Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài thảo luận CNXH 1 phê phán (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.93 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

BÀI THẢO LUẬN
PHÊ PHÁN NHỮNG LUẬN ĐIỂM: NỀN DÂN CHỦ KHÔNG
MANG BẢN CHẤT GIAI CẤP VÀ THỰC HIỆN ĐA NGUYÊN
ĐA ĐẢNG MỚI CÓ DÂN CHỦ

NHÓM: 8
LỚP: 2190HCMI0121
Giaó viên hướng dẫn: Đỗ Thị Phương Hoa
Hà Nội, ngày...tháng...năm 2021



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................
I.

PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM “NỀN DÂN CHỦ KHÔNG MANG
BẢN CHẤT GIAI CẤP”.......................................................................
I.1. Nhận diện luận điểm (Luận điểm trên nhằm mục đích gì?).............
I.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ...........................
I.3. Bản chất giai cấp của các nền dân chủ................................................
 Bản chất giai cấp của nền dân chủ được hiểu như thế nào? .................
 Bản chất giai cấp của các nền dân chủ biểu hiện như thế nào trong
lịch sử phát triển của các nền dân chủ......................................................
 Sự khác nhau giữa bản chất của nền dân chủ XHCN với các nền dân
chủ khác như thế nào?...............................................................................
II.


ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ, ĐA ĐẢNG ĐỐI LẬP MỚI CÓ DÂN
CHỦ........................................................................................................
II.1. Nhận diện luận điểm (Luận điểm trên nhằm mục đích gì?).............
II.2. Khái niệm và bản chất của đa nguyên, đa đảng................................
II.3. Thực hiện đa nguyên đa đảng ở các nước tư bản..............................
II.4. Đa nguyên đa đảng không phù hợp với Việt Nam.............................
PHẦN KẾT LUẬN


PHẦN MỞ ĐẦU
Trải qua hơn 90 năm ra đời và lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định được vị trí, vai trị khơng thể thay thế đối với sự nghiệp cách mạng Việt
Nam. Với mơ hình nhất ngun chính trị, Đảng đã lãnh đạo tồn dân tộc đạt
được nhiều thành tựu to lớn: Kinh tế không ngừng phát triển, đời sống chính trị
xã hội ổn định, chế độ dân chủ được đề cao, được bảo đảm và ngày càng được
thực hành rộng rãi hơn, thực chất hơn, quyền và lợi ích hợp pháp của đơng đảo
nhân dân được tôn trọng và bảo vệ, nhân dân Việt Nam trở thành người chủ
thực sự của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt
Nam, các thế lực thù địch ln tìm mọi cách xun tạc, bác bỏ nhằm lật đổ vai
trò lãnh đạo của Đảng. Trong thời gian qua, các thế lực thù địch đưa ra rất nhiều
luận điệu xuyên tạc của chiến lược “Diễn biến hịa bình” nhằm chống Đảng,
Nhà nước ta như: “Nền dân chủ khơng mang bản chất giai cấp”, “Đa ngun
chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ”, “khơng có dân chủ trong chế độ một
Đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền”... Đó là những luận điệu phản khoa học
nhằm “tấn cơng trực diện”, thường xun vào vai trị lãnh đạo của Đảng. Mục
đích của các thế lực thù địch là thông qua hoạt động phá hoại tư tưởng để tác
động, nhằm thay đổi nhận thức, niềm tin của các tầng lớp nhân dân, kể cả cán
bộ, đảng viên vào vai trị lãnh đạo của Đảng, vào tính tất yếu về sự ra đời và
lãnh đạo cách mạng của Đảng, từ đó lơi kéo các tầng lớp nhân dân vào con
đường chống lại Đảng, hình thành nên các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập

tại Việt Nam, tiến tới thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng.
Có thể thấy rằng, đây là một luận điệu hết sức nguy hiểm, bởi nó cố tình đánh
đồng giữa vấn đề đa ngun, đa đảng với dân chủ và phát triển. Với những
người có nhận thức chính trị khơng vững vàng có thể dễ dàng bị đánh lừa bởi
luận điệu này, từ đó cổ súy cho việc thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng tại Việt
Nam. Việc nhận diện đầy đủ và đấu tranh phản bác, thuyết phục, vạch rõ những
điểm giả dối, phản cách mạng, phản khoa học trong luận điệu “nền dân chủ
không mang bản chất giai cấp”, “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có
dân chủ” là vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh tư tưởng, bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng hiện nay. Vì vậy chúng ta cần vạch rõ những luận điểm và đi
sâu vào phân tích để hiểu rõ một cách sâu sắc hơn.


PHẦN NỘI DUNG
I.
1.1.

PHÊ PHÁN LUẬN ĐIỂM “NỀN DÂN CHỦ KHÔNG MANG
BẢN CHẤT GIAI CẤP”
Nhận diện luận điểm

Đây là một luận điểm sai lầm, thiếu khách quan của các thế lực thù địch và các
phần tử cơ hội chính trị đưa ra nhằm phủ nhận bản chất giai cấp công nhân của
Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam nhằm thực hiện âm mưu thâm độc từng bước tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội
chủ nghĩa ở nước ta. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền lực làm
chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xã hội của đất nước; dân chủ là
một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị.
Có thể nhân diện dân chủ là một giá trị xã hội phản ánh những quyền cơ
bản của con người; là một phạm trù chính trị gần với các hình thức tổ chức Nhà

nước của giai cấp cầm quyền; là một trong những nguyên tắc hoạt động của các
tổ chức chính trị-xã hội; là một phạm trù lịch sử gắn với quá trình ra đời phát
triển của lịch sử xã hội nhân loại. Ở nền dân chủ chủ nô " dân chủ mang bản
chất của giai cấp chủ nô", ở nền dân chủ tư sản " dân chủ mang bản chất giai
cấp tư sản", ở nền dân chủ xã hội chủ nghĩa " dân chủ mang bản chất giai cấp
công nhân". Tùy từng thời kì mà dân chủ biểu hiện cho giai cấp cầm quyền giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất - của nhà nước đó.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng cho rằng: “Chế độ dân chủ là một
hình thức nhà nước, một trong những hình thái của nhà nước. Cho nên cũng như
mọi nhà nước, chế độ dân chủ là việc thi hành có tổ chức, có hệ thống sự cưỡng
bức đối với người ta”. Với nghĩa đó có thể hiểu nền dân chủ hay chế độ dân chủ
là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính chất của nhà nước, là trạng thái được
xác định trong những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội có giai cấp. Nền dân
chủ do giai cấp thống trị đặt ra được thể chế hóa bằng luật pháp. Do đó, nền dân
chủ ln gắn với nhà nước như là cơ chế để thực thi dân chủ và mang bản chất
giai cấp của giai cấp thống trị. Như vậy, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một
nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai
cấp. Qua đó khẳng định rằng luận điểm" dân chủ không mang bản chất" là sai
trái, phản cách mạng, đi ngược lại quy luật tự nhiên cần phải được lên án, phê
phán quan điểm này.

1.2.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về dân chủ

- Quan niệm về dân chủ:


Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, con người đã biết “cử ra và phế bỏ người
đứng đầu” là do quyền và sức lực của người dân. Nghĩa là dân chủ là quyền lực
thuộc về nhân dân. Nhưng trong các thời kỳ khác nhau của XH có phân chia

giai cấp, dân chủ ko còn giữ nguyên nghĩa ban đầu của nó là quyền lực thuộc về
nhân dân, mà bị chi phối bởi quan điểm lập trường, thái độ chính trị của giai cấp
cầm quyền trong XH. Giai cấp thống trị cũ đã thao túng mọi quyền hành, o ép
con người bằng sự vinh danh những lợi ích chung. Trong xã hội chiếm hữu nô
lệ, giai cấp chủ nô lập ra nhà nước , lấy tên là nhà nước dân chủ - tức nhà nước
dân chủ chủ nô thống trị đại đa số người lao động là giai cấp nô lệ. Có nghĩa là
nhà nước dân chủ chủ nơ có quyền lực của dân. Nhưng “dân” lúc này theo quy
định của pháp luật gồm giai cấp chủ nô, tăng lữ, thương gia, một số trí thức và
người tự do, cịn đại đa số nhân dân trở thành nơ lệ thì khơng được coi là dân.
Bên cạnh đó, chế độ phong kiến không thừa nhận chế độ dân chủ mà chỉ
tôn thờ chế độ quân chủ dù con người sống trong xã hội phong kiến mang trong
mình niềm khao khát được tự chủ một cách mãnh liệt. Trong chế độ TBCN, dù
chế độ này có nhiều thành tựu to lớn, có mang tên chế độ dân chủ, nhà nước dân
chủ thì về thực chất vẫn không phải là nhà nước thực hiện quyền lực thực sự
của nhân dân mà chỉ là nhà nước của giai cấp TS.
Cho đến khi CNXH ra đời, nhân dân lao động giành lại chính quyền và tư
liệu sản xuất thì quyền lực thực sự của dân mới trở lại với nhân dân. Tức là nhà
nước XHCN đã thiết lập nền dân chủ XHCN để thực hiện quyền lực của nhân
dân. Vì vậy dân chủ XHCN là nền dân chủ cao nhất, đầy đủ nhất, dân chủ gấp
triệu lần dân chủ TS.
Như vậy từ lâu đời quan niệm về dân chủ đã nảy sinh trong tư tưởng của tầng
lớp nhân dân và quan niệm đó được thực hiện dưới quyền của nhân dân làm
chủ.
- Quan niệm của CN Mác – Lenin về dân chủ:
Quan niệm của CN Mác – Lenin về dân chủ thể hiện ở những quan điểm sau:
+ CN Mác – Lenin kế thừa những nhân tố hợp lý, những hoạt động thực tiễn và
nhận thức của nhân loại về dân chủ. Đặc biệt tán thành quan điểm: Dân chủ là
một nhu cầu khác quan của nhân dân lao động, dân chủ là quyền lực thuộc về
nhân dân.
+ Khi XH có giai cấp và nhà nước – tức là một chế độ dân chủ thể hiện chủ yếu

qua nhà nước thì khi đó mỗi chế độ dân chủ gắn liền với nhà nước đều mang
bản chất giai cấp thống trị XH. Nên dân chủ trong XH có giai cấp nó mang tính
giai cấp, gắn liền với các giai cấp đã thiết lập nên nền dân chủ đó, như: Dân chủ
nơ lệ, dân chủ TS, dân chủ VS ( dân chủ XHCN ). Do đó, từ khi có chế độ dân


chủ thì dân chủ ln ln tồn tại với tư cách một phạm trù lịch sử, phạm trù
chính trị.
+ Từ khi có nhà nước dân chủ, thì dân chủ cịn với ý nghĩa là một hình thức nhà
nước, trong đó chế độ bầu cử, bãi miễn các thành viên của nhà nước, có quản lý
XH theo pháp luật nhà nước và thừa nhận ở nước đó “quyền lực thuộc về nhân
dân” (cịn dân là ai thì do giai cấp thống trị quy định) gắn liền với một hệ thống
chuyên chính của giai cấp thống trị xã hội.
+ Với một chế độ dân chủ và nhà nước tương ứng đều do một giai cấp thống trị
cầm quyền chi phối tất cả các lĩnh vực của tồn XH, do vậy, tính giai cấp thống
trị cũng gắn liền và chi phối tính dân tộc, tính chính trị, kinh tế, văn hóa, XH…ở
mỗi quốc gia, dân tộc cụ thể.
1.3.

Bản chất giai cấp của các nền dân chủ

Bản chất giai cấp của dân chủ:
 Về thực chất dân chủ bao giờ cũng là dân chủ đối với một giai cấp xác
định còn đối với giai cấp khác, giai cấp đối kháng với nó thì khơng có
dân chủ. Giai cấp nào nắm được tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thì
mới có thể thực sự thực hiện được quyền làm chủ xã hội.
Bản chất giai cấp trong nền dân chủ nguyên thủy và nền dân chủ tư sản
thực chất là nền dân chủ đối với giai cấp thống trị, giai cấp thiểu số trong
xã hội, nắm giữ tư liệu sản xuất, chiếm địa vị thống trị trong kinh tế và
chính trị xã hội. Bản chất giai cấp trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

mang bản chất của giai cấp công nhân đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản.
Vì vậy, theo sự phát triển của lịch sử nhân loại, đã xuất hiện ba nền dân
chủ với tư cách là một hình thái nhà nước, một chế độ chính trị:
- Nền dân chủ chủ nô (gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ)
- Nền dân chủ tư sản (gắn với chế độ tư bản chủ nghĩa)
- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (gắn với chế độ xã hội chủ nghĩa)
Bản chất giai cấp của các nền dân chủ được biểu hiện trong lịch sử phát triển
của các nền dân chủ:
Trong lịch sử, nền dân chủ đã xuất hiện từ rất sớm, trong xã hội cộng sản
ngun thủy. Lúc đó hình thức đại khái của dân chủ được Ph.Angghen gọi là
“dân chủ nguyên thủy” hay “dân chủ quân sự”. Trong hình thức dân chủ này,
nhân dân bầu ra thủ lĩnh quân sự thông qua các Đại hội nhân dân. Người đứng
đầu này sẽ là người điều phối, xử lý các hoạt động như lao động, giao tiếp…
trong xã hội. Nếu người này không thực hiện đúng các quy định chung được đề


ra, hay khơng cịn đủ năng lực, uy tín để thì họ sẽ bị bãi miễn. Có thể nói, ở đó
nhân dân có quyền lực thật sự dù trình độ sản xuất cịn chưa thật sự phát triển.
Khi trình độ của lực lượng sản xuất phát triển, công cụ lao động được cải tiến,
kéo theo năng suất lao động cao hơn làm dư thừa của cải. Những người thủ lĩnh
như tù trưởng, tộc trưởng đã chiếm hữu những của chung dư thừa trở thành tài
sản riêng của mình, đó là lúc chế độ tư hữu xuất hiện. Xã hội lúc này bắt đầu có
sự phân chia giai cấp, xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội chiếm hữu nơ lệ ra
đời, nền dân chủ chủ nơ hình thành, hình thức dân chủ nguyên thủy tan rã.
Nền dân chủ chủ nô được tổ chức thành nhà nước – nhà nước chủ nơ. Đa số cịn
lại khơng phải “dân” mà là “nô lệ”, dân không bao gồm nô lệ. Luật do nhà nước
chủ nô đưa ra, coi nô lệ chỉ là “cơng cụ biết nói”, là “vật sở hữu của giai cấp chủ
nô”. Nếu vi phạm luật của chu nô, họ sẵn sàng bị đánh đập và giết chết tàn
nhẫn. Họ bị mua bán, trao đổi như những hàng hóa bình thường. Họ khơng

được được tham gia vào cơng việc nhà nước. Hay nói cách khác, giai cấp chủ
nơ đã giành lấy các quyền lực đáng lẽ thuộc về nhân dân trong một nền dân chủ
thực sự về tay mình.
Như vậy, về bản chất giai cấp, dân chủ chủ nô cũng chỉ thực hiện dân chủ cho
thiểu số, là dân chủ cho giai cấp chủ nô chứ không phải cho giai cấp nô lệ, cũng
không phải thực chất cho tầng lớp lao động tự do (nông dân, thợ thủ công…
trong xã hội chiếm hữu nô lệ). Quyền lực của dân trong nền dân chủ chủ nơ
cũng đã bị bó hẹp, chỉ nhằm duy trì, bảo vệ, thực hiện lợi ích của “dân” mà thôi.
Nhà nước dân chủ chủ nô trở thành cơng cụ để bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống
trị. Nền dân chủ chủ nô cũng bị biến thành công cụ để trấn áp các giai cấp khác,
từ quyền lực của số đông, của tất cả các thành viên trong xã hội đã bị chính các
giai cấp thống trị chiếm lấy là dùng để trấn áp đa số.
Sự ra đời của nhà nước chuyên chế phong kiến đặt dấu chấm dứt cho nền dân
chủ chiếm hữu nô lệ. Người dân dưới chế độ này xem việc tuân theo ý chí của
giai cấp thơng trị là bổn phận của mình do đó ý thức dân chủ và đấu tranh giành
quyền làm chủ của người dân khơng có bước tiến đáng kể nào.
Bước tiến lớn của nhân loại trong việc nhận thức về dân chủ là đến cuối thế kỷ
XIV – đầu XV, khi mà giai cấp tư sản ra đời. Nhìn một cách khách quan và tồn
diện, nền dân chủ tư sản cũng là một bước tiến rất dài so với chế độ quân chủ
phong kiến và chế độ dân chủ chủ nô. Tư bản chủ nghĩa ra đời là một nấc thang
cho sự phát triển của xã hội chủ nghĩa. Bản thân giai cấp tư sản đã giương cao
ngọn cờ dân chủ, chống lại chế độ phong kiến. Họ đưa ra khẩu hiệu “tự do”,
“bình đẳng”, “bác ái”. Dân chủ tư sản được thiết lập sau khi xóa bỏ chế độ
phong kiến và được thực hiện bằng những biện pháp:


- Ban hành hiến pháp.
- Thực hiện nguyên tắc phổ thông đầu phiếu để thành lập nghị viện và các cơ
quan đại diện khác.
- Thực hiện nguyên tắc “Tam quyền phân lập”.

- Tuyên bố nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; quyền tư
hữu tài sản là bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên, nền dân chủ tư sản được xây dựng trên nền tảng kinh tế là chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất nên về bản chất, nền dân chủ tư sản vẫn là chế độ dân
chủ được giành riêng cho giai cấp tư sản là giai cấp nằm quyền sở hữu tư liệu
sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đồng thời nắm quyền lực
trong thể chế nhà nước tư sản, chi phối xã hội về ý thức, đạo đức, tư tưởng, lối
sống. Còn đại đa số nhân dân lao động vẫn bị hạn chế trong việc thực thi những
quyền dân chủ dù đã được tuyên bố trong các hiến pháp tư sản.
Nền dân chủ tư sản với quyền lực thực sự vẫn nằm trong tay các giai cấp, các
tập đoàn tư sản. Do đó, dân chủ tư sản bị coi là nền dân chủ bị cắt xén, dân chủ
mang tính hình thức. Giai cấp cơng nhân và quần chúng nhân dân trong xã hội
bị bóc lột và áp bức nặng nề bởi giai cấp thống trị.
Khi mà giai cấp công nhân, nông dân bị dồn nén, bị ép xuống đáy của xã hội
bởi sự tàn bạo của giai cấp tư sản, họ quyết định phải vùng lên đấu tranhCuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga thắng lợi (năm 1917) đã mở ra
một thời đại mới cho giai cấp công nhân – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến
cách mạng sâu sắc, triệt để xã hội tư bản chủ nghĩa trên tất cả các lĩnh vực: kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, xây dựng từng bước cơ sở vật chất - kỹ thuật và
đời sống tinh thần của chủ nghĩa xã hội. Đó là thời kỳ lâu dài, gian khổ bắt đầu
từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền đến khi
xây dựng thành chủ nghĩa.
Bởi vậy, nhà nước xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ là nhà nước của nhân dân,
do nhân dân, vì nhân dân. Nền dân chủ vơ sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa
cũng được xây dựng và thiết lập nhằm thực hiện quyền lực của đại đa số nhân
dân. Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân làm chủ nhà nước và xã hội, bảo
vệ quyền lợi cho đại đa số nhân dân.
Nền dân chủ XHCN vẫn cịn mang tính giai cấp bởi trong xã hội còn tồn tại các
giai cấp khác nhau. Nền dân chủ này cũng không phải là nền dân chủ thuần túy

cho mọi giai cấp, dân chủ ở đây là thực hiện dân chủ đối với giai cấp công nhân


và nhân dân lao động, quyền lực là thuộc về nhân dân nhưng vẫn phải thực hiện
chức năng chuyên chính, trấn áp với các thế lực phản động, tội phạm.
Bản chất chính trị của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự lãnh đạo chính trị của
giai cấp cơng nhân thơng qua đảng của nó đối với tồn xã hội. Tuy nhiên, sự
lãnh đạo này không phải chỉ để thực hiện quyền lực và lợi ích ích cho giai cấp
cầm quyền là giai cấp công nhân, mà chủ yếu để thực hiện quyền lực và lợi ích
của tồn thể nhân dân, và tất nhiên bao gồm cả giai cấp cơng nhân trong đó.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do đảng Cộng sản lãnh đạo – yếu tố quan trọng
để đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân, bởi đảng Cộng sản là đại biểu cho trí
tuệ, lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Với ý
nghĩa này, dân chủ xã hội mang tính nhất nguyên về chính trị.
Xét về bản chất giai cấp, dân chủ xã hội chủ nghĩa vừa có bản chất giai cấp
cơng nhân, vừa có tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc, do lợi ích của
giai cấp công nhân phù hợp với lợi ích của dân tộc, cũng như đại đa số nhân dân
lao động. Giai cấp công nhân đã giành lại được quyền làm chủ, quyền lực thực
sự thuộc về nhân dân bởi trong các nền dân chủ, các xã hội trước, giai cấp thống
trị đã nhân danh nhân dân đã cướp đoạt quyền lợi đó.

Sự khác nhau giữa bản chất của nền dân chủ XHCN với các nền dân chủ khác
+ Bản chất chính trị
Nền dân chủ XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân hay giai cấp nắm
quyền lực lãnh đạo xã hội chính là giai cấp vơ sản. Nhà nước XHCN thực hiện
cơ chế nhất nguyên chính trị, một Đảng lãnh đạo là Đảng cộng sản. Nhà nước
XHCN mang bản chất của giai cấp cơng nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính
dân tộc sâu sắc. Nhà nước XHCN là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất. Dân chủ vẫn phải đi cùng kỷ luật,
kỷ cương, gắn liền với chuyên chính, tập trung quyền lực. Thực hiện chức năng

trấn áp với các thế lực phản động, đi ngược lại với lợi ích của giai cấp cơng
nhân và nhân dân lao đông.
Nền dân chủ tư sản không giống nền dân chủ XHCN ở cơ chế đa nguyên chính
trị và đa đảng đối lập. Đảng nắm trong tay quyền lực và lãnh đạo của các nước
tư sản là Đảng tư sản.
Mô hình tổ chức bộ máy nhà nước ở nhà nước tư sản là kìm chế, kiểm sốt lẫn
nhau. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thừa nhận việc phân chia
quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân; trong
đó, có sự phân công, phối hợp, để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và


tư pháp nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thống nhất, được thực hiện với
hiệu quả cao nhất
Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và cơng dân đều phải
thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí
và nguyện vọng của tồn thể nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền tư sản, nhà
nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, nhưng pháp
luật tư sản không phải là pháp luật của tồn dân, khơng thể hiện đầy đủ ý chí,
nguyện vọng của tồn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận
nhân dân, đó là những người giàu, là giai cấp tư sản. Nói cách khác, luật pháp
của Nhà nước pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt ra
ngồi lề quyền lợi của người lao động – những người bị áp bức bóc lột. Đây là
nội dung khác biệt cơ bản nhất giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
Nhà nước pháp quyền tư sản
Thể chế nhà nước tư sản tuy là một bước tiến lớn, hơn hẳn nhà nước chủ nô
trong thời đại chiếm hữu nô lệ, và nhà nước phong kiến trong chế độ chuyên
chế, trong xã hội thời kì trung cổ. Song, nhà nước đó vẫn dựa trên chế độ chiếm
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Dân chủ tư sản vẫn chỉ là cơng cụ nhằm bảo vệ
lợi ích và duy trì quyền lực của giai cấp tư sản. Đó là một nhóm nhỏ trong xã
hội, nó đối kháng và xung đột với lợi ích của giai cấp cơng nhân và đơng đảo

nhân dân lao động. Quyền lực nhân dân không thể không bị thao túng bởi giai
cấp tư sản cầm quyền, nó đã bị tha hóa chỉ cịn mang tính hình thức.
Dân chủ XHCN hướng đến mục tiêu là việc khẳng định thực hiện quyền lợi của
đông đảo, đa số nhân dân trong xã hội. Giai cấp công nhân và nhân dân lao
động là chủ thể của quyền lực đó. Họ được cách mạng giải phóng và trở thành
người có địa bị làm chủ xã hội. Thể chế nhà nước và các thiết chế dân chủ khác
đều hướng vào việc thực hiện quyền lực của giai cấp nhân dân lao động và nhân
dân lao động. Nó phản ánh nguyên vọng, ý chí của nhân dân. Quyền lực nhân
dân là mục đích và cở sở để xây dựng thể chế, phát triển và hình thành nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa.
+ Bản chất kinh tế
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa vào chế độ công hữu về những tư liệu sản
xuất chủ yếu của toàn xã hội nhằm đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực
lượng sản xuất dựa trên cơ sở khoa học – công nghệ hiện đại với mục đích thoả
mãn ngày càng cao những nhu cầu vật chất, tinh thần của toàn thể nhân dân lao
động.
Đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân về tư liệu sản xuất chủ yếu, quyền làm
chủ trong quá trình kinh doanh, quản lý và phân phối, phải coi lợi ích kinh tế


của người lao động là động lực cơ bản nhất có sức thúc đẩy kinh tế - xã hội phát
triển. Phát huy tinh thần chủ động, tự giác, sáng tạo của người lao động. Bản
chất kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là thực hiện chế độ công hữu về
tư liệu sản xuất chủ yếu và thực hiện phân phối lợi ích theo kết quả lao động là
chủ yếu.
Khác với nền dân chủ tư sản với cơ sở kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, tổ chức quản lý nằm trong tay thiểu số. Người nắm giữ tư liệu sản xuất,
chi phối về quan hệ sản xuất, tức là giai cấp tư sản, sẽ chi phối cả quan hệ tổ
chức quản lý và quan hệ phân phối. Hay nói cách khác, giai cấp tư sản sẽ nắm
trong tay quyền chi phối tư liệu sản xuất. Về mặt kinh tế - xã hội, họ duy trì và

thừa nhận chế độ người áp bức bóc lột người. Trong nền kinh tế tồn tại mẫu
thuẫn thuộc về bản chất giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa cao với
quan hệ sản xuất, dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, mẫu
thuẫn giữa giai cấp tư sản với gia cấp vơ sản.
+ Bản chất tư tưởng văn hóa
Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân trong nền dân chủ XHCN là chủ nghĩa
Mac-Lenin là nền tảng cho mọi hành động, làm chủ đạo, định hướng, chi phối
trong mọi hình thái ý thức xã hội khác trong xã hội mới.
Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được làm chỉ những giá trị văn
hóa tinh thần, được nâng cao trình độ văn hóa, có điều kiện để phát triển cá
nhân. Dưới góc độ này, dân chủ là một thành tựu văn hóa, một q trình sáng
tạo văn hóa, thể hiện khát vọng tự do được sáng tạo và phát triển của con người.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa đã xóa bỏ được tình trạng áp bức, bất cơng về
mặt tinh thần, tư tưởng, xóa bỏ tình trạng dân tộc này bóc lột, nơ dịch dân tộc
khác.
Giai cấp tư sản sử dụng văn hóa, tơn giáo như là những công cụ, phương tiện để
lãnh đạo về mặt tinh thần đối với quần chúng nhân dân. Ngược lại, ở nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, nhân dân được nâng cao về trình độ văn hóa, trình độ
chun mơn, để họ có thể thực sự làm chủ được những giá trị văn hóa tinh thần.
Họ có điều kiện để phát triển và hoàn thiện bản thân.


2. ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ, ĐA ĐẢNG ĐỐI LẬP MỚI CÓ DÂN CHỦ
2.1. Nhận diện luận điểm (Luận điểm trên nhằm mục đích gì?)
- Thời gian gần đây các thế lực thù địch lại càng đẩy mạnh việc chống phá cách
mạng nước ta bằng nhiều thủ đoạn cực kỳ nham hiểm, chúng điên cuồng chống
phá chúng ta trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng sử dụng chiến
lược “diễn biến hịa bình” kết hợp với “bạo loạn lật đổ”, cùng với gây rối để
chống phá cách mạng nước ta. Trên nhiều kênh thông tin, chúng xuyên tạc cho
rằng chế độ nhất nguyên chính trị, một Đảng cầm quyền ở Việt Nam là “vừa đá

bóng, vừa thổi cịi”, dẫn đến ở Việt Nam khơng có dân chủ hoặc dân chủ hình
thức, vì vậy muốn đạt tới một nền dân chủ đích thực phải thi hành chế độ đa
đảng. Có thể nói chúng dùng mọi thủ đoạn, một trong những thủ đoạn họ đã tiến
hành là vừa “khuyên”, vừa yêu cầu Việt Nam nên và cần phải thực hiện “đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, bởi “đa ngun chính trị, đa đảng đối lập”
mới có nhiều dân chủ.
- Tính chất nguy hiểm, thâm độc của luận điệu “Khơng thể có dân chủ trong chế
độ một đảng duy nhất cầm quyền ở Việt Nam” không chỉ dừng lại ở vấn đề đa
ngun, đa đảng, mà nó cịn cổ súy cho sự ra đời và cơng khai hố, hợp pháp
hố các tổ chức chính trị đối lập nhằm cạnh tranh, tiến tới xố bỏ vị trí, vai trị
lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo tồn xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, cuối
cùng là phủ nhận và xoá bỏ mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
2.2. “ Đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là gì?

 Đa ngun chính trị
- Trong khoa học chính trị là một thế giới quan, mô tả sự đa diện của các thế
lực xã hội, mà đóng một vai trị trong cộng đồng chính trị. Trong thế giới quan
này quyền hành không tập trung lại một nơi, mà phân chia ra cho nhiều nhóm
khác nhau, độc lập với nhau, nhân loại khơng chỉ có một con đường tiến hóa, xã
hội có thể hướng về nhiều lý tưởng khác nhau, con người không bắt buộc chỉ
tôn thờ cùng một giá trị, và mỗi giá trị lại có thể được nhận diện và thực hiện
dưới nhiều khía cạnh riêng biệt... Trong thể chế đa nguyên, quyền lực nên được
phân chia cân bằng, chứ khơng tập trung vào một nhóm, và những quyết định
liên quan đến toàn xã hội phải được thương lượng giữa các nhóm đưa đến một
thỏa hiệp.


- Có thể nhận diện đa ngun chính trị là nói đến hệ thống chính trị có nhiều
cực, có nhiều đảng phái đại biểu cho những lợi ích đối lập nhau được tự do hoạt
động, đó là một chế độ đa đảng.


 Đa đảng đối lập
- Hệ thống đa đảng là hệ thống mà ở đó có hai hoặc nhiều hơn các đảng phái
chính trị có khả năng giành quyền điều hành chính phủ một cách độc lập hay
liên minh với nhau. Không giống như hệ thống một đảng phái hay hệ thống
không đảng phái, hệ thống đa đảng khuyến khích tồn bộ cử tri thành lập nhiều
nhóm đặc trưng riêng, Được cơng nhận chính thức và thường được gọi là
các đảng chính trị.
- Chế độ đa đảng đối lập trong hệ thống chính trị tư sản chỉ là sự phân chia
quyền lực giữa các phe cánh của một đảng lớn duy nhất là đảng của những nhà
tư bản độc quyền.

2.3. Thực hiện đa nguyên đa đảng ở Phương Tây
- Trong hệ thống chính trị đa đảng, tại một giai đoạn chính trị nhất định cũng
chỉ có một đảng thực chất cầm quyền. Ngay cả trường hợp liên minh đảng cầm
quyền để thành lập chính phủ,đảng nào chiếm số ghế nhiều hơn trong nghị viện
sẽ có quyền quyết định trong các chính sách phát triển (chẳng hạn như ở Đức).
- Ở một số quốc gia khác (điển hình là Mỹ), mặc dù có nhiều đảng nhưng chỉ có
hai đảng luân phiên cầm quyền là Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ. Những
đảng này đại diện cho giai cấp tư sản thì tất yếu phải hướng đến phục vụ cho lợi
ích của giai cấp tư sản chứ không thể là một “chính quyền của tất cả mọi người”
như các nhà lý luận của họ đã và đang rêu rao.
- Thêm vào đó, cái gọi là “nền dân chủ Mỹ” thực chất là nền dân chủ của nhà
giàu. Tờ Thời báo tài chính (Anh) ngày 25/11/2000 đã viết: “Cuộc bầu cử năm
2000 đã cho thấy rõ nền dân chủ Mỹ có thể bán cho những người trả giá cao
nhất”. Có thể gọi đấy là nền dân chủ đấu giá. Cùng ngày, tờ Thế giới (Tây Ban
Nha) cũng đã ví thói mê tiền như là “căn bệnh ung thư của nền dân chủ Mỹ”. Sự
dối trá của nền dân chủ tư sản đã bị chính cử tri của họ lột trần bằng hành động
tẩy chay các cuộc bầu cử ngày càng gia tăng. Cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ các
năm 1996 và 2000 chỉ có khoảng 50% cử tri tham gia.

- Tháng 3/1990, Đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô thông qua Nghị quyết sửa
đổi Điều 6 Hiến pháp năm 1977, hủy bỏ quy định về địa vị lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Liên Xơ, tun bố tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các chính đảng
tham gia xây dựng và quản lý nhà nước, xã hội[5]. Từ đó, dẫn đến cơ chế đa


ngun, đa đảng ở Liên Xơ. Sau đó gần 1 năm, đã có tới 153 tổ chức, đảng phái
ra đời, cạnh tranh công khai, trực tiếp và hợp pháp với Đảng Cộng sản Liên Xô.
Hệ quả là, Đảng Cộng sản Liên Xô bị tước mất quyền lãnh đạo nhà nước và xã
hội, Liên bang Xô Viết bị tan rã sau hơn 70 năm xây dựng và phát triển.

2.4. Đa nguyên đa đảng không phù hợp ở Việt Nam
 Dân chủ và phát triển không đồng nghĩa với đa nguyên, đa đảng
- Cả phương diện lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng dân chủ không phụ
thuộc vào chế độ một đảng hay đa đảng mà phụ thuộc vào bản chất của đảng
cầm quyền: đảng cầm quyền đó có mang bản chất cách mạng, tiên phong hay
khơng, có bảo vệ quyền và lợi ích cho đa số nhân dân lao động hay chỉ cho một
bộ phận thiểu số người trong xã hội.
- Trải qua hơn 90 năm ra đời và lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định được vị trí, vai trị khơng thể thay thế đối với sự nghiệp cách mạng Việt
Nam. Với mơ hình nhất ngun chính trị, Đảng đã lãnh đạo tồn dân tộc đạt
được nhiều thành tựu to lớn: kinh tế không ngừng phát triển; đời sống chính trị xã hội ổn định; chế độ dân chủ được đề cao, được bảo đảm và ngày càng càng
được thực hành rộng rãi hơn, thực chất hơn; quyền và lợi ích hợp pháp của đơng
đảo nhân dân được tôn trọng và bảo vệ; nhân dân Việt Nam đã trở thành người
chủ thực sự của đất nước.
- Đáng chú ý, sau 35 năm đổi mới, thể chế, thiết chế và thực hành dân chủ
xã hội chủ nghĩa có những bước tiến quan trọng; ý thức dân chủ của cơng
dân và của xã hội, trình độ và năng lực làm chủ của nhân dân từng bước
được nâng lên. Theo báo cáo Chỉ số dân chủ toàn cầu của The Economist và
tổ chức Intelligence Unit, trong hơn 20 năm, chỉ số dân chủ ở Việt Nam có

những chuyển biến tích cực, tăng từ 2.75 lên 3.53 ; thu nhập bình quân đầu
người ngày càng tăng, phúc lợi xã hội tiếp tục được cải thiện tích cực, tỷ lệ
hộ nghèo giảm còn khoảng 6% vào năm 2018; chỉ số phát triển con người
(HDI) tăng lên tục từ mức 0.475 vào năm 1990 lên mức 0.693 vào năm
2018 (tăng 45.9%). Đặc biệt, trong thời gian bùng phát đại dịch Covid-19,
Việt Nam đã thực hiện ngay các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn
với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng và các chính sách hỗ trợ khác cho các
doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
 Vì vậy, dân chủ và khơng dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa đảng,
đa ngun, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chính đảng cầm quyền.
Thực tiễn bảo đảm và phát huy dân chủ ở Việt Nam là minh chứng rõ


nét rằng bản chất của một nền dân chủ không phụ thuộc vào chế độ đa
đảng hay chế độ một đảng, mà phụ thuộc vào đảng cầm quyền đại diện
cho quyền lợi của giai tầng nào trong xã hội, số đơng hay số ít, tức là
đảng cầm quyền mang bản chất gì và đảng cầm quyền sử dụng quyền
lực nhà nước vào mục đích gì trên thực tế. Thực tiễn trên một lần nữa
khẳng định rằng: trong chế độ một Đảng duy nhất cầm quyền, dân chủ
trong xã hội Việt Nam không những không bị mất đi, không bị hạn chế
mà còn được bảo đảm, được phát huy sâu rộng trong thực tế và phát
triển lên đỉnh cao của nó, đó là dân chủ xã hội chủ nghĩa.


PHẦN KẾT LUẬN
Qua trên ta thấy luận điểm nền dân chủ không mang bản chất giai cấp và luận
điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập là hai luận điểm hồn tồn sai trái và
khơng phù hợp trong thời kỳ hiện tại. Đó là những luận điệu phản khoa học
nhằm “tấn cơng trực diện”, thường xun vào vai trị lãnh đạo của Đảng. Mục
đích của các thế lực thù địch là thông qua hoạt động phá hoại tư tưởng để tác

động, nhằm thay đổi nhận thức, niềm tin của các tầng lớp nhân dân, kể cả cán
bộ, đảng viên vào vai trị lãnh đạo của Đảng, vào tính tất yếu về sự ra đời và
lãnh đạo cách mạng của Đảng, từ đó lơi kéo các tầng lớp nhân dân vào con
đường chống lại Đảng, hình thành nên các tổ chức, lực lượng chính trị đối lập
tại Việt Nam, tiến tới thiết lập cơ chế đa nguyên, đa đảng. Trách nhiệm của mỗi
công dân trong thời kỳ hiện tại cần biết nhận thức rõ ràng và phân biệt đúng sai
để không bị tác động bởi những luận điệu xuyên tạc, chống phá thành quả của
Đảng và Nhà nước, từ đó góp phần củng cố chế độ dân chủ xã hội phát triển
lành mạnh và bền vững hơn.



×