Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác hồ biểu chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.25 KB, 102 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
1.Lý do chọn đề tài 2
2. Lịch sử nghiên cứu 3
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu 12
4. Phương pháp nghiên cứu 12
5. Phạm vi nghiên cứu 12
5. Cấu trúc luận văn 13
CHƯƠNG 1: HỒ BIỂU CHÁNH TRONG DÒNG VĂN CHƯƠNG QUỐC NGỮ
NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX 14
1.1. Bối cảnh xã hội và văn học Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX 14
1.1.1. Đời sống xã hội - lịch sử Nam Bộ đầu thế kỷ XX 14
1.1.2. Đặc điểm của văn học bằng chữ quốc ngữ ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX 20
1.2. Tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 23
1.2.1. Từ cuối thế kỷ XIX đến 1887 24
1.2.2. Từ 1887 đến 1910 25
1.2.3. Từ 1910 đến 1924 26
1.2.4. Từ năm 1925 đến 1930 26
1.3. Sáng tác của Hồ Biểu Chánh trong Eến trình vận động, phát triển của văn học vùng Nam
Bộ 27
1.3.1. Vài nét về tác gia Hồ Biểu Chánh 27
1.3.2. Sự nghiệp văn học của Hồ Biểu Chánh 28
1.3.3. Vai trò của Hồ Biểu Chánh trong nền Fểu thuyết Việt Nam hiện đại 31
CHƯƠNG 2: SỰ KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG VĂN XUÔI NƯỚC NHÀ 34
2.1. Nhân vật 36
2.2. Kết cấu 47
2.3. Thời gian trần thuật 54
2.4. Cốt truyện 55
2.5. Ngôn ngữ 57
CHƯƠNG 3: SỰ TIẾP THU NHỮNG KINH NGHIỆM TIỂU THUYẾT
PHƯƠNG TÂY 62


3.1. Nhân vật 66
3.2. Kết cấu 78
3.3. Thời gian trần thuật 83
3.4. Cốt truyện 85
3.5. Ngôn ngữ 88
KẾT LUẬN 97
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Biếu Chánh- người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Không phải ngẫu nhiên và cũng không có gì là quá lời khi người ta phong cho ông
chức danh đó. Thời gian cứ chảy trôi theo quy luật tất yếu của nó, có những thứ sẽ
bị năm tháng vùi lấp hoặc làm cho mờ nhạt. Thế nhưng, có thể khẳng định, trải qua
gần một thế kỷ, cho đến nay tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh vẫn là một món ăn tinh
thần hấp dẫn đối với độc giả miền Nam nói riêng và độc giả cả nước nói chung
trong khi nhiều tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng cùng thời với ông hầu như đã bị
đẩy lùi vào quá khứ. Bên cạnh giá trị văn hoá, trong lĩnh vực nghiên cứu văn học,
sáng tác của Hồ Biểu Chánh thực sự là một hiện tượng văn học sử lý thú, chứa đựng
nhiều vấn đề hấp dẫn về phương diện lý thuyết thể loại và giao lưu văn hoá Đông-
Tây.
Với số lượng tác phẩm khá đồ sộ, ông chính là một trong những tiểu thuyết
gia nổi tiếng hàng đầu ở miền Nam mà tác phẩm từng được phổ biến rộng rãi trên
mọi miền của tổ quốc. Đến với những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là hòa mình
vào cuộc sống của nhân dân Nam Bộ hồi đầu thế kỷ XX, sống lại không khí một
thời của vùng đất này với những con người chất phác, trung thực, đôn hậu. Đọc văn
của Hồ Biểu Chánh, ta có cảm giác như “đang được nghe ông già bà cả ở thôn quê
kể lại những điều hằng xảy ra trong cuộc đời thực tế Truyện của ông là những
bức tranh truyền thần khá chính xác về xã hội Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử
đã qua” (Nguyễn Văn Y). Vì thế, có lẽ chỉ khi nào quá khứ chẳng còn liên quan
đến hiện tại, con người hôm nay không cần nhìn lại quá khứ dân tộc, tiểu thuyết của

Hồ Biểu Chánh mới thôi hấp dẫn người đọc và mới đáng không cho phổ biến.
Có thể nói, văn xuôi của Hồ Biểu Chánh nói riêng và văn xuôi Nam Bộ nói
chung giai đoạn đầu thế kỷ XX vẫn được coi là bộ phận tiên phong trong quá trình
hiện đại hóa văn học Việt Nam vốn là mảng đề tài “bị lãng quên”, “bị bỏ ngỏ” một
2
thời gian dài trong giới nghiên cứu không chỉ ngoài Bắc mà cả trong Nam vì một số
lí do nhất định. Thời gian gần đây, bộ phận văn học này mới được đề cập đến và
bước đầu đã có những thành tựu đáng được ghi nhận trên nhiều phương diện, từ
việc thu thập tư liệu đến việc áp dụng những phương pháp nghiên cứu lí thuyết để
làm rõ các vấn đề về mặt tư tưởng, tìm ra những quy luật nội tại của nó. Nghiên cứu
tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, nhà văn Nam Bộ trong một giai đoạn văn học khá
nhạy cảm- giai đoạn giao thời, không phải là thao tác nghiên cứu tác giả mà chính là
làm rõ một bộ phận tối quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Lựa
chọn đề tài “Sự tiếp thu và kế thừa kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác Hồ
Biểu Chánh” chúng tôi mong muốn sẽ có cái nhìn có tính chất tổng quát về những
đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam
những năm đầu thế kỷ XX.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu chung về tiểu thuyết miền Nam đầu thế kỷ XX
Có thể nói, trước năm 1975, giới nghiên cứu miền Nam cũng có chú ý đến
văn học quốc ngữ Nam Bộ, tuy nhiên thành quả nghiên cứu chưa thật nhiều. Ở miền
Bắc thì hình như ít ai nhắc đến mảng văn học này. Sau khi đất nước thống nhất,
trong suốt 10 năm (1975-1985), tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Nam Bộ chưa tiến
thêm được bao nhiêu. Tuy nhiên, từ năm 1987 trở đi việc nghiên cứu về văn học
Nam Bộ nói riêng và tiểu thuyết Nam Bộ nói chung đã có những thành tựu đáng ghi
nhận.
Trong các công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ
XX ở miền Nam đầu tiên phải kể đến các công trình như Phê bình và cảo luận
(1933) của Thiếu Sơn, Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, Việt Nam văn
học sử yếu (1944) của Dương Quảng Hàm Nhưng việc đánh giá vị trí của tiểu

thuyết văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ trong các công trình này mới dừng lại ở mức độ
rất khiêm tốn: một vài gương mặt tiểu thuyết gia được điểm qua như Phú Đức,
3
Nguyễn Thời Xuyên, Tân Dân Tử, Hồ Biểu Chánh cùng một hai tác phẩm của họ
được nói đến rất sơ sài. Hầu hết các tác giả đều coi Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách
và Quả dưa đỏ của Nguyễn Trọng Thuật là hai tiểu thuyết mở màn cho nền văn
xuôi hiện đại Việt Nam. Nói tóm lại, trong những năm từ 1945 trở về trước thì tiểu
thuyết văn xuôi Nam Bộ chưa trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà văn viết
văn học sử.
Trong Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam (1962) của Đại học sư phạm Hà
Nội, Nguyễn Đình Chú đã dành một chương để giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của
Hồ Biểu Chánh. Và đặc biệt, trong sự so sánh giữa hai tác giả để tìm ra gương mặt
tiêu biểu cho tiểu thuyết văn xuôi thời kỳ này, tác giả Nguyễn Đình Chú đã cho
rằng: “ cho nên nói đến tiểu thuyết lúc này, Hồ Biểu Chánh vẫn là người đáng chú
ý hơn hết” [4,131] Sau đó ba năm, ở Sài Gòn, Phạm Thế Ngũ cho ra đời tập sách
Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1965). Trong tâp 3, phần văn học Việt Nam
hiện đại (1862-1945) tác giả đã dành hẳn một chương để nói về sự hình thành của
tiểu thuyết mới, trong đó khẳng định “ở một phương diện nào, thể tiểu thuyết đã đi
trước ở miền Nam.” [19,377]. Như vậy, vị trí mở đầu cho nền tiểu thuyết đã được
Phạm Thế Ngũ trả cho các nhà văn Nam Bộ nhưng thời gian mới chỉ dừng lại ở
năm 1910. Và cũng như rất nhiều nhà nghiên cứu trước và sau này, tác giả cũng đặc
biệt quan tâm đến Hồ Biểu Chánh như một trong những nhà văn đi tiên phong của
cả nước: “ và ngay trước năm 1925, khi văn gia miền Bắc còn đương dè dặt tập
tành, ông đã cho ra đời những tác phẩm tuy không đạt đến trình độ cao về nghệ
thuật mới song đã có tất cả dáng dấp của một tiểu thuyết mới.” [19,378]. Đặc biệt,
tác giả đã phác thảo lại quá trình hình thành của tiểu thuyết trong giai đoạn này như
là hệ quả sự phát triển của truyện Nôm, sự nở rộ của báo chí và phong trào dịch
thuật. Đến 1974, trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Phan Cự Đệ- một nhà nghiên
cứu miền Bắc cũng đã nhắc đến tên tuổi của một số tiểu thuyết gia Nam Bộ như:
Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoẳng Mưu và Hồ Biểu Chánh. Sau đó, giáo trình Văn học

Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 (1974) của hai giáo sư Trần Đình Hượu và
Lê Chí Dũng có đề cập đến văn học giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở
4
Nam Bộ trong chương VII: Văn học mới ra đời ở thành thị. Ở công trình nghiên
cứu của mình, sau khi sơ qua về bối cảnh kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội giai
đoạn cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XIX, hai tác giả đã chỉ ra cuộc sống thành thị và
công chúng thành thị là tiền đề trực tiếp dẫn đến sự ra đời của một nền văn học mới,
đó là nền văn học hiện đại. Và Sài thành được đánh giá là nơi “chữ quốc ngữ
truyền bá sớm nhất, báo chí, nhà xuất bản, truyện ngắn và tiểu thuyết theo mẫu của
văn học phương Tây, ra đời ở đây trước tiên” [17, 32]. Từ những dẫn dắt trên các
tác giả khẳng định “ các tác phẩm văn xuôi đầu tiên là Truyện thầy Lazarô Phiền
của Nguyễn Trọng Quản, Phan Yên ngoại sử của Trương Duy Toản, Hoàng Tố
Oanh hàm oan của Trần Chánh Chiếu, tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh và Bửu
Đình” [17,218]. Đặc biệt trong giai đoạn này còn có công trình Bảng lược đồ văn
học Việt Nam (1967) của Thanh Lãng có điểm qua đôi nét về phong trào dịch thuật
và sáng tác tiểu thuyết ở Nam Bộ hồi đầu thế kỷ. Như vậy, cho đến trước năm 1975,
trong các công trình văn học sử, tiểu thuyết văn xuôi ở Nam Bộ giai đoạn đầu thế
kỷ XX bắt đầu có một vị trí xứng đáng trong văn học nước nhà, đó là vị trí khởi đầu
không chỉ của thể loại tiểu thuyết mà còn của nền văn học hiện đại.
Sau năm 1975, tình hình nghiên cứu vấn đề này có nhiều biến chuyển, đặc
biệt là thời kỳ sau đổi mới. Năm 1987, Nguyễn Văn Trung cho ra đời Những áng
văn chương quốc ngữ đầu tiên - Truyện thầy Lazaro Phiền đã phân tích và chứng
minh tác phẩm này là tiểu thuyết bằng quốc ngữ viết theo Tây phương sớm hơn cả ở
miền Nam. Trong sự so sánh với Tố Tâm, tác phẩm xuất hiện sau đó ba thập kỉ, tác
giả đã ngầm khẳng định về tính hiện đại của đoản thiên tiểu thuyết này không chỉ ở
phạm vi miền Nam mà là trên cả nước. Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX
(1900-1954): Sơ thảo (1988) của Hồ Sĩ Hiệp, Thành Nguyên, Hoài Anh là công
trình đầu tiên coi văn học Nam bộ hồi đầu thế kỷ XX là đối tượng nghiên cứu
chuyên sâu một cách khá trọn vẹn. Đi theo hướng nghiên cứu thể loại, các tác giả
này cũng cho rằng Truyện thầy Lazaro Phiền là cuốn tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ

đầu tiên, có tính tiên phong cả về nội dung và nghệ thuật. Tuy vậy, nhưng các tác
giả này đã lựa chọn Kim thời dị sử- Biến Ngũ Nhy, Nghĩa hiệp kỳ duyên - Nguyễn
5
Chánh Sắt, và đặc biệt là 13 tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là những tác phẩm tiêu
biểu nhất trong thời kỳ này. Đặc biệt, trong thể văn xuôi, các tác giả của công trình
này đã lưỡng phân ra hai tiểu loại nhỏ là “tiểu thuyết” và “truyện chí”. Nếu “tiểu
thuyết” là những tác phẩm viết theo lối Tây phương và còn được biết đến với các
danh xưng khác như “truyện”, “kim thời dị sử”, “kim thời tiểu thuyết” thì “truyện
chí là những tác phẩm viết theo lối thiểu thuyết chương hồi trong văn học cổ điển
Trung Quốc và Việt Nam”. Và Phan Yên ngoại sử- Trương Duy Toản cùng với
Giọt máu chung tình – Tân Dân Tử được coi là hai truyện chí xuất sắc nhất của văn
xuôi đương thời. Đến Tiến trình văn nghệ miền Nam (1900), Nguyễn Quang Thắng
đã cho thấy tiến trình phát triển của văn học vùng Nam Bộ từ các tác gia văn học
trung đại đến các tác giả của văn học giai đoạn giao thời bước sang hiện đại như
Nguyễn Trọng Quản, Hồ Biểu Chánh. Riêng về thể loại tiểu thuyết, tác giả khẳng
định “những tiểu thuyết có mặt trên sinh hoạt văn học nghệ thuật ở miền Nam từ
năm 1856- 1887 đến năm 1954 không phải là văn học địa phương. Thật sự đây là
một bộ phận của văn nghệ dân tộc được hình thành trong một thời điểm có nhiều
biến cố trọng đại của lịch sử cận đại Việt Nam” [14, 288]. Và do đó các tác phẩm
Truyện thầy Lazarô Phiền- Nguyễn Trọng Quản, Phan Yên ngoại sử- Trương Duy
Toản….đều là những tác phẩm mở đầu của lịch sử tiểu thuyết Việt Nam” [13, 290].
Cũng trong thập niên 90 của thế kỷ XX, Bằng Giang xuất bản công trình Văn học
quốc ngữ ở Nam kỳ 1865-1930 (1992) đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề của đời sống văn
học Nam bộ. Đặc biệt, công trình đã cho thấy diễn tiến của một “đời sống văn học”
nhiều biến động: từ chính sách giáo dục của Pháp ở Nam Kỳ, qua sự phát triển của
báo chí Quốc ngữ đến phong trào dịch thuật truyện Tàu. Bằng Giang đã tiếp tục
cách khai thác của Phạm Thế Ngũ hay Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng vẽ lên một
bối cảnh văn hoá cho sự ra đời, vận động và phát triển của thể loại tiểu thuyết trong
giai đoạn này ở Nam Bộ. Gần đây nhất, một công trình viết riêng về thể loại tiểu
thuyết giai đoạn này một cách công phu phải kể đến Luận án Tiến sĩ Sự hình thành

và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi Tiếng Việt ở Nam bộ giai đoạn cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (1993) của Tôn Thất Dụng. Trong đó, sự xuất hiện của
6
tiểu thuyết Nam Bộ trong giai đoạn này được xem như là hệ quả tất yếu của những
biến động trong xã hội, truyền thống văn học Nôm và ảnh hưởng của phong trào
dịch thuật tiểu thuyết phương Tây và Trung Hoa (Phạm Thế Ngũ và Bằng Giang
mới chỉ dừng lại ở dịch thuật tiểu thuyết Trung Hoa). Cuối cùng tác giả đã đưa ra
những tổng kết chung về những “yếu ính” của thể loại văn xuôi tiếng Việt Nam bộ
trong giai đoạn này. Và trong những năm đầu tiên của thế kỷ mới, Nguyễn Huệ Chi
với bài viết Thử tìm vài đặc điểm của văn xuôi tự sự quốc ngữ Nam Bộ trong bước
khởi đầu (2002) đã khẳng định “văn xuôi tự sự quốc ngữ trong bước khởi đầu ở
Nam Bộ đã có cái bản lĩnh khai sinh một dòng tiểu thuyết đích thực cho văn học
Việt Nam”.
Từ tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết miền Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX mà chúng tôi vừa trình bày ở trên có thể thấy trước hết, tiểu thuyết là
thể loại được quan tâm trong tất cả các công trình nghiên cứu lịch sử văn học giai
đoạn này. Ở những công trình ấy, hầu hết các tác giả chủ yếu đề cập đến quá trình
hình thành và phát triển, một số nội dung và xu hướng chính, một vài phương diện
nghệ thuật. Giai đoạn sau năm 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở lại đây, bên
cạnh những công trình lớn, còn xuất hiện nhiều bài viết mang tính phát hiện về tác
giả, tác phẩm nhờ vào điều kiện tìm kiếm tài liệu thuận tiện hơn của người nghiên
cứu. Thứ hai, càng ngày các nhà nghiên cứu càng phát hiện thêm nhiều tư liệu mới
liên quan đến tiểu thuyết miền Nam giai đoạn này. Đó chính là nguồn tư liệu quý
góp phần khô phục diện mạo thể loại tiểu thuyết trong một giai đoạn lịch sử đầy
biến động như những năm đầu thế kỷ XX này. Tuy nhiên còn nhiều cuốn có giá trị
vẫn chưa được đề cập hoặc đề cập chưa thật sự thoả đáng.
Phác thảo lịch sử nghiên cứu văn xuôi tự sự ở Nam Bộ trong giai đoạn giao
thời, người viết muốn đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về tình hình nghiên cứu giai
đoạn văn học này nói chung, trong đó không ít các công trình có tên Hồ Biểu
Chánh. Từ đó, xác định được địa vị của Hồ Biểu Chánh đối với văn xuôi tự sự quốc

ngữ ở miền Nam nói riêng và đối với tiến trình hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết của
nền văn học Việt Nam nói chung.
7
2.2. Nghiên cứu về tiểu thuyết của tác giả Hồ Biểu Chánh
Nằm trong tình hình nghiên cứu chung của tiểu thuyết miền Nam hồi đầu thế
kỷ XX, việc nghiên cứu về tác gia Hồ Biểu Chánh nói chung và văn xuôi tự sự của
Hồ Biểu Chánh nói riêng trước đây chưa được quan tâm thoả đáng. Tuy nhiên, gần
đây càng có nhiều công trình nghiên cứu về tác gia văn học được coi là một trong
những người để lại dấu ấn đậm nét nhất trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt
Nam này.
Thiếu Sơn trong Phê bình và Cảo luận đã có ý phân chia tiểu thuyết giai
đoạn này thành các loại như: lịch sử tiểu thuyết, bí mật tiểu thuyết, phong tục tiểu
thuyết….Trong đó, có hai tác giả tiểu thuyết được ông xếp vào mục “Phê bình nhân
vật” là Nguyễn Khắc Hiếu và Hồ Biểu Chánh. Viết Ba mươi năm văn học với mục
đích trình bày “bản thống kê văn học quốc ngữ từ 1914 đến 1941”, tác giả Mọc
Khuê đã kể ra những tên tuổi tiêu biểu cho giai đoạn văn học này với nghĩa viết
nhiều, viết khỏe là hai nhà văn đều thuộc khu vực phía Nam: Phú Đức và Hồ Biểu
Chánh.
Trong cuốn Nhà văn hiện đại (xuất bản lần đầu năm 1942) Vũ Ngọc Phan đã
có môt sự so sánh thú vị giữa tiểu thuyết của họ Hoàng (Hoàng Ngọc Phách, quyển
Tố tâm) và tiểu thuyết của họ Hồ (Hồ Biểu Chánh). Theo ông, nếu như tiểu thuyết
của họ Hoàng chuyên về tả tình và giọng văn nhiều chỗ uỷ mị, cầu kỳ, không tự
nhiên thì tiểu thuyết của họ Hồ chuyên về tả việc, lời văn mạnh mẽ, giản dị, nhiều
chỗ như lời nói thường. Theo ông, những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mang tính
chất bình dân cả về phương diện nhân vật lẫn lời văn.
Nghiêm Toản trong Việt Nam văn học sử trích yếu có đề cập đến tiểu thuyết
trước năm 1930 trong mục “Thời kỳ tiệm tiến”. Trong đó, ông khẳng định Hồ Biểu
Chánh là người “chiếm được địa vị cao trong làng tiểu thuyết” [11, 108].
Một trong những tác giả miền Nam có nghiên cứu về Hồ Biểu Chánh với vai
trò là một tác giả tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này phải kể đến

Phạm Thế Ngũ. Trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên khi đề cập đến tiểu
thuyết miền Nam, tác giả cuốn sách chỉ tập trung nói về Hồ Biểu Chánh. Nhờ tiếp
8
cận được nhiều nguồn tư liệu, tác giả đã có những thông tin mới hơn về “cuốn tiểu
thuyết đầu tiên”: “Cứ theo Hồ Biểu Chánh thì cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong lục
tỉnh là Hoàng Tố Oanh hàm oan [19,357] và nhận định chính xác hơn về sáng tác
của Hồ Biểu Chánh “…có tiểu thuyết lưu hành ở Sài Gòn ngày từ 1912” [19, 356].
Năm 1967, Tạp chí Văn (Sài Gòn) dành số 80 (15/4/1967) để tưởng niệm Hồ
Biểu Chánh. Trong đó có các bài Nhớ Hồ Biểu Chánh (Thiếu Sơn), Nghĩ về Hồ
Biểu Chánh (Sơn Nam), Biến cố và chiếc cầu Hồ Biểu Chánh (Bình Nguyên Lộc),
Hồ Biểu Chánh: Nhà văn bạch thoại miền Nam (Đông Hồ), Hồ Biểu Chánh (Thanh
Lãng)…
Cũng trong năm 1967, Thanh Lãng cho ra mắt cuốn Bảng lược đồ văn học
Việt Nam. Trong công trình này, tác giả đã khảo sát kỹ lưỡng ba thế hệ của nền văn
học mới (1862-1945). Trong mục “Những nỗ lực sáng tác đầu tiên” của giai đoạn
1913-1916, tác giả có nhắc đến U tình lục của Hồ Biểu Chánh. Trong phần giới
thiệu các gương mặt cụ thể, tác giả cũng có nói tới Hồ Biểu Chánh.
Văn học và tiểu thuyết của Doãn Quốc Sỹ là một công trình vừa mang tính
chất văn học sử vừa mang tính chất phê bình. Theo ông, ở miền Nam “Hồ Biểu
Chánh gần như là tỉ dụ sống của quá trình tiến triển của tiểu thuyết mới”.
Tiếp đó, trong Những mảnh vụn văn học (1974) Bằng Giang đặc biệt nhấn
mạnh, bí quyết về kĩ thuật tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là “dẫn câu chuyện từ
nông thôn ra thành thị, hoặc ngược lại. Người nông thôn muốn biết việc thành thị
còn người thị dân hiếu kỳ muốn biết qua hình ảnh đời sống nông thôn”. Theo ông,
trong văn học sử hiện đại có hai người đáng tiếc, một là học giả Trần Trọng Kim
(1883-1953), một là tiểu thuyết gia Hồ Biểu Chánh (1885-1958). Cả hai người đều
rời địa hạt văn học để lạc bước vào con đường chính trị, cả hai đều rước lấy thất bại
ít nhiều chua cay.
Cũng vào năm 1974, Nguyễn Khuê cho ra mắt Chân dung Hồ Biểu Chánh-
cuốn sách có tính chất chuyên khảo đầu tiên về nhà tiểu thuyết được nhiều người

cho là lớn nhất của giai đoạn văn học này. Khảo sát kỹ lưỡng thân thế và sự nghiệp
báo chí, văn chương của Hồ Biểu Chánh dựa trên những tư liệu quý như: Lời di
9
chúc, Đời của tôi về văn nghệ, cuốn sách thực sự trở thành một tài liệu tham khảo
có giá trị lớn cho giới nghiên cứu. Để có được những nhận định khái quát về tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh ở cả nội dung lẫn hình thức biểu hiện, Nguyễn Khuê đã lần
lượt giới thiệu và phân tích 14 tác phẩm, trong đó có 11 tác phẩm được sáng tác
trước 1930 (cả U tình lục). Về địa vị của Hồ Biểu Chánh trong văn học sử nước
nhà, tác giả khẳng định rằng: “Hồ Biểu-chánh là một trong những tiểu-thuyết gia
tiền-phong của Nam-kỳ nói riêng và của Việt Nam nói chung” [12, 307].
Đi sâu hơn vào việc nghiên cứu Hồ Biểu Chánh ở góc độ là một tiểu thuyết
gia, trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (1978) Phan Cự Đệ đã quan tâm đến nội
dung tư tưởng trong những sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Trong đó, ông chỉ rõ có ba
khuynh hướng của tiểu thuyết trước 1930 là: khuynh hướng lãng mạn tiêu cực,
khuynh hướng yêu nước và khuynh hướng hiện thực phê phán mà tiêu biểu là
những sáng tác của Hồ Biểu Chánh.
Trong Từ điển văn học - Tập I, (1983) Nguyễn Huệ Chi cũng đã khẳng định
vai trò của Hồ Biểu Chánh. Bước vào văn đàn giữa lúc truyện ngắn, truyện dài bằng
Tiếng Việt hết sức vắng vẻ, nhưng bằng năng khiếu sáng tác nhạy cảm, Hồ Biểu
Chánh đã sớm dành được địa vị đáng kể trong số những cây bút tiểu thuyết ít ỏi ở
miền Nam thuở bấy giờ.
Cũng nằm trong hướng khẳng định tầm quan trọng của tiểu thuyết gia Hồ
Biểu Chánh đối với tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam, trong cuốn Sài Gòn -
Gia Định qua thơ văn xưa (1987), nhóm nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Nhàn,
Nguyễn Khuê, Trần Khuê cũng cho rằng Hồ Biểu Chánh chính là một trong số
những tiểu thuyết gia tiên phong của Nam kỳ, là cây bút văn xuôi sung sức bậc nhất
ở giai đoạn 1913-1930. Ông đã có thành công đưa tiểu thuyết mới từ tình trạng phôi
thai tiến lên giai đoạn thành lập và thịnh hành.
Một nhóm nghiên cứu khác là Hoài Anh, Thành Nguyên, Hồ Sĩ Hiệp trong
cuốn Văn học Nam Bộ từ đầu đến giữa thế kỷ XX (1900-1954) (1988) cũng đi đến

xác lập vị trí của Hồ Biểu Chánh trong địa hạt văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ. Theo
các tác giả này, khi nói về tiểu thuyết Nam Bộ 1922-1945 phải nói đến tiểu thuyết
10
của Hồ Biểu Chánh vì không những chiếm số lượng nhiều nhất mà nội dung cũng
vượt nhiều tác giả cùng thời. Ông chính là nhà văn Nam Bộ nổi tiếng khắp toàn
quốc và là nhà tiểu thuyết Nam Bộ duy nhất được giới thiệu trong bộ sách phê bình
văn học của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan mà chúng tôi đã có dịp nhắc đến.
Ra đời cùng cuốn sách của nhóm tác giả trên, trong cuốn Địa chí văn hoá
thành phố Hồ Chí Minh (1988), Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng, Nguyễn Công
Bình lại một lần nữa khẳng định giá trị nội dung mà những tiểu thuyết của Hồ Biểu
Chánh đề cập đến. Hơn thế nữa, các tác giả này cũng cho rằng: về bút pháp văn
chương Hồ Biểu Chánh không văn vẻ nhưng hay vì đã viết theo suy nghĩ của một
người dân thường.
Trân trọng những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, trong Tiến trình văn nghệ
miền Nam (1990), Nguyễn Quang Thắng khẳng định: Đây là một bức tranh hiện
thực đa dạng giúp cho bạn đọc toàn quốc thấy rõ bộ mặt thực tại của xã hội “miệt
vườn” Nam Bộ. Đó là tính cách đa dạng, phong phú không những về chất lượng mà
nghệ thuậ, ngôn từ, tình cảm tâm lý của mỗi nhân vật trong sáng tác của ông.
Một cuốn sách nghiên cứu sâu hơn về tác phẩm của Hồ Biểu Chánh là bài
viết Đọc lại tác phẩm của Hồ Biểu Chánh của tác giả Trần Bạch Đằng hay bài viết
của Trần Hữu Tá Một vài cảm nghĩ nhân đọc lại tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh.
Đến đây, có thể khẳng định, tên tuổi Hồ Biểu Chánh xuất hiện trong nhiều
công trình nghiẻn cứu của nhiều tác giả. Không chỉ có vậy, đã có một hội thảo khoa
học về nhà văn Hồ Biểu Chánh được tổ chức lần đầu tiên tại Tiền Giang vào hai
ngày 17 và 18-11-1988. Trong đó, các ý kiến đã đi đến thống nhất, chính do chú ý
mô tả những biểu hiện bề ngoài nhiều hơn những chuyển biến bên trong tâm hồn
nhân vật mà nhân vật của tác giả còn là người Nam bộ và rõ là người Nam bộ. Tiếp
thu có chọn lọc những tinh hoa của văn học phương Tây, Hồ Biểu Chánh đã góp
phần khai sáng nền văn học hiện đại và cách tân thể loại tiểu thuyết. Đáng chú ý là
ý kiến của giáo sư Trần Văn Giàu: Sách Hồ Biểu Chánh được nhân dân tán thưởng

và hay là ở chỗ nói lại những tiếng nói của dân, cái tấm lòng của dân, còn hay ở
chỗ đạo đức, luân lý.
11
Trong chiều hướng chung là quan tâm nghiên cứu thoả đáng đến một cây bút
vốn được coi là người mở đường cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, nhóm tác giả
Trang Quang Sen, Phan Tấn Tài, Nguyễn Văn Nở đã sưu tầm tài liệu về Hồ Biểu
Chánh, nhất là các quyển tiểu thuyết của ông đã được xuất bản và cho phổ biến trên
mạng Internet với địa chỉ trang web là www.hobieuchanh.com. Đây là một công
trình thực sự có ý nghĩa trong việc cung cấp thêm cho bạn đọc một địa chỉ văn học
lành mạnh, chuyên sâu- nhất là với độc giả Việt Nam ở hải ngoại.
Đến đây, có thể khẳng định, hầu như không có công trình nghiên cứu về tiểu
thuyết Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX lại không nhắc đến Hồ Biểu Chánh. Ông
là một trong những cây bút tiểu thuyết thể hiện rõ nhất tính chất giao thời của văn
học giai đoạn kể trên. Ở những tác phẩm của ông, có sự xuất hiện của màu sắc
phương Tây bên cạnh sắc màu truyền thống. Có một số công trình nghiên cứu của
các tác giả, nhất là các tác giả giai đoạn gần đây đã chỉ ra hiện tượng này trong cái
nhìn so sánh. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào nhìn nhận vấn
đề này một cách thấu đáo, toàn diện, có hệ thống.
3. Mục đích, đối tượng nghiên cứu
Từ việc khảo sát một số tiểu thuyết tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh trong số
hơn 60 tiểu thuyết của ông chúng tôi sẽ đưa đến những kết luận chung nhất về
những đóng góp của Hồ Biểu Chánh trong việc tiếp thu và kế thừa những kinh
nghiệm văn xuôi tự sự truyền thống và tiểu thuyết phương Tây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, chúng tôi sử dụng kết hợp những phương pháp
nghiên cứu sau: phương pháp thống kê, miêu tả; phương pháp phân loại, so sánh;
phương pháp phân tích, tổng hợp.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào tất
cả hơn 60 tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác văn học không mệt mỏi của Hồ Biểu

12
Chánh. Chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trên 5 tiểu thuyết của ông được sáng tác
trong khoảng 30 năm đầu của thế kỷ XX như: Ai làm được, Thầy thông ngôn, Ngọn
cỏ gió đùa, Khóc thầm, Cha con nghĩa nặng.
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo; phần nội dung
của luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Hồ Biểu Chánh trong dòng văn chương quốc ngữ Nam bộ đầu thế kỷ
XX
Chương 2: Sự tiếp thu và kế thừa những kinh nghiệm tiểu thuyết từ truyền thống
văn học trong nước.
Chương 3: Sự tiếp thu và kế thừa những kinh nghiệm tiểu thuyết phương Tây.
13
CHƯƠNG 1: HỒ BIỂU CHÁNH TRONG DÒNG VĂN CHƯƠNG QUỐC
NGỮ NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX
1.1. Bối cảnh xã hội và văn học Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX.
1.1.1. Đời sống xã hội - lịch sử Nam Bộ đầu thế kỷ XX
Nam Bộ là vùng đất mới của tổ quốc, ra đời do kết quả của một cuộc khẩn
hoang quy mô lớn chính thức vào khoảng thế kỷ XVI, mà nhân vật chính là Nguyễn
Hoàng- trấn thủ Thuận Hoá kiêm lãnh xứ Quảng Nam. Từ khi nhà Nguyễn ở Đàng
Trong được lập nên cho đến khi “cả một miền bao la từ rừng rậm Đồng Nai kéo dài
đến bờ biển Cà Mau, từ Hà Tiên qua rừng núi Thất Sơn (Châu Đốc) vào đầu thế kỷ
XVIII đều hoàn toàn thống thuộc đất nước Đại Việt” [16, 21]. Đến năm 1862, để
thuận lợi cho công cuộc cai trị, thực dân Pháp đã chia nước ta làm ba kỳ: Bắc,
Trung, Nam- ba đơn vị hành chính tương đối độc lập, tương đương với hai “tiểu
quốc gia” láng giềng Lào và Campuchia. Và kết quả là Nam kỳ trở thành xứ thuộc
địa, Bắc Kỳ và Trung kỳ là xứ “bảo hộ” nhưng thực chất là những thuộc địa trá hình
bởi triều đình nhà Nguyễn và bộ máy quan lại chỉ tồn tại với thân phận bù nhìn,
dưới quyền điều khiển của chính quyền thực dân. Để duy trì tình hình chính trị ấy,
toàn quyền Paul Doumer còn thi hành hàng loạt chính sách về tổ chức quân lực,

cảnh sát, toà án, nhà tù…Những chính sách về văn hoá, giáo dục của thực dân trong
giai đoạn này đều hướng tới đồng hoá dân tộc Việt Nam, duy trì vĩnh viễn ách
thống trị của Pháp ở Việt Nam, trong đó, trước hết là miền Nam Việt Nam.
Để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp tiến hành một
hạ tầng cơ sở phù hợp nhằm thu lợi tối đa về mặt kinh tế. Cả đường bộ, đường sắt,
đường thuỷ đều được nâng cấp, mở rộng, khai thông. Ở đô thị Sài Gòn, chúng còn
xây dựng hệ thống đường xe điện. Giao thông phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho
công nghiệp và thương mại phát triển. Chỉ trong một thời gian ngắn, nền kinh tế
thuần nông khép kín của miền Nam nói riêng, Việt Nam nói chung đã bị đẩy lùi.
Những biến đổi mạnh mẽ về cơ cấu và trình độ phát triển của các ngành kinh tế
trong mấy chục năm đầu thế kỷ XX đang làm lộ rõ một nền kinh tế tư bản. Đó là
14
một nền kinh tế mở với cả nghĩa đen và nghĩa bóng: mở rộng giao lưu với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới. liên tục vận động và phát triển.
Cơ cấu kinh tế thay đổi dần dần dẫn đến những thay đổi của cơ cấu xã hội.
Một số tầng lớp, giai cấp mới như: công nhân, tiểu tư sản, tư sản xuất hiện và
trưởng thành nhanh chóng cùng với sự mở rộng của các thành phần kinh tế mới- tư
bản chủ nghĩa. Các giai cấp cũ có sự phân hoá rõ rệt: nông dân và thợ thủ công bị
bần cùng hoá và phá sản, địa chủ phong kiến do được thực dân Pháp nâng đỡ, có ưu
thế cả về kinh tế và chính trị nên ngày càng phát triển hơn trước. Sự phân hoá giàu
nghèo giữa nông dân và địa ch vốn đã sâu sắc đến nay càng sâu sắc hơn, địa chủ thì
giàu lên nhanh chóng, nông dân thì đa số rơi vào cảnh nghèo đói, bần cùng, trắng
tay, trở thành một thứ hàng hoá nhân công rẻ mạt.
Những thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc ấy của đời sống xã hội- lịch sử Nam Bộ
đã dẫn đến một cuộc biến đổi không kém phần mạnh mẽ và sâu sắc của đời sống
văn học. Trong sự vận động của nền văn học Việt Nam giai đoạn này, đáng chú ý là
sự hình thành và phát triển của thể loại văn học mang tính hiện đại và toàn cầu: đó
là tiểu thuyết. Trong đó, những yếu tố đáng chú ý nhất đối với sự ra đời của tiểu
thuyết văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ là sự tác động của môi trường đô thị và các yếu
tố văn hoá, giáo dục.

1.1.1.1. Môi trường đô thị
Chính thức trở thành một hạt (département) của Pháp từ 1867 Nam bộ là
vùng đất phát triển mạnh mẽ của cả nước theo hướng hiện đại hoá nhưng trước đó,
từ thế kỷ XVIII, ở Nam Bộ đã xuất hiện những đô thị phong kiến lớn- những trung
tâm thương mại, buôn bán sầm uất và giao thương với nước ngoài như: thương cảng
Sài Gòn, thương cảng Hà Tiên, phố chợ Mỹ Tho và các chợ Bến Nghé, Đồng Nai,
Bà Rịa, Phố Thành…Từ khi Pháp xâm lược và du nhập một nền sản xuất mới theo
lối tư bản chủ nghĩa, bộ mặt của các đô thị miền Nam đã thay đổi hẳn về chất. Cuộc
sống của đô thị tư bản ở một nước thuộc địa làm nảy sinh nhiều nhu cầu mới, nhiều
ngành nghề mới. Kiểu sinh hoạt và nhu cầu của cư dân thành thị cũng khác hẳn so
với cuộc sống của con người trong môi trường cung đình, làng xã trước đây. Đời
15
sống vật chất của người thành thị nhìn chung khá giả hơn. Những công chức, công
nhân, thầy giáo, học trò làm việc theo giờ, ngoài giờ làm việc có thời gian nghỉ
ngơi. Tầng lớp tiểu thương và tiểu chủ, những người làm các nghề tự do khác cũng
có nhiều thời gian rảnh rỗi. Giải trí trở thành một nhu cầu khá phổ biến. Nhưng
những phương tiện giải trí cho người dân lại quá ít ỏi. Một vài rạp hát, rạp chiếu
bóng được xây dựng ở những nơi trung tâm thành phố vào đầu thế kỷ chủ yếu dành
cho người Pháp ở thuộc địa hoặc những người An Nam có tiền. Do vậy, phần lớn
thị dân giải trí bằng việc đọc sách báo. Người ta thích tìm đến những câu chuyện có
tình huống, có kịch tính, gần gũi với đời sống họ đang sống. Chính nhu cầu ấy trong
đời sống của thị dân đã kích thích tiểu thuyết ra đời và phát triển.
Trong các đô thị miền Nam, còn phải kể đến một số lượng lớn người Hoa
sinh sống. Đó là kết quả của quá trình di dân trong chiến tranh. Mặt khác, trong
chính sách thương mại của thực dân Pháp, tư bản Hoa kiều được sử dụng để mua
hàng hoá của thực dân Pháp bán lại cho người Việt. Về mặt xã hội, lực lượng người
Hoa đông đảo đó có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của cộng đồng người Việt
trong các đô thị. Chính họ đã làm cho nhu cầu dịch truyện Trung Quốc tăng mạnh.
Không chỉ vậy, nhưng đặc điểm riêng về con người và tiếng nói người Hoa đã để lại
dấu ấn rõ nét trong các tiểu thuyết giai đoạn này.

Đô thị cũng là nơi tiếp xúc đầu tiên với văn hoá phương Tây mà trước hết là
văn hoá Pháp- một đất nước có nền văn học nói chung và tiểu thuyết hiện đại nói
riêng, rất phát triển. Điều này có tác động không nhỏ đối với sự ra đời của tiểu
thuyết hiện đại Việt Nam thông qua con đường dịch thuật. Không chỉ có vậy, tiếp
xúc với luồng gió phương Tây là tiếp xúc với cái mới, cái lâu nay ta không có. “Bộ
phận cư dân đô thị ngày càng thấy sự tiện lợi của đồ dùng do thực dân mang đến
đồng thời cũng thấy được sự hấp dẫn của sinh hoạt văn hoá phương Tây; cái mới
cái đẹp cái tiện lợi theo quan niệm cũ đã bị rạn nứt.”[24, 29]. Sống trong môi
trường đó, cư dân đô thị đã ít nhiều có những nét tâm lý khác hẳn với cư dân thuần
nông nghiệp. Con người giờ đây muốn sống thực trong một xã hội đời thường hơn
là hướng đến một xã hội hoàn hảo thời quá vãng nào đó và nép mình theo những lời
16
giáo huấn khắt khe của Nho giáo. “Người ta muốn nếm trải cái có thật (hay có thể
có thật) chứ không phải được khích lệ bằng những gương trung hiếu minh hoạ đạo
nghĩa…Người ta muốn xúc cảm, muốn mở mang như những con người, những cá
nhân, chứ không phải xúc động khi chiêm ngưỡng tấm gương cao cả của những vị
thánh xuất chúng”[16, 25]. Đó chính là mảnh đất màu mỡ để tiểu thuyết hình thành,
phát triển không ngừng.
1.1.1.2. Những tiền đề văn hoá- giáo dục
Chỉ 8 năm sau khi thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng (1858)- mở đầu cuộc
xâm lược chính thức vào nước ta, Nam Kỳ Lục tỉnh đã trở thành vùng nhượng địa
cho Pháp. Bắt đầu từ 1867 cho đến ngót 100 năm sau đó, Nam Bộ vừa là địa bàn
thử nghiệm đầu tiên của chế độ thực dân, vừa là hình ảnh của “nước Pháp thu nhỏ”
tại Đông Dương. Chính sự xâm lăng của thực dân Pháp, cùng với đó là sự xuất hiện
của mô hình văn hoá- xã hội- kinh tế mới đã gây tác động đến mọi mặt của đời sống
xã hội Nam Kỳ trong đó có văn học.
Trước hết, phải kể đến việc chữ quốc ngữ được phổ biến rộng rãi ở Nam Kỳ.
Ngay sau khi hoà ước Nhâm Tuất (1862) được kí kết, chữ quốc ngữ đã được thực
dân Pháp chọn làm phương tiện giao tiếp thay thế cho chữ Hán. Mục đích của thực
dân Pháp là cách ly người dân khỏi các sĩ phu nhà nho yêu nước. Mặt khác, chữ

quốc ngữ La-tinh lại đồng dạng với chữ Pháp, do vậy dễ đưa người dân An Nam
hướng theo văn hoá Pháp, xoá bỏ truyền thống văn hoá của dân tộc. Để chữ quốc
ngữ được phổ biến rộng rãi ở Nam Kỳ, thực dân Pháp đã đưa ra rất nhiều nghị định,
mở các trường dạy chữ quốc ngữ với nhiều chính sách ưu đãi cho giáo viên, học
sinh; chính sách khuyến khích đội ngũ giúp việc đọc chữ quốc ngữ…Việc phổ biến
chữ quốc ngữ gắn liền với việc tuyên truyền tư tưởng mới, với một nền văn hoá
mới. So với chữ Hán và chữ Nôm, chữ quốc ngữ dễ đọc hơn, dễ viết hơn. Bởi vậy,
việc dùng chữ quốc ngữ trong đời sống văn hoá tinh thần đã thực sự tạo nên một
cuộc cách mạng- nền văn hoá dân chủ đang dần thay thế nền văn hoá bác học. Việc
sử dụng chữ quốc ngữ trong sáng tác văn học mà trước hết là sáng tác tiểu thuyết
đã tạo điều kiện để tiểu thuyết đến với đông đảo quần chúng hơn. Như vậy, từ
17
những năm cuối thế kỷ XIX, chữ quốc ngữ dưới sự bảo trợ của thực dân Pháp, đã
có điều kiện phát triển nhanh hơn trước, mặc dù vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của
các sĩ phu nho học. Đến đầu thế kỷ XX, nhờ sự kích thích của phong trào Đông
Kinh Nghĩa Thục (1908) cổ xuý cho sự phát triển rộng rãi của chữ quốc ngữ mà
nhiều người dân Nam Bộ đã thấy đựơc tiện ích của thứ chữ này. Chữ quốc ngữ
nhanh chóng phát triển, trở thành thứ chữ của báo chí, văn học đáp ứng yêu cầu của
một bộ phận công chúng mới- công chúng thị dân ở Nam Bộ.
Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, một nền giáo dục mới dần được
hình thành ở miền Nam Việt Nam. Giáo dục phong kiến dần dần bị đẩy lùi và xoá
bỏ, thay vào đó là nền giáo dục mới- giáo dục Pháp- Việt đang dần trở nên ổn định.
So với nền giáo dục phong kiến nền giáo dục mới có nhiều tiến bộ đáng kể: chương
trình, nội dung học tập phong phú, toàn diện, thời gian đào tạo nhanh hơn….Đội
ngũ tri thức, sản phẩm của nền giáo dục mới không chỉ đáp ứng mục tiêu học hành
để thi cử làm quan mà còn hướng đến rất nhiều các ngành nghề khác. Một lớp trí
thức “tân học” đã xuất hiện ở đầu thế kỷ XX. Họ là con đẻ của nền giáo dục mới,
những kiến thức mà họ tiếp thu được sẽ chuẩn bị hoặc gợi ý cho họ những ứng xử
mới với thời cuộc.
Song hành với quá trình truyền bá chữ quốc ngữ là sự phát triển của báo chí

ở Nam Bộ. Từ tờ Gia Định báo- tờ công báo đầu tiên ra đời năm 1865 đến
năm1932 ở Sài Gòn đã phát hành trên 50 tờ báo-tạp chí. Báo chí ngay từ thời kỳ
đầu này đã là mảnh đất tốt cho văn chương, mà đặc biệt là tiểu thuyết. Các tiểu
thuyết ngắn dài được in nhiều kỳ theo hình thức tiểu phẩm (fuelliton), bao gồm cả
các tiểu thuyết sáng tác lẫn các tiểu thuyết dịch. Phần lớn các tiểu thuyết gia Nam
Bộ đều là các nhà viết báo như: Trần Chánh Chiếu, Lê Hoằng Mưu, Phú Đức, Bửu
Đình…Báo chí với đặc thù của nó là cập nhật và không thể không quan tâm đến độc
giả có ảnh hưởng lớn đến lối viết tiểu thuyết của các nhà văn thời kỳ này. Đặc biệt,
sự phát triển của báo chí, với mục đích hàng đầu là cung cấp thông tin cho độc giả
mà chủ yếu là độc giả ở các đô thị, đã góp phần to lớn trong việc cải tiến câu văn
xuôi tiếng Việt, chính xác hoá cách sử dụng chữ quốc ngữ. Những hiện tượng viết
18
sai chính tả hay sử dụng lối viết văn biền ngẫu ngày càng ít đi, cách viết câu văn
sáng sủa của cú pháp văn xuôi tiếng Pháp ngày càng trở nên thông dụng. Bên cạnh
sự phát triển của báo chí, số lượng các nhà in, nhà xuất bản ở Sài Gòn ngày càng
nhiều. Từ 1862 đến 1932 ở Sài Gòn Chợ Lớn có tới 74 nhà in khác nhau [24,43].
Với số lượng các nhà in, xuất bản ngày càng nhiều tiểu thuyết văn xuôi Quốc ngữ ở
Nam Bộ có điều kiện để in ấn, phát hành, khoảng cách giữa công chúng và nhà văn
được thu ngắn lại, độc giả có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đọc tiểu thuyết và
nhà văn vì thế cũng bị thách thức nhiều hơn khi sáng tác.
Sinh hoạt văn hoá có ảnh hưởng lớn nhất tới tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ
Nam Bộ thời kỳ này chính là hoạt động dịch thuật, phiên âm, sưu tầm, nghiên cứu
của các học giả Tây học như: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của… Các công trình
nghiên cứu, dịch thuật như Đại Nam quốc âm tự vị hay Ngôn ngữ Đông Dương,
Đại Nam quốc sử diễn ca đặt dấu mốc đầu tiên cho công tác nghiên cứu ngôn
ngữ, văn học bằng chữ quốc ngữ ở ta, đồng thời cung cấp những tư liệu quý báu cho
việc khảo cứu ngôn ngữ đương thời. Bên cạnh đó, còn phải chú ý đến phong trào
dịch thuật tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa với các dịch giả như Nguyễn Chánh Sắt,
Phụng Hoàng Sang, Nguyễn An Khương, Nguyễn Công Kiều…và tiểu thuyết
phương Tây với những cái tên như Trương Minh Ký, Trần Chánh Chiếu, Trần Thái

Nguyên… Sự ra đời với số lượng lớn các tiểu thuyết dịch trong giai đoạn sơ khởi
này có ý nghĩa lớn với đời sống thể loại cả về phía người đọc và người sáng tác.
Trong khi người đọc dần chuyển hướng tiếp cận một thể loại đáp ứng được nhu cầu
của họ cả về mặt hình thức và nội dung thì người sáng tác có cơ hội để học tập
những kinh nghiệm làm tiểu thuyết ở hai nền văn học lớn của thế giới là Trung
Quốc và Pháp. Ảnh hưởng của phong trào này đến sự phát triển của thể loại tiểu
thuyết văn xuôi quốc ngữ ở Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là
không thể phủ nhận, và sẽ tiếp tục được đề cập tới trong những phần sau của luận
văn.
Ngành in, ngành xuất bản cùng với những hoạt động mang tính chất thương
mại sách báo phát triển cũng là yếu tố có liên quan mật thiết đến sự ra đời và phát
19
triển của tiểu thuyết quốc ngữ. Ngoài việc được đăng nhiều kỳ trên các bài báo, rất
nhiều tiểu thuyết ra đời dưới dạng in thành sách. Do vậy, vai trò của các nhà in, nhà
xuất bản cũng rất quan trọng. Đô thị ngày càng phát triển, lực lượng công chúng
đông kéo theo nhu cầu thưởng thức văn học, nhất là tiểu thuyết ngày càng lớn. Nhà
văn kiếm sống bằng nghề viết văn, nhà xuất bản làm giàu bằng nghề in ấn.
Nam Kỳ chính là đất khởi phát của tiểu thuyết, là nơi tiểu thuyết phát
triển nhanh chóng trong ba thập niên đầu của thế kỷ XX. Ở Nam Kỳ, những yếu tố
như: đô thị hiện đại, sự phổ biến và phát triển rộng rãi của nền chữ quốc ngữ, báo
chí, dịch thuật, ngành in, hoạt động thương mại sách báo…xuất hiện sớm nhất trong
cả nước. Những yếu tố này có sự cộng hưởng qua lại với nhau chính là tiền đề cho
sự ra đời và phát triển của tiểu thuyết, của nền văn học hiện đại. Khi đi vào phân
tích các tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ của tác giả Hồ Biểu Chánh- một đại diện
xuất sắc của văn xuôi tự sự Nam Bộ lúc bấy giờ chúng ta sẽ thấy được những biểu
hiện bước đầu của quá trình hiện đại hoá một nền văn học trong một bối cảnh mới,
đồng thời, cả những biểu hiện của cái cũ vẫn chưa mất hẳn, thể hiện tính giao thời
của văn học ở giai đoạn này.
1.1.2. Đặc điểm của văn học bằng chữ quốc ngữ ở Nam Bộ đầu thế kỷ XX
Phải khẳng định, cuộc xâm lược của thực dân Pháp cuối thế kỷ XIX đã dẫn

đến nhiều thay đổi lớn lao trên cả nước nói chung và mảnh đất Nam Kỳ nói riêng.
Tuy nhiên quá trình hiện đại hoá, Âu hoá diễn ra ở Nam Bộ vào cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX mang nhiều nét đặc thù, riêng biệt.
Thứ nhất, ngay cả khi một nền kinh tế tư bản đã bắt đầu hình thành ở Nam
Bộ vào đầu thế kỷ XX thì những trào lưu mới của thế giới cũng chưa thể du nhập
thông qua giai cấp tư sản dân tộc. Tư tưởng dân chủ châu Âu đã được chuyển tải
bằng tân thư vào Việt Nam nhờ các nhà nho, do vậy không thể giữ nguyên tinh thần
của nó. Sự tiếp nhận văn học Pháp đầu thế kỷ XX, theo Đặng Anh Đào có mở đầu
là một sự tiếp nhận đường vòng thông qua những bản dịch Trung Quốc. Do nhu cầu
tiếp nhận và do công cụ tiếp nhận nên ảnh hưởng đầu tiên dễ nhận thấy là ảnh
20
hưởng của các tác gia thế kỷ Ánh sáng. Văn học Pháp phần cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX vào nước ta chủ yếu qua con đường giáo dục của các nhà trường.
Thứ hai, giai cấp tư sản, nòng cốt của cuộc cách mạng đổi mới lại có rất
nhiều đặc thù: tính chất tư sản kiêm địa chủ, thế lực kinh tế yếu đuối và có mối
quan hệ chặt chẽ với tư bản Pháp trong công cuộc kinh doanh, tinh thần dân tộc bạc
nhược. Đặc điểm này khiến giai cấp tư sản không gánh được sứ mạng lịch sử của
mình là làm cuộc cách mạng dân chủ tư sản.
Thứ ba, về văn hoá, với âm mưu “đồng hoá” núp dưới chiêu bài “khai hoá
văn minh”, thực dân Pháp đã du nhập văn hóa Pháp để đẩy lùi, thay thế dần văn hoá
cổ truyền của dân tộc trên mảnh đất Nam Kỳ. Các nhà nho yêu nước của ta phản
kháng lại âm mưu đó bằng cách ra sức phát huy các giá trị văn chương truyền
thống. Trong khi đó, các trí thức mới, sản phẩm của nền giáo dục mới- giáo dục
Pháp- Việt lại tiếp thu cái mới của phương Tây để có thể thích ứng với cuộc sống
chung đang đổi thay.
Thêm vào đó, Nam Bộ, ngay từ thuở “khai thiên lập địa” đã có những khác
biệt căn bản so với “anh cả” và “anh hai”- Bắc Bộ và Trung Bộ. Thành phần cư dân
phức tạp- sự “hợp chủng” của ba tộc người Việt, Hoa, Khơ-me, cùng với điều kiện
địa lý nhiều ưu đãi và cả không gian riêng biệt- xa trung tâm đã làm nên một vùng
đất đặc biệt, đã tạo ra một “cá tính miền Nam” (chữ dùng của nhà văn Sơn Nam).

Con người ở vùng đất này rất cởi mở, phóng khoáng, cương trực, trung hậu, nhiều
sáng kiến, thành tâm và không thành kiến. Bên cạnh đó, người miền Nam có một
cái lợi lớn là tiếp nhận một nền giáo dục không khắt khe như Đàng Ngoài. Chính
những điều này đã làm cho người miền Nam dễ dàng “tiếp thu và kế thừa những
nguồn sinh hoạt văn hoá khác nhau. Do đó, tinh thần văn nghệ của họ rất cởi mở, đa
dạng về nhiều mặt.”[13, 26]. Cùng với những điều kiện đặc thù về kinh tế-chính trị
thì đặc điểm này lí giải vì sao văn học Nam Bộ lại đi đầu trong công cuộc hiện đại
hoá của văn học nước nhà.
Truyền thống văn học Nam Bộ, cho đến cuối thế kỷ XIX, tuy chưa có bề dày
đáng tự hào như văn học Bắc Bộ ở vào thời điểm đó nhưng cũng đã có những thành
21
tựu đáng ghi nhận và bước đầu thể hiện một diện mạo riêng đáng chú ý. Hai bộ
phận văn học viết và văn học dân gian cùng tồn tại song hành, thâm nhập và ảnh
hưởng lẫn nhau; trong đó văn học dân gian phát triển khá mạnh đặc biệt là các loại
hình dân ca hò, vè, các hình thức kể chuyện. Đặc biệt, người bình dân ở Nam Bộ
thường sống với truyện thơ thông qua hình thức “nói thơ”, “kể chuyện”. Văn học
viết ở Nam Bộ, cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược thì hiện tượng đáng chú
ý nhất là các sáng tác của nhóm Chiêu Anh Các và Gia Định tam gia thi xã vào
khoảng cuối thế kỷ XVIII. Đến thời kỳ thực dân Pháp xâm lược, văn học yêu nước
Nam Bộ nở rộ với các nhà thơ tiêu biểu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi
Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt…Truyền thống văn chương kể trên, trước hết, cung
cấp chất liệu hiện thực cho tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn sau
này. Sau nữa, theo Tôn Thất Dụng, những đặc điểm như: truyền thống sáng tác
bằng chữ Nôm, ảnh hưởng của nghệ thuật sân khấu (đặc biệt là tuồng), nguyên lí
thẩm mĩ “vì đời”- phù hợp với thị hiếu thẩm mĩ và tâm lí thưởng ngoạn của đa số
công chúng sẽ còn tiếp thu và phát triển trong các sáng tác văn xuôi quốc ngữ ở giai
đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ .
Như vậy, có thể thấy, Nam Bộ hồi đầu thế kỷ XX là một môi trường mới
trong đó diễn ra một cảnh tượng giao thời và giao thoa giữa hai nền văn hoá, văn
học: phương Đông- phương Tây, truyền thống- hiện đại. Những tiểu thuyết ra đời

trong giai đoạn này thể hiện rất rõ tính chất giao thời và giao thoa đó: cái mới vẫn
chưa rõ ràng, cái cũ vẫn chưa mất hẳn. Tuy nhiên, trong quá trình vận động, do sự
phát triển ngày càng nhanh chóng của các đô thị, sự tích luỹ ngày càng nhiều tri
thức văn học phương Tây nên tiểu thuyết phát triển rất nhanh. Trong chương II và
chương III của luận văn chúng tôi sẽ tập trung làm rõ đặc điểm kế thừa và tiếp thu
những kinh nghiệm tiểu thuyết trong sáng tác của một tác giả miền Nam tiêu biểu là
Hồ Biểu Chánh trên cơ sở khảo sát những cảm hứng nổi bật và một số phương diện
hình thức cơ bản.
22
1.2. Tiểu thuyết Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Việc khái quát quá trình hình thành, vận động, phát triển của tiểu thuyết nói
chung giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã được đề cập đến trong nhiều
công trình nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau. Trong đó đáng chú ý là luận án
phó tiến sĩ của Tôn Thất Dụng, luận án tiến sĩ của Cao Xuân Mỹ, luận án tiến sĩ của
Lê Tú Anh. Tôn Thất Dụng chia thành ba chặng: từ cuối thế kỷ XIX đến khoảng
1910, từ khoảng 1910 đến 1920, từ 1920 đến 1932. Cao Xuân Mỹ chia thành 2 giai
đoạn: giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1920 và giai đoạn từ 1920 đến đầu 1930. Lê
Tú Anh cũng chia thành ba chặng: từ 1900 đến 1909, từ 1910-1924, từ 1925 đến
1930. Do quan niệm về thể loại có sự khác nhau nên những cách phân đoạn của các
tác giả cũng khác nhau, mỗi cách phân đoạn đều có cái lý của riêng nó.
Không tách rời khỏi bộ phận văn xuôi tự sự quốc ngữ của cả nước giai đoạn
này, theo chúng tôi, sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ từ cuối thế
kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX nằm trong quá trình hiện đại hoá của nền văn học dân
tộc. Tuy nhiên, việc phân chia các chặng phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ giai
đoạn này cần phải dựa trên số lượng tác phẩm của các tác giả miền Nam đóng góp
cho văn học vùng và khả năng tiếp cận đến bản chất thể loại của các tác phẩm đó.
Trong khuôn khổ của một luận văn, người viết xin đưa ra một số tổng kết về các
thời kỳ phát triển, một số đặc trưng cơ bản, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu của văn
xuôi tự sự ở miền Nam giai đoạn này. Văn xuôi tự sự quốc ngữ ở miền Nam đã ra
đời trước văn xuôi quốc ngữ ở miền Bắc có đến ba thập kỉ nếu tính từ điểm mốc là

sự xuất hiện của cuốn tiểu thuyết Thầy Lazaro Phiền (1887), còn nếu tính từ tác
phẩm kí Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi (1876) thì khoảng cách này là ngót nghét
nửa thế kỷ. Đây là điều đã được đông đảo giới nghiên cứu văn học Việt Nam cận
đại thừa nhận trong những năm gần đây. Dựa trên tiêu chí đã nói ở trên, chúng tôi
mạnh dạn chia quá trình hình thành, vận động và phát triển của văn xuôi tự sự quốc
ngữ ở Nam Bộ trong bước khởi đầu làm các chặng sau:
23
1.2.1. Từ cuối thế kỷ XIX đến 1887
Giai đoạn này được đánh dấu bằng sự ra đời của các tác phẩm của Trương
Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Nguyễn Trọng Quản. Trong đó,
Trương Vĩnh Ký là người có số lượng tác phẩm đồ sộ nhất, ở đây chỉ tính các công
trình bằng Việt văn gồm các bài khảo cứu, sách dạy sơ học đến các tác phẩm dịch ra
quốc ngữ những sách chữ Hán kinh điển của Nho gia, những tác phẩm văn Nôm nổi
tiếng và phần tự sáng tác. Phần văn tự sáng tác của ông có thể được chia thành hai
phần: văn cũ và văn mới, dựa theo thể loại. Phần văn cũ gồm các tác phẩm được
sáng tác theo thể ca, phú, vịnh của văn chương truyền thống. Phần văn mới của
Trương Vĩnh Ký, theo Phạm Thế Ngũ, chỉ có hai tác phẩm là Chuyện đời xưa là
một kiểu “cố sự tân biên” các truyện cổ dân gian Việt Nam dưới hình thức của các
truyện ngắn và Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi một tập du kí. Như vậy, đến Trương
Vĩnh Ký, hai thể loại quan trọng của tự sự văn xuôi Quốc ngữ là truyện ngắn và ký
ra đời. Tác giả thứ hai không thể bỏ qua chính là Nguyễn Trọng Quản với Truyện
thầy Lazarô Phiền ra đời năm 1887. Đây là tác phẩm được đánh giá là tiểu thuyết
văn xuôi quốc ngữ đầu tiên với “cách kết cấu rất hiện đại của tác phẩm và cái khả
năng của một ngòi bút biết đi vào thế giới thầm kín bên trong của nhân vật” đã tạo
nên “hiện tượng có một không hai trong văn xuôi quốc ngữ cả Nam lẫn Bắc cho đến
tận giữa những năm 1920. Các tác phẩm trên của Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng
Quản được Nguyễn Huệ Chi gọi là “hiện tượng chín sớm”. Bằng Giang thì gọi đó là
“hoa nở độc chiếc”[1, 329] của nền văn xuôi tự sự bằng quốc ngữ ở miền Nam, do
trước đó không hề có một tiền lệ, cũng chỉ xuất hiện một lần duy nhất như là sự
“thăng hoa” hay “xuất thần” của tác giả, và sau đó cũng không có bước tiếp nối.

Tuy nhiên, hoạt động quan trọng có ý nghĩa lâu dài của các tác giả, học giả thời kỳ
này chính là phiên âm văn nôm cũ, khảo cứu về văn hoá và ngôn ngữ nước nhà, sưu
tầm những ca dao, cổ tích xưa của ta, dịch thuật ngoại văn ra quốc ngữ. Với ý thức
chuẩn hoá câu văn xuôi tiếng Việt và mong muốn xây dựng một nền văn học mang
màu sắc dân tộc từ nội dung đến hình thức, đây vừa là bước khởi đầu vừa là bước
24
chuẩn bị quan trọng cho sự phát triển nở rộ của các thể văn xuôi tự sự bằng chữ
quốc ngữ ở Nam Bộ trong những giai đoạn sau.
1.2.2. Từ 1887 đến 1910
Đây là giai đoạn văn xuôi tự sự viết bằng chữ quốc ngữ không có nhiều
thành tựu. Hai mươi năm văn học này vẫn được coi là một bước lùi của văn xuôi
quốc ngữ Nam Bộ, “quốc văn miền Nam sau đó lâm vào tình trạng ngưng trệ và
nghèo nàn hết sức”[17, 84]. Các truyện thơ Nôm tiếp tục là lựa chọn của nhà văn và
công chúng như Cậu Hai Miêng, Thầy thông chánh, Sáu Trọng…Sự kiện có ý nghĩa
đầu tiên ở chặng này chính là cuộc thi tiểu thuyết do Nông cổ mín đàn phát động.
Trong thể lệ cuộc thi, những vấn đề khá cơ bản của tiểu thuyết hiện đại được đề cập
đến. Đó là các vấn đề về đề tài: “Trong cuộc đời phải đem hết các việc quan hôn
tang tế, thày thuốc, thày chùa, thày phép…Phải có can thường, luân lý, nhơn duyên,
thiện ác”, về bút pháp “lấy trí riêng mà đặt ra một truyện tuỳ theo nhân vật phong
tục trong xứ, dường như truyện có thật vậy”. Về ngôn ngữ, về dung lượng tác
phẩm…Mặc dù vậy, duy nhất chỉ có một tác phẩm dự thi. Điều đó chứng tỏ cuộc thi
không thu hút được sự chú ý của độc giả. Điều mà cuộc thi đem lại chính là đã góp
phần hình thành ý niệm về thể loại trong nhiều người cầm bút cũng như công chúng
văn học lúc bấy giờ. Đến năm 1909, Hồ Biểu Chánh có sáng tác một truyện thơ
Nôm là U tình lục. Đây là một trong những thể nghiệm của Hồ Biểu Chánh bằng
hình thức văn vần. Truyện thơ này được ông viết dưới dạng thơ lục bát, độ dài tác
phẩm lên tới 1790 câu. Từ nhân vật đến cốt truyện tác phẩm thể hiện rõ nét dấu ấn
truyện Nôm thời trung đại, nhất là ảnh hưởng của Đoạn trường tân thanh. Tuy
nhiên, sáng tạo của Hồ Biểu Chánh ở tác phẩm chính là quan niệm khác trước về
tình yêu và hôn nhân “Điểm mới mẻ độc nhất trong tác phẩm này là, tuy nhằm chủ

đích luân lý, tác giả vẫn để cho hai nhân vật chính, sống vào cuối thế kỷ XIX, được
tự do luyến ái và có hành động táo bạo, vượt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo.” [17,178].
25

×