Nguyễn Hồng Quỳnh
Lời mở đầu
Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp để đến năm
2020 trở thành một nước cơ bản là công nghiệp. Ngành thép là một ngành
công nghiệp nặng then chốt trong nền kinh tế quốc dân, là đầu vào cho rất
nhiều các ngành công nghiệp khác.Thép được đánh giá là vật tư chiến lược
không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp và xây dựng có vai trò hết
sức quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH
1
đất nước. Ngành thép liên
quan tới rất nhiều ngành kinh tế khác như khai khoáng (than, dầu, khí đốt,
quặng sắt, ngành điện…). Ngành thép cũng liên quan đến các ngành sử
dụng thép làm nguyên liệu, vật tư để phục vụ cho hoạt động phát triển sản
xuất của mình như: xây dựng, đồ gia dụng, giao thông vận tải…
Ngoài việc là vật liệu trực tiếp cho các ngành, thép còn có vai trò
gián tiếp trong ngành phát triển nông nghiệp thông qua tác động vào ngành
công nghiệp chế tạo máy móc thiết bị vật tư cho nông nghiệp. Một vai trò
quan trọng không thể không kể đến là thép phục vụ cho công nghiệp quốc
phòng.Ngoài ra ngành thép góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục
vạn lao động.
Như vậy, thép là nguồn vật liệu chính để sản xuất các tư liệu sản
xuất và tư liệu tiêu dùng. Nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát
triển các ngành có liên quan. Trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang
trong công cuộc CNH-HĐH nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng và tốc độ
đô thị hóa gia tăng mạnh mẽ thì thép trở thành vật liệu ngày càng quan
trọng và phổ biến.
Ngành thép trong thời gian qua đã đạt được một số thành tich đáng
kể. Nhưng bên cạnh đó còn nhiều hạn chế chưa được khắc phục. Do đó em
chọn đề tài này để phân tích về thực trạng phát triển của ngành thép từ đó
phân tích một số giải pháp phát triển ngành thép tuy nhiên đề án vẫn còn
nhiều thiếu sót. Và em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trương Đức Lực
đã giúp đỡ em tận tình để hoàn thiện đề án này. Em xin cảm ơn!
Đề án môn học chuyên ngành
1
Nguyễn Hồng Quỳnh
I. Thực trạng ngành công nghiệp thép Việt Nam.
1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngành thép Việt Nam được xây dựng từ đầu những năm 60 của thế
kỷ 20. Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên (Trung Quốc giúp) cho ra lò
mẻ gang đầu tiên vào năm 1963. Song do chiến tranh và khó khăn nhiều
mặt, 15 năm sau, khu liên hợp gang thép Thái Nguyên mới có sản phẩm
thép cán. Năm 1975, nhà máy luyện cán thép Gia Sàng do Đức giúp đã đi
vào sản xuất. Công suất thiết kế của cả khu liên hợp gang thép Thái
Nguyên lên đến 10 vạn tấn/năm (T/n).
Từ 1976-1989, ngành thép gặp nhiều khó khăn do kinh tế đất nước
khủng hoảng và nguồn thép từ Liên Xô và các nước XHCN
2
vẫn còn dồi
dào nên ngành thép không phát triển, chỉ duy trì mức sản lượng
40.000-85.000 Tấn/năm.
Năm 1989-1995, thực hiện chủ trương đổi mới, mở cửa của Đảng và
Nhà nước, ngành thép bắt đầu có tăng trưởng, sản lượng thép trong nước đã
vượt ngưỡng 100.000 T/n.
Năm 1990, Tổng công ty thép Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp nặng
được thành lập, thống nhất quản lý ngành sản xuất thép trong cả nước. Đây
là thời kỳ phát triển sôi động, nhiều dự án đầu tư chiều sâu và liên doanh
với nước ngoài được thực hiện. Các ngành và các thành phần kinh tế khác
đua nhau làm thép mini. Sản lượng thép cán năm 1995 đã tăng gấp 4 lần so
với năm 1990, đạt 450.000 T/n và bằng mức Liên Xô cung cấp cho ta hàng
năm trước 1990.
Tháng 4/1995, Tổng công ty thép Việt Nam theo mô hình Tổng công
ty 91 được thành lập trên cơ sở hợp nhất Tổng công ty thép Việt Nam
thuộc Bộ Công nghiệp và Tổng công ty kim khí thuộc Bộ thương mại.
Thời kỳ 1996-2003 ngành thép vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá
cao, tiếp tục được đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, đã xây dựng và đưa vào
hoạt động nhiều dự án liên doanh. Sản lượng thép cả nước trong năm 2002
đã đạt 2,38 triệu tấn. Đây là thời kỳ có tốc độ tăng sản lượng mạnh nhất.
Giai đoạn 2003-2005, nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp
liên doanh với nước ngoài được thành lập, ngành thép Việt Nam thực sự
phát triển mạnh mẽ với tổng công suất lên tới trên 6 triệu T/n.
Đề án môn học chuyên ngành
2
Nguyễn Hồng Quỳnh
2. Cơ cấu ngành.
Theo sản phẩm: Về cơ bản, sản phẩm thép gồm 2 loại là thép dài và
thép dẹt. Hiện nay Việt Nam đang mất cân đối trong sản xuất 2 loại thép
trên.
Thép dài là các loại thép dùng trong ngành xây dựng như thép thanh,
thép cuộn. Hầu hết các nhà máy cán thép ở Việt Nam chỉ sản xuất các loại
thép dài, các sản phẩm thông thường như thép thanh tròn trơn, thép vằn
D10-D41 ,thép cuộn f6-f10 và một số loại thép hình cỡ vừa và nhỏ phục vụ
cho xây dựng và gia công. Các loại thép dài cỡ lớn (lớn hơn D41) phục vụ
cho xây dựng các công trình lớn hiện vẫn chưa tự sản xuất được mà phải
nhập khẩu từ nước ngoài. Công suất cán thép dài của Việt Nam hiện nay
lên trên 6 triệu tấn, nghĩa là gần gấp đôi nhu cầu.
Thép dẹt sử dụng trong công nghiệp như đóng tàu, sản xuất ô tô, sản
xuất các loại máy móc thiết bị. Từ năm 2006 trở về trước nước ta không có
doanh nghiệp nào sản xuất thép dẹt. Năm 2007 có 4 doanh nghiệp sản xuất
thép tấm đi vào hoạt động là Nhà máy thép tấm Phú Mỹ (thép cán nguội)
có công suất 0,25 triệu tấn, công ty Sunsco (thép cán nguội) với công suất
0,2 triệu tấn, công ty Tôn Hoa Sen công suất 0,18 triệu tấn và thép tấm cán
nóng Cửu Long – Vinashin với công suất 0,5 triệu tấn (tuy nhiên theo
thông tin từ phía công ty thì do mới đi vào hoạt động và chưa có nhiều
nguồn tiêu thụ nên hiện nay hoạt động sản xuất của công ty chưa liên tục).
Như vậy công suất cán thép tấm của cả nước đến nay mới là 1,1 triệu tấn.
Trong khi đó nhu cầu hiện nay khoảng 4-5 triệu tấn, nếu hoạt động hết
công suất thì nước ta vẫn phải nhập khẩu khoảng 80% thép dẹt.
Ngành thép Việt Nam hiện nay mới chỉ tập trung sản xuất các sản
phẩm thép dài do đầu tư vào sản phẩm này cần ít vốn, thời gian xây dựng
nhà máy ngắn, hiệu quả tương đối cao. Đối với sản phẩm thép dẹt, để đảm
bảo hiệu quả thì yêu cầu công suất nhà máy phải lớn, cần vốn đầu tư lớn,
nhưng thời gian thu hồi vốn lâu, các doanh nghiệp trong nước không đủ
vốn đầu tư nên đến nay chưa phát triển. Tuy nhiên hiện có nhiều tập đoàn
lớn đang đầu tư vào xây dựng các nhà máy thép quy mô lớn hoặc khu liên
hiệp và tập trung nhiều vào sản phẩm thép dẹt, nên trong tương lai cơ cấu
sản xuất thép dài và thép dẹt tại Việt Nam sẽ không mất cân đối như hiện
nay.
Đề án môn học chuyên ngành
3
Nguyễn Hồng Quỳnh
Hình 1: Công suất sản xuất thép dài và thép dẹt
(đơn vị:
tấn/năm)
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
2006 2007 2008
Thép dài
Thép dẹt
(Nguồn: Hiệp hội thép, Vinanet.com.vn, vnexpress.net, HBBS tổng hợp)
Theo tiêu thụ: Tại các nước công nghiệp phát triển cơ cấu tiêu thụ là
khoảng 55% là thép dẹt và 45% là thép dài. Tuy nhiên ở Việt Nam do nhu
cầu xây dựng cơ bản lớn nên tỷ lệ trên là khoảng 50% thép dẹt và 50% thép
dài. Theo chiến lược quy hoạch ngành thép 2007- 2015 có định hướng tới
2025 thì năm 2025 cơ cấu tiêu thụ thép dài và thép dẹt của Việt Nam sẽ
tương tự như các nước phát triển hiện nay.
Theo nhà cung cấp: Thị trường chia làm 3 nhóm nhà cung cấp sản
phẩm thép trên thị trường bao gồm: Các thành viên của Tổng công ty thép
(VNS); các doanh nghiệp liên doanh với VNS
3
; và các doanh nghiệp ngoài
VNS. Trong đó các doanh bên ngoài VNS có thị phần lớn nhất. Có nhiều
doanh nghiệp ngoài VNS hoạt động rất tốt như Pomina, Hoà Phát, Việt Ý
và Việt Úc. Theo số liệu tổng hợp tiêu thụ thép 8 tháng đầu năm, 4 doanh
nghiệp này chiếm tới 33% thị phần tiêu thụ thép xây dựng cả nước, gần
bằng thị phần của các thành viên trong tổng công ty thép (33,9%).
Hình 2: Thị Phần tiêu thụ của các nhà cung cấp
LD với VNS
Khối VNS
Ngoài VNS
Đề án môn học chuyên ngành
4
Nguyễn Hồng Quỳnh
(Nguồn: Bản tin ngành thép tháng 8/2009)
3. Tình hình sản xuất của ngành thép.
Ngành thép được đầu tư xây dựng cơ sở đầu tiên từ năm 1959.
Nhưng do nhiều khó khăn nên gần đây mới được quan tâm đầu tư. Thời kỳ
trước do cơ chế bao cấp và được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước
XHCN, thép chỉ được sản xuất cầm chừng còn lại được nhập khẩu với giá
ưu đãi. Trong một thời gian dài hầu như không được đầu tư nâng cấp và
đầu tư mới nên trình độ hết sức lạc hậu.
Từ khi Liên Xô và các nước SEV
4
tan rã khó khăn diễn ra trong cả
nước trong đó có ngành thép. Phải đến những năm 90 sau khi có chủ
trương đổi mới kinh tế đất nước ngành thép mới được quan tâm. Năm
1995, Tổng công ty thép được thành lập, mặc dù đã cố gắng đầu tư nhiều
hạng mục công trình mới, nâng cấp nhiều thiết bị cũ song cho đến nay các
nhà máy vẫn còn trong tình trạng lạc hậu nhỏ bé phân tán, mới được coi là
đang trong giai đoạn đầu phát triển (trong khi các nước trong khu vực đã
phát triển nước ta khoảng 10 năm nhưng có công suất lớn, và cơ cấu sản
phẩm đầy đủ).
3.1 Trình độ công nghệ máy móc thiết bị.
Nhìn chung công nghệ sản xuất toàn ngành thép vẫn dưới mức trung
bình của các nước trên thế giới. Nếu phân loại theo trình độ thiết bị và công
nghệ thì những năng lực sản xuất thép chủ yếu của Việt Nam có thể được
phân thành 4 nhóm như sau:
(1) Nhóm tương đối hiện đại với dây chuyền cán liên tục ở
Vinakyoei, VPS và một số dây chuyền cán thép khác được xây dựng sau
năm 2000.
(2) Nhóm trung bình gồm các dây chuyền cán bán liên tục ở
Vinausteel, Natsteelvina, Tây Đô, Nhà Bè, Biên Hoà, Thủ Đức (SSC), Gia
Sàng, Lưu Xá (TISCO), Vinatafong, Nam Đô, Công ty cổ phần thép Hải
Phòng.
(3) Nhóm lạc hậu gồm các dây chuyền cán thủ công mini ở Nhà máy
thép Nhà Bè, Thủ Đức, Tân Thuận, Đà Nẵng, thép Miền Trung.
Đề án môn học chuyên ngành
5
Nguyễn Hồng Quỳnh
(4) Nhóm rất lạc hậu gồm các dây chuyền cán mini có công suất nhỏ
(nhỏ hơn 20 ngàn tấn/năm) ở các hộ gia đình và làng nghề.
Kết quả điều tra của NEU-JICA
5
cho thấy công nghệ lạc hậu chiếm
đến 75% số trang thiết bị của ngành công nghiệp thép Việt Nam, tập trung
ở các nhà máy đã tồn tại lâu năm cả ở miền Bắc và miền Nam. Theo đánh
giá của một chuyên gia thuộc VSC
6
thì công nghệ lạc hậu chiếm khoảng
63% năng lực sản xuất thép ở Việt Nam. Công nghệ tiên tiến chỉ chiếm
khoảng 15% năng lực sản xuất, công nghệ trung bình chiếm khoảng 10%
năng lực sản xuất. Về nguồn gốc công nghệ, có hơn 33% các cơ sở sản xuất
sử dụng công nghệ từ Trung Quốc và 20% có nguồn gốc từ Nga và các
nước SNG
6
có mức độ lạc hậu khoảng 3 đến 4 thế hệ. Các công nghệ này
chủ yếu được phân bố ở miền Bắc. Công nghệ và thiết bị của các nước
thuộc E.U
7
được đưa vào các cơ sở sản xuất ở miền Nam trước năm 1975
cũng rất lạc hậu. Một số công nghệ và thiết bị tiên tiến và trung bình được
đưa vào thông qua con đường liên doanh chủ yếu chỉ tập trung ở khâu hạ
nguồn của ngành thép. Trong khi đó bức tranh ngành công nghiệp thép thế
giới cho thấy công nghệ sản xuất thép là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng cạnh tranh của ngành thép. Lấy ví dụ trường hợp Nhật Bản là
quốc gia tương đối khan hiếm tài nguyên nhưng lại có ngành thép phát
triển với sức cạnh tranh cao.
Ở công đoạn luyện thép, các cơ sở sản xuất thép ở Việt Nam có thời
gian nấu cao gấp 3,6 lần; tiêu hao thép phế gấp 1,13 lần; tiêu hao điện cao
gấp hơn 2,5 lần; tiêu hao dầu gấp 2,6 lần; tiêu hao điện cực gấp 4 lần so
mức phổ biến trên thế giới. Công đoạn cán thép tuy hiện đại hơn so với
công đoạn luyện thép nhưng nhìn chung công nghệ cán thép ở Việt Nam
cũng khá lạc hậu, các nhà máy cán thép nội địa có tốc độ cán chỉ bằng
12,73% tốc độ cán phổ biến trên thế giới, nhưng mức tiêu hao dầu FO, tiêu
hao điện và tiêu hao phôi đều cao hơn so với mức trung bình của thế giới.
Năng suất lao động thấp một mặt phản ánh công nghệ lac hậu mặt
khác thể hiện trình độ lao động của ngành thép còn hạn chế, đặc biệt là đội
ngũ lao động có khả năng làm chủ công nghệ. Xét về mức độ lành nghề,
lực lượng thợ lành nghề ở Việt Nam không lớn, hơn nữa thợ lành nghề khó
có thể thực sự lành nghề với những công nghệ lạc hậu. Rất ít người trong
Đề án môn học chuyên ngành
6
Nguyễn Hồng Quỳnh
số họ có điều kiện tiếp cận được với những công nghệ sản xuất thép tiên
tiến. Theo đánh giá của các nhà quản lý ở các công ty thép thì nhân lực là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Yêu cầu của ngành
thép hiện nay không chỉ đòi hỏi có kinh nghiệm mà còn phải có kiến thức.
Xét về mặt kiến thức chuyên môn của lực lượng lao động trong ngành thép
còn khá thấp. Đây là một trong những cản trở không nhỏ đối với quá trình
đổi mới công nghệ và nâng cao khả năng cạnh tranh. Tỷ trọng cán bộ
chuyên môn có trình độ cao còn khá khiêm tốn, ít có được những sáng kiến
mang tính chất nhảy vọt mà chủ yếu mang tính chất tác nghiệp. Lực lượng
nghiên cứu trong lĩnh vực thép còn mỏng. Qua cuộc tiếp xúc của một số
cán bộ quản lý ngành thép cho thấy tư tưởng sản xuất nhỏ vẫn phổ biến
trong cách thức quản lý và tổ chức hoạt động kinh doanh ở một số công ty.
Các phương pháp quản lý chưa khuyến khích được sự nhiệt tình và sáng
tạo của nhân viên vào hoạt động chung của công ty, đặc biệt là ở một số
công ty nhà nước.
Do tình trạng công nghệ và thiết bị lạc hậu, năng suất lao động thấp
nên ngành công nghiệp thép Việt Nam hiện nay chỉ sản xuất được các loại
thép cacbon thông thường. Một số thép loại thép đặc biệt cũng đã được sản
xuất nhưng chưa thể đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng. Thép sản xuất
trong nước hiện nay chủ yếu cung ứng cho nhu cầu sử dụng thép trong
ngành xây dựng. Bên cạnh đó, công nghệ lạc hậu còn dẫn đến chi phí vật
chất để cán một tấn thép (không kể phôi thép) ở các công ty Việt Nam cao
hơn mức trung bình thế giới từ 4 đến 12 USD.
Do trình độ công nghệ không cao nên chưa sản xuất được các sản
phẩm có chất lượng cao như thép dẹt và thép chất lượng cao. Ở nước ta
hiện nay hầu hết các nhà máy sản xuất thép chỉ thực hiên công đoạn cuối
cùng là cán thép. Chỉ có một số ít các doanh nghiệp có lợi thế về địa lý như
Thái Nguyên mới tự khai thác quặng và sản xuất thép theo công nghệ lò
cao. Một số doanh nghiệp thành lập các năm gần đây như Hoà Phát,
Pomina, Việt Ý…
Nhập khẩu thép phế và sử dụng lò điện hồ quang để sản xuất phôi và
thép. Còn lại hầu hết các các doanh nghiệp thép hiện nay chỉ đơn thuần là
mua phôi về cán ra thép nên giá trị gia tăng không cao. Chất lưọng thép xây
Đề án môn học chuyên ngành
7
Nguyễn Hồng Quỳnh
dựng của Việt Nam tương tự như các nước trong khu vực, nhưng năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành không cao. Trong khi Trung
Quốc đã cấm các nhà máy có lò cao dưới 1000 m
3
thì lò cao nhất ở Việt
Nam mới chỉ 500 m
3
như thép Thái Nguyên. Mặc dù vậy, ở Việt Nam do
trình độ kỹ thuật và nguồn vốn còn hạn chế nên các lò có công suất nhỏ so
với thế giới vẫn được sử dụng và các doanh nghiệp trong nước hiện nay
đang ưa chuộng loại nhà máy có công suất nhỏ này. Tính toán đơn giản,
công suất 6 triệu tấn với 60 nhà máy sản xuất thép, công suất trung bình
của Việt Nam chỉ là 0,1 triệu tấn/nhà máy. So với Trung Quốc có 264 nhà
máy sản xuất thép, tổng công suất đạt 419 triệu tấn, như vậy bình quân một
nhà máy có công suất 1,58 triệu tấn thì có thể thấy các nhà máy thép của
nước ta có quy mô quá nhỏ. Quy mô nhà máy nhỏ sẽ gây khó khăn cho
doanh nghiệp trong việc giảm giá thành nhờ quy mô.
3.2 Quy mô sản xuất.
Trước năm 1990, Nhà nước độc quyền sản xuất và buôn bán thép,
trong bối cảnh đó ngành thép phát triển rất chậm. Sau 1990, với chính sách
đổi mới ở Việt Nam, ngành thép đã có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để
phát triển. Đặc biệt từ sau năm 1995, ngành thép với nòng cốt là Tổng công
ty thép Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ cả về quy mô, thành phần và chất
lượng. Nhiều cơ sở sản xuất thép đã được cải tạo lại hoặc xây dựng mới
dưới hình thức sở hữu khác nhau. Cả nước có hơn 280 công ty, nhà máy,
các cơ sở sản xuất thủ công tham gia sản xuất thép (chủ yếu là cán thép).
Tổng công suất thiết kế của tất cả các cơ sở này ước tính khoảng 4000 ngàn
tấn thép cán/năm. Như vậy bình quân công suất thiết kế của một cơ sở sản
xuất thép chỉ khoảng 15 ngàn tấn/năm. Nếu tính riêng cho 43 cơ sở lớn
nhất hiện nay với tổng công suất 3666 ngàn tấn/năm thì bình quân công
suất của một cơ sở sản xuất là 85 ngàn tấn/năm.
Hầu hết các cơ sở sản xuất thuộc VSC đều được phat triển dựa trên
cơ sở sản xuất đã có từ trước phân bổ từ Bắc đến Nam mà không dựa trên
quy hoạch tổng thể theo yêu cầu của công nghệ sản xuất thép. Hệ thống sản
xuất của VSC bao gồm những năng lực sản xuất cụ thể như sau:
- 3 lò cao nhỏ 100 m
3
/lò (đã thanh lý 1 lò, phá dỡ 1 lò để cải tạo,
đang vận hành 1 lò).
Đề án môn học chuyên ngành
8
Nguyễn Hồng Quỳnh
- 12 lò điện hồ quang AC cỡ nhỏ từ 1,5 tấn/mẻ đến 30 tấn/mẻ, do
Việt Nam tự chế tạo và nhập khẩu từ Trung Quốc.
- 4 máy đúc liên tục phôi vuông, tổng cộng 10 dòng đúc, công suất
330.000 tấn/năm.
- 5 máy cán bán liên tục sản xuất thép tròn và hình nhỏ, thiết bị của
Đài Loan, Trung Quốc, Ấn Độ, Italia, tổng công suất khoảng 260.000
tấn/năm; ngoài ra còn 5 máy cán mini tự trang bị, tổng công suất khoảng
250.000 tấn/năm.
VSC hiện nay đang có 5 liên doanh cán thép xây dựng, trong đó có 2
máy cán liên tục và 3 máy cán bán liên tục. Tổng công suất cán thép của 5
liên doanh là 901.000 tấn/năm. Phần lớn các liên doanh cán thép được xây
dựng ở các khu vực giao thông thuận lợi cho việc nhập khẩu nguyên liệu
hoặc gần nguồn khí đốt và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên nếu xét về lâu dài,
khi có các nguyên liệu trong nước được khai thác thì những nhà máy này sẽ
gặp những bất lợi nhất định về địa điểm.
Hầu hết các cơ sở cán thép trong hệ thống các công ty TNHH
9
, công
ty cổ phần và công ty 100% vốn nước ngoài được đầu tư xây dựng sau năm
2000. Hiện tại hệ thống này có 7 cơ sở sản xuất cán thép, tổng công suất
ước khoảng 1680 ngàn tấn/năm.
Trừ nhà máy cán thép Sông Đà có công suất 250.000 tấn/năm, các cơ
sở sản xuất thép còn lại của hệ thống các cơ sở sản xuất thép quốc doanh
khác và quốc phòng đều có quy mô nhỏ. Công suất của các cơ sở sản xuất
trong hệ thống này biến động trong khoảng từ 10 ngàn đến 30 ngàn
tấn/năm. Tổng công suất của hệ thống này ước tính khoảng 350 ngàn tấn
thép cán/năm, song sản lượng sản xuất không ổn định, phụ thuộc vào sự
biến động của thị trường.
Có khoảng 250 cơ sở sản xuất nhỏ tư nhân đang sử dụng các lò luyện
thép và cán thép rất nhỏ, kiểu mini, thủ công, có công suất bình quân trên
dưới 1 ngàn tấn/năm/1 cơ sở. Các cơ sở này nằm rải rác ở nhiều tỉnh và
thành phố từ Bắc đến Nam. Tổng năng lực sản xuất của khu vực này ước
tính khoảng 250 đến 300 ngàn tấn/năm.
Những số liệu được trình bày ở trên cho thấy, sản xuất phân tán,
thiếu quy hoạch với quy mô nhỏ là đặc điểm đáng chú ý của ngành sản xuất
Đề án môn học chuyên ngành
9
Nguyễn Hồng Quỳnh
thép ở Việt Nam. Nhiều chuyên gia về thép trong nước và quốc tế cho rằng,
những đặc điểm này đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất thép ở
Việt Nam trong thời gian qua.
3.3 Phân bố và tổ chức sản xuất.
Sản xuất bởi 3 khối doanh nghiệp: Các doanh nghiệp Nhà nước trực
thuộc VSC, các liên doanh với nước ngoài của VSC hoặc doanh nghiệp
thành viên, các doanh nghiệp trong nước không nằm trong VSC.
Sự phát triển của ngành đang bị coi là ngược quy luật, công nghiệp
cán có trước công nghiệp luyện.Các doanh nghiệp chủ yếu mới chỉ sản xuất
thép xây dựng, năng lực sản xuất phôi còn yếu, bỏ trống một khoảng lớn
các sản phẩm “đặc chủng” khác. Do mất cân đối trong cơ cấu, nên ngành
thép gặp nhiều khó khăn trong điều tiết thị trường.
Việc phân bố và tổ chức sản xuất ở trong tình trạng manh mún, rời
rạc. Hầu hết các cơ sở sản xuất đều dựa trên cơ sở vốn có từ trước mà
không được nghiên cứu quy hoạch tổng thể theo yêu cầu của công nghệ
ngành thép đó là các khâu phải được nối kết liên tục và thuận lợi về giao
thông vận tải. Các cơ sở sản xuất của Tổng công ty thép Việt Nam trải dài
từ Bắc vào Nam trên cơ sở của các cơ sở cũ. Các nhà máy cán thép liên
doanh thì được phân bổ hợp lý trên cơ sở nguồn nguyên liệu và yếu tố đầu
vào cho khâu cán và tiêu thụ thành phẩm. Chẳng hạn ba liên doanh cán
thép lớn nhất của Việt Nam đều đặt địa điểm sản xuất tại Bà Rịa – Vũng
Tàu và Hải Phòng đều gần nguồn nguyên liệu nhập khẩu và gần nguồn khí
đốt nhưng nếu xét về lâu dài khi có nguồn nguyên liệu trong nước thì địa
điểm này bộc lộ hạn chế. Đối với khu vực công nghiệp thép địa phương và
ngoài quốc doanh thì phân bổ hết sức tuỳ tiện. Việc phân bổ hết sức tuỳ
tiện các cơ sở sản xuất ngành thép đã vi phạm nguyên tắc kỹ thuật tổng thể
của sản xuất thép. Để nâng cao hiệu quả của ngành sản xuất thép, các cơ sở
sản xuất thuộc các khâu khác nhau cần bố trí trên cùng một địa điểm, các
khâu sản xuất phải kế tục liên tiếp để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Sẽ là
không hiệu quả và thiếu tính cạnh tranh nếu sản xuất thép tấm ở các cơ sở
phía Bắc, làm nguội cà cứng lại, vận chuyển hàng nghìn km tới các cơ sở
cán nóng ở phía Nam.
Đề án môn học chuyên ngành
10
Nguyễn Hồng Quỳnh
Sau cuộc rà soát quy hoạch ngành thép, mới đây Bộ Công Thương
đã xác định 32 dự án nằm ngoài quy hoạch và kiến nghị Chính phủ tạm
dừng cấp giấy phép. Như vậy, từ năm 2007 đến nay, số lượng dự án ngoài
danh mục quy hoạch lớn hơn cả số lượng dự án trong quy hoạch. Từ năm
2005 trở lại đây, giá thép trong nước và quốc tế ngày càng tăng làm cho các
dự án sản xuất thép thỏi trở nên hấp dẫn hơn, nên các doanh nghiệp bắt đầu
đầu tư rất nhiều, kể cả trong nước và nước ngoài… Đó là những lý do
khiến chiến lược quy hoạch ngành thép bị vỡ.
3.4 Đầu tư sản xuất phôi và cán thép.
Cơ cấu sản xuất mất cân đối giữa các công đoạn thượng nguồn và hạ
nguồn. Quá trình sản xuất thép trải qua sáu công đoạn cơ bản từ thượng
nguồn đến hạ nguồn là: thiêu kết, luyện cốc, luyện gang, luyện thép và cán
thép. Nếu xét cơ cấu năng lực sản xuất thép thep các công đoạn này thì
hoạt động sản xuất thép ở Việt Nam có thiên hướng tập trung nhiều hơn
cho các công đoạn hạ nguồn. Năng lực cán thép đạt mức khoảng 4000 ngàn
tấn/năm. Năng lực luyện thép chỉ khoảng 600 tấn phôi/năm. Phôi thép được
sản xuất chủ yếu bằng nguồn sắt thép phế liệu nhập khẩu và phế liệu thu
mua trong nước. Trong đó thép phế liệu thu mua trong nước chiếm tỷ trọng
khoảng một nửa khối lượng sắt thép phế liệu được sử dụng. Một phần nhỏ
phôi được sản xuất từ công đoạn luyện gang ở nhà máy gang thép Thái
Nguyên. Tổng năng lực luyện gang và thiêu kết ở Việt Nam hiện nay chỉ
đạt ở mức khoảng 40 ngàn tấn/năm, một con số rất nhỏ so với nhu cầu gang
cần thiết để luyện thép. Do năng lực sản xuất mất cân đối giữa các công
đoạn sản xuất, nên khả năng đáp ứng nhu cầu đầu vào của các công đoạn
thượng nguồn và công đoạn hạ nguồn trực tiếp là rất thấp. Công đoạn luyện
thép chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu phôi vuông cỡ nhỏ cho công
đoạn cán thép. Trong khi đó, nhu cầu phôi thép của các cơ sở cán thép ở tất
cả các khu vực đều tăng trong những năm gần đây đã dẫn đến sự mất cân
đối nghiêm trọng giữa các công đoạn của qua trình sản xuất thép. Nguyên
nhân chủ yếu của sự mất cân đối này là (1) Đầu tư vào khâu sản xuất phôi
đòi hỏi vốn lớn (2) Thời gian đi vào sản xuất và thu hồi vốn chậm (3) Giá
trị gia tăng và lợi nhuận của khâu sản xuất phôi thấp nên cácdoanh nghiệp
sản xuất trong nước không đủ khả năng đầu tư còn các doanh nghiệp nước
Đề án môn học chuyên ngành
11
Nguyễn Hồng Quỳnh
ngoài không muốn đầu tư. Hơn nữa sản xuất phôi thép không được nhà
nước bảo hộ mạnh mẽ như cán thép vì vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư,
kể cả đầu tư trong nước. Mặt khác, đầu tư vào khâu cán thép không cần
vốn lớn nên không chỉ các doanh nghiệp quốc doanh mà cả công ty tư nhân
đều có thể đầu tư.
Ở Việt Nam phần lớn sử dụng thép phế để sản xuất phôi và hoàn
toàn là phôi vuông để làm thép xây dựng. Phôi vuông sản xuất trong nước
chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu cán thép, 50% còn lại là từ nguồn
nhập khẩu. Mặc dù tự sản xuất khoảng 20% thép dẹt, nhưng chưa có doanh
nghiệp nào ở Việt Nam sản xuất được phôi dẹt mà phải nhập khẩu từ bên
ngoài. Nguồn nhập khẩu thép phôi thép các loại và thép phế của Việt Nam
hiện giờ là từ Trung Quốc (là chủ yếu) và một số nước khác trên thế giới
như Mỹ, Nhật, Nga… Như vậy có thể thấy ngành thép Việt Nam chịu ảnh
hưởng rất nhiều từ biến động về phôi và thép trên thế giới. Giá thép trong
nước có xu hướng biến động cùng chiều với giá phôi trên thế giới.
Phôi thép là bộ phận chủ yếu trên thị trường nguyên liệu thépViệt
Nam, các sản phẩm của các công đoạn trước như gang và quặng thiêu kết
chiếm tỷ trọng không đáng kể do ngành sản xuất thép Việt Nam chủ yếu
tập trung ở công đoạn cán thép. Trong khi đó do nhu cầu sử dụng thép ở
Việt Nam trong những năm qua chỉ ở mức độ thấp, nên khối lượng thép
phế thải có thể thu mua trong nước cũng tương đối khan hiếm. Giá thành
phôi thép sản xuất trong nước cao và ưu thế vượt trội về mặt tỷ trọng của
nguồn phôi nhập khẩu trong việc đáp ứng nhu cầu sản xuất thép đã làm cho
giá phôi thép ở thị trường trong nước phụ thuộc rất lớn vào sự biến động
giá phôi thép trên thị trường thế giới. Tốc độ điều chỉnh giá phôi thép trên
thị trường nội địa thường chậm hơn so với những biến động của giá phôi
trên thị trường thế giới và khác nhau trong hai trường hợp. Tốc độ điều
chỉnh giá phôi thép ở thị trường trong nước là khá nhanh khi giá phôi trên
thị trường thế giới có xu hướng tăng, nhưng tốc độ điều chỉnh giá phôi trên
thị trường nội địa lại diễn ra khá chậm khi giá phôi thép trên thị trường thế
giới có xu hướng giảm do thời gian đặt hàng thường kéo dài nhiều tháng.
Kết quả là khi giá phôi thép trên thị trường thế giới trải qua những thời kỳ
đột biến thì chi phí sản xuất thép ở Việt Nam cao hơn nhiều so với giá thép
Đề án môn học chuyên ngành
12