Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

BÀI THẢO LUẬN SỐ 1 MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.76 KB, 26 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Học Viện Ngân Hàng

------

BÀI THẢO LUẬN SỐ 1
MÔN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH II

----Lớp thứ 2 ca 1-GV: Nhữ Thị Hồng
NHÓM 5

1


Hà Nội , T2 /2016

Danh sách nhóm
Stt

Họ và tên

MSV

1

Nguyễn Thị Hương(NT)

16A4020253

2


Đỗ thị Kim Anh

16A4020007

3

Nguyễn Thị Đoàn

16A4020108

4

Nguyễn Thị Hà

16A4020128

5

Phạm Thúy Hà

16A4020133

6

Trịnh Phương Huyền

16A4020245

7


Trần Thương Huyền

16A4020244

2


PHỤ LỤC

I. Chủ đề 1: Kế toán doanh thu bán hàng trong giao dịch bán hàng đại lý và

bán hàng trả chậm, trả góp, giao dịch hàng đổi hàng.
I.1. Kế toán bán hàng đại lý


Đăc điểm của hoạt động:
Đây là phương thức bán hàng mà trong đó, doanh nghiệp thương mại giao
hàng cho cơ sở đại lý, ký gửi để cho cơ sở này trực tiếp bán hàng, bên nhận làm đại lý
ký gửi sẽ trực tiếp bán hàng, thanh toán tiền hàng và được hưởng hoa hồng đại lý bán,
số hàng chuyển giao cho các cơ sở đại lý, ký gửi vẫn thuộc về doanh nghiệp thương
mại cho đến khi doanh nghiệp thương mại được cơ sở đại lý, ký gửi thanh toán tiền
hay chấp nhận thanh toán hoặc thông báo về số hàng đã bán được, doanh nghiệp mới
mất quyền sở hữu số hàng này.

Thời điểm ghi nhận , xác định doanh thu và phương pháp kế toán:
+ Bên giao đại lý: doanh thu là tổng số tiền bán hàng hóa
- Khi xuất kho sản phẩm, hàng hóa giao cho các đại lý phải lập phiếu xuất kho hàng gửi
bán đại lý. Căn cứ vào phiếu xuất kho hàng gửi đi bán đại lý ghi:
Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán
Có TK 155, 156

-

Khi hàng hóa giao cho đại lý đã bán được, căn cứ vào bảng kê hóa đơn bán ra của
hàng hóa đã bán do các bên nhận đại lý hưởng hoa hồng lập gửi về, kế toán phản ánh
doanh thu bán hàng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111,112,131: Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 33311: Thuế GTGT đầu ra
-

Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra. Ghi:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 157: Hàng gửi đi bán

-

Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:
Nợ TK 641: Chi phí bán hàng (hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,112,131: Phải thu của khách hàng
3


-

-

+Bên nhận đại lý: hoa hồng theo hợp đồng đã kí kết
Khi nhận hàng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, doanh nghiệp chủ động theo dõi
và ghi chép thông tin về toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý trong phần thuyết

minh báo cáo tài chính.
Khi hàng hóa đại lý nhận bán đã bán được, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn
bán hàng và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh số tiền bán hàng đại lý phải trả
cho bên giao hàng, ghi:
Nợ TK 111, 112, 131 ... Tổng số tiền hàng
Có TK 331: Phải trả cho người bán
-

Định kì, khi xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi.
Nợ TK 331: Phải trả cho người bán
Có TK 511: DTBH (hoa hồng bán đại lý, ký gửi)
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp ( nếu có)

-

Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên giao hàng ghi.
Nợ TK 331: Số tiền hàng đã thanh toán
Có TK 111, 112, 131: Số tiền hàng đã thanh toán
I.2. Kế toán bán hàng theo phương thức bán hàng trả chậm, trả góp

Đặc điểm của hoạt động:
Bán hàng theo trả chậm, trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần,
người mua thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp
nhận trả dần ở các kì tiếp theo và phải chịu một tủy lệ lãi suất nhất định. Xét về bản
chất hàng bán trả chậm, trả góp vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị bán, nhưng quyền
kiểm soát tài sản và lợi ích kinh tế sẽ thu được của tài sản đã được chuyển giao cho
người mua. Vì vậy, doanh nghiệp thu nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay
và ghi nhận vào dthdtc phần lãi trả chậm tinh trên khoản phải trả nhưng trả chậm, phù
hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được các nhận.
• Thời điểm ghi nhận , xác định doanh thu và phương pháp kế toán:

+ Doanh thu bán hàng hóa dịch vụ theo phương thức trả chậm, trả góp là tiền bán
hàng hóa, dịch vụ trả tiền 1 lần không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm.
+ Thời điểm ghi nhận và phương pháp kế toán:
- Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán
trả tiền ngay chưa có thuế, ghi:
Nợ TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 511: Dthu BH&CCDV( giá bán trả tiền ngay chưa có thuế)
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Có TK 3387; Doanh thu chưa thực hiện( chênh lệch giữ tổng số tiền theo


4


giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay)
-

Định kỳ ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp trong kì, ghi:
Nợ TK 3387: Doanh thui chưa thực hiện
Có TK 515: DTHDTC ( lãi trả chậm, trả góp)
I.3. Kế toán bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng.



Đặc điểm của hoạt động:
Phương thức hàng đổi hàng là phương thức bán hàng doanh nghiệp đem sản phẩm
vật tư, hàng hóa của mình để đối lấy hàng hóa khác . Có thế trao đổi tương tự hoặc
không tương tự giá trao dổi là gía hiện hành của hàng hóa, vật tư tương ứng trên thị
trường.


Thời điểm ghi nhận , xác định doanh thu và phương pháp kế toán:
+ Khi xuất sản phẩm, hàng hóa đổi lấy vật tư, hàng hóa, TSCĐ không tương tự, kế
toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư hàng hóa, TSCĐ khác theo giá trị
hợp lý của tài sản nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền thu thêm hoặc trả thêm.
TH không xác định được giá trị hợp lý tài sản nhận về thì doanh thu xác định theo giá
trị hợp lý tài sản mang đi trao đổi sau khi điều chỉnh các khoản thu thêm hoặc trả
thêm.

- Khi ghi nhận doanh thu, ghi:

Nợ TK 131; Phải thu của KH ( tổng giá thanh toán)
Có TK 511: DTBH&CCDV ( giá chưa có thuế)
Có TK 3331: VAT phải nộp
- Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng mang đi trao đổi, ghi:
Nợ TK 632: GVHB
Có TK 155,156
- Khi nhận vật tư hàng hóa, TSCĐ được trao đổi, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa,
TSCĐ nhận được do trao đồi, ghi:
Nợ TK 152,156,153,211...( giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có)
Có TK 131: phải thu của khách hàng ( tổng giá thanh toán)
+ Trường hợp được thu thêm tiền do giá trị hơp lý của sản phẩm hàng hóa đưa đi trao
đổi lớn hơn giá trị vật tư , hàng hóa, TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi nhận được
tiền của bên có vật tư hàng hóa, TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 111,112 (số tiền đã thu thêm)
Có TK 131: phải thu của KH

5



+ Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của sản phẩm, hàng hóa đưa đi trao
đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhận được do bên có vật tư,
hàng hóa, TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK 131: Phải thu của KH
Có TK111, 112( số tiền trả thêm)

II. Chủ đề 2: Kế toán bán hàng nội bộ, Nguyên tắc ghi nhận doanh thu trong các
giao dịch bán hàng bằng ngoại tệ và xử lý phần chênh lệch tỷ giá phát sinh khi
doanh nghiệp có tài sản và công nợ bằng ngoại tệ.
2.1. Kế toán bán hàng nội bộ
2.1.1. Bán hàng cho đơn vị nội bộ
• Đặc điểm của hoạt động:

Bán hàng cho đơn vị nội bộ là việc cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho
các đơn vị cấp dưới trực thuộc. Các đơn vị cấp dưới trực thuộc trong trường hợp này là
các đơn vị không có tư cách pháp nhân, hạch toán phụ thuộc nhưng có tổ chức công tác
kế toán như các chi nhánh, xí nghiệp, ban quản lí dự án…hạch toán phụ thuộc doanh
nghiệp.


Cách xác định doanh thu bán hàng cho đơn vị nội bộ
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 8 quy định quyền và trách nhiệm của doanh
nghiệp đối với việc tổ chức kế toán tại các đơn vị trực thuộc không có tư cách pháp nhân
hạch toán phụ thuộc như sau:
“. Doanh nghiệp quyết định việc kế toán tại đơn vị hạch toán phụ thuộc có tổ chức bộ
máy kế toán riêng đối với:
Việc ghi nhận khoản vốn kinh doanh được doanh nghiệp cấp: Doanh nghiệp quyết định
đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận là nợ phải trả hoặc vốn chủ sở hữu;
Đối với các giao dịch mua, bán, điều chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nội bộ: Doanh
thu, giá vốn chỉ được ghi nhận riêng tại từng đơn vị hạch toán phụ thuộc nếu sự luân

chuyển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giữa các khâu trong nội bộ về bản chất tạo ra giá
trị gia tăng trong sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Việc ghi nhận doanh thu từ các giao dịch
nội bộ để trình bày trên Báo cáo tài chính của các đơn vị không phụ thuộc vào hình thức
của chứng từ kế toán (hóa đơn hay chứng từ luân chuyển nội bộ);”
Căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn hay chứng từ luân
chuyển nội bộ nhưng việc ghi nhận doanh thu nội bộ chỉ được ghi nhận riêng tại từng
6


đơn vị hạch toán phụ thuộc nếu sự luân chuyển sản phẩm, dịch vụ hàng hóa giữa
các khâu trong nội bộ về bản chất của nó phải tạo ra giá trị gia tăng trong sản
phẩm, dịch vụ mà không căn cứ vào hình thức của chứng từ là hóa đơn hay chứng từ
luân chuyển nội bộ. Khi lập BCTC tổng hợp, tất cả các khoản doanh thu giữa các đơn vị
trong nội bộ doanh nghiệp đều phải được loại trừ.



Ghi nhận doanh thu:Theo điều 79, mục 3.10 Thông tư 200/2014/TT-BTC- Đối với sản
phẩm, hàng hoá, dịch vụ xuất bán cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh
nghiệp, có hướng dẫn:
+ Trường hợp không ghi nhận doanh thu giữa các khâu trong nội bộ doanh nghiệpchỉ ghi nhận doanh thu khi thực bán ra bên ngoài:
a) Kế toán tại đơn vị bán
- Khi xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đến các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ
doanh nghiệp, kế toán lập Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ hoặc hóa đơn GTGT,
ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (giá vốn)
Có các TK 155, 156 (trước đây ghi có TK 512)
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Khi nhận được thông báo từ đơn vị mua là sản phẩm, hàng hóa đã được tiêu thụ ra bên
ngoài, đơn vị bán ghi nhận doanh thu, giá vốn:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có 136 - Phải thu nội bộ.
Đồng thời ghi nhận doanh thu, ghi:
Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
b) Kế toán tại đơn vị mua
- Khi nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ do đơn vị hạch toán phụ thuộc trong nội bộ
doanh nghiệp chuyển đến, kế toán căn cứ vào các chứng từ có liên quan, ghi:
Nợ các TK 155, 156 (giá vốn).
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ ra bên ngoài, kế toán ghi nhận doanh thu, giá vốn
như giao dịch bán hàng thông thường, tức ghi:
Nợ TK 111, 112, 131- Tổng số tiền thanh toán.
Có TK 511- Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ.
Có TK 3331- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
7


- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp hạch toán đến kết quả
kinh doanh sau thuế, kế toán phải kết chuyển doanh thu, giá vốn cho đơn vị cấp trên:
+ Kết chuyển giá vốn, ghi:
Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
+ Kết chuyển doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 336 - Phải trả nội bộ.
+ Trường hợp doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng cho các đơn vị trong nội
bộ doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 136 - Phải thu nội bộ

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết giao dịch bán hàng
nội bộ)
Có TK 3331 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
- Ghi nhận giá vốn hàng bán như giao dịch bán hàng thông thường:
Nợ TK 632- Giá vốn hàng bán.
Có TK Nợ các TK 155, 156 (giá vốn).
Như vậy, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC không còn khái niệm "Doanh thu nội bộ".
Doanh nghiệp khi xuất hóa đơn bán hàng hóa cho các đơn vị phụ thuộc trong nội bộ
doanh nghiệp không ghi nhận doanh thu, chỉ ghi nhận doanh thu khi bán hàng ra bên
ngoài.
2.1.2.Tiêu dùng nội bộ
• Đặc điểm của hoạt động:

Tiêu dùng nội bộ là việc các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất
hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh, không bao gồm sản phẩm,
hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở. Việc xác
định số thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp và kê khai thuế GTGT, thuế
TNDN thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
Theo quy định tại điều 3 và điều 5 thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 của
Bộ tài chính thì :
-Nếu xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho việc sản xuất kinh doanh thì không cần lập hóa đơn
thuế GTGT ( không phải hạch toán )
8


– Nếu xuất tiêu dùng nội bộ không dùng cho việc SXKD thì vẫn xuất hóa đơn, tính thuế
và hạch toán như bình thường”
• Phương pháp kế toán:

a/ Hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ theo QĐ 48:

Theo Thông tư số 138/2011/TT-BTC Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Quyết định
48/2006/QĐ-BTC (Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa)cách hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ
 DN kê khai theo phương pháp khấu trừ:

Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:
– Khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, ghi:
Nợ TK: 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK: 155, 156.
– Ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng
hoá, ghi:
Nợ TK: 154, 642 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá
Có TK: 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (chi tiết doanh thu bán
hàng nội bộ).
– Đồng thời, kế toán kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội
bộ, ghi:
Nợ TK: 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK: 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
 DN kê khai theo phương pháp trực tiếp:
Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, kế
toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn
hàng hoá, ghi:
– Khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, ghi:
Nợ TK: 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK: 155, 156.
– Ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng

hoá, ghi:
Nợ TK – 154, 642… (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá cộng (+)
thuế GTGT đầu ra)
Có TK – 511 – Chi tiết doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Chi phí
sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)
Có TK – 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
9


b/ Hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
 DN kê khai theo phương pháp khấu trừ:

Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, khi xuất dùng sản
phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, Căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán ghi:
Nợ các TK: 641, 642, 241, 211 ( ghi nhận vào các bộ phận liên quan)
Có các TK: 154, 155, 156 ( chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ hoặc giá vốn
hàng hoá)
Nếu phải kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá tiêu dùng nội bộ (giá trị kê khai
thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế), ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
 DN kê khai theo phương pháp trực tiếp:

Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương
pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, kế
toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn

hàng hoá, ghi:
Nợ các TK 641, 642, 241, 211 ( ghi nhận vào các bộ phận liên quan)
Có các TK 154, 155, 156 ( chi phí sản xuất sản phẩm, dịch vụ hoặc giá vốn
hàng hoá)

2.1.3. Trả lương cho người lao động bằng sản phẩm, hàng hoá hoặc dùng cho các
mục đích khác lấy từ quỹ:
- Doanh thu của sản phẩm dùng để trả lương cho người lao động, ghi:
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 3335 - Thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
- Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm dùng để trả lương cho công nhân
viên và người lao động:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Thành phẩm.
Nếu biếu tặng cho cán bộ công nhân viên được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi,
kế toán phải ghi nhận doanh thu, giá vốn như giao dịch bán hàng thông thường, ghi:

10


- Ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm dùng để biếu, tặng công nhân
viên và người lao động:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 155 - Thành phẩm.
- Ghi nhận doanh thu của sản phẩm được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi,
ghi:
Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).
2.2. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu trong các giao dịch bán hàng bằng ngoại tệ và xử
lý phần chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp có tài sản và công nợ bằng ngoại
tệ.
2.2.1. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu trong các giao dịch bán hàng bằng ngoại tệ.
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng
ngoại tệ phải thực hiện ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo một đơn vị thống nhất
là Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chinh thức sử dụng trong kế toán ( nếu được chấp
thuận ) Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng việt nam hoặc ra đơn vị tiền tệ chính thức sử
dụng trong kế toán về nguyên tắc doanh nghiệp phải căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế
của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường tiền tệ liên
ngân hàng do ngân hàng nhà nước việt nam công bố tại thời điểm phát sinh nghieepj vụ
kinh tế ( sau đay gọi là tỷ giá giao dịch để ghi sổ kế toán
Kế toán sử dụng nhất quán một phương pháp quy đổi ngoại tệ để ghi trên báo cáo tài
chính năm, khi có thay đổi phải giải trình trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam phải căn cứ vào:
- Tỷ giá giao dịch thực tế.
+Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của NHTM nơi
người nộp thuế mở tài khoản.
+Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của NHTM nơi người
nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
- Tỷ giá ghi sổ kế toán.
Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm giao
dịch phát sinh được sử dụng để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán đối với:

11


– Các tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập khác. (Áp dụng tỷ giá mua vào của ngân
hàng thương mại mà do người bán chỉ định thanh toán. Vì đối ứng với 511 là bên nớ 133

mà bên nợ 131 thì áp dụng tỷ giá mua vào)
Riêng trường hợp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập có liên quan đến doanh
thu nhận trước hoặc giao dịch nhận trước tiền của người mua thì doanh thu, thu nhập
tương ứng với số tiền nhận trước được áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận
trước của người mua (không áp dụng theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận
doanh thu, thu nhập).=>Tức là lấy tỷ giá mà lúc ghi nhận trước tiền của khách hàng bên
Có TK131
Ví dụ : Công ty A bán sản phẩm với giá 2000 USD, vào ngày 1/1 khách hàng ứng
trước 1000 USD theo tỉ giá 20.000 vnd/usd, cty A ghi nhận:
Nợ TK 112/Có TK 131: 20.000.000
Ngày 1/2, Cty A giao hàng và xuất Hóa đơn sản phẩm cho khách hàng, đồng thời
khách hàng thanh toán nốt 1000 USD, tỷ giá lúc này là 22.000 vnd/usd, cty A ghi
nhận:
Nợ TK 112: 22.000.000
Nợ TK 131: 20.000.000
Có TK 511: 42.000.000
=> Không ghi nhận doanh thu 2000 USD theo tỷ giá trên hóa đơn là 22.000
2.2.2. Xử lý phần chênh lệch tỷ giá phát sinh khi doanh nghiệp có tài sản và công nợ
bằng ngoại tệ.
Trong kì , khi doanh nghiệp có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ, phải
quy đổi ra đồng việt nam để ghi sổ kế toán. Tuy nhiên việc quy đổi này có thể phát sinh
chênh lệch tỷ giá hối đoái. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kì được xử lí ngay :
trường hợp lãi ghi doanh thu hoạt động tài chính, trường hợp lỗ ghi nhận vào chi phí tài
chính trong kì.
Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi:
Nợ TK 635
Có các TK liên quan
Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái thì ghi:
Nợ các TK liên quan
Có TK 515

Sau khi bù trừ chênh lệch tỷ giá tăng và giảm trên TK 413, số còn lại kết chuyển ngay :
- Nếu tạm tính dư có TK 413 thì kết chuyển vào doanh thu tài chính
Nợ TK 413
Có TK 515
- Nếu tạm tính dư nợ TK 413 thì kết chuyển vào chi phí tài chính
12


Nợ TK 635
Có TK 413
ĐẶC BIỆT TK 413 không có số dư cuối kì
Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị sản xuất dở
dang

13


III.

Chủ đề 3: Kế toán doanh thu hợp đồng dịch vụ dài hạn và vận dụng cho hợp đồng xây
dựng
Nguyên tắc xác định doanh thu hợp đồng dịch vụ dài hạn.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu hợp đồng dịch vụ dài hạn được quy định cụ thể
tại VAS 14:
Thời điểm ghi nhận doanh thu:
Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao
dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch
vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần
công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của
giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả 4 điều kiện sau:

(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;
(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;
(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch
cung cấp dịch vụ đó.
Cách xác định doanh thu:
• Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc
xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ thường được thực hiện theo phương
pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được ghi nhận trong kỳ kế
toán được xác định theo tỷ lệ phần công việc đã hoàn thành.
Phần công việc đã hoàn thành được xác định theo một trong ba phương pháp sau,
tuỳ thuộc vào bản chất của dịch vụ:
 Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
 So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với tổng khối lượng
công việc phải hoàn thành;
 Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để hoàn thành toàn
bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản thanh toán định kỳ
hay các khoản ứng trước của khách hàng.
Trường hợp dịch vụ được thực hiện bằng nhiều hoạt động khác nhau mà không tách
biệt được, và được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán nhất định thì doanh thu từng kỳ
được ghi nhận theo phương pháp bình quân. Khi có một hoạt động cơ bản so với các
hoạt động khác thì việc ghi nhận doanh thu được thực hiện theo hoạt động cơ bản đó.
• Trong giai đoạn đầu của một giao dịch về cung cấp dịch vụ, khi chưa xác định được
kết quả một cách chắc chắn thì doanh thu được ghi nhận bằng chi phí đã ghi nhận và


14



có thể thu hồi được. Nếu chi phí liên quan đến dịch vụ đó chắc chắn không thu hồi
được thì không ghi nhận doanh thu, và chi phí đã phát sinh được hạch toán vào chi
phí để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Khi có bằng chứng tin cậy về các chi phí
đã phát sinh sẽ thu hồi được thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần
công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó.
Doanh thu cung cấp dịch vụ chỉ được ghi nhận khi đảm bảo là doanh nghiệp nhận
được lợi ích kinh tế từ giao dịch. Khi không thể thu hồi được khoản doanh thu đã ghi
nhận thì phải hạch toán vào chi phí mà không được ghi giảm doanh thu. Khi không
chắc chắn thu hồi được một khoản mà trước đó đã ghi vào doanh thu (Nợ phải thu
khó đòi) thì phải lập dự phòng nợ phải thu khó đòi mà không ghi giảm doanh thu.
Khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được thì được bù đắp
bằng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi.

Doanh nghiệp có thể ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ khi thỏa thuận được với
bên đối tác giao dịch những điều kiện sau:
 Trách nhiệm và quyền của mỗi bên trong việc cung cấp hoặc nhận dịch vụ;
 Giá thanh toán;
 Thời hạn và phương thức thanh toán.
 Để ước tính doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp phải có hệ thống kế
hoạch tài chính và kế toán phù hợp. Khi cần thiết, doanh nghiệp có quyền xem
xét và sửa đổi cách ước tính doanh thu trong quá trình cung cấp dịch vụ.
• Khi kết quả của một giao dịch về cung cấp dịch vụ không thể xác định được chắc
chắn thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với chi phí đã ghi nhận và có thể thu hồi.


Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng.
3.2.1. Hợp đồng xây dựng và doanh thu hợp đồng xây dựng.
 Hợp đồng xây dựng : Hợp đồng bằng văn bản về việc xây dựng một tài sản hoặc tổ
hợp các tài sản có liên quan chặt chẽ hay phụ thuộc lẫn nhau về mặt thiết kế, công
nghệ, chức năng hoặc các mục đích sử dụng cơ bản của chúng.

• Hợp đồng xây dựng với giá cố định: Nhà thầu chấp thuận một mức giá cố
định cho toàn bộ hợp đồng hoặc một đơn giá cố định trên một đơn vị sản phẩm
hoàn thành. Trong một số trường hợp khi giá cả tăng lên, mức độ giá có thể
thay đổi phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng.
• Hợp đồng xây dựng với chi phí phụ thêm: Nhà thầu được hoàn lại các chi
phí thực tế được phép thanh toán, cộng thêm một khoản được tính bằng tỷ lệ
phần trăm trên những chi phí này hoặc được tính thêm một khoản chi phí cố
định.

Hợp đồng xây dựng còn bao gồm:

15


 Hợp đồng dịch vụ có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng tài sản, như:

Hợp đồng tư vấn, thiết kế, khảo sát; Hợp đồng dịch vụ quản lý dự án và
kiến trúc;
 Hợp đồng phục chế hay phá hủy các tài sản và khôi phục môi trường sau
khi phá hủy các tài sản.
 Doanh thu hợp đồng xây dựng bao gồm:
(a) Doanh thu ban đầu được ghi trong hợp đồng,

(b) Các khoản tăng, giảm khi thực hiện hợp đồng, các khoản tiền thưởng và các
khoản thanh toán khác nếu các khoản này có khả năng làm thay đổi doanh thu, và
có thể xác định được một cách đáng tin cậy.
3.2.2. Xác định doanh thu hợp đồng xây dựng.
Doanh thu của hợp đồng xây dựng được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã
thu hoặc sẽ thu được. Việc xác định doanh thu của hợp đồng chịu tác động của nhiều
yếu tố không chắc chắn vì chúng tuỳ thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai.

Việc ước tính thường phải được sửa đổi khi các sự kiện đó phát sinh và những yếu tố
không chắc chắn được giải quyết. Vì vậy, doanh thu của hợp đồng có thể tăng hay giảm
ở từng thời kỳ. Ví dụ:
(a) Nhà thầu và khách hàng có thể đồng ý với nhau về các thay đổi và các yêu cầu
làm tăng hoặc giảm doanh thu của hợp đồng trong kỳ tiếp theo so với hợp đồng
được chấp thuận ban đầu;
(b) Doanh thu đã được thỏa thuận trong hợp đồng với giá cố định có thể tăng vì lý
do giá cả tăng lên;
(c) Doanh thu theo hợp đồng có thể bị giảm do nhà thầu không thực hiện đúng tiến
độ hoặc không đảm bảo chất lượng xây dựng theo thỏa thuận trong hợp đồng;
(d) Khi hợp đồng với giá cố định quy định mức giá cố định cho một đơn vị sản
phẩm hoàn thành thì doanh thu theo hợp đồng sẽ tăng hoặc giảm khi khối lượng sản
phẩm tăng hoặc giảm.
Phương pháp tỷ lệ phần trăm (%) hoàn thành. Theo phương pháp này, doanh thu được
xác định phù hợp với chi phí đã phát sinh của khối lượng công việc đã hoàn thành thể
hiện trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Theo phương pháp này, doanh thu và
chi phí của hợp đồng được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là
doanh thu và chi phí của phần công việc đã hoàn thành trong kỳ báo cáo.
Phần công việc đã hoàn thành của hợp đồng làm cơ sở xác định doanh thu có thể
được xác định bằng nhiều cách khác nhau. Doanh nghiệp cần sử dụng phương pháp tính
16


toán thích hợp để xác định phần công việc đã hoàn thành. Tuỳ thuộc vào bản chất của
hợp đồng xây dựng, doanh nghiệp lựa chọn áp dụng một trong 3 phương pháp sau để
xác định phần công việc hoàn thành:
(a) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí đã phát sinh của phần công việc đã hoàn
thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của hợp đồng;
(b) Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
(c) Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với tổng khối

lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng. Việc thanh toán theo tiến độ và
những khoản ứng trước nhận được từ khách hàng thường không phản ánh phần
công việc đã hoàn thành.
Ví dụ:
- Doanh thu hợp đồng xây dựng với giá cố định được xác định theo phương pháp tỷ
lệ phần trăm (%) công việc hoàn thành, được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%) giữa giờ công
lao động đã thực hiện đến thời điểm hiện tại so với tổng số giờ công lao động dự tính cho
hợp đồng đó.
- Doanh thu hợp đồng xây dựng được xác định theo phương pháp tỷ lệ phần trăm
(%) giữa chi phí thực tế đã phát sinh tính đến thời điểm hiện tại so với tổng chi phí dự
toán của hợp đồng.
Doanh thu hợp đồng xây dựng được ghi nhận theo 2 trường hợp:
• Khi kết quả thực hiện HĐXD được ước tính một cách đáng tin cậy (khi doanh nghiệp có
thể thu được lợi ích kinh tế từ hợp đồng) :
TH1: Thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
- Doanh thu và Chi phí ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do
nhà thầu tự xác định vào ngày lập BCTC.
- Không phụ thuộc vào HĐ và số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế
hoạch thì:
a) Nhà thầu phải lựa chọn phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành và
giao trách nhiệm cho các bộ phận liên quan xác định giá trị phần công việc đã hoàn
thành và lập chứng từ phản ánh doanh thu hợp đồng xây dựng trong kỳ:
- Nếu áp dụng phương pháp "Tỷ lệ phần trăm (%) giữa chi phí thực tế đã phát
sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự
toán của hợp đồng" thì giao cho bộ phận kế toán phối hợp với các bộ phận khác
thực hiện;
- Nếu áp dụng phương pháp "Đánh giá phần công việc đã hoàn thành" hoặc
phương pháp "Tỷ lệ phần trăm (%) giữa khối lượng xây lắp đã hoàn thành so với
17



tổng khối lượng xây lắp phải hoàn thành của hợp đồng" thì giao cho bộ phận kỹ
thuật thi công phối hợp với các bộ phận khác thực hiện.
b) Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, kế
toán căn cứ vào chứng từ xác định doanh thu trên cơ sở phần công việc đã hoàn thành
trong kỳ (không phải hóa đơn) làm căn cứ ghi nhận doanh thu trong kỳ kế toán.
Đồng thời nhà thầu phải căn cứ vào hợp đồng xây dựng để lập hóa đơn thanh toán
theo tiến độ kế hoạch gửi cho khách hàng đòi tiền. Kế toán căn cứ vào hóa đơn để ghi
sổ kế toán số tiền khách hàng phải thanh toán theo tiến độ kế hoạch.
TH2. Thanh toán theo giá trị khối lượng thực hiện.
- Doanh thu và Chi phí ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành
được khách hàng xác nhận trong kỳ được phản ánh trên hóa đơn đã lập.
Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá
trị khối lượng thực hiện, được khách hàng xác nhận thì nhà thầu phải căn cứ vào
phương pháp tính toán thích hợp để xác định giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành
trong kỳ. Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng
tin cậy và được khách hàng xác nhận, kế toán phải lập hóa đơn gửi cho khách
hàng đòi tiền và phản ánh doanh thu và nợ phải thu trong kỳ tương ứng với phần
công việc đã hoàn thành được khách hàng xác nhận.
Việc trích lập dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp được thực
hiện theo từng công trình, hạng mục công trình xây lắp và được hạch toán vào TK
627 “Chi phí sản xuất chung”. Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công
trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây
lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được hoàn nhập và được
hạch toán vào TK 711 “Thu nhập khác”.


Khi kết quả thực hiện HĐXD không ước tính được đáng tin cậy:
- Doanh thu chỉ được ghi nhận tương ứng với chi phí thực tế của HĐXD đã phát

sinh mà việc được hoàn trả là tương đối chắc chắn.
- Các chi phí của hợp đồng chỉ đượ ghi nhận là chi phí trong kỳ khi các khoản chi
phí này đã phát sinh.

3.2.3. Phương pháp kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng
Phương pháp kế toán doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng: Được thực
hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp (sử dụng TK133, TK 154, TK3331, TK 337,
TK 352, TK511…).
Bổ sung Tài khoản 337 – “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây
dựng” để kế toán doanh thu và chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp thanh
toán theo tiến độ kế hoạch:

18


Tài khoản 337 “Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng” dùng để
phản ánh số tiền khách hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch và số tiền phải thu theo
doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn thành do nhà thầu tự xác nhận của
hợp đồng xây dựng dở dang.
Phương pháp kế toán cụ thể:
 Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế
-

hoạch:
Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được ước tính một cách đáng tin cậy, thì
kế toán căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã
hoàn thành (không phải hoá đơn) do nhà thầu tự xác định, ghi:
Nợ TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Căn cứ vào hóa đơn được lập theo tiến độ kế hoạch để phản ánh số tiền khách

hàng phải trả theo tiến độ kế hoạch đã ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 337 - Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Khi nhận được tiền do khách hàng trả, hoặc nhận tiền khách hàng ứng trước, ghi:
Nợ các TK 111, 112...
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

 Trường hợp hợp đồng xây dựng quy định nhà thầu được thanh toán theo giá trị khối

lượng thực hiện,
- Khi kết quả thực hiện hợp đồng xây dựng được xác định một cách đáng tin cậy và
được khách hàng xác nhận. thì kế toán phải lập hóa đơn trên cơ sở phần công việc đã
hoàn thành được khách hàng xác nhận, căn cứ vào hóa đơn, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
19


 Một số khoản khác

- Khoản tiền thưởng thu được từ khách hàng trả phụ thêm cho nhà thầu khi thực
hiện hợp đồng đạt hoặc vượt một số chỉ tiêu cụ thể đã được ghi trong hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Khoản bồi thường thu được từ khách hàng hay bên khác để bù đắp cho các chi
phí không bao gồm trong giá trị hợp đồng (Ví dụ: Sự chậm trễ do khách hàng gây
nên; sai sót trong các chỉ tiêu kỹ thuật hoặc thiết kế và các tranh chấp về các thay đổi

trong việc thực hiện hợp đồng), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Khi nhận được tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành hoặc khoản ứng
trước từ khách hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112...
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.
Ví dụ và liên hệ tại công ty cổ phần xây dựng số 2.
Khái quát chung về công ty:
Tên công ty: công ty cổ phần xây dựng số 2 – Tổng công ty xây dựng Hà Nội
Trụ sở chính: số 31 – phố Dịch Vọng – quận Cầu Giấy – Hà Nôi
Điện thoại: 84-04-38.336.564
Số tài khoản: 215-10000000-157. Tại ngân hàng đầu tư và phát triển Cầu Giấy- Hà
Nội
Mã số thuế: 0101518648
Địa bàn hoạt động: toàn quốc
Đặc điểm về chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng:

20


 Về chứng từ, tài khoản và các mẫu sổ kế toán công ty áp dụng theo quy định của Bộ

tài chính được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính
cho hình thức kế toán nhật kí chung.
Niên độ kế toán áp dụng tại công ty là năm tài chính bắt đầu ngày 01/01/ và kết thúc
ngày 31/12 dương lịch.
Ngoài ra công ty còn sử dụng các tài khoản chi tiết cho phù hợp với yêu cầu quản lí,
phương tiện kĩ thuật thu nhận và đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

 Về BCTC: hệ thống báo cáo tài chính mà công ty áp dụng tuân thủ theo luật kế toán,

Thông tư 200/2014/TT-BTC ,chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính.
 Hệ thống BCTC công ty lập bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Thuyết minh BCTC
3.3.2. Kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng tại công ty:
1. Phương pháp kế toán doanh thu của HĐXD tại Công ty cổ phần Xây dựngsố 2:
Hầu hết các hợp đồng của công ty đều quy định nhà thầu được thanh toán theo giá
trị khối lượng thực hiện nên công ty hạch toán doanh thu của HĐXD theo hình thức
thanh toán theo khối lượng thực hiện.
Để ghi nhận doanh thu trong kì công ty thường mở các sổ chi tiết doanh thu để theo
dõi chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào phiếu giá kế toán sẽ
phản ánh doanh thu cho các hợp đồng vào sổ chi tiết doanh thu của từng hợp đồng.
Chẳng hạn theo biên bản nghiệm thu và phiếu giá khối lượng thi công công trình “Ngân
hàng ngoại thương tỉnh Hải Dương” lập cho quý IV năm 2014, kế toán ghi sổ chi tiết
doanh thu, sổ nhật kí chung và sổ cái tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ.
Cuối năm công ty sẽ tập hợp toàn bộ doanh thu của các công trình, hạng mục công
trình trên báo cáo tổng hợp chi phí và giá thành để xác định lãi lỗ của từng công trình,
hạng mục công trình thi công trong năm.
Việc kết chuyển doanh thu được thực hiện chi tiết cho từng công trình, hạng mục
công trình trên các sổ chi tiết tương ứng và kết chuyển tổng hợp thể hiện trên các sổ cái
tài khoản 511- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, sổ cái tài khoản 911- Xác định
kết quả kinh doanh.
2. Thuận lợi:
21



- Doanh thu hợp đồng xây dựng dù ghi nhận theo trường hợp hợp đồng xây dựng
quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch hay theo giá trị khối lượng nhận
được thì đều được ghi nhận được quy định khá cụ thể ở chuẩn mực kế toán Việt Nam số
15 giúp kế toán ghi nhận doanh thu dễ dàng hơn.
- Công ty thường mở các sổ chi tiết doanh thu để theo dõi chi tiết cho từng công
trình, hạng mục công trình. Căn cứ vào phiếu giá kế toán sẽ phản ánh doanh thu cho các
hợp đồng vào sổ chi tiết doanh thu của từng hợp đồng tạo điều kiện thuận lợi trong công
tác quản lí và kế toán, ngoài ra còn giúp các nhà quản trị biết rằng những mặt hàng hay
dịch vụ nào tạo ra doanh thu chủ yếu trong kì để có phương hướng đầu tư, phát triển cho
hợp lí.
- Hiện nay HĐXD có giá trị lớn, thời gian sản xuất dài, trong việc xác định giá trị
hợp đồng công ty đã tính đến các chỉ số trượt giá như: Chỉ số giá sinh hoạt, chỉ số giá
nhiên liệu, chỉ số giá thiết bị, chỉ số giá vật liệu chính…Điều này làm căn cứ tính giá trị
nghiệm thu thanh toán, là cơ sở để ghi nhận doanh thu, chi phí HĐXD.
3. Khó khăn:
- Việc xác định doanh thu của hợp đồng xây dựng chịu tác động của nhiều yếu tố
không chắc chắn vì chúng tùy thuộc vào các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai như: sự
thay đổi thiết kế so với hợp đồng, sự thay đổi giá cả của các yếu tố đầu vào, sự chậm trễ
của chủ đầu tư trong việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành…
- Do việc lưu chuyển chứng từ giữa các phòng ban và bộ phận còn chậm làm ảnh
hưởng đến việc xử lí và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Ví dụ khi các bộ phận
khác mua vật tư hàng hóa cũng như phát sinh các chi phí mua ngoài cho các công trình
xây dựng thì khâu chuyển các chứng từ còn nhiều lúc chậm trễ do đó gây nhiều kho khăn
trong hạch toán một cách chính xác kịp thời cũng như xác định doanh thu.
- Việc phản ánh chính xác chi phí và doanh thu là khó vì nó có giá trị lớn và việc
hoàn thành diễn ra trong một thời gian dài.
4. Ví dụ cụ thể về kế toán doanh thu hợp đồng xây dựng dài hạn tại công ty.
Một hợp đồng xây dựng trong 3 năm, tổng doanh thu của hợp đồng là
5.000.000.000 đồng, tổng chi phí thực tế phát sinh trong 3 năm là 4.050.000.000 đồng.

Trong hợp đồng quy định nhà thầu được thanh toán theo tiến độ kế hoạch. Tình hình chi
phí và số tiền thanh toán ba năm như sau:

Chỉ tiêu

Năm

Năm 2014

Năm 2015
22


2013
1. Chi phí thực tế đến năm

1.500.000

3.600.000

2. Chi phí ước tính để hoàn thành

3.000.000

400.000

3. Số tiến phải thanh toán trên hóa đơn theo
tiến độ kế hoạch ghi trong hợp đồng

1.000.000


3.700.000

300.000

4. Số tiền đã thanh toán bằng TGNH

750.000

3.000.000

1.250.000

4.050.000

Ở đây, doanh thu được ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ giữa chi phí thực tế đã phát
sinh của phần công việc đã hoàn thành tại một thời điểm so với tổng chi phí dự toán của
hợp đồng, và hợp đồng xây dựng trên không thuộc diện chịu thuế GTGT, đơn vị nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Kế toán ghi nhận doanh thu hợp đồng xây dựng tại từng năm như sau:
a. Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng năm 2013:
• Chi phí thực tế năm 2013 là 1.500.000; chi phí ước tính hoàn thành là 3.000.000,
vậy tổng chi phí dự toán của hợp đồng năm 2013 là:
Tổng chi phí dự toán của hợp đồng = Chi phí thực tế + Chi phí ước tính để hoàn thành
= 1.500.000 + 3.000.000 = 4.500.000
• Doanh thu hợp đồng xây dựng năm 2013 được xác định như sau:
Doanh thu = Chi phí thực tế năm 2013/ Tổng chi phí dự toán của HĐ x Giá trị hợp đồng
= 1.500.000/4.500.000 x 5.000.000 = 1.670.000
• Căn cứ vào số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng năm
2013 là 1.670.000, kế toán lập hóa đơn, ghi:

Nợ TK 131: 1.000.000
Có TK 337: 1.000.000
• Căn cứ vào doanh thu được xác định theo phương pháp tỷ lệ chi phí năm 2013 là
1.670.000, kế toán lập chứng từ phản ánh doanh thu, căn cứ ghi chứng từ:
Nợ TK 337: 1.670.000
Có TK 511: 1.670.000
• Đồng thời kết chuyển doanh thu để xác định kết quả kinh doanh năm 2013:
Nợ TK 511: 1.670.000
Có TK 911: 1.670.000
23


Khi nhận được tiền thanh toán, ghi:
Nợ TK 111: 750.000đ
Có TK 131: 750.000đ
• Ghi nhận chi phí vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013:
Nợ TK 632: 1.500.000đ
Có TK 154: 1.500.000đ
• Đồng thời kết chuyển chi phí để xác định kết quả kinh doanh năm 2013:
Nợ TK 911: 1.500.000đ
Có TK 632: 1.500.000đ
b. Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng năm 2014:
• Chi phí thực tế đến cuối năm 2014 là 3.600.000; chi phí ước tính hoàn thành là
400.000, vậy tổng chi phí dự toán của hợp đồng năm 2013 là:
Tổng chi phí dự toán của hợp đồng = Chi phí thực tế + Chi phí ước tính để hoàn thành
= 3.600.000 + 400.000 = 4.000.000
• Doanh thu hợp đồng xây dựng năm 2014 được xác định như sau:
Doanh thu của 2 năm = Chi phí thực tế của 2 năm/ Tổng chi phí dự toán của HĐ x Giá trị
hợp đồng
= 3.600.000/4.000.000 x 5.000.000 = 4.500.000

Doanh thu năm 2014 = Doanh thu của 2 năm – Doanh thu đã ghi nhận năm 2013
= 4.500.000 – 1.670.000 = 2.830.000
• Căn cứ vào số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng năm
2014 là 3.700.000, kế toán lập hóa đơn, ghi:
Nợ TK 131: 3.700.000
Có TK 337: 3.700.000
• Căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn
thành trong năm 2014 ghi:
Nợ TK 337: 2.830.000
Có TK 511: 2.830.000
• Khi nhận được tiền thanh toán, ghi:
Nợ TK 111: 3.000.000đ
Có TK 131: 3.000.000đ
• Ghi nhận chi phí vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014: 3.600.000 –
1.500.000 = 2.100.000
Nợ TK 632: 2.100.000đ
Có TK 154: 2.100.000đ


24


c. Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng năm 2015:
• Đến cuối năm 2015 hợp đồng đã hoàn thành 100% trong đó phần công việc hoàn
thành của 2 năm trước là 90%
3.600.000/4.000.000 x 100% = 90%
Vậy phần công việc hoàn thành của năm 2015 là 10% = 100 % – 90%
• Doanh thu hợp đồng xây dựng năm 2015 được xác định như sau:
Doanh thu năm 2015 = Tỷ lệ công việc hoàn thành năm 2015 x Giá trị hợp đồng
= 10% x 5.000.000 = 500.000

• Căn cứ vào số tiền thanh toán theo tiến độ kế hoạch quy định trong hợp đồng năm
2015 là 300.000, kế toán lập hóa đơn, ghi:
Nợ TK 131: 300.000
Có TK 337: 300.000
• Căn cứ vào chứng từ phản ánh doanh thu tương ứng với phần công việc đã hoàn
thành trong năm 2015 ghi:
Nợ TK 337: 500.000
Có TK 511: 500.000
• Khi nhận được tiền thanh toán, ghi:
Nợ TK 111:1.250.000đ
Có TK 131: 1.250.000đ
• Ghi nhận chi phí vào Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015:
4.050.000 – 3.600.000 = 450.000
Nợ TK 632: 450.000đ
Có TK 154: 450.000đ
5. Sự phù hợp với quy định hiện hành về kế toán HĐXD:
- Việc ghi nhận và hạch toán doanh thu HĐXD xét đến trong ví dụ trên là hợp lý,
phù hợp với các quy định kế toán hiện hành.
- Do đặc điểm riêng có của ngành xây dựng cơ bản nên việc ghi nhận doanh thu việc
ghi nhận doanh thu cũng rất phức tạp do chi phí lớn, cơ cấu chi phí phức tạp và không
giống nhau giữa các công trình và việc ghi nhận doanh thu của mỗi hợp đồng xây dựng
cũng không giống nhau phụ thuộc vào các điều khoản ghi trong hợp đồng. Các HĐXD
trong một doanh nghiệp đã khác nhau thì ở các doanh nghiệp lại càng khác nhau. Trong
khi việc ghi nhận doanh thu và chi phí của HĐXD lại có ảnh hưởng lớn đến việc hạch
toán doanh thu.
25


×