Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.47 KB, 3 trang )
7 bảy bài học vượt qua thách thức trong khủng hoảng
Theo định nghĩa, khủng hoảng đối với một tổ chức là một biến cố đặc biệt đe dọa
đến sự tồn tại của tổ chức đó. Ít nhất là, nó gây ra những tổn thất về tài sản cũng
như tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh và uy tín của tổ chức đó. Nhưng những cá
nhân, tổ chức và xã hội vượt qua được cuộc khủng hoảng đã rút ra những bài học
lớn, và thậm chí, họ còn vươn mình mạnh mẽ và bền vững hơn thời kỳ trước đó.
Thật không may, đa số các nhà quản trị và các tổ chức chỉ chuẩn bị kỹ lưỡng để
đối phó với một loại khủng hoảng nhất định, chủ yếu là các vụ hỏa hoạn và thiên
tai. Một số ít tổ chức thậm chí còn sẵn sàng đối mặt với những nguy cơ tổn hại
trực tiếp đến hoạt động kinh doanh chủ đạo của họ, như thực phẩm bị hỏng hay bị
xáo trộn. Hơn nữa, những doanh nghiệp có được tâm lý chuẩn bị như vậy hầu hết
đều thuộc các ngành sản xuất cơ bản như thực phẩm và dược.
Để có thể đối mặt và vượt qua những thách thức này, những tổ chức thành công
sau cuộc khủng hoảng đã nghiên cứu và áp dụng bảy bài học thiết yếu, dù không
thể hoàn toàn làm chủ chúng. Những bài học này có thể giúp chúng ta dự đoán, lên
kế hoạch và đối phó với những cuộc khủng hoảng, vốn là điều không thể tránh
khỏi trong thế giới ngày nay.
Dưới đây là 7 bảy bài học thiết yếu giúp vượt qua những thách thức trong quá
trình quản lý khủng hoảng. Hay nói cách khác, các cuộc khủng hoảng đòi hỏi
chúng ta phải phát triển và thực hành những bài học sau:
1. Cảm nhận đúng:
Các cuộc khủng hoảng sẽ gây tổn hại lớn đến cảm xúc, do vậy, để có thể đối phó
với khủng hoảng cần có năng lực cảm xúc đặc biệt, hay chỉ số IQ cảm xúc. Quản
lý khủng hoảng (QLKH) hiệu quả đòi hỏi phải có năng lực cảm xúc tốt (ví dụ như
sự nhạy cảm) và độ co giãn cảm xúc; nếu không có những năng lực này, hầu hết
mọi người không có khả năng dự đoán được sự xuất hiện của những cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng, còn những người khác sẽ không có năng lực cảm xúc trong
cuộc sống.
2. Tư duy đúng:
Khủng hoảng đòi hỏi chúng ta phải có năng lực tư duy sáng tạo và lý trí, nghĩa là
chúng ta phải có năng lực tư duy ‘‘bên ngoài cái hộp”. Quản lý khủng hoảng hiệu