Đề tài thảo luận : Nhận dạng các rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
Lời mở đầu
Trong hoạt động kinh doanh chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều rủi ro , rủi ro là
những yếu tố không chắc chắn tồn tại trong công việc mà chúng ta tiến hành, nó có
những ảnh hưởng tiêu cực và tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại hoặc đã gây ra các
thiệt hại. Dù muốn hay không, hầu hết những điều chúng ta làm đều chứa đựng rủi
ro , hoạt động đầu tư cũng không thể tránh khỏi . Trong kinh tế thị trường, dường
như không có hoạt động đầu tư kinh doanh nào lại không có nguy cơ gặp rủi ro. Lợi
nhuận càng cao, rủi ro càng lớn, nhưng điều ngược lại thì chưa hẳn đã đúng: lợi
nhuận có thể thấp, song rủi ro chưa chắc đã nhỏ đi . Đầu tư tài chính , chứng khoán
cũng không nằm ngoài quy luật này, thậm chí, ở mức sâu đậm và đa diện hơn . Đó
là lý do tại sao chúng ta cần phải tìm hiểu các loại rủi ro, bản chất và đặc điểm của
mỗi loại để có thể xác định được mức độ rủi ro của công cụ mà chúng ta muốn đầu
tư, từ đó quyết định có nên chấp nhận hay không và tổ chức các phương thức quản
lý thích hợp . Từ thực tiễn thị trường chứng khoán quốc tế nói chung và thị trường
chứng khoán Việt Nam nói riêng trong thời gian qua, có thể nhận dạng một số rủi ro
chủ yếu trong đầu tư tài chính và chứng khoán.
I) Một số khái niệm
1. Khái niệm rủi ro
Cho đến nay chưa có được định nghĩa thống nhất về rủi ro. Những trường phái khác
nhau, các tác giả khác nhau đưa ra những khái niêm rủi ro khác nhau. Những khái niệm
này rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung lại có thể chia thành hai trường phái lớn:
Theo trường phái truyền thống : rủi ro được xem là sự không may mắn, sự tổn thất
mất mát, nguy hiểm.Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy
đến.Đó là sự tổn thất về tài sản hay là sự giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận
dự kiến.Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình
kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của
một doanh nghiệp.Tóm lại, theo quan điểm này thì rủi ro là những thiệt hại, mất
mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều
không chắc chắn có thể xảy ra cho con người
Theo trường phái hiện đại : rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang
tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất
mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội. Nếu
tích cực nghiên cứu rủi ro, người ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa, hạn
chế những rủi ro tiêu cực, đón nhận những cơ hội mang lại kết quả tốt đẹp cho
tương lai.
2. Rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
Rủi ro trong đầu tư tài chính , chứng khoán là sự biến động tiềm ẩn trong kết quả đầu tư
tài chính chứng khoán , lợi nhuận mong đợi của nhà đầu tư . Nó là nguyên nhân gây nên
sự bất định của họ về kết quả đầu tư .
Một số loại rủi ro :
Rủi ro thuần thúy ( Pure risks ) tồn tại khi một nguy cơ tổn thất đe dọa lợi ích nhà
đầu tư mà không đi với cơ hội kiếm lời từ hoạt động đầu tư .
Rủi ro suy đoán ( Speculative risks ) tồn tại khi cơ hội sinh lời trong đầu tư đi với
nguy cơ tổn thất chính từ cơ hội cơ hội đầu tư đang theo đuổi .
Rủi ro cá biệt , có thể đa dạng hóa ( Driversifiable risks ) là những rủi ro gắn với
từng cơ hội đầu tư cá biệt và nhà đầu tư có thể hy vọng giảm thiểu tổn thất thông
qua đa dạng hóa danh mục đầu tư .
Rủi ro hệ thống , không thể đa dạng hóa ( Nondriversifiable ) là rủi ro tác động tới
hầu hết các tài sản đầu tư do đó việc đa dạng hóa danh mục đầu tư không có ( hoặc
hầu như không có ) tác dụng giảm thiểu tổn thất .
3. Nhận dạng rủi ro trong đầu tư tài chính , chứng khoán
Nhận dạng rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán là quá trình xác định liên
tục và có hệ thống về rủi ro .
Mục tiêu nhận dạng rủi ro nhằm xác định thông tin về nguồn hình thành rủi ro , các
hiểm họa , các nhân tố cấu thành rủi ro tài chính , chứng khoán .
Quá trình nhận dạng rủi ro còn bao gồm nhiệm vụ suy rộng liên kết các rủi ro và tìm
kiếm , nhận dạng , dự đoán các rủi ro mới mà nhà đầu tư quan tâm đến trong tương
lai .
Một số phương pháp nhận dạng rủi ro :
• Sử dụng bảng liệt kê ( check list ) và biến thể
• Phân tích báo cáo tài chính
• Sử dụng lưu đồ ( Flow – Chart )
• Giao tiếp trong nội bộ tổ chức
• Giao tiếp với các tổ chức chuyên nghiệp
• Phân tích hợp đồng
• Nghiên cứu số liệu tổn thất quá khứ
• Phân tích hiểm họa ( Hazard Analysis )
II) Các loại rủi ro trong đầu tư tài chính và chứng khoán
Trước khi lựa chọn kênh đầu tư phù hợp, nhà đầu tư yếu tố rủi ro nhằm đưa ra chiến
lược kinh doanh hiệu quả. Lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, nhà đầu tư chấp nhận
mức rủi ro cao (risk takers) có khả năng thu được lợi nhuận cao hơn , nhà đầu tư chấp nhận
mức độ rủi ro thấp (risk averse). Tuy nhiên, không phải rủi ro nào, nhà đầu tư cũng có thể
kiểm soát được. Rủi ro hệ thống không phân tán được, trong khi rủi ro không hệ thống có
thể giảm thiểu bằng cách tái cơ cấu và đa dạng hoá danh mục đầu tư.
1. Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống , không thể đa dạng hóa ( Nondriversifiable ) là rủi ro tác động tới
hầu hết các tài sản đầu tư do đó việc đa dạng hóa danh mục đầu tư không có ( hoặc hầu
như không có ) tác dụng giảm thiểu tổn thất .
Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết tài chính ,chứng khoán.
Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như GDP sụt giảm, lãi suất biến động, tốc
độ lạm phát thay đổi... là những ví dụ về rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến
sự dao động giá của các chứng khoán trên thị trường , rủi ro hệ thống được chia làm 4
loại .
1.1 Rủi ro thị trường
Một biểu hiện của rủi ro thị trường là việc giá cổ phiếu của doanh nghiệp có thể dao
động mạnh trong một khoảng thời gian ngắn, mặc dù thu nhập của công ty không thay đổi .
Nguyên nhân của nó có thể rất khác nhau, nhưng phụ thuộc chủ yếu vào cách nhìn
nhận của nhà đầu tư về các loại cổ phiếu nói chung, hay về một nhóm cổ phiếu nói riêng.
Những thay đổi trong mức sinh lời đối với phần lớn các loại cổ phiếu chủ yếu là do
kỳ vọng của nhà đầu tư vào nó thay đổi và gọi là rủi ro thị trường.
Rủi ro thị trường xuất hiện do có những phản ứng của nhà đầu tư đối với các sự
kiện hữu hình hay vô hình. Sự chờ đợi đối với chiều hướng sụt giảm lợi nhuận của các
công ty có thể là nguyên nhân làm cho phần lớn cổ phiếu giảm giá. Nhà đầu tư thường
phản ứng dựa trên cơ sở các sự kiện thực, hữu hình, như sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội,
còn các sự kiện vô hình là các sự kiện nảy sinh do yếu tố tâm lý của thị trường. Rủi ro thị
trường thường xuất phát từ những sự kiện hữu hình, nhưng do tâm lý không vững vàng của
các nhà đầu tư nên họ hay có phản ứng vượt quá các sự kiện đó. Những sự sụt giảm đầu
tiên trên thị trường là nguyên nhân gây nên nỗi sợ hãi cho các nhà đầu tư và có thể dẫn tới
hiện tượng tháo chạy, tạo nên phản ứng dây chuyền, làm tăng vọt số lượng bán khiến giá
chứng khoán rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. Tuy nhiên, cũng không loại trừ trường hợp
nhà đầu tư mua vào nhiều khi có những sự kiện bất thường xảy ra, lúc đó giá chứng khoán
sẽ tăng lên.
Tiêu biểu trong thời gian qua là việc sụt giảm mạnh của thị trường chứng khoán
Châu Á nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng sau khi Nhật Bản gặp
phải thảm họa động đất , sóng thần và hạt nhân . Thị trường lao dốc mạnh nhiều phiên khi
các tin xấu được đưa ra và rất nhiều cổ phiếu đã giảm tới mức dưới mệnh giá mặc dù tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty khá tốt trong năm vừa qua . Động thái giảm mạnh
của thị trường được nhiều nhà đầu tư cho rằng xuất phát từ 2 lý do chính :
Một là, do ảnh hưởng tiêu cực từ thảm họa từ Nhật Bản, nhà đầu tư lo ngại nhiều
khả năng Nhật Bản sẽ cắt giảm viện trợ ODA, FDI đối với Việt Nam và doanh số
đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang Nhật Bản cũng giảm đáng kể
Hai là, lo ngại của nhà đầu tư về mức lạm phát cao khi có những thông tin dự báo
chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 có thể tăng lên tới 3%.
Giải pháp
Để ổn định lại thị trường chứng khoán, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về
quản lý, kiểm soát tín dụng và thông tin, trong đó có việc hỗ trợ sức cầu và tăng
cường hiệu quả cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn.
Các giải pháp kiểm soát lạm phát hiện nay của Ngân hàng Nhà nước cần có "độ
trễ" để phát huy tác dụng, tránh gây "sốc" với doanh nghiệp và nền kinh tế. Đối
với vấn đề tỷ giá, cần tiếp tục cho đồng Việt Nam lên giá hơn so với hiện nay để
giảm sức ép mua ngoại tệ và kích thích nhập khẩu, từ đó giảm sức ép lạm phát và
thúc đẩy cải cách hoạt động xuất khẩu.
Ngân hàng Nhà nước cần đẩy mạnh hơn việc mua vào ngoại tệ trong thời hạn ít
nhất một tháng, trong đó ưu tiên mua ngoại tệ là kiều hối, vốn đầu tư trực tiếp, vốn
đầu tư chiến lược và đầu tư vào thị trường chứng khoán, ông Vũ Bằng nhấn mạnh.
Phát huy chính sách kiểm soát tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhưng cho rằng
cần có sự điều chỉnh trong tổng mức tín dụng cho phép để nới lỏng kênh cho vay
chứng khoán, từ đó hỗ trợ cho thị trường chứng khoán không bị "tổn thương" quá
mức.
Đặc biệt, ổn định tâm lý cho các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, vì tâm lý
là yếu tố tác động mạnh đối với sự đi xuống của thị trường chứng khoán trong thời
gian vừa qua.
1.2 Rủi ro lãi suất (Interest Rate Risk )
Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro hệ thống, hay còn gọi là rủi ro không phân
tán được khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Rủi ro lãi suất là loại rủi ro nói đến sự
không ổn định trong giá trị thị trường và số tiền thu nhập trong tương lai, nguyên nhân
là dao động trong mức lãi suất chung.
Nguyên nhân cốt lõi của rủi ro lãi suất là sự lên xuống của lãi suất Trái phiếu Chính
phủ, khi đó sẽ có sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của các loại chứng khoán
khác, như các loại cổ phiếu và trái phiếu công ty. Nói cách khác, chi phí vay vốn đối với
các loại chứng khoán không rủi ro thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của
các loại chứng khoán có rủi ro. Các nhà đầu tư thường coi trái phiếu Chính phủ là không
rủi ro. Lãi suất của trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, là mức phí vay vốn
không rủi ro. Những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới toàn
bộ hệ thống chứng khoán, từ trái phiếu cho đến các loại cổ phiếu rủi ro nhất.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng thay đổi theo cung cầu trên thị trường. Ví dụ, khi
ngân sách thâm hụt thì Chính phủ sẽ phát hành thêm chứng khoán đế bù đắp, như vậy sẽ
làm tăng mức cung chứng khoán trên thị trường. Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ chỉ mua các
trái phiếu này nếu lãi suất cao hơn lãi suất các loại chứng khoán khác đang được lưu hành.
Nếu giả sử, lãi suất trái phiếu chính phủ tăng từ 12 lên 12,5% thì những người đang nắm
giữ trái phiếu có lãi suất 12% sẽ bị thiệt hại do giá chứng khoán giảm xuống. Vì lãi suất đã
cố định là 12% ngay từ lúc phát hành nên những người nắm giữ chứng khoán chỉ có thể
bán được nếu họ chịu giảm giá xuống tới mức đảm bảo cho lãi suất đáo hạn của những trái
phiếu này đạt được mức 12,5%. Do lãi suất trái phiếu Chính phủ tăng, nó sẽ trở nên hấp
dẫn hơn và các loại chứng khoán khác sẽ bị kém hấp dẫn đi. Hệ quả là, những nhà đầu
tư sẽ mua trái phiếu Chính phủ thay vì trái phiếu công ty, và do vậy lãi suất trái phiếu công
ty cũng phải tăng lên. Lãi suất trái phiếu công ty tăng sẽ dẫn đến giá của các loại cổ phiếu
thường và cổ phiếu ưu đãi giảm xuống như một phản ứng dây chuyền.
Như vậy, ta thấy có một cơ cấu hợp lý về lãi suất do các loại công cụ có liên hệ với
nhau. Sự tăng lên của lãi suất chuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Hệ quả trực
tiếp của việc tăng lãi suất chuẩn là giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống;
tương tự, lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của các loại chứng khoán tăng lên.
Ngoài hệ quả trực tiếp đối với giá chứng khoán, lãi suất chuẩn còn có ảnh hưởng
gián tiếp đến giá cổ phiếu thường. Thứ nhất, lãi suất chuẩn tăng hay giảm sẽ làm cho các
giao dịch ký quỹ kém hấp dẫn đi hay hấp dẫn hơn. Thứ hai, rất nhiều công ty kinh doanh
chủ yếu bằng vốn đi vay. Nhiều công ty khác, ví dụ các tổ chức tài chính, tham gia vào các
hoạt động cho vay khi lãi suất tăng, các công ty vay nợ nhiều sẽ phải trích từ thu nhập của
mình nhiều hơn để trả lãi, dẫn đến sự sút giảm thu nhập, cổ tức và giá cổ phiếu. Việc tăng
lãi suất lại mang đến thu nhập cao hơn cho những người cho vay do nguồn thu chính của
họ là lãi thu được từ các khoản cho vay. Đối với những công ty này thu nhập tăng lại làm
cho cổ tức và giá cổ phiếu của nó tăng .
Giải pháp
Kiểm soát rủi ro lãi suất thông qua thời lượng
• Điều chỉnh doanh mục đầu tư nhằm tạo ra thời lượng giúp kiểm soát tác động của
lãi suất tới giá tài sản tài chính, đang nắm giữ , qua đó ổn định thu nhập kì vọng
của danh mục đầu tư .
• Xây dựng bối cảnh biến động lãi suất , có ứng xử tương ứng để khai thác mô
hình thời lượng trong kiểm soát rủi ro .
Thực thi chiến thuật đầu tư năng động
• Xuất phát từ cá chiến thuật căn bản : phân tích lãi suất đối sánh (benchmark ) ,
khai thác các cơ hội arbitrage , đánh cược với rủi ro – lãi suất .
• Kết hợp các phân tích giá với DV01 , thời lượng và các phân tích khác
• Dự đoán bối cảnh lãi suất
• Xây dựng kịch bản
• Điều chỉnh năng động danh mục đầu tư
• Tìm kiếm và tận dụng các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi , vay vốn với lãi
suất thấp, ổn định và loại trừ được rủi ro biến động tăng lãi suất
1.3 Rủi ro sức mua (Purchasing Power Risk )
Rủi ro sức mua là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư tài chính , chứng
khoán , biến động giá càng cao thì rủi ro sức mua càng tăng, nếu nhà đầu tư không tính
toán lạm phát vào thu nhập kỳ vọng. Nói cách khác, lợi tức thực tế của chứng khoán đem
lại là kết quả giữa lợi tức danh nghĩa sau khi khấu trừ lạm phát. Như vậy, khi có tình trạng
lạm phát thì lợi tức thực tế giảm.
Nếu chúng ta coi khoản đầu tư là một khoản tiêu dùng ngay, ta có thể thấy rằng khi
một người mua cổ phiếu, anh ta đã bỏ mất cơ hội mua hàng hoá hay dịch vụ trong thời gian
sở hữu cổ phiếu đó. Nếu, trong khoảng thời gian nắm giữ cổ phiếu đó, giá cả hàng hoá dịch
vụ tăng, các nhà đầu tư đã bị mất một phần sức mua. Giá cả hàng hoá và dịch vụ tăng gọi
là lạm phát, giá cả hàng hoá giảm gọi là giảm phát, cả đều liên quan đến khái niệm rủi ro
sức mua. Nguyên nhân chính của lạm phát là do giá thành sản phẩm và nhu cầu về hàng
hoá, dịch vụ tăng so với mức cung.
Thứ nhất lạm phát tăng là do nhu cầu tăng lên khi nền kinh tế có nhiều công ăn việc
làm hơn. Tại lúc này, mức cung không tăng kịp so với nhu cầu nhiều lên, các loại hàng hoá
và dịch vụ sẽ phải được phân bổ theo một mức giá nào đó tăng lên mà làm cho cung cầu
cân bằng tại đó. Thứ hai, lạm phát do tăng giá thành phẩm: Giá nguyên vật liệu và tiền
công tăng lên, các nhà sản xuất cố gắng bù đắp lại bằng cách tăng giá cả hàng hoá. Trong
một môi trường kinh tế có nhiều công ăn việc làm, tiền công được trả cao thì giá cả hàng
hoá sẽ tăng, ngược lại giá cả hàng hoá tăng cũng đòi hỏi tiền công tăng lên, chu trình này
cứ lặp đi lặp lại.
Như đã nói rủi ro sức mua thường đi kèm với sự thay đổi giá hàng hoá, dịch vụ thì
câu hỏi đặt ra là sự thay đổi giá những hàng hoá cụ thể nào sẽ được coi là thước đo tính
lạm phát. Thước đo thông dụng nhất sử dụng để xác định mức thay đổi giá cả hàng hoá,
dịch vụ là chỉ số giá hàng tiêu dùng. Chỉ số này sử dụng một số loại hàng hoá và dịch vụ
đại biểu để tính toán, gồm thức ăn, đồ dùng và rất nhiều các loại dịch vụ, từ y tế đến tiền
học để tính toán.
Xuất phát từ rủi ro sức mua, khi mua chứng khoán nhà đầu tư cần phải tính kèm cả
lạm phát vào thu nhập kỳ vòng để bù đắp rủi ro sức mua, mức này được đo bằng % biến
động giá. Sự cần thiết phải điều chỉnh thu nhập kỳ vọng theo những biến động giá cả có
thể chứng minh bằng ví dụ đơn giản sau: giả sử bạn cho vay 100 đồng ngày hôm nay và
được hứa trả 105 đồng vào cuối năm, lãi suất là 5%. Tuy nhiên nếu giá cả trong năm tăng
lên tới 6%, khi đó 105 đồng nhận được vào cuối năm sẽ chỉ có sức mua bằng khoảng 98
đồng so với đầu năm. Như vậy, bạn phải cộng thêm tỷ lệ lạm phát vào lãi suất, tức là thành
11% để cuối năm bạn nhận được lãi suất thực là 5%.
Cũng giống như lãi suất có ảnh hưởng đến giá của tất cả các loại chứng khoán (rủi
ro lãi suất), sự thay đổi sức mua cũng làm ảnh hưởng đến chúng. Nếu chỉ số giá hàng tiêu
dùng dự kiến vào năm sau tăng lên thì mức thu nhập đối với chứng khoán cũng đòi hỏi
phải tăng lên tương ứng. Điều đó sẽ tác động đến giá của các loại trái phiếu Chính phủ, trái
phiếu và cổ phiếu công ty, nếu lãi suất hay tỷ suất cổ tức từ những loại giấy tờ có giá này
tăng theo mong đợi thì giá của chúng sẽ cao và thu hút càng nhiều nhà đầu tư.
Giải pháp
Áp dụng các biện pháp hạn chế lạm phát của thi trường
1.4 Rủi ro về tỷ giá hối đoái
Trong thời gian gần đây, chúng ta đã mở cửa nền kinh tế thị trường đẩy mạnh giao
lưu kinh tế với thế giới. Trong công cuộc này, hệ thống ngân hàng luôn là chiếc cầu nối
quan trọng nhất cho mọi hoạt động kinh tế với bên ngoài.. Hoạt động tài chính quốc tế và
các nghiệp vụ liên quan tới ngoại hối do vậy ngày càng chiếm vị trí quan trọng . Từ lâu,
người ta nhận định rằng ngoại hối là một trong những nghiệp vụ phức tạp nhất , nó chiếm
tỉ trọng ngày càng cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng . Điều đáng lưu ý ở đây
là những hoạt động liên quan tới ngoại hối bản thân nó đã tiềm ẩn vô số những rủi ro cho
bất kỳ ai tham gia. Rủi ro ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngân hàng rủi ro ngoại hối
cũng ngày càng có ảnh hưởng lớn hơn , có phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có
biểu hiện phức tạp . Sự sụp đổ của ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống-
kinh tế- chính trị và xã hội của một nước.
Rủi ro hối đoái trong đầu tư tài chính là rủi ro đe dọa lợi tức đầu tư vào tài sản
tài chính , bắt nguồn từ biến động tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền thể hiện trên tài sản
đầu tư với đồng tiền được nhà đầu tư lựa chọn tính toán lợi ích và lưu giữ giá trị . Rủi
ro tỷ giá là rủi ro phát sinh do sự biến động tỷ giá làm ảnh hưởng đến giá trị kỳ vọng
trong tương lai.
Mọi hoạt động mà dòng tiền thu vào phát sinh bằng một loại đồng tiền trong khi
dòng tiền chi ra lại phát sinh bằng một loại đồng tiền khác đều chứa đựng nguy cơ rủi ro
tỷ giá. Về cơ bản rủi ro tỷ giá phát sinh trong 3 hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là
hoạt động đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động tín dụng.Rủi ro tỷ giá trong hoạt
động đầu tư thường phát sinh đối với công ty đa quốc gia (multinational corporations)
hoặc đối với các nhà đầu tư tài chính có danh mục đầu tư đa dạng hoá trên bình diện
quốc tế. Lý do là vốn đầu tư và doanh thu được tính bằng các loại đồng tiền khác nhau.
Trong điều kiện tỷ giá hối đoái không được dự báo chắc chắn về chiều hướng biến
động , thì rủi ro hối đoái thể hiện đặc trưng rõ ràng của rủi ro suy đoán.
Giải pháp
Né tránh mua và / hoặc bán khống các tài sản tài chính ghi bằng các đồng tiền dự
báo biến động bất lợi
Quan hệ mật thiết với các tổ chức kinh doanh ngoại hối
Tái cấu trúc danh mục đầu tư triệt tiêu tác động của tỉ giá tới RET bình quân của
danh mục đầu tư
Bán tài sản nhằm hạn chế tổn thất do rủi ro hối đoái
Đa dạnh hóa danh mục đầu tư
Sử dụng hoán đổi SWAP tiền tệ
2. Rủi ro phi hệ thống (Nonsystematic Risks )
Rủi ro phân tán được, tức rủi ro phi hệ thống là một phần rủi ro đầu tư mà nhà đầu
tư có thể loại bỏ được nếu nắm giữ một số loại chứng khoán đủ lớn. Loại rủi ro này là kết
quả của những biến cố ngẫu nhiên hoặc không kiểm soát được chỉ ảnh hưởng đến một
công ty hoặc một ngành công nghiệp nào đó. Các yếu tố này có thể là những biến động về
lực lượng lao động, năng lực quản trị, kiện tụng hay chính sách điều tiết của chính phủ. Vì
hầu hết các nhà đầu tư có hiểu biết tối thiểu đều có thể loại bỏ rủi ro có thể phân tán được
bằng cách nắm giữ một danh mục đầu tư đủ lớn từ vài chục đến vài trăm. Tuy nhiên, các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu lựa chọn chứng khoán một cách cẩn thận thì chỉ cần khoảng
15 chứng khoán là có thể làm nên một danh mục đầu tư loại bỏ được hầu hết rủi ro có thể
phân tán được.
2.1 Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro xuất phát từ tình trạng hoạt động của công ty,
khi có những thay đổi trong tình trạng này công ty có thể sẽ bị sút giảm lợi nhuận và cổ
tức.
VD : nếu lợi nhuận dự kiến tăng 10% hàng năm trong những năm tiếp theo, rủi ro
kinh doanh sẽ cao hơn nếu như lợi nhuận tăng tới 14% hay giảm xuống 6% so với lợi
nhuận nằm trong khoảng 9-11%.
Rủi ro kinh doanh có thể được chia làm hai loại cơ bản: Bên ngoài và nội tại :