Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Phân tích cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.45 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM I

Phân tích cá tính
Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ
Biểu Chánh
(qua tác phẩm Ai làm được, Tiền bạc bạc tiền, Ngọn cỏ gió đùa)

Mã học phần
Nhóm

:
:

LITR156002
5

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


Bảng danh sách và đánh giá công việc
STT Tên

MSSV

Phân công

Đánh giá


(%)

1

Đỗ Thị Huệ Tâm

4501606089 2.2. Qua tính cách nhân 100
vật + 3.3.2. Tuyến nhân
vật phản diện – chính diện
+ PPT + Tổng & chỉnh
sửa Word

2

Nguyễn Lê Duy

4501606017 3. Kết luận + Thuyết trình

100

3

Nguyễn Huỳnh Tú Duyên

4501606019 2.1. Thực tại cuộc sống + 100
3.5. Không gian và thời
gian

4


Nguyễn Bá Đức

4501606022 3.1. Phương ngữ + 3.4.1. 95
Giống tiểu thuyết chương
hồi + Thuyết trình

5

Nguyễn Thanh Khang

4501606044 3.1. Phương ngữ + Thuyết 100
trình

6

Nguyễn Thị Bích Ngọc

4501606064 3.2. Lời văn bình dị

7

Nguyễn Thị Phương

4501606080 3.1. Phương ngữ + 3.4.2. 95

100

Giống truyện thơ Nơm +
Thuyết trình
8


Trần
Phượng

Dương

Ngọc 4501606082 3.1. Phương ngữ + Tổng 100
& chỉnh sửa Word

1


9

Võ Nhã Thanh

4501606093 2.2. Qua tính các nhân 100
vật+ 3.3.1. Ngoại hình
nhân vật + Tổng & chỉnh
sửa Word

10

Nguyễn Thị Huyền Trang

4501606103 1. Những vấn đề chung + 100
3.4.2. Giống truyện thơ
Nôm

2



MỤC LỤC
Mở đầu .......................................................................................................................4
Chương 1.
1.1.

Một số vấn đề chung ......................................................................5

Tác giả, tác phẩm .......................................................................................5

1.1.1. Tác giả Hồ Biểu Chánh ..............................................................................5
1.1.2. Một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh.........................................................6
1.2.

Cá tính Nam Bộ ........................................................................................10

Chương 2.
Cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết “Ai làm được”, “Tiền bạc
bạc tiền” và “Ngọn cỏ gió đùa” về mặt nội dung .................................................10
2.1.

Thực tại cuộc sống người dân Nam Bộ ....................................................10

2.2.

Thể hiện qua tính cách nhân vật ...............................................................14

2.2.1. Con người Nam Bộ coi trọng tình nghĩa hơn tiền bạc. ............................14
2.2.2. Con người Nam Bộ hiếu khách, sống rộng rãi .........................................18

2.2.3. Con người Nam Bộ thật thà, thẳng thắn...................................................19
2.2.4. Con người Nam Bộ dễ thích nghi với mơi trường sống mới. ..................21
2.2.5. Phụ nữ Nam Bộ: địa vị cao và sống phóng khống .................................21
Chương 3.
Cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết “Ai làm được”, “Tiền bạc
bạc tiền” và “Ngọn cỏ gió đùa” về mặt nghệ thuật ..............................................23
3.1.

Phương ngữ Nam Bộ ................................................................................23

3.2.

Lời văn bình dị .........................................................................................30

3.3.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật..................................................................40

3.3.1. Ngoại hình nhân vật .................................................................................40
3.3.2. Tuyến nhân vật chính diện – phản diện ...................................................42
3.4.

Nghệ thuật xây dựng kết cấu ....................................................................44

3.4.1. So sánh với tiểu thuyết chương hồi ..........................................................44
3.4.2. So sánh với truyện thơ Nôm.....................................................................47
3.5.

Không gian và thời gian nghệ thuật .........................................................50


3.5.1. Không gian nghệ thuật .............................................................................50
3.5.2. Thời gian nghệ thuật ................................................................................52
KẾT LUẬN ..............................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................55
3


Mở đầu
Nhắc đến văn học Việt Nam hiện đại, chúng ta không thể bỏ qua cái tên Hồ
Biểu Chánh, một nhà văn có cơng lớn trong việc hình thành tiểu thuyết hiện đại tại
Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỉ XX.
Các tác phẩm của ông luôn được đông đảo quần chúng nhân dân đón nhận.
Người ta cảm nhận được sự gần gũi và bình dị trong chất văn của ông, điều này một
phần là do ông sinh ra và lớn lên tại chính vùng đất phía Nam trù phú nên các sáng
tác cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa, con người nơi đây. Cá tính Nam Bộ là
đặc điểm nổi bật nhất trong các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, đặc biệt là với thể
loại diện tiểu thuyết.
Trong bài tiểu luận này, chúng tơi sẽ phân tích cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết
của Hồ Biểu Chánh, cụ thể thông qua các tiểu thuyết “Ai làm được”, “Ngọn cỏ gió
đùa” và “Tiền bạc, bạc tiền”. Theo khảo sát của chúng tơi trong ba tác phẩm nói
trên, chất riêng của Nam kỳ lục tỉnh được thể hiện trên ba bình diện: bối cảnh tác
phẩm, con người (thơng qua nhân vật trong tác phẩm), phương ngữ.
Nội dung bài tiểu luận gồm:
Một số vấn đề chung: tác giả, tác phẩm, khái niệm cá tính Nam Bộ
Cá tính Nam Bộ: thể hiện qua bối cảnh, con người và phương ngữ
Tổng kết

4



Chương 1.
1.1.

Một số vấn đề chung

Tác giả, tác phẩm
1.1.1.

Tác giả Hồ Biểu Chánh

Hồ Biểu Chánh (1884 – 1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh,
hiệu Thứ Tiên. Ông xuất thân trong một gia đình nơng dân nghèo đơng con. Thuở
nhỏ ơng học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ rồi vào trường trung học ở
Mỹ Tho và Sài Gòn. Hồ Biểu Chánh làm qua nhiều chức quan. Ơng từng làm ký
lục, thơng ngơn, sau thăng dần đến đốc phủ sứ (1936). Bên cạnh đó ơng cịn từng
giữ chức quận trưởng ở nhiều nơi, sau khi về hưu (8/1941), Pháp mời ông làm cố
vấn với danh hiệu Nghị viện Hội đồng Liên bang Đơng Dương và Phó Đốc lý thành
phố Sài Gòn. Sau cuộc tái chiếm Nam Bộ (1946), Cộng hòa tự trị Nam Kỳ được
thành lập, Hồ Biểu Chánh tiếp tục được mời làm cố vấn cho chính phủ Nguyễn Văn
Thinh. Sau khi chính phủ này sụp đổ, ông lui về ở ẩn và dành trọn những ngày
tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương. Trong suốt sự nghiệp làm quan của mình,
Hồ Biểu Chánh vốn có tiếng thanh liêm yêu dân, thương người nghèo khổ.
Hồ Biểu Chánh mất ngày 4 tháng 9 năm 1958 tại Phú Nhuận, Gia Định, thọ
73 tuổi. Lăng mộ ông ngày nay được đặt tại đường Thống Nhất quận Gò Vấp.
Hồ Biểu Chánh bắt đầu sự nghiệp văn chương từ năm 1906. Ông sáng tác văn học
rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như:
nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển
Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan... đóng góp rất nhiều cho sự phát triển
của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thuộc về thời
kỳ đầu của văn học chữ quốc ngữ, cốt truyện đơn giản, triết lý chủ đạo là thiện

thắng ác, ở hiền gặp lành, điểm đặc biệt là rất Nam Bộ, từ giọng văn đến miêu tả
con người. Ngoài ra, ơng cịn phóng tác một số tiểu thuyết Châu Âu như là: Cay
đắng mùi đời (1923) từ Sans famille (Hector Malot); Chúa tàu Kim Quy (1923) từ
Le comte de Monte Cristo (Alexandre Dumas); Ở theo thời (1935) từ Topaze
(Marcel Pagnol); Người thất chí (1938) từ Crime et Châtiment (Dostoevsky),…

5


Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự, đề tài phần lớn là cuộc sống
Nam Bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ 20. Vốn có cuộc sống cơ
cực nên ơng có thể cảm thông, thấu hiểu với những đau khổ của người nghèo.
Thơng qua cách diễn đạt dân dã, bình dị, các nhân vật hiện lên với hình ảnh quen
thuộc như nơng dân, thợ thuyền, thợ may, gánh đồ hàng, … những người cùng khổ
trong xã hội. Là một người con của vùng đất Nam Bộ nên trong tác phẩm của ông
luôn thể hiện một cách rõ rệt những cá tính của vùng đất này. Ơng đã có những
đóng góp to lớn vào sự hình thành thể loại tiểu thuyết. Ơng để lại cho nền văn học
nước nhà khối lượng sáng tác không hề nhỏ với 64 tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn
và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập phê
bình – khảo cứu. Ngồi ra, cịn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.
1.1.2.

Một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh

*Ai Làm Được (1912)
Bạch Khiếu Nhàn là một nhà giàu ở Cà Mau có lịng thương người, trong lần
đi dạo cặp mé sơng thì vơ tình gặp được Phan Chí Đại – anh học trị trẻ có tài có
đức nhưng khổ nỗi nhà nghèo, phận lại côi cút vừa bỏ quê sang xứ khác làm ăn.
Bạch Khiếu Nhàn vừa gặp đã quý mến anh, biết hoàn cảnh của anh thì lại càng
thương nên đã giới thiệu cho vào làm trong Quan Phủ. Trong Phủ có bà Phủ

Nguyễn Thị Phường là người thâm hiểm, trước đây bà ta đã giết vợ trước của quan
để cướp chức quan bà, nay lại ln tìm cách chiếm đoạt tài sản của Bạch Tuyết –
con gái riêng của Quan Phủ và vợ trước, cô đây cũng là cháu gái của Bạch Khiếu
Nhàn.
Bà Phủ đổ oan cho Bạch Tuyết và Chí Đại tư tình với nhau, làm Quan Phủ
đuổi Chí Đại đi và ép Bạch Tuyết cưới người trong họ hàng của bà ta. Trong lịng
vẫn ln khơng ngi chí báo thù cho mẹ, nay lại còn bị kẻ thù giết mẹ ép uổng vào
trịng, Bạch Tuyết quyết định bỏ nhà tìm Chí Đại. Sau khi tỏ tường mọi chuyện với
nhau, Chí Đại tuy thương Bạch Tuyết nhưng lại không muốn cô bị thất tiết, anh từ
chối năm lần bảy lượt, song cuối cùng đã đồng ý ở bên cơ. Phan Chí Đại và Lê
Bạch Tuyết nên nghĩa vợ chồng, cùng nhau trải qua những ngày khó khăn, gian khổ
6


ở Sài Gòn. Một thời gian sau, Bạch Khiếu Nhàn biết chuyện, ơng đi tìm và giúp đỡ
vợ chồng cháu ngoại bằng cách góp vốn với người bn ngọc điệp để Chí Đại đi Ấn
Độ Dương làm cơng. Chí Đại đi xa, Bạch Tuyết vừa về Cà Mau không lâu liền lén
trốn lên lại Sài Gịn tự mình mưu sinh. Kế đó, khi đã ổn định chỗ ở cũng như có
cơng việc đàng hồng, Bạch Tuyết tình cờ gặp gỡ và giúp đỡ Băng Tâm, cô gái mà
bạn cũ của Chí Đại – Lý Trường Khanh theo đuổi.
Chồng đi làm xa, Bạch Tuyết ở nhà mong ngóng, nhớ thương sinh bệnh
nặng. Nhân cơ hội này, bà Phủ tỏ ý muốn đưa cơ về nhà chăm sóc song thật ra là để
dễ bề sát hại. Tuy không muốn thuận theo nhưng vì khơng kịp xoay sở nên Bạch
Tuyết phải theo kẻ ác lên đị trở lại Cà Mau. Nhờ có Băng Tâm và Trường Khanh
hết lòng giúp đỡ, Bạch Tuyết an toàn về đến quê nhà. Mưu lược lén đưa Bạch Tuyết
về chỗ Khiếu Nhàn do Trường Khanh bày ra thất bại, Băng Tâm không ở cùng chỗ
với Bạch Tuyết được nữa. Thế là thừa thời cơ khơng có ai cản trở, bà Phủ tráo thuốc
bổ thành thuốc độc ép Bạch Tuyết uống, may thay Chí Đại quay về kịp lúc cứu
được vợ mình. Bạch Tuyết và Chí Đại vợ chồng đoàn tụ, Băng Tâm đồng ý cưới
Trường Khanh. Cuối cùng, mọi người vui vẻ hạnh phúc sống bên nhau.

*Tiền Bạc Bạc Tiền (1925)
Bá Vạn là một người từ nghèo khó đi lên thành nhà giàu, bà Đỗ Thị Đào vợ
ông tuy cùng trải qua khó khăn cùng ơng nhưng lại là người tham tiền, ham quyền,
hám danh, chẳng bao giờ cho mình là nhà nghèo. Họ có ba người con gồm: Chị cả
Thanh Huê, đã lấy chồng song chồng không lo nổi cho cơ ta tiêu xài hoang phí nên
Thanh Huê vẫn sống dựa vào tiền của bố mẹ ruột. Người con thứ hai, cậu ba Bá Kỳ
là con trai độc nhất trong nhà, học giỏi, sống có chí hướng, trọng nghĩa khinh tài.
Cuối cùng là em gái út Thanh Kiều, đẹp người đẹp nết nhưng số phận lại bất hạnh.
Bá Kỳ vốn muốn gả Thanh Kiều cho bạn mình là Hiếu Liêm – người vừa biết lễ
nghĩa, vừa có học thức lại trọng tình. Thế nhưng Đỗ Thị chê Hiếu Liêm nghèo nên
khơng ưng. Sau vì ham mê danh vọng mà Đỗ Thị đã đẩy gia đình vào cảnh nợ nần,
ơng Bá Vạn thì xót của mà chết. Mất hết nhà cửa, Thanh Huê phải nương tựa chỗ
chồng, Đỗ Thị và Thanh Kiều được bà Phủ Khánh Long – chị gái của ông Bá Vạn

7


rước về nhà ở. Tuy đã ở tình thế sa cơ, Đỗ Thị vẫn khơng chịu thay đổi tính nết mà
liên tục cùng bà Phủ tìm gia đình giàu có để gả Thanh Kiều nhằm hưởng lợi từ phía
đàng sui. Nhưng Thanh Kiều khơng chịu, gặp ai cũng chê. Cịn Bá Kỳ vốn biết bà
Phủ Khánh Long không phải loại người lương thiện gì nên khơng muốn dùng tiền
của cơ mình để đi học tiếp, anh cho đó là đồng tiền ác nhân thất đức. Nghe bạn tâm
sự chuyện nhà éo le, Hiếu Liêm thương bạn và ngỏ lời chu cấp cho anh. Bá Kỳ
đồng ý rồi trở ra Hà Nội học.
Một thời gian trôi qua, tai nạn xe xảy ra, bà Phủ mất, vì khơng có người thừa
kế nên Đỗ Thị cùng các con được hưởng hết toàn bộ tài sản. Không lâu sau, Đỗ Thị
cũng qua đời, tiền tài tiếp tục để lại cho ba người con. Tuy nhiên chỉ có chị cả
Thanh Huê là người mong muốn có được phần tài sản ấy, cịn Bá Kỳ và Thanh Kiều
đều khơng động lịng tham, song họ vẫn nhận lấy phần tiền đã được chia, cứ thế anh
trai quyên cho hội khuyến học, em gái góp cho hội trẻ em. Đoạn kết, Bá Kỳ đang

ngồi ở nhà Hiếu Liêm uống trà kể chuyện thì nhận được thơ báo tin em út nhà mình
xuống tóc đi tu. Hiếu Liêm vốn có tình cảm với Thanh Kiều, giờ nhận ra mình đã
hiểu lầm cốt cách thanh sạch của cơ thì liền hối hận, cùng Bá Kỳ đi tìm và thuyết
phục cơ trở về.
*Ngọn Cỏ Gió Đùa (1926)
Đây là một quyển tiểu thuyết có rất nhiều nhân vật, nhưng có thể nói nhân
vật trung tâm là Lê Văn Đó. Lê Văn Đó thời trẻ dưới cảnh ngộ khó khăn của gia
đình trong nhiều ngày liền khơng có cơm ăn, tính cách khi ấy vừa khờ khạo vừa dại
dột nên đã làm liều ăn cắp nồi cháo heo của nhà Bá hộ rồi lâm vào cảnh tù tội với
muôn vàn khổ cực, ngược đãi.
Còn nhân vật Lý Ánh Nguyệt, đây là nhân vật có vai trị nền tảng cho các
diễn biến về sau của câu chuyện, nhân vật này được Hồ Biểu Chánh miêu tả là một
cô gái xinh đẹp, tài hoa. Cha cô là một nhà nho nhưng chưa kịp đỗ đạt cơng danh thì
đã chết nơi xứ người. Ánh Nguyệt bơ vơ, bị vợ chồng Đỗ Cẩm lừa gạt sức lao động,
sau lại bị công tử nhà giàu Từ Hải Yến lừa gạt tình cảm. Khi cơ mang thai cũng là
lúc Hải Yến đỗ cao làm quan, Ánh Nguyệt tưởng chừng như mình đã có nơi nương
8


tựa thì Hải Yến trở về An Giang bái tổ rồi cưới vợ khác. Ánh Nguyệt sinh con gái,
đặt tên là Từ Thu Vân. Sau vì một số biến cố mà hai mẹ con tách biệt, Thu Vân ở
nhà Đỗ Cẩm chờ mẹ quay lại đón, cịn Ánh Nguyệt khăn gói về q tìm lại người
thân. Đến nơi, người thân mất hết, cơ khơng có tiền chuộc lại con gái nên đến
nương nhờ chỗ Thiên Hộ Trần Chánh Tâm, tiếp đó lại gặp thêm nhiều giơng bão,
cuộc đời đầy oan nghiệt khiến Ánh Nguyệt chưa kịp gặp lại con gái thì đã bệnh
nặng rồi qua đời.
Thiên Hộ Trần Chánh Tâm hóa ra lại là Lê Văn Đó, sau khi đến Cần Đước
thay tên đổi họ, khai hoang làm ăn và trở thành người giàu có, ơng sống rất nhân
nghĩa và có lịng thương người. Lê Văn Đó lập nhà tế bẩn, nhà dưỡng lão, viện mồ
côi... Không lâu sau ông vơ tình gặp phải Phạm Kỳ – tên canh giữ ông năm xưa

trong nhà giam, khi biết quan trên đã buộc một người khác chịu tội cho mình, Lê
Văn Đó đã thừa nhận lai lịch của mình và bị bắt. Ông bị kết án chung thân, lưu đày
biệt xứ mất hết của cải. Tuy nhiên, vì muốn thực hiện lời hứa với Lý Ánh Nguyệt là
cứu vớt và nuôi dưỡng Thu Vân nên ơng đã tìm cách vượt ngục trở về. Những ngày
sau khi đón được Thu Vân là những ngày ơng tận tình chăm sóc, thương u cơ bé
như máu mủ ruột thịt, khơng chỉ vậy, Lê Văn Đó đã luôn muốn tạo điều kiện cho
Thu Vân và Hải Yến cha con nhận mặt. Song, khi Hải Yến gặp được Thu Vân, dù
biết rõ đó là con gái ruột của mình nhưng hắn vẫn khơng chịu mà cịn ép Lê Văn Đó
phải mang Thu Vân đi khỏi Định Tường.
Một nhân vật khác nổi trội khơng kém Lê Văn Đó hay Lý Ánh Nguyệt trong
tác phẩm này là Vương Thể Phụng. Chuyện rằng, Ơng Đàm Tự Chấn là người giàu
có ở đất Vĩnh Tường, góa vợ sớm, khơng có con trai, chỉ có hai cơ con gái là Kim
H và Kim Diệp. Vương Thế Hùng là một người thích võ nghệ và ưa hành hiệp,
một lần nọ cứu mạng Kim Diệp lại vơ tình làm Kim Diệp ơm mộng nhớ thương, cả
hai trở thành vợ chồng và sinh ra Vương Thể Phụng. Vương Thế Hùng theo phe nổi
loạn Lê Văn Khơi khởi nghĩa, bị thương rồi mất tích, Kim Diệp buồn rầu sinh bệnh
qua đời. Thể Phụng lớn lên trong cảnh mồ cơi nhưng bù lại có ơng ngoại cùng dì
Kim H dành hết thương u, dốc lịng chăm sóc. Sau này, Thể Phụng xảy ra xung

9


đột với ông ngoại trong việc thờ cha nên bỏ nhà ra đi, nhờ trước đó đậu qua Tú Tài,
Thể Phụng thuận lợi làm thư ký cho quan Bố Chánh Định Tường.
Trong một dịp tình cờ, Thể Phụng cứu mạng hai ơng cháu Lê Văn Đó rồi nên
dun nợ với Thu Vân. Thể Phụng trở về nhà xin cưới Thu Vân, không thành công,
cậu tiếp tục bỏ đi nhưng không tìm thấy người thương ở chốn cũ. Thể Phụng tức
giận cuộc đời, cứ thế đi lang thang rồi tham gia trại phản quân của Đoàn Hùng –
người quen năm xưa của cha mình với tư cách Tham Tá lãnh quân. Trong trận đánh
lớn với quan quân triều đình, Thể Phụng bị thương nặng, Lê Văn Đó và Thu Vân

đưa cậu trở lại nhà mình, Đàm Tự Chấn cuối cùng đã chấp nhận cho cháu trai cưới
người trong mộng. Lê Văn Đó cảm thấy vui vẻ khi trách nhiệm của ơng đến đây đã
hết, ơng ở gần nhà đơi trẻ nhìn Thu Vân hạnh phúc bên chồng, thi thoảng sang thăm
một lần, khơng lâu sau thì ơng mất.
1.2.

Cá tính Nam Bộ

Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên (2018), cá tính là “tính cách
riêng làm phân biệt với những người khác”. Ở đây chúng ta có thể hiểu cá tính Nam
Bộ chính là những nét riêng làm cho Nam Bộ trở nên khác biệt với các vùng miền
khác của đất nước. Cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh được thể
hiện qua bối cảnh, những đặc trưng tính cách của con người và qua phương ngữ
Nam Bộ.

Chương 2.

Cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết “Ai làm được”, “Tiền

bạc bạc tiền” và “Ngọn cỏ gió đùa” về mặt nội dung
2.1.

Thực tại cuộc sống người dân Nam Bộ

Hồ Biểu Chánh là nhà văn Nam Bộ tiêu biểu trong giai đoạn văn học Việt Nam đầu
thế kỷ XX. Những tác phẩm của ơng được ví như một bức tranh hiện thực thu nhỏ
của xã hội miền Nam Việt Nam ở những năm tháng đầy biến động – thời kỳ trước
và sau khi thực dân Pháp xâm lược. Mỗi một tác phẩm là ký ức về một thời điểm
nhất định.


10


Dưới ngịi bút tả thực của mình, Hồ Biểu Chánh khơng bỏ sót một vấn đề
nào của xã hội đương thời, vì vậy mà tồn cảnh đời sống người dân Nam Bộ lúc bấy
giờ hiện lên vô cùng sinh động. Xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX – buổi
giao thời giữa những giá trị truyền thống của dân tộc cùng những cái mới du nhập
từ phương Tây. Với âm mưu chiếm hữu toàn cõi nước ta, Pháp dùng miền Nam làm
bàn đạp tấn công ra Bắc và miền Trung, xã hội lúc này có những biến đổi to lớn về
vật chất cũng như tinh thần, cảm nhận sự thay đổi đó, Hồ Biểu Chánh đã phản ánh
một cách rất chân thực hoàn cảnh xã hội của miền Nam Việt Nam trong các tác
phẩm của mình, với những hình ảnh vơ cùng quen thuộc..
Ở Ngọn cỏ gió đùa, lấy bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XIX dưới thời các
vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Giai đoạn mà mâu thuẫn nội bộ
trong tầng lớp quan lại về lí tưởng trung quân nổi lên, người dân phải sống trong sự
áp bức, bóc lột của bọn cường hào: “Nghèo khổ không cơm nuôi gia quyến, họ giàu
có dư dã ăn khơng hết, đến mượn một vài giạ lúa về mà cứu cấp mẹ già cháu nhỏ
đói nằm thở hoi hóp, họ khơng cho mượn lại cịn xô đuổi. Cùng thế bưng cháo heo
ăn đem về cho mẹ với cháu ăn đỡ, họ không nghĩ lại bắt mà đánh” (Ngọn cỏ gió
đùa). Và như thế, người ta cầm tù một người lương thiện đến 10 năm ròng, đày đi
biệt xứ chỉ vì một nồi cháo heo. Đám cường hào ác bá dùng tiền và thế lực để hãm
hại, ức hiếp người dân vô tội, đẩy con người ta vào bước đường cùng.
Hồ Biểu Chánh đã khéo léo chọn cho câu chuyện của mình diễn ra trong thời kỳ mà
thân phận người dân cứ như “ngọn cỏ” bị “đùa” bỡn trước những “cơn gió”. Miền
Nam lúc bấy giờ được phản ánh rất rõ thực trạng xã hội. Ở nông thôn, số phận của
người lao động bị lệ thuộc rất nhiều vào các lực lượng đại diện cho chính quyền
phong kiến, như địa chủ, hương chức, hội tề và những kẻ giàu có quyền thế khác…
Trong Ngọn cỏ gió đùa, vì miếng cơm manh áo mà những người nơng dân nghèo
phải bán sức lao động cho bọn địa chủ, nhưng lúc nào cuộc sống của họ cũng khốn
khổ, thiếu thốn. Là hình ảnh người dân Nam Bộ khổ sở, đói khát vì mất mùa, ruộng

khơ nên lúa “khơng nở địng địng”, vì “lúa mùa vừa mới cấy, mà bị đất nẻ, nên
cọng teo lá úa”. Mà cụ thể ở đây, ngay từ đầu truyện đã hiện lên hình ảnh “nhà bà

11


Trần Thị bần cùng đói rách”, hình ảnh anh Lê Văn Đó “mới được 12 tuổi, thì cha
mẹ đem cho ở đợ chăn trâu cho nhà giàu. Hễ trời gần sáng thì Lê Văn Đó đuổi trâu
ra đồng”. Làm việc cực nhọc ngày đêm vẫn “không đủ nấu cháo cho gia quyến húp
mỗi người một chén”. Còn nhà anh Thiệt cũng khơng kém vì “đói q, nên anh dắt
ơng già lên Vũng Gù mà kiếm ăn.”, sau khi cha anh chết anh “lại trở về Giồng Tre
xin ở đợ cho nhà ơng ba Lãnh”.
Bên cạnh đó Hồ Biểu Chánh cũng không quên lên án, tố cáo sự bất công phi lí của
chế độ thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ đã chà đạp lên quyền sống và quyền
làm người của nhân dân. Số phận của người nông dân bấy giờ khơng do họ quyết
định mà phụ thuộc hồn tồn vào bọn cường hào ác bá. Những tên quan lại đều là
những tên ham tiền cùng bọn địa chủ ức hiếp dân lành như Lê Văn Đó, anh Thiệt,
để họ phải chịu án oan, phải lâm vào cảnh tù tội và chết trong chốn lao tù như ba
hồn ma Huỳnh Văn Hiền, Lê Văn Tố và Nguyễn Văn Đạo – mỗi ngươi mỗi một câu
chuyện bất công riêng.... Đỉnh điểm hơn là cái chết tức tưởi của Ánh Nguyệt – chết
trước sự vơ tình, độc ác của kẻ học cao nhưng lại là ngụy quân tử Từ Hải Yến:
“Ánh Nguyệt đương giận Hải Yến, mà Hải Yến xuối Phạm Kỳ bắt ơng Thiên Hộ
nữa, thì nghẹn cổ khơng nói ra tiếng, nàng đưa tay mà cản, song tay run đỡ không
nổi, bởi vậy nàng ú ớ chờn vờn, rồi té ngửa, đít ngồi dưới đất đầu nghẻo trên
giường, cặp mắt lộn thinh, miệng sôi bọt mồm bọt miếng” (Ngọn cỏ gió đùa)
Khơng nằm ngồi những vấn đề đang đặt ra cho xã hội lúc ấy, “Ai làm được” và
“Tiền bạc bạc tiền” và thậm chí là nhiều tác phẩm khác của Hồ Biểu Chánh cũng
phản ánh thực trạng sự chi phối của quyền lực, của đồng tiền lên trên đời sống của
người dân và quyền hạnh phúc của con người, con người vì đồng tiền mà trở nên
tha hóa, ham giàu sang phú quý mà đánh mất cả tình nghĩa. Tuy đây không phải là

một đề tài mới nhưng ở Hồ Biểu Chánh ơng nhìn thấy được ở một bối cảnh mới,
điều kiện mới, những quan hệ xã hội dần bị phá vỡ bởi “đồng tiền”.
Trong bối cảnh kinh tế đang khá ổn định và có phần phát triển, con người dần bị
cuốn vào tâm lý làm giàu, nhiều giá trị bị đảo lộn. Có thể thấy điều này qua nhân
vật bà Phủ trong Ai làm được tâm địa độc ác, ham của giàu sang, bà ta rắp tâm hại
12


chết mẹ của Bạch Tuyết tức vợ cả của quan Phủ rồi lại tìm đủ mọi cách để Bạch
Tuyết gả cho cháu bà nhằm giành lấy tài sản của ông Khiếu Nhàn (ông ngoại của
Bạch Tuyết) “Bà Phủ thấy con ghẻ Bạch Tuyết, từ nhỏ chí lớn, tính nết dè dặt, ít nói
ít cười mà cịn là cháu ngoại Khiếu Nhàn, hễ Khiếu Nhàn qua đời rồi thì cơ hưởng
trọn gia tài rất lớn, nên thuở nay bà để ý gả Bạch Tuyết cho thằng cháu ruột của bà
là thẳng Đồ”.
Và nhân vật bà Phủ (cô Hai Lành) ở Tiền bạc bạc tiền: “Tờ chúc ngôn làm trước
mặt nô-te đủ phép, bởi vậy tuy bà con ai cũng nghi cho bà Phủ dùng thuốc độc mà
giết cha con quan Phủ đặng đoạt gia tài […]”. Ở tác phẩm này, lấy bối cảnh thực
dân Pháp đang hồn tất cuộc bình định Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX, Hồ
Biểu Chánh lại phơi bày mặt trái của xã hội bị đồng tiền thao túng, những cuộc
tranh cử, những mối quan hệ ruột thịt và những cuộc hôn nhân bị thế lực đồng tiền
chi phối. Những bà phủ, những ông hội đồng bị của cải mê hoặc, rồi họ lại vịn vào
sự vững chắc của đồng tiền để chà đạp người khác, đánh mất tình nghĩa – giá trị tốt
đẹp vốn có của một con người Nam Bộ. Trong “Tiền bạc bạc tiền”, cuộc tranh cử
chức Hội đồng Quản hạt như một cuộc đua tài sản của các ông lớn, đến mức Lý
Thiên Thành – một người “có tài học rộng lại có danh nhiều” “thấy thái độ cử tri
hèn hạ, ai cũng quyết đem quyền bỏ thăm ra mà bán, chớ không biết dùng quyền ấy
mà lại người xứng đáng đặng bầu cử để thay lo cho những việc ích quốc lợi dân,
bởi vậy anh ta thối chí ngã lịng, cịn vài ngày nữa bỏ thăm, anh ta cáo thối không
thèm tranh nữa”
Mặt khác, Hồ Biểu Chánh cũng không phủ nhận giá trị của đồng tiền, thông qua

việc ông để các nhân vật tuy tốt đẹp, thiện lương nhưng lại sống trong nghèo khó,
khơng có tiền nên chẳng thể có được hạnh phúc trọn vẹn, như vợ chồng Bạch
Tuyết, Chí Đại trong Ai làm được, Chí Ðại khơng tìm được việc làm vững chắc, vợ
chồng thiếu trước hụt sau, nợ nần khơng trả nổi. Bạch Tuyết trong hồn cảnh đó lại
có thai, sinh con, nhưng con họ phải chịu đói, đau ốm rồi chết vì khơng có tiền
thuốc thang chạy chữa. Hồn cảnh đáng thương, vơ cùng bi đát đó là thực tế đời
sống – xã hội của người dân Nam Bộ lúc bấy giờ. Người chân chất hiền lành, không

13


tiền, nghèo khó thì cuộc sống cơ cực, người bị đồng tiền che mờ mắt thì tâm địa đa
đoan, tính tốn khéo léo thậm chí là ác độc, đánh mất nhân nghĩa…
Có thể nói, những biến động trong đời sống – xã hội của Nam Bộ đều được
Hồ Biểu Chánh nắm bắt và phản ánh rất kịp thời, đầy đủ và tương đối chân thực.
Thông qua việc lựa chọn bối cảnh Nam Bộ làm bối cảnh diễn ra câu chuyện của
mình, những tồn tại xã hội đương thời được nhà văn ghi nhận, phản ánh trực tiếp
vào trong các tác phẩm. Từ đó giúp cho người đọc thấy được mọi sự biến đổi của
vùng đất Nam Bộ không chỉ ở thành thị mà cịn ở cả nơng thơn, sự biến đổi trong
từng giai cấp, từng tầng lớp trong xã hội.
2.2.

Thể hiện qua tính cách nhân vật
2.2.1.

Con người Nam Bộ coi trọng tình nghĩa hơn tiền bạc.

Bên cạnh việc xây dựng bối cảnh xã hội – đời sống ở Nam Bộ, Hồ Biều
Chánh cịn thơng qua việc xây dựng tính cách nhân vật để thể hiện cá tính riêng của
vùng đất này. Người Nam Bộ trong xã hội thực tế lẫn người Nam Bộ trên những

trang sách đều cùng chung tính cách thân thiện, gần gũi, có lịng thương người,
trọng tình trọng nghĩa. Họ có thể thoải mái tiếp chuyện với người lạ, kiên nhẫn nghe
người khác chia sẻ nỗi khổ riêng, sau đó nếu có khả năng giúp đỡ thì sẽ liền hỗ trợ
ngay lập tức, người dân Nam Bộ đối đãi với nhau theo cái cách tự nhiên đến mức
tưởng chừng như đã thân thiết từ lâu.
Trong tác phẩm Ngọn cỏ gió đùa, nhân vật Lê Văn Đó đã khai hoang Cần
Đước, xây dựng sự nghiệp lớn mạnh rồi lấy đó làm nền tảng cưu mang bà con tứ
xứ. Trong chuyện của Lý Ánh Nguyệt, rõ ràng giữa ông và Ánh Nguyệt khơng hề
có một mối dây liên kết, Ánh Nguyệt chỉ vì nghe ơng là người thiện lương, sẵn
sàng đón nhận người cùng khổ nên tìm đến để nương nhờ. Nhưng chỉ vì ơng khơng
biết, khơng giúp cơ được kịp thời dẫn đến những chuyện không may, thân cô đã
mang bệnh lại càng thêm nguy kịch. Sau khi Ánh Nguyệt mất, ơng trực tiếp đến đón
Thu Vân – con gái của Ánh Nguyệt đang nương nhờ ở đậu nhà người, thay cô nuôi
nấng và yêu thương Thu Vân đến khi gả được cơ bé cho nhà đàng hồng.

14


Bên cạnh đó, chúng ta cũng khơng thể bỏ qua được nhân vật Ơng sáu Thới,
tuy ơng chỉ là láng giềng của Ánh Nguyệt, song ln nhiệt tình giúp đỡ cơ, từ việc
đưa cơ lên Gia Định tìm cha đến khi cô bị phụ bạc buộc phải trở về quê cũ, ơng đã
an ủi và chăm sóc cơ hết lịng như đối đãi với con cháu ruột thịt. Ngoài ra, ông cũng
là người đồng hành với Lê Văn Đó trong những buổi đầu nuôi nấng Thu Vân.
Một nhân vật khác trong tác phẩm này cũng thể hiện khá rõ đức tính trọng
nghĩa khinh tài, từng lời nói hành động của người này đều toát lên sự thấu hiểu, biết
nghĩ cho người khác, phân rõ đúng sai – Vương Thể Phụng. Cậu trai trẻ trải qua
tuổi thơ khơng có cha mẹ thì đột nhiên biết tin cha mình cịn sống. Tuy giận dỗi vì
cha cịn sống mà khơng về tìm mình nhưng Thể Phụng vẫn dị đường đến chỗ của
ơng. Ngay sau khi tỏ tường chuyện cũ với nhiều sự hiểu lầm lớn, Thể Phụng liền
bày tỏ mong muốn ở lại bên cha, dùng hết thời gian cịn lại của mình để làm tròn

hiếu đạo. Mặc cho cha cậu khuyên đừng tới lui nữa mà hãy trở về nhà với ông
ngoại, tránh để ông giận mà từ mặt, ngày sau không được hưởng gia tài, Thể Phụng
đã đáp lại rằng: “Cha tưởng gia tài đó q cho bằng cha hay sao. Con không màng
đâu. Thử đem mười cái gia tài như vậy mà đổi cha, coi con có thèm hay khơng mà”.
Khơng những vậy, ở phương diện tình cảm nam nữ cậu cũng là người rất chân
thành, lần đầu tiên Thể Phụng trở về sau chuyến bỏ nhà là vì để thưa với ông ngoại
muốn lấy Thu Vân: “Thưa ông, số là gần một năm nay cháu ở bên Ðịnh Tường. Có
một ơng già nhà nghèo mà ơng có một đứa cháu gái tài học đã cao, mà nhan sắc lại
đẹp nữa. Cháu thấy nàng ấy cháu phải lòng, nên cháu xin kết tóc trăm năm với
nàng. Ơng của nàng buộc cháu phải về thưa cho ơng với dì hay, đặng ông với dì
qua đứng chủ hôn mà cưới người ta mới gả.”. Nhưng ông ngoại không những
không đồng ý mà cịn chế nhạo cậu gặp phải hạng con gái khơng đàng hoàng và
khuyên cậu nên lấy những tiểu thư đài cát khác. Song Thể Phụng tiếp tục bỏ đi vì
cậu trọng chân tình, khơng phải Thu Vân thì khơng lấy. “Thưa ông, bây giờ ông
cưới tiên trên trời cháu cũng khơng chịu. Nếu cháu khơng cưới được nàng Thu Vân,
thì cháu không thèm ai hết.”

15


Tiếp theo, chúng ta đến với Ai Làm Được, một khơng gian ấm áp đầy tình
thương giữa người với người. Đầu tiên là nhân vật Phan Chí Đại, tuy gia cảnh
nghèo khó, chưa có cơng việc ổn định nhưng là người có học thức, xem trọng lễ
nghĩa và biết suy nghĩ cho người khác, khi thấy Bạch Tuyết đòi theo mình, anh đã
ba lần bốn lượt từ chối để giữ danh tiết cho cơ chứ khơng có lịng ham lấy con quan:
“thân tôi côi cúc, phận tôi bần cùng, đã khơng có thế lực, mà cũng khơng có tiền
tài, bởi vậy dầu thương cô tôi cũng chẳng biết làm sao giúp cơ, thế thì cơ theo tơi
cơ đã nhơ danh mà lại khơng có ích gì.” Thậm chí anh cảm thấy tủi nhục khi biết
Bạch Tuyết mang theo vàng để đi cùng mình: “Cơ đem vàng theo nhiều chừng nào
càng nhục thêm cho tơi nhiều chừng ấy”.

Bên cạnh đó, nhân vật Bạch Tuyết cũng là một người trọng tình khơng kém,
cô gái này thà mang danh hư hỏng chứ không chịu sống dưới sự áp đặt của kẻ thù
giết mẹ. Bạch Tuyết khi bỏ nhà đi không mang theo bất kì tài sản nào của cha và mẹ
kế mua cho, chỉ đem theo tiền riêng của mình. Cơ khơng quan tâm Chí Đại sang
hèn, bày tỏ muốn trở thành người nâng khăn sửa túi cho anh: “Thầy để cho tôi đi
theo thầy, ấy là thầy cứu tôi trong cơn khốn khổ nầy, chớ phải thầy, dụ dỗ chi đó
hay sao mà thầy ngại.”, chẳng mảy may để ý chồng mình nghèo khó, gia cảnh bần
cùng đói khổ, cơ vẫn đồng hành cùng anh, dứt khốt khơng chịu trở lại Cà Mau
hưởng phúc bất luận Chí Đại nằng nặc xin cơ bỏ anh mà về với ơng ngoại: “Em nói
thiệt nếu anh chịu về Cà Mau với em thì em mới đi, bằng khơng thì anh ở đâu em ở
đó, giàu nghèo chẳng cần gì.”. Khoảng thời gian Chí Đại đi làm tận Ấn Độ Dương,
Bạch Tuyết một mình mưu sinh ở Sài Gịn, cơ giúp đỡ Băng Tâm có nơi ăn chốn ở
dù lúc đó mặc dù chẳng biết cơ ấy là ai, là người như thế nào? Đến khi hiểu rõ hoàn
cảnh của Băng Tâm, Bạch Tuyết đã giữ Băng Tâm lại chỗ mình: “Thơi, cơ ở đây
làm chị em với tôi, tôi lãnh đồ rồi hai chị em mình may với nhau, tơi tưởng có lẽ
kiếm đủ tiền nuôi miệng được, chẳng cần phải đi đâu làm chi tiền”.
Tiếp theo là Bạch Khiếu Nhàn, đây là nhân vật đã chiếm được cảm tình của
người đọc tác phẩm Ai làm được chỉ trong vài trang đầu quyển sách với hình ảnh
lão niên hiền lành, đức độ, khơng phân sang hèn, thích giúp đỡ người khác. Bạch

16


Khiếu Nhàn xem trọng tài học của Chí Đại, khơng những tự chủ động làm quen rồi
mời anh về nhà mình cơm nước, ngủ nghỉ, ơng cịn hỗ trợ cơng việc, đối đãi anh
như con cháu trong nhà, có lịng tính gả Bạch Tuyết cho Chí Đại dù hai bên chẳng
hề môn đăng hộ đối. Về sau, Bạch Khiếu Nhàn quyết định hùn vốn với ông buôn
Lâm Liễn Thành nhằm tạo cơ sở cho Chí Đại đi làm ở Ấn Độ Dương đặng anh
khơng nghĩ mình được thương hại, khi Chí Đại trở về và bày tỏ mong muốn có thể
trả lại cho ơng cả vốn lẫn lời thì Bạch Khiếu Nhàn lập tức từ chối, bảo rằng: “Ðể

ơng nói cho mấy cháu nghe, gia tài của ông đây là gia tài của vợ chồng Chí Ðại.
Ơng đã cho nó một mn đồng bạc đặng giúp nó hùn bn bán, nay có lời nhiều nó
khơng chịu lấy, nó trả vốn mà cũng trả lời cho ơng nữa. Như có lấy thì ơng lấy vốn
lại thơi chớ có lẽ nào lấy tới lời nữa. Mà ơng lấy vốn thì lấy cất đó cho vợ chồng
nó, chớ lấy rồi đem đi đâu..”.
Cuối cùng, chúng ta cũng không thể quên đi hai nhân vật Băng Tâm và
Trường Khanh, trong tình cảnh Bạch Tuyết mang bệnh dần trở nặng, hai người họ
đã ngày đêm chăm sóc cơ cho đến khi bà Phủ - mẹ kế của cùng cha cơ ngồi tàu lên
Sài Gịn để đưa người trở lại Cà Mau. Đối diện với người đàn bà độc ác đã được
Bạch Tuyết cảnh báo, một bên Băng Tâm đi theo chăm nom cô suốt chặng đường,
bên cịn lại là Trường Khanh nhanh trí chạy về Cà Mau trước để báo tin cho Bạch
Khiếu Nhàn nhằm kịp thời ngăn chặn rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng Bạch Tuyết.
Dù quen biết không lâu nhưng họ đều ra sức bảo vệ Bạch Tuyết hết mình, nghĩa
tình đáng quý.
Tiếp theo, chúng ta bước vào tác phẩm Tiền bạc bạc tiền để gặp gỡ những
con người bị cuốn vào vịng xốy xã hội chỉ biết danh lợi đi đầu nhưng họ vẫn giữ
được cái nghĩa giản đơn của tấm chân tình. Đầu tiên là nhân vật Đỗ Bá Kỳ với hình
ảnh chàng thanh niên trẻ tài đức vẹn tồn, anh không xem thường người bạn Hiếu
Liêm phận nghèo, vừa là bạn tốt vừa có “tham vọng” gả em gái mình là Thanh Kiều
cho Hiếu Liêm, bởi anh coi trọng tài năng, nhân cách của Hiếu Liêm: “Bạn ôi! Tôi
vẫn biết tánh bạn cứng, chí bạn cao, dầu bạn khơng được vào làm rể nhà tơi thì bạn
cũng khơng tiếc gì, nhưng mà theo phận tơi, thì tơi tiếc lắm…”. Nhân vật Hiếu

17


Liêm là người học rộng có tài, song khiêm tốn, hiếu thảo, có lịng tự trọng cao. Anh
chơi với Bá Kỳ là công tử nhà giàu nhưng không màng tài sản nhà bạn, anh bị ông
bà Bá Vạn, Đỗ Thị chê nghèo khơng muốn gả con gái, ngồi mặt tuy khơng tỏ vẻ gì
nhưng trong lịng anh có thương Thanh Kiều, song thương cũng khơng phải vì

muốn hưởng của nhà vợ, anh nói mẹ mình rằng: “Con thương Thanh Kiều là vì nết
vì hạnh, chớ tiền bạc mà sá gì.”, về sau khi hội ngộ Thanh Kiều, cơ nói anh vốn đã
nghèo cịn ni thêm cơ chi cực thân, Hiếu Liêm liền giận dữ mà rằng: “Cưới vợ là
kết nhơn nghĩa, chớ khơng phải cầu lợi ích. Tơi cưới vợ là tính ni vợ, chớ khơng
phải tính vợ ni”. Ngồi ra em gái Bá Kỳ - nhân vật Thanh Kiều cũng cùng chung
tư tưởng giống anh mình, cơ có ý với Hiếu Liêm vì q anh là chính nhân qn tử
chứ khơng hề xem trọng tiền tài như mẹ mình và chị gái, tỏ rõ thái độ không muốn
lấy chồng giàu theo sự sắp đặt của cơ mình là bà Phủ:“…Thân con là con gái, nếu
phải lấy chồng thì chọn nơi nhơn nghĩa, chớ có phải bán thân hay sao mà lựa chỗ
nhiều tiền”. Khi Đỗ Thị có ý định lấy chồng khác để hưởng sang giàu, Thanh Kiều
nói rằng:“Con nhớ ba con, con tủi trong lòng, con làm sao mà vui cho đặng. Má
muốn thế nào tự ý má, chứ con biết sao mà dám nói”
2.2.2.

Con người Nam Bộ hiếu khách, sống rộng rãi

Thuở xưa đến nay, Nam Bộ vốn là nơi “đất rộng người thưa”, quanh năm cây
trái xum xuê, phù sa màu mỡ, thiên nhiên ưu đãi, đời sống của dân đất này thường
được coi là tương đối “dư dả” về mặt lương thực. Chính sự sung túc như thế cùng
bản chất tốt bụng, hào phóng của người dân đã hình thành nên nét đẹp văn hóa giao
đãi đặc biệt, góp phần tạo nên một cá tính nổi bật ở con người Nam Bộ. Người dân
Nam Bộ sống thân thiện, thoải mái, họ lúc nào cũng vui vẻ, niềm nở, có dịp liền
mời mọc nhau hoặc là mời khách phương xa tới nhà ăn uống, thậm chí là ngủ lại
qua đêm nhưng hồn tồn khơng cảm thấy phiền hà hay khó chịu. Thế nên, sự rộng
rãi và lòng hiếu khách nổi bật này của con người nơi đây xuất hiện trong các tiểu
thuyết viết về Nam Bộ của Hồ Biểu Chánh là điều đương nhiên.
Trong tác phẩm Tiền bạc bạc tiền, khi hay tin Bà Kỳ cùng bạn là Hiếu Liêm
về nhà báo tin thi đậu, cha của Bá Kỳ là ông Bá Vạn đã mời Hiếu Liêm ở lại nhà ăn

18



tiệc: “Hồi trưa thầy nghe thằng Bá Kỳ nó nói chắc nó đậu, nên thầy cũng biểu gia
dịch nấu cơm Tây đặng thầy ăn mừng cho nó. Sẵn có cháu ghé lại đây, thôi cháu ở
đây ăn cơm với thầy, để thầy biểu xe hơi vô nhà cho chị hay và mời chị ra đây mà
dự tiệc chung cho vui”. Có thể thấy được rằng Bá Vạn rất niềm nở đón tiếp Hiếu
Liêm, thậm chí ơng cịn cho cả xe vào nhà để rước mẹ Hiếu Liêm ra chung vui cùng
gia đình mình. Khi Bá Kỳ đi học từ Hà Nội về, không muốn ở lại nhà cô mà ngỏ ý
xin ở đậu nhà Hiếu Liêm, Hiếu Liêm và mẹ cũng đã vui vẻ đón tiếp anh: “Hai
người mừng rỡ rồi dắt nhau về nhà Hiếu Liêm. Cao Thị chào mừng rồi lo dọn
cơm”. Ngồi ra, Hồ Biểu Chánh cịn thể hiện cá tính này của người Nam Bộ thơng
qua nhân vật bà Hai trong Ngọn cỏ gió đùa, khi nhân vật Lê Văn Đó đến nhà và xin
được nương nhờ, bà chỉ hỏi ông họ tên và từ đâu tới, rồi cứ thế cho vào ở, giúp đỡ
ông rất nhiều. Còn trong Ai làm được, nhân vật Bạch Khiếu Nhàn đã mời cậu thanh
niên Phan Chí Đại về nhà mình làm khách, hỏi han an cần họ tên, tuổi tác, người
thân của anh. Sau đó ơng sắp xếp mọi thứ từ ăn uống, ngủ nghỉ để Chí Đại qua đêm:
“Tơi có biểu bọn trẻ dọn chỗ cho trị em rồi đây”.
2.2.3.

Con người Nam Bộ thật thà, thẳng thắn.

Một trong những nét nổi bật mà chúng tôi cảm thấy cần được nhắc đến nhất
của người dân vùng đất Nam Bộ chính là tính cách đơn giản, ruột để ngồi da, trong
bụng nghĩ sao nói vậy. Con người Nam Bộ khi giao tiếp thường rất bộc trực, vô tư,
họ không kiểu cách, cẩn thận, khơng rào trước đón sau. Nhà văn Hồ Biểu Chánh đã
lựa chọn cá tính này để xây dựng các nhân vật trong tác phẩm của mình, làm cho
nhân vật chiếm được cảm tình của người đọc khơng chỉ vì hồn cảnh, đời sống mà
cịn là vì cách sống đơn thuần, thẳng thắn, thật thà của nhân vật. Điều này đồng thời
cũng thể hiện phần nào cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Ở Ngọn cỏ gió đùa, khi Lý Ánh Nguyệt bị ơng Phạm Kỳ xử oan, Lê Văn đó

đã trực tiếp đứng ra đôi co với quan để mang lẽ phải về cho cơ:“Nó đờn mướn chứ
khơng có làm đĩ. Ơng xử như vậy thì hiếp nó. Huống chi Trịnh Tường ỷ giàu, ỷ
sang, ỷ thế làm nhục nó, nó cự, lại đánh đạp nó rồi xơ nó xuống sơng. Trịnh Tường
đã vơ lễ, bất nhơn, lại tàn bạo, lẽ ra ông phải bắt Trịnh Tường mà trị tội, sao ông tư

19


vị, nhà giàu ơng khơng nói tới, lại đi theo bắt mà làm hại một người đờn bà nghèo
hèn bị tai nạn như vầy. Tơi nói cho ơng biết, nếu ông bắt con nầy thì tôi phải lên
tỉnh mà cáo ông, vì tôi không đành để cho ông làm hại một ngưởi nghèo hèn vơ
tội”. Những lời nói này của Lê Văn Đó đã khiến cho Phạm Kỷ tim đập chân run,
mặt mày tái mét.
Khi Ánh Nguyệt qua đời, Lê Văn Đó lại một lần nữa thể hiện sự bộc trực
trong người mình qua câu nói “Bây là qn khốn nạn! Bây giết con Ánh Nguyệt đó
thấy chưa?”. Và cũng trong trong tác phẩm này, sự thẳng thắng của con người Nam
Bộ tiếp tục được thể hiện qua đoạn hội thoại của cặp đôi cha vợ Đàm Tự Chấn và
con rể Vương Thể Hùng. Chuyện là Thể Hùng xin ông Tự Chấn để mình rời nhà đi
theo Lê văn Duyệt khởi nghĩa, ông Tự Chấn lo rằng Thể Hùng đi theo tả quân thì sẽ
bị triều đình chém đầu. Thế nhưng Thể Hùng khơng sợ hãi chi, đáp: “Hứ! Có giỏi
chém rồi thì đây sẽ chém! Ơng Khơi đã giết hết rồi, cịn gì mà chém được nữa”.
Song, dù con rể đã nói thế nhưng ơng Tự Chấn vẫn khơng hài lịng mà rằng:“Mày
giỏi thì mày đi theo qn phản tặc đó mà nhờ”. Có thể thấy cuộc trị chuyện, hai
cha con đã khơng hề ngần ngại mà nói ra những gì trong đầu họ nghĩ, khơng khéo
léo ẩn ý điều gì mà đơn giản là “lời sao ý vậy”. Hay như trong Ai làm được, Lý
Trường Khanh đã nói với Quan Phủ:“Thưa ông, người ta sao lại không biết thương
con! Nhưng ông thương chị tôi đây ông lại quyết giết chị tơi chết cho mau, thế thì
cái thương đó hại hơn là cái ghét nữa” để phản đối việc ông ta đưa Bạch Tuyết
đang bệnh nặng về Cà Mau, thẳng thắn nói ra lịng mình mà khơng hề ngần ngại
việc Quan Phủ thuộc bậc cha chú. Còn trong Tiền bạc bạc tiền, biết rằng gia tài của

người cô là do làm chuyện xấu mà có cũng như hay tin má mình định sang ở đậu
nhà cơ ấy, Bá Kỳ đã tức giận nói: “Má đã đến nước nầy mà cịn mê mùi giàu sang.
Đồng bạc của cơ Phủ là đồng bạc bất nhơn, má ăn làm gì”, sau này khi má mình và
cơ Phủ mất, Bá Kỳ nói chuyện mình khơng tham gia ăn chia tài sản với Hiếu Liêm
và rằng:“…Tại ý tôi không muốn ăn gia tài bất nghĩa đó”.

20


2.2.4.

Con người Nam Bộ dễ thích nghi với mơi trường sống mới.

Nam Bộ luôn được biết đến là vùng đất được khai phá sau di dân, vừa trù
phú, đa dạng, vừa có sự hịa hợp của nhiều dân tộc khác nhau cùng chung sống.
Trước đây vốn thuộc lãnh thổ của nước Phù Nam, sau đó thuộc lãnh thổ nước Chân
Lạp (thế kỷ VII – XVI), nhưng từ thế kỷ XVII, Nam Bộ chào đón và ni sống rất
nhiều người từ phía Bắc vào ở. Bởi xuất phát từ những cuộc di dân đã nói trên nên
người miền Nam khá dễ dàng trong việc thích nghi với những mơi trường sống mới,
họ linh hoạt, không ngại đi xứ này xứ nọ để làm ăn và hòa hợp rất nhanh với những
địa phương khác nhau. Thế nên khơng lạ gì khi những con người có gốc Nam Bộ
trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã chẳng hề ngần ngại trong việc di chuyển cũng
như thay đổi vùng đất sống.
Ví như nhân vật Lê Văn Đó trong Ngọn cỏ gió đùa, sau khi trốn khỏi nhà tù
và trở về thăm mộ mẹ ở quê nhà thì ơng đã quyết định ở lại Cần Đước làm ăn sinh
sống. Sau này khi đón được Thu Vân thì ơng lại mang Thu Vân đến đất Định
Tường ở. Cùng đồng hành với Lê Văn Đó cịn có ơng Sáu Thới, ơng Sáu đã bỏ lại
vùng đất mình đã gắn bó mấy mươi năm cuộc đời để giúp đỡ Lê Văn Đó ni nấng
Thu Vân, khơng hề do dự. Còn trong tác phẩm Ai làm được, Lê Bạch Tuyết và Phan
Chí Đại đã cùng nhau lên Sài Gịn lập nghiệp, dù cả hai gặp rất nhiều khó khăn

nhưng vẫn nhanh chóng thích nghi được với cuộc sống mới.
2.2.5.

Phụ nữ Nam Bộ: địa vị cao và sống phóng khống

Trong một số tài liệu lịch sử, tổ tiên chúng ta đã có cuộc di dân vào đất Nam.
Ban đầu, họ chỉ sống ở những nơi mà người Miên đã bỏ đi, sau này chúng ta liền
trực tiếp đến những khu vực của người Miên sinh sống, ta đến đâu thì họ lùi đến đó.
Đời sống của người Việt ta và người Miên vì vậy có những nét giao thoa về văn
hóa. Trong xã hội của người Miên, người phụ nữ có vai vế khá cao và điều này ít
nhiều cũng ảnh hưởng đến văn hóa người Việt đang sinh sống tại vùng đất Nam Bộ.
Người phụ nữ Nam Bộ ít nhiều vẫn có tiếng nói của mình, được nói lên
những điều mà lịng mình đang nghĩ. Trong gia đình, tiếng nói của người phụ nữ

21


được lắng nghe và thậm chí có thể thuyết phục được người đàn ơng làm theo ý
mình. Như nhân vật bà Phủ (mẹ kế của Bạch Tuyết) trong Ai làm được đã thuyết
phục thành công Quan Phủ gả Bạch Tuyết cho cháu bà, “Quan Phủ nghe bà thỏ thẻ
mới vài ngày mà ông đã đổi ý, nên chịu gả con cho cháu”. Và không chỉ bà Phủ,
Đỗ Thị Đào (vợ Bá Vạn) trong “Tiền bạc bạc tiền” cũng đã khiến chồng nghe lời
mình mà đi ra tranh cử, “Ơng Bá Vạn bổn tính khơng chịu se sua” mà vì bà vợ có
máu hiếu danh, cứ theo nói hồi nên lâu ngày chầy tháng, ông Bá Vạn cũng nhiễm
theo ý kiến của vợ nên mới quyết kỳ tuyển cử gần tới đây sẽ ra tranh cử Hội đồng
Quản.
Khơng chỉ có địa vị khá cao trong gia đình mà trong đời sống xã hội, người
phụ nữ Nam Bộ cũng khơng bị bó buộc quá nhiều bởi các định kiến. Điển hình là
trong vấn đề tái giá, người phụ nữ Nam Bộ có thể tự do đi thêm bước nữa mà không
phải chịu nhiều lời sỉ nhục, chê trách hay dị nghị nào của người đời mà thậm chí

cịn được ủng hộ. Trong Tiền bạc bạc tiền, Bà Phủ Khánh Long – chị ông Bá Vạn
đã nói với Đỗ Thị rằng “Tao coi mày thạo việc đời chút đỉnh, nếu mày ưng ổng thì
thân mày sẽ sung sướng, mà có lẽ sấp con của mày cũng nhờ nhiều được”. Hay
trong Ngọn cỏ gió đùa, nhân vật Thị Phi sau khi nghe Ánh Nguyệt kể chuyện bị Hải
Yến bội bạc đã an ủi và khuyên Ánh Nguyệt rằng “Để thủng thẳng thím coi chỗ
nào giàu có, thím làm mai giùm cho mà nhờ tấm thân”.
Ngồi ra, trong vấn đề tình cảm nam nữ, nếu so sánh với các miền ngồi thì
chúng tơi cảm thấy ít nhất là trong ba tác phẩm lấy bối cảnh Nam Bộ đã khảo sát,
người phụ nữ miền Nam có phần thoải mái khi biểu lộ tâm tư tình cảm của mình,
khơng những vậy mà cịn chủ động làm theo những gì trái tim mách bảo. Chúng ta
có thể thấy một Từ Thu Vân vì Thể Phụng mà mất ăn mất ngủ, càng thấy rõ ở em
gái cậu Bá Kỳ - cơ Thanh Kiều dũng cảm nói rằng: “Em đã nhứt nguyện không lấy
chồng, bởi vậy dầu ai đem một xe hơi hột xồn mà cưới em cũng khơng vui nữa”.
Song, bên cạnh thừa nhận u thích, các cơ gái cũng mạnh dạn bày tỏ sự
chán ghét của mình đối với những người không ưng, như Lý Ánh Nguyệt năm lần
bảy lượt không chịu Từ Hải Yến: “Cậu là con nhà học trò, chớ phải là đồ thất phu

22


hay sao mà cậu vơ lễ như vầy… Tơi nói cho cậu biết, tuy thân phận tôi nghèo hèn
mặc dầu song tôi trọng danh giá của tôi lắm, thà là tôi chết, chớ tôi không để cho ai
làm nhơ danh tơi đâu”. Bạch Tuyết khơng ngại nói với cha mình khơng ưng cháu
trai của mẹ kế: “Con thưa thiệt, có lỗi với cha thì con chịu lỗi, chớ nếu cha gả
bướng thì con tự vận con chết theo mẹ con.”. Theo như Lý Trường Khanh kể lại với
Bạch Tuyết, Băng Tâm thà tự vẫn thành xác trôi sông cũng không trao thân: “Em
đem cho cậu mợ cô một trăm đồng bạc mà năn nỉ thuận tình ban đêm mở cửa cho
em vô nhà mà ngủ với cô… em cũng tưởng con nhà nghèo hễ cho tiền nhiều thì nó
chịu, chớ khơng có khó gì, nào dè cơ rầy la om sịm rồi lại nhảy xuống sơng muốn
tự tử nữa.”


Chương 3.

Cá tính Nam Bộ trong tiểu thuyết “Ai làm được”, “Tiền

bạc bạc tiền” và “Ngọn cỏ gió đùa” về mặt nghệ thuật
3.1.

Phương ngữ Nam Bộ

Có thể nói, trong các nhà văn Nam Bộ đầu thế kỉ XX, nhà văn Hồ Biểu
Chánh là người đi đầu trong việc sử dụng phương ngữ Nam Bộ vào các tác phẩm
của mình. Trong các tác phẩm của ông, độc giả không chỉ thấy được các hình ảnh
về xã hội và con người Nam Bộ đầy mộc mạc, thân thương mà bên cạnh đó cịn
thấy rõ một lượng lớn vốn từ địa phương của giới bình dân Nam Bộ mà ông sử
dụng. Dưới đây, chúng tôi đã thử tìm hiểu về phương ngữ Nam Bộ được tác giả Hồ
Biểu Chánh đưa vào các tiểu thuyết của mình. Qua các cách sử dụng từ ngữ, hành
văn theo lối nói Nam Bộ, nhà văn thể hiện được cách sống của mình có sự kết nối
đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây.
Về khái niệm, phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu
hiện của ngôn ngữ ở một địa phương cụ thể với những nét khác biệt của nó so với
ngơn ngữ tồn dân thơng dụng hay với một phương ngữ khác. Có thể hiểu, phương
ngữ là dạng ngơn ngữ hình thành từ cuộc sống và phản ánh cuộc sống của từng địa
phương khác nhau về kinh tế, văn hóa khác nhau. Ở Việt Nam chủ yếu có ba vùng
phương ngữ chính: phương ngữ Bắc bộ, phương ngữ Trung bộ, phương ngữ Nam

23


Bộ. Các phương ngữ này khác nhau chủ yếu ở ngữ âm, từ vựng. Phương ngữ Nam

Bộ có những nét khu biệt với phương ngữ Bắc bộ hay Trung bộ.
Có một số từ ngữ ở miền Bắc, miền Trung gọi bằng một tên,
như thuyền hay đị thì ở Nam Bộ lại có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ rõ đặc trưng,
cơng dụng, kích cỡ của mỗi loại khi tham gia giao thông đường thủy, như: tàu, ghe.
Riêng loại “ghe” có rất nhiều tên gọi: ghe bầu, ghe cửa, ghe giàn, ghe ngo, xuồng ba
lá, vỏ lãi, tắc ráng,… Hay, nếu phần lớn các tỉnh phía Bắc gọi cha mẹ, bố mẹ, thầy
u,… thì ở Nam Bộ gọi là cha mẹ, ba má, tía dú,.. nếu ở phía Bắc gọi hổ thì về vùng
Nam Bộ lại có các têm gọi như: hùm, cọp, ông ba mươi,...
Người dân Nam Bộ thường được biết đến là phóng khống, nồng hậu, rất dễ
gần gũi và kết thân. Cá tính ấy được thể hiện rõ nét qua lối giao đãi và ăn sâu vào
lời ăn tiếng nói của con người xứ này. Là người con của vùng đất Nam Bộ nên
trong văn chương Hồ Biểu Chánh mang đậm đà phương ngữ địa phương, mà phần
lớn thấy được các lời văn ấy xuất phát từ chính phát âm của con người phía Nam.
Xét về phương diện ngữ âm, các tác phẩm của ông mang đậm nét cải biến của ngôn
ngữ Nam Bộ, đặc biệt là sự thay đổi âm vị ở vị trí âm chính của người dân Nam Bộ,
như từ âm “a” sang âm “ươ”, từ âm “â” sang âm “ơ”/ “ư”, từ âm “i” sang âm “a”,
từ âm “ê” sáng âm “i”. Bên cạnh đó, cịn có sự cải biến từ vần “un” sang vần
“iên”, hay xu hướng đồng hóa những phụ âm đầu với nhau như: “tr” thành “gi”/
“ch”, “r/gi” thành “d”. Ví dụ: chơn thật (chân thật), nhơn nghĩa (nhân nghĩa), khai
sanh (khai sinh), chánh đáng (chính đáng), chính chiên (chính chuyên), giời (trời),
thăm bịnh (thăm bệnh), dọi (rọi), dùm (giùm),… Trích lời nói của Bá Vạn trong
đoạn đối thoại với Bá Kỳ và Hiếu Liêm từ tác phẩm Tiền bạc bạc tiền: “Cháu là anh
em bạn bè thân thiết của thằng Bá Kỳ, tuy cháu ở bên trường Sư Phạm cịn nó ở bên
trường Bổn Quốc, mà mấy năm nay hễ chúa nhựt cùng là bãi trường thì hai đứa bây
khảo dượt, chơi bời với nhau như anh em ruột. Nay hai đứa bây thi bằng tốt nghiệp
đậu hết cả hai, mà cháu là con nhà nghèo lại giựt được giải nhứt, nên thầy mừng
mà cũng khen cháu lắm.” Hay trong Ngọn cỏ gió đùa ở đoạn đầu cũng có đoạn
thoại: “…rồi sao mầy lại dám giựt cháo heo của người ta mà chạy…” Và nhiều

24



×