Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Một số biện pháp rèn luyện tính tự lập cho trẻ 34 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.11 KB, 6 trang )

1. Thực trạng trước khi áp dụng biện pháp:
1.1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp
Đa số trẻ nhà trẻ mới ra lớp nên trẻ còn hay khóc các kỹ năng tự phục vụ của
trẻ hầu như khơng có mà hồn tồn phụ thuộc vào bố mẹ và cơ giáo, do bố mẹ ở
nhà nghĩ trẻ cịn quá nhỏ không thể tự làm được việc sinh ra tâm lí nng chiều trẻ,
làm hộ trẻ dù là những việc nhỏ nhất. Một số cặp vợ chồng khó khăn trong việc
chăm sóc ni dưỡng nên tâm lý ln u thương nuông chiều đáp ứng mọi nhu
cầu của trẻ, một số trẻ sinh cuối năm tính tự lập cịn non nớt so với các bạn sinh
đầu năm.( Phụ lục minh chứng 1)
Từ những kết quả khảo sát tôi nhận thấy rằng trẻ lớp tơi đa số cịn chưa biết
cách tự phục vụ bản thân, tính chủ động tích cực trong các hoạt động cịn rất ít trẻ
đạt u cầu.
1.2. Biện pháp sử dụng trước đó nhưng chưa có hiệu quả, nguyên nhân
hạn chế của biện pháp
* Biện pháp đã sử dụng nhưng chưa có hiệu quả
- Xây dựng kế hoạch hoạt động để trẻ được thực hành các kỹ năng tự phục
vụ của bản thân, rèn luyện tính tự lập cho trẻ qua các hoạt động hàng ngày.
- Xây dựng góc chơi, sưu tầm đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi và hoạt động.
* Nguyên nhân hạn chế của biện pháp:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động về nội dung giáo dục còn hạn chế, và chưa
phù hợp với chủ đề, còn nghèo nàn về nội dung, phương pháp tổ chức chưa sáng
tạo, chưa đạt kết quả cao.
- Xây dựng góc chơi chưa được phong phú về nội dung giáo dục tính tự lập.
2. Biện pháp góp phần nâng cao chất lượng cơng tác giảng dạy đã thực
hiện có hiệu quả.
2.1. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn
* Cơ sở lý luận.


2


Trẻ em là một đối tượng khá nhạy cảm, nếu được tiếp xúc với nền giáo dục
tốt thì trẻ phát triển theo chiều hướng tốt. Ngược lại nếu trẻ em tiếp xúc với nền
giáo dục không đúng sẽ dẫn đến các hậu quả tiêu cực. Đó cũng là cách giúp trẻ vận
động suy nghĩ, sáng tạo và tự tin thực hiện những điều mà trẻ muốn làm, muốn
thực hiện.
* Cơ sở thực tiễn.
Năm học 2020-2021 theo sự phân công của nhà trường tơi thực hiện cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi A với tổng số là 22 trẻ trong
q trình chăm sóc và giáo dục trẻ qua quan sát thực tế tôi thấy rất nhiều trẻ xuất
hiện tình trạng dựa dẫm, ỷ lại, được nng chiều một cách thái quá dẫn đến không
biết làm một số việc đơn giản. Từ nhận thức của mình về vấn đề giáo dục tính tự
lập cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ tơi định hướng được nhiệm vụ của mình. Để tìm ra
được những biện pháp khắc phục những tồn tại trên, tôi đã nghiên cứu và áp dụng
“ Đổi mới tổ chức hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ tại lớp NT 24-36 tháng
tuổi A trường mầm non Đức Long hụn Hịa An tỉnh Cao Bằng” nhằm hình
thành tính tự lập cho trẻ”
2.3. Tổ chức thực biện pháp:
Biện pháp 1 : Lập kế hoạch luyện tập các kỹ năng tự phục vụ bản thân
Sau khi khảo sát kết quả trên trẻ tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch luyện
tập các kỹ năng tự phục vụ bản thân dựa trên những kỹ năng đã được hình thành ở
trẻ, với mục tiêu từ dễ đến khó và tơi ln để ý tới những trẻ đặc biệt, cá biệt. Kết
thúc mỗi hoạt động, có đánh giá mức độ thực hiện của trẻ có hướng điều chỉnh cho
phù hợp, khơng đưa nội dung giáo dục tính tự lập quá rộng, quá khó mà đưa nội
dung giáo dục gần gũi với độ tuổi mà trẻ yêu thích và dễ thực hiện.
Biện pháp 2: Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức.
Ở tuổi lên hai trẻ đã hình thành và phát triển ý thức, trẻ tích cực tìm hiểu các
sự vật, hiện tượng xung quanh, trẻ rất muốn tự làm mọi việc để khẳng định mình.
Tơi ln động viên khuyến khích trẻ tự hồn thành cơng việc như: Lúc đầu năm trẻ



3

mới đi học nên cịn rất bỡ ngỡ trong cơng tác vệ sinh như: Tự rửa mặt, tự đi vệ sinh
đúng nơi quy định nên tôi đã hướng dẫn trẻ cách đi vệ sinh, hướng dẫn bé cách rửa
mặt, rửa tay đúng cách và trẻ tự cất dép, cởi dép để lên giá để dép ...( Phụ lục minh
chứng 02)
Trẻ 2 tuổi đã bắt đầu có khả năng tự mình làm một số cơng việc đơn giản, trẻ
cũng có ý thức về điều đó và cũng có mong muốn được làm. Qua quan sát tơi thấy
trẻ thích tự mình lấy ghế ngồi vào bàn ăn, hoặc ngồi vào bàn để học bài và khi học
xong và ăn xong trẻ tự cất ghế vào nơi quy định, trẻ tự xúc cơm..... ( Phụ lục minh
chứng 03)
Ngay từ đầu năm học tôi đã làm những ký hiệu nhận biết cho mỗi cá nhân trẻ từ
các ngăn tủ đồ dùng cá nhân, ghế, ca uống nước, khi trẻ đến trường tôi để trẻ được
luyện tập tự cất đồ dùng cá nhân vào ngăn tủ của mình, nhắc nhở thêm với những
trẻ chậm hơn các bạn khác, trẻ được thường xuyên được thực hành các kỹ năng
đó.( Phụ lục minh chứng 4)
Biện Pháp 3: Tổ chức rèn luyện tính tích cực trong các hoạt động.
Tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ theo hướng đổi mới thể hiện được
mối quan hệ hợp tác giữa cô với trẻ, giữa trẻ với nhau. Trong giờ học đối với các
hoạt động cần đến đồ dùng của trẻ, tôi chuẩn bị đồ dùng đặt sẵn trên bàn sau đó
cho trẻ tự lên lấy đồ dùng học tập về vị trí ngồi của mình, kết thúc tiết học cũng
vậy tôi cho trẻ tự cất đồ dùng học tập đúng nơi quy định.
Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi nhà trẻ là hoạt động với đồ vật, khi trẻ được
chơi với đồ chơi trong các hoạt động chơi tập có chủ đích, chơi tập theo ý thích,
dạo chơi ngồi trời, trẻ rất thích thú, phấn khởi. Chính vì vậy tôi rất chú trọng việc
tạo điều kiện cho trẻ được chơi với đồ vật, đồ chơi và chơi với bạn bè. Tơi tích hợp
hoạt động giáo dục vệ sinh cho trẻ mọi lúc mọi nơi, sau giờ dạo chơi ngoài trời tôi
cùng trẻ nhặt lá rụng trên sân trẻ rất thích thú và hoạt động của cơ thơng qua đó tơi
giáo dục giữ gìn mơi trường vệ sinh chung ở lớp cũng như ở nhà. ( Phụ lục minh
chứng 06)



4

Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh cùng giáo dục
tính tự lập cho trẻ.
Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về nội dung, phương pháp dạy trẻ tính
tự lập và một số kỹ năng tự phục vụ bản thân trong giờ đón, trả trẻ, tại góc tuyên
truyền của lớp, và trực tiếp trên nhóm Zalo phụ huynh chung. Phân tích cho phụ
huynh hiểu sự quan trọng của việc giáo dục tính tự lập và hướng dẫn phụ huynh
phương pháp phối hợp với giáo viên để phụ huynh giáo dục trẻ khi ở nhà. Phụ
huynh quan sát ý thức của trẻ trong các tình huống hàng ngày, để từ đó có những
biện pháp rèn luyện và giáo dục phù hợp.
3. Kết quả đạt được:
* Đối với trẻ:
Sau khi áp dụng các biện pháp tôi nhận thấy: Trẻ được thực hành, trải
nghiệm, được tự thỏa mãn nhu cầu tự lập, tôi thấy học sinh lớp tôi rất hứng thú
tham gia các hoạt động của lớp, có một số kỹ năng tự lập cần thiết phù hợp với độ
tuổi, trẻ tự tin, mạnh dạn khi tham gia các hoạt động.( Phụ lục minh chứng 07)
* Đối với bản thân
Sau khi nghiên cứu, thực hiện các biện pháp bản thân tơi đã tích lũy thêm
nhiều kiến thức trong việc lập kế hoạch giáo dục tính tự lập cho trẻ, linh hoạt hơn
trong tổ chức các hoạt động, tích hợp lồng ghép giáo dục tính tự lập vào các hoạt
động trong ngày.
* Đối với phụ huynh: Phụ huynh biết được giáo dục tính tự lập cho trẻ là rất
cần thiết, khoảng cách giữa phụ huynh và giáo viên đã trở nên thân thiện và xây
dựng được niềm tin của phụ huynh đối với cô giáo, phấn khởi với khả năng tự lập
của con em mình.
4. Kiến nghị - Đề xuất
Tổ chuyên môn và ban giám hiệu tổ chức các buổi sinh hoạt chuyện môn về

chuyên đề luyện tập kỹ năng tự phục vụ bẩn thân, tạo cơ hội cho giáo viên được


5

trao đổi học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao hiểu biết về chun mơn từ đó
áp dụng tốt hơn trong các hoạt động
Các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa về quá trình lớn lên của trẻ, cần
gần gũi với trẻ nhiều hơn nhất là khả năng tự lập cho trẻ trong giai đoạn lứa tuổi
mầm non.
- Trên đây là báo cáo “Biện pháp luyện tập kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tại
lớp NT 24-36 tháng tuổi A trường mầm non Đức Long huyện Hòa An tỉnh Cao
Bằng nhằm hình thành tính tự lập cho trẻ” Tơi rất mong nhận được sự đóng góp
của Hội đồng Ban giám khảo để báo cáo một số biện pháp của tơi được hồn thiện
và đạt kết quả hơn. Xin trân thành cảm ơn!
Người báo cáo

Nông Hồng Hạnh
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG

Hiệu trưởng trường: Mầm non Đức Long xác nhận biện pháp“ Đổi
mới tổ chức hoạt động rèn kỹ năng tự phục vụ tại lớp NT 24-36 tháng tuổi A
trường mầm non Đức Long huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng nhằm hình thành
tính tự lập cho trẻ” của giáo viên: Nơng Hồng Hạnh áp dụng có hiệu quả, lần
đầu được dùng để đăng kí thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non và chưa
được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Đức long, ngày ....tháng……năm 2021
HIỆU TRƯỞNG

Hà Khánh Ninh



6



×