TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ GIAO THƠNG VẬN TẢI
KHOA CHÍNH TRỊ - QPAN - GDTC
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ ĐẢNG CSVN
Đề số 05: “Trình bày nội dung của chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”
ngày 25/11/1945? Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như
chống giặc” của Đảng trong giai đoạn hiện nay?”
Họ và tên sinh viên: 86 + Phan Gia Nhất
Msv: 70DCTT21553
Lớp: 70DCTT25
Khóa: 2019-2023
Gvhd: ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng
GV CHẤM 1
ĐIỂM
Hà Nội, tháng 05 năm 2022
1
GV CHẤM 2
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan bài tiểu luận “Trình bày nội dung của chỉ thị “Kháng chiến
kiến quốc” ngày 25/11/1945? Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như
chống giặc” của Đảng trong giai đoạn hiện nay?” dưới sự hướng dẫn của Ths.
Nguyễn Thị Thu Hằng là do bản thân tôi thực hiện cùng sự hỗ trợ, tham khảo tư
liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và khơng có sự sao chép y ngun
những tài liệu trước đó. Tơi xin chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật theo
quy định cho lời cam đoan của mình.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phan Gia Nhất
2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến với
Ths Nguyễn Thị Thu Hằng. Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận
tình, tâm huyết của cơ. Cơ đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có
cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn về lịch sử nước ta đặc biệt về lịch sử của Đảng
cộng sản Việt Nam ta. Từ những kiến thức mà cô truyền tải, em đã dần trả lời được
những câu hỏi về lịch sử như Đảng ta ra đời khi nào, vai trò của Đảng trong công
cuộc kháng chiến cứu nước, cũng như về sự đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
trong sự hình thành của Đảng, … Thơng qua bài tiểu luận này, em xin trình bày
những hiểu biết của mình về chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” và thực tiễn hoạt
động lãnh đạo “Chống dịch như chống giặc” của Đảng trong giai đoạn hiện nay gửi
đến cô.
Kiến thức là vô hạn và sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn
tại những hạn chế nhất định. Do đó, trong q trình hồn thành bài tiểu luận, chắc
chắn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Bản thân em rất mong nhận được những
góp ý đến từ cơ để bài tiểu luận của em được hồn thiện hơn.
Kính chúc cơ sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con đường sự nghiệp giảng
dạy.
3
MỤC LỤC
4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời mùa xuân năm 1930 đã đánh dấu một
bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình lịch sử cận, hiện đại Việt Nam, chấm dứt sự
khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo phong trào yêu nước
những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; đáp ứng khát vọng giải phóng dân tộc
của nhân dân Việt Nam, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự
kết hợp Chủ nghĩa Mác- Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
Việt Nam, đó là sự phản ánh quy luật ra đời và cội nguồn sức mạnh của Đảng Cộng
sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc,
là điều kiện cơ bản quyết định những thắng lợi vang dội và những bước nhảy vọt
lớn trong lịch sử dân tộc trong những năm sau này. Đảng đã lãnh đạo cách mạng
giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước bằng Cương lĩnh, đường lối,
chủ trương, chính sách lớn. Trong số đó có một số chính sách, chỉ thị, … được đưa
ra đã giúp ích rất nhiều cho cuộc kháng chiến của tồn dân tộc ta, khơng chỉ trong
kháng chiến kể cả thời bình như hiện nay một số chính sách vẫn được vận dụng
một cách khéo léo, thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước chúng ta đặc biệt là
trong tình hình dịch bệnh căng thẳng trong thời gian vừa qua.
Với mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, tôi chọn đề tài “Trình bày nội dung
chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945? Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh
đạo “chống dịch như chống giặc” của Đảng trong giai đoạn hiện nay?”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” ngày 25/11/1945: Hoàn cảnh trong
nước sau cách mạng tháng Tám từ đó dẫn đến sự ra đời của Chỉ thị. Từ Chỉ thị liên
hệ đến hoạt động thực tiễn “chống dịch như chống giặc” của Đảng.
3. Đối tượng nghiên cứu
5
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”.
Dịch COVID-19.
4. Phạm vi nghiên cứu
4.1 Phạm vi nội dung
Tập trung nghiên cứu Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”, chính sách đối phó dịch
bệnh những năm gần đây.
4.2 Phạm vi không gian
Chủ yếu nghiên cứu trong phạm vi Việt Nam.
4.3 Phạm vi thời gian
Sau cách mạng tháng Tám tới năm 1945 và tình hình dịch bệnh từ năm 2020
đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Bài nghiên cứu tham khảo nguồn tài liệu từ
nhiều trang uy tín Bộ y tế, Trường chính trị, Trường Đại học Cơng nghệ giao thơng
vận tải, … cùng các tài liệu, giáo trình trong nước.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn lịch sử gắn với nghiên cứu lý luận: để làm rõ
kinh nghiệm, bài học, quy luật phát triển và những vấn đề về nhận thức lý luận của
cách mạng Việt Nam do Đảng lãnh đạo.
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Thông tin và số liệu về COVID-19
được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tiến hành chắt lọc thông tin và xử lý để đánh
giá tình hình và diễn biến dịch bệnh những năm vừa qua.
6. Đóng góp mới cho đề tài
Dựa trên tổng quan tài liệu nghiên cứu
7. Kết cấu đề tài
I. Cơ sở lý thuyết
6
II. Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc” của Đảng
trong giai đoạn hiện nay
III. Kết luận
7
I. Cơ sở lý thuyết
1. Tình hình Việt Nam sau cách mạng tháng Tám
Sau ngày tuyên bố độc lập, lịch sử nước Việt Nam bước sang một chặng đường
mới với nhiều thuận lợi căn bản và khó khăn chồng chất:
Thuận lợi về quốc tế là sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II, cục diện khu
vực và thế giới có những sự thay đổi lớn có lợi cho cách mạng Việt Nam. Liên Xơ
trở thành thành trì của Chủ nghĩa xã hội. Nhiều nước ở Đông Trung Âu đã lựa chọn
con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội. Phong trào giải phóng dân tộc ở các
nước thuộc địa châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh dâng cao.
Thuận lợi ở trong nước là Việt Nam trở thành quốc gia độc lập, tự do; nhân dân
Việt Nam từ thân phận nô lệ, bị áp bức trở thành chủ nhân của chế độ dân chủ mới.
Đảng Cộng sản trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo cách mạng trong cả nước. Đặc
biệt, việc hình thành hệ thống chính quyền cách mạng với bộ máy thống nhất từ cấp
Trung ương đến cơ sở, ra sức phục vụ lợi ích của Tổ quốc, nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành biểu tượng của nền độc lập, tự do, là trung tâm của
khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. Quân đội quốc gia và lực lượng Cơng an; luật
pháp của chính quyền cách mạng được khẩn trương xây dựng và phát huy vai trò
đối với cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngồi, xây dựng chế độ mới.
Khó khăn trên thế giới phe đế quốc chủ nghĩa nuôi dưỡng âm mưu mới “chia lại
hệ thống thuộc địa thế giới”, tấn công, đàn áp phong trào cách mạng thế giới, trong
đó có cách mạng Việt Nam. Do đó lợi ích cục bộ của mình, các nước lớn, khơng có
nước nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị pháp lý của Nhà nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Việt Nam nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc, bị
bao vây cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngồi. Cách mạng ba nước Đơng
Dương nói chung, cách mạng Việt Nam nói riêng phải đương đầu với nhiều bất lợi,
khó khăn, thử thách hết sức to lớn và rất nghiêm trọng.
8
Khó khăn trong nước là hệ thống chính quyền cách mạng mới được thiết lập,
còn rất non trẻ, thiếu thốn, yếu kém về nhiều mặt; hậu quả của chế độ cũ để lại hết
sức nặng nề, sự tàn phá của nạn lũ lụt, nạn đói năm 1945 rất nghiêm trọng. Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiếp quản một nền kinh tế xơ xác, tiêu điều,
cơng nghiệp đình đốn, nơng nghiệp bị hoang hóa, 50% ruộng đất bị bỏ hoang; nền
tài chính, ngân khố kiệt quệ, kho bạc trống rỗng; các hủ tục lạc hậu, thói hư, tật
xấu, tệ nạn xã hội chưa được khắc phục, 95% dân số thất học, mù chữ, nạn đói cuối
năm 1944 đầu năm 1945 làm 2 triệu người dân chết đói. Thách thức lớn nhất lúc
này là âm mưu, hành động quay trở lại thống trị Việt Nam của thực dân Pháp.
Từ tháng 9-1945, Quân đội Anh đã trực tiếp bảo trợ, sử dụng đội quân Nhật giúp
sức quân Pháp ngang nhiên nổ súng gây hấn đánh chiếm Sài Gòn-Chợ Lớn, mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ 2 của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Ở Bắc vĩ tuyến 16, từ cuối tháng 8-1945, hơn 20 vạn quân đội của Tưởng Giới
Thạch tràn qua biên giới kéo vào Việt Nam dưới sự bảo trợ và ủng hộ của Mỹ với
danh nghĩa quân đội Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật, kéo theo là lực lượng
tay sai Việt Quốc, Việt Cách với âm mưu thâm độc “diệt Cộng, cầm Hồ”, phá Việt
Minh. Trong khi đó, trên đất nước Việt Nam vẫn cịn 6 vạn quân đội Nhật Hoàng
thua trận chưa được giải giáp.
Tình hình đó đã đặt nền độc lập và chính quyền cách mạng non trẻ của Việt
Nam trước tình thế “như ngàn cân treo sợi tóc”, cùng một lúc phải đối phó với nạn
đói, nạn dốt và bọn thù trong giặc ngồi.
2. Chủ trương “Kháng chiến kiến quốc”.
Trước tình hình đó, ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng
sản Đông Dương ra chỉ thị về “Kháng chiến kiến quốc”. Chỉ thị là tuyên bố quan
trọng của Đảng trong việc giải quyết tình hình đất nước và đề ra những nhiệm vụ
mới. Chỉ thị phân tích những thay đổi căn bản về tình hình quốc tế và trong nước
9
sau chiến tranh. Trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn trung ương Đảng đã đề ra
những biện pháp cụ thể nhằm chống lại kẻ thù xâm lược, giải quyết quyền lợi cho
nhân dân. Chỉ thị xác định một số vấn đề cơ bản về đường lối và nhiệm vụ của toàn
Đảng. Khẩu hiệu là “Dân tộc trên hết – Tổ quốc trên hết”. “Kẻ thù chính của nhân
dân Đông Dương lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu
tranh vào chúng. Nhiệm vụ riêng trong nước là phải củng cố chính quyền chống
thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân” 1. Nội dung
của bản chỉ thị bao gồm 13 điều, đề cập tới toàn bộ hoàn cảnh trong nước cũng như
quốc tế. Chỉ thị đề ra những nhiệm vụ cấp bách nhất mà cách mạng cần phải làm
trong giai đoạn mới. Chỉ thị là bước chỉ đạo quan trọng trong khi tình hình thế giới
và trong nước có những diễn biến hết sức phức tạp, khơng có lợi cho cách mạng,
tựu chung lại chỉ thị chỉ tập trung vào một số nhiệm vụ chính như sau:
+ Về chính trị, tăng cường khối đại đồn kết tồn dân chống thực dân Pháp xâm
lược và xây dựng đất nước, củng cố chính quyền nhân dân bằng cách kiên quyết
trừng trị bọn phản quốc, tiến hành tổng tuyển cử để bầu Quốc hội, lập Chính phủ
chính thức và ban hành Hiến pháp, có thể cải tổ chính phủ trước khi bầu cử, sửa đổi
cách làm việc của chính quyền nhân dân địa phương.
+ Về quân sự, động viên toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức lãnh đạo cuộc
kháng chiến lâu dài, dùng lối đánh du kích với phương pháp bất hợp tác triệt để của
nhân dân ở vùng địch chiếm đóng, mở rộng chiến tranh du kích ở Campuchia và
phát triển tuyên truyền vũ trang trên đất Lào.
+ Về ngoại giao, kiên trì chủ trương ngoại giao với các nước theo nguyên tắc
“bình đẳng, tương trợ”. Phương châm là “làm cho nước mình ít kẻ thù và nhiều bạn
đồng minh hơn hết” và “muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực
1 Việt Nam những sự kiện lịch sử (1945-1975), Nxb Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 20
10
lực”. Đối với Tưởng thì chủ trương Hoa – Việt thân thiện, đối với Pháp độc lập về
chính trị, nhân nhượng về kinh tế.
+ Về kinh tế tài chính, mở lại các nhà máy do Nhật bỏ, khai thác các mỏ, cho tư
nhân được góp vốn vào việc kinh doanh các nhà máy và mỏ ấy, khuyến khích các
giới cơng thương mở hợp tác xã, mở các hội cổ phần tham gia kiến thiết lại nước
nhà. Thực hiện khuyến nông sửa chữa đê điều, lập ngân hàng, phát hành giấy bạc,
định lại ngạch thuế, lập ngân quỹ toàn quốc, các xứ, các tỉnh. Đẩy mạnh tăng gia
sản xuất, chống nạn đói theo khẩu hiệu: “Tấc đất tấc vàng", “Sẽ cơm nhường áo”,
“Cơng việc cứu đói cũng cần như việc đánh giặc”.
+ Về văn hố, tổ chức bình dân học vụ, tích cực bài trừ nạn mù chữ, mở các
trường đại học và trung học, cải cách việc học theo tinh thần mới, bài trừ cách dạy
nhồi nhét, cổ động văn hóa cứu quốc, xây dựng nền văn hố mới theo ba nguyên
tắc: khoa học hoá, dân tộc hoá, đại chúng hóa.
Chỉ thị nhấn mạnh: Muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên đây, Đảng và Mặt
trận Việt Minh phải được củng cố và phát triển:
+ Về Đảng, phải duy trì hệ thống tổ chức bí mật hay bán cơng khai, tuyển thêm
đảng viên mới, chú trọng gây thêm cơ sở Đảng trong các xí nghiệp, mở rộng các tổ
chức nghiên cứu chủ nghĩa Mác bao gồm những ai có khuynh hướng cộng sản hay
có cảm tình với cộng sản, nhưng tổ chức phải do những người cộng sản điều khiển.
Trong việc phát triển đảng viên, tăng cường tổ chức Đảng, bản Chỉ thị chỉ rõ, phải
tránh cả hai khuynh hướng: Chỗ thì tổ chức Đảng hẹp quá, chậm quá, và chưa bỏ
được cái bệnh hẹp hòi câu chấp của thời kỳ hoạt động hồn tồn bí mật, chỗ thì tổ
chức Đảng rộng quá, nhanh quá khiến cho những phần tử phức tạp có thể len vào
Đảng. Đồng thời, Chỉ thị cũng nêu rõ: Các tổ chức Đảng phải giữ vững và duy trì
sinh hoạt đều đặn, xây dựng, củng cố các chi bộ Đảng trong các cơ quan hành
chính hay các hội hợp pháp; thành lập chi bộ trong quân đội, phối hợp sự hoạt động
11
bí mật với hoạt động cơng khai, trong đó, hoạt động bí mật phải được đặc biệt coi
trọng và khơng để cho các cơ quan bí mật trở thành xung đột hoặc đối lập với cơ
quan công khai.
+ Về Mặt trận Việt Minh, hết sức phát triển các tổ chức cứu quốc, thống nhất
các tổ chức ấy lên toàn kỳ, toàn quốc; sửa chữa lại điều lệ cho các đoàn thể cứu
quốc cho thích hợp với hồn cảnh mới; mở rộng Mặt trận Việt Minh, lập các đoàn
thể cứu quốc mới, giải quyết những mâu thuẫn giữa Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban
Việt Minh; củng cố quyền lãnh đạo của Đảng trong Mặt trận, thống nhất Mặt trận
Việt Nam - Lào - Campuchia chống Pháp xâm lược. Chỉ thị còn đề ra các biện pháp
thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về chính quyền, kháng chiến ở Nam Bộ, về chống
và đề phịng nạn đói, về tổng tuyển cử...
Ý nghĩa:
Những quan điểm và chủ chương, biện pháp lớn được Đảng nêu ra trong bản Chỉ
thị kháng chiến, kiến quốc đã giải đáp trúng, đáp ứng đúng yêu cầu cấp bách của
cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ; có tác dụng định hướng tư tưởng, trực tiếp chỉ
đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ; xây dựng và bảo vệ chính
quyền cách mạng trong giai đoạn đầy khó khăn, phức tạp này.
II. Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo “chống dịch như chống giặc” của
Đảng trong giai đoạn hiện nay.
1. Hoàn cảnh trong nước.
1.1 Những kết quả đạt được trong công cuộc đổi mới.
Hơn 35 năm đổi mới, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và tình
trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đang
đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; bộ mặt đất nước, đời
sống của nhân dân thật sự thay đổi; dân chủ xã hội chủ nghĩa được phát huy và mở
rộng; đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, tăng cường. Công tác xây dựng
12
Ðảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền chủ xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị
được đẩy mạnh; sức mạnh về mọi mặt của đất nước được nâng lên; độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ chủ xã hội chủ nghĩa được giữ
vững; quan hệ đối ngoại ngày càng mở rộng đi vào chiều sâu; vị thế, uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế được nâng cao…
1.2 Tình hình dịch bệnh hiện nay.
Ngày 11/3/2020, tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm
đường hô hấp cấp COVID-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) là
một đại dịch toàn cầu. Tại Việt Nam, dịch bệnh đã xảy ra ngày 23/01/2020 (thời
gian xác định ca nhiễm đầu tiên) và đã trải qua 4 đợt bùng dịch. Đến nay, Việt Nam
có tổng cộng 10.708.887 ca nhiễm, 9.402.046 ca khỏi bệnh và 43.975 ca tử vong 2.
Tính trên 1 triệu dân, số mắc xếp thứ 143/224 nước trên thế giới, 06/11 nước khu
vực ASEAN; số tử vong xếp thứ 130/224 nước trên thế giới, 05/11 nước khu vực
ASEAN. Tỷ lệ tử vong trên số mắc là 1,8%, xếp thứ 26/224 nước trên thế giới,
03/11 nước trong ASEAN.3
Trong những tháng gần đây, sô ca mắc mới COVID-19 vẫn còn tăng nhưng số
ca được điều trị khỏi nhiều lên đáng kể và điều đáng mừng hơn là số ca tử vong vì
COVID-19 đã giảm đi rõ dệt.
Bộ Y tế nhận định, đến nay dịch COVID-19 cơ bản đang được kiểm soát trên
phạm vi cả nước. Tất cả các địa phương đều đã chuyển sang trạng thái “Thích ứng
an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128/NQCP của Chính phủ4.
2 Số liệu được thống kê chi tiết bởi Bộ y tế tính đến ngày 23/05/2022.
3 Báo cáo kết quả 02 năm triển khai cơng tác phịng, chống dịch COVID-19 của BAN CHỈ ĐẠO QUỐC GIA
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19
4 Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ. Trích yếu: Ban hành Quy định tạm thời "Thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19"
13
1.3 Yêu cầu đặt ra với sự phát triển của đất nước.
Đứng trước tình hình đó, u cầu đặt ra là vừa chống dịch vừa phát triển kinh
tế, không để nền kinh tế chậm thêm một giây phút nào nữa.
Cần đưa ra một đường lối phòng chống dịch hiệu quả để đẩy lùi dịch bệnh.
2. Đường lối “chống dịch như chống giặc” của Đảng.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình và hậu quả tiêu cực do dịch COVID-19,
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 về việc cơng
bố dịch COVID-19 trên tồn quốc. Từ đây, tồn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại
bước vào “cuộc chiến đấu trong thời bình” - Cuộc chiến phịng, chống dịch
COVID-19 với tư tưởng chỉ đạo và phương châm hành động là “Chống dịch như
chống giặc”.
Vì sao chống dịch phải như chống giặc?
“Chống dịch như chống giặc” được hiểu là sự nguy hiểm của dịch bệnh tương
đương với sự nguy hiểm của giặc ngoại xâm.
Trước hết, do dịch COVID-19 là đại dịch tồn cầu, có tốc độ lây lan nhanh,
khơng chỉ gây thiệt hại trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, mà còn
khiến số người tử vong ngày càng cao; được coi là vấn đề cấp bách nhất hiện nay.
Thứ hai, đối với Việt Nam, “trong dịch có giặc”: Đó là các thế lực thù địch và
bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi dụng việc phòng chống dịch COVID-19 để
chống phá cách mạng Việt Nam. Đó là những kẻ “nối giáo cho giặc”, là những
người giấu bệnh, khai báo y tế không trung thực, chống và trốn cách ly, không chấp
hành lệnh cấm tụ tập, tiếp xúc đơng người… làm lây lan dịch bệnh. Đó là những kẻ
lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ trục lợi, nâng giá, bắt chẹt người mua, sản xuất hàng
giả bn lậu hàng hóa y tế ra nước ngồi; lợi dụng dịch bệnh để phạm tội. Đó là
những kẻ lợi dụng dịch bệnh để phao tin đồn nhảm, làm rối lòng quân, gây hoang
14
mang trong dân gây ảnh hưởng xấu đến công tác phòng, chống dịch của Việt
Nam…
Các loại giặc trên đều nguy hiểm như nhau và là đối tượng phải tiêu diệt (dịch
COVID-19 là “giặc vơ hình”) mắt thường khơng thể thấy được làm người ta mắc
bệnh và tử vong; đó là các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị; do đó, chống
giặc dịch được hiểu là chống “giặc COVID-19” để cứu người, bảo vệ Tổ quốc. Thứ
“giặc” còn lại cũng nguy hiểm khơng kém nên đặt ra tính cấp bách và là “đối
tượng” phải phịng, chống nhanh chóng và kịp thời.
Chống giặc như thế nào?
Về mục tiêu: Trước mắt, nhanh chóng đẩy lùi, tiến tới cơng bố hết dịch trong
thời gian sớm nhất; về lâu dài, nhanh chóng khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực
của dịch; đồng thời ra sức phát triển đất nước nhanh và bền vững.
Về quan điểm và phương châm: Tính mạng con người và lợi ích quốc gia, dân
tộc là trên hết; “khơng để ai bị bỏ lại phía sau”. Đặc biệt, phải phịng bệnh hơn
chữa bệnh. Theo đó, việc phịng, chống dịch Covid-19 hiện nay điều kiện tiên
quyết là phải đề cao các biện pháp phịng dịch là chính; thậm chí “phải hy sinh lợi
ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân” như tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư và
Chính phủ.
Về sức mạnh và lực lượng: Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó, ngành y tế, qn
đội và cơng an là lực lượng nòng cốt; phát huy tối đa nội lực đồng thời tranh thủ sự
giúp đỡ, hợp tác từ các nước trong khu vực và trên thế giới vì đây là vấn đề toàn
cầu.
Về phương thức chống giặc: Trong các chỉ thị, quyết định và hướng về phòng,
chống dịch COVID-19 của Đảng, Nhà nước ta đều chỉ rõ: “Chủ động ngăn ngừa;
phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả”. Đặc biệt, phải “cách ly kịp thời, khoanh
15
vùng gọn, dập dịch triệt để, điều trị khỏi bệnh”. Trong đó, việc phát hiện sớm, tăng
cường ngăn chặn là vơ cùng quan trọng; bởi vì, nếu chúng ta khơng kịp thời, khơng
nhanh chóng thì dịch bệnh sẽ lây lan cấp số nhân, lũy thừa. Đối với những người
“nối giáo cho giặc” cần kịp thời phát hiện, ngăn chặn xử lý nghiêm minh theo đúng
pháp luật; còn đối với các thế lực thù địch và bọn cơ hội chính trị thường xuyên lợi
dụng việc phòng chống dịch COVID-19 để chống phá cách mạng Việt Nam thì kiên
quyết tiêu diệt.
Khơng được chủ quan khinh địch, vì diễn biến dịch hết sức phức tạp và hậu quả
xảy ra trên diện rộng do đó phải hết sức chủ động phịng, chống kịp thời và hiệu
quả. Vì vậy tồn Đảng, tồn dân, tồn qn phải thực hiện tốt lời kêu gọi của Tổng
bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng: "toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng
chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch
Covid-19!"5. Mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phịng, chống dịch bệnh.
Đó chính là tinh thần chủ đạo chống dịch như chống giặc hiện nay.
Cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức các
cấp tích cực tuyên truyền giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là bà con nhân dân
vùng có dịch hiểu rõ, tác hại của dịch và tích cực, chủ động tham gia phịng, chống
dịch với nhiều hình thức và phương tiện tuyên truyền khác nhau hiệu quả. Đồng
thời, phải khơi dậy và phát huy sức mạnh của Nhân dân trong phịng, chống dịch;
phân cơng, phân nhiệm lực lượng phụ trách cụ thể với tác phong “đi tận ngõ, ngõ
tận nhà”… nhằm phòng, chống dịch COVID-19 hiệu quả.
Phải kết hợp việc tiêu diệt giặc COVID-19 với thực hiện các nhiệm vụ chính trị
khác. Đây là giải pháp căn cơ nhất bởi vì dịch bệnh có thể kéo dài, nếu chỉ tập
trung mọi nguồn lực cho một nhiệm vụ sẽ dẫn tới nguy cơ đình trệ cho cả nền kinh
tế, gây mất ổn định chính trị, mất trật tự an tồn - xã hội… Do đó, ngày 25/3/2020,
5 Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng
bào ta ở nước ngoài.
16
tại phiên họp thứ 43 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ
trước tình hình khó khăn của người dân hiện nay, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị
Kim Ngân (hiện tại là Cựu Chủ tịch Quốc hội) cho rằng: Thời điểm này rất cần sự
đồng lịng, đồn kết của tồn dân và sự vào cuộc của tồn hệ thống chính trị để
vượt qua khó khăn, đảm bảo tình hình đất nước ổn định, chăm lo đời sống nhân
dân. Đặc biệt, phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong bộ máy hành
chính Nhà nước, khơng vì dịch bệnh mà đình trệ cơng việc.
Tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước, triển khai đồng bộ các biện pháp để
ngăn chặn nguồn dịch lây lan từ bên ngoài vào trong nước trên tinh thần vừa mềm
dẻo, vừa cương quyết; sẵn sàng nhận hỗ trợ và chia sẻ về kinh nghiệm xử lý dịch,
chữa trị người nhiễm với cộng đồng quốc tế. Đây chính là tư tưởng cách mạng tiến
công của đường lối chiến tranh nhân dân được vận dụng sáng tạo vào “cuộc chiến
chống dịch COVID-19” hiện nay.
Từ rất sớm, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí
Minh đã luận giải: “Trong mỗi giai đoạn cách mạng, Đảng căn cứ vào tình hình
trong nước và trên thế giới, đề ra những khẩu hiệu, mục đích và kế hoạch đấu tranh.
Đảng quy định ở giai đoạn nào thì phải dựa vào lực lượng nào, đồn kết lực lượng
nào, cơ lập và phân hóa lực lượng nào, để tiêu diệt kẻ thù của giai cấp, của nhân
dân. Khẩu hiệu chính trị đúng, thì tồn dân thấy rõ phương hướng, nhận rõ ai là
bạn, ai là thù, đoàn kết chặt chẽ xung quanh Đảng, để đánh thắng kẻ thù của cách
mạng”6. Vì vậy, khẩu hiệu “chống dịch như chống giặc” trong phòng, chống dịch
COVID-19 là sự vận dụng sáng tạo chỉ dẫn quý báu đó của Người và tất yếu Việt
Nam sẽ sớm giành thắng lợi trước thứ giặc nguy hiểm này.
3. Kết quả đạt được.
6 Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 8, tr. 277-278
17
Sau khi đường lối “chống dịch như chống giặc” của Đảng và nhà nước đưa ra,
cho đến nay, dịch bệnh đã cơ bản kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi cả nước, các
hoạt động sản xuất kinh doanh dần được phục hồi, dần thích ứng linh hoạt với dịch
bệnh; hầu hết các ngành, lĩnh vực đang trên đà tăng trưởng trở lại; hoạt động sản
xuất, kinh doanh, đời sống người dân, người lao động ổn định và phát triển trở lại.
Các tầng lớp nhân dân tin tưởng, đồng lòng với các chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước trong phịng, chống dịch. Tỷ lệ người dân Việt Nam hài lòng với
các biện pháp phịng, chống dịch của Chính phủ vào loại cao nhất thế giới 96%.
Việc phòng chống dịch của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
4. Một số giải pháp đang tiếp tục được thực hiện
Trong q trình phịng, chống dịch trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã
đề ra và đưa vào thực hiện rất nhiều biện pháp. Tất cả các biện pháp đưa ra đều
mang lại hiệu quả nhất định trong công tác phòng chống dịch. Cho tới thời điểm
hiện tại, dịch đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi cả nước, một số biện pháp đã
khơng cịn phù hợp với trạng thái “Thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả
dịch COVID-19” theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ nhưng một số thì vẫn
đang được áp dụng để có thể loại bỏ dịch bệnh trong tương lai gần. Một số biện
pháp như: thông điệp 5k của Bộ y tế, Quản lý điều trị tại nhà cho người nhiễm (F0)
và hỗ trợ tư vấn từ xa. Các biện pháp này vừa phù hợp cho điều trị COVID-19 vừa
phù hợp với Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.
5. Trách nhiệm của bản thân.
5.1 Với lịch sử kháng chiến kiến quốc của đất nước ta.
Bản thân em là một sinh viên của Trường đại học Cơng nghệ giao thơng vận tải.
Khi cịn ngồi trên ghế nhà trường, tôi sẽ tiếp tục phấn đấu học tập, tu dưỡng đạo
đức tiên phong trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước hiện nay để xứng
với câu nói của Bác Hồ kính u: “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai
tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”. Đồng thời,
18
tơi xác định cho mình bản lĩnh chính trị, tư tưởng vững vàng, một lý tưởng và lối
sống cao đẹp. Bác Hồ cũng đã từng nói “Thanh niên là người chủ tương lai của
nước nhà, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần do các thanh niên”. Khi
còn là sinh viên được trang bị hành trang tri thức thì tơi xác định việc rèn luyện bản
lĩnh chính trị, bồi dưỡng lí tưởng cách mạng càng phải được đặt lên hàng đầu. Đó
là nền móng xây dựng và hồn thiện nhân cách bản thân - con người xã hội chủ
nghĩa, là kim chỉ nam cho mọi hành động của thế hệ thanh niên, sinh viên trong đó
có bản thân tơi. Cùng với đó, tơi sẽ cố gắng hết mình để trở thành sinh viên ưu tú
và được đứng trong hàng ngũ Đảng viên khi còn là sinh viên của trường, Hiện tại,
Việt Nam đã ở trong trạng thái bình ổn, hịa bình khơng cịn chiến tranh xâm lược,
tuy vậy tôi vẫn luôn biết ơn thế hệ đi trước đã đổ xương máu để gây dựng nên đất
nước ngày hôm nay, luôn khắc ghi công lao to lớn của họ ở trong lịng. Khơng cịn
chiến tranh xâm lược khơng có nghĩa là không chiến đấu, chiến đấu ở đây là chiến
đấu vì một đất nước phát triển hơn nữa, để đất nước ta năm 2030 trở thành một
nước phát triển trong khu vực. Nhận thấy được điều này, tôi luôn cố gắng phấn đấu
để khi 1 năm tới ra trường sẽ được góp một phần sức mình cho cơng cuộc đổi mới
đất nước, là một sinh viên ngành Công nghệ thơng tin trước sự phát triển vượt bậc
của máy móc đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến công nghệ cùng với đó đất nước
đang tiến cơng nghiệp 4.0 tôi luôn cố gắng trau dồi công nghệ mới nhất, cùng các
anh các chị và các em đưa đất nước chúng ta phát triển lên một tầng cao mới để
không phụ công ơn của ông cha ta trong việc dựng nước và giữ nước.
5.2 Với tình hình dịch bệnh hiện tại.
Trong thời gian vừa qua, dịch bệnh căng thẳng đã ảnh hưởng đến rất nhiều
trường từ mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, cho tới các
trung tâm nghề, các trường cao đẳng, đại học. Ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập
của thế hệ thanh, thiếu niên Việt Nam trong đấy có sinh viên chúng ta. Tuy vậy,
công tác dạy và học vẫn diễn ra bình thường bằng hình thức trực tuyến, học trực
19
tuyến có chút bất cập nhưng tất cả sinh viên của trường bao gồm cả bản thân tôi
vẫn ra sức học tập và rèn luyện, đăng nhập vào lớp đúng giờ và ghi chép bài đầy
đủ, khơng vì dịch bệnh mà ảnh hưởng đến kết quả của những học kỳ vừa qua. Tuy
học tập và sống ở nhà nhưng vẫn tuân thủ theo quy tắc phòng chống dịch của Bộ y
tế, Đảng, Nhà nước, nhà trường đề ra.
Với tình hình dịch bệnh hiện tại, Cơng tác phịng, chống của Đảng và Nhà nước
đã đem lại những thành công nhất định. Các trường đã cho phép học sinh, sinh viên
trở lại trường. Chính vì vậy, cơng tác phịng chống dịch càng được quan tâm hơn
hết. Nhà trường đã đề ra nhiều biện pháp phòng chống dịch cho sinh viên và giảng
viên khi dạy và học ở trường. Là sinh viên của trường, tơi ln tn thủ các quy tắc
phịng, chống dịch của nhà trường đề ra để bảo vệ bản thân mình và thầy cơ và các
bạn khác trong lớp học. Ngồi ta, tơi ln tn thủ 5k của bộ y tế đã đề ra để chung
tay cùng với mọi người chiến thắng “giặc”.
III. Kết luận.
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” là bước đi hợp lý, là biện pháp cần thiết sau
khi giành chính quyền nhằm củng cố chế độ, giải quyết những khó khăn của quần
chúng càng làm tăng cường sự gắn bó chặt chẽ của nhân dân với cách mạng. Chỉ
thị thể hiện sự sáng tạo trong việc giải quyết chỉ đạo chiến lược và sách lược của
Đảng trong tình hình mới, chiến lược ở đây được hiểu là chiến lược cách mạng dân
tộc dân chủ nhân dân, còn sách lược ở đây là những biện pháp cụ thể có tính mềm
dẻo, khơn khéo, giải pháp mang tính tạm thời nhưng vẫn hướng tới mục tiêu chiến
lược đó là giải phóng dân tộc.
Bản Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” đã thể hiện tầm nhìn chiến lược, nhãn
quan chính trị của một chính Đảng mới ra hoạt động cơng khai chưa bao lâu trên
một loạt vấn đề liên quan trực tiếp tới sự nghiệp bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ
quốc, bảo vệ Nhà nước dân chủ nhân dân - thành quả cao nhất của Cách mạng
20
tháng Tám 1945, tạo tiền đề cơ bản đưa cách mạng Việt Nam tiến lên. Đó là việc
xác định rõ tính chất và nhiệm vụ chiến lược của giai đoạn cách mạng từ sau Tổng
khởi nghĩa tháng Tám, xác định và phân loại chính xác kẻ thù, phương hướng cơ
bản vừa kháng chiến vừa kiến quốc, một loạt giải pháp nhằm xây dựng và tăng
cường thực lực cho cuộc kháng chiến, những quan điểm cơ bản về chỉ đạo chiến
tranh và những nội dung chính của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện,
trường kỳ, tự lực cánh sinh... Trong tình hình “nước sơi lửa bỏng” lúc bấy giờ,
những chiến lược và sách lược được thể hiện trong bản Chỉ thị lịch sử “Kháng
chiến kiến quốc” của Đảng Cộng sản Đơng Dương thực sự là ánh sáng soi đường
cho tồn dân, toàn quân trong cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ sự sống còn của dân tộc.
21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng T.Nhất- Môn LSD (12-2021).
Báo cáo Kết quả 02 năm triển khai cơng tác phịng, chống dịch COVID-19 của Ban
chỉ đạo Quốc Gia phòng, chống dịch COVID-19.
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Hà Nội, Giáo Dục.
/> /> /> />%E1%BB%87n-th%E1%BB%B1c-h%C3%B3a-kh%E1%BA%A9u-hi%E1%BB
%87u-%E2%80%9Cch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch-nh%C6%B0-ch
%E1%BB%91ng-gi%E1%BA%B7c%E2%80%9D
22