Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đáp án đề thi lý thuyết-quản trị doanh nghiêp vừa và nhỏ-mã đề thi qtdnvvn-th(19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.55 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐÁP ÁN
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHÓA 3 (2010 – 2012)
NGHỀ: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ
Mã đề thi: ĐA QTDNVVN - LT 19
Câu Nội dung Điểm
1 Nêu và phân tích ưu – nhược điểm của bố trí sản xuất theo quá
trình?
2,5
Ưu điểm:
− Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt cao;
− Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao;
− Hệ thống sản xuất ít bị gián đoạn vì bị những lý do trục trặc
của thiết bị, con người
− Tính độc lập trong chế tạo các chi tiết của bộ phận cao;
− Chi phí bảo dưỡng thấp, có thể sửa chữa cheo thời gian, lượng
dự trữ phụ tùng thay thế không cần nhiều;
− Có thể áp dụng và phát huy được chế độ khuyến khích nâng
cao năng suất lao động cá biệt.
0,5
Hạn chế:
− Chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao;
− Lịch sản xuất và các hoạt động không ổn định;
− Sử dụng nguyên liệu kém hiệu quả;
− Mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp;
− Khó kiểm soát hoạt động và chi phí kiểm soát phát sinh cao;
0,5
− Đòi hòi phải chú ý tới từng công việc cụ thể
Phân tích


Bố trí theo quá trình hay còn gọi là bố trí chức năng theo sự đa
dạng của thiết kế sản phẩm và các bước chế tạo. Kiểu bố trí này
thường sử dụng nếu xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác
nhau với những đơn hàng nhỏ. Máy móc, thiết bị được trang bị
mang tính chất đa năng để có thể dễ dàng chuyển đổi việc sản
xuất từ loại sản phẩm này sang loại sản phẩm khác một cách
nhanh chóng. Công nhân trong kiểu bố trí này phải thay đổi và
thích nghi nhanh chóng với nhiều nhiệm vụ khác nhau được hình
thành từ những lô sản xuất riêng biệt. Các công nhân này phải có
kỹ năng cao đòi hỏi sự đào tạo chuyên môn sâu và sự giám sát
công nghệ. Chức năng hoạch định của nhà quản lý được thực
hiện liên tục, lập lịch trình và kiểm soát để bảo đảm khối lượng
công việc tối ưu trong từng bộ phận, từng khu vực sản xuất. Các
sản phẩm trong hệ thống sản xuất có thời gian tương đối dài và
lượng tồn kho bán thành phầm lớn
1,5
2
Trình bày đặc điểm, điều kiện áp dụng và biện pháp thực hiện
của chiến lược hội nhập dọc ngược chiều? Cho ví dụ về các công
ty theo đuổi chiến lược này?
2,5
Chiến lược hội nhập dọc ngược chiều: là chiến lược mà doanh
nghiệp tự đảm nhận sản xuất và cung ứng các yếu tố đầu vào cho
quá trình sản xuất
0,5
Đặc điểm của chiến lược hội nhập dọc ngược chiều: tìm kiếm sự
tăng trưởng bằng cách mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh
sang lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu hay các sản phẩm phục vụ
cho hoạt động hiện tại của công ty.
0,5

Điều kiện áp dụng: (1) Nhà cung cấp có năng lực thương lược
lớn khiến công ty phải mua các yếu tố đầu vào với giá cao, nhà
0,5
cung cấp thường gây khó khăn cho công ty và làm cho công ty
thiếu tin tưởng vào họ (2) Nhà cung cấp không có đủ khả năng
đáp ứng các yêu cầu về các yếu tố đầu vào cho hoạt động hiện tại
của công ty (3) Lợi nhuận biên của nhà cung cấp cao (4) Nhà
cung cấp với số lượng ít mà các đối thủ cạnh tranh với công ty
nhiều (5) Công ty mong muốn tạo ra những yếu tố đầu vào đặc
thù để sản xuất những sản phẩm độc đáo nhằm tăng khả năng
cạnh tranh của công ty.
Biện pháp thực hiện : (1) Tự đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất
để mở rộng quy mô công ty và tiến hành các hoạt động hội nhập
dọc ngược chiều (2) Công ty có thể mua lại hoặc sát nhập một
công ty hay một cơ sở sản xuất nào đó, tuy nhiên công nghệ phải
liên quan đến công nghệ sản xuất hiện tại của công ty.
0,5
Ví dụ: Trong những năm 1990 công ty General Motors tự làm 68%
các chi tiết cho xe ôtô, nhiều hơn bất kỳ so với các nhà sản xuất ôtô
khác như : Chrysler là 30%, Toyota là 28%.
0,5
3
sự cần thiết phải đổi mới công nghệ đối với đất nước, tổ chức?
2
Đối với một quốc gia:
- Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế đặc biệt là đối với những nước đang
phát triển.
- Về mặt xã hội: đổi mới công nghệ giúp tạo ra nhiều việc làm mới.
Đối với doanh nghiệp:
- Là động lực giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị

trường.
- Làm cho chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, đáp ứng
nhu cầu khắt khe của khách hàng.
- Giúp doanh nghiệp mở rộng được thị trường trong nước đồng thời dễ
dàng xâm nhập vào thị trường nước ngoài.
1
1

……………… ,ngày…….tháng……năm ……

×