Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH xây dựng và thương mại Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.96 KB, 31 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH – PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1. Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên đầy đủ: Công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại Thái Bình
Trụ sở: Số 76 – Cột Còi – Đường Trường Trinh – Kiến An – Hải Phòng
Điện thoại : 031.3 576890
Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 0202003474 do Sở kế hoạch và đầu tư Hải
Phòng cấp ngày 04 tháng 05 năm 2002
Tài khoản tại ngân hàng đơn vị đăng ký giao dịch:
- Tài khoản số tại ngân hàng thương mại Á Châu Hải Phòng
- Địa chỉ : số 69 – Điện Biên Phủ - Hồng Bàng – Hải Phòng
Giấy chứng nhận đăng ký thuế GTGT:
Mã số thuế 0200669447 được cấp ngày 16 tháng 05 năm 2002 tại cục thuế nhà
nước thành phố Hải Phòng.
Vốn điều lệ : 2.000.000.000 ( Hai tỷ đồng )
Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:
- Xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
- Kinh doanh hàng lâm sản, vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh và đại lí ô tô, xe máy, thiết bị phụ tùng điện máy.
- Đại lí mua bán, ký gửi hàng hóa.
- Sản xuất đồ mộc và trang trí nội ngoại thất.
- Lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh, điện tử, tin học viễn thông.
2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thái Bình là một doanh nghiệp tư
nhân, là đơn vị chuyên thi công xây dựng các công trình công nghiệp và nhà ở; các
công trình công cộng; công trình hạ tầng và lắp đặt điện nước trong nhà; các công
trình giao thông thủy lợi, đường ống cấp thoát nước có quy mô vừa và nhỏ; kinh
doanh vật liệu xây dựng và hàng lâm sản…
Công ty TNHH xây dựng và thương mại Thái Bình được thành lập và hoạt
động theo Luật doanh nghiệp được đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư
Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A


1
Báo cáo thực tập tổng hợp
thành phố Hải Phòng cấp ngày 04 tháng 05 năm 2002. Công ty là doanh nghiệp trong
đó có các thành viên cùng góp vốn, cùng phân chia lợi nhuận, cùng chia lỗ tương ứng
với phần góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ khác của
doanh nghiệp trong phạm vi sỗ vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.
Số thành viên đăng ký kinh doanh ban đầu là 02 thành viên
- Ông Nguyễn Tiến Nhâm
Số vốn góp : 1.500.000.000 ( Một tỷ năm trăm triệu đồng ) chiếm tỷ lệ 75%
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú : Xóm 6 Phúc Thành – An Ấp – Quỳnh Phụ -
Thái Bình
Số CMND: 150940205 Cấp ngày: 30/03/1985 Nơi cấp: CA Thái Bình
- Ông Nguyễn Trọng Vững
Số vốn góp: 500.000.00(Năm trăm triệu đồng ) chiếm tỷ lệ 33.33%
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Khu 4 Thị trấn Tiên Lãng – Huyện Tiên Lãng
– Hải Phòng
Số CMND: 030231564 Cấp ngày: 03/10/1978 Nơi cấp: CA Hải Phòng
Công ty là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu và được mở
tài khoản tại ngân hàng, được nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và tính sinh lợi
hợp pháp của việc kinh doanh. Mọi hoạt động của công ty tuân thủ theo các quy định
của pháp luật, công ty có quyền lợi hợp pháp khác.
Qua gần 6 năm hoạt động, công ty TNHH xây dựng và thương mại Thái Bình
đã có những kết quả đáng khích lệ trong công tác chỉ đạo, tổ chức, điều hành, quản lý
thi công hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ công nhân viên trong đơn vị
ngày càng trưởng thành, đoàn kết, gắn bó, đúc kết được nhiều kinh nghiệm, trình độ
tay nghề ngày càng được nâng cao, đáp ứng đươc các yêu cầu nhiệm vụ.
Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng các công trình: dân dụng,
công nghiệp, giao thông, thủy lợi. Mặc dù là một doanh nghiệp nhỏ nhưng với sự
giúp đỡ của thành phố cùng với sự cố gắng phát huy nội lực của các cán bộ công
nhân viên nên công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ

Một số công trình tiêu biểu đã thực hiện từ năm 2002-2007:
Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng Hải Phòng
- Khu nuôi dưỡng Bảo trợ xã hội Hải Phòng
- Trường THPT Ngô Quyền
- Bảo tàng Hải Phòng
- Trường THPT Cát Hải
- Trường THCS Thắng Thủy
- Nhà ở học viên – xưởng sàn xuất Trường giao dục lao động Thanh Xuân
- Nhà đa chức năng Trung tâm giáo dục lao động và phục hội sức khỏe
- Đường phòng chống bão lụt Huyện Tiên Lãng
- Nhà làm việc tạm trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2
3. Đặc điểm kinh tế kĩ thuật chủ yếu của doanh nghiệp.
3.1. Nhiệm vụ chủ yếu.
- Xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
- Kinh doanh hàng lâm sản, vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh và đại lí ô tô, xe máy, thiết bị phụ tùng điện máy.
- Đại lí mua bán, ký gửi hàng hóa.
- Sản xuất đồ mộc và trang trí nội ngoại thất.
- Lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh, điện tử, tin học viễn thông.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước
- Không ngừng cải tiến và hòan thiện bộ máy quản lý, nâng cao năng suất lao
động, nâng cao thu nhập cho người lao động .
- Đổi mới trang thiết bị công nghệ hiện đại cũng như điều kiện làm việc.
- Tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên trong công ty và cho lao
động ở địa phương.
- Thường xuyên tổ chức và đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần cho họ.

3.2. Cơ sở vật chất.
- Văn phòng công ty: diện tích 200m2. Địa chỉ: 76 – Cột Còi – Đường Trường
Trinh – Kiến An – Hải Phòng
Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Số lượng máy móc thiết bị:
+ Máy vi tính: 5 cái
+ Máy in: 3 cái
+ Máy phát điện: 5 cái
+ Máy hàn: 7 cái
+ Máy cưa: 5 cái
+ Máy bào: 5 cái
+ Máy đục: 5 cái
+ Máy mài sắt: 5 cái
+ Máy khoan: 7 cái
+ Máy tời: 7 cái
+ Máy trộn bê tông: 6 cái
+ Máy đầm dùi: 5 cái
+ Máy đầm bàn: 4 cái
+ Máy trộn vữa: 4 cái
+ Máy bơm: 3 cái
+ Xe ô tô trọng tải 2,5 tấn: 2 cái
- Tổng số lượng lao động: 117 người
3.3. Thị trường.
Do xây dựng cơ bản là ngành có sản phẩm đang có sức tiêu thụ lớn trong nền
kinh tế mới, thu lợi nhuận cao nên ngày càng có nhiều công ty mới gia nhập, do vậy
tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong ngành. Đối thủ đáng ngại nhất hiện nay của công ty
là các công ty xây dựng cơ bản có uy tín với kinh nghiệm nhiều năm và các công
trình xây dựng có chất lượng đảm bảo. Là một doanh nghiệp nhỏ nên công ty chủ yếu

thực hiện những công trình xây dựng trên các quận nội thành: Lê Chân, Ngô Quyền,
Hồng Bàng, Hải An, Kiến An và một số huyện ngoại thành: An Lão, Cát Hải, Tiên
Lãng.
3.4. Khách hàng.
Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sau một vài năm hoạt động, công ty đã dàn đi vào ổn định với các công trình
xây dựng đảm bảo chất lượng, đáp ứng được yêu cầu. Do vậy sản phẩm của công ty
ngày càng được thị trường tin tưởng, chấp nhận và vị trí của công ty đã dần được cải
thiện. Khách hàng chủ yếu của công ty là các quận, huyện với các công trình: ủy ban
nhân dân, nhà văn hóa, đường…, các tổ chức xã hội với các công trình: trung tâm
giáo dục lao đọng và phục hồi sức khỏe, trung tâm giáo dục lao động xã hội, khu nuôi
dưỡng bảo trợ xã hội…và một vài trường học trên địa bàn thành phố.
4. Định hướng phát triển doanh nghiệp trong những năm tới.
Qua gàn 6 năm hoạt động, công ty đã có những kết quả đáng khích lệ. Trong
những năm tới, công ty phấn đầu trở thành một doanh nghiệp có uy tín trong lĩnh vực
xây dựng, không chỉ trong phạm vi thành phố Hải Phòng mà mở rộng hoạt động ra
một số tỉnh lân cận: Thái Bình, Hải Dương, Quảng Ninh…
Là một công ty TNHH xây dựng và thương mại với nhiều lĩnh vực kinh doanh
nhưng do điều kiện ban đàu còn nhiều khó khăn nên công ty mới chỉ tập trung hoạt
động trong lĩnh vực xây dựng. Trong những năm tới, mục tiêu chiến lược của công ty
là phát triển hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác: sản xuât đồ mộc, trang trí
nội ngoại thất; lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh, điện tử, tin học viễn thông.
Những định hướng phát triển cơ bản:
- Luôn luôn cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng, thoả mãn mọi yêu cầu
của khách hàng.
- Thực hiện đúng, đầy đủ phương châm “ Vui lòng khách đến, vừa lòng khách
đi”. Luôn cải tiến phương thức phục vụ, tôn trọng mọi cam kết với khách hàng.
- Bằng mọi phương tiện, tuyên truyền và giáo dục cho cán bộ công nhân viên

hiểu rõ chất lượng công trình là sự sống còn của Công ty, lao động có chất lượng là
nghĩa vụ đồng thời là quyền lợi sát sườn của mỗi người
Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Đánh giá tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1. Đánh giá tổng hợp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
2003 -2007
TT CHỈ TIÊU
Đơn vị
tính 2003 2004 2005 2006 2007
1 Doanh thu
Ngàn
đồng
10552190 12135019 14319322 13488802 15107458
Tốc độ tăng trưởng %
147 115 118 94 112
2 Tổng nộp ngân sách
Ngàn
đồng 320241 341259 365127
296862 419693
Tốc độ tăng trưởng %
123 107 107 81 141
3
Thu nhập bình quân/
tháng
Ngàn
đồng

850 950 1100 1200 1500
Tốc độ tăng trưởng %
100 112 116 109 125
4 Lao động bình quân Người
87 102 112 117 117
5
Lợi nhuận trước
thuế
Ngàn
đồng
329460 316530 368328 301100 371366
6 Lợi nhuận sau thuế
Ngàn
đồng 257390 247289 287756
235234 290130
7 Tài sản cố định
Ngàn
đồng
1231209 1873210 2080006 2243501 2724923
8
Tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn
Ngàn
đồng
3290142 3296548 2361605 3068950 3616531
9 Tổng nguồn vốn
Ngàn
đồng
4521351 5169758 4441611 5312452 6341454
10

Nguồn vốn chủ sở
hữu
Ngàn
đồng
2406896 2967958 2377150 3258658 3439224
Tốc độ tăng trưởng %
113 123 80 137 106
11
Nguồn vốn kinh
doanh
Ngàn
đồng
2000000 2000000 2000000 2000000 2000000
12 Nợ phải trả
Ngàn
đồng
2114455 2201800 2064461 2053794 2902230
Tốc độ tăng trưởng %
124 104 94 99 141
1.1 .Về nguồn vốn của doanh nghiệp.
Dựa vào bảng số liệu ta thấy tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
hàng năm đều tăng ( trừ năm 2005 ). Do vậy có thể kết luận một điều là quy mô của
Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
doanh nghiệp tăng lên so với lúc ban đầu mới thành lập. Đây là một điều đáng mừng
đối với một doanh nghiệp còn non trẻ.
Nguồn vốn của công ty được chia thành 2 loại: vốn vay và vốn chủ sở hữu.
1.1.1.Vốn chủ sở hữu
Nhận thấy vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hầu hết hàng năm đều tăng, trừ

mỗi năm 2005( giảm 20% so với năm 2004 ). Điều này chứng tỏ doanh nghiệp ngày
càng chủ động hơn về vốn
1.1.2. Vốn vay
Về vốn vay, năm 2003 và năm 2007 có tốc độ tăng khá cao, tăng tương ứng là
24% và 41% so với năm trước đó. Vốn vay tăng làm cho tỷ lệ rủi ro của doanh
nghiệp tăng lên nhưng đồng thời cũng giúp doanh nghiệp giảm thiểu thuế phải nộp
nhờ vốn vay nhiều hơn. Riêng hai năm 2005 và 2006 thì tỷ lệ vốn vay có giảm đôi
chút so với năm trước đó, tương ứng giảm 6% và 1%. Tỷ lệ giảm ít như vậy tình hình
của doanh nghiệp không có nhiều thay đổi so với năm trước đó tương ứng.
1.2. Thu nhập lao động bình quân.
Thu nhập là phần mà lao động được hưởng cho phần công sức mà họ bỏ ra để
thực hiện công việc mang lại doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Dựa vào bảng số liệu ta có thể nhận thấy thu nhập bình quân hàng năm của
công ty đều tăng so với năm trước. Mức tăng năm 2007 so với năm 2006 là cao nhất,
tăng 300 ngàn đồng/người với tỷ lệ tăng là 25%. Và so sánh với mức lương cho
người lao động của công ty từ khi công ty mới thành lập thì mức lương năm 2007 đã
tăng gần gấp đôi. Đây là một điều đáng mừng, nó thể hiện những nỗ lực của công ty
trong việc nâng cao đời sống của người lao động, nhờ vậy giúp họ ổn định cuộc sống
và khích lệ họ hăng hái, sáng tạo hơn trong công việc, làm lợi nhiều hơn cho công ty.
Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế thị trường cùng sự gia tăng giá cả hiện nay
thì tốc độ tăng hàng năm của thu nhập bình quân là chưa cao. Đặc biệt là từ năm
2006 đến nay, với sự leo thang của giá cả thì tỷ lệ tăng 25% và mức tăng 300 ngàn
đồng/người của năm 2007 so với năm 2006 là chưa đủ thuyết phục. Với thu nhập như
vậy thì người lao động vẫn còn gặp những khó khăn nhất định trong việc đảm bảo
Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
đời sồng vật chất. Vì vậy, công ty cần có những biện pháp để tăng thêm thu nhập cho
người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống để có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ
của mình.

1.3. Nộp ngân sách.
Số nộp ngân sách của doanh nghiệp các năm hầu như đều tăng hơn năm trước
( Trừ năm 2006 thì thấp hơn so với năm 2005 với tỷ lệ giảm 19% ). Đặc biệt là năm
2007 thì tốc độ tăng khá cao với tỷ lệ tăng là 41% so với năm 2006. Tuy nhiên về số
liệu tuyệt đối so với năm 2005 thì mức tăng chưa cao. Nhìn chung thì đây là một kết
quả đáng khích lệ với công ty.
1.4. Tổng doanh thu.
Doanh thu hàng năm nhìn chung là đều tăng. Mức tăng của năm 2005 so với
năm 2004 là cao nhất với tỷ lệ tăng là 18%. Riêng năm 2006 thì doanh thu giảm với
tỷ lệ là 6%.
2. Những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp.
2.1.Thuận lợi.
+ Về nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực của Công ty là nguồn nhân lực trẻ, phần lớn đã qua đào tạo
chính quy và nâng cao tại các khóa đào tạo chuyên môn. Công ty còn tổ chức các
khóa trao đổi nghiệp vụ với các đối tác nhằm nâng cao năng lực quản lý, năng lực
vận hành, cho các cán bộ quản lý, đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, đội ngũ lãnh đạo cũng như các cán bộ công
nhân viên rất đoàn kết, nhất trí, đồng lòng với chiến lược phát triển của Công ty.
Kết quả là đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên ngày càng được
cải thiện. Công ty luôn khuyến khích công nhân làm theo năng lực, hưởng theo lao động.
Thu nhập của người lao động tăng rõ rệt, đảm bảo được đòi sống cho họ và gia đình.
+ Về trang thiết bị sản xuất:
Công ty đã đầu tư mua sắm trang thiết bị tiên tiến, hiện đại. giảm được sức lao
đông của người lao động, đặc biệt ngành xây dựng lại là ngành lao động khá vất vả
so với mặt bằng chung. Máy móc, trang thiết bị của Công ty luôn được tu sửa, bảo
Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
dưỡng định kỳ, thường xuyên nhờ đó mà chất lượng các công trình luôn được đảm

bảo, tiết kiệm được chi phí vè nhân công, tiết kiệm được nguyên vật liệu. Năng suất
lao động, tiến độ lao động cũng đã được nâng cao và đẩy nhanh rõ rệt. Đặc biệt, chất
lượng thi công công trình được đảm bảo và được khách hàng đánh giá cao. Vì vậy, số
lượng khách hàng có công trình thi công tìm tới công ty ngày càng nhiều, thị phần
công ty cũng nhờ đó mà ngày càng được mở rộng.
2.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên đây, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh Công ty cũng gặp phải những khó khăn, điển hình là:
+ Trong những năm qua, một số nền kinh tế mạnh của thế giới bị suy thoái đã
làm giảm ít nhiều sức mạnh của đồng tiền Việt Nam. Các công ty xây dựng ngày
càng được thành lập nhiều, có nhiều ưu thế hơn về thiết bị, kĩ thuật hiện đại và đặc
biệt là có nguồn vốn dồi dào. Sự cạnh tranh gay gắt của các công ty xây dựng trên
toàn tỉnh cũng tác động tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
+ Nguồn vốn tín dụng, ngân hàng là một nguồn khá quan trọng, tuy nhiên lãi
suất lại tương đối cao. Trong giai đoạn 2006-2007, vốn vay ngân hàng của công ty và
tỷ lệ nợ trong tổng số vốn đầu tư của công ty là tương đối lớn
+ Về nguồn nhân lực: Đội ngũ công nhân xây dựng có chất lượng không cao, số
thợ lành nghề có kỹ thuật ít. Đó là khó khăn lớn với doanh nghiệp.
Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN III: MÔ TẢ VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
DOANH NGHIỆP
1. Cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp
- Xây lắp
+ Xây dựng các công trình : dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi
+ Lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh, điện tử, tin học viễn thông
- Thương mại - Dịch vụ
+ Kinh doanh hàng lâm sản, vật liệu xây dựng
+ Kinh doanh và đại lí ô tô, xe máy, thiết bị phụ tùng điện máy

+ Đại lí mua bán, ký gửi hàng hóa
+ Sản xuất đồ mộc và trang trí nội ngoại thất
2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị công ty
2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Bộ máy tổ chức của công ty tương đối đơn giản, gọn nhẹ và theo mô hình trực
tuyến – chức năng thể hiện qua hình 1. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH xây dựng
và thương mại Thái Binh bao gồm:
- Hội đồng thành viên công ty
- Ban giám đốc: Giám đốc và phó giám đốc
- Các phòng ban chức năng:
+ Phòng hành chính – bảo vệ
+ Phòng kế hoạch - kỹ thuật
+ Phòng kế toán – tài vụ
+ Phòng thiết bị - vật tư
- Các bộ phận sản xuất: các đội sản xuất và phục vụ sản xuất
+ Đội xây dựng ( 3 )
+ Đội bê tông ( 1 )
+ Đội hoàn thiện ( 1 )
+ Xưởng cơ khí – mộc

Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Hình 1. Sơ đồ tổ chức công ty TNHH xây dựng và thương mại Thái Bình
Hội đồng thành viên
2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
2.2.1. Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất của công ty. Hội đồng thành viên có
quyền hạn và nhiệm vụ:
- Quyết định phương hướng phát triển của công ty

- Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
- Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân phối lợi
nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty
2.2.2. Ban giám đốc
2.2.2.1. Giám đốc công ty
Là người lãnh đạo, thủ trưởng cấp cao nhất, đại diện cho người lao động trong công
ty, quyết định chế độ chính sách, kế hoạch chiến lược kinh doanh. Giám đốc là người phụ
trách chung trong bộ máy hoạt động của công ty như: lao động tiền lương, kỹ thuật, công tác
kế hoạch, tiêu thụ công tác tài chính, thống kê…tất cả các chủ trương kế hoạch của giám đốc
được truyền đạt xuống các phòng ban tiếp nhận nhiệm vụ được giao và kế hoạch, phương
Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
Giám Đốc
Phó Giám Đốc
Phòng
Kế hoạch-Kỹ thuật
Phòng
Kế toán-Tài vụ
Phòng
Thiết bị-Vật tư
Phòng
Hành chính-Bảovệ
Xưởng
Cơ khí-Mộc
Đội
Xây dựng
Đội
Bê Tông
Đội
Hoàn Thiện

11
Báo cáo thực tập tổng hợp
hướng cụ thể để thực hiện công việc môt cách tốt nhất. Là người đại diện công ty trước pháp
luật, điều hành và quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty,
chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của
mình.
2.2.2.2. Phó giám đốc
Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được
Giám đốc uỷ quyền và phân công. Là người giúp giám đốc điều hành một hoặc một
số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc như: chủ động
xắp xếp công việc đến từng bộ phận diễn ra hàng ngày của chi nhánh…
2.2.3. Các phòng chức năng của công ty
2.2.3.1. Phòng kế hoạch - Kỹ thuật
- Đảm nhiệm công tác kế hoạch của công ty, chỉ đạo và giám sát về kỹ thuật đối
với toàn bộ các công trình do công ty thi công.
- Tổ chức nghiệm thu và bàn giao các công trình do công ty thi công.
- Tổ chức và nghiệm thu, bàn giao các công trình đã hoàn thành và lập báo cáo
quyết toán đối với các công trình đã nghiệm thu và bàn giao.
2.2.3.2. Phòng kế toán – Tài vụ
- Có nhiệm vụ ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách chính xác đầy đủ và kịp thời công tác
hạch toán kinh tế. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tình hình sử dụng nguồn vốn, lập
các kế hoạch tài chính, phân phối các nguồn vốn bằng tiền, giám sát phần giá trị trong
việc sử dụng vật tư, lao động, hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm hạch toán
kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, cấp phát lương hàng tháng cho CBCNV
trong công ty. Giúp ban lãnh đạo đưa ra đường lối đúng đắn để đạt kết quả trong
công tác quản lý nguồn tài chính của công ty.
- Tổ chức công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán của công ty thực
hiện theo luật kế toán Nhà nước.

Nguyễn Duy Tiên Công nghiệp 46A
12

×