Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Chiến lược phát triển nông thông tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.61 KB, 61 trang )

Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN TỈNH HẬU GIANG
GIAI ĐOẠN 2011-2015, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2020
(tóm tắt)

1/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
1. Đặt vấn đề
Nông nghiệp (NN), nông dân (ND), nông thôn (NT) là vấn đề đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển của Hậu Giang. Thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính
sách và giải pháp cụ thể trong lĩnh vực này, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất NN,
NT, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả gắn với nhu cầu thị trường, tập trung
chuyên canh, luân canh phù hợp với từng địa bàn, bằng các giải pháp thích hợp đã chủ
động xây dựng 3 xã điểm NT mới và triển khai xây dựng hạ tầng nông thôn trên toàn tỉnh.
Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế. Nông
nghiệp và nông thôn phát triển còn thiếu quy hoạch, ngành nghề sản xuất và vùng sản
xuất hàng hóa được hình thành nhưng chậm mở rộng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Hiệu quả khai thác và sử dụng các nguồn lực còn nhiều
hạn chế; các chính sách để thúc đẩy phát triển NN, NT và hỗ trợ nông dân chưa kịp thời;
tiêu thụ hàng nông sản chủ lực như lúa, mía, khóm, thủy sản còn bấp bênh, công nghiệp
và dịch vụ nông nghiệp, kinh tế nông thôn phát triển chậm.
Từ năm 2006 đến nay, dự án “Cải cách hành chính và Triển khai chiến lược toàn
diện về tăng trưởng và giảm nghèo tại tỉnh Hậu Giang” do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài


trợ được triển khai tại các Sở, Ban, ngành tỉnh và một số địa bàn cấp xã
1
đã góp phần
thúc đẩy đổi mới phương pháp lập KH PT.KTXH, nhất là lập kế hoạch phát triển có sự
tham gia của cộng đồng. Song, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân thì Hậu
Giang còn phải đối mặt các khó khăn như sau: (1) Thiếu lồng ghép phát triển nông thôn
với phát triển công nghiệp, dịch vụ và nghề nghiệp nhằm giải quyết việc làm nông thôn;
(2) Giải quyết lực lượng lao động nông thôn chiếm khoảng 30% tổng lực lượng lao động,
trong đó 50% cần được tập huấn; (3) Về xác định những ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông
thôn phục vụ song song hai mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội; (4) Nhu cầu về cải thiện
sinh kế nông dân nhằm giảm nghèo bền vững; nâng cao vị thế nông dân và tạo cơ hội cho
họ tham gia vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn (5) Xây dựng nông
thôn mới theo 19 tiêu chí của Chính phủ, phù hợp điều kiện, hoàn cảnh của HG.
Để đóng góp giải quyết khó khăn nêu trên, Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu
Giang, giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020 được xây dựng trong bối cảnh triển
khai thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2010 – 2015, đặc
biệt là thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng nông thôn mới.
2. Mục tiêu và phương pháp
2.1. Mục tiêu chung
Xây dựng Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 – 2015,
tầm nhìn đến năm 2020.
1
6 xã điểm được chọn thuộc các huyện: Phụng Hiệp, Long Mỹ và thị xã Ngã Bảy

2/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2004-2010; đánh giá
điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức các ngành hàng mũi nhọn tác động đến phát triển
“Tam Nông” tỉnh Hậu Giang.
- Đề xuất Chiến lược phát triển nông thôn; tập trung cho xây dựng nông thôn mới,
giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020;
- Đề xuất cơ chế, tổ chức và chính sách thực hiện Chiến lược phát triển nông thôn
tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011- 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
2.3. Phương pháp
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, nghiên cứu định tính và định lượng được triển
khai qua phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, thảo luận nhóm, phương pháp
tham gia đa ngành và thống kê mô tả được áp dụng. Chi tiết phương pháp tiến hành được
trình bày phụ lục A.
3. Nội dung
3.1. Tổng quan phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang
Tỉnh Hậu Giang được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2004.
Khó khăn lớn nhất của Hậu Giang sau khi chia tách đó là: (1) Xuất phát điểm của nền
kinh tế thấp; (2) Kết cấu cơ sở hạ tầng thấp kém, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp;
(3) Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp ít và có quy mô nhỏ bé, trình độ công nghệ lạc
hậu; lĩnh vực thương mại và dịch vụ yếu kém; (4) Nhiều vấn đề xã hội bức xúc , tỷ lệ lao
động chưa qua đào tạo còn nhiều.
Tuy nhiên, tỉnh đã nỗ lực vượt khó, kết quả chung phát triển kinh tế - xã hội được
ghi nhận qua Danh mục chỉ tiêu 1. Kết quả chung có 16/16 chỉ tiêu đạt; trong đó, có
những chỉ tiêu vượt như: Thu, chi ngân sách, tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tỷ lệ trẻ em
dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; chỉ tiêu đảng trong sạch vững mạnh và phát triển đảng viên.
3.1.1. Phát triển kinh tế - xã hội Hậu Giang, giai đoạn 2005-2010
3.1.1.1. Tăng trưởng GDP chung và các khu vực kinh tế (Bảng 1):
Tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 2005 đến năm 2010 luôn tăng trên hai con số, có
xu hướng tăng dần và ổn định hơn so với tốc độ tăng trưởng chung của cả vùng ĐBSCL
trong cùng giai đoạn.
3.1.1.2. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và nội bộ ngành

Giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá cố định 1994) ước
năm 2010 đạt 4.165 tỉ đồng, tăng 19,4% so năm 2009. Cơ cấu giá trị sản xuất giữa nông
nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản đã có bước chuyển dịch, với tỉ lệ năm 2008: 90,66% -
0,60% - 8,74%; năm 2009: 89,98% - 0,85% - 9,16%, ước cả năm 2010 là: 82,97% -
0,77% - 16,26%.
3.1.1.3. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nội bộ ngành

3/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Cơ cấu ngành nông-lâm-thủy sản của Hậu Giang chỉ chiếm 1/3 trong nền kinh tế,
thấp hơn so với mức bình quân của toàn vùng và cả nước (khoảng 40%). Nhìn chung, cả
ba lĩnh vực trong nội bộ ngành nông nghiệp vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng bình
quân 12% trong giai đoạn 2005-2010, đặc biệt đối với lĩnh vực chăn nuôi. Tuy nhiên, kết
quả chuyển dịch còn hạn chế vì trồng trọt vẫn chiếm tỉ lệ cao về GTSX và cơ cấu sử dụng
đất
2
.
3.1.2. Đánh giá hiện trạng NN, ND và nông thôn giai đoạn 2005-2010
3.1.2.1. Nông nghiệp
Ngành nông nghiệp tập trung phát triển “5 cây - 5 con” chủ lực của tỉnh, cụ thể như
sau:
a) Trồng trọt: Trong giai đoạn 5 năm (2005-2010) chiếm trên 78% trong GTSX
ngành NN và được đánh giá như sau:
- Cây lúa: là cây trồng chủ lực được giữ diện tích 80.000 ha theo kế hoạch đến năm
2020; trong đó có 70.000 ha lúa chất lượng cao và 10.000 ha lúa đặc sản. Ước đến cuối
năm 2010 đã có 32.000 ha lúa chất lượng cao, hoàn thành 45,7% kế hoạch đến năm 2020;
có 6.000 ha lúa đặc sản, hoàn thành 60% kế hoạch đến năm 2020. Năng suất lúa bình

quân giai đoạn 2005-2010 đạt trên 5 tấn/ha, tăng từ 4,7 tấn/ha (năm 2004) lên 5,6 tấn/ha
năm 2010, sản lượng trên một triệu tấn/năm. Toàn tỉnh có 120 tổ, CLB, HTX sản xuất
giống diện tích trên 1.500 ha, cung ứng giống lúa xác nhận khoảng 63% (năm 2009) và
80% năm 2010 nhu cầu diện tích gieo trồng. Việc ứng dụng Chương trình IPM, “3 giảm -
3 tăng”, “5 giảm, 1 phải” trong sản xuất lúa được đa số nông dân tham gia thực hiện.
- Cây mía: là cây có lợi thế so sánh rất lớn của tỉnh trong vùng ĐBSCL. Diện tích
năm 2010 là 13.173 ha, trong đó có 10.300 ha vùng mía nguyên liệu đã được đầu tư cơ sở
hạ tầng. Năng suất, chất lượng mía và chữ đường cao, nhiều giống mía mới được trồng
phổ biến như ROC16, ROC10, ROC22, QĐ11, VN84-4137, K84-200, DLM24. Lợi
nhuận người trồng mía bình quân đạt từ 30 - 35 triệu đồng/ha/năm; hộ đầu tư đúng kỹ
thuật, lợi nhuận bình quân đạt 70 - 75 triệu đồng/ha/năm. Hiện ngành NN đang lập dự án
đầu tư cơ sở hạ tầng bổ sung 5.000 ha để đạt kế hoạch 15.000 ha vùng mía nguyên liệu
của tỉnh.
Năm 2009, ngành mía đường đóng góp 9,11% GTSX của các sản phẩm trồng trọt.
GTSX mía (giá hiện hành) tăng qua các năm (tốc độ tăng trung bình 19%/năm trong giai
đoạn 2005-2010); nhưng nếu xét theo giá cố định năm 1994 thì GTSX mía tăng không
đều và có năm GTSX còn bị giảm. Cụ thể, GTSX mía năm 2006 đạt được là 282.850
triệu đồng (theo giá năm 1994), tăng 21,% so với năm 2005, nhưng sang năm 2007 GTSX
mía bị giảm 7,3% so với năm 2006 và GTSX mía năm 2008 tăng 4,6% so với năm 2007.
Năm 2009, mặc dù giá mía tăng cao nhưng do sản lượng bị giảm nên GTSX mía (theo giá
1994) giảm mạnh đến 18,1% so với năm 2008.
Ngành mía đường của Hậu Giang cũng gặp nhiều khó khăn do: thiếu liên kết trong
quy hoạch, chế biến và tiêu thụ mía. Diện tích trồng mía không ổn định và đang có xu
2
Niên giám thống kê Hậu Giang, 2009

4/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________

Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
hướng giảm (bảng 5). Diện tích mía năm 2008 là 15.479 ha , đến năm 2009 còn 12.961 ha
(giảm 16,3%).
Tiêu thụ mía vẫn theo kênh truyền thống là người trồng mía bán sản phẩm cho các
thương lái, thương lái bán cho nhà máy đường. Hiện nay đã có 2 công ty trực tiếp ký hợp
đồng bao tiêu sản phẩm với người trồng mía (tính đến 06/2010), giá sàn bao tiêu là 600
đồng/kg (đối với loại 10CCS); trong đó, Công ty Casuco bao tiêu đến 457.478 tấn, chiếm
35,7% sản lượng mía năm 2010 của tỉnh.
Giai đoạn 2011-2015 tỉnh tập trung phát triển cây mía như sau:
+ Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu mía theo kế hoạch “Dự án
đầu tư XD vùng mía nguyên liệu HG giai đoạn 2010 - 2012”;
+ Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất, sản lượng, chất lượng
để đáp ứng nhu cầu mía nguyên liệu cho 3 nhà máy đường đặt tại Hậu Giang;
+ Nghiên cứu và triển khai các mô hình xen canh cây mía để tăng thu nhập cho
người trồng mía;
+ Tổ chức cung ứng trực tiếp sản phẩm mía từ người trồng mía đến nhà máy chế
biến, tránh qua nhiều khâu trung gian hoặc thời gian trung chuyển chậm dẫn đến giảm
chất lượng mía.
- Rau màu: Tốc độ tăng trưởng diện tích các loại rau, màu giai đoạn 2005 – 2010
là 2,5% (bảng 6). Trong đó diện tích rau, đậu các loại chiếm 76%, còn lại là các loại màu
như: bắp, khoai lang, khoai mì. Tốc độ tăng sản lượng bình quân trong 5 năm
(2005-2010) là 4,65%/năm (bảng 7). Cụ thể: sản lượng các loại rau, đậu năm 2005 là
89.635 tấn tăng lên 108.465 tấn nă 2009 với tốc độ tăng bình quân 4,9%/năm; sản lượng
bắp năm 2005 đạt 7.803 tấn tăng lên 9.744 tấn năm 2009, tốc độ tăng bình quân
5,7%/năm (Bảng 8).
- Cây ăn trái: hình thành vùng chuyên canh cây ăn trái như bưởi 5 roi Phú Hữu,
cam sành Ngã Bảy, quít đường Hậu Giang, khóm Cầu Đúc. Qua bảng 8 và bảng 9 cho
thấy, trong giai đoạn 2005 – 2010, tổng diện tích cây ăn trái ít thay đổi, bình quân tăng
0,52%/năm. Trong đó, cây có múi (cam, quýt, bưởi) khoảng 8.352 ha (2010) tăng so năm
2005 (6.840 ha), các loại cây ăn trái khác (nhãn, dừa) lại có xu hướng giảm, đặc biệt cây

nhãn giảm hơn 13,7%. So với chỉ tiêu kế hoạch đưa diện tích cây ăn trái của toàn tỉnh lên
24.500 ha với năng suất 249.000 tấn vào năm 2010, thì tỉnh mới đạt được 91% diện tích
và 42% sản lượng.
b) Chăn nuôi: Bảng 10 cho thấy Hậu Giang có tiềm năng phát triển chăn nuôi, đạt
tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2005-2010. Tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh
theo số liệu điều tra tại thời điểm ngày 01/4/2010 là 3.491.215 con; trong đó, đàn trâu, bò:
4.419 con, đạt đạt 88,38%; đàn heo: 147.136 con, chỉ mới đạt 49,05% và gia cầm
3.339.660 con, đạt 87,89% kế hoạch đến cuối năm 2010. Tổng đàn tăng trưởng khá, tăng
cao nhất là đàn gia cầm với mức tăng bình quân 20,45%/năm; đàn trâu tăng bình quân
10,68%/năm; đàn dê tăng bình quân 5,2%/năm. Riêng đàn bò tăng chậm khoảng
1,41%/năm, đặc biệt đàn lợn giảm bình quân 3,55%/năm.

5/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Việc ứng dụng quy trình nâng cao năng suất, cải tiến phẩm chất giống gia súc, gia
cầm thực hiện khá thành công; tăng tỷ lệ nạc hóa đàn heo đạt trên 80%. Ngoài ra, các mô
hình chăn nuôi gia cầm theo hướng tập trung, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực
phẩm được hình thành, tiếp tục triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Bảng 11 và hình 1 trình bày về giá trị sản xuất chăn nuôi cho thấy GTSX (giá so
sánh 1994) ngành chăn nuôi tăng trưởng bình quân 6,13%/năm, từ 281.309 triệu đồng
(2005) lên 356.825 triệu đồng (2009). Trong đó GTSX gia cầm tăng trưởng nhanh nhất
(26%/năm), từ 25.334 triệu đồng (năm 2005) lên 63.848 triệu đồng (năm 2009); GTSX
của sản phẩm phụ chăn nuôi có tốc độ bình quân 15,1% và các sản phẩm phụ chăn nuôi
không qua giết thịt tăng bình quân 8,52%.
Xét về cơ cấu đóng góp, chăn nuôi gia súc đóng góp 63,26% GTSX của ngành
chăn nuôi, kế đến là sản phẩm phụ chăn nuôi không qua giết thịt chiếm 18,22% và gia
cầm 17,9%.

c) Thủy sản: là thế mạnh thứ hai sau cây lúa, lĩnh vực nuôi chiếm gần 90% tổng giá
trị SX của ngành (số liệu năm 2009). Các mô hình nuôi thủy sản khác nhau được trình
bày qua bảng 12.
Bảng 13 cho thấy diện tích mặt nước nuôi thủy sản đến 6-2010, diện tích thả nuôi
được 7.508 ha, sản lượng thủy sản đạt 44 ngàn tấn, tăng 13% so năm 2008 và ước năm
2010 tăng trên 20% so năm 2009.
Đã có nhiều mô hình nuôi thủy sản an toàn, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế SQF
1000
CM
, hình thành vùng nuôi tập trung như cá tra ở Châu Thành, thị xã Ngã Bảy; đang
tiếp tục phát triển thương hiệu cá rô, cá thát lát Hậu Giang. Bảng 14 trình bày tổng giá trị
sản xuất thủy sản năm 2009 đạt 365.933 triệu đồng tăng 58.383 triệu đồng so với thời
điểm năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân của giá trị sản xuất thủy sản là
4,44%/năm, thấp hơn so với kế hoạch đề ra về tốc độ phát triển ngành thủy sản cho năm
2010 (22,7%).
GTSX ngành nuôi thủy sản chiếm tỷ trọng cao (90% trong tổng cơ cấu GTSX thủy
sản) và tăng dần qua các năm. Giá trị sản xuất NTTS năm 2005 là 245.362 triệu đồng
tăng lên 329.485 triệu đồng năm 2009 với tốc độ tăng bình quân 7,7%/năm. Tuy nhiên,
giá trị sản xuất về khai thác giảm dần qua các năm với tốc độ giảm bình quân
14,33%/năm. Riêng giá trị dịch vụ thủy sản cũng tăng với tốc độ bình quân 5,6%/năm,
nhưng tỷ trọng đóng góp vào giá trị SX của ngành không đáng kể.
Về quy hoạch phát triển thủy sản trong tương lai được trình bày qua bảng 14 cho
thấy sẽ tập trung các loại chủ lực, có giá trị xuất khẩu cao, cụ thể là:
+ Cá tra: vùng nuôi ổn định 530 ha (năm 2010), 960ha (năm 2015) và 1.600ha
(năm 2020). Từng bước thực hiện nuôi trồng theo hướng thực hành nông nghiệp tốt
(VIETGAP), cùng với việc hạn chế ô nhiễm môi trường, và tập trung ở huyện Châu
Thành, Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy.

6/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)

tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
+ Cá đồng: đã nuôi thâm canh 500 ha, phát triển thương hiệu cá thát lát Hậu Giang
và một số loại cá chủ lực khác như cá rô phi siêu thịt, cá rô đồng, cá sặc rằn, tập trung ở
Vị Thủy, Châu Thành A và Long Mỹ.
+ Tôm càng xanh: tập trung vùng tôm càng xanh với diện tích 200 ha ven sông Xà
No huyện Châu Thành A.
+ Cá bống tượng: với 23,11ha, tập trung Long Mỹ và Châu Thành A.
+ Cá trê lai: với 36,54 ha, chủ yếu ở Châu Thành, Châu Thành A và thị xã Ngã
Bảy.
* Giống thủy sản: toàn tỉnh hiện có 52 cơ sở sản xuất kinh doanh và thuần dưỡng
giống thủy sản các loại, đối tượng tự sản xuất là cá thát lát, tôm càng xanh, rô đồng, trê
sặc rằn. Trung tâm giống NN năm 2009 cho sinh sản được 23,35 triệu bột, cá giống các
loại được 325 kg và 47.500 con cá thát lát. Nhìn chung, cơ bản đáp ứng nhu cầu giống
cho SX thuỷ sản; song việc kiểm soát chất lượng giống vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất
cập.
d) Lâm nghiệp: diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh ổn định từ năm 2005 đến nay. Có
5.003 ha rừng; trong đó, đất rừng sản xuất chiếm 65% và đất rừng đặc dụng chiếm 35%,
hàng năm vận động nhân dân trồng thêm từ 2,5 - 3 triệu cây phân tán. Tràm là sản phẩm
quan trọng của địa phương với diện tích 4.733 ha, chủ yếu tại các huyện Phụng Hiệp, Vị
Thủy, Long Mỹ và TP. Vị Thanh.
Bảng 15 trình bày tổng giá trị sản xuất từ rừng năm 2009 đạt 20.997 triệu đồng,
chiếm 1,03% tổng cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông – Lâm – Thuỷ sản. Trong giai
đoạn 2005 -2009, giá trị sản xuất lâm nghiệp giảm bình quân 8,61% năm.
3.1.2.2. Nông dân
a) Đất đai: đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến 2010 đạt 98,5%, đạt kế
hoạch đề ra. Công tác giám sát việc chuyển đổi đất lúa sang mục đích khác được thực
hiện tốt, theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Hậu Giang, ổn định và giữ
vững khoảng 80.000 ha đất lúa theo chương trình an ninh lương thực của Chính phủ.

b) Đào tạo nghề, giải quyết việc làm:
+ Tỉ lệ LĐ được đào tạo so tổng số LĐ của tỉnh đến năm 2009 đạt 15,36%, còn thấp
so bình quân vùng ĐBSCL (khoảng 23%) và cả nước (khoảng 28%). Ước năm 2010 đạt tỉ
lệ 16,95% LĐ được đào tạo so tổng số LĐ.
+ Tạo việc làm tại chỗ, đi làm việc trong, ngoài tỉnh và đi xuất khẩu LĐ, năm 2009
đã giải quyết việc làm cho 22.486/22.000 LĐ, đạt 47,8% so giai đoạn 2009-2010 (47.000
LĐ), trong đó có 42/150 LĐ đi nước ngoài làm việc. Ước năm 2010 số LĐ được giải
quyết việc làm mới trong năm là 23.000 người, đạt 100% kế hoạch, tăng 2,3% so năm
2009.
- Giảm dần tỉ trọng LĐ trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp từ 65% xuống còn
63%, tăng LĐ trong khu vực công nghiệp và xây dựng từ 12% lên 13%, thương mại, dịch
vụ từ 23% lên 24%.

7/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
- Giảm tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 4,44% (năm 2009) xuống còn
4,40% (năm 2010), giảm tỉ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn từ 12,35% (năm 2009)
xuống dưới 10,5% (năm 2010).
- Tỷ lệ hộ nghèo theo (chuẩn nghèo 2005) năm 2009 giảm còn 11,45%, ước năm
2010: 9,95%, tỉ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số: năm 2009: 32,79%, ước năm 2010:
27,37% .
Tuy vậy, việc phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống còn khó
khăn; ý thức học nghề, yêu thích LĐ trong một bộ phận lao động nông thôn chưa cao,
trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐ ở khu vực nông thôn còn yếu về chất lượng, thiếu
về số lượng… đã ảnh hưởng và hạn chế đến tính bền vững và lâu dài trong công tác đào
tạo nghề, giải quyết việc làm cho LĐ nông thôn hiện nay và tương lai.
c) Chuyển dịch cơ cấu lao động:

Giải quyết lao động tăng bình quân 1.130 người/năm, tương đương 0,26%. Lao
động trong khu vực I giảm 13,5% trong giai đoạn 2005-2010 và chuyển sang khu vực II
và III tương ứng là 5,2% và 8,3%. Bên cạnh đó, ngoài tác động của chuyển đổi cơ cấu
kinh tế, thì sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành cũng được xem là yếu tố quan trọng
dẫn đến sự dịch chuyển lao động giữa các ngành kinh tế; cụ thể là dịch chuyển từ NN
sang phi nông nghiệp.
Chuyển dịch lao động theo hướng di cư: HG là một trong những địa phương có
tỷ suất di cư
3
khá cao và xu hướng tăng dần qua các năm (bảng 17). Qua khảo sát 72 hộ
gia đình có người di cư và không có người di cư tại Hậu Giang (2009) của Huỳnh Trường
Huy, cho thấy sự chuyển đổi kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ chưa
tạo được việc làm cho đại bộ phận lao động dịch chuyển ra khỏi ngành NN của tỉnh, trong
đó việc phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống còn nhiều khó
khăn về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ.
Bảng 18 chỉ ra về “đẩy” di cư lao động. Thiếu việc làm nông thôn, thu nhập thấp,
thiếu đất sản xuất và lao động chưa qua đào tạo và cơ hội có nghề nghiệp ở nông thôn là
nguyên nhân “đẩy” LĐ nông thôn của HG. Phần lớn lao động trẻ có xu hướng đi nơi
khác tìm việc làm. TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và một số tỉnh Đông Nam Bộ là những
điểm đến hấp dẫn nhất đối với người di cư LĐ của Hậu Giang cũng như vùng ĐBSCL.
Tóm lại, chuyển dịch cơ cấu LĐ trong những năm qua tại Hậu Giang đã đạt và vượt
chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2010. Cụ thể là cơ cấu lao động trong khu vực I ước tính năm
2010 giảm chỉ còn 64,9%, so với kế hoạch là 69%; trong khu vực II ước tính đạt 11,4%,
so với kế hoạch là 11-12% và trong khu vực III ước tính đạt 23,7% so với kế hoạch là
19%. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là việc chuyển đổi kinh tế giữa các ngành còn chậm dẫn
đến chưa tạo ra và giải quyết việc làm đáp ứng tốt nhu cầu lao động. Trong tương lai, phát
triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn qua phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để chuyển
dịch lao động NN sang phi nông nghiệp thì cần đặc biết quan tâm và đặt ra để giải quyết.
d) Thu nhập:
3

Là tỷ số giữa số người đi khỏi địa phương và dân số tại địa phương (tính trên 1.000 dân)

8/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Bảng 19 trình bày thu nhập bình quân 1 ha/hộ/năm cho thấy:
+ Doanh thu bình quân trên đất canh tác năm 2009 đạt 57,8 triệu đồng/ha/năm, tăng
9,8 triệu đồng/ha so năm 2008, năm 2010 ước đạt 62 triệu đồng/ha/năm, đạt 109% so kế
hoạch (KH năm 2010: 57 triệu đồng/ha). Lợi nhuận bình quân khoảng 40%. Một số mô
hình nuôi trồng thủy sản có giá trị sản xuất đạt từ 1-3 tỷ đồng/ha/năm.
+ Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành luôn tăng trong giai đoạn
2005-2010, năm 2009: 13,55 triệu đồng/người, ước năm 2010: 15,92 triệu đồng/người,
tăng 17,56% so năm 2009 và tăng 48% so với năm 2008. Trong đó, thu nhập bình quân
đầu người dân địa bàn nông thôn còn thấp, khoảng 65% nhập bình quân đầu người của
tỉnh (số liệu tương ứng năm 2009 là 8,7 triệu đồng/người/năm so với 13,55 triệu
đồng/người/năm). Do vậy tăng thu nhập và tạo cơ hội việc làm là vấn đề cần quan tâm
trong chiến lược phát triển nông thôn HG trong giai đoạn tới.
3.1.2.3. Nông thôn
Mặc dù còn những hạn chế, nhưng thời gian qua, nông thôn HG có nhiều đổi mới
mang tính toàn diện. Kết cấu hạ tầng nông thôn được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới;
các điều kiện hỗ trợ, bảo đảm cho SX kinh doanh của hộ dân nông thôn được tăng cường.
Kết quả đánh giá đầu tư phát triển nông thôn như sau:
a) Về thủy lợi:
Chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô hàng năm góp phần tăng diện tích canh
tác, đảm bảo tưới tiêu. Năm 2009: tổng khối lượng đào đắp ước năm 2010 là 1,8 triệu m
3
,
đạt 200% kế hoạch, và nâng diện tích có thủy lợi phục vụ sản xuất lên 128.320/139.338

ha (92% diện tích), tăng 10.320 ha so năm 2009, tăng thêm 25.320 ha so năm 2008, phục
vụ cho 62.500 ha đất lúa, 10.300 ha đất mía, 17.000 ha đất vườn cây ăn trái, 2.500 ha đất
cây rau màu,... kinh phí thực hiện 33.551 triệu đồng, trong đó nhân dân đóng góp 19.899 triệu
đồng, chiếm 60%. Chủ động kiểm soát, khắc phục xâm nhập mặn, đã khởi công thực hiện
04 gói thầu trong dự án hệ thống đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh với mức vốn là
600 tỷ đồng (vốn bố trí năm 2010 là 50 tỉ đồng).
b) Về giao thông: trong 5 năm (2005-2010) giao thông Hậu Giang, đặc biệt là hạ
tầng giao thông có bước phát triển vượt bậc. Một số tuyển giao thông xung yếu để phát
triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển nông thôn Hậu Giang nói riêng như: đường
Tây Sông Hậu, đường Trần Hưng Đạo nối dài; đường nối Cần Thơ - Vị Thanh; đường ô
tô về trung tâm xã Phương Phú (huyện Phụng Hiệp); công trình ĐT 925; đường ô tô về
trung tâm các xã Phú An, Đông Phú (huyện Châu Thành) với tổng chiều dài 28,4 km và 6
cầu/160m, kinh phí xây dựng 222,2 tỷ đồng. Ngành giao thông đang khẩn trương đẩy
nhanh tiến độ thi công các công trình đường nối thành phố Vị Thanh với thành phố Cần
Thơ, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn, ĐT 925 (gói thầu số 2), đường ô tô về trung
tâm các xã: Trường Long Tây, Đông Phước, Tân Thuận, Tân Hòa, Vị Bình, Phú Hữu A.
Hệ thống giao thông nêu trên, nếu được hoàn chính và sớm đưa vào hoạt động sẽ là đòn
bẩy mạnh mẽ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

9/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
- Giao thông nông thôn: Hiện toàn tỉnh có có 247 tuyến đường với chiều dài 500
Km, 301 cầu; có 69/74 xã, phường có đường ô tô về đến trung tâm xã, đạt 92,96% và
523/523 ấp, khu vực có đường xe 2 bánh đi lại được trong 2 mùa, đạt 99,23%. Năm 2009
xây dựng được 432,9 km đường nhựa và bê tông, 86,1 km đường đá, nâng cấp 299,2 km
đường đạt 349,4% kế hoạch; xây dựng 301cây cầu/5.424m cầu bê tông và thép liên hợp;
nâng cấp 2.128 m cầu đạt 345,5% kế hoạch. Sáu tháng đầu năm 2010, xây dựng được

546,3 km đường nhựa, bê tông và nâng cấp 148 km đường đạt 115,7% kế hoạch, xây
dựng 5.932 md cầu. Tổng kinh phí thực hiện 281.981 triệu đồng, trong đó: ngân sách
160.140 triệu đồng (57%), nhân dân đóng góp 121.841 triệu đồng (43%).
Chỉ riêng Chiến dịch Giao thống -Thủy lợi mùa khô năm 2009 đã huy động được
181.509 triệu đồng, trong đó ngân sách 89.478 triệu đồng (chiếm 49,3%), nhân dân đóng
góp 50,7%, đã thực hiện:
+ Phần đường: 818,2 km/KH 315 Km, đạt 259,7% KHCD, trong đó: Đường nhựa và
bê tông: 432,9 km, đạt 323,9% KH; Đường đá cấp phối: 86,1 km, đạt 177,8% KH; Đường
duy tu, sửa chữa: 299,2 km/133 km đạt 225% KH.
+ Phần cầu: chiều dài xây dựng: 5.424 m/ 1.570 m, đạt 345% KH.
Tuy nhiên, ở một số địa phương, đường nông thôn liên ấp chất lượng chưa tốt,
nhanh xuống cấp và chưa tạo thuận lợi cho phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân,
tỷ lệ xã có đường liên ấp được trải nhựa, bê tông hóa nhìn chung còn thấp so với các tỉnh
trong khu vực. Điều này là cản trở phát triển kinh tế hộ.
c) Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: được quan tâm đầu tư,
đã nâng cấp và xây dựng mới các trạm cấp nước tập trung; thực hiện Bộ chỉ số đánh giá
theo dõi nước sạch và VSMT nông thôn; xây dựng mô hình ứng dụng khoa học công nghệ
xử lý nước phèn và nhiễm mặn cho các hộ dân sống phân tán, xây dựng hệ thống cấp
nước tập trung cụm tuyến dân cư vượt lũ. Tập trung giải quyết vấn đề nước sạch và vệ
sinh đối với trường học, trạm y tế, trụ sở xã, cộng đồng dân cư. Ước đến cuối năm 2010,
có 90% hộ sử dụng nước sạch, trong đó NT chiếm 82%.
d) Y tế, giáo dục và đào tạo:
- Cùng với việc đầu tư mới, mở rộng, nâng cấp hệ thống y tế công lập như các bệnh
viện tỉnh, bệnh viện đa khoa và trung tâm y tế tuyến huyện, trạm y tế xã, tỉnh đã khuyến
khích đầu tư cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trở thành tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu
quan trọng. Đến năm 2010, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 18%; số bác sỹ
trên vạn dân là 4 bác sỹ, số giường bệnh trên 1 vạn dân là 16,5 giường.
- Hệ thống trường học ở nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển, đến năm
2010 đã huy động 10% trẻ trong độ tuổi đi nhà trẻ, 67% trẻ trong độ tuổi từ 3-5 tuổi đi
mẫu giáo, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 92%; huy động 99% học sinh tiểu học (trong độ tuổi từ

6-10 tuổi), trong đó học sinh 6 tuổi đến trường đạt 99-100%; có 87% học sinh trung học
cơ sở trong độ tuổi từ 11-14 tuổi; 75% học sinh trung học phổ thông trong độ tuổi từ
15-17 tuổi; số sinh viên trên 1 vạn dân là 85 sinh viên.

10/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, thì giáo dục của tỉnh, đặc biệt là địa bàn nông
thôn còn rất nhiều hạn chế. Tổng số trường học của 55 xã trong tỉnh là 238 điểm trường,
trong đó trường tiểu học chiếm số lượng cao nhất 136 trường (chiếm trên 55%), kế đến là
trường mẫu giáo 52 trường, THCS 42 trường và THPT là 8 trường. Tỷ lệ các trường đạt
chuẩn quốc gia còn rất thấp (39 trường). Nguyên nhân là do diện tích mặt bằng trường lớp
còn thấp hơn nhiều so với yêu cầu trường chuẩn; tình trạng lồng ghép trường lớp giữa bậc
mẫu giáo với bậc tiểu học, bậc phổ thông cơ sở với phổ thông trung học còn khá phổ
biến; hầu hết các trường đều thiếu sân chơi cho học sinh, thiếu các phòng chức năng,
thiếu nhà vệ sinh.
e) Thực hiện một số chương trình trọng điểm về phát triển nông nghiệp, nông dân,
nông thôn: các công trình trọng điểm được tỉnh giải ngân đạt kế hoạch vốn hàng năm, góp
phần quan trọng làm tăng tỉ lệ hộ sử dụng điện, nước hợp vệ sinh; giải quyết việc làm cho
lao động nông thôn, tăng cường chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục, đào tạo; giảm hộ
nghèo…
+ Các Chương trình mục tiêu quốc gia: Chương trình giảm nghèo, giải quyết việc
làm, phòng chống ma túy, phòng chống tội phạm; dân số, kế hoạch hóa gia đình; Chương
trình phòng chống bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS; Chương trình vệ sinh
an toàn thực phẩm; chương trình văn hóa; Chương trình bố trí dân cư theo Quyết định
193/2006/QĐ-TTg; Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường NT.
+ Triển khai tốt chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vượt lũ (giai đoạn 2) với
10 cụm, tuyến. Tổng nguồn vốn 146.560 triệu đồng, chiếm 2,76% kế hoạch vốn.

g) Xây dựng và phát triển xã nông thôn mới:
Căn cứ Chỉ thị số 49/2001/CT.BNN/CS ngày 27 tháng 4 năm 2001 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng mô hình thí điểm phát triển nông thôn
toàn diện cấp xã theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa – hợp tác hóa – dân chủ hóa;
đồng thời thực hiện Quyết định số 1983/QĐ.UBND ngày 08/12/2004 của UBND tỉnh
Hậu Giang v/v phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể xã điểm Vĩnh Viễn - huyện Long Mỹ
thời kỳ 2005-2010 và Quyết định số 2350/QĐ-CT.UBND ngày 24/10/2005 của UBND
tỉnh Hậu Giang V/v phê duyệt dự án Quy hoạch tổng thể xã điểm Vị Thanh - huyện Vị
Thủy thời kỳ 2005-2010.
Năm 2010 tỉnh đã tổ chức đánh giá, công nhận 03 xã nông thôn mới theo 13 tiêu chí
của tỉnh, gồm: xã Vĩnh Viễn (huyện Long Mỹ), xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy) và xã Tân
Tiến (thành phố Vị Thanh).
h) Kinh tế hợp tác, hợp tác xã: Toàn tỉnh hiện có 122 HTX nông nghiệp, tổng vốn
điều lệ 19,23 tỉ đồng, với 3.387 xã viên, 9.095 lao động, diện tích 3.290 ha (2,4% diện
tích đất nông nghiệp); có 3.739 tổ hợp tác sản xuất với 93.475 lao động. Các HTX nông
nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả hơn; tuy nhiên, qui mô đầu tư và lợi nhuận kinh tế
còn hạn chế. Sự tham gia nông dân tùy thuộc tổ chức liên kết dọc và liên kết ngang trong
chuổi ngành hàng và quản lý chuỗi qua tham gia “4 nhà”.
4. Tầm nhìn phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang đến năm 2020

11/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
4.1. Quan điểm và phương hướng
4.1.1. Quan điểm: Quan điểm phát triển nông thôn HG sẽ hướng về 3 đối tượng chính như
sau:
- Đối với nông dân là đối tượng để phát triển. Qua đó nghiên cứu và phát triển NN phải
hướng vào từng nhóm đối tượng ND và tạo cơ hội cho họ tham gia tích cực vào tiến trình

phát triển nông nghiệp và nông thôn là giải pháp tích cực và lâu dài. Sự thay đổi mức sống và
năng lực của nông dân là thước đo để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nông thôn sắp
tới.
- Đối với nông nghiệp là cơ hội. Khả năng cạnh tranh về sản xuất và tiêu thụ các cây và
con, đặc biệt là 5 cây và 5 con là thước đo mức độ thành công về phát triển nông nghiệp của
tỉnh.
- Đối với nông thôn là địa bàn. Việc xây dựng và đầu tư phát triển 19 tiêu chí xã nông
thôn mới là thước đo về phát triển nông thôn của tỉnh.
4.1.2. Phương hướng
Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến năm 2020
là hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp toàn diện, hiệu quả và bền vững nhằm phát
huy lợi thế so sánh, tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng giá trị gia tăng, đảm bảo vệ sinh
an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia. Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế NN và lao động nông thôn; nâng cao chất
lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch; đẩy mạnh đầu tư, xây dựng nông thôn mới đạt
tiêu chí quốc gia, đến năm 2015 có ít nhất 20%, đến năm 2020 có ít nhất 50% xã trong tỉnh
đạt tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới; đa dạng hóa cơ cấu sản xuất, kinh doanh, tạo thêm
việc làm tại chỗ góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần cho
nhân dân; thực hiện tốt công tác giáo dục, đào tạo, chăm sóc sưc khỏe và bảo đảm an sinh
xã hội, xóa đói giảm nghèo; giữ vững an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Cơ sở pháp lý để thực hiện phương hướng trên là tỉnh nên tập trung hoàn chỉnh quy
hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch liên quan đến phát triển cơ sở hạ tầng, sử dụng đất
và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội từ nay đến năm 2015 và các năm tiếp theo.
4.2. Chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của tỉnh liên quan Chiến lược nông thôn, giai
đoạn 2011-2015
4
(Danh mục chỉ tiêu 2)
4.3. Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011-2015.
4.3.1. Nông nghiệp
Ổn định sản lượng lúa 1 triệu tấn/năm, diện tích lúa chất lượng cao, lúa đặc sản

32.000 ha; trong cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, giảm dần tỉ trọng trồng trọt (bao gồm
trồng trọt và lâm nghiệp), tăng dần tỉ trọng chăn nuôi (bao gồm chăn nuôi và thủy sản) và
dịch vụ nông nghiệp; cơ cấu trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ đến năm 2015 là: 60% - 30%
- 10%. Tăng giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản bình quân trên đất canh tác (quy ra giá
4
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015

12/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
hiện hành) năm 2015: 76 triệu đồng /ha/năm, trong đó phấn đấu đạt lợi nhuận bình quân
30% trở lên.
4.3.1.1. Phát triển ngành hàng mũi nhọn của tỉnh
Kết quả phân tích SWOT cho cây trồng bao gồm: cây lúa, CAQ, cây mía và rau
màu. Chăn nuôi bao gồm trâu, bò và heo; thủy sản bao gồm cá da trơn và thát lát. Kết quả
được tóm tắt qua bảng 20, và chi tiết hóa được trình bày phụ lục B.
Có 3 điểm mạnh cơ bản về sản xuất NN Hậu giang, đó là:
1. Đa dạng sản phẩm NN & ND nhạy bén kỹ thuật và thị trường: Do đặc điểm tự
nhiên Hậu giang về đất, khí hậu, đặc biệt nguồn nước là lợi thế rất lớn cho sản xuất NN
với 5 cây và 5 con. ND nhạy bén thị trường và kỹ thuật mới dẫn đến nhiều mô hình canh
tác thích nghi địa phương và cho hiệu quả cao cần được nghiên cứu, nhân rộng.
2. Điểm mạnh về lúa gạo, thủy sản và mía: có lợi thế so sánh rất lớn trong vùng
Tây sông Hậu, là động lực phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm nông thôn.
Do vậy cần tăng cường liên kết vùng trong công tác quy hoạch và đầu tư phát triển các
loại hàng hóa nông - thủy sản mũi nhọn này của tỉnh .
3. Tham gia “4 nhà”: Gần đây các chủ trương, chính sách, qui định pháp của tỉnh
đã thúc đẩy mô hình tham gia “4 nhà” cho sản xuất lúa theo mô hình “3 giảm 3 tăng”, “5
giảm, 1 phải”, các mô hình xã hội hóa công tác giống, phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng

và vật nuôi, sản xuất và tiêu thụ mía đường, khóm và cá thát lát cườm. Nông dân có xu
thế hợp tác nhau để thích nghi với thị trường và điều kiện sản xuất địa phương. Vì thế, cơ
chế tham gia “4 nhà” cần được nghiên cứu và phát triển cho từng loại cây, con cụ thể
nhằm tập trung nguồn lực các bên tham gia để phát triển cây trồng và vật nuôi có lợi thế
so sánh của tỉnh trong vùng.
Có 3 điểm yếu về SX NN & nông dân của tỉnh như sau:
1. Điểm yếu về đầu tư thấp, và không đồng bộ vùng nông thôn: Mặc dù thời gian
qua HG đã tranh thủ và kêu gọi nhiều nguồn đầu tư trong và ngoài nước; nhưng đối với
vùng nông thôn, đặc biệt cho sản xuất NN còn yếu và thiếu. Vì thế, sản xuất NN thiếu
đảm bảo về điều kiện hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Công nghệ sản xuất còn lạc hậu, giá
thành cao, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch và bảo quản còn lớn. Cùng với các qui định pháp
luật, cơ chế, chính sách hỗ trợ NN còn nhiều bất cập và chưa hấp dẫn các DN đầu tư phát
triển sản xuất và chế biến nông sản.
2. Yếu kém về sử dụng tài nguyên NN theo lợi thế tiểu vùng sinh thái của tỉnh: mặc
dù có quan tâm quy hoạch, nhưng đầu tư và phát triển quy hoạch còn hạn chế dẫn đến khó
để khai thác tổng hợp sản xuất NN theo lợi thế so sánh từng tiểu vùng của tỉnh. Nông dân
phải chịu nhiều áp lực vì thị trường không ôn định và thiếu đầu tư theo lợi thế so sánh sản
xuất. Khó tổ chức ND nối kết với thị trường vì khó khăn trong việc tập trung vùng
nguyên liệu để kêu gọi đầu tư chế biến nông, thủy sản, vì thế cũng khó tổ chức ND khai
thác lợi thế so sánh, tạo vùng nguyên liệu và nối kết với thị trường.
3. Sản xuất nhỏ lẻ, không đồng bộ và khó nối kết với thị trường: Do yếu kém về
quy hoạch và triển khai quy hoạch theo lợi thế so sánh từng huyện, xã, dẫn đến khó khăn

13/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
liên quan đến năng lực sản xuất nông dân nối kết với thị trường, trong bối cảnh sản xuất
nông hộ nhỏ lẻ như hiện nay.

Do 3 yếu kém nêu trên, nên những thành công sản xuất NN của tỉnh chỉ dừng ở
dạng nông hộ, mới đạt mục tiêu giảm nghèo và ổn định sinh kế người dân nông thôn. Mặc
dù sản xuất cây trồng và vật nuôi đa dạng và tăng đáng kể, nhưng không bền vững vì qui
mô nhỏ lẻ, mất ổn định trong quan hệ cung-cầu, sản phẩm ít hàm lượng chất xám và dịch
vụ hỗ trợ kém. Hậu quả là rất khó đầu tư trọng điểm để hỗ trợ ND về tổ chức SX, chuyển
giao công nghệ, cung cấp tín dụng, và nối kết họ với thị trường.
Có 3 cơ hội cơ bản về sản xuất NN của Hậu giang như sau:
1. Cơ hội mở rộng thị trường: Do vị trí địa lý của Hậu giang nằm trung tâm của
tiểu vùng Tây Nam sông Hậu, có nhiều đường sông và đường bộ đi qua. Đó cũng là lợi
thế mở rộng hoạt động thị trường đầu ra và đầu vào cho các loại cây, con mũi nhọn của
tỉnh. Trong xu thế “tăng cường liên kết vùng”, Hậu giang sẽ có nhiều cơ hội thị trường để
phát triển thương mại và dịch vụ nông thôn trong thế liên kết với TPCT, Kiên Giang, Sóc
Trăng, Bạc liêu và Cà Mau theo lợi thế so sánh và theo quy luật cung cầu nội địa và quốc
tế.
2. Cơ hội Hậu giang kêu gọi đầu tư và phát triển công nghệ: Thời gian qua Hậu
giang có nhiều chính sách minh bạch, ổn định, tạo quan tâm thu hút nhà đầu tư, khuyến
khích được mọi thành phần kinh tế, nhất và các DN tư nhân tham gia vào ngành sản xuất
và chế biến nông và thủy sản. Việc tăng cường thu hút đầu tư mở ra triển vọng đẩy mạnh
chuyển giao công nghệ liên quan đến cung ứng đầu vào và thị truờng đầu ra sản phầm 5
cây và 5 con có lợi thế so sánh của tỉnh.
3. Quan tâm về đầu tư và phát triển “Tam nông”: Qua đầu tư phát triển thủy lợi,
giao thông nông thôn, tổ chức nông dân hợp tác, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ, cung
cấp tín dụng đã giúp nhiều nông hộ phát triển SX và nâng cao thu nhập. Xác định 5 cây, 5
con trong đầu tư phát triển nông nghiệp, thúc đẩy xây dựng xã nông thôn mới và đào tạo
nghề NT là cơ hội rất lớn nâng cao đời sống người dân nông thôn trong tương lai. Sắp tới
Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ nhiệm kỳ 2011-2015 sẽ ưu tiên đầu tư vào nông thôn đó là cơ
hội rất lớn để phát triển nông nghiệp, nông thôn và tăng mức sống nông dân.
Có 3 thử thách lớn về NN và nông dân cuả HG như sau:
1. Về cạnh tranh nông-thủy sản chất lượng cao, giá rẻ và dịch vụ tốt: Mặc dù Hậu
Giang đã xác định 5 cây, 5 con chủ lực để đầu tư phát triển; nhưng sản xuất hàng hóa cây

trồng và vật nuôi này chịu sức ép cạnh tranh gay gắt do phải đáp ứng tiêu chuẩn “4 đúng”
mà thị trường đòi hỏi như: Đúng chất, đúng lượng, đúng thời điểm thị trường cần và đúng
kỹ thuật sản xuất. Khó đạt tiêu chuẩn “4 đúng “ vì lý do: (1) Quản lý và hệ thống giám sát
tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn nhiều bất cập, (2) Công tác vệ sinh an toàn thực
phẩm còn nhiều hạn chế và việc kiểm soát và xây dựng vùng an toàn dịch bệnh chưa cao
(3) Khó xây dựng các hệ thống sản xuất, vận chuyển, chế biến và phân phối theo mô hình
GAP (Good Agricultural Practices) cho các sản phẩm có lợi thế của tỉnh. Ngòai ra, ND là
người tham gia sản xuất hàng hóa chất lượng cao, nhưng không am hiểu nhiều về SX tiêu
chuẩn “4 đúng” như nêu trên.

14/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
2. Thách thức sản xuất nông nghiệp kém bền vững: Sản xuất cây con của tỉnh
thường gặp nhiều rủi ro do chịu ảnh hưởng ngập lụt mùa mưa, hạn hán & xâm nhập mặn
mùa khô và dịch hại trên lúa, gia súc, gia cầm và cá, tôm. Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóa
tăng, nhưng thu nhập hộ không tăng tương xứng; đầu tư sản xuất NN và nông thôn còn
thiếu, yếu và không đồng bộ; khoảng cách giàu – nghèo ngày càng gia tăng.
3. Tính thổn thương nông dân ngày càng cao: Do thách thức và yếu kém sản xuất
NN như trình bày trên, cùng với thu nhập thấp, trong điều kiện người nông dân phải trang
trải các chi phí lớn: (i) Chi tiêu gia đình hàng ngày, chữa bệnh, và học hành cho con cái,
(ii) Đám tiệc, giỗ hoải và quan hệ xóm làng, (iii) Ứng vật tư sản xuất trước và trả lại sau
khi thu hoạch mùa vụ với giá cao, (iv) Vay vốn sản xuất đầu vụ hoặc chi tiêu gia đình và
trả nợ cuối vụ. Do vậy, ND sẽ kém tích lũy để tái sản xuất. Do vòng lẩn quẩn thu nhập
thấp và nghèo khó, nhiều trẻ em nông thôn của tỉnh phải bỏ học giữa chừng để đỡ gánh
nặng chi tiêu và phụ giúp cha mẹ tăng thêm nguồn thu cho gia đình. Trong khi đó, thanh
niên nông thôn chính là lực lượng kế thừa để trở thành ND thế hệ mới, nhưng có tỷ lệ thất
nghiệp ngày càng cao. Mặt khác, một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn rơi

vào tệ nạn cờ bạc, rượu chè và các tệ nạn xã hội khác. Ngoài ra, phát triển ND lệ thuộc rất
nhiều về môi truờng phát triển NN và nông thôn, nhưng hai lĩnh vực này còn rất yếu kém
của tỉnh. Vì thế, tỉnh tổn thương người dân nông thôn ngày sẽ càng cao, nếu giải pháp
phát triển nông thôn tiến hành thiếu đồng bộ và không hiệu quả.
4.3.1.2. Chiến lược phát triển các ngành hàng mũi nhọn
Kết hợp điểm mạnh và cơ hội, vượt thách thức và điểm yếu như phân tích trên, các
chiến lược phát triển ngành hàng mũi nhọn của tỉnh cần quan tâm như:
- Chiến lược quy hoạch vùng sản xuất: quy hoạch sản xuất theo hệ thống mở dựa vào
nhu cầu thị trường và bố trí sản xuất của 5 cây, 5 con theo lợi thế so sánh từng tiểu vùng sản
xuất cụ thể. Đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản xuất trên vùng quy hoạch theo nhu cầu thị trường
và hiệu quả sử dụng đất cho 5 cây và 5 con. Trong đó, quy hoạch và đầu tư quy hoạch theo
tiểu vùng sản xuất là nền tảng để liên kết về giống, quy trình sản xuất, công nghệ sau thu
hoạch, tổ chức sản xuất ND nối kết với thị trường.
- Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu NN và kinh tế nông thôn theo
hướng chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh;
ưu tiên nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị 5 cây, 5 con có lợi thế so sánh từng địa
phương của tỉnh va trong vùng TN sông Hậu thì đặc biệt quan tâm.
- Tiếp tục đầu tư các vùng nguyên liệu lúa, mía, thủy sản của tỉnh phục vụ cho
công nghiệp chế biến. Trong 5 năm tới chuyển từ 20-30% diện tích lúa Xuân Hè và Hè
Thu sang cây màu theo cơ cấu lúa Đông Xuân - màu Hè Thu- lúa Thu Đông kết hợp nuôi
trồng thủy sản theo phân vùng sản xuất. Đối với vụ Hè Thu phải đảm bảo tốt sau thu
hoạch phục vụ cho chế biến xuất khẩu. Kết hợp liên kết vùng cho sản xuất và tiêu thụ lúa-
gạo.
- Đầu tư thủy lợi: Chú trọng đầu tư và nâng cấp các công trình thuỷ lợi phục vụ
tưới tiêu, ngăn mặn; tiếp tục đầu tư, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi cho quy
hoạch vùng lúa chất lượng cao, vùng mía nguyên liệu, vùng nuôi thủy sản, vùng rau màu.

15/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ

____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Nâng cao chất lượng quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi, tu bổ các đê bao ngăn
mặn, tiếp tục đầu tư đê bao Long Mỹ. Xây dựng kế hoạch chủ động phòng, chống thiên
tai, chủ động ứng phó với mọi tình huống, hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai
gây ra. Phát triển hệ thống nội đồng; trong đó, liên kết chương trình WB về nâng cao
năng lực phát triển quản lý nước theo nhu cầu sản xuất cộng đồng thì cần quan tâm.
- Phòng chống dịch bệnh: Tập trung phòng chống dịch bệnh trên 5 cây, 5 con.
Trang bị cho ND kiến thức cơ bản về phòng chống dịch bệnh trên 5 cây và 5 con này; sản
xuất giảm giá thành, giảm rủi ro.
- Ứng dụng khoa học công nghệ cao: Triển khai Đề án Khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao huyện Long Mỹ, làm hạt nhân phát triển các vệ tinh trong tỉnh; cải thiện và
nâng cấp hệ thống hạ tầng, tích cực xây dựng các mô hình sản xuất mới, áp dụng khoa
học kỹ thuật, gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng hàng hóa, chú trọng theo
hướng GAP (sản xuất an toàn), tăng độ sạch nông sản, giảm chi phí trung gian, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức sản xuất nông dân nối kết doanh nghiệp để tiêu thụ
hàng hóa khu NN công nghệ cao.
- Liên kết vùng, đặc biệt là trong tiểu vùng Tây Sông Hậu gắn với giải pháp tham
gia “4 nhà” để phát triển chuỗi giá trị các ngành hàng mũi nhọn nêu trên.
4.3.2. Nông dân
- Nâng cao năng lực ND sản xuất và nối kết thị trường cho 5 cây và 5 con. Trong đó
nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị hàng hóa và vai trò tổ chức nông dân tham gia.
- Thường xuyên đánh giá nhu cầu và tổ chức nâng cao năng lực lao động nông thôn.
Định kỳ tổ chức điều tra, phân tích quan hệ cung-cầu và chất lượng nguồn nhân lực trong
sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Tổ chức tập huấn, huấn luyện chuyển giao khoa học -
công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và hộ sản xuất nông nghiệp và phi
nông nghiệp theo định hướng phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ cây và con có lợi
thế so sánh của tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, thực hiện tốt các dự án tín
dụng hỗ trợ việc làm; rà soát các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh phục vụ cho công tác điều

tra thực trạng sử dụng và nhu cầu lao động; có kế hoạch dạy nghề theo địa chỉ;
- Thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án, huy động mọi nguồn lực cho công
tác đào tạo, dạy nghề và giải quyết việc làm; mở rộng đào tạo nghề cho nông dân. Thực
hiện đề án phát triển nguồn nhân lực, mở rộng trường đào tạo nghề, đa dạng hoá hình
thức đào tạo, đào tạo lại cán bộ quản lý, cán bộ hợp tác xã, chủ trang trại, chủ doanh
nghiệp.
- Tạo việc làm mới cho nông dân, chuyển đổi ngành nghề nông nghiệp sang lĩnh
vực công nghiệp và xuất khẩu lao động. Thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở cho người
nghèo.
- Tiếp tục nhân rộng những mô hình xóa đói, giảm nghèo có hiệu quả. Triển khai
các đề án chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở ở nông
thôn.

16/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
- Chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực; mở rộng các hình thức đào tạo lao động tại
chỗ, nhất là lao động trẻ để chuyển sang làm việc trong các cơ sở công nghiệp sau này.
Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động tại chỗ.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, bảo đảm
kịp thời, đúng đối tượng hỗ trợ, góp phần giảm bớt khó khăn về đời sống nhân dân và hỗ
trợ thúc đẫy sản xuất phát triển, nhất là vùng đồng bào dân tộc…Thực hiện chính sách hỗ
trợ người nghèo, người dân vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, đồng bào dân tộc thiểu số.
4.3.3. Chiến lược phát triển xã nông thôn mới
4.3.3.1 Dựa vào cơ chế, tổ chức và chính sách nhà nước
Căn cứ pháp lý: các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 491/2009/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 4 năm 2009 của V/v ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 V/v Phê duyệt Chương trình mục

tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; các Quyết định của
UBND tỉnh Hậu Giang: Quyết định số 111/QĐ-UBND ngày 20/01/2010 V/v thành lập
Ban Chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới tỉnh Hậu Giang, giao BCĐ
xây dựng Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Bộ tiêu chí Quốc gia
về nông thôn mới tỉnh trình UBND tỉnh và được Phê duyệt ban hành tại Quyết định số
1174/QĐ-UBND ngày 26/5/2010.
Việc đánh giá hiện trạng xây dựng xã nông thôn mới và cơ chế tổ chức và chính
sách Sở/Ngành tham gia thực hiện 19 tiêu chí là rất quan trọng và cần tiến hành liên tục
và thường xuyên.
4.3.3.2 Dựa vào thực trạng và kế hoạch phát triển xã NT mới
Kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới theo 19 tiêu chí Quốc gia
Bảng 21 và 22 chỉ ra hiện trạng và lập kế hoạch của 73 xã, phường, thị trấn; trong
đó có 55 xã, 16 phường, thị trấn trên địa bàn Hậu giang. Đồng thời kế hoạch xây dựng xã
đạt NT mới theo từng giai đoạn: 2010 - 2015, 2015 – 2020.
- Giai đoạn 2010 – 2015: đạt 11/55 xã nông thôn mới (đạt 20% số xã).
- Giai đoạn 2015 – 2020: đạt thêm 17 xã nông thôn mới nâng tổng số là 28/55 xã
(chiếm trên 50%).
Xây dựng kế hoạch xây dựng 11 xã điểm nông thôn mới
Vào tháng 8/2010, Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp khảo sát 11 xã điểm để
đáng giá về hiện trạng xã nông thôn mới được trình bày qua bảng 23.
Nhìn chung, các xã được chọn đại diện cho các huyện/thị, tiểu vùng sinh thái địa
lý và đại diện mức độ hoàn thành 19 tiêu chí khác nhau. Hiện nay chỉ có xã Tân Tiến đạt
được 14/19 tiêu chí và cần rà soát và tiếp tục đầu tư phát triển để đạt 19 tiêu chí. Các xã
còn lại của 11 huyện-thị đạt từ trung bình đến rất thấp, đặc biệt là xã Tân Hòa-Châu
Thành A (chỉ đạt 4/19 tiêu chí) và Xã Đông Thạnh – Châu Thành chỉ đạt 5/19 tiêu chí. Do

17/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________

Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
vậy, Sở/Ngành liên quan cần kết hợp với chính quyền huyện và xã, cùng cộng đồng nhằm
phát triển các tiêu chí còn lại của 11 xã điểm nêu trên.
4.3.3.3 Đánh giá cơ chế tham gia thực hiện tiêu chí xã nông thôn mới
Kết quả đánh giá về trở ngại khó khăn và đề xuất của các Sở/Ngành tham gia xây
dựng và thực hiện các tiêu chí xã NTM được trình bày qua Phụ lục C.
Xây dựng xã nông thôn mới là Chương trình quốc gia, được sự quan tâm chỉ đạo
của các cấp từ TW đến địa phương, có sự phối hợp nhiệt tình của các Sở/Ngành tỉnh. Tuy
vậy, qua đánh giá cơ chế tham gia cấp tỉnh dẫn còn gặp khó khăn như sau:
-Việc triển khai 19 tiêu chí xã nông thôn mới lệ thuộc vào nhiều Bộ/Ngành TW;
nhưng hướng dẫn của các Bộ/Ngành còn chậm và không đồng bộ, gây khó khăn, lúng
túng cho địa phương trong xây dựng kế hoạch xã nông thôn mới.
- Còn nhiều tiêu chí trùng lấp về phân công chức năng chuyên môn của Sở/Ngành.
- Năng lực CB, đặc biệt CB cấp xã, chưa được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ nên
lúng túng trong tổ chức tham gia thực hiện.
- Khó khăn trong đánh giá và xây dựng các tiêu chí: kinh phí hạn hẹp, thiếu trang bị
máy móc, phương tiện, công cụ để tập huấn cho các địa phương, nhất là cấp cơ sở, nên
các địa phương báo cáo số liệu chưa thống nhất, khó khăn cho công tác tổng hợp và đề
xuất kế hoạch phù hợp.
- Khó khăn trong điều phối: Sự phối hợp của các Sở, ngành chưa đồng bộ, kịp thời
nên gây không ít khó khăn trong triển khai thực hiện. Sự điều phối và thông tin nhau
trong các thành viên của BCĐ còn nhiều hạn chế.
Để giúp Sở /Ngành và cộng đồng cấp xã cùng tham gia xây dựng và thực hiện kế
hoạch phát triển xã nông thôn mới, một số cơ chế, tổ chức và chính sách cần quan tâm
như sau:
- Điều phối và chỉ đạo hệ dọc: Bộ/Ngành hướng dẩn về xây dựng bộ tiêu chí theo
chức năng chuyên môn được thể hiện QĐ 800 TTg và QĐ 493-TTg.
- Điều phối và chỉ đạo theo hệ ngang: Khi có hướng dẫn cụ thể của Bộ/Ngành liên
quan 19 tiêu chí, điều phối hệ ngang cấp tỉnh cần tập trung như sau:
+ Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch là nền tản pháp lý thực hiện 19 tiêu

chính xã nông thôn mới. Trong đó quy hoạch sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và phát triển kinh
tế-xã hội cần quan tâm.
+ Các Sở/ngành và BCĐ tỉnh xem xét, quán triệt các hướng dẫn Bộ/Ngành TW và
tranh thủ nguồn lực theo hệ dọc để đầu tư thực hiện về hiện trạng đánh giá bộ tiêu chí xã
nông thôn mới.
+ UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình mục tiêu Quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai doạn 2010 – 2020 của Tỉnh.
+ Về điều phối thực hiện bộ tiêu chí, UBND tỉnh nên xem xét như sau:

18/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Đổi tên BCĐ thực hiện BTCQGNTM thành BCĐ Chương trình MTQG xây dựng
NTM theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính
phủ.
Xây dựng “Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện BTCQGNTM”
thành “Quy chế Tổ chức và hoạt động của BCĐ Chương trình MTQG xây dựng NTM”.
Thành lập VP điều phối Chương trình MTQG về xây dựng NTM của tỉnh.
- Nâng cao năng lực chính quyền xã và tham gia cộng đồng: Việc xây dựng xã nông
thôn mới tùy thuộc sự tham gia tích cực của lãnh đạo Xã/Phường và cộng đồng. Do vậy
cần chú tâm nâng cao năng lực của họ như sau:
+ Am hiểu cấu trúc đầu tư và điều phối nguồn lực của hệ dọc và hệ ngang liên quan
đến thực hiện các tiêu chí xã nông thôn mới của xã, địa phương mình.
+ Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án liên quan phát triển 19 tiêu chí cấp
xã/phường.
+ Phương pháp tham gia của cộng đồng xây dựng xã NTM cần được đẩy mạnh
+ Cần tập huấn và hướng dẩn thống nhất cách đánh giá 19 tiêu chí ở 3 cấp: Tỉnh,
huyện, xã và cộng đồng.

4.3.3.4 Chiến lược xây dựng xã nông thôn mới tỉnh Hậu Giang
Mục tiêu định hướng đến năm 2020 là xây dựng 50% số xã trong tỉnh đạt tiêu chuẩn
xã nông thôn mới. Chú trọng đến các giải pháp lâu dài ứng phó nguy cơ về nước biển
dâng và biến đổi khí hậu tác động đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân đồng bằng sông
Cửu Long nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng.
a) Mục tiêu chung xây dựng 11 xã nông thôn mới của tỉnh: Xây dựng 11 xã nông
thôn mới phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh được tăng cường, hệ
thống chính trị trong sạch vững mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm
góp phần thực hiện có hiệu quả và đưa Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 Ban
Chấp hành Trung ương (khóa X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
b) Tiêu chí phải đạt trong giai đoạn 2011- 2015
STT
Tên
tiêu chí
Nội dung tiêu chí
xã NT mới
ĐBSCL
11 xã NT mới
tỉnh Hậu Giang

19/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
1
Quy hoạch
và thực hiện
quy hoạch
1.1.Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết

yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp
hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, dịch vụ.
Đạt hoàn thành trong
năm 2011
1.2.Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế-xã
hội- môi trường theo tiêu chuẩn mới.
Đạt hoàn thành trong
năm 2011
1.3.Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới
và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo
hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn
hóa tốt đẹp.
Đạt hoàn thành trong
năm 2011
2 Giao thông 2.1.Tỷ lệ Km đường trục xã, liên
xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt
chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT.
100% 100%
2.2.Tỷ lệ Km đường trục ấp, xóm được
cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của
Bộ GTVT.
50% 50%
2.3.Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch không
lầy lội vào mùa mưa.
100% 100% (30% cứng
hóa)
2.4.Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng
được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.
50% 50%

3 Thủy lợi 3.1.Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu
cầu sản xuất và dân sinh
đạt đạt
3.2. Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý
được kiên cố hóa
45% 50%
4 Điện 4.1.Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
của ngành điện
Đạt đạt
4.2.Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an
toàn từ các nguồn
98% 99%
5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu
giáo, tiểu học, THCS có cơ sở vật chất đạt
chuẩn quốc gia
70% 70%

20/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
6 Cơ sở vật
chất văn hóa
6.1.Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt
chuẩn của Bộ VH-TT-DL
Đạt Đạt
6.2.Tỷ lệ ấp có nhà văn hóa và khu thể thao
ấp đạt theo quy định của Bộ VH-TT-DL
100% 100%

7 Chợ
nông thôn
Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng Đạt Đạt
8 Bưu
điện
8.1.Có điểm phục vụ bưu chính viễn thong Đạt Đạt
8.2.Có Internet đến ấp Đạt Đạt
9 Nhà ở
dân cư

9.1.Nhà tạm, dột nát Không Không
9.2.Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây
dựng
70% 75%
10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người/năm so với
mức bình quân chung của tỉnh
1,3 lần 1,4 lần
11 Hộ
Nghèo
Tỷ lệ hộ nghèo 7% 8%
12 Cơ cấu lao
động
Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong
lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp
35% 30%
13 Hình thức
tổ chức sản
xuất
Có tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có hiệu
quả

Có Có

14 Giáo dục 14.1.Phổ cập giáo dục THCS Đạt Đạt
14.2.Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được
tiếp tục học Trung học (phổ thông, bổ túc,
học nghề)
80% 75%
14.3.Tỷ lệ lao động qua đào tạo >20% 20%
15 Y tế 15.1.Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức
BHYT
20% 30%
15.2.Y tế xã đạt chuẩn quốc gia Đạt Đạt
16 Văn hóa Xã có từ 70% số ấp trở lên đạt tiêu chuẩn
xã văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-
DL
Đạt 75%

21/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
17 Môi trường 17.1.Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp
vệ sinh theo tiêu chuẩn Quốc gia
75% 85%
17.2. Các cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về
môi trường
Đạt Đạt
17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm
môi trường và có các hoạt động phát triển

môi trường xanh, sạch, đẹp
Đạt Đạt
17.4.Nghĩa trang được xây dựng theo quy
hoạch
Đạt Đạt
17.5. Ch ất thải, nước thải được thu gom và
xử lý theo quy định
Đạt Đạt
18 Hệ
thống
tổ chức
chính
trị xã hội
vững mạnh
18.1.Cán bộ xã đạt chuẩn Đạt Đạt
18.2.Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính
trị cơ sở theo quy định
Đạt Đạt
18.3.Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn
“Trong sạch, vững mạnh”
Đạt Đạt
18.4.Các tổ chức đoàn thể chính trị của
xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên
Đạt Đạt
19 An ninh, trật
tự xã hội
An ninh, trật tự xã hội được giữ vững Đạt Đạt
4.4. Cơ chế, chính sách và giải pháp chủ yếu thực hiện Chiến lược phát triển nông
thôn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2011-2015
Phát triển nông thôn với ba nội dung lớn là phát triển nông nghiệp, xây dựng nông

thôn mới và nâng cao năng lực nông dân nằm trong khung cơ chế, chính sách của Đảng
và Nhà nước ta thực hiện Tam Nông; đồng thời ở cấp độ tỉnh, cần có những cơ chế, chính
sách đồng bộ và sự phối, kết hợp chặt chẽ các giải pháp thực hiện:
4.4.1 Nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp vận động xã hội
Thực hiện cuộc vận động xã hội sâu rộng về xây dựng nông thôn mới:
- Tổ chức phát động, tuyên truyền, phổ biến, vận động từ tỉnh đến cơ sở bằng các
hình thức, nội dung tuyên truyền, vận động phù hợp với từng đối tượng; huy động cả hệ
thống chính trị, đặc biệt là cấp xã, các doanh nghiệp và mọi tầng lớp nhân dân tham gia
thực hiện Chiến lược.
+ Tuyên truyền chiều rộng: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc
biệt là Đài PTTH Hậu Giang, báo Hậu Giang, hệ thống thông tin xã, ấp, tập trung tuyên

22/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
truyền, truyền thông cho tất cả nội bộ và nhân dân trên địa bàn nắm được nội dung cơ bản
của Chiến lược để nhận được sự đóng góp, đồng tình của người dân khi tổ chức triển khai
thực hiện.
+ Tuyên truyền chiều sâu: Thông qua BCĐ thực hiện Chiến lược và BCĐ xây dựng
xã nông thôn mới kết hợp Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội của xã, có kế
hoạch đến từng tổ tự quản tổ chức họp dân công khai chủ trương chính sách của cấp trên
và Đề án của xã về xây dựng xã nông thôn mới.
- Cùng với tuyên truyền, tổ chức vận động, phát động phong trào thi đua xây dựng
nông thôn mới trong toàn tỉnh, đặc biệt là tại 11 xã chọn xây dựng xã nông thôn mới, có
nội dung, tiêu chí thi đua rõ ràng, có đánh giá, xếp loại hàng năm. Nội dung xây dựng
nông thôn mới phải trở thành một nhiệm vụ chính trị, tiêu chí thi đua, đánh giá cán bộ của
địa phương và các cơ quan có liên quan về mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.
4.4.2. Nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp về qui hoạch

4.4.2.1. Quy hoạch và tổ chức sản xuất nông nghiệp
Quy hoạch hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh đối với các sản phẩm có
lợi thế canh tranh, có thị trường tiêu thụ ổn định của tỉnh như lúa gạo, mía, khóm, rau
màu, cá đồng, thát lát. Quy hoạch vùng nguyên liệu phải gắn với lợi thế địa lý tự nhiên,
địa chỉ đầu ra và thị trường tiêu thụ; phát huy tối đa hình thức tiêu thụ sản phẩm theo hợp
đồng đạt ít nhất 80% vào năm 2015 đối với vùng nguyên liệu được qui hoạch. Các mặt
hàng nông sản chủ lực của tỉnh phải có vùng nguyên liệu được qui hoạch gồm:
- Quy hoạch lại và vùng lúa chất lượng cao mục tiêu đến 2020 đạt 70.000 ha, tập
trung tại huyện Vị Thủy, Phụng Hiệp, Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ, thành phố
Vị Thanh làm nguyên liệu chủ yếu phục vụ các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu thuộc
Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang, cụm nhà máy chế biến tại huyện Châu Thành A.
Chỉ đạo xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với ND trong sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm thông qua hợp đồng. Chọn thí điểm thực hiện hợp đồng tiêu thụ lúa giữa
Công ty cổ phần lương thực Hậu Giang và ND trong vùng lúa chất lượng cao được qui
hoạch.
- Quy hoạch lại và tiếp tục phát triển và ổn định diện tích vùng chuyên canh mía
khoảng 14.000 ha giai đoạn 2011-2015, tập trung tại huyện Phụng Hiệp, thị xã Ngã Bảy,
huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh làm nguyên liệu chủ yếu phục vụ các nhà máy
đường Phụng Hiệp, Vị Thanh, Long Mỹ Phát. Chỉ đạo củng cố và phát triển việc tiêu thụ
mía hàng hóa qua hợp đồng giữa Công ty cổ phần mía đường Cần Thơ (Casuco) và ND
trong vùng mía nguyên liệu.
- Quy hoạch phát triển diện tích nuôi thuỷ sản đến năm 2015 đạt 10.000 ha. Các
huyện tổ chức công bố quy hoạch để hộ dân và các doanh nghiệp biết và đầu tư theo quy
hoạch, bảo đảm các điều kiện về vệ sinh môi trường; làm cơ sở cho cấp xã tổ chức thực
hiện, quản lý qui hoạch.
4.4.2.2. Quy hoạch xây nông thôn mới

23/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ

____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Mục tiêu đạt yêu cầu tiêu chí số 01 của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới, với 3
nội dung sau: (1) Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. (2) Quy hoạch phát
triển hạ tầng kinh tế-xã hội- môi trường theo tiêu chuẩn mới. (3) Quy hoạch phát triển các
khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã theo hướng văn
minh. Đến cuối năm 2011, cơ bản phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn trên địa bàn
tỉnh theo thẩm quyền để làm cơ sở đầu tư xây dựng nông thôn mới, đến năm 2015 công
nhận 11 xã nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia, đến năm 2020 có 50% số xã trong tỉnh
đạt tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới.
Để thực hiện tốt 2 nhóm qui hoạch trên, trong năm 2011:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố Vị Thanh, thị xã Ngã Bảy và các huyện hướng
dẫn các xã rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh 02 loại quy hoạch trên; đồng thời chỉ đạo thực
hiện phủ kín qui hoạch nông thôn mới trong toàn tỉnh vào cuối năm 2011.
- Ủy ban nhân dân xã tổ chức lập quy hoạch, lấy ý kiến tham gia của cộng đồng dân
cư, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện các quy hoạch đã
được duyệt.
4.4.3. Nhóm cơ chế, chính sách và giải pháp về vốn đầu tư
Theo Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ V/v
Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 -
2020, thì nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn được xác định theo tỉ lệ % tương ứng. Trong
quá trình chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược nông thôn Hậu Giang, tỉnh bám sát yêu
cầu phân bổ nguồn vốn và tỉ lệ các nguồn; đồng thời tổ chức huy động tốt các nguồn vốn,
thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chiến lược này
theo cơ chế huy động vốn sau:
4.4.3.1. Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương): gồm 2 nguồn: (1) Chương
trình mục tiêu quốc gia và chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai và sẽ
tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo trên địa bàn: khoảng 23%; (2) Vốn trực tiếp
cho chương trình để thực hiện các nội dung theo quy định tại điểm 3 mục VI của Quyết

định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 của Thủ tướng Chính phủ khoảng 17%.
Tổ chức phân khai nguồn vốn, chậm nhất trong quý I hàng năm theo cơ cấu nguồn
vốn ngân sách (Trung ương, địa phương) để tạo chủ động triển khai các chương trình, dự
án và tổ chức huy động các nguồn vốn tín dụng, vốn từ doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại
hình kinh tế khác và huy động đóng góp của dân cư. Việc phân bổ nguồn vốn thực hiện
các chương trình, dự án nằm trong Chiến lược phát triển nông thôn của tỉnh theo thứ tự
ưu tiên: (1) Công trình trọng điểm, bức xúc có tác động chi phối các công trình đầu tư
khác (2) Năng lực tổ chức thực hiện công trình, dự án của ngành, địa phương trong năm
kế hoạch trước liền kề (3) Áp dụng cơ chế thưởng bằng hình thức phân bổ vốn đầu tư
công trình dự án cho ngành, địa phương, đơn vị làm tốt.
Để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, phải:

24/61
Dự án cải cách hành chính và triển khai Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo (CPRGS)
tỉnh Hậu Giang – VIE 004 03 01 do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ
____________
Chiến lược phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang, giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020
a) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các
chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn, bao gồm:
- Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án hỗ trợ có mục
tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp
theo gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chương trình phòng, chống tội phạm; chương
trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng, chống một số bệnh xã hội,
bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về
văn hóa; chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã; hỗ trợ chia tách huyện, xã; hỗ trợ khám chữa bệnh cho
người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi…; đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học; kiên cố hóa
kênh mương; phát triển đường giao thông nông thôn; phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng
thủy sản, làng nghề…;

- Vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình xây dựng nông thôn mới, bao gồm
cả trái phiếu Chính phủ (nếu có).
b) Huy động tối đa nguồn lực của tỉnh, cấp huyện, cấp xã để tổ chức triển khai
Chương trình xây dựng nông thôn mới. UBND tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông
qua quy định tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền
sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) để lại cho ngân
sách xã, ít nhất 70% thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới.
Để đảm bảo nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới, tranh thủ nguồn hỗ trợ
Trung ương và huy động tối đa nguồn lực địa phương, cần đảm bảo thực hiện nguyên tắc
cơ chế hỗ trợ vốn được qui định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04-6-2010 của Thủ
tướng Chính phủ V/v Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020 như sau:
- Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương theo cho: công tác quy hoạch; đường giao
thông đến trung tâm xã; xây dựng trụ sở xã; xây dựng trường học đạt chuẩn; xây dựng
trạm y tế xã; xây dựng nhà văn hóa xã; kinh phí cho công tác đào tạo kiến thức về xây
dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn bản, cán bộ hợp tác xã;
- Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương (tỉ lệ cụ thể được quyết định dựa trên
nhu cầu, tính chất công trình, địa bàn đầu tư) cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt,
thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm; giao thông nội đồng và kênh
mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hóa thôn, bản; công trình thể
thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thủy sản;
- Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương căn cứ điều kiện kinh tế xã hội để bố trí phù
hợp với quy định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn chưa
tự cân đối ngân sách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những địa phương làm tốt.
c) Cơ chế đầu tư:

25/61

×