Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Phân tích, đánh giá cơ cấu thu nhập của ngân hàng TMCP á châu (ACB)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 51 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA NGÂN HÀNG

BÀI TẬP LỚN
MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG

CHỦ ĐỀ: Phân tích, đánh giá cơ cấu thu nhập của
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và đưa ra các khuyến
nghị phù hợp

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Hồng Yến
Nhóm thực hiện: Nhóm
Nhóm lớp:

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2022


YÊU CẦU BÀI TẬP LỚN
1. Thông tin chung:
Áp dụng cho đào tạo
trình độ và phạm vi đánh
giá:

Tên học phần/ Mã học phần/ Tín
chỉ

Số phần áp dụng
(chia theo yêu cầu
đáp ứng chuẩn đầu ra)

(phù hợp với hệ đại học)


(hệ đại học)
Áp dụng cho 01 bài kiểm
BÀI TẬP LỚN gồm
Quản trị ngân hàng
tra tích luỹ học phần đối với
02 phần tương ứng
Mã: FIN20A Số tín chỉ: 03 tín chỉ.
đào tạo trình độ đại học
với chuẩn đầu ra học
chính quy
phần
Họ và tên sinh viên/ Nhóm sinh viên/ Mã
Tên người đánh giá/ giảng viên
sinh viên (có thể ghi danh sách sinh viên
nếu áp dụng bài tập nhóm) (*)
1. Nguyễn Thị Duyên
22A4011142
2. Lê Thị Thanh An
22A4010659
3. Lê Quỳnh Hương
22A4010483
TS. Phan Thị Hoàng Yến
4. Lê Thị Hồng Hảo
22A4011220
5. Đỗ Ngọc Ánh
22A4010126
Hạn nộp bài lần 1
Ngày sinh viên nhận yêu
Thời điểm nộp bài của sinh
(Nếu quá hạn, sinh viên

cầu phần 1 của BÀI
viên
chỉ đạt điểm tối đa là
TẬP LỚN
Đạt)
04/09/2022
Tuần đầu học kì (15/8……………………
(để check draft)
21/08/2022)
Hạn nộp bài lần 2
Ngày sinh viên nhận yêu
Thời điểm nộp bài của sinh
(Nếu quá hạn, sinh viên
viên
cầu phần 2 của BÀI
chỉ đạt điểm tối đa là
TẬP LỚN
Đạt)
22/8-28/08/2022
30/9/2022
……………………
(1 tuần sau khi bắt đầu
(gộp 2 phần để chấm)
học kỳ)
Phân tích, đánh giá cơ cấu thu nhập của Ngân hàng
Tiêu đề bài tập lớn
TMCP Á Châu (ACB) và đưa ra các
khuyến nghị phù hợp
2.Yêu cầu đánh giá: (hướng dẫn phạm vi áp dụng và chỉ dẫn thông tin cụ thể trong bài
tập lớn của sinh viên theo hướng đánh giá đạt chuẩn đầu ra).


1


Trong bảng sau, sinh viên chỉ dẫn thông tin cụ thể trong bài tập lớn của sinh viên theo
hướng đánh giá đạt chuẩn đầu ra.
Thứ tự
Chuẩn
đầu ra
học
phần

1

2

Nội dung yêu
cầu đối với
Chuẩn đầu ra
học phần

Nắm được đầy
đủ các nội
dung về phân
tích và đánh
giá hoạt động
kinh
doanh
ngân hàng


Thứ
tự tiêu
chí
đánh
giá
1.1

1.2

2.1

Nội dung yêu cầu đối với
các tiêu chí đánh giá theo
chuẩn đầu ra học phần

- Đọc, hiểu và phân tích
được các thơng tin về hoạt
động kinh doanh ngân hàng
dựa trên các báo cáo tài
chính.
- Hiểu rõ và sử dụng được mơ
hình CAMELS trong phân
tích và đánh giá
hoạt động kinh doanh ngân
hàng.
- Hiểu rõ quy trình quản trị
rủi ro

Chỉ dẫn
Thứ tự trang viết

phần
trong bài
áp
tập lớn của
dụng
sinh viên
(*)
1

1

Phân
tích,
- Hiểu và đề xuất được các
đánh giá và
2.2
1
biện pháp quản trị rủi ro phù
đưa ra quyết
hợp với từng điều kiện cụ thể
định quản trị
các rủi ro trong
kinh
doanh
ngân
hàngđoan của sinh viên viên:
Xác nhận/ cam
- Hiểu rõ mục tiêu của quản trị
Nắm được các
dự trữ và trạng thái thanh

3.1
2
kỹ thuật quản
Tôi xác nhận rằng tơi đã tự làm và hồn
thànhquản
bài tập
khoản,
trị này. Bất cứ nguồn tài liệu tham
trị dự trữ và
danh mục đầu tư và quản trị
3
khảo được sử dụng
trong bài tập này đãdanh
được tôi tham chiếu một cách rõ ràng.
thanh
khoản, quản
mục cho vay .
- Hiểu và đề xuất được các
trị danh mục
Chữ kýđầu
xáctưnhận
biện pháp quản trị Ngày
dự trữ30
vàtháng 92năm 2022
và của sinh
3.2viên (*):
trạng thái thanh khoản hiệu
quản trị danh
quả; xây dựng được các
mục cho vay

danh mục đầu tư và cho vay
tối ưu.
- Hiểu rõ mục tiêu của quản trị
Hiểu rõ công
4.1
2
Nợ và
tác
quản
trị
4
vốn chủ sở hữu
Nợ và vốn chủ
- Đưa ra được các quyết định
sở hữu của
4.2
2
quản trị
ngân hàng.
Nợ và vốn chủ sở hữu phù hợp

2



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................7
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ACB VÀ CÁC LOẠI THU NHẬP CỦA
NGÂN HÀNG...................................................................................................................9
I.


Tổng quan ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.....................................................9
1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng...........................................................................9
2. Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược của Ngân hàng ACB.............................................11
2.1.

Tầm nhìn..........................................................................................................11

2.2.

Sứ Mệnh..........................................................................................................12

2.3.

Chiến lược phát triển.......................................................................................12

3. Các sản phẩm kinh doanh nổi bật của ngân hàng ACB..........................................12
II.

TỔNG QUAN VỀ THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG ACB...................................15

1. Thu nhập lãi thuần..................................................................................................15
1.1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự.....................................................15
1.2. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự...........................................................16
2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ..................................................................................16
2.1. Dịch vụ thanh toán.............................................................................................16
2.2. Dịch vụ ngân quỹ................................................................................................16
2.3. Dịch vụ khác.......................................................................................................16
3. Thu từ CKKD, CKĐT và góp vốn mua cổ phần.......................................................16
3.1. Thu từ chứng khoán kinh doanh........................................................................16

3.2. Thu từ chứng khoán đầu tư.................................................................................17
3.3. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần.....................................................................17
4. Thu nhập khác........................................................................................................... 18
PHẦN II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ( ACB ) TRONG 3 NĂM 2019 - 2021.................19
1. Khái quát quy mô thu nhập ACB trong giai đoạn 2019-2021.................................19
2. Phân tích cơ cấu cơ cấu thu nhập ACB giai đoạn 2019-2021....................................22
2.1. Cơ cấu thu nhập ACB 2019-2020.......................................................................22
2.2. Cơ cấu cơ cấu thu nhập ACB năm 2020-2021...................................................29


3. Đánh giá sự phù hợp của cơ cấu thu nhập của ngân hàng thương mại cổ phần Á
Châu ( ACB).................................................................................................................36
3.1. Đánh giá sự phù hợp giữa cơ cấu thu nhập đối với chiến lược, chính sách, sản
phẩm và hoạt động của ngân hàng ACB....................................................................36
4. Những bất lợi ACB phải đối mặt với cơ cấu thu nhập của ngân hàng.......................42
4.1.Những bất lợi.......................................................................................................42
4.2. Biện pháp kiểm soát bất lợi................................................................................44
PHẦN III. Kiến nghị cần thiết nhằm giúp ngân hàng thương mại duy trì được cơ cấu thu
nhập phù hợp nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và sinh lời hiệu quả............46
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................52


LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến nay, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có sự phát triển khá mạnh
mẽ xét cả về mặt lượng lẫn mặt chất. Với thời gian trên 20 năm thực hiện quá trình đổi
mới kinh tế, hệ thống ngân hàng và định chế phi ngân hàng đã có sự phát triển vượt bậc,
đóng góp những vai trò to lớn đối với những thành tựu về kinh tế - xã hội nước ta những
năm qua.

Tại các ngân hàng thương mại, ngoài nguồn thu nhập từ hoạt động truyền thống như hoạt
động tín dụng, hoạt động phi truyền thống còn mang lại cho các ngân hàng nguồn thu
nhập đáng kể như phí dịch vụ, hoa hồng, phí bảo hiểm hay lãi kinh doanh chứng khốn.
Lợi nhuận từ dịch vụ phi tín dụng góp phần khơng nhỏ vào tổng thu nhập hoạt động của
ngân hàng trong điều kiện các hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Có thể thấy, các
ngân hàng thương mại Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm trong nỗ lực giảm bớt sự
phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ tín dụng. Làm thế nào để vừa đạt mục tiêu về tăng
trưởng lợi nhuận, vừa gia tăng tỷ trọng thu từ phí dịch vụ là một thách thức lớn đối với
những nhà điều hành ngân hàng tại Việt Nam trong thời gian tới.
Cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã
bước đầu có sự chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ nhưng chưa đạt được kỳ
vọng. Từ đầu năm 2020 trở lại đây, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng
cũng là dịp để các ngân hàng thương mại Việt Nam tìm ra những hướng đi mới phù hợp
với nhu cầu thị trường để tồn tại và phát triển hơn nữa. Từ đó mở ra cơ hội thúc đẩy việc
nâng cao năng lực của nền kinh tế nước nhà.
Việc phân tích thực trạng và xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu thu nhập của các ngân
hàng thương mại Việt Nam theo từng nhóm với những đặc thù riêng, những đánh giá và
dự báo về xu hướng phát triển mới… hy vọng sẽ mang lại một vài gợi mở cho các nhà
điều hành ngân hàng để hóa giải thách thức đó.
Dựa trên các kiến thức đã được học, kết hợp với những tìm hiểu và đánh giá, nhóm quyết
định chọn đề tài “Phân tích, đánh giá cơ cấu thu nhập của Ngân hàng Thương mại cổ
phần Á Châu Việt Nam và đưa ra các khuyến nghị phù hợp” để có thể nghiên cứu kĩ
6


hơn về cơ cấu thu nhập của một ngân hàng cụ thể tại Việt Nam. Từ đó, chỉ ra những cơ
hội cũng như khó khăn của bản thân ngân hàng và các biện pháp khắc phục, giúp ACB
tăng trưởng ổn định.

7



PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ACB VÀ CÁC LOẠI THU NHẬP CỦA
NGÂN HÀNG.
I.
Tổng quan ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu.
1.
Giới thiệu khái quát về Ngân hàng.



Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu

 Tên đầy đủ : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
 Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank
 Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948
 Đăng ký lần đầu: 19/05/1993
 Đăng ký thay đổi lần thứ 29: 03/09/2014
 Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng
Mã cổ phiếu: ACB
8




Thông tin liên lạc:

- Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại: (84.8) 3929 0999

- Số fax: (84.8) 3839 9885
- Website: www.acb.com.vn
- SWIFT code: ASCBVNVX


Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng ACB.

Ngân hàng ACB được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp giấy phép hoạt động
vào ngày 24 tháng 4 năm 1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Hiện nay ACB
trở thành ngân hàng phát triển vượt bậc với nhiều sản phẩm, dịch vụ thị trường nâng vốn
điều lệ lên đến 9.377 tỷ đồng.
Ngân hàng ACB là ngân hàng được hình thành 100% vốn của các nhà đầu tư trong và
ngoài nước với tỷ lệ cổ phần trong nước chiếm 70,04% và nước ngồi là 29,96% (năm
2020).
Q trình hình thành và phát triển của ngân hàng ACB được chia thành các giai
đoạn sau:
Giai đoạn 1993 – 1995
Đây là giai đoạn hình thành của ngân hàng ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực
tài chính, học thức và kinh nghiệm trên thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh
doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả”.
Ở giai đoạn này, xuất hiện từ vị thế cạnh tranh, ACB hướng về khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp
tín dụng và cung cấp cung ứng sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có.
Giai đoạn 1996 – 2000
ACB là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt nam phát hành thẻ tín dụng quốc
tế MasterCard và Visa với sự tài trợ của IFC (một công ty con của World Bank).
Năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking
Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện), chuyển từ mạng cục bộ sang mạng diện rộng.
Giai đoạn 2001 – 2005
9



Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
trong các lĩnh vực huy động vốn, cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, thanh toán quốc tế
và cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
Giai đoạn 2006 – 2010
Ngân hàng ACB niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vào tháng
10/2006. Trong giai đoạn này, ngân hàng ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt
động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch. ACB
được Nhà nước Việt Nam trao tặng hai Huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài
chính có uy tín trong nước và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất tại Việt Nam.
Giai đoạn 2011 – 2015
Định hướng chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020 được
ban hành vào đầu năm. Trong giai đoạn 2011 – 2015, ACB đã đưa vào hoạt động thêm 45
chi nhánh và phòng giao dịch mới.
Giai đoạn 2015 đến nay
Trong năm 2016, ACB đã hoàn thành theo đúng tiến độ nhiều hạng mục các dự án công
nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống,
Tính đến nay, ngân hàng ACB đã và đang luôn khẳng định vị thế của một ngân hàng hàng
đầu tại Việt Nam trong suốt hơn 21 năm hình thành và phát triển. ACB là ngân hàng hoạt
động có quy tắc: Tăng trưởng phải bền vững, quản lý phải ngày càng chuyên nghiệp, thu
nhập chính đáng và lợi nhuận ở mức hợp lý.
2.
2.1.

Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược của Ngân hàng ACB.
Tầm nhìn.

Ngân hàng ACB Bank đã định hướng hai nội dung nền tảng: ACB cần tận dụng các thời
cơ trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và

xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, thực
hiện thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ
đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch
vụ chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán

10


bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, và là thành
viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội.
2.2.

Sứ Mệnh.

Với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh – Quản lý tốt – Hiệu quả cao”, ACB
Bank quyết tâm và nỗ lực phấn đấu trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mơ lớn
nhất, hoạt động an tồn và hiểu quả nhất ở Việt Nam. Ngân hàng ACB Bank sẵn sàng
chấp nhận các thay đổi cần thiết để có thể sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt
nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành ngân hàng, phù hợp với các điều kiện cụ thể
của ACB và thị trường Việt Nam.
2.3.

Chiến lược phát triển.

Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách
hàng và hướng tới khách hàng. Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và
chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững. Duy trì tình trạng tài chính
ở mức độ an tồn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để
xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi
thách thức trong mơi trường kinh doanh cịn chưa hồn hảo của ngành ngân hàng Việt

Nam.
Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp
nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thơng suốt và hiệu
quả. Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách
xuyên suốt. ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.
3.

Các sản phẩm kinh doanh nổi bật của ngân hàng ACB.



Các sản phẩm dịch vụ chính của ACB:

Huy động vốn ( Nhận tiền gửi của KH) bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng.
Sử dụng vốn ( Cung cấp tín dụng, đầu tư, góp vốn liên doanh).
Kinh doanh ngoại tệ, vàng.
Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
Hiện nay ACB đang cung cấp cho Khách hàng hơn 200 sản phẩm cơ bản, tương đương
600 sản phẩm tiện ích và là ngân hàng có danh mục sản phẩm dịch vụ đa dạng và phong
11


phú nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam. ACB có bộ phận nghiên
cứu và phát triển theo từng khối : KHCN, KHDN, Khối CNTT , Khối Ngân quỹ và một
bộ phận chuyên tư vấn tài chính ( PFC).
Các sản phẩm thẻ ngân hàng ACB

Thẻ tín dụng

Thẻ ghi nợ


Thẻ trả trước

ACB Express
ACB

World

MasterCard
ACB

Visa

Platinum
ACB JCB
ACB Visa
ACB MasterCard
ACB

Visa

Business
ACB

JCB Debit
MasterCard Debit

Visa Prepaid

Visa Debit


MasterCard Dynamic

ACB Green

JCB Prepaid

ACB2Go

Thẻ Trả Trước Quốc Tế – Visa

Visa Platinum Debit Dành Cho Platinum Travel
Thương Gia

Visa

Signature
Các sản phẩm cho vay ngân hàng ACB

VAY KINH DOANH

VAY MUA NHÀ

VAY TIÊU DÙNG

Cơ Ngơi Bền Vững

Vay Mua Nhà – Đất

Vay Tiêu Dùng Linh Hoạt


Vay Đầu Tư Sản Xuất Vay Xây Dựng – Sửa Vay Tiêu Dùng Tín Chấp
Kinh Doanh

Chữa Nhà

Vay Phục Vụ Nhu Cầu Đời Sống

Vay Đầu Tư Tài Sản Cố Vay Mua Căn Hộ Dự Có TSBĐ
Định

Án

Vay Cầm Cố Thẻ Tiết Kiệm,

12


Giấy Tờ Có Giá

Vay Bổ Sung Vốn Lưu

Vay Mua Xe Ô Tô

Động

Vay Du Học

Các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm ngân hàng ACB
TÀI


KHOẢN

THANH TIỀN

TOÁN

ONLINE

Đại Lộc

Tài Khoản Kinh Doanh Trực
Tài Khoản Lương Của Tơi
Tài Khoản Thanh Tốn
Tài Khoản Tài Lộc
Tài Khoản Sinh Viên
Ký Quỹ Thanh Toán Thẻ
So Sánh Các Loại Tài Khoản
Thanh Toán

II.
1.

TIỀN GỬI TIẾT KIỆM
Tiết Kiệm Phúc An Lộc

Tài Khoản Thương Gia
Tuyến – Ebiz

GỬI


Tích Lũy Thiên Thần Nhỏ
Kỳ

Hạn

Chọn

Tùy Tích Lũy Thành Tài, Vững Bước
Tương Lai

Tiền Gửi Online Tích Lũy An Cư Lập Nghiệp
Đầu Tư Trực Lộc Bảo Tồn
Tuyến

Có Kỳ Hạn
Khơng Kỳ Hạn
Family Banking – Dịch Vụ Tài Chính
Cho Gia Đình Việt

TỔNG QUAN VỀ THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG ACB
Thu nhập lãi thuần

Trong những năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng ACB phát triển
mạnh, nhiều mảng kinh doanh ACB đạt kết quả khả quan, cụ thể đó là thu nhập lãi thuần
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu của ngân hàng.

13



1.1. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự
- Thu lãi tiền gửi: gồm tiền gửi ngân hàng nhà nước, tiền gửi và cho vay tại các tổ chức
tín dụng khác.
- Thu lãi cho vay: khách hàng và các TCTD khác. Cung cấp các gói cho vay đa dạng phù
hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp theo những hạn mức vay chi tiết.
- Thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán Nợ:
+ Thu lãi từ chứng khoán kinh doanh: Thu được trong thời gian nắm giữ được ghi nhận
trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở thực thu.
+ Thu lãi từ chứng khoán đầu tư:


Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán: là chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn

được mua nắm giữ trong thời hạn khơng ấn định trước và có thể bán ra vào bất cứ thời
điểm nào


Chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: là chứng khoán nợ với các khoản

thanh tốn cố định hoặc có thể xác định được và có kỳ đáo hạn cố định mà ngân hàng có
ý định và có khả năng nắm giữ đến ngày đáo hạn.
- Thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh: ACB bảo lãnh cho mọi nghĩa vụ hợp pháp của quý
khách hàng với đối tác : bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo
hành, bảo lãnh thanh tốn, bảo lãnh hồn trả tiền ứng trước, bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh
thanh toán thuế xuất nhập khẩu, bảo lãnh nộp dần tiền thuế nợ…. Xác thực thư bảo lãnh
bằng nhiều phương thức: văn bản, qua ACB online, SWIFT
- Thu khác từ hoạt động tín dụng.
1.2. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự.
- Trả lãi tiền gửi: tiền gửi của khách hàng và của các TCTD khác
- Trả lãi tiền vay của các TCTD khác

- Trả lãi phát hành giấy tờ có giá: trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu do
Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ, Tổ chức tín dụng, Tổ chức kinh tế phát hành.
- Chi phí hoạt động tín dụng khác: vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro

14


2. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ của ACB tăng qua các năm. Lợi nhuận từ hoạt
động này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn thu nhập, rủi ro thấp, ít phụ thuộc vào biến
động lãi suất thị trường. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng ACB hình thành
từ nguồn thu dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ và dịch vụ khác.
2.1. Dịch vụ thanh toán.
Dịch vụ thanh toán là nguồn quan trọng giúp lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ACB
tăng trưởng đột biến qua các năm. Thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động
thẻ tín dụng đã góp phần thay đổi cơ cấu thu nhập của ACB trong thời gian qua. Các dịch
vụ thanh toán phát triển mạnh mẽ, nhất là các phương tiện thanh tốn, dịch vụ dựa trên
ứng dụng cơng nghệ thông tin và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
2.2. Dịch vụ ngân quỹ.
Dịch vụ ngân quỹ ( bao gồm tiền mặt và tiền gửi các tổ chức tài chính khác) là nguồn thu
chiếm tỷ trọng nhỏ trong thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng ACB và theo báo
cáo tài chính 3 năm gần nhất của ACB thì nguồn thu này có xu hướng giảm theo các năm.
2.3. Dịch vụ khác.
Dịch vụ khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ và đang có xu
hướng giảm nhẹ qua những năm 2019- 2020 và 2020 – 2021.
3. Thu từ CKKD, CKĐT và góp vốn mua cổ phần
3.1. Thu từ chứng khoán kinh doanh
Chứng khoán kinh doanh là chứng khoán nợ hoặc chứng khoán vốn ban đầu được mua và
nắm giữ cho mục đích kinh doanh trong ngắn hạn.
Nguồn thu từ chứng khốn kinh doanh bao gồm thu từ:



Chứng khốn chính phủ đã niêm yết



Chứng khốn do các tổ chức tín dụng khác phát hành chứng khoán nợ

Thu nhập lãi của chứng khoán kinh doanh thu được trong thời gian nắm giữ được ghi
nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh riêng trên cơ sở thực thu.
3.2. Thu từ chứng khoán đầu tư
Thu từ chứng khoán đầu tư nghĩa là bao gồm nguồn thu từ chứng khoán nợ hoặc chứng
khoán vốn được các ngân hàng nắm giữ với mục đích đầu tư để hưởng lãi suất. Chứng
15


khoán đầu tư của ngân hàng ACB bao gồm: Chứng khoán sẵn sàng để bán và chứng
khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn


Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán: là những chứng khoán nợ hoặc chứng

khoán vốn được mua và nắm giữ trong thời hạn không ấn định trước và có thể được bán ra
ở bất cứ thời điểm nào để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc để ngân hàng ACB kịp thời
ứng phó với những trường hợp như: thay đổi lãi suất, tỉ giá, hoặc giá trị chứng khoán.


Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn: Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn

được ngân hàng ACB mua để sở hữu cho đến khi đáo hạn. Trái phiếu và các phương tiện

nợ khác (chẳng hạn như chứng chỉ tiền gửi) là hình thức đầu tư giữ đến ngày đáo hạn phổ
biến nhất tại ACB. Chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn cung cấp cho bản thân ngân
hàng một dịng thu nhập nhất qn; tuy nhiên, chúng khơng lý tưởng nếu bản thân ngân
hàng dự đoán cần tiền mặt để thanh khoản trong ngắn hạn.
Thu nhập lãi từ chứng khoán nợ giữ đến ngày đáo hạn được ghi nhận trên báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh trên cơ sở dự thu.
3.3. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần
Thu nhập từ góp vốn và mua cổ phần chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu thu nhập của ngân
hàng thì nguồn thu chính của nó là cổ tức nhận được trong năm đến từ:


Chứng khoán vốn đầu tư sẵn sàng để bán



Các khoản góp vốn đầu tư dài hạn:



Đầu tư vào cơng ty con



Góp vốn liên doanh



Đầu tư vào công ty liên kết




Đầu tư dài hạn khác

=> Đây là các khoản đầu tư với tỉ lệ thấp hơn 20% phần vốn của các tổ chức kinh tế mà
Ngân hàng là cổ đông sáng lập, hoặc đối tác chiến lược, hoặc có khả năng chi phối nhất
định vào quá trình thành lập, quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của kinh
doanh của ngân hàng ACB thông qua văn bản thỏa thuận cử nhân sự tham gia Hội đồng
quản trị hoặc Ban điều hành.
16


4. Thu nhập khác
Thu nhập khác là một phần chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập hoạt động của toàn
ngân hàng. Hơn nữa, các khoản thu nhập khác thường ít rủi ro hay rủi ro thấp cũng như ít
phụ thuộc vào biến động lãi suất thị trường. Bao gồm thu hồi nợ xấu đã sử dụng dự
phòng xử lý, thu từ hoạt động kinh doanh khác và thu nhập khác. Nhìn chung, khoản thu
nhập này có xu hướng giảm qua các năm.


Thu hồi nợ xấu đã sử dụng dự phòng xử lý:

Nợ xấu là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các Ngân hàng
Thương mại, đặc biệt tại Việt Nam, tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài
sản, mang lại nguồn thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất cho
Ngân hàng. Chính vì thế, để phát triển an toàn, hiệu quả hoạt động các Ngân hàng thương
mại cần chú trọng: thứ nhất, là chất lượng cấp tín dụng, dịch vụ; thứ hai, là quản lý nợ
xấu. Trong đó quản lý nợ xấu là vấn đề rất quan trọng, vì đây là ngun nhân có mức độ
ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đồng thời làm
ngưng trệ lưu thông nguồn vốn trong nền kinh tế Việt Nam. Đối với các ngân hàng, nợ
xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, có thể là các doanh nghiệp hoặc cá nhân

mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp, cá nhân đó làm ăn thua lỗ hoặc phá
sản,... Nhìn chung, một TCTD ln phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ
kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kỳ trước đó. Cịn Dự phịng rủi ro tín
dụng là các ước tính về phương diện kế toán cho những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra
trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng (TCTD), từ đó giúp các TCTD đánh
giá chính xác hơn về chất lượng danh mục tín dụng cũng như tình hình tài sản có của họ.
Việc thu hồi này tăng nhẹ phản ánh tích cực một phần trong quản lý nợ của ngân hàng.


Thu từ hoạt động kinh doanh khác, thu nhập khác: giảm nhẹ chứng tỏ ngân hàng

không tập trung phát triển hoạt động ngồi lề tránh lãng phí chi phí.

17


PHẦN II. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ( ACB ) TRONG 3 NĂM 2019 - 2021.
1. Khái quát quy mô thu nhập ACB trong giai đoạn 2019-2021.
Ngân hàng ACB định hướng phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ, đây cũng là xu
hướng chung của ngành. song song với việc tăng trưởng lãi từ hoạt động cho vay, ACB
đang có xu hướng đẩy mạnh nguồn thu ngồi lãi thuần nhằm tăng sự bền vững hơn cho
cơ cấu thu nhập. Theo nhận định của chun gia phân tích chứng khốn, tăng thu từ các
hoạt động ngoài lãi sẽ giảm bớt áp lực tăng trưởng tín dụng của các nhà băng, nhất là
trong bối cảnh rủi ro nợ xấu đang rất lớn vì dịch bệnh. Đồng thời, cơ cấu thu nhập cũng
bền vững hơn, bớt phụ thuộc vào chu kỳ tín dụng.

18



19


Thu nhập lãi thuần chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của ngân hàng ACB. chiếm
trung bình 80% tổng thu nhập hoạt động .Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy rằng, thu
nhập của ACB chủ yếu đến từ các hoạt động truyền thống tín dụng khi tỷ trọng của thu
nhập lãi thuần chiếm chủ yếu trong tổng thu nhập hoạt động của NHTM. Mang lại nguồn
thu lớn thứ hai là thu từ hoạt động dịch vụ và ba là thu nhập từ hoạt động khác. Các hoạt
động đầu tư của ACB chưa thực sự đem lại nguồn thu đáng kể,chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trung bình 0,5% Tổng thu nhập hoạt động của Ngân hàng này.
Tổng thu nhập hoạt động của ACB giai đoạn 2019 - 2021 có dấu hiệu tăng lên nhanh
chóng. Năm 2021, khoản mục này lên tới 2.256.2751 triệu đồng, tăng 4618987 triệu đồng
so với năm 2020 (tương đương với tốc độ tăng 25,7%); và tăng 6.481.355 triệu đồng so
với năm 2019 (tương đương với tốc độ tăng 43,1 %). Sự tăng trưởng Năm 2021, nhờ vào
nỗ lực vượt qua những khó khăn của đại dịch Covid-19, ACB đã đạt mức lợi nhuận trước
thuế gần 12.000 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2020 và gấp 4,5 lần 5 năm trước. Động
lực chính cho nguồn thu ngoài lãi của ACB đến từ mảng dịch vụ khi đóng góp 2.894 tỷ
đồng, tăng trưởng 71%. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng đem về
khoản lãi đột biến 450 tỷ đồng cho ngân hàng, gấp 2,7 lần cùng kỳ.
Mặt khác, mảng mua bán chứng khoán đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác lại
không mấy khởi sắc khi số lãi thu về giảm lần lượt là 66,7% và 50,1% so với năm trước.
20


2. Phân tích cơ cấu cơ cấu thu nhập ACB giai đoạn 2019-2021.
Nhóm sẽ phân tích thành 2 giai đoạn nhỏ 2019-2020, 2020-2021 để làm rõ được xu
hướng biến động về cơ cấu quy mô thu nhập của ngân hàng ACB.
2.1. Cơ cấu thu nhập ACB 2019-2020.

Kết quả thu nhập của ACB được thể hiện như sau:

Đơn vị: triệu đồng
Tương
CHỈ TIÊU

2020

2019

Tuyệt đối đối
21


Thu nhập lãi và các khoản tương tự

31.576.778 28.068.226

3.508.552 12.5%

Chi phí lãi và các chi phí tương tự

-17.228.245 -16.173.827 -1.054.418 6.52%

Thu nhập lãi thuần

14.348.533 11.894.399

2.454.134 20.63%

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ


1.541.183

1.813.418

-272235

-15.01%

687.297

430.425

256872

59.68%

106.469

51.152

55.317

108.14%

đầu tư

732.115

54.306


677.809

1248.13%

Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác

275.294

1.499.539

-1.224.245 -81.64%

33.726

5.752

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh
doanh ngoại hối
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán
kinh doanh
Lãi thuần từ mua bán chứng khoán

Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần 39.478

17.06%

Tổng thu nhập hoạt động

17.730.369 15.776.965


1.953.404 12.38%

Tổng chi phí hoạt động

-7.432.285 -8.149.168

716.883

8.8%

Tổng thu nhập hoạt động của ACB năm 2019 là 15.776.965 triệu đồng, năm 2020 đạt
17.730.369 triệu đồng. Tổng thu nhập hoạt động năm 2020 tăng trưởng 12.38% so với
năm 2019.
Thu nhập lãi thuần vẫn là thu nhập chính trong tổng thu nhập hoạt động của ACB. Thu
nhập lãi thuần năm 2019 và 2020 lần lượt là 11.894.399 triệu đồng và 14.348.533 triệu
đồng, tức năm 2020 tăng 20.63%.
Thu nhập ngoài lãi ghi nhận sự tăng trưởng kém hơn, điển hình là thu thuần từ hoạt động
dịch vụ giảm từ 1.813.418 triệu đồng xuống 1.541.183 triệu đồng, tức năm 2020 giảm
15.01% so với năm 2019.
Một số khoản thu nhập khác chiếm tỷ trọng nhỏ ghi nhận mức tăng trưởng tốt. Thu nhập
thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng trưởng 59.68%, mua bán chứng khoán kinh
doanh tăng trưởng 108.14%, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng trưởng
1248.13%, từ hoạt động khác giảm 81.64%, thu nhập từ góp vốn mua cổ phần tăng
trưởng 17.06%. Tất cả các thu nhập này dẫn đến tỷ trọng thu nhập hoạt động tăng

22


12.38%. Các hoạt động giảm thu nhập năm 2020 so với 2019 là thu thuần từ hoạt động
khác, giảm 81.64%.

Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU

2020

2019

Thu nhập lãi thuần

14.348.533

11.894.399

Tổng tài sản sinh lời từ lãi

423.402.047

367.712.850

NIM

3.39%

3.23%

Thu nhập ngoài lãi thuần

3.381.836

3.882.566


Tổng tài sản

441.993.749

382.885.618

NNIM

0.77%

1.01%

Thu nhập hoạt động

17.730.369

15.776.965

Chi phi hoạt động

-7.423.285

-8.149.168

CIR

41.87%

51.65%


Hệ số NIM - tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng ACB tăng 0,16 điểm % từ 3.23%
xuống 3.39% chủ yếu do thu nhập lãi thuần tăng lên đáng kể và tổng thu nhập sinh lãi đã
tăng lên nhưng với tỷ trọng tăng ít hơn thu nhập lãi thuần. Năm 2019, nhờ dịch chuyển cơ
cấu cho vay, NIM đã ở mức 3,23% . Kết quả này đến từ tăng trưởng tín dụng chậm lại, lãi
suất huy động tăng ở các kỳ hạn dài trong khi lãi suất cho vay ổn định, cơ cấu lại các
khoản vay với lãi suất cao hơn. Đến năm 2020, khả năng của ACB trong việc tối đa hóa
các nguồn thu từ lãi và khả năng huy động vốn chi phí thấp đã tăng lên. Nhìn chung, mức
độ hiệu quả hoạt động của ACB và NIM ổn định, tăng trưởng tín dụng trên mức trung
bình, thu nhập từ dịch vụ vững chắc và bảng cân đối lành mạnh, dựa trên hoạt động kinh
doanh cốt lõi của ACB, cơ sở khách hàng trung và cao cấp trung thành, một danh mục đa
dạng với nhiều tài sản có tính thanh khoản cao và khẩu vị rủi ro thấp.
Hệ số thu nhập ngoài lãi thuần - NNIM có sự thay đổi tiêu cực, giảm 0,24 % từ 1,01%
xuống 0.77%, điều này cho thấy khả năng tối đa hóa các nguồn thu ngồi lãi và giảm
thiểu chi phí ngồi lãi giảm xuống. Điều này thể hiện ngân đã quản lý kém hơn các chi
phí ngoài lãi để tạo ra thu nhập ngoài lãi của mình. Chỉ tiêu này của năm 2020 thấp hơn

23


so với năm 2019 do chi phí nhân viên, chi phí quản lý cơng vụ, chi phí về tài sản thường
rất cao do đặc điểm kinh doanh của ngân hàng.
Tỷ lệ chi phí thu nhập - CIR của năm 2020 đã giảm 9,78% do sự tăng lên trong tổng thu
nhập hoạt động nhưng tổng chi phí hoạt động thay đổi không đáng kể. Điều này cho thấy
hiệu quả hoạt động năm 2020 của ACB tích cực hơn so với năm 2019..
Một số hoạt động chính tạo thu nhập của ACB cụ thể:
a. Thu nhập lãi thuần.
Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu


2019

2020

Tuyệt đối Tương
đối

Thu lãi tiền gửi

601.275

Thu lãi cho vay

24.261.247 27.543.608 3.282.361 13,53%

Thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng 2.934.133

258.191

-343.084

-57,056%

2.915.654

-18.479

-0,63%


khoán nợ
-Thu lãi từ chứng khoán kinh doanh

22.050

38.050

16.000

72,56%

-Thu lãi từ chứng khoán đầu tư

2.912.083

2.877.604

-34.479

-1,18%

Thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh

214.602

235.968

21.366

9,96%


Thu khác từ hoạt động tín dụng

56.969

623.357

566.388

994,2%

Thu nhập lãi và các khoản tương tự

28.068.226 31.576.778 3.508.552 12,5%

24


×