Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ kế toán nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP á châu ACB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.39 KB, 9 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành một xu thế phổ biến trên thế
giới và diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Để bắt kịp xu thế đó Việt Nam
cũng đã chủ động tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế: gia nhập khối
ASEAN (AFTA), ký hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, trở thành thành
viên thứ 150 WTO… Việc Việt Nam chính thức gia nhập thành viên của WTO đã
đem lại cho Việt Nam những cơ hội nhưng cũng đặt ra khá nhiều thách thức: môi
trường cạnh tranh gay gắt hơn; tạo ra động lực buộc các doanh nghiệp trong nước
phải đổi mới, song mặt khác cũng có thể làm cho các doanh nghiệp trong nước bị
thu hẹp thị trường, thua lỗ, phá sản, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
Ngân hàng là một trong những lĩnh rất nhạy cảm và được mở cửa mạnh theo
các cam kết của tổ chức thương mại thế giới WTO. Dịch vụ ngân hàng được dự báo
sẽ là lĩnh vực cạnh tranh rất khốc liệt khi vòng bảo hộ cho các NHTM trong nước
khơng cịn. Hệ thống ngân hàng được xếp vào diện các ngành chủ chốt, cần được tái
cơ cấu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Với hơn 18 năm thành lập và phát triển,
ACB đã trở thành “ngân hàng của mọi nhà”, gắn kết với khách hàng bằng các định
hướng chính sách đa dạng vào từng thị trường: tài chính, chứng khốn, vàng, địa
ốc… Tuy nhiên hiện nay ACB còn bộc lộ nhiều yếu kém về năng lực cạnh tranh,
nhất là các yếu kém nội tại. Xuất phát từ thực tiễn trên nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh, khẳng định vị trí của ACB trong khu vực và quốc tế, tác giả đã lựa chọn
đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)” để
nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sỹ của mình.
Luận văn bao gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là làm rõ lý luận cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh và cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng. Từ đó phân tích, đánh giá thực




ii

trạng năng lực cạnh tranh của ACB thông qua các tiêu chí đánh giá cơ bản, những
thành tựu đạt được và những điểm hạn chế, nguyên nhân của hạn chế đó. Cuối cùng,
đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB,
đảm bảo an tồn và phát triển bền vững trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
Chương 1 đi vào phân tích hai nội dung chính: Một là các cơng trình nghiên
cứu có liên quan tới đề tài, hai là vấn đề nghiên cứu của luận văn bao gồm nội dung
nghiên cứu của luận văn và các điểm mới, giá trị đóng góp của luận văn. Trong nội
dung các cơng trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài, tác giả đưa ra một số cơng
trình nghiên cứu có liên quan như sau:
Chiến lược cạnh tranh, GS. Michael E. Porter
Mơ hình “Kim cương”, GS. Michael E. Porter
TS. Nguyễn Hữu Thắng, (2008), “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay"
PGS.TS Nguyễn Thị Quý, (2005), “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại trong xu thế hội nhập”
Phí Trọng Hiển, (2006), “Bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
NHTM Việt Nam trên thị trường dịch vụ ngân hàng”
Đình Duy Đơng, (2007), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt
Nam trong thời gian tới”
Hoàng Quỳnh Trang (2011), Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015. Luận văn
thạc sỹ. Học viện Tài Chính.
Luận văn bao gồm ba nội dung cơ bản: Một là, hệ thống lại những cơ sở lý

luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của NHTM. Hai là, phân tích, đánh giá thực
trạng năng lực cạnh tranh của ACB dựa trên các nhóm tiêu chí đánh giá cơ bản nhất
về năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng; đánh giá vị thế của ACB trên thị


iii

trường ngân hàng thông qua các chỉ tiêu định lượng và định tính (qua việc điều tra
khảo sát đánh giá của khách hàng). Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị
cụ thể giúp duy trì vị thế của ACB và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường
trong thời gian sắp tới.
Như vậy, luận văn đã thể hiện được các điểm mới so với các cơng trình đã
nghiên cứu trước đó, đó là:
Thứ nhất, đã tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh cho ngân hàng cụ thể
đó là ACB.
Thứ hai, đã cập nhật các dữ liệu và thông tin mới nhất về ACB cũng như các
NHTM khác trong thị trường tài chính. Từ đó nhằm đưa ra các so sánh giữa các
ngân hàng và xác định vị thế của ACB trên thị trường.
Ngoài ra, đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
ACB trong giai đoạn lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng như nền kinh tế đầy biến
động như hiện nay và phù hợp với bối cảnh Việt Nam là thành viên của WTO.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA NHTM
Nội dung chính của chương 2 bao gồm:
 Cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế
 Năng lực cạnh tranh của NHTM
Trong phần này tác giả hệ thống lại một số khái niệm về cạnh tranh, và có
thể tổng kết lại khái niệm chung về cạnh tranh như sau: cạnh tranh là sự ganh đua
giữa các chủ thể kinh tế trên cơ sở sử dụng hiệu quả các nguồn lực kinh tế kết hợp

áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất cũng như dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu
khách hàng bằng sản phẩm chất lượng và giá cả hợp lý và cạnh tranh cũng tạo ra sự
khác biệt giữa các sản phẩm cùng loại thông qua các giá trị hữu hình và vơ hình mà
doanh nghiệp tạo ra. Qua đó, doanh nghiệp sẽ giành lấy những vị thế tương đối
trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa để tối đa hóa lợi nhuận.


iv

Cạnh tranh có vai trị vơ cùng quan trọng với nền kinh tế, nó được coi là
động lực của sự phát triển không chỉ của mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp mà cả nền
kinh tế nói chung. Cạnh tranh có tính chất hai mặt: tác động tích cực và tác động
tiêu cực.
Trên cơ sở đó, tác giả đi vào tìm hiểu năng lực cạnh tranh của NHTM. Hiện
có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh trên ba cấp độ: quốc gia,
doanh nghiệp và sản phẩm, song vẫn cịn chưa có sự thống nhất cao. Có hai hệ
thống lý thuyết với hai phương pháp đánh giá được các quốc gia và các thiết chế
kinh tế quốc tế sử dụng nhiều nhất: Phương pháp thứ nhất do Diễn đàn Kinh tế thế
giới (WEF) thiết lập trong bản Báo cáo cạnh tranh toàn cầu; Phương pháp thứ hai là
theo quan điểm của Michael Porter - Giáo sư của đại học Harvard Hoa Kỳ. Tuy
nhiên, từ các luận điểm trên tác giả lựa chọn quan niệm về năng lực cạnh tranh của
các NHTM như sau: Năng lực cạnh tranh của một ngân hàng là khả năng ngân hàng
đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần, đạt
được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời
đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua
những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM bao gồm nhân tố
chủ quan và khách quan. Nhân tố chủ quan là nhóm nhân tố thuộc về nội tại của hệ
thống NHTM, có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các NHTM. Các
nhân tố đó là: Chiến lược kinh doanh, tiềm lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực,

Năng lực quản trị điều hành, sản phẩm của NHTM, văn hóa kinh doanh, khả năng
liên doanh liên kết của NHTM… Các nhân tố khách quan gồm: Môi trường kinh tế
vĩ mơ, chính trị-pháp luật, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, môi trường cạnh
tranh trong nước và quốc tế.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của
NHTM:
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính gồm:
 Tiềm lực về vốn và nguồn vốn chủ sở hữu
 Chất lượng tài sản có


v

 Khả năng sinh lời (ROA, ROE)
 Khả năng thanh khoản
 Khả năng quản lý rủi ro thanh khoản
 Quản trị rủi ro
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực kinh doanh
 Khả năng huy động vốn
 Khả năng cho vay và đầu tư
 Khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ:
 Khả năng phát triển mạng lưới
Các chỉ tiêu đánh giá năng lực công nghệ ngân hàng
Các chỉ tiêu về năng lực tổ chức, quản lý và điều hành

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ACB
Chương 3 bao gồm có các nội dung sau:
 Tổng quan về ACB
 Tình hình hoạt động kinh doanh chung của ACB
 Phân tích năng lực cạnh tranh của ACB

 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB
Trong chương này, ngồi việc giới thiệu tổng qt về ACB và tình hình hoạt
động kinh doanh chung của ACB trong giai đoạn 2007-2011, luận văn chủ yếu tập
trung vào phân tích năng lực cạnh tranh của ACB thơng qua các nhóm tiêu chí đánh
giá đã được hệ thống hóa ở chương 2. Từ những phân tích đó, tác giả đưa ra những
nhận xét, đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB. Các kết quả đạt
được như sau:
- ACB là một trong những ngân hàng có quy mơ vốn chủ sở hữu, tổng tài sản
lớn nhất hiện nay. Thị phần vốn huy động và tín dụng chiếm tỷ lệ cao trong toàn
ngành và tăng mạnh trong những năm gần đây. Lợi nhuận trước thuế liên tục tăng
qua các năm


vi

- Nguồn nhân lực của ACB được đánh giá rất cao: trình độ học vấn cao, trẻ,
năng động.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt; tính chun nghiệp cao.
- ACB có trung tâm đào tạo riêng, chuyên đào tạo nghiệp vụ ngân hàng và
các kiến thức cơ bản về pháp luật,… liên quan đến nghiệp vụ cho nhân viên.
- ACB là ngân hàng đầu tiên có cơ cấu tổ chức theo định hướng khách hàng
- Hệ thống công nghệ thông tin phát triển mạnh. ACB là ngân hàng đầu tiên
có kênh phân phối và cung cấp thông tin qua mạng internet, điện thoại di động, điện
thoại bàn. ACB có mạng quản trị trực tuyến (TCBS), thực hiện cơ chế một cửa; làm
chủ được công nghệ và vận hành hệ thống rất tốt.
- Sản phẩm dịch vụ phong phú. Hiện nay, ACB có trên 600 sản phẩm dịch vụ
từ đơn giản đến phức tạp để phục vụ khách hàng mục tiêu.
- Quản lý rủi ro tốt, là ngân hàng đầu tiên có hội đồng quản trị tài sản nợ-có
(ALCO) quản lý rủi ro thị trường và kinh doanh ngân quỹ tập trung.
- ACB là thương hiệu đi tiên phong và thành công nhất trong trong lĩnh vực

ngân hàng bán lẻ nhờ khả năng tiếp cận sớm công nghệ, tri thức và nhân sự hiện đại
- Quan hệ trong nước và quốc tế: Có hệ thống mạng lưới ngân hàng đại lý ở
nhiều nước trên tồn thế giới; có uy tín về hoạt động kinh doanh ngoại hối, thanh
toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó năng lực cạnh tranh của ACB còn bộc lộ khá nhiều hạn chế:
- Nợ xấu đang là mối đe dọa lớn của ngành ngân hàng nói chung và ACB nói
riêng, mặc dù đã nỗ lực kiểm sốt song chất lượng tín dụng của ACB bắt đầu có dấu
hiệu giảm sút. Tính ổn định của thanh khoản còn yếu.
- Mạng lưới hoạt động: mạng lưới chi nhánh và hệ thống bán lẻ trong nước
chưa được đầu tư nhiều, đặc biệt là ở những nơi quan trọng như khu công nghiệp,
khu chế xuất. Mạng lưới ATM rất hạn chế. Mạng lưới chi nhánh chưa “phủ sóng”
trên diện rộng, chỉ tập trung tại một số khu vực trọng điểm. Hơn nữa, rất nhiều các
điểm giao dịch trong đó có cả chi nhánh lớn phải đi thuê trụ sở, hạ tầng trụ sở kém;
vị trí khơng phù hợp, nhiều điểm bố trí ở vị trí khuất, khơng nằm trong tầm mắt của
khách hàng.


vii

- Hoạt động marketing, quảng bá thương hiệu, các chương trình truyền thơng
chiến lược chưa được chú trọng
- Lãi suất, phí của ACB được cho là khá cao, khơng cạnh tranh so với các
NHTM khác.
- Ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ của nhân viên chưa cao, rủi ro vận
hành tại hệ thống kênh phân phối có xu hướng gia tăng.
- Một số ít lãnh đạo kênh phân phối chưa có kinh nghiệm quản lý, năng lực
yếu nên hoạt động không hiệu quả.
- Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cịn thấp, thiếu tính cạnh tranh.
Những hạn chế kể trên bắt nguồn từ các nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân chủ quan:

- Mặc dù nằm trong tốp các NHTM có quy mơ lớn nhưng so với các NHTM
có vốn của Nhà nước và các NHNNg thì quy mơ vốn, tiềm lực tài chính của ACB
cịn khá khiêm tốn.
- Năng lực quản trị điều hành còn nhiều hạn chế.
- Hệ thống kênh phân phối mới phát triển theo chiều rộng mà chưa được đầu
tư chiều sâu.
- Công tác xây dựng cơ bản cịn mang nặng tính hành chính, thủ tục.
- Chính sách tuyển dụng đào tạo, khuyến khích cán bộ cịn chưa thỏa đáng.
Chính sách khuyến khích, thu hút nhân tài chưa được chú trọng, trong khi
việc đào tạo lại rất bài bản, chuyên nghiệp dẫn đến tình trạng “chảy máu chất xám”
sang các NHTM khác làm lãng phí nguồn lực và đầu tư không hiệu quả.
- Hệ thống cơng nghệ thơng tin cịn phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ của các
đối tác nên chất lượng chưa ổn định, chi phí cao.
Ngun nhân khách quan:
- Tình hình kinh tế thế giới trong những năm gần đây biến động phức tạp gây
khó khăn cho tất cả mọi lĩnh vực nói chung và cho hoạt động kinh doanh tiền tệ nói
riêng. ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ACB.
- Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa
đồng bộ nhất quán.


viii

- Thị trường tài chính phát triển khơng ngừng với sự tham gia ngày càng
nhiều hơn của các loại hình kinh doanh.
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
ACB
Chương 4 bao gồm các nội dung chính sau:
 Định hướng của ACB trong thời gian tới
 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB

 Các kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước
Dựa trên việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn 2007-2011
và định hướng phát triển của ACB, tác giả đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của ACB trong thời gian tới, cụ thể như sau:
1. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực tài chính
Tăng cường năng lực tài chính được thực hiện thơng qua các biện pháp như:
tăng quy mơ vốn, phịng ngừa rủi ro và minh bạch về tài chính. Với tiềm lực tài
chính hiện tại, ACB nên sử dụng phương pháp tăng quy mô vốn bằng cách tăng vốn
từ nguồn nội bộ (lợi nhuận để lại) và phát hành cổ phiếu kêu gọi vốn từ các cổ đơng
nước ngồi.
2. Nhóm giải pháp tăng cường năng lực hoạt động của ACB
 Tăng cường năng lực hoạt động của ngân hàng thông qua việc:
 Nâng cao hiệu quả huy động vốn
 Phát triển hoạt động tín dụng
 Phát triển dịch vụ: dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước,
đẩy mạnh hiệu quả của hoạt động ngân hàng bán lẻ.
3. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của ACB
Đầu tư, nâng cấp và hiện đại hóa ngân hàng (cả phần cứng và phần mềm) ở hội sở
và các chi nhánh một cách đồng bộ; Củng cố và phát triển các sản phẩm mới dựa
trên nền tảng công nghệ hiện đại; Chú trọng thực hiện giải pháp an ninh mạng triệt
để hơn; Đẩy mạnh cơng tác đào tạo, chuẩn hóa về trình độ cơng nghệ thơng tin cho
tồn thể CBCNV.


ix

4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn hệ thống
 Đào tạo và tái đào tạo nguồn nhân lực hiện có
 Có chính sách tuyển dụng thu hút nhân tài trẻ, trình độ cao, có đạo
đức nghề nghiệp

 Tạo môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ hợp lý
 Tăng cường quá trình biên chế nội bộ
5. Xây dựng thương hiệu ngân hàng ACB
Một số kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các công cụ điều hành chính sách tiền tệ
gián tiếp, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Kiểm
sốt toàn bộ các luồng tiền trong nền kinh tế.
- Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng theo nguyên tắc thị trường và nâng cao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các TCTD; tách bạch hồn tồn tín dụng
chính sách và tín dụng thương mại.
- Sửa đổi và hồn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế hoạt động của thị trường
tiền tệ.
- Tăng cường vai trò của thanh tra, giám sát của NHNN đối với hoạt động
kinh doanh của các TCTD.
- Hoàn thiện các quy định phù hợp với yêu cầu ứng dụng công nghệ điện tử
và chữ ký điện tử trong lĩnh vực ngân hàng; đổi mới cơ chế quản lý ngoại hối theo
hướng kiểm sốt có chọn lọc các giao dịch vốn.
- NHNN nên cân nhắc cho phép tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư
nước ngồi tại ngân hàng trong nước; khuyến khích tăng trưởng cao hơn đối với các
TCTD có quy trình quản lý rủi ro tín dụng tốt…



×