Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.34 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN
ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU
ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

HỌC PHẦN:
LITR156002 – VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM I

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

TIỂU LUẬN
ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU
ĐỐI VỚI VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX

HỌC PHẦN:
LITR156002 – VĂN HỌC HIỆN ĐẠI VIỆT NAM I

Mã lớp học phần: LITR156002
Giảng viên hướng dẫn: Cơ Th.S Hồng Thị Thùy Dương

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2021


BẢNG PHÂN CƠNG CƠNG VIỆC


Tên Thành Viên
1. Nguyễn Hồng An
(Trưởng Nhóm)

2. Nguyễn Ngọc Linh Đan

3. Nguyễn Kim Nguyên
4. Nguyễn Bảo Như

Nhận Làm
Đóng góp của Phan Bội Châu về
nghệ thuật.
Một vài nét về Phan Bội Châu và
nhiều đóng góp khác
Đóng góp của Phan Bội Châu về tư
tưởng và nội dung.
Đóng góp của Phan Bội Châu về tư
tưởng và nội dung.

Đánh giá
100%

100%

100%
100%

5. Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Thuyết trình và đóng góp ý kiến.


100%

6. Nguyễn Ngọc Bích Trâm

Một vài nét về Phan Bội Châu.

100%

7. Nguyễn Thị Kim Xuân
8. Phạm Thị Thùy Trang
9. Nguyễn Ngọc Phượng
10. Nguyễn Hồng Nhật Tân

Phần mở đầu, tổng kết, đóng góp ý
kiến.
Đóng góp của Phan Bội Châu về
nghê thuật.
Phần thiết kế Power Point và đóng
góp ý kiến.
Thuyết trình và đóng góp ý kiến.

100%
100%
100%
100%


MUC LUC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................1

CHƯƠNG 1. MỘT VÀI NÉT VỀ PHAN BỘI CHÂU...........................................2
1.1.

Tiểu sử Phan Bội Châu................................................................................... 2

1.2.

Sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu................................................ 4

1.2.1.

Sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu được chia thành ba thời kì:.....6

1.2.2.

Các tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu........................................... 6

1.3.

Cảm hứng sáng tác..........................................................................................7

CHƯƠNG 2. ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ TƯ TƯỞNG............. 13
2.1.

Thức tỉnh hồn nước và lý tưởng mới............................................................13

2.2.

Phổ biến tên gọi Việt Nam tự hào dân tộc (Tân Việt Nam)........................ 15


2.3.

Cổ động, tuyên truyền cách mạng vào thơ văn............................................ 16

2.4.

Trào lưu nữ quyền trong văn chương...........................................................25

2.5.

Hiện đại hóa văn học Việt Nam................................................................... 27

CHƯƠNG 3. ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ NỘI DUNG...............30
3.1.

Thơ văn Phan Bội Châu thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ................ 30

3.1.1.

Yêu nước gắn liền với vấn đề cách mạng:............................................ 32

3.1.2.

Yêu nước gắn liền với vấn đề dân chủ:................................................. 33

3.2.

Thể hiện tầm quan trọng của việc đồn kết dân tộc...............................34

3.3.


Lí tưởng mới và chủ nghĩa anh hùng tiến bộ.......................................... 35

3.3.1.

Lí tưởng mới...........................................................................................35

3.3.2.

Chủ nghĩa anh hùng:............................................................................. 36

CHƯƠNG 4. ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ NGHỆ THUẬT........ 39
4.1.

Thể loại : Đa dạng và trải dài từ thời kỳ trung đại đến hiện đại.................. 39

4.2.

Văn chữ Hán của Phan Bội Châu khác với văn chữ Hán thời trung đại..... 39

4.3.

Về cấu trúc của tác phẩm:.............................................................................39


4.4.

Nhân vật :......................................................................................................40

4.5.


Giọng văn của Phan Bội Châu: hùng hồn thống thiết mang đậm tính sử thi

và ngợi ca................................................................................................................ 41
4.6.

Ngơn ngữ:..................................................................................................... 41

TỔNG KẾT............................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 43


1

MỞ ĐẦU
Trong dịng chảy văn học suốt nghìn năm nước Việt, từ thời chữ Nôm cho đến
chữ Quốc Ngữ vẫn khơng ngừng phát triển và hịa điệu cùng với đời sống nhân dân.
Văn chương là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người.
Lịch sử văn học Việt Nam trải qua những giai đoạn mang những bước ngoặc rõ nét,
tạo nên những dấu ấn riêng biệt, đánh dấu sự trưởng thành trong văn chương của
nước nhà.
Giai đoạn từ năm 1900-1930 được xem như khúc giao thời quan trọng, dần
thoát ly khỏi nền văn học trung đại, chuyển sang một hướng khác biệt hồn tồn. Đã
dần khơng cịn bút pháp ước lệ, khơng chỉ những nhà Nho cầm bút nữa, vào thời
điểm này xuất hiện một tầng lớp sáng tác mới, đó chính là tầng lớp trí thức được
học, tiếp xúc với nền giáo dục phương Tây, họ sáng tác để mưu sinh, họ sáng tác vì
đam mê. Những trang chữ đã dần tách mình khỏi những ràng buộc trách nhiệm cao
cả, khỏi những điều xa vời, văn học trong giai đoạn này trở nên gần gũi, bình dị,
chuyện đời chuyện văn.
Một trong những người đi đầu trong phong trào này phải kể đến Phan Bội

Châu. Ông đã đóng góp cho nền văn học Việt Nam một kho tàng lớn lao những tác
phẩm văn chương của thời kì giao thời này. Chí hướng lúc đầu của ơng là một nhà
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ông chưa từng muốn làm một nhà văn nổi tiếng
nhưng ông đã để lại cho dòng văn học Việt Nam nhưng tác phẩm sống mãi với năm
tháng. Văn chương của Phan Bội Châu mang đầy tính đột phá trong tư tưởng,
nhưng vẫn cịn chút vấn vương về mặt hình thức của nền văn chương cũ.


2

CHƯƠNG 1. MỘT VÀI NÉT VỀ PHAN BỘI CHÂU
1.1. Tiểu sử Phan Bội Châu.
Phan Bội Châu (1867-1940) tên thật là Phan Văn San. ( 潘文珊 )
Phan Bội Châu có tên hiệu là là Hải Thụ, về sau đổi là Sào Nam.
Quê quán: làng Sa Nam (nay là xã Xuân Hòa), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Ông là danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kỳ Pháp
thuộc
Cuộc đời Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Lúc tám tuổi, Phan
Bội Châu nổi tiếng thông minh với việc thông thạo các loại văn chương cử tử. Năm
mười ba tuổi đi thi ở huyện, đỗ đầu. Mười sáu tuổi đã đỗ đầu xứ nên được mọi
người gọi là “Ông đầu xứ San”.
Phan Bội Châu sinh ra và lớn trong những năm đất nước bị chia cắt, trải qua
cảnh tang thương của đời nơ lệ nên ở ơng sớm có tinh thần yêu nước. Chín tuổi,
Phan Bội Châu đã được sống giữa phong trào Bình Tây nổ ra ở xứ Nghệ. Mười bảy
tuổi được tin Pháp đánh Bắc Kỳ (1882), Phan Bội Châu đã viết bài “Bình Tây thu
Bắc” dán ở cây to đầu làng.
Năm ơng mười chín tuổi (1885), kinh thành Huế thất thủ, hưởng ứng chiếu
Cần Vương của vua Hàm Nghi, ơng cũng tổ chức đội “thí sinh qn” gồm sáu
mươi người nhưng đã bị đàn áp và tan rã.

Trong khoảng mười năm cuối thế kỷ XIX, Phan Bội Châu vừa làm thầy đồ dạy
học vừa đọc thêm “Tân thư” và mở giao du tìm những người có lịng u nước để
chuẩn bị cho công việc cứu nước. Năm 1900, Phan Bội Châu dự kỳ thi Hương, đỗ
thủ khoa trường Nghệ và chính thức bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng. Cùng
với bạn bè thành lập Duy Tân hội (1904) để đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục đất
nước Việt Nam.
Đầu những năm 1905, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông Du. Từ
những năm 1905 đến năm 1908 ông đã tổ chức cho gần hai trăm thanh niên xuất
cảnh sang Nhật học tập. Bên cạnh đó, ơng cũng liên lạc với các hội, đảng yêu nước


3

tiến bộ của học sinh và những người thuộc chính phủ ở các nước có mặt tại Tokyo
nhằm trao đổi kinh nghiệm vận động cứu nước.
Tháng 3 – 1905 tổ chức Đông Du bị giải tán, Phan Bội Châu bị chính phủ
Nhật trục xuất, phải về ẩn náu ở Trung Quốc một thời gian ngắn, rồi sang Thái Lan
làm công việc nơng trại để tính tốn kế lâu dài.
Năm 1911, cách mạng Tân Hợi Trung Quốc thành công, Phan Bội Châu trở
lại Trung Quốc tập hợp một số anh em còn lại, tuyên bố giải tán Duy Tân hội thành
lập Việt Nam Quang phục hội với nguyên tắc duy nhất: “Đánh đuổi giặc Pháp,
khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hịa dân quốc Việt Nam”.
Sau đó, hội cử người về nước hoạt động và gây nên một số vụ bạo động vũ
trang có tiếng vang lớn, nhưng kẻ thù đã thẳng tay đàn áp. Năm 1914, Phan Bội
Châu bị bọn quân phiệt Trung Quốc bắt giam. Năm 1917, khi ông ra tù, Chiến tranh
Thế giới sắp kết thúc, Cách mạng tháng Mười Nga thành công và phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc sơi nổi khắp nơi. Ơng bắt đầu tìm hiểu Cách mạng tháng
Mười và viết báo ca ngợi Lênin.
Tháng 12- 1924, sau khi tiếp xúc và được sự góp ý của Nguyễn Ái Quốc, Phan
Bội Châu dự định sẽ cải tổ lại Việt Nam Quốc Dân đảng theo hướng tiến bộ.

Ngày 30-6-1925 trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu để gặp những
người anh em, vừa đến ga Thượng Hải thì Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc
đem về nước, đem xử ở tịa Đề hình Hà Nội. Các cuộc phong trào bãi khóa, bãi
cơng, bãi thị đã nổ ra khắp cả nước, địi trả tự do cho Phan Bội Châu. Cuối cùng
thực dân Pháp buộc tha cho ông, nhưng bắt về giam lỏng ông tại Huế.
Từ năm 1926 trở đi, Phan Bội Châu bị cách ly khỏi thực tế đấu tranh của dân
tộc. Tuy vậy, ông vẫn không từ bỏ mà vươn lên làm người tuyên truyền yêu nước.
Thơ văn ông vẫn tiếp tục phản ánh nỗi khổ của người dân mất nước và trách nhiệm
của người dân đối với nước. Đó là những tác phẩm như: Nam quốc dân tu tri, Thuốc
hoàn hồn…
Những năm tháng cuối đời, Phan Bội Châu vẫn hi vọng, tin tưởng vào nhân
dân. Trước ngày mất 29/10/1940 tại căn nhà tranh ở dốc Bến Ngự (Huế), ơng vẫn
có lời “ Chúc phường hậu tử tiến mau!”.


4

1.2. Sự nghiệp sáng tác và các tác phẩm tiêu biểu.
Có thể nói rằng: Phan Bội Châu là linh hồn, là ngọn đuốc khai sáng cho các
phong trào vận động cách mạng chống thực dân Pháp. Suốt cả cuộc đời Phan Bội
Châu, luôn hi sinh cho cuộc đấu tranh giải phóng dân và thơ văn ơng khơng chỉ là
vũ khí tuyên truyền, vận động cách mạng sắc bén mà còn là những lời tâm huyết
chứa chan lòng yêu nước.
Nhận định về sự nghiệp văn chương của ông, một nhà phê bình văn học đã
nhận định về sự nghiệp sàng tác của Phan Bội Châu: “Con người viết văn, con
người làm thơ trong Phan Bội Châu nhất trí với con người chính trị. Ngịi bút Phan
Bội Châu sáng ngời chủ nghĩa yêu nước, lí tưởng anh hùng”.
Hay Đặng Thai Mai đã từng tự hào : “Trong trí nhớ, trong ấn tượng, trong
phán đốn của cơng chúng nước ta, Phan Bội Châu là một nhà chiến sĩ yêu nước,
một bậc tiền bối cách mạng hăng hái kiên quyết, đã thể hiện được một cách hùng

hồn, rực rỡ tinh thần bất khuất của dân tộc trong thời kì hai mươi lăm năm đầu thế
kỉ.” Ông xem văn chương như phương tiện đánh giặc, văn chương là bút chiến.
Trong suốt nhiều năm dài, Phan Bội Châu chưa bao giờ từ bỏ ý chí bảo vệ đất nước.
Chỉ biết qua mỗi năm, lòng căm thù giặc càng dâng cao và lịng u nước ln dạt
dào như thế. Bởi lẽ, đất nước không chỉ là nơi có gia đình ơng mà có hơn hàng trăm
hàng triệu gia đình khác nữa đang cần ngày hịa bình, đang cần yên ấm bên người
thân. Ý chí bảo vệ đất nước ln mãnh liệt như thế.
Ơng bơn ba hoạt động trong nước, đến cả nước ngồi mà khơng quản khó
khăn. Từ Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, ...và cho đến khi bị giam lỏng ở Huế. Phan
Bội Châu không chỉ kiên cường tổ chức nhiều phong trào yêu nước như Duy Tân
hội, Việt Nam Quang phục hội,… mà còn dùng thơ văn mình làm ngịi súng, làm
dao, làm gậy mà chiến đấu. Hầu hết sáng tác của ông đều đạt đỉnh cao của phong
trào thơ văn yêu nước. Ông sẵn sàng chống giặc mà cứu nước, tuy rằng thân thể bị
giam trong chốn ngục tù nhưng không, không bao giờ bọn giặc tàn ác kia có thể
giam giữ được tâm hồn người Việt một mực hướng về nước, một tầm hồn ln trực
tràn tình u mãnh liệt dành cho giang sơn này:
“Ðúc gan sắt để dời non lấp bể.
Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”


5

Bài ca chúc tết thanh niên
Mặt tiến bộ trong tư tưởng yêu nước của Phan Bội Châu chính là sự đổi mới
trong quan niệm về yêu nước và đường lối cứu nước. Đó là quan niệm yêu nước
gắn liền với cách mạng, muốn là yêu nước thì phải đấu tranh giải phóng dân tộc,
muốn giải phóng dân tộc thì phải duy tân, chống phong kiến, dân chủ hoá đất nước
và hịa vào cuộc đấu tranh của giai cấp vơ sản thế giới đấu tranh cho chủ nghĩa xã
hội.
Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc và Nhật Bản để gặp gỡ

các nhà cách mạng nhằm cầu viện trợ cho phong trào do chính ơng thành lập. Tại
đây ơng được khuyên dùng văn chương để thức tỉnh lòng yêu nước. Các tác phẩm
của ơng sau đó đã thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia. Những năm 1909,
các tác phẩm cách mạng của ông ảnh hưởng đến phong trào chống Pháp tại Việt
Nam. Ông căm thù những kẻ giày xéo q hương làng mạc của mình. Ơng chỉ ra
cho mọi người thấy kẻ thù chính là thực dân Pháp và bè lũ tay sai, “trái tim sắt đá”
không nhân tính bán nước và lịng căm thù của ơng cũng hướng vào hai đối tượng
này. Căm thù Pháp, ông căm thù tất cả những gì liên quan đến chúng, kể cả những
vật vô tri vô giác. Thơ văn được dùng để làm vũ khí để vạch trần tội ác của thực dân
Pháp và dòng văn học yêu nước chống Pháp đã xem đó là nhiệm vụ đặt lên hàng
đầu. Nhưng khi đến ngịi bút Phan Bội Châu thì bộ mặt của tên thực dân cướp nước
mới được khắc họa rõ nét. Ơng đã nói đến chính sách thuế khóa nặng nề, ơng chỉ rõ
sự thâm độc của chính sách khai thác thuộc địa và ông cũng cho mọi người thấy
được sự thật của vấn đề khai hoá. Phan Bội Châu từng nêu rõ “Thù dân tộc không
lấy máu rửa không sạch”. Thế đấy, nỗi niềm yêu nước dạt dào, lịng căm thù giặc
đến cao độ, quyết khơng tha, mãi mãi không tha cho .
Phan Bội Châu sống rất gần gũi với người dân lao động và sớm có tinh thần
yêu nước. Nổi bật trong mỗi phong trào thời kì u nước ơng đều có những sáng tác
riêng.
Khơng những là nhà yêu nước và cách mạng, Phan Bội Châu còn là nhà văn
lớn, để lại một kho tàng thơ văn đồ sộ. Với tư duy nhạy bén và không ngừng đổi
mới, tài năng sáng tạo đa dạng, phong phú, Phan Bội Châu từng một thời làm rung
động biết bao con tim yêu nước bằng những vần thơ sôi sục nhiệt huyết của mình.


6

Trong vòng mấy chục năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu được coi là cây bút xuất
sắc nhất của văn thơ cách mạng.
Phan Bội Châu không chỉ bộc lộ tấm lòng yêu nước, mà còn nêu lên một tinh

thần sẵn sàng chống giặc cứu nước. Ngay cả thời kỳ bị giam lỏng ở Huế, sống trong
hoàn cảnh nguy hiểm, luôn bị uy hiếp, đe dọa, thơ văn ông vẫn cịn khí thế hừng
hực.
1.2.1. Sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu được chia thành ba thời kì:
 Thời kỳ thứ nhất : Trước khi ra nước ngoài, Phan Bội Châu có viết một số
tác phẩm, trong số đó có những tác phẩm tiêu biểu: Hịch Bình Tây thu Bắc, Lưu
Cầu Huyết Lệ Tân Thư, Song Tuất lục.
 Thời kỳ thứ hai: Thời gian hoạt động ở nước ngoài Phan Bội Châu sáng tác
rất nhiều tác phẩm và gửi về nước, tiêu biểu như: Hải ngoại huyết thư, Việt Nam
vong quốc sử, Tân Việt Nam, Khuyến quốc dân tu trợ du học văn.
 Thời kỳ thứ ba: Ðây là thời kỳ ông bị giam lỏng ở Huế, số lượng tác phẩm ra
đời trong giai đoạn này rất lớn nhưng lại không được đánh giá cao về chất lượng.
Tác phẩm “Phan Bội Châu niên biểu” được xem là có giá trị nhất. Bên cạnh đó phải
kể đến Nam Nữ quốc dân tu tri, Thuốc chữa dân nghèo, Cao đẳng quốc dân, Lời hỏi
thanh niên, Luân lý vấn đáp và hơn 800 bài thơ Nôm các loại, mấy chục bài phú,
văn tế, tạp văn.
1.2.2. Các tác phẩm tiêu biểu của Phan Bội Châu.
Phan Bội Châu viết tập “Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư”, gồm 5 phần:
 Nói về những điều sỉ nhục vì nước mất, quyền mất, thảm họa tương lai.
 Mở mang dân trí.
 Chấn động dân khí.
 Vun trồng nhân tài.
 Kỳ vọng ở những người làm quan, lấy những sự nghiệp bất hủ khuyên lớn họ
được nhiều người xem là có giá trị về phương diện cổ động nhân sĩ và giới cầm
quyền có tâm huyết đem tài sức ra giúp nước.


7

Sách biên khảo, thi ca đã xuất bản

 Kí niệm lục (19??)
 Vấn đề phụ nữ (19??)
 Luận lí vấn đáp (19??)
 Sào nam văn tập (19??)
 Hậu Trần dật sử (19??) – Hà Nội: NXB Văn hóa-thơng tin, 1996.
 Khổng Học Đăng (19??) – Houston, TX: NXB Xuân Thu, 1986.
 Phan Bội Châu Niên Biểu (19??) – Sài Gòn: Nhóm nghiên-cứu Sử Địa, 1971.
 Phan Bội Châu Tồn Tập (19??) – Huế: NXB Thuận hóa: Trung tâm văn hóa
ngơn ngữ Đông Tây, 2001.
 Trùng Quang Tâm Sử (19??) Hà Nội: NXB Văn học, 1971.
Các tác phẩm cách mạng
 Việt Nam Quốc sử khảo (1909).
 Ngục Trung Thư (1913) – Sài Gòn: NXB Tân Việt, 1950.
 Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư (19??).
 Việt Nam vong quốc sử (1905).
 Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927).
 Cao Đẳng Quốc Dân Di Cảo (19??) – Huế: NXB Anh-Minh, 1957.


Chủng diêt dự ngôn(19??) – Hà Nội: NXB Khoa hoc xã hội, 1991.



Tân Việt Nam (19??) – Hà Nội: NXB Cục lưu trữ nhà nước, 1989.



Thiên Hồ Đế Hồ (19??) – Hà Nội: NXB Khoa học xã hội, 1978.




Khuyến quốc dân du học ca (19??).



Hải ngoại huyết thư (1906).



Dĩ cửu niên lai sở trì chủ nghĩa (19??).

1.3. Cảm hứng sáng tác.


8

Các sáng tác Phan Bội Châu mang hai cảm hứng chủ đạo là tình cảm yêu nước
và khát vọng cứu nước. Tồn bộ văn chương của Phan Bội Châu tốt lên một sự thật
lớn lao: chính tinh thần yêu nước thương nịi và cuộc đấu tranh trường kì cho nền
độc lập của tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân, đã làm nên cả một thế giới Phan
Bội Châu, trong đó ơng được sinh ra, được sáng tạo đến mức hồn thiện cả về thể
chất, tâm hồn, cá tính, trí tuệ, tài năng, và để lại trong lịch sử dân tộc một tấm
gương vĩ nhân sừng sững.
Cảm hứng chủ đạo trong thơ văn của ông là cảm hứng yêu nước được biểu
hiện ra trên rất nhiều phương diện với những màu sắc, cung bậc phong phú. Và bởi
vì cảm hứng yêu nước là cảm hứng thiêng liêng, cao cả, lại kí thác ở một tâm hồn
và một trí tuệ vĩ đại nên văn chương sinh ra từ cảm hứng ấy đã tỏ rõ sự ưu việt của
nó cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Trước hết, văn thơ Phan Bội Châu cho
chúng ta được chiêm ngưỡng bức chân dung lẫm liệt của bản thân ông, một người
con hào kiệt của xứ Nghệ, của non sông Việt Nam. Bản chất ơng chính là sự kế thừa

truyền thống anh hùng của dân tộc ta từ thời dựng nước, hay gần hơn, từ những
nhân cách lớn như Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xn Ơn, Phan Đình
Phùng…
Cái “chí khí anh hùng” ở Phan Bội Châu luôn biểu hiện thông qua một cái tơi
hết sức sắc nét, như hình tượng một con người kì vĩ giữa cõi đời. Rõ ràng Phan Bội
Châu tự nhận thức được chân lí, giá trị của hình tượng ấy và có ý thức khắc hoạ
hình tượng ấy. Ơng đã đi vào chân lí của văn học: văn học thiếu vắng hình ảnh của
con người cụ thể, nhất là những nhân vật anh hùng, mà chỉ đầy rẫy những cái trừu
tượng, giáo điều hoặc những cái tầm thường, là thứ văn học khơng sinh khí, do dó
khơng thể để lại ấn tượng gì. Tuy nhiên ở bất kì hồn cảnh nào, cái tơi của Phan Bội
Châu cũng gắn chặt với tinh thần xả thân vị nghĩa, với trách vụ lớn lao cứu nước
cứu nịi khiến ơng vẫn có cốt cách của một đấng “chí nhân vơ kỉ”, khác với Nguyễn
Công Trứ là mẫu người anh hùng nhưng cịn nhiều nét vị kỉ. Một cái tơi rất ta: đó là
sự đặc sắc ở con người Phan Bội Châu, đối lập với mẫu “cái tôi thuần tuý… tôi”
cũng như mẫu “cái ta không tôi” ở nhiều người hành nghề văn khác.
Thơ văn Phan Bội Châu thể hiện tư tưởng yêu nước tiến bộ. Yêu nước là một
nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam. Kể từ khi hình thành nền văn học viết, nội


9

dung ấy không ngừng phát triển và ngày càng mang nhiều sắc thái mới. Ðến với thơ
văn yêu nước của Phan Bội Châu, chúng ta sẽ được thấy rõ điều đó.
Tinh thần yêu nước trong thơ văn Phan Bội Châu được thể hiện một cách cụ
thể, gần gũi:
Khi nói về đất nước các nhà nho xưa thường có những lúng túng do họ còn bị
câu nệ bởi những quan niệm cũ, quan niệm "Xã tắc" siêu hình. Phan Bội Châu tuy
cịn chịu ảnh hưởng ít nhiều của quan niệm phong kiến nhưng ông đã biết phá bỏ
những cái lạc hậu. Tình u q hương đất nước ở ơng được thể hiện bằng những
tình cảm bình thường, gần gũi nhưng rất sâu sắc. Ðó là:

 Tình cảm của con người trước cái đẹp của quê hương đất nước:
Nay ta hát một thiên ái quốc,
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta.
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà,
Ông cha để lại cho ta lọ vàng.
Trải mấy lớp tiền vương dựng mở,
Bốn ngàn năm giãi gió dầm mưa,
Biết bao cơng của người xưa,
Gang sơng, tấc núi, dạ thưa, ruột tằm.
Ái quốc
 Lòng căm thù giặc:
Xuất phát từ lòng yêu nước thiết tha, Phan Bội Châu đã ý thức được trách
nhiệm đối với tổ quốc. Ông căm thù những kẻ giày xéo quê hương làng mạc. Ông
đã chỉ ra cho mọi người thấy kẻ thù của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ là thực dân
Pháp và bè lũ tay sai bán nước và lòng căm thù của ông cũng hướng vào hai đối
tượng này. Ghét Pháp, ơng ghét tất cả những gì có liên quan đến chúng, kể cả những
vật vô tri vô giác: lá cờ, ổ bánh mì, tờ lịch... Ơng cương quyết khơng chấp nhận sự
hiện diện của Pháp ở Việt Nam, ông đã mỉa mai, chỉ trích sự có mặt một cách vô lý
của thực dân Pháp trên đất nước ta “Tu hú tranh tổ cà cưỡng”.


10

Ðối với bọn tay sai bán nước ông tỏ thái độ khinh miệt, xem thường. Dưới mắt
ông, bọn quan lại là những kẻ vô dụng, hèn hạ, chỉ biết bảo vệ cá nhân mình, sẵn
sàng khom lưng quì gối trước kẻ thù.
Đấu tranh bằng một hào khí ngất trời:
Muốn vượt bể Đơng theo cánh gió,
Mn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Lưu biệt khi xuất dương

Khi bị bắt giam, nghĩ mình khơng thốt khỏi cái chết, ơng vẫn tỏ rõ khí phách
hào hùng của một người chiến sĩ yêu nước.
Thân ấy vẫn cịn, cịn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
Cảm tác trong ngục Quảng Đông.
 Vạch trần tội ác của kẻ thù:
Dùng văn học làm vũ khí để vạch trần tội ác của thực dân Pháp, dòng văn học
yêu nước chống Pháp đã xem đó là nhiệm vụ hàng đầu. Nhưng đến thơ văn Phan
Bội Châu thì bộ mặt của tên thực dân cướp nước mới được nhận thức cụ thể. Ơng đã
nói đến chính sách thuế khóa nặng nề, ơng chỉ rõ sự thâm độc của chính sách khai
thác thuộc địa và ông cũng cho mọi người thấy được sự thật của vấn đề khai hố.
Ơng báo trước cho mọi người thấy rồi đây nước ta sẽ nghèo, sẽ hèn, sẽ yếu, sẽ ngu,
dân tộc ta đang đứng trước nguy cơ diệt chủng. Mặc dù lời lẽ phân tích của ơng
chưa sâu sắc nhưng qua tác phẩm người đọc cũng cảm thấy rùng mình, khiếp sợ
trước kẻ thù nguy hiểm của dân tộc.
Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt,
Rút chặt dân như thắt chỉ xe.
Hải ngoại huyết thư
Ông đả kích bọn vua chúa chỉ lo hưởng thụ:
Cơm ngự thiện bữa nghìn quan,
Ngồi ra dân đói, dân tàn mặc dân.
để rồi chỉ biết đầu hàng giặc xâm lược:
Khi giặc đến, người trong phản trước,
Đem của dân vạch chước hòa thân.
Thơ văn ơng cịn tố cáo bọn quan lại.


11

Ngày mong mỏi vài con âm tủ,

Tối vui chơi mấy đứa hầu non,
Trang hồng gác tía lầu son,
Đã hao mạch nước lại mịn xương dân.
Hải ngoại huyết thư

 Tình u nước của Phan Bội Châu còn được thể hiện qua nỗi xót xa, sự
thơng cảm đối với người dân nghèo khổ.
Ơng vơ cùng đau xót trước cảnh đói rét lầm than của người dân vơ tội. Ơng rất
thơng cảm cho kiếp đời nô lệ của những người dân mất nước phải sống cuộc đời
lam lũ giành giật từng miếng cơm, manh áo. Hình ảnh những anh phu xe dưới trời
mưa bão, gò lưng kéo chiếc xe nặng chở một tên thực dân béo mập, hay những đứa
bé bán bánh vào đêm mưa đã lần lượt xuất hiện trong thơ ông (Phu xe than trời mưa,
Ðêm mưa thương người bán bánh rao).
Nó ni mình như trâu như chó,
Nó coi mình như cỏ như rơm.
Hải ngoại huyết thư
 Phan Bội Châu không chỉ bộc lộ tấm lòng yêu nước, mà còn nêu lên một
tinh thần sẵn sàng chống giặc cứu nước.
Ngay cả thời kỳ bị giam lỏng ở Huế, sống trong hoàn cảnh nguy hiểm, luôn bị uy
hiếp, đe dọa, thơ văn ơng vẫn cịn khí thế hừng hực như khi mới xuất dương:
“Ðúc gan sắt để dời non lấp bể
Xối máu nóng rửa vết nhơ nơ lệ”
Bài ca chúc tết thanh niên
 Phan Bội Châu còn bày tỏ lòng yêu nước một cách sâu xa. Ông đã ý thức
rõ trách nhiệm cứu nước:
Nước non Hồng Lạc còn đây mãi,
Mặt mùi anh hùng há chịu ri!
Chơi xuân



12

Do đó, ơng ơm ấp hồi bão giải phóng đất nước:
Đạp toang hai cánh càn khôn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà!
Chơi xuân
Lòng yêu nước của Phan Bội Châu sâu sắc, giàu sức chiến đấu nhưng bước
vào giai đoạn mới của cách mạng những lời kêu gọi của ông không đi vào quần
chúng với sức mạnh bão táp như xưa. Thời đại đã tiến lên phía trước và nội dung
thơ văn ơng khơng theo kịp. Ơng khơng giải đáp được những vấn đề mà quần chúng
đã bắt đầu quan tâm, địi hỏi.
Với Phan Bội Châu u nước khơng cịn là tình cảm cao q chỉ có ở một số ít
người mà là phẩm chất phổ biến của mọi người. Yêu nước không thể chỉ là yêu
thương chung chung mà là ghét xâm lược, không chịu làm nô lệ, biểu hiện thành
hành động hy sinh cứu nước. Tinh thần yêu nước ở Phan Bội Châu cũng là tinh
thần quyết chiến chống xâm lược. Trong tình thế lúc đó, theo Phan Bội Châu duy
tân là để mở mang dân trí, nâng cao dân khí để có thêm sức mạnh đánh Pháp.


13

CHƯƠNG 2. ĐÓNG GÓP CỦA PHAN BỘI CHÂU VỀ TƯ TƯỞNG
2.1. Thức tỉnh hồn nước và lý tưởng mới
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức
và biến động, chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân, phong kiến. Trong bối
cảnh đó, Phan Bội Châu đã nhận ra được mục đích cuối cùng của cách mạng Việt
Nam là độc lập cho dân tộc. Để thực hiện được lý tưởng đó, Phan Bội Châu đã bơn
ba khắp trong và ngồi nước để tìm kiếm con đường duy tân, cách mạng cứu dân,
cứu nước.
Trải qua quá trình hoạt động cách mạng sôi nổi, từ Duy Tân hội, đến phong

trào Đông Du, đến tổ chức Việt Nam Quang phục hội và bước đầu là Việt Nam
Quốc dân đảng, hướng tới phong trào cách mạng thế giới. Ông đã trăn trở, đấu
tranh để lựa chọn, tìm ra con đường đúng đắn, xây dựng, phát triển các tổ chức cách
mạng và tiến hành các phương pháp đấu tranh cách mạng cho phù hợp với đặc điểm
và yêu cầu của mỗi giai đoạn lịch sử. Đó là q trình chuyển biến đầy chơng gai,
thử thách trong cuộc đời cách mạng của Phan Bội Châu.
Sự chuyển biến bắt đầu từ giai đoạn hình thành lịng u nước, ý chí cứu nước,
rồi biến ý chí đó trở thành quyết tâm mạnh mẽ làm nên những hành động cụ thể. Sự
chuyển biến đi từ tư tưởng của một nhà nho truyền thống nhờ tiếp thu Tân văn, Tân
thư chuyển biến thành nhà nho Duy tân; trong mơ hình nhà nước từ quân chủ sang
dân chủ tư sản, rồi tiến đến nền dân chủ cộng hòa; là bước chuyển từ chủ trương
duy tân đến bạo động cách mạng, từ bạo động cách mạng đến kết hợp giữa đấu
tranh bạo động với tuyên truyền, giáo dục; và từ đấu tranh ơn hịa có khuynh hướng
cải lương, đến bạo động cách mạng triệt để hơn.
Và cuối cùng, vào những năm cuối đời, Phan Bội Châu tiếp xúc với tư tưởng
chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, Phan Bội Châu xem chủ nghĩa xã hội như là kết quả
của sự tự phát triển, xem chủ nghĩa xã hội như một phát minh, nảy ra từ những tấm
lịng thương xót nào đó của con người. Mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng
khơng thể phủ nhận rằng sự thành công của Đảng ta trong cuộc cách mạng dân tộc –
dân chủ là có sự đóng góp to lớn của Phan Bội Châu – một sĩ phu yêu nước từng
đấu tranh quên mình vì lý tưởng cao đẹp.


14

Về mặt văn học, sau làn sóng Duy Tân từ Nhật thâm nhập vào nước ta, các nhà
văn thời bấy giờ đã nhận thức được sâu sắc hơn về hiểm hoạ mất nước, trong đó có
Phan Bội Châu. Trong tự truyện của mình, ơng đã ghi lại: “Tơi vì xem những pho
sách ấy mới hiểu qua được tình hình cạnh tranh ở trong hoàn hải, thảm trạng đất
nước diệt chủng lại càng kích thích trong đầu sâu sắc hơn”.

Trong hàng ngũ các sĩ phu yêu nước vào đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu có lẽ
là người đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thức tỉnh hồn nước. Thơ văn
Phan Bội Châu có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân dân khơng chỉ vì âm điệu mà
cịn vì ông đã khơi dậy nỗi nhục mất nước và khuyến khích đứng lên vì dân tộc.
Một trong số những câu thơ đi vào lòng nhân dân thời thời bấy giờ của ơng chính là
Hải ngoại huyết thư (1960):
“Lời huyết lệ gửi về trong nước,
Kể tháng ngày chửa được bao lâu.
Nhác trơng phong cảnh Thần châu,
Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ...
Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩn,
Khơn tìm đường dị nhắn hỏi han
Bâng khng đỉnh núi chân ngàn,
Khói tn khí uất, sóng cuồn trận đau...”
Hoặc Ai cáo Nam kỳ phu lão (1970):
“Than ơi! Lục tỉnh Nam Kỳ
Nghìn năm cơ nghiệp cịn gì hay khơng
Mịt mù một dải non sơng
Hỏi ai, ai có đau lịng chăng ai...”
Ảnh hưởng văn thơ của Phan Bội Châu là vô cùng to lớn thời bấy giờ, Đặng
Thai Mai đã thuật rằng “hàng nghìn thanh niên đã cắt cụt tóc bím, vất hết sách vở
văn chương cử tử cùng cái mộng công danh nhục nhã gắn trên đó, lìa bỏ làng mạc,


15

nhà cửa vợ con, rồi băng ngàn lội suối, bất chấp mọi nỗi đói thiếu, nguy hiểm, khổ
sở, để qua Xiêm, qua Tàu, qua Nhật mà học hỏi và trù tính việc đánh Tây”.
Ngồi ra ảnh hưởng của Phan Bội Châu không chỉ giới hạn trong một thế hệ
thuộc giai đoạn nào mà ngay cả trong thời gian “đất nước phân kỳ” cả ở Nam lẫn

Bắc, văn thơ ông vẫn ln khơi dậy lịng u nước của nhân dân.
2.2. Phổ biến tên gọi Việt Nam tự hào dân tộc (Tân Việt Nam)
Quốc hiệu “Việt Nam” từ thuở nguyên khai đã có từ đầu thời vua Gia Long,
nhưng trên thực tế không mấy khi được sử dụng. Sử sách chép là vua Gia Long lúc
đầu khi mới lên ngôi (1802) muốn đặt quốc hiệu là Nam Việt, nhưng vua Gia
Khánh nhà Thanh khơng chấp thuận. Thanh triều chỉ có thể chấp thuận sai sứ sang
phong vương sau đó hai năm (1804) khi quốc hiệu Nam Việt đã được đổi ngược lại
thành Việt Nam.
Bước sang thế kỷ XX, trong khi người nước ngồi đều dùng tên “An Nam” để
chỉ nước ta, có thể thấy Phan Bội Châu là người đầu tiên đã phổ biến cái tên Việt
Nam ngay từ khi mới sang Nhật Bản. Cụ thể ông đã dùng tên Việt Nam trong các
tác phẩm viết trong thời kỳ Đông Du: Việt Nam vong quốc sử (1905), Tân Việt
Nam (1906), Việt Nam thảm trạng, Việt Nam quốc sử khảo (1908). Ngoài ra, sau
khi giải tán Duy Tân Hội, ông cũng đã dùng tên Việt Nam (thay vì An Nam hay các
tên khác) khi đặt tên Việt Nam Quang phục Hội vào năm 1912.
Theo lời kể lại của Phan Bội Châu, một sự qi lạ là trước đó “nước ta chỉ có
cờ hồng đế mà khơng có quốc kỳ”. Vì thế nên Quang phục Hội mới “chế định cờ
ngũ tinh” làm lá quốc kỳ đầu tiên. Năm ngôi sao trên lá cờ này có hình liên kết với
nhau, tiêu biểu cho ba kỳ của Việt Nam và thêm Lào và Campuchia. Quốc kỳ
Quang phục Hội có nền vàng, tượng trưng cho nước dân của dân tộc, màu hồng của
năm ngôi sao biểu tượng cho vị trí phương Nam của nước Việt. Hình dạng quân kỳ
cũng giống như quốc kỳ hiện nay, điểm khác nhau là thay vì sao hồng, quân kỳ
dùng sao trắng, nhằm bày tỏ thái độ dứt khoát của Việt Nam Quang phục Quân rằng
sẽ đánh đổ người da trắng.
Tôn chỉ “độc nhất” của Quang phục Hội là “khôi phục nền độc lập của Việt
Nam” và thành lập một nước Cộng hồ Quốc dân. Nói một cách khác, với sự thành
lập của Quang phục Hội, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam chủ nghĩa quân chủ bị


16


phủ nhận và chủ nghĩa dân chủ hình thành xác định. Dĩ nhiên Phan Bội Châu đã
đóng vai trị vơ cùng quan trọng, sự kiện này như một lời cảnh báo trước của chế độ
quân chủ ở nước ta.
2.3. Cổ động, tuyên truyền cách mạng vào thơ văn
Phan Bội Châu xuất thân là một nhà Nho, từ thuở nhỏ ông đã có lịng u
nước nồng nàn, năm 17 tuổi để cổ vũ cho phong trào cách mạng chống Pháp ở Bắc
kỳ ơng đã viết “Hịch Bình Tây thu Bắc” dán ở gốc đa đầu làng. Bằng chính lịng
u nước cùng với tư tưởng phương Tây của phong trào đấu tranh dân chủ tư sản
được du nhập vào Việt Nam, Phan Bội Châu tham gia hoạt động cách mạng trở
thành một nhà chính trị và văn chương trở thành phương tiện số một để tuyên truyền
vận động cứu nước của Phan Bội Châu. Sau hơn nửa thập kỷ nhìn lại, Phan Bội
Châu đã có những đóng góp cho cách mạng Việt Nam ngồi những phong trào u
nước cịn là những bài thơ, phú,… giàu tinh thần kháng chiến, cổ động và tuyên
truyền cách mạng về tinh thần yêu nước trong thơ văn của ông.
Giai đoạn đầu trước khi xuất dương cho đến năm 1908, đây là giai đoạn sôi
nổi, hào hùng nhất trong sự nghiệp chính trị cũng như sáng tác văn chương của
Phan Bội Châu. Thơ văn yêu nước thể hiện chí khí nam nhi với hồi bão to lớn, lý
tưởng lớn đã hiện diện trong những bài thơ của ông:
Trong “Chơi xuân” ông viết:
“Quân kiến Nam, Xuân tự cổ đa danh sĩ,
Đã chơi xuân đừng quản nghĩ chi chi,
Khi ngâm nga xáo lộn cổ, kim đi,
Tùa tám cõi ném về trong một túi.”
Những câu thơ đầu đọc lên thật phóng khống, thật bay bổng nhưng cũng đầy
mạnh mẽ. Mở đầu Phan Bội Châu dứt khoát khẳng định “Quân kiến Nam, Xuân tự
cổ đa danh sĩ” tức từ xưa nước Nam là một nước anh hùng, thời nào cũng sinh ra
nhiều danh sĩ. Đã là anh hùng, là danh sĩ, chí khí ngang tàng, mạnh mẽ ln chảy
trong huyết quảng “Đã chơi xuân đừng quản nghĩ chi chi”. Hai câu thơ tiếp, tất
thảy thể hiện ý chí nam nhi, đã chơi xuân thì chơi đến “xáo lộn cổ, kim đi”, “tùa



17

tám cõi”, “ném về trong một túi”; tất cả đối với người anh hùng, người nam nhi đều
trở nên thực tế, nhỏ bé để có thể “tùa”, “xáo” và “ném”.
Ơng cũng viết rằng:
“Thơ rằng: Nước non Hồng, Lạc còn đây mãi,
Mặt mũi anh hùng há chịu ri?
Giang sơn cịn tơ vẽ mặt nam nhi,
Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.
Phùng xuân hội may ra ừ cũng dễ,
Nắm địa cầu vừa một tí con con.
Đạp tung hai cánh càn khơn,
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà.
Hai vai gánh vác sơn hà,
Đã chơi chơi nốt, ố chà chà xuân.”
Phan Bội Châu là một chí sĩ yêu nước, năng nổ và mang một lý tưởng cao cả
vì thế trong thơ ơng luôn chất chứa tinh thần cách mạng mạnh mẽ. Dù say mê chơi
xuân, chơi đến “xáo lộn, cổ kim đi” thì ơng vẫn khơng qn đi hồi bão của mình;
dù ơng có chếch chống của một “khách chơi” ơng cũng không quên nghĩ đến thời
thế, đến “nước non Hồng, Lạc”, đến “mặt mũi anh hùng”. Các câu thơ trên mọi vật
thể như bé nhỏ tơn vinh dáng vóc người anh hùng hiên ngang to lớn bằng các ngữ
khí mạnh mẽ như: “Nắm địa cầu”, “Đạp tung hai cánh càn khôn”,… “Hai vai
gánh vác sơn hà” thể như chính là trọng trách của người anh hùng, đồng thời thể
hiện khát vọng hoàn thành sự nghiệp của một nhà cách mạng để “Đem xuân về tô vẽ
lại non sông”.
“Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu cũng thể hiện chí khí của một bậc
hào kiệt:
“Làm trai phải lạ ở trên đời,

Há để càn khôn tự chuyển dời.


18

Trong khoảng trăm năm cần có tớ.
Sau này mn thuở há không ai.
Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh cịn đâu học cũng hồi.
Muốn vượt bể đơng theo cánh gió,
Mn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”
Bài thơ “Xuất dương lưu biệt” được viết vào năm 1905 khi ông chuẩn bị lên
đường sang Nhật. Tác phẩm thể hiện một luồng gió mới trong tư tưởng, trong suy
nghĩ của một nhà Nho. Phan Bội Châu đã nêu lên mối quan hệ giữa con người với
đất nước “Non sông đã chết sống thêm nhục” mà vẫn chìm hồi trong thánh hiền,
trong sách vở “Hiền thánh cịn đâu học cũng hồi”, ơng đã gay gắt bộc lộ suy nghĩ
mới, xoá bỏ những suy nghĩ xưa cũ một cách đau đớn, xót xa và tủi nhục vì sự tồn
vinh của đất nước mà người ta vẫn mải mê trong sách thánh hiền, vẫn nhu nhược
với Pháp.
Những năm đầu thế kỷ XX, phong trào tư tưởng dân chủ tư sản được du nhập
và truyền bá vào Việt Nam qua sách vở Trung Quốc, các nhà Nho trí thức yêu nước
cùng với tinh thần dân tộc và lòng yêu nước dồi dào đã tham gia vào các cuộc vận
động cách mạng theo tư tưởng này. Phan Bội Châu cũng như thế, tư tưởng mới cũng
cho ông những lĩnh hội nhất định, sau khi thành lập Duy Tân hội ơng đã “Muốn
vượt bể đơng theo cánh gió/Mn trùng sóng bạc tiễn ra khơi” chọn Nhật là nơi
ơng đến, mang theo hoài bão và khát vọng lớn lao.
Khi nhắc đến thơ văn yêu nước của nhà chí sĩ Phan Bội Châu ắt hẳn không thể
quên “Hải ngoại huyết thư” viết bằng Hán văn với hơn 700 câu thơ theo thể bảy
chữ và được Lê Đại dịch ra chữ quốc ngữ với thể song thất lục bát. Đây được xem
là một khúc ngâm lớn, một bản trường ca yêu nước của Phan Bội Châu. “Hải ngoại

huyết thư” lần lượt đề cập đến các vấn đề liên quan đến đất nước, nguyên nhân và
việc mất nước, phương hướng cứu nước dù trước đó trong “Việt Nam quốc vong
sử” - theo một số tài liệu tham khảo có người cho rằng đây là tác phẩm của Phan
Bội Châu nhưng một số lại ghi chép là của Lương Khải Siêu (một nhà cải cách
Trung Quốc sống lưu vong ở Nhật) sau khi Phan Bội Châu sang Nhật đã gặp ông


19

cùng hai chính khách người Nhật đã khuyến khích ơng viết nên tác phẩm này đem
về tuyên truyền, cổ động cách mạng cho người dân Việt Nam) chí sĩ yêu nước có đề
cập đến nhưng “Hải ngoại huyết thư” được Phan Bội Châu nhìn nhận qua góc độ
khác về vấn đề một cách cao hơn, sâu sắc hơn mang tính chất thức tỉnh. Có thể điểm
qua một vài câu thơ sau để thấy được Phan Bội Châu đã rất tâm huyết với lý tưởng
đất nước, với việc kêu gọi và đánh thức lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam:
Phan Bội Châu nêu nguyên nhân dẫn đến mất nước một cách thẳng thừng:
“Nước ta mất bởi vì đâu?
Tơi xin kể hết mấy điều tệ nhân.
Một là vua sự dân chẳng biết,
Hai là quan chẳng thiết gì dân,
Ba là dân chỉ biết dân,
Mặc quân với quốc mặc thần với
ai.”
Tiếp thu tư tưởng các nhà duy tân từ Trung Quốc, Nhật Bản,… Phan Bội Châu
thể hiện những nhận thức mởi mẻ về dân quyền, về vấn đề tự cường dân tộc:
“Quyền dân chủ trên đầu ức chế,
Bốn nghìn năm dân trí cịn gì.”
Hay:
“Nay cịn lúc giống người chưa hết,
Chữ tự cường nên biết khuyên nhau.”

“Hải ngoại huyết thư” ngoài những câu từ sắc bén, chê trách nhưng nó chính
là tiếng nói đại diện cho bộ phận yêu nước trong nước, tác phẩm có ngơn từ sắc bén,
có giọng điệu tự cường, chê trách, giãi bày nhưng cũng có những lắng đọng, suy tư
của một nhà Nho yêu nước đang oằn mình vì vận mệnh non sơng. Trong đó có đoạn,
ơng viết:
“Lời huyết lệ gửi về trong nước,


20

Kể tháng ngày chưa được bao lâu.
Nhác trông phong cảnh thần châu,
Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ.
Hồn cố quốc vẩn vơ, vơ vẩn.
Khơn tìm đường dị nhắn, hỏi han.
Bâng khng đỉnh núi mây ngàn,
Khói tn khí mất, sóng cồn trận đau.”
Nhìn chung, “Hải ngoại huyết thư” khơng những hay ở cách Phan Bội Châu
lồng ghép giữa chất giọng hào hùng, khí thế để tuyên truyền, kêu gọi, khơi gợi lịng
u nước, sự tự tơn dân tộc, phê phán, chê trách mà còn là những giãi bày sâu lắng
đầy suy tư bằng giọng điệu khơng q chua xót, bi luỵ nhưng cũng đầy sâu sắc và
có sức ảnh hưởng đối với người đọc. Tác phẩm này thành cơng ngồi nội dung kêu
gọi, tuyên truyền đã đạt đến xuất sắc còn là nghệ thuật và cách dùng thể thơ, âm
điệu trong “Hải ngoại huyết thư” của Phan Bội Châu.
Phong trào Đơng Du tan rã (1908), ngịi bút Phan Bội Châu cũng bắt đầu
chuyển hướng song việc cổ vũ cách mạng, tuyên truyền cách mạng vẫn đầy hào khí
trên từng câu chữ. Trong giai đoạn 1908 - 1925, thơ văn Phan Bội Châu có sự xuất
hiện của thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, tuồng.
Về thơ, với chùm thơ Ái quốc, Ái chủng, Ái quần được Phan Bội Châu viết
khi bản thân đang sống lưu vong song đó cũng khơng làm mai một đi lịng u nước

ln sục sơi trong con người Phan Bội Châu. Qua chùm thơ kể trên, nhà chí sĩ Phan
Bội Châu đã tha thiết khơi gợi lòng yêu nước, ý thức tự cường của một dân tộc, ý
thức về lãnh thổ và chủ quyền của một đất nước đồng thời kêu gọi ý thức của mỗi
người về truyền thống, đồn kết và đấu tranh giành lại non sơng, đất nước.
“Nay ta hát một thiên ái
quốc,
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta.”
Hai câu thơ xuất phát từ bài thơ “Ái quốc” của Phan Bội Châu viết vào năm
1910 khi cuộc đời nhà chí sĩ yêu nước phải chịu nhiều long đong, rày đây mai đó,


×