Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

TÀI LIỆU GDĐP LỚP 3_LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 28 trang )

Đinh Trung Tuấn (Tổng Chủ biên) – Trân Đình Thuận (Chủ biên)
Nguyễn Thị Bích – Ngơ Tiến Dũng – Nguyễn Ánh Dương
Vương Trọng Đức – Nguyễn Thị Thái Giang – Nguyễn Phương Liên
Trần Thị Bích Ngọc – Phạm Quỳnh – Đỗ Thị Tấc
Lương Minh Tân – Nguyễn Thị Phương Thảo

3

1
 


CHỦ ĐỀ: TRUYỆN KỂ ĐỊA DANH Ở LAI CHÂU
NHẬN DIỆN – KHÁM PHÁ
Hoạt động 1. Khám phá một số địa danh ở Lai Châu
a. Nghe bài hát Lai Châu quê em (Nhạc và lời: Duy Quang) và cho biết bài hát
nhắc đến địa danh nào ở Lai Châu.
b. Chia sẻ với bạn về các địa danh khác ở Lai Châu mà em biết.
c. Em biết câu chuyện nào gắn với địa danh ở Lai Châu? Câu chuyện đó kể về địa
danh nào?
TÌM HIỂU – MỞ RỘNG
Hoạt động 2. Tìm hiểu truyện kể địa danh ở Lai Châu
a. Đọc câu chuyện Sự tích núi đá Ơ và trả lời câu hỏi:
Sự tích núi đá Ơ

Danh thắng Núi Đá Ơ nằm trong địa phận bản Bành Phán, xã Tả Phìn,
huyện Sìn Hồ. Núi Đá Ơ được gắn với sự tích của người Dao Khâu.
Ngày xa xưa có một ơng Tiên xuống trần gian du ngoạn. Từ trên trời, ông
bay xuống đỉnh núi Sang Ta Ngai, rồi ông qua núi Ngọc, qua khe sâu rồi vào bản
Tả Phìn. Dân bản biết có ơng Tiên đến thăm thì rất mừng, liền tổ chức mở tiệc và
liên hoan múa hát chào đón ơng Tiên. Đến ngày thứ bảy, ông Tiên sực nhớ phải


trở về nên ông vội vàng chào bà con rồi bay về trời. Do vội vã nên ông Tiên bỏ
quên cái ô đang cắm ở giữa bản để che mưa, che nắng lúc xem hội. Lâu ngày cái
ơ hố thành đá. Nơi ơng Tiên giậm chân lấy đà bay lên tạo thành ao Giàng Manh.
2
 


Từ đó, người dân Tả Phìn coi ơ đá là nơi linh thiêng và thờ cúng. Người
Dao Khâu và người Mơng đen ở xã Tả Phìn và các xã lân cận hàng năm có tục lệ
đến Núi Đá Ơ thắp hương và cầu mong cho gia đình, con cái được khoẻ mạnh,
người ốm sớm bình phục.
Di tích Núi Đá Ơ được cơng nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh
ngày 25/10/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu.1
– Núi đá Ơ nằm ở đâu?
– Vì sao địa danh đó có tên là núi đá Ơ?
– Câu chuyện Sự tích núi đá Ơ cho em biết điều gì? Chọn đáp án em cho là đúng
nhất.
A. Ca ngợi núi đá Ơ của q hương Sìn Hồ rất linh thiêng.
B. Giải thích ý nghĩa và nguồn gốc tên gọi của một địa danh nổi tiếng ở Sìn Hồ.
C. Tự hào vì cảnh quê hương Sìn Hồ tươi đẹp nên được ông Tiên xuống chơi.
Hoạt động 3. Thi kể chuyện địa danh ở tỉnh Lai Châu
a. Em cùng các bạn trong nhóm dùng lời kể của mình để kể nối tiếp câu chuyện
(mỗi em kể một đoạn, nối tiếp cho đến hết câu chuyện).
b. Thi kể chuyện địa danh: Nhóm em cùng các nhóm khác chọn một truyện kể địa
danh ở tỉnh Lai Châu và thi kể trước lớp. Cả lớp bình chọn nhóm kể chuyện hấp
dẫn nhất.
Gợi ý: Các em có thể chọn kể câu chuyện ở trên hoặc lựa chọn truyện kể địa danh
khác mà các em biết.
VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
Hoạt động 4. Sưu tầm truyện kể địa danh ở Lai Châu

a. Em cùng người thân sưu tầm các truyện kể địa danh ở Lai Châu.
– Tìm kiếm thơng tin qua thư viện trường học, nhà văn hố cộng đồng, trung tâm
học tập cộng đồng,...
– Phỏng vấn nghệ nhân kể chuyện địa danh ở địa phương.

                                                            
1
 Theo Tỉnh uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu, Địa chí Lai Châu, NXB Lý luận
chính trị, Hà Nội, 2020. 
3
 


b. Tóm tắt những truyện kể địa danh mà em cùng người thân sưu tầm được theo
mẫu bảng sau đây.
STT

Địa
danh

Địa chỉ
(xã, huyện/
thành phố)

Tóm tắt nội dung truyện kể về địa danh

Hoạt động 5. Giới thiệu về địa danh trong truyện kể địa danh ở Lai Châu
a. Chọn một địa danh ở Lai Châu và làm tờ rơi để giới thiệu về địa danh đó.
Gợi ý:
– Địa danh đó nằm ở đâu? (xã, huyện nào ở tỉnh Lai Châu?)

– Nguồn gốc tên gọi địa danh có từ bao giờ? Viết khoảng 3 – 5 câu về nguồn gốc
tên gọi địa danh.
– Có nhân vật lịch sử/truyền thuyết nào gắn với địa danh đó?
– Vẽ tranh hoặc dán ảnh về địa danh đó.
(Có thể tìm hình thức khác để giới thiệu, quảng bá về địa danh như làm poster,
album,…).
ĐỘNG TIÊN SƠN
(Bình Lư, Tam Đường)
– Gồm 49 cung động kì ảo gắn liền
với truyền thuyết về 99 ngọn núi và
99 hồ nước của dân tộc Lự.
– Có nhiều thạch nhũ mn hình
mn vẻ, màu sắc huyền ảo.
– Là di tích lịch sử văn hoá – danh
lam thắng cảnh cấp quốc gia.
b. Trưng bày, triển lãm sản phẩm giới thiệu, quảng bá về địa danh của nhóm em
với thầy, cơ giáo và các bạn trong lớp, trường.

4
 


Chủ đề: DI TÍCH LỊCH SỬ, VĂN HỐ LAI CHÂU
NHẬN DIỆN – KHÁM PHÁ
Hoạt động 1. Nhận diện một số di tích lịch sử, văn hố ở Lai Châu
a. Xem tranh và kể tên các di tích lịch sử, văn hố ở Lai Châu.

Di tích khảo cổ Nậm Tun
(xã Mường So, huyện Phong Thổ)


Đền bia vua Lê Thái Tổ
(xã Lê Lợi, huyện Nậm Nhùn)

Tháp rùa
(phố Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm)

Khu di tích lịch sử bản Lướt
(xã Mường Kim, huyện Than Uyên)

Cố đô Hoa Lư
Đền thờ Nàng Han
(xã Trường Yên, huyện Hoa Lư)
(xã Mường So, huyện Phong Thổ)
b. Kể tên các di tích lịch sử, văn hố khác ở Lai Châu mà em biết.

5
 


TÌM HIỂU – MỞ RỘNG
Hoạt động 2. Tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hố ở Lai Châu
Đọc thơng tin sau và trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi:
Di tích khảo cổ học Nậm Tun nằm ở xã Mường So, huyện Phong Thổ. Khi
khai quật năm 1973, các nhà khảo cổ đã phát hiện công cụ đá cuội ghè đẽo thô sơ,
đặc biệt là mũi dùi bằng xương thuộc văn hố Sơn Vi. Đây là di tích khảo cổ hang
động cổ xưa tiêu biểu nhất ở Tây Bắc, lần đầu tiên tìm thấy ở Việt Nam. Di tích
khảo cổ hang Nậm Tun được xếp hạng Di tích Quốc gia là niềm tự hào của dân
tộc, khẳng định Việt Nam cũng là cái nôi của con người.1
– Di tích khảo cổ Nậm Tun ở đâu?
– Hiện vật nào được tìm thấy tại di tích? Di tích khảo cổ Nậm Tun có giá trị gì?

Hoạt động 3. Trải nghiệm cùng di tích
Lớp em tổ chức tham quan một di tích lịch sử. Em hãy chuẩn bị cho buổi tham
quan đó.
a. Chuẩn bị nội dung phỏng vấn để tìm hiểu về di tích ấy.
Gợi ý: Cuộc phỏng vấn của em có thể được tiến hành như sau:
Bước 1: Lựa chọn người phỏng vấn
(Có thể chọn người am hiểu về di tích: các cụ già, người trơng coi di tích,…)
Bước 2: Chọn hình thức phỏng vấn
Phỏng vấn trực tiếp
Phỏng vấn gián tiếp (gọi điện, viết thư,…)
Bước 3: Dự kiến một số câu hỏi phỏng vấn
– Di tích nằm ở đâu?
– Di tích gắn với nhân vật/sự kiện lịch sử nào?
– Hiện trạng của di tích hiện nay như thế nào?
– Chúng ta cần làm gì để bảo vệ di tích?
                                                            
1
 Theo Tỉnh uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu, Địa chí Lai Châu, NXB Lý luận
chính trị, Hà Nội, 2020. 
6
 


Họ và tên:
Ngày:
PHIẾU PHỎNG VẤN DI TÍCH …
1. Họ và tên người được phỏng vấn: ..............................................................
2. Câu hỏi phỏng vấn: .....................................................................................
– Di tích nằm ở: ...............................................................................................
– Di tích gắn với nhân vật/sự kiện: .................................................................

– Hiện trạng của di tích hiện nay: ...................................................................
– Những việc làm bảo vệ di tích: ....................................................................
b. Nêu những việc em có thể làm để bảo vệ di tích.
VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
Hoạt động 4. Đề xuất phương án bảo tồn di tích lịch sử ở Lai Châu
Từ các thông tin của cuộc phỏng vấn ở hoạt động 3, em hãy viết báo cáo về hiện
trạng của di tích và đề xuất các phương án bảo tồn di tích đó.
BẢO TỒN DI TÍCH …
Hình ảnh về di tích (nếu có)
Di tích có hiện trạng tốt

Làm tờ rơi giới thiệu về di tích

Di tích bị xuống cấp

Viết thư gửi xã/phường/thị trấn đề xuất phương án
tu sửa, cải tạo di tích

7
 


Chủ đề: PHONG TỤC ĐÓN TẾT CỔ TRUYỀN Ở LAI CHÂU

NHẬN DIỆN – KHÁM PHÁ
Hoạt động 1. Nhận diện phong tục đón Tết cổ truyền của các dân tộc ở Lai
Châu
a. Kể tên những phong tục đón Tết cổ truyền của các dân tộc ở Lai Châu.

Dân tộc La Hủ chuẩn bị mâm cơm làm

lễ cơm mới đón Tết

Dân tộc Thái (Mường Tè)
làm lễ cúng cịn

Dân tộc Dao Tiền gói bánh mật chuẩn bị
cho ngày Tết

Dân tộc Kinh mua hoa đào ngày tết ở
chợ Tết

Người Ê-đê đốt lửa đón Tết

Ném pao ngày tết ở Lai Châu

b.Trao đổi với bạn về những phong tục đón Tết cổ truyền khác mà em biết.
8
 


TÌM HIỂU – MỞ RỘNG
Hoạt động 2. Tìm hiểu một số phong tục đón Tết cổ truyền của các dân tộc
Lai Châu
a. Ghép hình ảnh với nội dung tương ứng.
a) Tục gội đầu ngày Tết của người Thái trắng: Sau bữa cơm trưa 30 Tết, cả bản
người Thái trắng đều ra sông, suối gội đầu để rửa trôi những xui xẻo, vất vả, bệnh
tật,... cầu mong năm mới tốt lành, làm ăn phát đạt.
b) Tục xem gan lợn của người Hà Nhì: Người Hà Nhì có tục xem gan lợn ngày
tết và quan niệm một lá gan lợn đẹp sẽ mang đến một năm mới tốt đẹp.
c) Tục rửa nông cụ sản xuất để chuẩn bị cho lễ cúng tổ tiên của người Mông:

Vào ngày 25, 26 tháng 12 âm lịch, người Mông sẽ rửa sạch các dụng cụ sản xuất,
dán giấy rồi để cạnh bàn thờ tổ tiên. Người Mông làm như vậy để cho nông cụ
được 'nghỉ ngơi', chuẩn bị một năm sản xuất mới, cho vụ mùa bội thu.
d) Tục làm bánh ngày Tết của người Giáy: Người Giáy quan niệm khi dâng bánh
bỏng, bánh khảo và bánh chưng lưng gù lên cúng tổ tiên sẽ được tổ tiên ban cho
sức khỏe, may mắn, vật nuôi, cây trồng phát triển, mùa màng bội thu.
1

2

3

4

b. Nêu ý nghĩa của các phong tục đón Tết cổ truyền của các dân tộc ở Lai Châu.
c. Gia đình em có phong tục gì khi đón Tết? Chia sẻ với bạn về phong tục ấy.

9
 


VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
Hoạt động 3. Giới thiệu về các phong tục đón Tết cổ truyền độc đáo của các
dân tộc ở nơi em sống
a. Làm tờ rơi để giới thiệu một phong tục đón Tết cổ truyền độc đáo ở nơi em
sống.
Gợi ý:
– Tên phong tục đó là gì? Của dân tộc nào?
– Phong tục đó diễn ra vào thời điểm nào?
– Phong tục đó có ý nghĩa gì?

– Có thể vẽ tranh hoặc dán ảnh về phong tục đó.
Lưu ý:
– Cần viết ngắn gọn và thiết kế phần hình và chữ sao cho thật đẹp. Có thể trang trí
thêm hoạ tiết, vẽ hoa,…
– Có thể tìm hình thức khác để giới thiệu về phong tục đó như làm bưu thiếp,
album,…
b. Giới thiệu về sản phẩm của nhóm em với thầy, cô giáo và các bạn trong lớp.

10
 


Chủ đề: CÁC ANH HÙNG TRÊN QUÊ HƯƠNG LAI CHÂU
NHẬN DIỆN – KHÁM PHÁ
Hoạt động 1. Nhận diện các anh hùng trên quê hương Lai Châu
a. Xem tranh và kể tên các anh hùng ở Lai Châu.

Anh hùng Tòng Văn Chô
(huyện Than Uyên)

Anh hùng Lừu A Phừ
(huyện Nậm Nhùn)

Anh hùng Vàng A Sinh
(huyện Sìn Hồ)

Anh hùng Mùa A Páo
(huyện Sìn Hồ)

b. Kể tên một anh hùng có nhiều đóng góp cho quê hương ở Lai Châu mà em biết.

11
 


TÌM HIỂU – MỞ RỘNG
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các anh hùng trên quê hương Lai Châu
a. Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:
Lừu A Phừ là người con dân tộc Mông của bản Nậm Vạc 2, xã Nậm Ban,
huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Biên giới phía
Bắc ơng đã kiên cường chiến đấu, đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của địch vào
sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979. Ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân.1
– Người anh hùng đó tên là gì? Quê ở đâu?
– Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, ơng đã làm gì?
b. Trao đổi với bạn để tìm hiểu những anh hùng khác ở Lai Châu mà em biết.
VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
Hoạt động 3. Giới thiệu về các anh hùng trên quê hương Lai Châu
a. Chọn một người anh hùng ở Lai Châu mà em yêu quý và xây dựng bài giới thiệu
về nhân vật anh hùng đó.
Mẫu:
GIỚI THIỆU NHÂN VẬT ANH HÙNG …
Bước 1: Tìm kiếm thơng tin
Bước 2: Xây dựng đề cương bài giới thiệu
– Tiểu sử nhân vật (nhân vật q ở đâu, làm nghề gì?).
– Những đóng góp của nhân vật.
– Những điều em học được từ nhân vật.
Bước 3. Hồn thiện bài giới thiệu (có thể sử dụng tranh, ảnh để minh hoạ cho bài
giới thiệu)
Bước 4. Tập giới thiệu và giới thiệu trước lớp.
b. Giới thiệu trước lớp về người anh hùng đó.


                                                            
1
  Theo Tỉnh uỷ – Hội đồng nhân dân – Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu, Địa chí Lai Châu, NXB Lý luận
chính trị, Hà Nội, 2020. 
12
 


Lưu ý:
Khi giới thiệu, em cần:
– Nói lưu lốt, trơi chảy.
– Nét mặt, cử chỉ, điệu bộ, tư thế tự nhiên.
– Cần giới thiệu ngắn gọn về nhân vật anh hùng.
Hoạt động 4. Biết ơn các anh hùng trên quê hương Lai Châu
Làm bưu thiếp để bày tỏ lòng biết ơn các anh hùng trên quê hương Lai Châu.
Bước 1. Chuẩn bị
– Giấy A4, giấy màu, bút màu, kéo.
– Tranh, ảnh, bài giới thiệu sưu tầm được về các anh hùng ở Lai Châu.
Bước 2. Cắt, dán, trang trí một bưu thiếp.
– Một tờ giấy A4.
– Cắt, dán tranh, ảnh về nhân vật anh hùng vào vị trí phù hợp.
– Viết thơng điệp chính thể hiện lịng biết ơn đối với người anh hùng.
– Tặng cho người thân, gia đình người anh hùng sản phẩm em tự làm để thể hiện
tình cảm của em (nếu có điều kiện).
Mẫu:
Con cảm thấy vơ cùng biết ơn các anh
Hình ảnh người anh hùng
hùng đã cho con cuộc sống tốt đẹp hôm
nay.

Con xin gửi tặng tấm thiệp này cho …

 

13
 


Chủ đề: GIAO THÔNG Ở LAI CHÂU
NHẬN DIỆN – KHÁM PHÁ
1. Nhận diện về một số khó khăn về giao thơng ở Lai Châu
a. Xem ảnh, nêu các khó khăn về giao thông ở Lai Châu.

Ách tắc giao thông do đường sạt lở
ở huyện Mường Tè

Một khúc cua nguy hiểm trên QL4D
đoạn qua tỉnh Lai Châu

Mưa lũ gây ngập úng
ở thành phố Lai Châu

Sương mù dày đặc tại
đèo Giang Ma, huyện Tam Đường

Sạt lở đường ở huyện Phong Thổ

Một tuyến đường có độ dốc cao,
vách đá ở huyện Sìn Hồ
14


 


b. Chia sẻ với bạn về một khó khăn trong giao thông mà em đã được chứng kiến
tại địa phương (mưa lũ làm ngập đường, sạt lở đường, sương mù khiến tầm nhìn
hạn chế,…).

TÌM HIỂU – MỞ RỘNG
2. Tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra những khó khăn về giao thông ở Lai
Châu
a. Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:
Hiện nay, tại trung tâm thành phố Lai Châu, các tuyến đường đã được mở
rộng và lắp đặt hệ thống đèn báo giao thông. Các tuyến đường liên huyện, liên xã
cũng đã được đầu tư nâng cấp mặt đường, mở rộng làn đường. Hệ thống giao
thông đường thuỷ nội địa ở Lai Châu cũng được hình thành tạo thuận lợi cho việc
đánh bắt thuỷ sản, đi lại, vận chuyển hàng hố,...
Tuy nhiên, địa hình của Lai Châu hiểm trở, phức tạp và thời tiết khắc nghiệt
cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến giao thông ở Lai Châu. Những ảnh hưởng của
địa hình và thời tiết đến giao thơng ở Lai Châu có thể kể đến như: Một số đoạn cua
gấp, tầm nhìn hạn chế trở thành “điểm đen” tai nạn giao thông; hiện tượng sương
mù vào mùa khô, sạt lở đường vào mùa mưa ảnh hưởng đến hoạt động của các loại
phương tiện giao thông, gây ách tắc cục bộ và tai nạn giao thông.
– Nêu những thuận lợi về giao thông ở Lai Châu?
– Nêu những khó khăn về giao thơng ở tỉnh Lai Châu. Ngun nhân nào dẫn đến
những khó khăn đó?
b. Chia sẻ với bạn về một con đường tại địa phương em (có thể chia sẻ về đoạn
đường đẹp nhất hoặc đoạn đường xấu nhất, thường xảy ra tai nạn giao thơng).
3. Tìm hiểu một số hoạt động, phong trào tuyên truyền về an tồn giao thơng
ở Lai Châu

a. Xem ảnh và nêu tên những hoạt động, phong trào tuyên truyền về an tồn giao
thơng ở Lai Châu.

15
 


Tun truyền an tồn giao thơng học
đường (huyện Nậm Nhùn)

Hướng dẫn người dân sử dụng áo phao
(huyện Than Uyên)

Hướng dẫn lái xe an toàn
(thành phố Lai Châu)
b. Kể tên một số hoạt động, phong trào khác về an toàn giao thơng ở Lai Châu.
c. Em đã làm gì để giữ gìn trật tự, an tồn giao thơng ở nơi em sống?
VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
4. Hướng dẫn giao thông an tồn
Đóng vai là chú cơng an giao thơng, xử lí và hướng dẫn người tham gia giao thơng
trong các tình huống:
a. Thấy người tham gia giao thông trên đường phố đông người với tốc độ nhanh và
không đội mũ bảo hiểm.
b. Thấy phương tiện giao thông chuẩn bị đi vào đoạn đường quanh co, có nhiều
đèo dốc.
c. Thấy các bạn học sinh đi học vào mùa mưa lũ.
16
 



Chủ đề: NGHỆ NHÂN Ở LAI CHÂU
NHẬN DIỆN – KHÁM PHÁ
Hoạt động 1. Nhận diện các nghệ nhân ở Lai Châu
a. Ghép hình ảnh nghệ nhân ở Lai Châu ở cột A với thơng tin của nghệ nhân đó ở
cột B.
A
B
Nghệ nhân hát dân ca Lò
Văn Sơi, Câu lạc bộ hát then
– đàn tính tẩu (xã Mường
Cang, huyện Than Uyên)

Nghệ nhân đan lát truyền
thống Chìn A Tơi (bản Nậm
Nó, xã Trung Chải, huyện
Nậm Nhùn)

Nghệ nhân thực hành văn
hoá dân tộc Si La – Hù Chà
Khao (bản Seo Hai, xã Can
Hồ, huyện Mường Tè)
Nghệ nhân hát dân ca Hù Cố
Xuân bản Seo Hai
(xã Kan Hồ, huyện Mường
Tè)

17
 



Nghệ nhân dệt vải thổ cẩm
truyền thống, dân tộc Lự
(bản Nà Khum, xã Bản Hon,
huyện Tam Đường)

Nghệ nhân làm bánh cổ
truyền Vùi Thị Liếng
(xã San Thàng, thành phố
Lai Châu)

b. Những nghệ nhân trong ảnh đang làm cơng việc gì? Mơ tả công việc của một
nghệ nhân mà em biết.
c. Kể tên một số nghệ nhân khác ở Lai Châu mà em biết.
TÌM HIỂU – MỞ RỘNG
Hoạt động 2. Tìm hiểu về nghệ nhân Hù Cố Xuân
a. Đọc thông tin về nghệ nhân Hù Cố Xuân và trả lời câu hỏi:

Lớp học của nghệ nhân Hù Cố Xuân
18
 


Nghệ nhân Hù Cố Xuân bản Seo Hai, xã Kan Hồ, huyện Mường Tè,
tỉnh Lai Châu ngày ngày dạy các bé gái và những người phụ nữ trong bản hát
những điệu dân ca, những điệu múa cổ của dân tộc Si La để gìn giữ bản sắc
của dân tộc mình.
Bằng sự tâm huyết và tình u với văn hố dân tộc, bà đã khơng quản
ngại vất vả, khó khăn để đến từng nhà vận động từng người. Để giúp cho mọi
người học hát, học múa dễ hơn, bà đã viết lời hát tiếng Si La bằng chữ phổ
thông để cho mọi người hát theo.

Ngoài ra, bà cũng tham gia nghiên cứu và biên soạn tài liệu lưu giữ
những nét văn hóa của dân tộc Si La,... Đến nay, nhiều nghi lễ truyền thống
của dân tộc như thờ cúng tổ tiên, cưới hỏi, mừng cơm mới, tạ ơn trời đất, lễ
cấm bản… đã bắt đầu được phục dựng lại.
Với những cống hiến trong việc bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống
của dân tộc Si La, tháng 3/2019, bà Hù Cố Xuân đã được Nhà nước phong
tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú.
– Nghệ nhân Hù Cố Xuân làm gì để giữ gìn bản sắc văn hố của dân tộc mình?
– Những việc làm đó của bà có ý nghĩa gì đối với quê hương?
– Những đóng góp của bà đã được ghi nhận như thế nào?
b. Trao đổi với bạn để tìm hiểu về các nghệ nhân khác ở Lai Châu.
Gợi ý:
– Tên nghệ nhân đó là gì?
– Nghệ nhân đó có đóng góp gì cho q hương?
– Nêu những danh hiệu mà nghệ nhân đó được ghi nhận (nếu có).

19
 


VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
Hoạt động 3: Giới thiệu nghệ nhân ở Lai Châu
a. Lựa chọn 2 – 3 từ/cụm từ dưới đây để nói một điều về nghề nghiệp của các nghệ
nhân.

Gợi ý:
Phân loại các từ vựng thành hai nhóm:
– Phẩm chất của nghệ nhân.
– Những đóng góp của nghệ nhân.
– Chia sẻ một số thông tin về một nghệ nhân ở Lai Châu để chứng minh từ/cụm từ

em đã chọn.
b. Làm phiếu thông tin để giới thiệu về một nghệ nhân ở Lai Châu.
Gợi ý:
– Tên nghệ nhân;
– Cơng việc của nghệ nhân;
– Đóng góp của nghệ nhân cho quê hương;
– Danh hiệu của nghệ nhân (nếu có).
Hoạt động 4. Đến thăm “bản nghệ nhân”
– Chia lớp làm các nhóm.
– Mỗi nhóm cử một người đóng vai một nghệ nhân và các thành viên trong nhóm
lần lượt giới thiệu về nghệ nhân của nhóm mình: cơng việc, sản phẩm làm ra,…
– Các nhóm khác sẽ đóng vai phóng viên và đặt các câu hỏi về công việc và những
đóng góp của nghệ nhân đó cho quê hương.
20
 


CHỦ ĐỀ: HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO Ở LAI CHÂU
NHẬN DIỆN – KHÁM PHÁ
Hoạt động 1. Nhận diện hoạt động nhân đạo
Đọc và cho biết ý nghĩa của các câu ca dao, tục ngữ sau:
– Bầu ơi thương lấy bí cùng  
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
– Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
– Lá lành đùm lá rách.
– Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Hoạt động 2. Nêu tên và ý nghĩa của một hoạt động nhân đạo dưới đây:

Tặng quà lưu động cho các hộ gia đình Đồn viên, thanh niên tham gia hiến máu
tại bản Nậm Cày, xã Nậm Hàng, huyện

Nậm Nhùn

Hội Chữ thập đỏ tỉnh trao tặng trâu cho Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng giúp bà
con dân tộc La Hủ khai hoang ruộng
người dân trên địa bàn huyện Sìn Hồ
21
 


trồng lúa
TÌM HIỂU – MỞ RỘNG
Hoạt động 3. Tìm hiểu những hoạt động nhân đạo ở nơi em sống
a. Chia sẻ những hiểu biết của em về các hoạt động nhân đạo của Lai Châu trong
thời gian gần đây.
"Tết vì người nghèo và nạn nhân chất
độc da cam”

“Chợ nhân đạo”

“Mỗi tổ chức, cá nhân gắn với một địa
chỉ nhân đạo”

“Sẻ giọt máu đào – Trao niềm hi vọng”

“Giọt hồng Sông Đà – Kết nối dòng máu Việt”
b. Kể tên những hoạt động nhân đạo khác tại địa phương em.
Gợi ý:
Tìm kiếm thông tin trên sách, báo hoặc phương tiện thông tin đại chúng về hoạt
động này theo các nội dung sau:
– Tên hoạt động;

– Thời gian, địa điểm diễn ra hoạt động;
– Tên tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động đó;
– Số người tham gia;
– Việc làm của những người tham gia;
– Ý nghĩa của hoạt động.
Lưu ý: Nhờ sự giúp đỡ của người thân để thực hiện nhiệm vụ này
c. Em quan tâm đến hoạt động nào nhất? Vì sao?

22
 


VẬN DỤNG – SÁNG TẠO
Hoạt động 4. Lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động nhân đạo ở nơi em
sống
a. Lập kế hoạch hoạt động nhân đạo ở nơi em sống.
Gợi ý:
– Em có thể lựa chọn một hoạt động nhân đạo đã và đang diễn ra ở địa phương để
lập kế hoạch tham gia.
– Em có thể lựa chọn và lập một kế hoạt động nhân đạo theo sáng kiến của em, phù
hợp với lứa tuổi.
Em hãy lập kế hoạch hoạt động nhân đạo tại địa phương theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu hoạt động.
Mục tiêu của em và các bạn trong kế hoạch này là gì?
Bước 2: Xác định số gia đình cần giúp đỡ.
– Số lượng;
– Địa chỉ;
– Số người trong gia đình (bao gồm người già, trẻ em,…);
– Khoảng cách giữa các gia đình và với nhà của những bạn trong nhóm;
Bước 3: Nội dung công việc và thời gian thực hiện.

– Nội dung cơng việc là gì?
– Cần chuẩn bị những gì?
– Phân cơng thực hiện như thế nào?
– Tổ chức hoạt động vào lúc nào?
– Trong thời gian bao lâu?
Lưu ý: Lập kế hoạch cần đảm bảo thời gian học tập trên lớp
Bước 4: Xác định những đơn vị/tổ chức thực hiện và người tham gia và người hỗ
trợ.
– Em và các bạn sẽ tham gia với đơn vị/tổ chức nào?
23
 


– Những ai sẽ tham gia vào nhóm của em?
– Em cần sự trợ giúp của ai?
– Những công việc cần trợ giúp là gì?
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG…
Mục tiêu:............................................................................................................
Thời gian:...........................................................................................................
Thời điểm bắt đầu:........................

Thời điểm kết thúc:.............................

Địa điểm:...........................................................................................................
Đơn vị tổ chức:.................................................................................................
Tên nhóm của em:............................................................................................
Thành viên tham gia:........................................................................................
Nội dung cơng việc:.........................................................................................
Cơng việc cần chuẩn bị:..................................................................................
– Công việc cụ thể:...........................................................................................

– Phân công công việc từng người:
Kết quả thực hiện:
b. Tham gia thực hiện công việc theo kế hoạch.
c. Báo cáo hoặc chia sẻ kết quả sau khi hoàn thành kế hoạch
Nhắn gửi phụ huynh
– Nhắc nhở con có tinh thần tương thân tương ái, quan tâm đến hàng xóm láng
giềng.
– Hỗ trợ con trong việc tham gia các hoạt động nhân đạo.

 

24
 


Chủ đề: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN Ở LAI CHÂU
NHẬN DIỆN – KHÁM PHÁ
Hoạt động 1. Nhận diện một số hiện tượng ơ nhiễm mơi trường điển hình ở
Lai Châu
a. Nêu tên một hiện tượng ô nhiễm môi trường mà em quan sát được ở địa phương
của em.
b. Những bức hình sau đây là một hiện tượng ơ nhiễm môi trường ở quê hương Lai
Châu. Em hãy cho biết đây là loại ơ nhiễm gì?

Ơ nhiễm ở khu dân cư

Ơ nhiễm ở một dịng suối

Khói bụi do hoạt động khai thác đá


Cháy rừng

c. Em cịn biết loại ơ nhiễm nào khác ở Lai Châu? Kể tên loại ô nhiễm mơi trường
đó.

25
 


×