Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty cp thông minh mk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.65 KB, 29 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................3
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP THÔNG MINH MK....4
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY MK..............................................4
1.1.1 Quá trình hình thành tập đoàn công nghệ MK..............................................4
1.1.2 Quá trình hinh thành công ty cổ phần thông minh MK................................6
1.2 CƠ CẤU HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG TY MK.....................................................8
1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty MK.........................................................8
1.2.2 Nhiệm vụ, chức năng của mỗi phòng ban trong công ty................................9
CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP
THÔNG MINH MK.....................................................................................................11
2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY MK........11
2.1.1 Những sản phẩm chính của công ty MK.........................................................11
2.1.2 Thị trường kinh doanh của công ty MK.........................................................13
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty MK.........................................16
2.2 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK.............................................................................19
2.2.1 Những ưu điểm mà công ty MK đạt được......................................................19
2.2.2 Những bất cập mà công ty còn mắc phải........................................................22
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK................25
3.1 PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
MK TRONG CÁC NĂM TỚI......................................................................................25
3.1.1 Tiếp tục củng cố duy trì và phát triển hơn nữa lĩnh vực kinh doanh các sản
phẩm thẻ thông minh trên thị trường mục tiêu......................................................25
3.1.2 Bước đầu sản xuất và kinh doanh sản phẩm giấy liên tục / nhiều liên.........27
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
1
1


Báo cáo thực tập tổng hợp
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY MK...................................................................................................27
3.2.1 Giải pháp 1: thực hiện tốt hơn nữa quy trình sản xuất các loại thẻ thông
minh............................................................................................................................27
3.2.2 Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty.........28
3.2.3 Giải pháp 3: Tăng cường huy động vốn tạo điều kiện phát triển cho MK...28
KẾT LUẬN.................................................................................................................30
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
2
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Sự bùng nổ của công nghệ thông tin, bối cảnh số hoá, toàn cầu hoá trên thế giới, ở
rất nhiều nơi trên thế giới, thẻ thông minh và các ứng dụng thẻ thông minh đã trở nên rất
phổ biến. Trong bối cảnh ngành công nghệ khoa học kỹ thuật ở Việt Nam đã và đang
phát triển như vũ bão, với yêu cầu đảm bảo an ninh và tính chuyên nghiệp của các tổ
chức thẻ công nghệ cao đã từng bướcthay thế cho các loại thẻ giấy truyền thống.
Công ty MK là một trong số những công ty đi đầu, sớm nhận thức đựơc tầm quan
trọng và tính tất yếu của chiếc thẻ thông minh, đã xây dựng cho mình một nhà máy sản
xuất riêng ngay tại Việt Nam. Và cơ hội được thực tập tại công ty đã giúp tôi có them rất
nhiều những kinh nghiệm thực tế bổ ích , phục vụ cho quá trình học tập của tôi.
Báo cáo này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Tạ Văn Lợi
cùng sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty.
Báo cáo gồm 3 chương :
CHƯƠNG1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CP THÔNG MINH MK
CHƯƠNG2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP
THÔNG MINH MK
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK

Báo cáo tuy còn nhiều thiếu sót nhưng cũng đã phản ánh được cơ bản tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty MK, và từ đó đưa ra hướng chọn đề tài cho giai
đoạn thực tập tiếp theo.
Qua đây tôi xin đựơc gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể quý công ty đã giúp
đỡ tôi nhiệt tình trong suốt thời gian qua.
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
3
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THÔNG MINH MK
1.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK
1.1.1 Quá trình hình thành tập đoàn công nghệ MK
Tập đoàn công nghệ MK là nhà cung cấp các giải pháp và sản xuất thẻ nhựa đầu tiên tại
Việt Nam. Được thành lập từ năm 1999, công ty đã trải qua nhiều mốc thay đổi đáng nhớ
• 31/05/1999: thành lập công ty TNHH Công nghệ Mạnh Khang
 07/1999: trở thành nhà phân phối độc quyền của Datacard ( Mỹ) tại Việt
Nam chuyên cung cấp máy in thẻ nhựa, thiết bị sản xuất thẻ và các hệ thống
phát hành và cá thể hoá tập trung chuyên dùng cho lĩnh vực tài chính,ngân
hàng
 08/1999: Trở thành nhà phân phối Visa Card, MasterCard của Secure- Card
Gemplus tại Việt Nam
 11/1999: Mở Văn phòng đại diện tại thành phố HCM
 02/2002: đưa dây chuyền sản xuất thử nghiệm thẻ vào hoạt động
• 14/02/2002: Chuyển đổi công ty TNHH công nghệ Mạnh Khang thành công ty cổ
phần công nghệ MK. Đây là công ty chuyên cung cấp các giải pháp về thẻ nhựa
hàng đầu ở Việt Nam, các sản phẩm và dịch vụ bao gồm:
-Giải pháp cá thể hoá thẻ và phát hành thẻ của Datacard ( Mỹ)
-Hệ thống lọc tiền và giải pháp quản lý tiền mặt của De La Rue (Anh)
-Máy ATM của Triton ( Mỹ)

-Thiết bị thanh toán thẻ Cybernet (Hàn Quốc)
-Giải pháp công nghệ mật khẩu sử dụng một lần trong giao dịch trực
tuyến ( Thuỵ Sỹ)
 03/2002: Trở thành nhà phân phối độc quyền của De La Rue tại Việt Nam
đối với các thiết bị liên quan đến xử lý tiền mặt như lọc tiền , đếm tiền,
kiểm tra tiền giả
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
4
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
• 24/01/2003: Thành lập công ty liên doanh thẻ thông minh MK giữa công ty cổ
phần công nghệ MK và công ty Sinclair-Tek ( Mỹ)
 04/2003: Trở thành nhà phân phối độc quyền của CyberNet ( Hàn Quốc) tại
Việt Nam, chuyên cung cấp các thiết bị thanh toán đầu cuối (POS) hàng
đầu thế giới
 05/2003: Trở thành nhà phân phối độc quyền của hãng Triton ( Mỹ) tại
Việt Nam đối với các thiết bị rút tiền tự động (ATM) chuyên dung cho tập
đoàn bán lẻ, siêu thị , khách sạn, nhà hàng
• 01/03/2004: Khánh thành và đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thẻ MK đặt tại
KCN Quang Minh, Vĩnh Phúc. Với vốn đầu tư trên 2 triệu đô la Mỹ và được trang
bị dây chuyền sản xuất thẻ hiện đại, nhà máy có khả năng cung cấp cho thị trường
nội địa và xuất khẩu 30 triệu thẻ trắng, thẻ từ và thẻ thông minh mỗi năm
 01/2005: Khởi động giai đoạn hai của Nhà máy liên doanh thẻ thông
minh MK
 02/2005: Khai trương Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) MK
tại Hà Nội với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển cũng như tích hợp các hệ
thống ứng dụng thẻ thông minh trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng ,
viễn thông và bảo an chính phủ
 09/2005: Thẻ Sim của MK đạt giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2005
 06/2006: Sản phẩm phần mềm nhúng dành cho thẻ thông minh được xếp

hàng sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao- tại giải thưởng Sao Khuê 2006
 01/2007: Triển khai dự án “Trung tâm nghiên cứu, sản xuất và cá thể
hoá thẻ thông minh MK” tại khu công nghệ cao TP.HCM
 02/2007: Trở thành nhà phân phối độc quyền của hãng Todod- Thuỵ Sỹ tại
Việt Nam, chuyên cung cấp các sản phẩm và giải pháp chứng thực mật
khẩu sử dụng một lần trong giao dịch trực tuyến
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
5
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
 04/2007: Sản phẩm Các ứng dụng giá trị gia tăng cho điện thoại di
động CDMA- MK RUIM bằng công cụ phát triển UTK- VAS đựơc
trao giải phần mềm ưu việt và được xếp hạng 4 sao
 27/12/2007: Công ty liên doanh thẻ thông minh MK chuyển đổi hình thức
kinh doanh thành công ty cổ phần Thông Minh MK
Trong năm 2007 vừa qua Tập đoàn CN MK đã cùng với 2 tổ chức khác là IDG và Net
one tham gia sáng lập Vinapay- một công ty chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán trên
điện thoại và internet. Do vậy, tính đến hiện nay,Tập đoàn MK bao gồm 3 thành viên là
• Công ty cổ phần công nghệ MK
• Công ty cổ phần thông minh MK
• Vinapay
-Công ty cổ phần công nghệ MK có đặt văn phòng tại tầng 11 toà nhà M3-M4 Nguyễn
Chí Thanh, ngoài ra còn có trụ sở tại thành phố HCM
-Công ty cổ phần thông minh MK đặt văn phòng tại tầng 10 và tầng 5 toà nhà M3-M4
Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội). Còn nhà máy sản xuất đặt tại khu công nghiệp Quang
Minh, Vĩnh Phúc
-Trung tâm nghiên cứu và phát triển MK cũng có văn phòng tại Láng Hạ ,Hà Nội
1.1.2 Quá trình hình thành của công ty cổ phần thông minh MK
Được thành lập đầu năm 2003 giữa công ty cổ phần công nghệ MK và công ty
Sinclair- Tek( Mỹ) với tên ban đầu là : Công ty liên doanh thẻ thông minh MK. Do nhu

cầu của việc mở rộng sản xuất kinh doanh , công ty đã tiến hành chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp, đồng thời thay đổi tên giao dịch. Theo GCNĐT do UBND tỉnh Vĩnh Phúc
cấp ngày 17 tháng 12 năm 2007, công ty đổi tên thành: Công ty cổ phần Thông minh
MK.
Công ty có vốn đầu tư ban đầu là 2 triệu USD, và tới năm 2005 thì tổng vốn đầu tư đã
đạt 3 triệu USD. Công ty là thành viên chính thức của hiệp hội sản xuất thẻ quốc tế
ICMA. Đồng thời công ty cũng đạt đựơc chứng chỉ ISO 9001:2000 của BIQV cho quy
trình sản xuất và in thẻ nhựa, thẻ thông minh.
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
6
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
Công ty có nhà máy đặt tại khu công nghiệp quang minh Vĩnh Phúc nằm cách Hà Nội
22 km với diện tích 10,400m2 , Nhà máy đạt công suất hơn 30 triệu thẻ/năm và có thể cá
thể hoá tới 5000 thẻ /giờ.
Các hoạt động của công ty bao gồm:
-sản xuất thẻ công nghệ cao như : thẻ thông minh(có gắn chip), thẻ từ, và thẻ khác
-In và cá thể hoá thẻ
-Nghiên cứu và phát triển các phần mềm ứng dụng cần thiết cho thẻ công nghệ cao
sử dụng trong viễn thông, ngân hang, bán lẻ …
-Tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đến thẻ công nghệ cao
-Xuất khẩu các máy móc và phần mềm truy nhập
sản xuất và phân phối các loại máy ( như máy đọc thẻ …)
-Cung cấp dịch vụ cá thể hoá thẻ
-phân phối và xuất khẩu các sản phẩm do công ty sản xuất và quản lý các kênh phân
phối
-triển khai thẻ công nghệ cao và chuyển giao bí quyết giữa Việt Nam và nước ngoài
Công ty thông minh MK hiện là nhà sản xuất hàng đầu đối với thẻ nhựa
MK là nhà cung cấp thẻ cho các đơn vị hàng đầu Việt Nam như:
-thẻ ATM cho các ngân hàng VCB, BIDV, ICB, VBARD, Sacombank, Techcombank..

-Thẻ khách hang cho Việt Nam Airlines, Prudential, AIA, Metro, Honda, Ford, Vichy...
-Thẻ bảo hành và chứng nhận sản phẩm chính hiệu cho Motorola, Sony Ericson
-Thẻ chìa khoá cho các khách sạn Hilton, Sheraton, Sofitel Plaza, …
-Thẻ nhân viên cho các tổng công ty, các doanh nghiệp, các tổ chức,hiệp hội,trường học
-Thẻ thư viện, thẻ cán bộ cho các trường Đại học tại Hà Nội
Bảng số1: Danh sách những khách hàng chính của MK
• Vietcombank
• Incombank
• VBARD
• BIDV
• Sacombank
• Techcombank
• Bao Viet Insurance Company
• Prudential Assurance Co.LTD
• AIA Assurance Company
• Toyota Motor Vietnam
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
7
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
• Ford Vietnam
• VMC
• Vietnam- French Hospital
• Hanoi international School
• Honda Vietnam
• Yamaha Vietnam
• Sony Ericson
• Samsung
• Motorola
• Viettel

• VNPT
• Daewoo Hotel
• Sofitel Plaza Saigon
• Hotel Nikko Hanoi
Nguồn: Phòng kinh doanh (năm 2007)
1.2 CƠ CẤU HÀNH CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK
1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thông minh MK
Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thông minh MK
Nguồn: phòng nhân sự (Năm 2007)
1.2.2 Nhiệm vụ chức năng của mỗi phòng ban trong công ty
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
HĐQT
Ban Giám đốc
BP sản xuất
-nhà máy SX
-BP Thiết kế
-BP SB
-BP Kỹ thuật máy
móc
-BP Hỗ trợ
BP nhân sựBP Tài chínhBP kinh doanh
-Marketing
- kd lvực điện
tử- viễn thông
-Kd thẻ tài
chính& thẻ ID
security
-Kd QTế
-Business form
-Kế toán

-Kho
-XNK
-Nhân sự
-Hành chính văn
phòng
8
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Theo thống kê của phòng nhân sự, công ty có 135 người . Trong đó đạt trình độ đại học
và trên đại học chiếm khoảng 31.85%, 34.07% đạt trình độ cao đẳng và trung cấp, và
còn lại 34.07% có trình độ PTTH.
Biểu số 1: Thống kê phân loại trình độ học vấn trong công ty MK
ĐH&trên ĐH
CĐ&Trung cấp
PTTH

(Nguồn: Phòng nhân sự, năm 2007)
Tất cả các phòng ban trong công ty đều tham gia vào quy trình sản xuất thẻ , và từng bộ
phận khác nhau lại có nhiệm vụ và chức năng khác nhau.
-Các phòng nhân sự, hay phòng kế toán thì cũng có chức năng tương tự như ở các doanh
nghiệp khác, đó là bộ phận nhân sự, hành chính văn phòng sẽ có nhiệm vụ quản lý
nguồn nhân lực trong công ty cùng với các công việc văn phòng thông thường.
-Bộ phận tài chính kế toán có nhiệm vụ theo dõi , quản lý các hoạt động tài chính, các
khoản thu chi , phối hợp với các phòng ban khác lên kế hoạch sản xuất kinh doanh cho
công ty và đặc biệt là quản lý dòng tiền mặt nhằm đảm bảo công ty có một hệ thống tài
chính lành mạnh và minh bạch nhất.
-Một bộ phận có thể gọi là nòng cốt xương sống của MK chính là bộ phận sản xuất. Bộ
phận này cấu thành từ nhiều bộ phận nhỏ hơn mà trong đó đặc biệt quan trọng nhất
chính là nhà máy sản xuất của công ty có trụ sở đặt tại khu công nghiệp Quang Minh
Vĩnh Phúc.

Nhà máy sản xuất có 68 lao động thường xuyên, được chia vào các tổ chuyên môn hoá
-Tổ in offset
-Tổ in lưới
-Tổ ép và cắt
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
9
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
-Phòng cá thể hoá
-Phòng kiểm tra và chọn lọc
Các bộ phận này làm việc trực tiếp và gắn liền với các dây chuyền máy móc thiết bị
trong nhà máy. Ngoài ra còn có các bộ phận khác như :
-Bộ phận kỹ thuật: chuyên về vận hành, bảo dưỡng, bảo trì các máy móc trang
thiết bị trong nhà máy.
-Bộ phận thiết kế…
-Phòng kinh doanh cũng là một bộ phận quan trọng trong công ty. Các nhân viên thuộc
phòng kinh doanh có nhiệm vụ liên hệ, tạo mối quan hệ với các khách hang, luôn tìm
kiếm các khách hang tiềm năng, nghiên cứu nhu cầu của họ và tìm phương án đáp ứng
tối ưu. Khách hang liên hệ với nhân viên phòng kinh doanh để đặt hàng, sau đó nhân
viên kinh doanh sẽ thông báo lại cho bộ phận sản xuất để sản xuất theo đúng yêu cầu của
khách hàng. Bộ phận marketing cũng nằm trong phòng kinh doanh, chủ yếu là nhân viên
PR chịu trách nhiệm tăng cường phát triển hình ảnh của công ty trên thị trường.
Hiện nay phòng kinh doanh tại Hà Nội chỉ có khoảng 7 người, vẫn còn thiếu so với nhu
cầu hoạt động của công ty.
-Ngoài ra công ty còn có Trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) MK đặt trụ sở
tại Hà Nội với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển cũng như tích hợp các hệ thống ứng dụng
thẻ thông minh trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng , viễn thông và bảo an chính phủ.
-Văn phòng Sài Gòn của công ty có nhiệm vụ tìm kiếm, liên hệ với khách hang , ngoài ra
cũng có một bộ phận sản xuất nhỏ được đặt trong đó để đáp ứng kịp thời nhu cầu của
khách hàng

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
CÔNG TY CỔ PHẦN THÔNG MINH MK
2.1TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ
PHẦN THÔNG MINH MK
2.1.1 Những sản phẩm chính của công ty MK
2.1.1.1Giới thiệu sơ lược về thẻ Thông Minh
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
10
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thẻ thông minh là sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, đòi hỏi dây chuyền sản xuất
công nghệ cao và hiện đại với yêu cầu đảm bảo chất lượng và bảo mật dữ liệu ngặt
nghèo.
Thành phần chính của thẻ thông minh là thẻ nhựa kích thước 85mm x 54mm x
0.76mm được làm từ các vật liệu khác nhau ( PVC, PET, ABS…). Hai mặt thẻ được in
sẵn bằng công nghệ in offset hoặc in lưới với các tranh ảnh, chữ, logo công ty và thông
tin cần thiết
Trên thẻ thông minh có gắn dải từ, bộ vi xử lý hoặc con chip bộ nhớ. Nhờ có con chip
này người ta có thể cài các chương trình ứng dụng, hoặc lưu trữ các thông tin cơ bản về
chủ thẻ hoặc nội dung thẻ. Chip điện tử ở thẻ thông minh có thể chứa tới 16k dữ liệu .
Thẻ thông minh có thể được cấy dải từ tính để lưu trữ dữ liệu, bao gồm các dữ liệu cơ
bản về chủ thẻ hoặc nội dung thẻ.
Thẻ thông minh đựơc sử dụng rộng rãi và rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, từ Mỹ
, Nhật, Châu Âu đến Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc. Ứng dụng của thẻ thông minh rất
đa dạng và phong phú ở các lĩnh vực khác nhau. Có thể phân loại sơ bộ như sau:
• Chính phủ: Chứng minh thư, Bằng lái xe, Thẻ bảo hiểm xã hội, Thẻ ưu tiên qua
cầu đường…
• Tài chính và ngân hang: Thẻ nợ, thẻ tín dụng, Thẻ ATM, Thẻ Tiền mặt, Thẻ quà
tặng, Thẻ bảo hiểm, Thẻ giảm giá cho khách hang mua bảo hiểm
• Viễn thông-Công nghệ thông tin: Thẻ điện thoại trả trước (điện thoại box, điện

thoại di động), thẻ internet, thẻ dung trong thương mại điện tử ( e-commerce),…
• Nhà hang-khách sạn: thẻ chìa khoá, thẻ khách, thẻ hội viên, CLB, thẻ ưu đãi
khách hang/thẻ khách hang đặc biệt( VIP card), thẻ vào cửa có kiểm soát, thẻ cổ
đông
• Thương mại- bán lẻ( siêu thị, cửa hang…) : thẻ giảm giá, thẻ ưu đãi khách hang,
thẻ cổ đông,…
• Giáo dục: thẻ học sinh/ sinh viên, thẻ thư viện, thẻ nhân viên, thẻ vào cửa có kiểm
soát ( phòng thí nghiệm, phòng lab..)
Sinh viên: Tạ Thị Phương Thuý Lớp: Kinh doanh quốc tế 46B
11
11

×