự chú ý của công
chúng, nhưng cũng khiến American Apparel nhận nhiều phản hồi tiêu cực, đặc biệt từ
các bậc phụ huynh khi họ lo ngại rằng những quảng cáo này có thể gây ảnh hưởng xấu
đến hành vi và nhận thức của giới trẻ. Điều này đã góp phần tác động đến quyết định
mua hàng của đối tượng khách hàng trẻ tuổi và nghiêm trọng hơn, nó đe dọa đến hình
ảnh thương hiệu gắn với trách nhiệm xã hội của American Apparel.
Lập trường và hoạt động chính trị của cơng ty đem đến nhiều rủi ro hơn lợi ích
Đối với những vấn đề chính trị nhạy cảm như vấn đề hợp pháp hóa đồng tính
hay cải cách nhập cư, American Apparel không ngần ngại thể hiện quan điểm của mình
bất chấp những tranh cãi. Tuy nhiên, những động thái liên quan đến chính trị thẳng
thắn nhưng thiếu khôn ngoan của American Apparel đã khiến công ty rơi vào tầm
ngắm của chính phủ và vướng vào cuộc điều tra của các quan chức nhập cư Hoa Kỳ.
Hệ quả là công ty đã buộc phải sa thải khoảng 1.800 công nhân nhập cư, tương đương
gần một phần tư lực lượng lao động. Có thể thấy, sự can thiệp vào vấn đề chính trị đã
giúp American Apparel thu hút sự quan tâm của cộng đồng và truyền thông, khiến việc
quảng bá thương hiệu dễ dàng hơn. Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, nó cũng là một nguyên
nhân đẩy công ty rơi vào khủng hoảng.
2.2. Đánh giá
American Apparel đã tạo được danh tiếng vang xa nhờ các chính sách về hoạt
động có trách nhiệm với xã hội và mơi trường, các chương trình phúc lợi xã hội, ưu ái
về mức lương thưởng dành cho nhân viên, ... Tuy nhiên, công ty cũng phải đối mặt với
cáo buộc liên quan đến một số hoạt động kinh doanh của họ như quảng cáo và quấy rối
tình dục cơng nhân của mình. Tiếp thị không phải là thứ duy nhất kéo tiềm năng to lớn
của cơng ty nhỏ lại, nhưng chính những phương thức tiếp thị và quảng cáo chiến dịch

này đã tạo ra tác dụng ngược lại, không mang lại được hiệu quả và lợi ích cao cho
doanh nghiệp. Những hành vi và phong cách khơng phù hợp với tính chun nghiệp
của Charney là những trở ngại lớn trước sự phát triển của công ty.
3.

Bài học rút ra cho các doanh nghiệp/tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề,

lĩnh vực hoạt động
Sau trường hợp của hàng thời trang American Apparel, ta có thể thấy một số
“sai lầm chí mạng” đã dẫn đến sự sụp đổ của một doanh nghiệp. Từ đó, các doanh


nghiệp và tổ chức cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động tại Việt Nam cũng cần xem xét
và đưa ra cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.
Đầu tiên, việc sử dụng nguồn nhân công lao động để giảm thiểu chi phí đến
mức tối ưu là một hành động thơng minh của những nhà doanh nghiệp. Thay vì khăng
khăng sử dụng một nguồn nhân công lao động tại một địa điểm cố định, doanh nghiệp
hay các tổ chức có thể tìm một địa điểm có nguồn nhân cơng rẻ hơn đồng thời mở rộng
quy mô sản sản xuất của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể
mượn nguồn lực lao động từ các đất nước khác và thực hiện đầy đủ CSR cho công
nhân cũng như đảm bảo phúc lợi, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội tại thị trường đó
để giảm chi phí ở mức tối ưu đồng thời mang hình ảnh, thương hiệu Việt của doanh
nghiệp đến những vùng đất mới.
Tiếp theo đó, trên góc độ kinh doanh, chi phí để để trở thành một doanh nghiệp
CSR thực thụ là một con số khơng hề nhỏ. Rõ ràng, ta có thể thấy, thị trường thời trang
nhanh hiện tại đang là một trào lưu được số đông xã hội ưa chuộng điển hình như
ZARA, H&M,… Những doanh nghiệp này tập trung vào việc tạo ra một số lượng lớn
các sản phẩm theo dòng trào lưu xã hội và bán ở mức giá rẻ. Điều này tương đương
với việc họ sẽ giảm thiểu những chi phí ở những mảng chất lượng, nhân cơng… Người
tiêu dùng có thể mua sản phẩm ở một mức giá rẻ nên khi đồ chỉ hỏng một chút, họ

cũng không cảm thấy tiếc nuối mà vứt bỏ chúng. Việc này khiến cho ngành công
nghiệp may mặc hiện đang là một trong những ngành công nghiệp dẫn đầu gây ra tình
trạng ơ nhiễm mơi trường. Tuy nhiên, các doanh nghiệp như ZARA, H&M vẫn luôn
hoạt động với chiến lược như vậy để có thể duy trì hoạt động và khả năng sinh lời của
mình. Quay trở lại với mục tiêu trở thành doanh nghiệp CSR, mọi hoạt động mà doanh
nghiệp hay các tổ chức hướng đến là mang lại những trách nhiệm và quan tâm hoạt
động an sinh xã hội, mơi trường… có thể khiến cho chính doanh nghiệp hay tổ chức đó
thua lỗ hoặc thậm chí là phá sản. Bài tốn “sản xuất – tiêu dùng bền vững” ln là một
thách thức gian nan với những doanh nghiệp CSR. Vì vậy, khi đã xác định trở thành
một doanh nghiệp CSR thực thụ, các doanh nghiệp Việt Nam cần có một chiến lược
phù hợp và hiệu quả ưu việt nhất, tránh những trường hợp tập trung quá nhiều vào hoạt
động, trách nghiệm xã hội mà dẫn đến khủng hoảng tài chính. Vì dẫu sao điều quan
trọng nhất đối với một doanh nghiệp vẫn là khả năng sinh lời.


Thứ ba, một doanh nghiệp CSR cần chú trọng vào hình ảnh thương hiệu của
mình khi đưa ra những quan điểm, phát ngôn hay các chiến dịch marketing. Hai
nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sụp đổ của hàng thời trang American
Apparel chính là bởi những chiến dịch quảng cáo "bẩn" - khêu gợi đến tục tĩu - cũng
như người đứng đầu thương hiệu, Charney vốn nổi tiếng với việc liên tục bị bắt với tội
danh quấy rối tình dục. Một chiến lược kinh doanh tốt và sản phẩm chất lượng có thể
giúp một doanh nghiệp được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, hình ảnh mà doanh nghiệp
xây dựng cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp CSR. Vì
vậy, doanh nghiệp thơng minh ln biết tìm cách mang hình ảnh tích cực của mình tiếp
cận xã hội bên cạnh việc thiết lập một chiến lược kinh doanh phù hợp và sản xuất
những sản phẩm chất lượng.
Cuối cùng và cũng là yếu tố quan trọng nhất, kinh doanh ln phải đặt mình
trong khn khổ của pháp luật. Một doanh nghiệp muốn kinh doanh lâu dài và bền
vững thì khơng thể khơng tn thủ theo pháp luật, thực hiện trách nhiệm pháp lý, để
tránh vướng phải các vụ kiện vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của

doanh nghiệp.


KẾT LUẬN
Đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội vẫn luôn là vấn đề được các
doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. American Apparel là một doanh nghiệp tiêu biểu thể
hiện trách nhiệm xã hội. Bên cạnh những thành cơng đạt được với những bước đi táo
bạo của mình, hãng bán lẻ nổi tiếng của Mỹ cũng phải đối diện với những khó khăn,
thử thách khiến cơng ty rơi vào bờ vực phá sản hay vấp phải sự phản đối từ các bên
liên quan.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang dần nhận thức sâu sắc được
các vấn đề liên quan tới đạo đức và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, do đặc điểm mơi
trường kinh doanh gồm nhiều doanh nghiệp và nhỏ và nền kinh tế đang phát triển nên
vẫn cịn gặp nhiều khó khăn. Từ trường hợp của American Apparel, nhóm rút ra những
bài học và đề xuất giải pháp giúp cho các doanh nghiệp nước nhà có thể đảm bảo cân
bằng các trách nhiệm xã hội, tránh được những rủi ro không mong muốn trong tương
lai, tiến tới kinh doanh bền vững.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

www.academicmentoronline.com. American Apparel: Unwrapping Ethics.

Available

at:

/>

unwrapping- ethics/
2.

Thefashionlaw.com. American Apparel: The Rise, Fall and Rebirth of an

AllAmerican Business. Available at: />3.

Ethical Analysis of American Apparel Sexual Harassment Lawsuits Essay.

Available at: />4.

Case study analysis - American Apparel unwrapping ethics. Available at:

/>KuKswEVWe5aZ2asJ5N2E



×