Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

NHỮNG đặc sắc TRONG NGHỆ THUẬT của TRUYỆN cổ TÍCH ANDERSEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.99 KB, 3 trang )

NHỮNG ĐẶC SẮC TRONG NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN CỔ
TÍCH ANDERSEN.
1.Nghệ thuật xây dựng nhân vật truyện cổ Andersen
“Nhân vật có thể được thể hiện bằng những hình thức khác nhau”
1.1Qua hành động nhân vật
Hành động của nhân vật chính thường bị động. Một là làm theo chỉ dẫn của
nhân vật phù trợ; Hai là vượt qua thử thách do nhân vật cản trở tạo ra.
Bên cạnh những nhân vật chính còn có sự giúp đỡ, phù trợ của những nhân vật có
phép màu đó nhân vật thần kì. Nhân vật thần kì xuất hiện cũng khá nhiều họ có
phép màu luôn giúp đỡ những người tốt, người nghèo thực hiện ước mơ, mong
muốn.

1.2.Qua ngôn ngữ
Hầu hết nhà văn đều xây dựng hình tượng nhân vật là đồ vật, con vật nhỏ bé có
tiếng nói riêng. Ngôn ngữ vừa gần gũi, quen thuộc, vừa mang tính triết ly
** Cách sử dụng nhân vật như thế rất gần với loại truyện ngụ ngôn như truyện kể
của Edôp hoặc ngụ ngôn La phông ten. Nhưng tính chất ngụ ngôn của Andersen
lại có thêm màu sắc của tiểu thuyết, thể hiện ở chất đời thường tỏa khắp mọi chi
tiết, kể cả những chi tiết kỳ lạ.
2.Nghệ thuật thể hiện ở ngôi kể chuyện.
2.1Kể chuyện ở ngôi thứ ba
Xuất hiện ở ngôi thứ ba là người kể ẩn, không xuất hiện trực tiếp, người kể chuyện
thường đứng ngoài tác phẩm và kể lại nội dung.
 Đây là hình thức phổ biến trong sáng tác của Andersen

 Nhà văn sử dụng nghệ thuật kể chuyện theo ngôi thứ ba với cách kể này
câu chuyện có tính khách quan. Điểm nhìn bao quát, toàn diện nhà văn như
đứng ở mọi góc cạnh nắm toàn bộ câu chuyện. Từ không gian, thời gian, đến hồn
cảnh, sớ phận nhân vật.

2.2.Kể chuyện ở ngôi thứ nhất


Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất có thể tác giả là người kể chuyện, cũng có thể
là chính nhân vật trong truyện kể lại câu chuyện của mình
2.3Kể chuyện ở ngôi thứ ba kết hợp với ngôi thứ nhất.


Andersen đã dùng một giọng điệu khách quan của mình để kể chuyện, kể về các
nhân vật và để nhân vật tự bộc lộ mình thì người kể chuyện cũng chính là nhân vật.
 Trong truyện của Andersen phần lớn nhà văn đều kết hợp ngôi thứ ba với ngôi
thứ nhất
Bằng cách này tác giả có thể đi sâu vào miêu tả, tái hiện những hành động, cử chỉ,
những y nghĩ trong nội tâm nhân vật. Ở đây, thủ pháp độc thoại nội tâm được sử
dụng một cách hiệu quả là những đoạn tái hiện đời sống bên trong của nhân vật.
Người kể chuyện như cùng hòa nhập vào nhân vật, đôi khi người kể chuyện hóa
thân vào nhân vật. Người đọc không còn thấy sự hiện diện của người kể chuyện
mà chỉ thấy những dòng y thức, những suy nghĩ nội tâm của nhân vật sống động
trong từng trang viết.

3.Nghệ thuật được thể hiện qua không gian, thời gian.
3.1Không gian nghệ thuật
Truyện cổ của ông có một điểm rất chung khi so sánh với những truyện cổ tích có
hậu , đó là ” mở ra một thế giới huyền ảo với những giấc mơ bất tận “. Cổ tích vớn
là mơ và truyện cổ Andersen ko nằm ngồi điều đó. Không gian thần kì trong
truyện cổ Andersen rất kì ảo. Nhà văn tạo ra nhiều không gian thần kì quanh con
người
 Giúp con người có thêm động lực, tin tưởng vào cuộc sống mỗi khi gặp khó
khăn, thử thách. Và chỉ có trong thế giới kì ảo những ước mơ, hồi bão của con
người về đời sớng mới được thực hiện một cách viên mãn. Không gian kì ảo này
trong truyện cũng nhằm bù đắp những thiếu hụt của hiện thực khắc nghiệt mà đời
sống không thể mang lại cho con người. Bởi vậy không chỉ trẻ em, mà người lớn
cũng vô cùng yêu thích truyện của ông.

3.2.Thời gian nghệ thuật
-Thời gian trong truyện cổ mà Andersen xây dựng là thời gian tuyến tính. Sự việc
nào diễn ra trước nói trước, sự việc nào diễn ra sau nói sau.
-Tình tiết, diễn biến câu chuyện diễn ra có trật tự, hệ thống.
Cũng như truyện cổ tích Việt Nam hay truyện cổ Grimm. Truyện cổ Andersen thời
gian thường không xác định. Thời gian đó có thể là mùa xuân, hè thu, đông còn
ngày tháng cụ thể ngày nào, tháng nào thì không thể xác định được

4.Kết cấu.
Truyện cổ tích Andersen theo lối kết cấu dân gian, tuân theo logic nhân quả.


Điều tạo nên sự hấp dẫn của những câu chuyện cổ Andersen là kết cấu hoàn chỉnh.
Ngay ở phần mở đầu với lối kể cuốn hút người đọc. Diễn biến cốt truyện thì mạch
lạc, rõ ràng, có điểm nhấn, cao trào, nút thắt thể hiện rõ nội dung, tư tưởng, nghệ
thuật. Kết thúc truyện thì bất ngờ, có yếu tố bi kịch, có hậu. Tất cả đều nhằm thể
hiện y đồ nghệ thuật cũng như chiều sâu triết lí mà nhà văn muốn thể hiện.



×