Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và độ nhạy cảm của muỗi truyền sốt xuất huyết với hóa chất diệt côn trùng tại Hà Nội, năm 2020 – 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.88 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Trần Thị Loan

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC
VÀ ĐỘ NHẠY CẢM CỦA MUỖI TRUYỀN SỐT XUẤT HUYẾT VỚI
HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG TẠI HÀ NỘI, NĂM 2020 - 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hà Nội - 2022


BỘ GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VN

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Trần Thị Loan

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC
VÀ ĐỘ NHẠY CẢM CỦA MUỖI TRUYỀN SỐT XUẤT HUYẾT VỚI
HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG TẠI HÀ NỘI, NĂM 2020 - 2021



Chuyên ngành : Động vật học
Mã số: 8 42 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH
SINH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. TS. Nguyễn Quang Cường
2. TS. Nguyễn Văn Dũng

Hà Nội - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu trong luận văn này là cơng trình
nghiên cứu của tơi dựa trên những tài liệu, số liệu do chính tơi tự tìm hiểu và
nghiên cứu. Chính vì vậy, các kết quả nghiên cứu đảm bảo trung thực và
khách quan nhất. Đồng thời, kết quả này chưa từng xuất hiện trong bất cứ
nghiên cứu nào. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai
tơi hồn tồn chịu trách nhiệm.
Học viên

Trần Thị Loan


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Quang
Cường và TS. Nguyễn Văn Dũng, người Thầy đã tận tâm, động viên và trực
tiếp giúp đỡ, hướng dẫn tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và

hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo, đơn vị chun mơn, ban
Lãnh đạo, phịng Đào tạo, các phịng chức năng của Học viện Khoa học và
Công nghệ đã giảng dạy, hướng dẫn tơi trong q trình học tập tại đây.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Trung ương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập và nghiên
cứu nâng cao trình độ. Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ
quý báu của tập thể lãnh đạo và các đồng nghiệp Khoa Côn trùng đã tạo
điều kiện tốt nhất trong thời gian tôi học tập, triển khai nghiên cứu và hoàn
thành luận văn của tôi.
Tôi cũng xin được cảm ơn đến các Quý cơ quan y tế địa phương, nơi
tôi thực hiện nghiên cứu, đã ủng hộ và tạo điều kiện để tôi hồn thành thu
thập số liệu nghiên cứu.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã ủng
hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Học viên

Trần Thị Loan


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
NỘI DUNG............................................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU......................................................... 4
1.1. Muỗi Aedes trong hệ thống phân loại.............................................................. 4
1.2. Một số đặc điểm hình thái học của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus.........5
1.2.1. Hình thái ngồi của muỗi Ae. aegypti.............................................................. 5
1.2.2. Hình thái ngồi muỗi Ae. albopictus............................................................. 10
1.3. Đặc điểm sinh học của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus........................... 12

1.3.1. Đặc điểm sinh học của muỗi Ae. aegypti....................................................... 12
1.3.2. Đặc điểm sinh học của Ae. albopictus........................................................... 14
1.4. Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus.........................14
1.4.1. Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae. aegypti...................................................... 14
1.4.2. Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae. albopictus.................................................. 16
1.4.3. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học của muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus................................................................................................................ 17
1.4.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới....................................................................... 17
1.4.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam........................................................................ 17
1.5. Tập tính của muỗi Aedes................................................................................ 18
1.5.1. Tập tính sinh sản........................................................................................... 18
1.5.2. Tập tính hút máu và trú đậu của muỗi Aedes................................................ 20
1.6. Phân bố muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus.................................................. 21
1.6.1. Đặc điểm phân bố của muỗi Aedes............................................................... 21
1.6.2. Phân bố của muỗi Aedes trên thế giới........................................................... 21
1.6.3. Phân bố của muỗi Aedes ở Việt Nam............................................................ 23
1.7. Hóa chất diệt cơn trùng và chiến lược phịng chống muỗi kháng hóa chất
diệt cơn trùng......................................................................................................... 24
1.7.1. Hóa chất diệt cơn trùng................................................................................. 24
1.7.1.1. Nhóm Clo hữu cơ........................................................................................ 24
1.7.1.2. Nhóm Carbamat.......................................................................................... 24
1.7.1.3. Nhóm Phospho hữu cơ................................................................................ 25
1.7.1.4. Nhóm Pyrethroid......................................................................................... 25
1.7.1.5. Nhóm Neonicotinod.................................................................................... 25
1.7.1.6. Nhóm ức chế sinh trưởng............................................................................ 25
1.7.7.7. Nhóm hóa chất bổ trợ, ức chế enzym kháng............................................... 26
1.7.2. Chiến lược phịng chống muỗi kháng hóa chất diệt côn trùng.......................26
1.8. Thông tin chung điểm nghiên cứu................................................................. 27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................29
2.1. Mục tiêu 1: Xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học của muỗi Aedes

aegypti và Aedes albopictus tại phịng thí nghiệm................................................ 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 29
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................. 29


2.1.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 29
2.1.4. Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số......................................................... 33
2.1.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu......................................................... 33
2.2. Mục tiêu 2: Xác định độ nhạy cảm với hóa chất diệt cơn trùng của muỗi
Aedes aegypti và Aedes albopictus tại các điểm nghiên cứu bằng phương pháp
của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa
Kỳ (USCDC).......................................................................................................... 33
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 33
2.2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................. 33
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 34
2.2.4. Phương pháp kiểm soát nhiễu và sai số......................................................... 39
2.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu......................................................... 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................ 40
KẾT QUẢ............................................................................................................... 40
3.1. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại
các điểm nghiên cứu ở Hà Nội.............................................................................. 40
3.1.1.........................................................................................................................Đặ
c điểm sinh học của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong phịng thí nghiệm...40
3.1.1.1. Chu kỳ vịng đời phát triển của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus...........40
3.1.1.2. Tỷ lệ nở từ trứng đến muỗi trưởng thành của Ae. aegypti và Ae.
Albopictus…………….............................................................................................. 42
3.1.1.3. Khả năng sinh sản của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus.........................43
3.1.1.4. Thời gian sống của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus.............................. 45
3.1.2. Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại điểm nghiên
cứu……………....................................................................................................... 47

3.1.2.1. Hoạt động đốt mồi của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong phịng thí
nghiệm ……………………………………………………………………………..47
3.1.2.2. Chỉ số của muỗi, bọ gậy Aedes tại Hà Nội.................................................. 50
3.1.2.3. Phân bố, độ cao và giá thể trú đậu muỗi Aedes tại các điểm nghiên cứu ở Hà
Nội………………................................................................................................... 54
3.1.2.4. Ổ bọ gậy nguồn (OBGN) của muỗi Aedes tại Hà Nội 2020........................57
3.2. Độ nhạy cảm với HCDCT của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại các
điểm nghiên cứu..................................................................................................... 62
3.3.1. Độ nhạy cảm với HCDCT của muỗi Ae. aegypti với hóa chất diệt cơn trùng
theo phương pháp WHO (2016) và USCDC (2019)................................................ 62
3.2.2. Độ nhạy cảm với HCDCT của muỗi Ae. albopictus với hóa chất diệt cơn trùng
theo phương pháp WHO (2016) và USCDC (2019)................................................ 63
THẢO LUẬN......................................................................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 73
KẾT LUẬN............................................................................................................ 73
4.1. Đặc điểm sinh học của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong phòng thí
nghiệm.................................................................................................................... 73


4.2. Đặc điểm sinh thái học của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại thực địa74
4.3. Độ nhạy cảm của của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus với hóa chất diệt
côn trùng................................................................................................................ 75
KIẾN NGHỊ........................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 76


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BI


Breateau index

CDC

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật

CSMĐM/ DI

Chỉ số mật độ muỗi (Density index)

CSNCM

Chỉ số nhà có muỗi

CSNCBG/ HI

Chỉ số nhà có bọ gậy (House index)

CSDCCNCBG/ CI

Chỉ số dụng cụ chứa nước có bọ gậy (Container index)

D1

Vi rút Dengue típ 1

HCDCT

Hóa chất diệt cơn trùng


KST

Ký sinh trùng

KT95

Thời gian ngã 95%

KT50

Thời gian ngã 50%

OBGN

Ổ bọ gậy nguồn

PCVT

Phòng chống véc-tơ

SXHD

Sốt xuất huyết Dengue

WHO

World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Liều thử nghiệm và thời gian thử nghiệm của từng loại hóa chất đối với
muỗi Aedes theo phương pháp USCDC (2019).............................................. 33
Bảng 3.1. Thời gian (ngày) hoàn thành chu kỳ phát triển của muỗi Ae. aegypti trong
phịng thí nghiệm............................................................................................ 40
Bảng 3.2. Thời gian hồn thành chu kỳ phát triển của muỗi Ae. albopictus trong
phịng thí nghiệm............................................................................................ 41
Bảng 3.3. Tỷ lệ % phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành trong điều kiện phịng
thí nghiệm....................................................................................................... 42
Bảng 3.4. Tỷ lệ % phát triển từ trứng đến muỗi trưởng thành trong điều kiện phịng
thí nghiệm....................................................................................................... 43
Bảng 3.5. Khả năng sinh sản của muỗi Ae. aegypti trong phịng thí nghiệm...........44
Bảng 3.6. Khả năng sinh sản của muỗi Ae. albopictus trong phịng thí nghiệm......45
Bảng 3.7. Số lượng muỗi Ae. aegypti hoạt động đốt mồi theo giờ trong phịng thí
nghiệm............................................................................................................ 47
Bảng 3.8. Số lượng muỗi Ae. albopictus hoạt động đốt mồi theo giờ trong phịng
thí nghiệm....................................................................................................... 49
Bảng 3.9. Chỉ số muỗi Ae. aegypti tại các điểm nghiên cứu ở Hà Nội,...................50
Bảng 3.10. Chỉ số muỗi Ae. albopictus tại Hà Nội năm 2020.................................. 51
Bảng 3.11. Chỉ số bọ gậy Ae. aegypti tại Hà Nội 2020............................................ 52
Bảng 3.12. Chỉ số bọ gậy Ae. albopictus tại Hà Nội năm 2020...............................53
Bảng 3.13. Số lượng và tỷ lệ muỗi Ae. aegypti trong nhà và ngoài nhà tại các địa
điểm nghiên cứu.............................................................................................. 54
Bảng 3.14. Số lượng và tỷ lệ của muỗi Ae. aegypti trong các không gian sinh hoạt
hộ gia đình...................................................................................................... 54
Bảng 3.15. Tỷ lệ trú đậu của muỗi Ae. aegypti ở các vị trí độ cao khác nhau..........55
Bảng 3.16. Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti trú đậu trên các giá thể khác nhau tại các.........55
Bảng 3.17. Số lượng và tỷ lệ muỗi Ae. albopictus trong nhà và ngoài nhà tại các địa
điểm nghiên cứu.............................................................................................. 56
Bảng 3.18. Số lượng và tỷ lệ của muỗi Ae. albopictus trong các không gian sinh
hoạt hộ gia đình............................................................................................... 56

Bảng 3.19. Tỷ lệ trú đậu của muỗi Ae. albopictus ở các vị trí độ cao khác nhau.....57


Bảng 3.20. Tỷ lệ muỗi Ae. albopictus trú đậu trên các giá thể khác nhau tại các điểm
nghiên cứu....................................................................................................... 57
Bảng 3.21. Ổ bọ gậy nguồn của muỗi Aedes khu vực ngoại thành tại Hà Nội, năm
2020 (N= 2, n = 200)....................................................................................... 58
Bảng 3.22. Ổ bọ gậy nguồn của muỗi Aedes khu vực vùng giáp ranh tại Hà Nội,. .59
Bảng 3.23. Ổ bọ gậy nguồn của muỗi Aedes khu vực nội thành tại Hà Nội,...........60
Bảng 3.24. Kết quả thử nhạy cảm của muỗi Ae. aegypty với một số hóa chất diệt
cơn trùng tại các điểm nghiên cứu................................................................... 62
Bảng 3.25. Kết quả thử nhạy cảm của muỗi Ae. albopictus với một số hóa chất diệt
cơn trùng tại các điểm nghiên cứu................................................................... 63


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Trứng Ae. aegypti...................................................................................... 5
Hình 1.2. Bọ gậy Ae. aegypti..................................................................................... 6
Hình 1.3. Quăng Ae. aegypti...................................................................................... 7
Hình 1.4. Muỗi Aedes aegypti................................................................................. 10
Hình 1.5. Trứng Ae. albopictus................................................................................ 10
Hình 1.6. Bọ gậy Ae. albopictus.............................................................................. 11
Hình 1.7. Quăng Ae. albopictus............................................................................... 11
Hình 1.8. Muỗi Ae. albopictus................................................................................. 12
Hình 1.9. Vịng đời muỗi Ae. aegypti...................................................................... 13
Hình 3.1. Thời gian sống trung bình của muỗi Ae. aegypti...................................... 46
Hình 3.2. Thời gian sống trung bình muỗi Ae. albopictus.......................................46
Hình 3.3. Số lượng muỗi Ae. aegypti đốt mồi theo giờ trong phịng thí nghiệm.....48
Hình 3.4. Số lượng muỗi Ae. albopictus đốt mồi theo giờ trong phịng thí nghiệm.50



1

MỞ ĐẦU
Sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh nhiễm vi rút Dengue cấp tính nguy
hiểm do muỗi Aedes truyền, ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, phổ biến ở khu
vực đô thị, bán đô thị và nhiều vùng nông thôn. Hiện nay bệnh SXHD đang là vấn
đề y tế cơng cộng rất lớn trên tồn cầu và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh
giá là một trong những bệnh do véc tơ truyền quan trọng nhất [1]. Tỷ lệ người mắc
sốt xuất huyết đã tăng lên đáng kể trên toàn thế giới trong những thập kỷ gần đây.
Số lượng các trường hợp sốt xuất huyết thực tế chưa được báo cáo đầy đủ và nhiều
trường hợp được chẩn đoán nhầm lẫn với một số bệnh khác. Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) ước tính có khoảng 390 triệu trường hợp bệnh SXHD mỗi năm, trong đó có
khoảng 96 triệu trường hợp có biểu hiện lâm sàng. Có khoảng 3,9 tỷ người ở 128
quốc gia có nguy cơ bị nhiễm vi rút Dengue. Trước năm 1970, chỉ có 9 nước đã trải
qua dịch bệnh SXHD nghiêm trọng, nhưng hiện nay đang lưu hành tại hơn 100
quốc gia ở Châu Phi, Châu Mỹ, Đông Địa Trung Hải, Đông Nam Á và Tây Thái
Bình Dương. Các khu vực Châu Mỹ, Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương là bị
ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Ước tính có khoảng 500.000 người mắc bệnh sốt
xuất huyết nặng cần nhập viện mỗi năm, và khoảng 2,5% những người bị bệnh tử
vong [2] [3].
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sự phát triển
của muỗi Aedes, cho nên SXHD hiện cũng đang là một trong các bệnh truyền nhiễm
có tỷ lệ mắc và tử vong cao nhất. Dịch bệnh được ghi nhận ở cả 4 khu vực địa lý là
miền Nam, miền Trung, miền Bắc và Tây Nguyên [4]. Theo ước tính, khoảng 70
triệu người Việt Nam nằm trong vùng có dịch SXHD lưu hành và có nguy cơ bị mắc
bệnh. Mặc dù Chương trình phịng chống SXHD quốc gia được thiết lập từ năm
1999 hoạt động rất hiệu quả, số mắc và tử vong có giảm được một thời gian nhưng
khơng ổn định và có xu hướng mở rộng phạm vi, số mắc trung bình hàng năm vẫn
luôn ở mức rất cao khoảng 70.000 - 100.000 trường hợp với hàng trăm trường hợp

tử vong [5], hơn nữa dịch lớn thỉnh thoảng bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến đời sống xã hội của nhân dân. Đặc biệt trong trong 9 tháng đầu năm 2018, cả
nước ghi nhận 67.414 trường hợp mắc tại 62/63 tỉnh, thành phố,


2
trong đó có 11 trường hợp tử vong (Cục Y tế dự phòng) [6]. Bệnh sốt xuất huyết chủ
yếu phát hiện tại các thành phố, khu vực dân cư đông đúc.
Trên thế giới có khoảng 950 lồi muỗi thuộc giống Aedes, trong đó muỗi
Aedes aegypti là lồi truyền bệnh nguy hiểm nhất. Chúng là véc tơ truyền bệnh sốt
xuất huyết Dengue, Chikungunya, sốt vàng da và một số bệnh khác. Các nghiên cứu
đã chỉ ra rằng có 2 lồi muỗi truyền bệnh SXHD là Ae. aegypti và Ae. albopictus,
trong đó Ae. aegypti được coi là là véc tơ chính, cịn Ae. albopictus được coi là véc
tơ phụ [7] [8] [9]. Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu về hai loài muỗi này trong
những năm trước đây và ghi nhận sự có mặt cả hai lồi muỗi, tuy nhiên việc phân
bố của chúng thay đổi theo thời gian, theo vùng miền và theo sinh cảnh khác nhau
[10]. Bên cạnh đó vai trị truyền bệnh thực sự của 2 lồi muỗi này tại các ổ dịch
đang hoạt động, đặc biệt là muỗi Ae. albopictus đã được nghiên cứu nhưng chưa
thực sự đầy đủ [11].
Việc phòng chống SXHD trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng
là vơ cùng khó khăn vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, vắc xin đang trong giai đoạn
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng. Do vậy, biện pháp phòng chống chủ yếu và có
hiệu quả là dựa vào kiểm sốt véc tơ truyền bệnh. Các quần thể muỗi Ae. aegypti và
Ae. albopictus có các đặc điểm sinh học, đôi khi thay đổi nên việc nghiên cứu sâu
về các đặc điểm của chúng sẽ là cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng chống. Mặt
khác, nghiên cứu vai trò truyền bệnh SXHD của muỗi tại thực địa là rất cần thiết,
góp phần quan trọng giúp cho các nhà quản lý cũng như các nhà chuyên môn trong
định hướng, lập kế hoạch cũng như đề ra các chiến lược phù hợp, hiệu quả cho cơng
tác phịng chống dịch bệnh SXHD [12] [13] [14].
Hà Nội là một trong những tỉnh thành trong những năm gần đây liên tục ghi

nhận dịch bệnh với số mắc cao và được xác định là vùng trọng điểm nhất về sốt
xuất huyết Dengue của khu vực miền Bắc. Ngoài ra đây cũng là những địa phương
có tốc độ đơ thị hóa rất nhanh chóng, làm mơi trường thay đổi mạnh theo hướng
thuận lợi cho muỗi phát triển. Ngoài việc nghiên cứu tại thực địa về phân bố, đặc
điểm sinh thái học, độ nhạy cảm với hóa chất diệt cơn trùng, nghiên cứu về đặc
điểm sinh học của loài muỗi này trong phịng thí nghiệm có vai trị quan trọng như
chu trình sống, thời gian sống, tập tính hoạt động đốt mồi, làm cơ sở xây dựng quy
trình ni giữ muỗi Aedes aegypti phục vụ cho các nghiên cứu về sinh thái học, di


3
truyền tế bào, đánh giá hiệu lực của hóa chất diệt côn trùng cũng như hiệu lực của
các chế phẩm sinh học diệt bọ gậy. Do vậy, vấn đề được đặt ra cho nghiên cứu, hay
chính là việc đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Đặc điểm sinh thái và vai trò truyền
bệnh của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại đây hiện nay như thế nào là rất
quan trọng trong việc đề ra các chiến lược giám sát và khống chế các ổ dịch SXHD
một cách hiệu quả. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tơi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và độ nhạy cảm của
muỗi truyền sốt xuất huyết với hóa chất diệt cơn trùng tại Hà Nội, năm 2020 –
2021”. Với các mục tiêu:
1. Xác định đặc điểm sinh học, sinh thái học của muỗi Aedes aegypti và Aedes
albopictus tại phịng thí nghiệm.
2. Xác định độ nhạy cảm với hóa chất diệt cơn trùng của muỗi Aedes aegypti và
Aedes albopictus tại các điểm nghiên cứu bằng phương pháp của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) và của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hoa Kỳ (USCDC).


4

NỘI DUNG

Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Muỗi Aedes trong hệ thống phân loại
Dodge (1962) theo quan điểm của Stone, A., Knight và Starke (1959) đã chia
họ muỗi là 3 phân họ: Culicinae, Anophelinae và Toxorhynchitae.
Họ phụ Anophelinae có 3 giống: Giống Chagasia phân bố ở vùng Tân nhiệt
đới, Giống Bironalla phân bố ở vùng châu Úc, Giống Anopheles có thành phần loài
lớn nhất, phân bố ở tất cả các vùng địa động vật trên thế giới và có nhiều lồi có ý
nghĩa dịch tễ quan trọng. Giống Anopheles bao gồm có 7 phân giống là: Anopheles,
Baimaia, Cellia, Kerteszia, Lophopodomyia, Nyssorhynchus, Stethomyia. Ở vùng
Đông Phương, giống Anopheles chỉ gồm các loài thuộc 2 phân giống: Anopheles và
Cellia.
Phân họ Toxorhynchitae chỉ có một giống duy nhất là Toxorhynchites.
Phân họ Culicinae có nhiều giống và có số lồi lớn nhất, trong đó có nhiều
giống có vai trị dịch tễ như: Aedes, Mansonia, Culex, Ochlerotatus… trong đó có
giống Aedes và giống Culex phân bố tồn cầu.
Theo Vũ Đức Hương (1997), Việt Nam có 27 lồi thuộc giống Aedes, trong
đó có 2 lồi Ae. aegypti (Linnaeus), 1762 và Ae. albopictus (Skuse) 1894 là hai véc
tơ truyền sốt xuất huyết [15]. Vị trí phân loại của muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus như sau:
Giới Động vật: Animalia.
Ngành Chân khớp: Arthropoda.
Lớp côn trùng: Insecta.
Bộ hai cánh: Diptera.
Họ muỗi: Culicidae.
Họ phụ: Culicinae.
Giống: Aedes Meigen, 1818.


5
Loài: Aedes aegypti (Linnaeus), 1762, Aedes albopitus (Linnaeus), 1762.

1.2. Một số đặc điểm hình thái học của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus
1.2.1. Hình thái ngồi của muỗi Ae. aegypti
- Trứng Ae. aegypti

Hình 1.1. Trứng Ae. aegypti
(Nguồn: Catherin, 2016)
Trứng của muỗi Aedes aegypti có kích thước nhỏ dưới 1mm, dạng hình oval,
lúc mới đẻ có màu trắng sau đó chuyển màu đen sẫm. Nhìn dưới kinh hiển vi, trứng
muỗi Aedes aegypti giống như quả “thủy lôi” thon dần. Ở cực hơi to của quả trứng
có lỗ trứng được bao bọc trong vòng globulin trong suốt. Khi trứng bám trên thành
ẩm hay trên giấy lọc thấm nước trứng có dạng con thuyền nhỏ, mặt trên phẳng cịn
mặt dưới cong. Bên ngồi trứng được phủ một lớp màng chorion màu trắng sữa. Có
thể thấy màng này khi trứng được ngâm trong nước, cịn khi khơ màng này bám vào
vỏ trứng làm cho mặt vỏ trứng gồ ghề. Khác với muỗi Anopheles, muỗi Culex,
v.v…, trứng muỗi Aedes aegypti khơng có phao, khơng liên kết thành bè trôi nổi
trên mặt nước mà thường từng các rời ra bám trên thành các dụng cụ chứa nước.
Đây là một trong những đặc điểm đặc trưng của giống.
-

Bọ gậy
Đặc điểm bọ gậy Ae. aegypti có đốt bụng VIII khơng có tấm kitin. Các răng

lược đốt bụng VIII xếp thành một hàng, có gai giữa và gai bên. Siphon có chiều dài
khơng q 4 lần chiều rộng, khơng có hàng gai ở đỉnh. Các phần siphon khơng phân
bố đến gần đỉnh, chùm lơng siphon nằm ngồi khoảng lược siphon. Lơng siphon
khơng có dạng gai tù. Mặt lưng của ngực khơng có lơng dạng gai. Tấm n khơng


6
có gai ở phía ngồi. Các lơng đầu trên, dưới, lơng trước anten và lơng anten đơn.

Trên anten có ít gai nhỏ hoặc trơn [15].

Hình 1.2. Bọ gậy Ae. aegypti
(Nguồn: Catherin, 2016)
Bọ gậy Ae. aegypti có dạng hình trụ, thon dần và màu vàng sữa. Cơ thể chia
làm ba phần: Đầu, ngực, bụng.
Phần đầu có dạng hình cầu. Trên đầu mang hệ thống lông và hệ thống phần
phụ làm nhiệm vụ cảm giác và thu nhận thức ăn. Phía trước đầu có đơi chùm lơng
bàn chải. Lơng bàn chải có dạng hình tơ hay hình lược. Hai bên đâu, về phía trước
mang đơi râu (anten) trơn hay có những gai nhỏ li ti. Ở giữa râu có lơng râu đơn hay
phân nhánh. Đỉnh râu có một vài lơng cứng. Hai bên râu lùi về phía sau có đơi mắt
kép lớn. Sau mắt kép là mắt đơn. Phía trước, phần dưới đầu là phần phụ miệng có
cấu tạo phức tạp, trong đó đáng chú ý là tấm ngọn mơi dưới có dạng hình tam giác
với số lượng đặc trưng cho lồi.
Phần ngực phát triển nhất, gồm ba đốt, ở mỗi đốt mang hệ thống lông vươn dài.
Những lông ở mặt trên và mặt dưới ngắn hơn những lông ở hai bên sườn. Ở đốt ngực
giữa và đốt ngực sau gốc kitin có mấu; cịn ở trước gốc kitin khơng có mấu.
Phần bụng có 9 đốt, 7 đốt đầu có hình dáng và mang hệ thống lông tương đối
giống nhau. Đốt VIII có cấu tạo và hình dáng khác biệt. Gần cuối đốt VIII có lược
đốt VIII. Liền với mặt lưng đốt VIII là ống thở (siphon). Hai bên ống thở có lược
ống thở (lược siphon). Đặc điểm đặc trưng của bọ gây Aedes là có một đơi chùm
lơng nằm ở giữa ống thở. Đốt bụng cuối hay đốt anal nằm dưới ống thở và hơi
chếch so với bụng có cấu tạo khác hẳn. Phần trên đốt này có tấm yên phát triển,
phía sau có các lá mang mỏng mảnh và nhiều lông vươn dài.


7
-

Quăng

Quăng của muỗi Ae. aegypti có hình dạng như một dấu hỏi lớn. Bên ngoài

quăng được bao bọc bởi một lớp vỏ sẫm, song có thể dễ nhận thấy mầm của những
phần phụ của muỗi trưởng thành sau này. Cơ thể quăng chia thành hai phần: Đầu
ngực và bụng.

Hình 1.3. Quăng Ae. aegypti
(Nguồn: Catherin, 2016)
Phần đầu ngực quăng có dạng hình cầu, phía trước đầu tương đối phẳng và
mang mầm của phần phụ miệng. Ở hai bên đầu có một đơi mắt kép lớn và phía sau
mắt kép là 5 mắt đơn, phía trước mắt kép là gốc râu. Đốt gốc râu của quăng đực lớn
hơn quăng cái, râu áp sát vào mặt bên của phần đầu ngực. Sau râu là mầm cánh,
trước râu là mầm của các chân. Trên lưng của ngực mang đơi ống thở hình trụ.
Phần bụng có 9 đốt. Từ đốt II đến đốt VII có cấu tạo tương đối giống nhau.
Đốt I tương đối nhỏ. Đốt VIII mang vây và đi và di tích đốt IX.
Theo kết quả nghiên cứu của Christophers (1960), đối với Ae. aegypti khơng
có sự khác nhau giữa quăng đực và quăng cái [16].
-

Muỗi trưởng thành
Hình thái muỗi Ae. aegypti trưởng thành rất dễ nhận biết, với kích thước trung

bình, chân và bụng có các khoang đen trắng rõ rệt. Thân có nhiều vảy trắng bạc tập
trung thành từng cụm hay từng đường trên mình muỗi. Vịi khơng có băng trắng,
đỉnh pan trắng. Trên mặt lưng ngực có hai đường vảy màu trắng bạc phình ra, như
hai nửa vịng cung ơm hai bên lưng nên gọi là hình đàn [15]. Trên mặt lưng bụng ở
gốc các đốt II đến VIII đều có những đường vảy ngang từng đốt, gốc các đốt bàn


8

chân sau có những khoang trắng, riêng đốt bàn chân thứ V trắng hồn tồn, cho nên
muỗi cịn có tên gọi là “muỗi vằn”.
Muỗi Ae. aegypti có kích thước trung bình. Độ dài của sải cánh khoảng 4,5 5mm. Muỗi thường có màu đen điểm vảy bạc, cho nên cịn được gọi là muỗi vằn.
Cơ thể muỗi chia làm ba phần: Đầu, ngực và bụng.
- Phần đầu có dạng hình cầu; phía trước đầu là trán, dưới trán là tấm gốc môi,
trên trán là đỉnh, dưới đỉnh là gáy. Trên đầu phủ nhiều vảy với hình dáng khác nhau,
hình dẹt rộng hay hẹp, hình cong lưỡi liềm hay hình đinh vít v.v…
Hai bên đầu có đơi mắt kép lớn. Giữa hai mắt kép là vòi. Hai bên vòi là pan,
hai bên pan là râu.
Râu gồm 14 - 15 đốt. Đốt I dẹt khó thấy. Đốt II được gọi là đốt gốc râu hình
quả táo, khơng có lơng, đơi khi được phủ vảy. Từ đốt III trở đi là những đốt roi có
dạng hình trụ, xung quanh mang lơng phụ râu. Lông phụ râu ở con đực rậm hơn con
cái rất nhiều.
Vịi có kích thước gần bằng nửa thân, hình dáng thon dài. Trên vịi thường phủ
vảy màu đen, đơi khi lẫn những vảy bạc. Vịi của muỗi có cấu tạo dạng chích hút
của cơn trùng.
Pan gồm 5 đốt. Ở muỗi đực pan dài hơn vòi, còn muỗi cái pan ngắn hơn vịi.
Trên pan thường phủ vảy đen, đơi khi xen lẫn những cụm vảy trắng. Ở một số loài
những cụm vảy trắng tập trung ở đỉnh làm cho pan có màu trắng.
- Phần ngực gồm ba đốt: Ngực trước (Pronotum), ngực giữa (Mesonotum) và
đốt ngực sau (Metanotum). Mỗi đốt ngực được giới hạn bởi tấm lưng, hai tấm bên
và tấm bụng. Trên tấm lưng ngực trước tiêu giảm, chỉ còn hai ụ nhỏ ở hai bên tấm
lưng của đốt ngực giữa. Tấm lưng của đốt ngực giữa lớn nhất và chia làm hai phần,
scutum ở phía trước và scutellum ở phía sau. Giống như các muỗi khác scutellum
có ba thùy. Tấm lưng của đốt ngực sau nhỏ và trơn.
Tấm bên của mỗi đốt chia làm hai thùy, thùy trước và thùy sau. Thùy
mesoepisternum lớn nhất mang lỗ thở ngực trước ở phía trên. Phần trên của thùy
mesoepimerum mang gốc cánh. Lỗ thở ngực sau nằm ở metapleurum. Trên tấm
lưng và tấm bên của ngực có phủ nhiều vảy và lơng cứng. Các vảy thường có màu



9
đen, màu nâu hay màu bạc. Đặc điểm nổi bật để xác định loài muỗi Aedes aegypti là
các vảy bạc ở mặt lưng ngực (mesonotum) tập trung thành hình giống như hình vỏ
đàn và trên tấm bên ngực giữa khơng có lơng lỗ thở mà chỉ có lơng sau lỗ thở.
Phần ngực mang một đôi cánh và ba đôi chân. Đôi cánh bám vào đốt ngực
giữa. Ở gần gốc cánh, về phía sau có hai thùy nhỏ là alula và squama. Cấu tạo của
cánh gồm màng cánh và hệ thống gân cánh. Khác với gân cánh, màng cánh không
phủ vảy mà chỉ có những lơng nhỏ li ti. Vảy trên các gân cánh đều màu đen, không
tập trung thành đốm như giống muỗi Anopheles. Hệ thống gân của cánh gồm các
gân dọc và gân ngang. Ở muỗi Ae. aegypti gân dọc 6 vượt quá chỗ chia nhánh của
gân dọc 5. Bàn chân có 5 đốt, đốt cuối bàn có mang một đơi vuốt trơn hay có răng.
Trên các phần của chân có phủ vảy màu đen hay màu trắng bạc. Các vảy trắng bạc
có thể tập trung thành những điểm hay khoang trắng.
- Phần bụng gồm 10 đốt, có dạng hình ống thon dài. Đốt IX và đốt X tiêu
giảm, tham gia vào cấu tạo của cơ quan giao phối. Từ đốt I đến đốt VIII có cấu tạo
giống nhau. Ở mỗi đốt có tấm lưng và tấm bụng. Giữa tấm lưng và tấm bụng được
liên kết với nhau bởi một màng mỏng đàn hồi. Trên tấm lưng và tấm bụng thường
được phủ vảy màu đen hay trắng. Ở đầu và cuối các đốt bụng, các cụm vảy màu
trắng thường được tập trung thành các băng ngang hình chữ nhật hay hình elip. Đốt
VIII mang cơ quan giao phối. Cơ quan giao phối ở con đực và con cái có cấu tạo
khác nhau.
Cơ quan giao phối ở con đực có cấu tạo phức tạp. Hai bên cơ quan này có đôi
càng lớn, cấu tạo bởi hai đốt. Đốt I hay đốt gốc là phần lớn nhất, hình dáng thay đổi
và được phủ bằng lông hoặc vảy. Ở gần gốc và đỉnh của đốt I có thùy gốc và thùy
đỉnh mang nhiều lông cứng. Đốt II gắn vào đốt I như con dao díp và thường có dạng
hình chữ nhật.
Cơ quan giao phối của con cái có cấu tạo đơn giản, gồm một đôi cerci nằm ở
ngay sau đốt bụng VIII.
Cũng giống như nhiều giống và loài muỗi khác, muỗi Ae. aegypti có sự khác

nhau giữa con đực và con cái về đặc điểm dinh dưỡng. Để sống và phát triển con cái


10
phải hút máu (người, động vật); cịn con đực khơng hút máu mà chỉ hút nước, nhựa
cây hay dịch hoa quả để tồn tại và phát triển.

Hình 1.4. Muỗi Aedes aegypti
(Nguồn: Catherin, 2016)
1.2.2. Hình thái ngồi muỗi Ae. albopictus
- Trứng Ae. albopictus

Hình 1.5. Trứng Ae. albopictus
(Nguồn: Leslie Rios, 2004)
Trứng của muỗi Ae. albopictus có cấu tạo tương tự như trứng của Ae. aegypti
nhưng có 1 đầu phình to hơn, chứ không thuôn đều như trứng Ae. aegypti.
-

Bọ gậy Ae. albopictus
Anten nhẵn khơng có các gai nhỏ; các lơng: anten, lơng đầu trên và dưới đơn.

Gai đốt bụng 8 sắp xếp thành một hàng, có gai tù ở giữa, có các tơ ở hai bên. Chỉ số
siphon lớn hơn 1, chỉ có một đơi chùm lơng siphon.


11

Hình 1.6. Bọ gậy Ae. albopictus
(Nguồn: Leslie Rios, 2004)
-


Quăng Ae. albopictus

Hình 1.7. Quăng Ae. albopictus
(Nguồn: Leslie Rios, 2004)
-

Muỗi trưởng thành
Muỗi có kích thước trung bình, màu đen nâu, có nhiều đốm trắng bạc ở ngực.

Trên mesonotum có 1 đường vảy nhỏ màu trắng bạc. Trên 6 đốt đầu có băng ngang
vảy màu trắng bạc. Muỗi Ae. albopictus là loài muỗi nhỏ con, thân muỗi có các
khoang vằn, các đốt bàn chân sau có băng trắng, vịi hồn tồn đen, pan có băng
trắng ở đỉnh, đốt thứ 5 của bàn chân sau hoàn toàn trắng.
Muỗi Ae. albopictus rất giống Ae. aegypti tuy nhiên ở trên mesonotum chỉ có
1 đường vảy trắng bạc ở giữa.


12

Hình 1.8. Muỗi Ae. albopictus
(Nguồn: leslie rios,2004)
1.3. Đặc điểm sinh học của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus
1.3.1. Đặc điểm sinh học của muỗi Ae. aegypti
- Vòng đời của Aedes aegypti có 4 giai đoạn: Trứng - Bọ gậy - Quăng - Muỗi
trưởng thành. Trong đó 3 giai đoạn đầu thì sống trong nước, chỉ có giai đoạn muỗi
trưởng thành sống trên cạn. Khi muỗi đẻ trứng trong điều kiện thời tiết khơng thuận
lợi, trứng có thể tồn tại được 6 tháng hoặc lâu hơn nữa. Muỗi cái cần đốt máu để
phát triển trứng, trứng thường được đẻ trước khi đốt máu lần sau, tuy nhiên nếu quá
trình đốt máu bị gián đoạn thì muỗi tiếp tục đốt và hình thành các chu kỳ sinh thực

trong đời sống của muỗi. Muỗi cái đẻ trứng trong suốt đời sống của nó khoảng 6 - 7
lần, mỗi lần khoảng 150 trứng, tuy nhiên trong điều kiện phịng thí nghiệm muỗi có
thể đẻ đến 13 lần [17] [18] [19]. Muỗi Aedes aegypti nghiên cứu trong phịng thí
nghiệm trung bình sống từ 20 - 30 ngày [20].


13

Hình 1.9. Vịng đời muỗi Ae. aegypti
- Thời gian phát triển của các pha trước trưởng thành (từ trứng đến quăng)
trung bình 7 ngày, bọ gậy và quăng sống trong môi trường nước, thời gian từ quăng
đến muỗi trưởng thành khoảng 2 đến 3 ngày, muỗi sống trên cạn, sau khi nở muỗi
trú đậu trên thành vật chứa khoảng vài giờ, sau đó muỗi bay phát tán cách xa
khoảng 200 mét, muỗi cái trưởng thành giao phối và thực hiện đốt hút máu lần đầu
vào khoảng 48 giờ sau khi nở, thường muỗi đốt hút máu ban ngày hoạt động mạnh
nhất vào lúc sáng sớm và lúc hồng hơn, thời gian tiêu sinh của muỗi khoảng 5
ngày, trường hợp đốt hút máu người có chứa vi rút Dengue thời gian ủ bệnh trong
muỗi cái thường 8 - 10 ngày, lúc này trong tuyến nước bọt của muỗi có vi rút nhân
lên và truyền vi rút sang người khác khi chúng đốt hút máu. Muỗi cái sống từ 20
đến 40 ngày, muỗi đực sống ngắn hơn từ 9 đến 12 ngày [21]. Muỗi cái mỗi lần đẻ từ
60-100 trứng, trứng muỗi mới đẻ có màu trắng sau đó chuyển dần có màu đen, riêng
rẽ từng quả một đính vào thành vật chứa hay chìm xuống nước, điều kiện thuận lợi
trứng muỗi có thể tồn tại đến 6 tháng. Trong q trình sống muỗi đực hút mật hoa
để sống, còn muỗi cái ngồi hút mật hoa như muỗi đực cịn đốt hút máu động vật có
vú để phát triển trứng (có thể vài lần đốt hút máu trong một đợt phát triển trứng),


14
chúng phát hiện vật chủ dựa vào các hợp chất hóa học: NH3, CO2, axít lactic và
Octenol tiết ra từ vật chủ [22], [23], [24].

1.3.2. Đặc điểm sinh học của Ae. albopictus
Ae. albopictus đẻ trứng rời từng chiếc ở nơi ẩm ướt, ngay trên hoặc gần sát với
mặt nước, nơi có nước lên xuống. Trứng chịu được độ khơ trong nhiều tháng và chỉ
nở khi bị ngập nước. Trứng có thể tồn tại qua mùa đông lạnh.
Ae. albopictus là trung gian truyền bệnh SXHD. Đặc điểm của loài muỗi này
là thích sống ở các bụi cây, đám cỏ, chủ yếu ở vùng nông thôn, chúng đẻ trứng rời
từng chiếc trên những diện tích ẩm ướt, ngay trên thành hoặc gần sát với mặt nước,
trong những dụng cụ chứa nước tạm thời nhưng nó vẫn ưa đẻ trứng tự nhiên ở trong
rừng, trong vườn tại các hốc cây, kẽ lá, vũng nước dưới đất, vỏ dừa [25].
Cũng giống như muỗi Ae. aegypti, lồi muỗi này cũng có thể truyền bệnh
SXHD cho người. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những nơi nào có muỗi
Aedes albopictus thì tỉ lệ mắc SXHD thấp hơn nơi muỗi Ae. aegypti sinh sống. Hơn
nữa, muỗi Ae. albopictus có đặc điểm sống ngồi trời, khơng thường xuyên tiếp cận
với con người chứ không giống như muỗi Ae. aegypti sống trong nhà, tiếp cận với
người thường xuyên hơn, cho nên vai trị truyền bệnh của nó ít hơn muỗi Ae.
aegypti [26], [25].
Muỗi Ae. albopictus có khả năng phát tán xa hơn so với Ae. aegypti. Phát tán trung
bình của muỗi cái trưởng thành Ae. aegypti và Ae. albopictus tương ứng là 35,3 mét
và 50,6 mét từ điểm phóng thả trong vịng 7 ngày. Khả năng phát tán tối đa của
muỗi cái trưởng thành Ae. aegypti và Ae. albopictus tương ứng là 100 mét và 180
mét [27].
1.4. Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus
1.4.1. Đặc điểm sinh thái của muỗi Ae. aegypti
Nơi trú đậu của muỗi Ae. aegypti và sinh sản
Muỗi Ae. aegypti là lồi trú ẩn, tiêu máu trong nhà điển hình. Kết quả nghiên
cứu cho thấy muỗi Ae. aegypti ở trong nhà là chủ yếu (chiếm tỉ lệ 95,65%), với tỉ lệ
muỗi đực là 17,36% và còn lại là muỗi cái. Những nơi thường gặp muỗi Ae. aegypti
trú đậu và nghỉ chủ yếu ở những nơi tối, khuất gió như ở quần áo treo trong nhà,



×