MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
4
CHƯƠNG 1
ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH TẠI GENERAL MOTORS
I. TỔNG QUAN VỀ GENERAL MOTORS
1. Thăng trầm General Motors:
Năm 1908: GM được thành lập bởi William Durant, một nhà sản xuất xe ngựa
kéo ở Flint, tiểu bang Michigan của nước Mỹ. Ban đầu công ty chỉ có duy nhất
thương hiệu Buick, nhưng vào năm tiếp theo đã mua thêm Oldsmobile, Công ty ô tô
Oakland (sau này là Pontiac), Cadillac, và Rapid Motor Vehicle Co. (sau này là
GMC).
Năm 1919: GM Acceptance Corp. (GMAC) được thành lập để cung cấp dịch
vụ tài chính cho khách mua ô tô GM.
Năm 1948: GM ra mắt động cơ V8 đầu tiên trên thế giới, lắp cho các xe
Cadillac và Oldsmobile.
Năm 1953: Chevrolet ra mắt Corvette, mẫu xe thể thao sản xuất thực tế đầu
tiên, với giá bán 3.498 USD.
Năm 1966: GM ra mắt Pontiac Firebird và Chevrolet Camaro, hai mẫu xe “cơ
bắp” sau này trở thành biểu tượng của giới trẻ Mỹ những năm cuối thập niên 60.
Năm 1990: GM mua 50% cổ phần nhà sản xuất ô tô Thụy Điển Saab, đồng
thời ra mắt các mẫu xe Saturn đầu tiên. Đây cũng là thương hiệu mới đầu tiên của
GM trong suốt nhiều thập kỷ
Năm 2000: GM tuyên bố bỏ thương hiệu Oldsmobile.
2. Tình hình kinh doanh General Motors
General Motors là hãng xe lớn nhất thế giới và dẫn đầu về doanh số thế giới từ
năm 1931. Năm 2001, GM đã có doanh số 8.5 triệu xe và chiếm 15.1% thị phần
toàn cầu. Được thành lập năm 1908, GM có các hoạt động sản xuất tại hơn 30 quốc
gia, và các loại xe của nó được bán tại xấp xỉ 200 quốc gia. Năm 2000, công ty tạo
ra thu nhập 4.4 tỷ $ trên doanh thu 184.6 tỷ $ (xem Bảng 1 về Báo cáo thu nhập hợp
nhất của GM). Bắc Mỹ vẫn tiếp tục đại diện cho phần lớn doanh số đến người tiêu
dùng cuối cùng và tập trung lớn nhất về tài sản ròng ( máy móc, nhà máy, xí
nghiệp..) và thiết bị (xem Bảng 2 và bảng 3 ), nhưng tầm quan trọng của các hoạt
động quốc tế của GM đang tăng lên trong phần trăm tổng thể kinh doanh.
5
General Motors Corporation (GM), sản xuất ô tô, dịch vụ viễn thông và các
hoạt động khác, hoạt động hợp nhất và liên quan đến thiết kế, sản xuất, và
marketing về xe hơi, xe tải, và các hoạt động bổ trợ liên quan cũng như các hoạt
động của Tập đoàn Hughes Electronics; và Financing and Insurance Operations
(GMAC), cung cấp các dịch vụ tài chính, bao gồm tài trợ xe hơi người tiêu dùng,
dịch vụ thế chấp thương mại và nhà ở, và bảo hiểm chủ phương tiện và xe hơi.
GM hoạt động trong ngành xe hơi thông qua các hoạt động kinh doanh xe hơi,
General Motors Automotive (GMA), gồm có 4 khu vực: GM Bắc Mỹ ( GMNA),
GM Châu Âu (GME), GM Mỹ Latinh/Châu Phi/Trung Đông (GMLAAM), và GM
Châu Á Thái Bình Dương ( GMAP). GMNA thiết kế, sản xuất và buôn bán xe hơi,
chủ yếu ở Bắc Mỹ dưới các nhãn hiệu Chevrolet, Pontiac, Oldsmobile, Buick,
Cadillac và Saturn. GME, GMLAAM và GMAP đáp ứng cầu của khách hàng bên
ngoài Bắc Mỹ với các xe hơi được thiết kế, sản xuất và bán dưới các nhãn hiệu
Opel, Vauxhall, Holden, Isuzu, Saab, Buick, Chevrolet, GMC và Cadillac.
3. Phân tích báo cáo tài chính
3.1 Vị thế tài chính GM năm 2000
Năm 2000, doanh thu toàn cầu đạt 185 tỷ $. Bao gồm các món hàng đặc thù,
thu nhập cao thứ nhì trong lịch sử công ty đạt 8.58$ mỗi cổ phần thường.Thu nhập
này đã giảm xuống 8.62$ năm 1999, nhưng vẫn còn có thể đưa ra các áp lực giá
trong các thị trường lớn nhất của chúng ta toàn thế giới.
GM có cả các điểm tốt và xấu trong năm 2000. Về mặt tích cực, doanh thu đạt
cao thứ 2, do doanh số tăng. Ngược lại, tỷ lệ thu nhập ròng, EPS, và lợi nhuận biên,
tất cả đều giảm.
Báo cáo thu nhập của GM năm 2000
6
3.2 Tài chính Quý 1 – Năm 2001
Báo cáo thu nhập hợp nhất
GENERAL MOTORS CORPORATION AND SUBSIDIARIES Q1.2001 Q1. 2000
Total net sales and revenues $42,615 $46,858
Cost of sales and other expenses 34,510 37,141
Selling, general, and administrative expenses 5,390 4,857
Interest expense 2,211 2,228
Total costs and expenses 42,111 44,226
income before income taxes and minority interests 504 2,632
Income tax expense 208 783
Equity income/(loss) and minority interests (59) (66)
Net income 237 1,783
Dividends on preference stocks (28) (29)
Earnings attributable to common stocks $209 $1,754
Basic earnings (losses) per share attributable to
common stocks
Earnings per share attributable to $1-2/3 par value $0.54 $2.88
Earnings per share attributable to Class $(0.10) $(0.08)
7
Doanh thu quý 1 năm 2001 đã giảm xuống khi chi phí giảm với một tỷ lệ thấp
hơn. Các kết quả có sự khác biệt lớn trong thu nhập mỗi cổ phần EPS với các kết
quả của cùng kỳ năm ngoái. Các kết quả Quý 1 năm 2001, các kết quả nên giảm so
với các kết quả của các năm trước do sự giảm xuống đáng kể trong doanh thu so với
các năm trước. Sự giảm xuống này sẽ được thảo luận thêm trong phần phân tích của
chúng tôi trong bài này.
Hình 1.2 EPS – thu nhập mỗi cổ phần của GM
Từ tháng 12 năm 2000, doanh số bán lẻ tại Mỹ giảm trong 3 tháng liên tiếp.
Khuynh hướng này tiếp tục trong tháng 1 với tổn thất doanh thu so với các kết quả
của quý 1 năm ngoái – 4.1 %, tháng 2 với 8.1 và tháng 3 với-6.8 (Hình 1). Việc
giảm doanh số này so với năm trước đóng góp vào sự sụt giảm của ngành.Có thể có
nhiều nguyên nhân để lý giải cho điều này. Tuy nhiên, ở phạm vi nghiên cứu của bài
này là độ nhạy cảm cạnh tranh của GM đối với đồng Yên Nhật. Chúng ta đặt ra câu
hỏi là: Giá đồng yên nhật có xu hướng giảm liên tục trong những năm trở lại đây
làm tăng lợi nhuận của các công ty xe hơi Nhật Bản. Điều này liệu có gây ảnh
hưởng đến lợi nhuận cũng như thị phần của GM hay không ?
8
Hình 1.3 – Tỷ giá USD/JPY giai đoạn 1/1980 – 08/2001
Nguồn – Bank of JaPan (BOJ)
Phần sau đây chúng tôi sẽ đi xem xét sơ bộ chính sách phòng ngừa chính thức
của GM sau đó định lượng mức “ độ nhạy cảm” của GM với rủi ro đồng Yên. Cuối
cùng chúng tôi sẽ đề nghị một chính sách quản trị rủi ro dài hạn khả thi có thể giúp
bảo vệ GM khỏi độ nhạy cảm cạnh tranh đồng Yên của nó.
II. CHÍNH SÁCH PHÒNG NGỪA CHÍNH THỨC CỦA GM
1. Treasurer’s office
1.1. Trách nhiệm của Treasurer’s office
• Tối ưu hóa cấu trúc vốn của GM
• Đảm bảo nhu cầu ngân quỹ cho GM
• Trực tiếp quản lý các rủi ro hoạt động
• Hỗ trợ chiến lược kinh doanh của GM thông qua việc nắm giữ và bán đi các tài sản
không còn cần thiết cho hoạt động của công ty khi mà công ty có phát sinh nhu cầu
kinh phí để hoạt động.
• Cung cấp tài chính và chiến lược hỗ trợ cho các hoạt động khác của công ty.
1.2. Hoạt động của Treasurer’s office
• Quản lý khả năng thanh toán danh mục đầu tư toàn cầu.
• Quản lý ngân quỹ hoạt động toàn cầu, bao gồm cả những mối quan hệ ngân hàng và
duy trì khả năng thanh toán cho công ty.
• Xây dựng chiến lược kinh phí hiệu quả cho các công ty con của GM.
9
• Quản lý độ nhạy cảm của hàng hóa và tỷ giá hối đoái thương mại.
1.3. Cơ cấu tổ chức của Treasurer’s Office
2. Chiến lược phòng ngừa rủi ro của công ty
2.1. Mục Tiêu
Mục tiêu chính của chính sách quản trị rủi ro tỷ giá của GM là giảm thiểu các
biến động của dòng tiền và thu nhập, đồng thời tối thiểu hóa thời gian quản trị và
các chi phí dành cho quản trị FX, cân bằng quản trị FX phù hợp với hoạt động kinh
doanh ô tô của nó.
Bảng 1.1: Mục tiêu của chiến lược phòng ngừa của các công ty phi tài chính ở MỸ
(%)
By size of sales Accounting
earnings
Cash flows Balance sheet
accounts
Firm value
More than $ 6.5
billion
23 65 0 12
$6.5billion -$3.3
billion
37 58 0 5
$3.3 billion -$1.7
billion
50 38 0 12
$1.7billion -$0.7
billion
66 34 0 0
10
Less than $0.7
billion
38 43 5 14
Total 44 47 1 8
Source: Bodnar and Gebhardt, 1998
Qua bảng trên ta dễ dàng nhận thấy rằng chiến lược phòng ngừa rủi ro củacác
công ty thuộc lĩnh vực phi tài chính ở Mỹ đều lờ đi việc phòng ngừa rủi ro chuyển
đổi mà dường như tập trung rất lớn cho phòng ngừa rủi ro trên các dòng tiền của
công ty.
2.2. Cách Thức Phòng Ngừa Của Công Ty
Từ các mục tiêu phòng ngừa của công ty mà ban quản trị của GM đã đưa ra
cách thức phòng ngừa phù hợp để đạt được mục tiêu đó. GM chỉ phòng ngừa cho
độ nhạy cảm giao dịch và lờ đi độ nhạy cảm chuyển đổi được thể hiện qua trạng
thái của bảng cân đối kế toán. Công ty theo đuổi một chiến lược phòng ngừa thụ
động để hạn chế thời gian quản lý sử dụng cho quản lý FX, kết quả của nghiên cứu
nội bộ xác định là đầu tư các nguồn lực cho quản lý FX thiết thực không dẫn đến
hiệu quả đáng kể của mốc chuẩn thụ động. Chính sách phòng ngừa của công ty
cũng đòi hỏi độ nhạy cảm được quản lý theo cơ sở khu vực (không phải toàn thế
giới), vì vậy việc quản trị tài chính phải phù hợp với hoạt động kinh doanh nền tảng
của công ty.
III. ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH
1. Nguồn gốc độ nhạy cảm cạnh tranh của GM
Các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực xe hơi của các công ty Mỹ đều đến từ
Nhật Bản như Honda Motor, Toyota Motor và Nissan Motor. Feldstein xác định
rằng GM có độ nhạy cảm lớn đối với đồng Yên không xuất phát từ các giao dịch
ngoại hối. Tuy nhiên, một sự biến động tăng giá hay giảm giá của đồng Yên đều tác
động đến doanh thu và thị phần của GM. Các hãng xe Nhật lớn có phần lớn trong
cấu trúc chi phí của họ định danh bằng đồng Yên. Do đó, bất kỳ sự sụt giảm nào của
đồng Yên sẽ làm cho cấu trúc chi phí của họ thấp hơn khi so sánh với mức chi phí
tương đương với các công ty ở Mỹ hay Châu Âu. Vì thế, trong khi các công ty là
đối thủ cạnh tranh của GM ở Nhật có được lợi thế giảm chi phí đáng kể từ sự giảm
giá của đồng Yên thì hiệu quả của việc kinh doanh của GM lại phải đối mặt với rủi
11
ro tiền tệ này. Bởi vì khi chi phí đầu vào thấp hơn và để đạt được mức lợi nhuận
thông thường thì sẽ dẫn đến một mức giá đòi hỏi thấp hơn. Vì mức độ cạnh tranh
giữa các công ty nên việc này dẫn đến tổng lợi nhuận tăng thêm đối với các hãng xe
Nhật đạt được ở thị trường Mỹ và sẽ ảnh hưởng đến thị phần của GM. Cụ thể, khi
đồng yên bắt đầu tăng giá vào cuối năm 1998, Nhật đã bắt đầu can thiệp vào thị
trường tiền tệ mạnh mẽ vào năm 1999. Trong suốt năm đó Nhật đã mua hơn 75 tỷ$
để làm suy yếu đồng Yên. Bắt đầu vào năm 2000, sự can thiệp mạnh mẽ trên thị
trường tiền tệ kết hợp với những ý kiến thường xuyên của các quan chức Nhật Bản,
đó là sự can thiệp bổ sung, đã thành công trong việc ngăn chặn sự tăng giá của đồng
Yên. Tuy vậy, Nhật bản đã không dừng lại ở đó mà tiếp tục can thiệp và ép buộc
đồng Yên thấp hơn. Cuối năm 2001, Nhật Bản đã thành công trong việc đẩy đồng
yên xuống khoảng 135 yên cho 1 đôla.Mức mà đồng Yên đã giảm xuống yếu nhất
trong giai đoạn hiện tại.Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến thành quả hoạt động
của GM.
Báo cáo thu nhập của Honda và Toyota năm 2001 cho thấy rằng lợi nhuận của
Toyota tăng khoảng 20 tỷ yên cho mỗi đồng yên giảm giá so với Đôla. Đối với
Honda, hãng mà mức độ sản xuất cao hơn tương đối so với doanh số bán hàng tại
Mỹ, sự gia tăng là khoảng 12 tỷ yên. Sử dụng bộ dữ liệu dài hạn hơn, Morgan
Stanley ước lượng rằng sự thay đổi trong lợi nhuận là khoảng 125$ mỗi đơn vị cho
mỗi phần trăm điểm thay đổi trong giá trị của đồng Yên so với Đôla. Nếu như chỉ là
lợi nhuận được gia tăng thì các nhà sản xuất ô tô Mỹ sẽ ít quan tâm hơn. Nhưng với
doanh số ở Nhật suy giảm, các công ty ô tô Nhật Bản đã tận dụng sự suy yếu của
đồng Yên để gia tăng thị phần ở Mỹ. Trong 2 năm qua thị phần của thị trường ô tô
Mỹ đã thu hút nhập khẩu từ Nhật tăng đột ngột khoảng 1.2%. Dĩ nhiên, người Nhật
cũng đã giành được thị phần thông qua gia tăng sản lượng địa phương cái mà cũng
được hưởng lợi từ sự yếu hơn của đồng Yên. Morgan Stanley ước lượng có 0.75%
mối tương quan giữa thị phần nhập khẩu của Nhật và xu hướng trong dài hạn của
đồng Yên so với Đôla.
Để hiểu rõ hơn về những tác động của đồng Yên với GM trong giai đoạn này
ta có thể xem xét TGHĐ $/Y trong thời gian gần đây. Exhibit 4 cho ta thấy rằng
TGHĐ $/Y trong 2 thập kỷ gần đây có rất nhiều sự biến động và xu hướng rõ rệt ở
12
đây là đồng Yên có xu hướng giảm giá so với những năm đầu thập kỷ 80. Tuy
nhiên, nếu xét trong những năm gần đây thì cho đến năm 2000 đồng Yên đang có sự
tăng giá nhẹ từ 117 đến 107 đã làm giảm lợi nhuận hoạt động toàn cầu gộp của các
hãng xe Nhật 4 tỷ$.Từ con số thống kê đó Feldstein đã tính toán được rằng đối với
sự giảm giá mỗi một đồng Yên đối với Đôla, lợi nhuận hoạt động chung của các đối
thủ cạnh tranh là các công ty Nhật sẽ tăng lên hơn 400 triệu $. Các ước lượng phác
thảo từ các báo cáo nghiên cứu cho thấy rằng các công ty Nhật đã không có lợi
nhuận khi đồng Yên mạnh hơn 110 đối với đôla và có lợi nhuận tại tỷ giá $/Y là120
hay lớn hơn. Bên cạnh đó, GM không chỉ chịu sự tác động của tỷ giá $/Y trong lĩnh
vực kinh doanh mà còn trong cả lĩnh vực mà công ty đang đầu tư. Exhibit 5 chính là
tỷ lệ đầu tư mà GM đầu tư vào các công ty ở Nhật.Vì vậy những tác động của
TGHĐ ở đây còn ảnh hưởng tới cả dòng tiền mà công ty thu về trong tương lai từ
hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2 Định lượng độ nhạy cảm cạnh tranh của GM đối với đồng Yên Nhật
Do cả công ty thuần túy nội địa lẫn các MNCs đều chịu tác động của độ nhạy
cảm cạnh tranh đối với rủi ro tỷ giá, tác động này có thể là thuận lợi hoặc bất lợi, vì
vậy trước hết công ty cần đánh giá mức độ tiềm ẩn của độ nhạy cảm để từ đó xác
định liệu có nên phòng ngừa độ nhạy cảm này không.
2.1 Một số giả định
Thông số Giá trị có thể Giả định Nguồn &
cách tính
Các hãng xe Nhật có chi phí có
nguồn gốc từ Nhật Bản
20% - 40% 30%
Chi phí tiết kiệm được chuyển đến
người tiêu dung
15% - 45% 30%
Đồng Yên giảm giá 20% 20%
Độ co giãn của cầu theo giá 2 2
Doanh số hàng năm của Nhật tại
thị trường Mỹ (đơn vị)
4,100,000 4,100,000
Độ co giãn chéo đối với GM 33.33% 33.33%
2000 Average Incentive per Unit in 1969 1969
13
the United States – GM
Tỷ lệ chiết khấu vĩnh viễn 20% 20%
Bảng 1.2 Các giả định
Các giả định trên đây được rút ra từ tình huống. Ở đây chúng tôi chỉ trình bày
cách tính một số thông số chúng tôi gián tiếp rút ra từ bài nghiên cứu:
- Độ co giãn của cầu theo giá : “ giá tăng 5% có thể kỳ vọng doanh số giảm
khoảng 10%”
E=
∆Q
∆P
=
10
5
=2
- Độ co giãn chéo đối với GM : “Feldstein giả định rằng bất kỳ thị phần nào
đánh mất vào tay các hãng xe Nhật sẽ được chia sẻ công bằng trong số và hoàn toàn
bởi ba công ty lớn ở Detroit (General Motors, Ford, và Chrysler)”.
E chéo = 1/3 = 33.33%.
- 2000 Average Incentive per Unit in the United States – GM : Hình 6 trong
bài tình huống.
- Đồng Yên giảm giá ở đây chúng tôi giả định là 20% khi đo lường độ nhạy
cảm : “khi đồng Yên giảm giá khoảng 20% sẽ đạt cận trên của độ nhạy cảm”. Theo
chúng tôi đây là một con số có thể chấp nhận vì:
Năm USD/IPY
% giảm
giá JPY
1980 209.79
1981 219.02 4.40%
1982 242.49 10.72%
1983 234.34 -3.36%
1984 247.96 5.81%
1985 202.75 -18.23%
1986 162.13 -20.03%
1987 128.25 -20.90%
1988 123.63 -3.60%
1989 143.62 16.17%
1990 133.72 -6.89%
1991 128.07 -4.23%
1992 123.98 -3.19%
1993 109.72 -11.50%
1994 100.17 -8.70%
1995 101.86 1.69%
1996 113.74 11.66%
14
1997 129.52 13.87%
1998 117.4 -9.36%
1999 102.61 -12.60%
2000 112.21 9.36%
Bảng 1.3 Dữ liệu tỷ giá USD/JPY
2.2 Đo lường độ nhạy cảm cạnh tranh
ƯỚC LƯỢNG ĐỘ NHẠY CẢM CẠNH TRANH
Chất Nhật mỗi xe 30%
Đồng JPY giảm giá 20%
Chi phí tiết kiệm được chuyển đến người tiêu dùng 30%
Giá xe hơi giảm 1.80%
Giá xe hơi giảm 1.80%
Độ co giãn doanh số 2
Doanh số hàng năm của hãng xe Nhật tại thị trường US ( đơn
vị) 4,100,000
Tăng trong doanh số hãng xe Nhật ( đơn vị) 147,600
Tăng trong doanh số hãng xe Nhật ( đơn vị) 147,600
Độ co giãn chéo đối với GM 33.33%
Tổn thất vào doanh số của GM (đơn vị) 49,200
Tổn thất vào doanh số của GM (đơn vị) 49,200
Lợi nhuận mỗi xe hơi ($) $5,907
Tổn thất trước thuế của Gm ( triệu $) $291
Tỷ lệ chiết khấu vĩnh viễn 20%
Hiện giá của tổn thất ( triệu $) $1,453.12
Như vậy, với một số giả định của chúng tôi thì nếu đồng Yên Nhật giảm 20%
giá trị thì:
- Tổn thất trước thuế của GM vào mỗi năm là 291 triệu USD (khoảng 4.06%
thu nhập trước thuế của GM năm 2000).
- Hiện giá của tổn thất là 1.45 tỷ Đôla (chiếm khoản 20.3% thu nhập trước
thuế của GM năm 2000).
2.3 Phân tích độ nhạy – Hiện giá của tổn thất
Bảng 1.4 dữ liệu cho phân tích độ nhạy
Chi phí tiết kiệm được chuyển đến
người tiêu dung 15% 20% 25% 30% 35% 40%
15
Chất Nhật mỗi xe 20% 25% 30% 35% 40%
Để đo lường độ nhạy của GM đối với đồng Yên khi 2 giả định chính của
chúng tôi thay đổi.
PHÂN TÍCH ĐỘ NHẠY - PV CỦA TỔN THẤT ( TỶ $)
$1.45
Chi phí tiết kiệm được chuyển đến người tiêu dùng
15% 20% 25% 30% 35% 40%
Chất Nhật mỗi xe
20% 0.48 0.65 0.81 0.97 1.13 1.29
25% 0.61 0.81 1.01 1.21 1.41 1.61
30% 0.73 0.97 1.21 1.45 1.70 1.94
35% 0.85 1.13 1.41 1.70 1.98 2.26
40% 0.97 1.29 1.61 1.94 2.26 2.58
Bảng 1.5 Kết quả phân tích độ nhạy
Như chúng ta có thể thấy, nhìn chung độ nhạy của chúng ta chạy từ giá trị nhỏ
nhất là 0.48 tỷ Đôla đến lớn nhất 2.58 tỷ Đôla.Như vậy có thể nói GM có độ nhạy
cảm cạnh tranh khá lớn đối với đồng Yên. Tuy nhiên, 2 nhân tố có tác động đến
hiện giá của tổn thất mà chúng tôi phân tích độ nhạy là 2 nhân tố “ khách quan”.
Có thể nói nó phụ thuộc khá nhiều vào các quyết định kinh doanh của các đối thủ
cạnh tranh Nhật nên chúng ta khó có thể quản lý được. Do đó vấn đề tiếp theo
chúng tôi muốn tiếp cận là con số :
Đồng JPY giảm giá 20%
Theo như giả thuyết trong tình huống đưa ra.Khi đồng Yên giảm giá 20% so
với USD thì sẽ đạt được cận trên của tỷ giá. Con số này đã dấy lên một niềm băn
khoăn cho nhóm khi kết hợp với đồ thị về tỷ giá như đã trình bày:
16
Bạn có thể thấy, bây giờ là tháng 9/2001.Từ năm 1980 đến nay đồng Yên biến
động khá lớn so với đồng USD. Vậy niềm tin về con số đồng Yên giảm giá 20% có
còn đáng tin để chúng ta phân tích hay không?
Câu trả lời của nhóm là – vẫn còn: bởi vì phần trên đây là chúng ta đi đo
lường “độ nhạy” chứ chưa có ý định gì là dự báo hay phân tích xu hướng tương lai
của tỷ giá để xem tác động xấu như thế nào đến GM. Chúng ta chỉ xem xét giá trị
của hiện giá của tổn thất (giá trị của GM mà có thể bị tác động do độ nhạy cảm cạnh
tranh của GM đối với đồng Yên khi đồng Yên giảm giá 20%) để từ đó tính ra độ
nhạy cảm cạnh trạnh.
1
.
Để lấp lỗ hổng này cho phân tích tình huống. Mặc dù đề bài không yêu cầu,
nhưng chúng tôi vẫn quyết định bổ sung phần sau đây để xem xét cả vấn đề dự báo
% giảm giá đồng Yên này, từ đó chúng tôi xem xét biểu đồ phân phối xác suất hiện
giá của tổn thất cho năm 2001. Từ đó xem thử ít nhất là trong thời gian ngắn hạn tới
đây, đồng Yên biến động làm cho phân phối của PV tổn thất do độ nhạy cảm cạnh
tranh là là như thế nào?
2.4 Mô phỏng Monte Carlo
Sau khi phân tích đo lường độ nhạy cảm cạnh tranh của GM đối với đồng Yên
Nhật chúng ta có thể thấy hiện giá của tổn thất
(đại lượng đặc trưng cho mức độ nhạy cảm) chiếm một phần khá lớn trong thu nhập
của GM. Từ đó nhìn chung rút ra kết luận cần thiết phải quản trị độ nhạy cảm cạnh
tranh này. Tuy nhiên như phân tích ở phần trên trước khi đưa ra một số khuyến nghị
chính sách quản trị rủi ro dài hạn khả thi có thể giúp bảo vệ GM khỏi độ nhạy cảm
cạnh tranh đồng Yên của nó.Chúng tôi sẽ đi mô phỏng giá trị % giảm giá đồng Yên
và tính toán phân phối xác suất của hiện giá tổn thất.
Hơn nữa với phân tích độ nhạy ở trên chúng ta chỉ có thể thấy được sự thay
đổi trong giá trị của hiện giá của tổn thất chứ không cho chúng ta thấy được xác
1Ở đây chúng tôi lưu ý với các bạn là chúng ta đang đi đo lường độ nhạy cảm cạnh tranh nên cách tính của
nó phức tạp hơn nhiều so với độ nhạy cảm giao dịch hay chuyển đổi. Chúng ta phải đi tính giá trị hiện giá
của “giá trị có thể bị tác động” bởi tính cạnh tranh này do sự giảm giá của đồng Yên. Chứ không có các
“giá trị có thể bị tác động” rõ như trong độ nhạy cảm giao dịch hay chuyện đổi. Phần tính độ nhạy cảm
tổng hợp của các độ nhạy của GM với rủi ro đồng Yên sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ ràng hơn.
17
suất đi kèm với các giá trị này.Phương pháp mô phỏng sau đây sẽ khắc phục được
nhược điểm này.
Về phân phối của % giảm giá đồng Yên – gọi là đại lượng M :
Hình 1.4 Phân phối % thay đổi tỷ giá USD/JPY
Với M từ dữ liệu tỷ giá thực tế trong quá khứ chúng tôi thu thập ở trên. Ta có
JB là 0.944875 với p-value = 0.6235 > 0.05 (khả năng bác bỏ Ho thấp). Do đó có M
phân phối chuẩn với độ lệch chuẩn là 11.36%. Ngoài ra chúng tôi bổ sung thêm giả
định về cận trên (20%) và cận dưới (-12.6%) cho phân phối xác suất từ dữ liệu.
Với các giả định trên, kết quả mô phỏng của chúng tôi như sau:
18
Hình 1.5 Phân phối hiện giá tổn thất ( triệu $)
Vì đây là giá trị tổn thất nên giá trị dương trong biểu đồ phân phối xác suất là
thể hiện giá trị tổn thất Phần lớn hơn 0 càng có phân phối xác suất cao thì càng
đáng lo ngại cho GM.
Nhìn vào đồ thị, với giả định phân phối xác suất của thay đổi trong tỷ giá đồng
Yên với USD. Chúng ta có được giá trị tổn thất phân phối xác suất đa số nằm ở nữa
lớn hơn giá trị 0 ( tổn thất > 0) chiếm đại đa số.
Như vậy sau khi đo lường độ nhạy cảm cạnh tranh của GM đối với đồng Yên
và phân tích phân tích phân phối xác suất của tổn thất do độ nhạy cảm này tạo ra.
Cả hai đều ủng hộ cho chúng ta đi đến quyết định:
“Nên có chính sách quản trị rủi ro dài hạn khả thi có thể giúp bảo vệ GM
khỏi độ nhạy cảm cạnh tranh đồng Yên”
2.5 Độ nhạy cảm tổng quan đồng Yên của GM
Loại độ nhạy cảm Tỷ $
Độ nhạy cảm cạnh tranh 1.45
Độ nhạy cảm thương mại 0.90
Độ nhạy cảm đầu tư liên kết (0.82)
Độ nhạy cảm khoản vay định danh bằng đồng
JPY
(0.50)
TỔNG ĐỘ NHẠY CẢM ĐỐI VỚI JPY 1.04
Bảng 1.6 Độ nhạy cảm tổng hợp
Trong đó:
19
+ Độ nhạy cảm do huy động vốn bằng JPY: 500 triệu USD.
+ Độ nhạy cảm thương mại (giao dịch): 900 triệu USD.
+ Độ nhạy cảm do đầu tư vào các công ty con tại Nhật.
Chi nhánh
Độ nhạy
cảm liên
kết
Phần
góp vốn
thuộc
sỡ hữu
của GM
(tỷ $)
(tỷ $)
Fuji (1.50) 20% (0.30)
Isuzu
(1.02)
49% (0.50)
Suzuki
(0.09)
20% (0.02)
TỔNG ĐỘ NHẠY CẢM LIÊN KẾT (0.82)
Bảng 1.7 Tổng độ nhạy cảm liên kết
3. Giải pháp cho vấn đề quản trị độ nhạy cảm cạnh tranh đối với đồng Yên
của GM
3.1 Sử Dụng Chiến Lược Tài Chính Để Quản Trị Rủi Ro Độ Nhạy Cảm Cạnh
Tranh
Vay nợ định danh bằng đồng Yên: Độ nhạy cảm cạnh tranh là độ nhạy cảm
dựa trên dòng tiền trong dài hạn, và chúng ta có thể rõ ràng thấy rằng doanh thu
bằng ngoại tệ của công ty bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái trong
tương lai. Vì vậy, công ty có thể vay các khoản nợ bằng đồng yên để tài trợ cho
chiến lược giá thấp hơn của mình hoặc tài trợ cho chính các công ty con ở Nhật.
Thực hiện chiến lược này công ty đã có thể làm giảm được độ nhạy cảm của dòng
tiền theo đồng yên khi tỷ giá có biến động theo chiều hướng bất lợi. Có nhiều
phương thức để GM có thể tiếp cận được với các khoản nợ được định danh bằng
đồng yên. Công ty có thể phát hành trái phiếu được định danh bằng đồng yên,hoặc
thể tìm một đối tác là công ty Nhật có công ty con ở Mỹ để tiến hành thỏa thuận
một khoản vay giáp lưng.
Sử dụng hoán đổi tiền tệ.Trong hợp đồng hoán đổi tiền tệ, doanh nghiệp hay
những người giao dịch hoán đổi hay ngân hàng hoán đổi đồng ý trao đổi một khoản
tiền tương đương bằng hai loại đồng tiền trong một khoảng thời gian xác định.Ở
phương thức này, GM sẽ mong muốn thực hiện hợp đồng hoán đổi trả bằng đồng
20
đôla và nhận lại bằng đồng Yên.Tức là công ty vay nợ bằng đồng yên và trả nợ
bằng đôla.
Sử dụng quyền chọn: Để sử dụng các quyền chọn thì trước hết công ty phải
xác định được độ nhạy cảm hoạt động của mình. Nếu trong trường hợp đồng đôla
tăng giá và sẽ dẫn đến dòng tiền hoạt động tính theo đồng đôla sẽ giảm. Khi đó
công ty nên mua một quyền chọn bán Yên Nhật. Và ngược lại trong trường hợp
đồng yên tăng giá thì dòng tiền hoạt động tính theo đôla Mỹ sẽ tăng, lúc này công ty
nên mua một quyền chọn mua đồng Yên. Chia sẻ rủi ro tiền tệ: Bởi vì độ nhạy
cảm giao dịch trong ngắn hạn là một trò chơi có tổng bằng không, tổn thất của
người này chính là lợi ích của người kia, do đó một hợp đồng được viết theo cách
mà bất kỳ sự thay đổi nào trong tỷ giá hối đoái từ từ tỷ lệ thỏa thuận cho ngày giao
dịch sẽ được chia giữa hai bên. Ví dụ, xét trường hợp GM sẽ phải trả một khoản
120000yên trong 6 tháng tới dựa trên thỏa thuận về tỷ giá giao ngay trong vòng 6
tháng kể từ bây giờ của $1 = 120 yên, do đó chi phí GM phải bỏ ra là $1000. Do
chia sẻ rủi ro, nếu tỷ giá trong 6 tháng tới là $1 = 115 yên thì GM thay vì phải trả
120000/115 = $1043.48 nếu trong trường hợp không có sự chia sẻ rủi ro thì công ty
chỉ phải trả cho đối tác một khoản là $1021.74. Bởi vì mức dộ nhạy cảm đối với tỷ
giá của công ty trong trường hợp này là $43.48 đã được đồng ý phân chia giữa GM
và đối tác, và khoản tiền đối tác của GM chấp nhận nhận được là 1021.74*115 =
117500 yên. Và tương tự cho kịch bản tỷ giá theo chiều hướng ngược lại. Phương
thức phòng ngừa này không hoàn toàn loại bỏ được rủi ro tỷ giá mà nó chỉ đơn giản
là chia tách nó. Và phạm vi áp dụng của nó cũng chỉ được sử dụng đối với các đối
tác là những bạn hàng hay nhà cung cấp lâu năm của công ty.
3.2. Sử Dụng Real Options Để Phòng Ngừa Rủi Ro Độ Nhạy Cảm Cạnh Tranh
Sử dụng các công cụ tài chính không thể loại bỏ rủi ro nếu số lượng của dòng
tiền bằng ngoại tệ cũng không rõ ràng và không có sự tương quan hoàn hảo với tỷ
giá hối đoái. Độ nhạy cảm cạnh tranh là độ nhạy cảm trong dài hạn và cách tốt nhất
để phòng ngừa độ nhạy cảm này là sử dụng các real option.
Hiểu về real option:Các quyền chọn thực có nhiều đặc tính của quyền chọn
thông thường nhưng chúng cũng có nhiều điểm khác biệt: có các đặc quyền có giá
trị rõ ràng, nhưng thông thường thì ngày đáo hạn và giá thực hiện là không mấy rõ
21
ràng. Các quyền chọn thực thường dựa trên các tài sản cơ sở rất mập mờ và không
được giao dịch trên thị trường có tính thanh khoản hay thậm chí không thể giao
dịch.
Sử dụng chiến lược đầu tư: Trong các trường hợp mà rủi ro của công ty có
thể được kiểm soát, công ty có thể tạo ra các đầu tư thực có thể làm giảm bớt mặt
tiêu cực của đuôi phân phối lợi nhuận. Bên cạnh đó, GM có thể xem xét việc gia
tăng đầu tư vào các công ty Fuji, Isuzu và Suzuki ở Nhật. Trong trường hợp này,
nếu đồng Yên tăng giá sẽ làm cho hoạt động đầu tư của công ty tỏ ra hiệu quả hơn
vì công ty sẽ nhận về nhiều đôla hơn và ngược lại.
Sử dụng chiến lược marketing: Công ty có thể phản ứng với sự thay đổi của
TGHĐ thực sự hay đoán trước bằng cách nghĩ ra các chiến lược hoạt động bao
gồm các sáng kiến marketing khác nhau ( như việc lựa chọn thị trường hay chiến
lược định giá). Đối với trường hợp của GM, công ty có thể xem xét việc giảm giá
bán ở thị trường nội địa. Với độ co giãn của cầu theo giá của công ty bằng 2, có
nghĩa rằng một sự giảm giá 1% sẽ dẫn đến doanh số của công ty sẽ gia tăng 2%. Do
đó, GM có thể chống lại được sự sụt giảm trong thị phần ở nội địa.
22
CHƯƠNG 2
ĐỘ NHẠY CẢM KINH DOANH CỦA TOYOTA TẠI CHÂU ÂU
I. Giới thiệu về Toyota
Toyota motor corporation (TMC) là một tập đoàn đa quốc gia được thành lập bởi
Kiichiro Toyoda vào năm 1937, có trụ sở tại thành phố Toyota của Nhật hoạt động trong
lĩnh vực ô tô, Ro-bốt, Dịch vụ tài chính và Công nghệ sinh học. Năm 2010, TMC có số
lượng lao động là 317, 734 lao động và là nhà sản xuất xe ô tô lớn nhất thế giới.Tính tới
31/03/2010, TMC có số vốn điều lệ là 397,05 tỉ Yen, và tổng số nhân viên làm việc:
320.579 người.
Group Units %Share
Toyota 8,557,351 11.0
GM 8,476,192 10.9
Volkswagen 7,341,065 9.4
Bảng 2.1 ba nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới năm 2010
Cho đến năm 2010 , Toyota là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về doanh thu cũng
như thị phần:
Hình 2.1 Bảng xếp hạng toàn cầu của các nhà sản xuất ô tô được thống kê mỗi năm bởi Tổ
Chức Các Nhà Sản uất Ô Tô Quốc Tế OICA.
Trong năm 2010, TMC đứng đầu bảng xếp hạng với 8.6 triệu sản phẩm trên toàn cầu.
Toyota có các công ty con ở khắp nơi trên thế giới, sản xuất hoặc lắp ráp ô tô cho thị
trường trong khu vực. Toyota có nhà máy sản xuất hoặc lắp ráp ở Nhật, Úc, ấn Độ…
Lợi nhuận ròng tính theo khu vực của Toyota được công bố ngày 31/03/2007:
Japan 8,152,884
23
NorthAmerica 8,771,495
Europe 3,346,013
Asia 1,969,957
Others 1,707,742
Bảng 2.2 Lợi nhuận ròng tính theo khu vực của Toyota công bố ngày 31/03/2007
Châu Âu là khu vực đầu tư chiếm tỷ trọng rất lớn của Toyota trên thị trường thế giới,
với doanh số đứng thứ 3 (chỉ sau Nhật và Bắc Mỹ).TME là trung tâm sản xuất của tập đoàn
Toyota tại châu Âu. TME chính thức đi vào hoạt động bán xe ô tô tại châu Âu vào năm
1963, đảm nhiệm vai trò bán sỉ và tiếp thị sản phẩm của Toyota và dòng Lexus , bộ phận và
linh kiện, và công việc sản xuất của Toyota ở châu Âu và quy trình vận hành kỹ thuật.
Toyota đã trực tiếp và gián tiếp thuê khoảng 80,000 lao động tại châu Âu và đã đầu tư
khoảng 7 tỷ Euro từ năm 1990. Trung tâm đầu não của TME được đặt ở Brussels, Bỉ, và
là trung tâm chỉ huy hoạt động của Toyota và Lexus tại châu Âu. Nó có vai trò quan trọng
như là tủy sống của hoạt động sản xuất của Toyota ở châu Âu bao gồm là khu vực đi đầu
trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu, tiếp thị và bán hàng.
II. Phân tích cơ bản
1. Tình hình thị trường chung châu Âu và đồng Euro:
Từ 01/01/1999, tỷ giá hối đoái giữa đồng Euro và các đơn vị tiền tệ chính thức được
quy định không thể thay đổi. Đến ngày 01/01/2002, đồng Euro đã đi vào hoạt động chính
thức được 7 năm (đồng tiền chung châu Âu được đổi tên thành Euro từ ngày 16/12/1995).
Trong thời gian đó, đồng Euro đã được lưu thông song hành cùng các đồng tiền bản tệ của
các quốc gia khác, và đã có một vị thế đứng nhất định tại thị trường châu Âu khi đó.Điển
hình là việc các sổ tài khoản và sổ tiết kiệm được ghi chép đồng thời bằng đồng Euro và
đồng tiền cũ.Ngoài ra, cổ phiếu và các chứng chỉ tại thị trường châu Âu chỉ được phép mua
bán bằng Euro. Và việc phát hành đồng Euro đến tay người tiêu dùng bắt đầu chính thức
vào ngày 01/01/2002.Khi đưa đồng Euro vào lưu hành, thương mại và cộng tác kinh tế
giữa các thành viên trong vùng Euro sẽ vững mạnh thêm vì các rủi ro về tỷ giá hối đoái và
kèm theo đó là việc bảo hộ tiền tệ của các doanh nghiệp châu Âu sẽ không còn tồn tại nữa.
Việc này sẽ mang lại lợi thế cho người dân trong vùng Euro vì trong quá khứ thương mại là
một trong những nguồn chính của tăng trưởng kinh tế. Thêm vào đó người ta cũng tin rằng
giá cả của sản phẩm và dịch vụ sẽ không còn chênh lệch nhau nhiều nữa. Điều này dẫn đến
24
cạnh tranh mạnh hơn giữa các doanh nghiệp và vì thế sẽ làm giảm lạm phát và tăng sức
mua của người tiêu thụ..
Theo một bản nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương châu Âu tỷ lệ của đồng Euro
trong dự trữ ngoại tệ trên toàn cầu tăng từ 13% trong năm 2001 lên 16,4% trong năm 2002
và đến 18,7% trong năm 2003, cũng trong cùng thời gian này tỷ lệ của đồng Đôla Mỹ giảm
từ 68,3% (2001) xuống 67,5% (2002) và trong năm 2003 còn 64,5%. Nói chung người ta
tin rằng tầm quan trọng của đồng Đôla Mỹ như là tiền tệ dự trữ thế giới sẽ tiếp tục giảm và
đồng Euro sẽ ngày càng quan trọng hơn trong chức năng này. Tầm quan trọng ngày càng
tăng của đồng Euro cũng thể hiện qua một khía cạnh khác: Trong năm 1999 21,7% tất cả
các giấy nợ quốc tế được tính bằng Euro, trong năm 2001 là 27,4%.
Ngoài ra ta còn xét đến tác động về làm phát, nhiều người tiêu dùng nhận định là
hàng hóa và dịch vụ đã tăng giá khi đồng Euro được đưa vào sử dụng.. Tuy nhiên, theo như
các thống kê chính thức thì giá tăng không đáng kể: Theo Statistik Austria (Tổng cục
Thống kê Liên bang Áo), dựa trên chỉ số giá tiêu dùng, tỷ lệ lạm phát tăng trung bình ở Áo
là 2,45% trong vòng 12 năm, từ 1987 đến 1998, trong khi đó tỷ lệ lạm phát trung bình giảm
xuống còn 1,84% sau khi đưa đồng Euro vào lưu hành. Tại Đức, lạm phát trung bình đã
giảm từ 2,60% (trước khi đưa đồng Euro vào sử dụng) xuống còn 1,29% sau đó.
Qua những phân tích ở trên, có thể thấy đến thời điểm tháng 01/2002, đồng Euro đã
có vị trí rất quan trọng trong giao dịch và lưu thông tiền tệ tại thị trường châu Âu và ngày
càng chiếm vị trí quan trọng trong thị trường thế giới, và cũng trở thành đồng tiền giao dịch
chính trong thị trường các nước tham gia liên minh châu Âu khi đó. Do đó giá trị đồng
euro sẽ ảnh hưởng rất lớn quá trình kinh doanh của các công ty đa quốc gia đặt chi nhánh
tại châu Âu.
2. Tình hình kinh doanh của Toyota tại châu Âu:
Toyota bắt đầu kinh doanh tại thị trường châu Âu vào năm 1960. Đến năm 1973, sản
phẩm Toyota đầu tiên được sản xuất tại Bồ Đào Nha một cách chính thức. Năm 1992,
Toyota chính thức sản xuất các loại xe ô tô hoàn chỉnh tại nước Anh. Và đến năm 2001,
một nhà máy sản xuất của Toyota tại Pháp bắt đầu sản xuất mẫu xe Yaris.
25
Hình 2.2 Tình hình kinh doanh của Toyota qua các năm.
Hình 2.3 Thị phần kinh doanh của Toyota qua các năm.
Có thể thấy tình hình kinh doanh của Toyota tại châu Âu ngày càng phát triển, doanh
số càng ngày càng tăng với tốc độ khá ổn định, thị phần của Toyota tại châu Âu ngày càng
được mở rộng.Toyota đã mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình ra thị trường toàn cầu
với mạng lưới sản xuất và phân phối khắp nơi trên thị trường thế giới. Thị trường châu Âu
là thị trường ngoại địa lớn thứ 2 của Toyota – chỉ sau thị trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên với thị
trường rộng lớn như vậy mà Toyota chỉ có một nhà máy sản xuất tại nước Anh, còn lại tại
thị trường châu Âu chỉ có các công ty sản xuất và lắp ráp linh kiện, điều đó cho thấy rằng