Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại
LỜI NÓI ĐẦU
Viện Nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học
trực thuộc Bộ Thương mại, nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu khoa học
quốc gia được thành lập theo quyết định số 721/TTg của thủ tướng Chính phủ
ngày 8/11/1995 trên cơ sở hợp nhất của Viện Kinh tế kỹ thuật Thương mại và
Viện Kinh tế Đối ngoại.
Kể từ ngày thành lập đến nay, Viện đã tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài,
dự án cấp Nhà nước và cấp Bộ, và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như:
nghiên cứu khoa học, đào tạo trên đại học, công tác thông tin tư vấn và các công
tác khác, hợp tác quốc tế. Các đề tài dự án khoa học công nghệ các cấp do Viện
thực hiện đã cung cấp các luận cứ khoa học thiết thực phục vụ cho việc nghiên
cứu, xây dựng chiến lược, luật pháp, chính sách, cơ chế phát triển thương mại
nội địa, phát triển thị trường trong nước, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển
thương mại bền vững gắn với bảo vệ môi trường…và cung cấp các luận cứ khoa
học cho việc xây dựng chính sách và cơ chế quản lý thương mại.
Với đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ của Viện nghiên cứu Thương mại,
bài báo cáo thực tập của em bao gồm những nội dung sau đây:
Chương 1: Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu, chức năng và nhiệm
vụ của Viện.
Chương 2: Tình hình hoạt động của Viện trong 4 năm: 2005, 2006, 2007, 2008.
Chương 3: Mục tiêu, phương hướng hoạt động và giải pháp phát triển Viện.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo hướng dẫn là: Thầy giáo
PGS.TS. Đinh Văn Thành cùng với cô giáo Th.S. Đỗ Thị Hương và cô giáo
Th.S. Trịnh Thị Thanh Thuỷ đã tạo điều kiện cho em được thực tập ở Viện
Nghiên cứu Thương mại và hướng dẫn giúp đỡ em thu thập tài liệu để hoàn
thành báo cáo này. Trong quá trình thu thập tài liệu để viết báo cáo nếu em có gì
thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp ý kiến và bổ sung của các thầy cô giáo!
Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47
1
Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại
NỘI DUNG
Chương 1. Quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ
của Viện nghiên cứu Thương mại
1.1. Quá trình hình thành của Viện
Viện nghiên cứu Thương mại là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học
trực thuộc Bộ Thương mại, nằm trong hệ thống các viện nghiên cứu khoa học
quốc gia. Viện nghiên cứu Thương mại được thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện
Kinh tế Kỹ thuật Thương mại và Viện kinh tế Đối ngoại mà tiền thân là:
• Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương nghiệp (1971-1982 )
• Viện Khoa học Kỹ thuật và Kinh tế vật tư (1982-1992)
• Viện Kinh tế Đối ngoại (1992-1995 )
• Viện Kinh tế Kỹ thuật Thương mại (1992-1995 )
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 721/TTg ngày 8/11/1995 trong
đó quyết định thành lập Viện nghiên cứu Thương mại trên cơ sở hợp nhất Viện
Kinh tế Kỹ thuật Thương mại và Viện Kinh tế Đối ngoại,
1.2. Quá trình phát triển của Viện
Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển Viện đã đạt được những thành tựu
chủ yếu sau đây:
1.2.1. Về nghiên cứu khoa học
Viện nghiên cứu Thương mại tiến hành nghiên cứu nhiều đề tài, dự án cấp
Nhà nước và cấp Bộ, đã nghiên cứu và cung cấp các lận cứ khoa học cho việc
xây dựng chính sách và cơ chế quản lý thương mại, góp phần thúc đẩy sự nghiệp
khoa học và công nghệ của ngành thương mại phát triển. Cụ thể như sau:
Thực hiện Nghị quyết trung ương 2 (khoá VIII) về khoa học công nghệ và
thực hiện định hướng chiến lược & kế hoạch khoa học công nghệ 2001-2005
Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47
2
Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại
của Bộ Thương mại, thời gian 2001-1005, VIện nghiên cứu Thương mại đã thực
hiện 04 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, 01 dự án cấp Nhà nước, 85 đề
tài/dự án khoa học cấp Bộ, khai thác và phối hợp thực hiện khoảng 30 dự án quy
hoạch thương mại và quy hoạch chợ cho các tỉnh/thành phố trong cả nước. và
điều quan trọng là các đề tài, dự án khoa học công nghệ do Viện thực hiện đã
cung cấp các luận cứ khoa học, thiết thực phục vụ cho việc xây dựng hệ thống
luật pháp, đổi mới chính sách và cơ chế phát triển thương mại nội địa, phát triển
xuất nhập khẩu, hội nhập kinh tế quốc tế va phát triển thương mại bền vững gắn
với bảo vệ môi trường… Nhiều quan điểm, chính sách và kiến nghị của Viện đề
xuất đã được Đảng và Nhà nước chấp nhận và được thực tiễn kiểm nghiệm tính
khoa học, đúng đắn và sáng tạo.
1.2.2. Về đào tạo trên đại học
Viện được giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học theo Quyết định số
915/TTg ngày 10/12/1996 của thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 6124/GD-
ĐT ngày 27/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyên ngành
đào tạo: Kinh tế, Quản lý và Kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, Mã số:
5.02.05. Thực hiện Quyết định số 102/QĐ-BGĐ & ĐT-ĐH &SĐH của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo ngày 10/1/2005 về việc chuyển đổi mã ngành
đào tạo, từ ngày 10/01/2005, Viện đào tạo tiến sĩ, chuyên ngành: Thương mại,
Mã số: 62.34.10.01.
Kể từ khi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ đào tạo trên đại học năm 1997 đến
hết năm 2005, Viện đã thực hiện 08 khoá đào tạo tiến sĩ với tổng số 36 nghiên
cứu sinh (NCS), trong đó 13 NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Nhà
nước, 23 NCS khác đang tham gia học tập, nghiên cứu tại Viện theo đúng tiến
độ và kế hoạch đề ra.
1.2.3. Về công tác thông tin tư vấn và các công tác khác
Viện là cơ quan tham vấn của lãnh đạo Bộ Thương mại, tư vấn cho các sở
Thương mại trong cả nước và trong công tác quy hoạch phát triển thương mại,
Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47
3
Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại
xây dựng chiến lược xuất khẩu, tư vấn các vấn đề về chính sách thương mại &
đầu tư của Việt Nam và các nước khác, các vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế…
cho các doanh nghiệp, các tổ chức và các cá nhân cả trong và ngoài nước. Thư
viện nhành thương mại được đặt tại Viện nghiên cứu Thương mại, đang được
hiện đại hoá và điện tử hoá để phục vụ tốt cho nhu cầu về thông tin thương mại
của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
1.2.4. Về hợp tác quốc tế
Công tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, đào tạo và trao đổi thông tin
của Viện không ngừng được mở rộng. Viện nghiên cứu Thương mại là một địa
chỉ tin cậy trong số các thể chế hỗ trợ thương mại (TSIS) của Việt Nam, là đối
tác bình đẳng của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC/UNCTAD/WTO), Viện
khoa học xã hội Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc), các viện và các trường đại
học của Ôxtrâylia, Ấn Độ, Nga…
1.3. Cơ cấu tổ chức của Viện
Cơ cấu tổ chức của Viện gồm:
Lãnh đạo Viện nghiên cứu Thương mại: Viện trưởng PGS.TS Nguyễn Văn
Lịch, Phó viện trưởng PGS.TS Đinh Văn Thành và TS Lê Thiền Hạ
Các đợn vị thuộc Viện nghiến cứu Thương mại:
Gồm 4 ban: + Ban nghiên cứu Chiến lựoc phát triển thương mại
+ Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại
+ Ban nghiên cứu thị trường
+ Ban Nghiên cứu Thương mại môi trường
Và 8 phòng: - Phòng quản lý khoa học và đào tạo
- Phòng hợp tác quốc tế
- Phòng thông tin tư liệu
- Phòng nghiên cứu phát triển dự án
- Văn phòng
- Phòng tài chính kế toán
Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47
4
Báo cáo thực tập tổng hợp - Viện nghiên cứu Thương mại
- Phân viện nghiên cứu Thương mại tại TP.Hồ Chí Minh
- Trung tâm tư vấn và đào tạo kinh tế thương mại
Trong đó chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban như sau:
* Ban Nghiên cứu chiến lược phát triển thương mại:
+ Nghiên cứu các luận cứ khoa học phục vụ cho việc xây dựng chiến lược
và quy hoạch phát triển thương mại
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển thương mại các
vùng, địa phương và quốc gia theo đề tài, dự án khoa học do Bộ hoặc cơ quan
yêu cầu.
* Ban nghiên cứu chính sách và cơ chế quản lý thương mại:
+ Nghiên cứu lý luận và phương pháp luận về xây dựng và hoàn thiện
chính sách & cơ chế quản lý thương mại.
+ Nghiên cứu xác lập luận cứ khoa học trong tiến trình đổi mới và hoàn
thiện chính sách & cơ chế quản lý thương mại.
+ Tư vấn và thực hiện các dịch vụ về hoạch định chính sách & cơ chế
quản lý thương mại.
+ Nghiên cứu chính sách phát triển thương mại nội địa, thương mại quốc
tế và hội nhập.
* Ban nghiên cứu thị trường:
+ Nghiên cứu các vấn đề về thị trường hàng hoá, dịch vụ, quan hệ cung
cầu, xu hướng phát triển của thị trường trong nước và quốc tế.
+ Nghiên cứu và đánh giá các chính sách trong nước và quốc tế đối với
từng mặt hàng, từng thị trường cụ thể.
+ Là đầu mối phối hợp với cơ quan hữu quan ngoài Viện về các vấn đề
liên quan đến thương mại, thị trường trong nước và quốc tế.
+ Tư vấn thị trường cho các doanh nghiệp, các tổ chức trong và ngoài
nước.
* Văn phòng:
Sinh viên: Trần Thị Thanh – KTQT 47
5