MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 20 năm xây dựng nền kinh tế mở cửa, Việt Nam đã trở thành một
thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Thế mạnh của Việt
Nam chính là ở chỗ có những sự khác biệt đầy hấp dẫn so với các thị trường
châu Á khác. Đó là: dân số đông nhưng có độ tuổi trẻ, tầng lớp trung lưu mới
gia tăng nhanh, được thế giới thừa nhận là một thị trường có độ an toàn cao, tốc
độ tăng trưởng kinh tế nhiều năm liền ở mức cao trong khu vực, chính trị ổn
định. Xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều chuyển biến. Một
lớp trẻ năng động, có trình độ, có bản lĩnh, thích làm giàu và biết làm giàu đang
"làm chủ tình hình". Họ có tiền, biết tiêu tiền và thích tiêu tiền với những sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ nào đó có ý nghĩa giúp họ tự khẳng định được mình.
Đây chính là phân đoạn thị trường có sức hấp dẫn, đặc biệt đối với các công ty
nước ngoài. Còn thị trường người mua là các tổ chức thì chưa thực sự hấp dẫn,
bởi các tổ chức kinh tế - xã hội ở Việt Nam hầu hết có quy mô nhỏ, năng lực sản
xuất, tiêu dùng còn khá khiêm tốn. Hơn nữa, thế mạnh của các doanh nghiệp
Việt Nam chính là ở chỗ tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ tiền, tại chỗ và giá nhân
công rẻ để làm lợi thế cạnh tranh. Do đó, khi các công ty nước ngoài tận dụng
các yếu tố đó, kết hợp với sức mạnh về công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và
kinh nghiệm thương trường để giành ưu thế trong cạnh tranh với mục tiêu mở
rộng thị phần, thu được nhiều lợi nhuận, thì thị trường người mua là các tổ
chức kinh tế - xã hội của Việt Nam không có tính hấp dẫn cao (các nhà đầu tư
không bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm mà chủ yếu họ chỉ bán các sản phẩm
bởi vì nó chứa hàm lượng chất xám cao, thể hiện được khả năng vượt trội về kỹ
thuật của họ). Chính vì vậy, có thể khẳng định rằng phân đoạn thị trường người
tiêu dùng (đặc biệt là giới trẻ và tầng lớp trung lưu) là có sức hấp dẫn đặc biệt
đối với các công ty nước ngoài.
1
Mặt khác, sau những khó khăn bất ổn ban đầu khi chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, thị trường Việt Nam đã định hình
đi vào giai đoạn ổn định, tuy nhiên cũng mới chỉ ở mức độ sơ cấp, sản phẩm
hàng hóa vẫn chưa vào chiều sâu. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để các nhà
đầu tư đi vào phân khúc thị trường, chiếm lĩnh các thị trường mục tiêu.
Tập đoàn Sony của Nhật Bản đã sớm nhận ra những ưu điểm trên của thị
trường Việt Nam và từ năm 1995, tập đoàn Sony đã liên doanh với công ty cổ
phần điện tử Tân Bình để thành lập công ty Sony Việt Nam để sản xuất và kinh
doanh các sản phẩm của Sony nhằm chiếm lĩnh các thị trường mục tiêu vẫn còn
bỏ ngỏ lúc bấy giờ.
2.Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đến nay, công ty Sony Việt Nam được biết đến như một công ty rất thành
công trên thị trường Việt Nam. Đề án “Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của
tập đoàn Sony tại thị trường Việt Nam” nghiên cứu chiến lược đa dạng hóa sản
phẩm của tập đoàn Sony tại thị trường Việt Nam nhằm lý giải phần nào nguyên
nhân dẫn đến thành công của tập đoàn Sony tại thị trường Việt Nam mà đại diện
là công ty Sony Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hoạt động của công ty Sony
Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thị trường Việt Nam.
4.Kết cấu của đề án
Đề án gồm 3 chương như sau:
Chương I: Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của tập đoàn Sony tại thị
trường Việt Nam
2
Chương II: Phân tích chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của tập đoàn
Sony tại thị trường Việt Nam
Chương III: Bài học kinh nghiệm từ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm
của tập đoàn Sony tại thị trường Việt Nam
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng công trình không thể không tránh khỏi sai
sót. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên cho ý kiến đóng góp. Tôi
xin chân thành cảm ơn./
3
CHƯƠNG I
CHIẾN LƯỢC ĐA DẠNG HÓA SẢN PHẨM CỦA TẬP ĐOÀN SONY TẠI
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
Từ năm 1992 công ty cổ phần điện tử Tân Bình (công ty VTB) đã là 1 đối
tác của Sony tại thị trường Việt Nam. Công ty VTB nhận thấy tình hình đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam ngày càng gia tăng và sôi động, khoảng cách về công
nghệ, kỹ thuật, thiết bị và quản lý giữa các doanh nghiệp Việt Nam và nước
ngoài là quá lớn. Để rút ngắn sự chênh lệch đó và gia tăng tốc độ phát triển,
công ty VTB nhận thấy không còn con đường nào khác là phải chuyển ngay từ
quá trình hợp tác sang liên doanh với các tập đoàn sản xuất sản phẩm điện tử có
tên tuổi. Tập đoàn Sony cũng nhận thấy rằng liên doanh với công ty VTB để
nắm giữ một phần quyền điều hành công ty sẽ giúp tập đoàn có nhiều thuận lợi
hơn so với việc tự tay xây dựng tất cả từ đầu ở thị trường Việt Nam.
Sau nhiều lần đàm phán đến tháng 11/1994 liên doanh Sony Việt Nam
chính thức ra đời với hơn 200 cán bộ công nhân viên VTB chuyển sang làm
nòng cốt cho liên doanh. Được thành lập với số vốn đầu tư 16,6 triệu đô la Mỹ,
trong đó phía Việt Nam góp 30% vốn và phía tập đoàn Sony góp 70% vốn, công
ty liên doanh Sony Việt Nam có trụ sở chính ở thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay tháng sau, công ty Sony Việt Nam đã bắt đầu tung ra tivi màu đèn
hình Trinitron và radio cassette. Đến đầu năm 1995, công ty bắt đầu sản xuất
dàn máy hi-fi, đầu video và trong năm đó, công ty khai trương chi nhánh ở Đà
nẵng và Hải Phòng. Đến tháng 8/1998 công ty giới thiệu Tivi màu WEGA@
màn hình phẳng tuyệt đối vào thị trường Việt Nam
1/10/2003 công ty Sony Việt Nam chính thức khai trương Cửa hàng trưng
bày, giới thiệu và bán sản phẩm Sony tại Trung tâm thương mại Tràng Tiền
Plaza, Hà Nội. Nhiều sản phẩm, thiết bị nghe nhìn, điện tử gia dụng, máy tính,
thiết bị công nghệ thông tin đã được giới thiệu và bán tại đây. Đây là cửa hàng
4
đầu tiên thuộc loại này do Sony mở tại Việt Nam. Công ty Sony Việt Nam đã
phát triển được 162 đại lý bán lẻ chính thức trên toàn quốc, 55 điểm sửa chữa ủy
quyền và giao nhận tại chỗ, với 3 trạm bảo hành chính tại Hà Nội, Đà Nẵng và
thành phố Hồ Chí Minh. Cửa hàng Sony sẽ tập trung cung cấp dịch vụ tốt nhất
cho khách hàng, chủ yếu giải thích chất lượng, công nghệ, tính năng kỹ thuật
của sản phẩm Sony, hướng dẫn sử dụng cho khách hàng. Sony đã chuyển giao
một số công nghệ sản xuất và lắp ráp cho Sony Việt Nam, trong đó có: công
nghệ ép nhựa, công nghệ cắm mạch in tự động, công nghệ sản xuất bộ dò sóng
tivi... Tính đến thời điểm đó thì Sony Việt Nam đã lắp ráp được khoảng
1.900.000 sản phẩm các loại, với tỷ lệ nội địa hóa 30-70% tuỳ theo từng chủng
loại sản phẩm.Vào tháng 11 và tháng 12 trong cùng năm này, Sony Việt Nam
lần lượt tung ra thị trường máy chụp hình kỹ thuật số Sony Cybershot® và công
nghệ Super Fine Pitch cho Tivi WEGA® 38” màn hình phẳng
Tại Việt Nam ComputerWorld Expo 2004, Sony Việt Nam ra mắt loạt sản
phẩm được ứng dụng công nghệ mới. Tại triển lãm này năm ngoái, Sony đã
trình bày ý định đưa loạt sản phẩm mang tính hội tụ giữa các sản phẩm audio-
video (AV) với công nghệ thông tin (IT) vào thị trường Việt Nam. Sony Việt
Nam đã tiến hành sản xuất, lắp ráp một số sản phẩm như máy quay phim
Handycam và máy chụp ảnh kỹ thuật số CyberShot. Năm nay, Sony Việt Nam
tập trung giới thiệu những sản phẩm mới về lĩnh vực này như loại đầu đĩa DVD
thế hệ mới có thể đọc được loại đĩa quang Blu-Ray. Đây là loại đĩa có kích
thước tương tự các loại đĩa CD/DVD thường dùng nhưng có dung lượng cao
hơn nhiều lần. Các loại máy quay phim Handycam thế hệ mới của Sony sẽ ghi
hình trực tiếp trên đĩa DVD thay vì ghi trên băng video như các sản phẩm thế hệ
trước. Đồng thời, có khoảng năm, sáu loại màn hình tinh thể lỏng với tính năng
mới được giới thiệu tại gian hàng của Sony. Đến nay, Sony đã có các loại ti-vi
WEGA màn hình lớn được trang bị thẻ nhớ Memory Stick và người sử dụng sau
khi chụp ảnh bằng máy ảnh CyberShot có thể xem lại trên ti-vi. Đây chính là
5
chương trình đẩy mạnh các sản phẩm hội tụ giữa hai lỉnh vực AV-IT và Sony
Việt Nam sẽ từng bước sản xuất các sản phẩm này tại Việt Nam. Bên cạnh đó,
gian hàng của Sony trong triển lãm có một chương trình cho khách hàng sử
dụng thử các sản phẩm mới của Sony. Đội ngũ nhân viên kỹ thuật của Sony sẽ
hướng dẫn cho họ quay phim bằng máy Sony Handycam, chụp ảnh bằng máy
CyberShot. Sau đó, tiếp tục thực hiện việc kết nối với máy tính xách tay Sony
Vaio để chuyển đoạn phim vào máy tính; chỉnh sửa hình ảnh hoặc dàn dựng các
đoạn phim cho hoàn chỉnh. Như vậy, người tiêu dùng sẽ có dịp sử dụng và tìm
hiểu các công đoạn thiết kế một bức ảnh, đoạn phim video với những phương
tiện kỹ thuật số.
Tập đoàn Sony đang từng bước mở rộng rãi sản phẩm AV-IT tại Việt
Nam và trên phạm vi toàn cầu. Vietnam ComputerWorld Expo 2004 là một dịp
tốt để Sony giới thiệu những sản phẩm kỹ thuật số rộng rãi cho người tiêu dùng.
Theo ông Fumiatsu Hirai, tổng giám đốc Sony Việt Nam, máy ảnh kỹ
thuật số Cyber Shot tuy mới triển khai lắp ráp tại Việt Nam từ cuối năm 2003
nhưng đã đạt mức tiêu thụ 2000 chiếc. Ước tính sản phẩm máy ảnh Cyber Shot
của Sony chiếm khoảng 50% thị phần Việt Nam. Trong tương lai, nhà máy Sony
tại Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ linh kiện nội địa hóa cho các sản phẩm kỹ thuật số
nhằm đáp ứng kịp thời sự tăng trưởng của thị trường. Trước đây, do quy mô thị
trường Việt Nam còn nhỏ nên Sony Việt Nam phải nhập khẩu linh kiện từ các
nhà máy Sony khác trên thế giới.
Trong năm 2005, thị trường máy quay DVD toàn châu Á đã có mức tăng
trưởng vượt bậc, gấp 2,5 lần so với năm 2004. Tại Việt Nam, thị trường máy
quay DVD cũng đạt mức tăng trưởng cao. Các nhà sản xuất máy quay kỹ thuật
số đang chuyển mạnh qua sản xuất máy quay DVD, trong đó Sony tiếp tục củng
cố vị trí dẫn đầu thị trường bằng việc đưa ra một seri 4 máy quay DVD
Handycam® mới vào thị trường Việt Nam, gồm các model DCR-DVD905,
DCR-DVD805, DVD755 và DVD705.
6
Trong 4 model máy vừa đưa vào thị trường Việt Nam, máy quay cao cấp
DVD Handycam® model DCR-DVD905 sẽ không bỏ lỡ bất kỳ hình ảnh hoặc
đoạn phim nào về các khoảnh khắc quý giá trong cuộc đời của bạn. Với chức
năng vừa quay vừa chụp đồng thời (Dual mode recording), máy quay này có thể
chụp hình với độ phân giải 4 mega pixels chỉ với một nút bấm trong quá trình
quay trong khi hầu hết các máy quay thông thường trên thị trường chỉ có thể
chụp hình với độ phân giải VGA. Máy quay DCR – DVD905 còn có một tính
năng mới là chức năng quay êm ở tốc độ chậm (Smooth Slow Recording
function) có khả năng làm giảm tốc độ những chuyển động quá nhanh đối với
khả năng nhìn thấy của mắt người. Bộ cảm biến của DCR-DVD905 là loại cảm
biến CMOS mới mang tên ClearVid và bộ xử lý nâng cao chất lượng hình ảnh
có khả năng xử lý hình ảnh với tốc độ cao hơn để cho ra những đoạn video màu
sắc rực rỡ và sống động. Mức tiêu thụ điện năng thấp hơn của máy đồng nghĩa
với việc người sử dụng có thể quay phim trong thời gian lâu hơn. Màn hình định
dạng rộng kích thước 3.5-inch loại Clear Photo LCD Plus cho độ tương phản
cao hơn 1,6 lần so với màn hình LCD hybrid thông thường.
Ngoài model DCR-DVD905 cao cấp, những model dành cho người tiêu
dùng trung lưu của Sony như DCR-DVD805 và DCR-DVD755 cũng có chức
năng thu âm thanh vòm để cung cấp cho người sử dụng những âm thanh trung
thực nhất. Model DCR-DVD805 là model được lắp ráp tại nhà máy của Sony
Việt Nam.
“Sony hiện đang dẫn đầu thị trường máy quay kỹ thuật số dùng đĩa DVD
với 93% thị phần tại Việt Nam và chúng tôi tự tin là sẽ tiếp tục củng cố vị trí dẫn
đầu này với seri 4 máy quay DVD mới nhất với các tính năng rất dễ sử dụng khi
quay, chụp, chia sẻ hình ảnh và xem lại hình ảnh, đáp ứng nhu cầu của mọi
khách hàng với nhiều mức giá khác nhau” - Ông Lương Minh Mẫn, trưởng
phòng thiết bị kỹ thuật số công ty Sony Việt Nam cho biết.
7
Tháng 6/2005, công ty Sony Việt Nam khai trương Sony shop, do Sony
trực tiếp bán sản phẩm tại số 247-249 Hai Bà Trưng, quận 3, thành phố Hồ Chí
Minh. Đây là của hàng thứ 3 của Sony Việt Nam và là shop hàng điện tử lớn
nhất khu vực Đông Nam Á. Tại đây, Sony trưng bày và bán những sản phẩm
điện tử mới, cao cấp nhất của mình, như tivi bravia, máy quay phim, máy chụp
ảnh kỹ thuật số. Sony Shop có tổng diện tích xây dựng 500m2, được thiết kế
theo đúng tiêu chuẩn Showroom Sony tại Nhật Bản, gồm phòng trưng bày và
bán các thiết bị, sản phẩm mới, phòng tư vấn kỹ thuật và phòng thử nghiệm các
công nghệ nghe nhìn mới của Tập đoàn Sony. Bên cạnh đó, Sony Shop còn tổ
chức các lớp đào tạo miễn phí về kỹ thuật, do chính các kỹ thuật viên Sony đứng
lớp, dành cho các đại lý và khách hàng có nhu cầu. Nhân dịp này Sony Việt
Nam cũng tung ra chương trình khuyến mại hấp dẫn mang tên "Đi châu Âu đón
Giáng sinh" dành cho tất cả khách hàng nào mua bất kỳ sản phẩm của Sony
trong 2 tháng cuối năm 2005.
Cũng trong năm này, nhằm giúp phóng viên tận dụng tốt hơn các tính
năng trên máy ảnh số, Sony Việt Nam tổ chức buổi hướng dẫn sử dụng máy ảnh
số của Sony cho gần 30 nhà báo tại TPHCM ngày 23/9. Nhân dịp này, hãng
cung cấp một số thông tin về hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Theo thống kê
của Sony Việt Nam, máy chụp ảnh và máy quay Sony chính hãng chỉ chiếm
30% thị phần, hàng trôi nổi nhái nhãn hiệu Sony chiếm đến 70% và thường rẻ
hơn hàng chính hãng từ 20%-25%. Nghiêm trọng hơn, với máy nghe nhạc MP3
Sony, hàng giả chiếm hơn 90% thị phần và giá cũng rẻ hơn máy MP3 Sony
chính hãng từ 3-4 lần; hàng giả về thẻ nhớ Sony chiếm đến 95% và có giá rẻ hơn
2-3 lần. Để đối phó với tình trạng này, Sony đã tăng chất lượng hậu mãi, tăng
thời gian bảo hành (2 năm). Ngoài ra, Sony còn làm tài liệu hướng dẫn tiếng
Việt nhằm chống tình trạng photo, làm giả bên cạnh nhiều chương trình ưu đãi
cho khách hàng khi mua sản phẩm Sony chính hãng.
8
Tháng 11/2005, công ty Sony Việt Nam tung ra thị trường trong nước tivi
màn hình LCD phẳng thế hệ mới Bravia, với các kích cỡ 15-40 inch. Sản phẩm
có giá từ 1500 đến 4000 USD. Sony kỳ vọng sẽ tạo nên một bước đột phá trên
thị trường TV LCD nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế thẩm mỹ, chất
lượng và giá cả. Một trong những lý do khiến Sony tin vào sự thành công của
Bravia tại Việt Nam là dựa trên kỹ thuật Best Resolution Audio Visual
Integrated Architecture, thiết kế tích hợp nghe nhìn đạt độ phân giải cao. Bravia
là dòng sản phẩm tivi LCD mới nhất sử dụng panel tinh thể lỏng thế hệ thứ 7
của Sony và kế thừa 4 công nghệ đặc trưng của hãng này là: gam màu rộng, độ
phân giải cao, khả năng kích ứng hiển thị nhanh và âm thanh tiêu chuẩn HD.
Ông Nobuki Asahira, Trưởng phòng Tiếp thị Công ty Sony Việt Nam, khẳng
định: “Sức tiêu thụ ti vi màn hình LCD sẽ tăng mạnh. Mục tiêu của Sony là thống
lĩnh thị trường này và Bravia sẽ chiếm 70% thị phần ti vi màu màn hình phẳng
(panel) tại Việt Nam”. Cũng trong tháng 11-2005, công ty tung vào thị trường ba
dòng ti vi LCD Bravia với giá chỉ bằng khoảng một nửa so với sản phẩm cùng
loại của các hãng khác tại thời điểm đó. Giá bán lẻ một chiếc ti vi Bravia 15 inch
chỉ có 11,9 triệu đồng, trong khi sản phẩm cùng kích cỡ của Samsung đến 25
triệu đồng. “Bằng việc hạ giá bán, chúng tôi muốn thay đổi thị hiếu của người
tiêu dùng Việt Nam, vốn còn chuộng loại ti vi đèn hình vì giá rẻ”, ông Fumiatsu
Hirai, Tổng giám đốc Sony Việt Nam, cho biết.
Trước sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, Ông Nobuki
Asahima – giám đốc tiếp thị Sony Việt Nam đã phát biểu: “Song song với sự
phát triển kinh tế bền vững thì thị trường hàng điện tử đang tăng dần một cách
vững chắc. Và cũng song song với sự tăng trưởng thị trường, nhiều đối thủ cạnh
trạnh chú ý nhiều đến thị trường Việt Nam, vì vậy cuộc cạnh tranh này sẽ ngày
càng khắc nghiệt hơn, nhất là khi VN gia nhập WTO. Chúng tôi đã chuẩn bị rất
kỹ cho việc thị trường ngày càng mở rộng và có sự cạnh tranh khắc nghiệt nhưng
lành mạnh, vì chỉ có như vậy thì nền công nghiệp điện tử VN mới có thể phát
9
triển, nghĩa là mức tăng trưởng thị trường ổn định cùng với sự cạnh tranh khốc
liệt, lành mạnh”.
Ngay sau đó, nhằm tạo điều kiện cho người hâm mộ bóng đá đón mùa
World Cup 2006, từ 26/4/2006, công ty Sony Việt Nam thực hiện giảm giá trung
bình 10% đối với tivi LCD Bravia. Đây là đợt giảm giá đầu tiên của tivi Bravia
kể từ khi loại tivi cao cấp này được giới thiệu tại thị trường Việt Nam vào tháng
11/2005. Việc giảm giá cho tivi Bravia chủ yếu được dành cho các loại tivi có
màn hình lớn. Theo đó, các model tivi Bravia có kích thước màn hình từ 32 đến
40 inch được giảm 5 triệu đồng/sản phẩm, loại có kích thước màn hình từ 23 đến
26 inch, giảm 3 triệu đồng/sản phẩm. Đặc biệt, trong thời gian từ nay đến
13/05/2006, khách hàng mua tivi Bravia loại 34 và 40 inch cùng với máy quay
phim kỹ thuật số Sony Handycam HC1 sẽ được giảm giá thêm 5 triệu đồng.
Cùng với dòng tivi LCD Bravia cao cấp, loại tivi truyền thống dùng màn
hình CRT của Sony cũng có mức giá mới. Các dòng tivi từ 21 đến 25 inch được
giảm từ 200.000 đ đến 400.000 đ/sản phẩm.
Song song với việc giảm giá, Sony Việt Nam cũng thực hiện chương trình
khuyến mãi cho mùa World Cúp mang tên “Ai ghi bàn-Bạn cũng thắng” kéo dài
từ ngày 15/5 đến 10/7/2006. Trong thời gian trên, khách hàng mua tivi Sony
LCD Bravia, tivi Grand Wega và tivi Wega có kích thước từ 25 inch đến 34 inch
có phiếu bảo hành do Sony Việt Nam cấp sẽ được tham gia chương trình khuyến
mại với nhiều phần thưởng. Cụ thể: Mua tivi LCD Bravia được tặng ngay đầu
DVD Sony model DVP-NS51P, mua tivi Grand Wega được tặng dàn Hifi
Karaoke ABAM-K5, mua tivi Wega loại 25, 29 và 34 inch được tặng thùng bia
Tiger 12 lon.
19/8/2006, công ty Sony Việt Nam chính thức bán sản phẩm máy ảnh
phản quang một ống kính (D-SLR) model Alpha 100 với tính năng chống rung
SteadyShot, bộ xử lý hình ảnh Bionz và công nghệ tiết kiệm pin Stamina. Cùng
với việc đưa ra thị trường máy ảnh Alpha 100, Sony Việt Nam cũng khai trương
10
cửa hàng Handycam Shop tại Trung tâm Thương mại Tràng Tiền Plaza.
Handycam Shop sẽ không trưng bày những sản phẩm điện tử thông thường như
tivi đèn hình, dàn máy nghe nhạc, máy nghe nhạc cá nhân v.v mà sẽ tập trung
vào các mặt hàng kỹ thuật số như tivi LCD Bravia, máy chụp ảnh KTS
Cybershot, máy ghi âm kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3, máy tính xách tay
Vaio v.v và đặc biệt là cửa hàng sẽ tập trung vào sản phẩm máy quay phim kỹ
thuật số Handycam cùng phụ kiện và các thiết bị tương thích. Bước đi này của
Sony Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường máy quay kỹ thuật số
đang tăng trưởng mạnh mẽ khi chất lượng cuộc sống của người Việt Nam đang
ngày càng được nâng cao cùng với nhu cầu ghi lại những khoảnh khắc quý giá
của cuộc sống bằng thiết bị kỹ thuật số chất lượng cao.
Tại cửa hàng này, khách hàng có thể tìm thấy những mẫu máy quay kỹ
thuật số mới nhất và hiện đại nhất của Sony, từ loại máy quay dùng băng DV,
máy quay dùng đĩa DVD cho đến những máy quay cao cấp sử dụng chuẩn định
dạng cao HD. Những máy quay này sẽ được kết nối với các máy tính và đầu ghi
kỹ thuật số hiện đại để khách hàng có thể xử lý ngay đoạn phim vừa quay trên
máy tính và chép ra đĩa để cùng chia sẻ với bạn bè và người thân. Đội ngữ nhân
viên chuyên nghiệp và nhiệt tình của Sony cũng sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc
về sản phẩm, hướng dẫn cách kết nối các thiết bị và khi cần, có thể tổ chức
những lớp huấn luyện để người sử dụng khai thác hết những tính năng ưu việt
nhưng cũng có phần phức tạp của sản phẩm kỹ thuật số.
Với việc đưa ra sản phẩm máy chụp hình kỹ thuật số D-SLR Alpha và
khai trương cửa hàng Handycam Shop, Công ty Sony Việt Nam mong muốn đáp
ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng đối với những sản phẩm chất
lượng cao trong lĩnh vực hình ảnh
Theo nguồn tạp chí PC World, thì máy ảnh số Sony Cybershot chiếm
33% thị phần và máy quay phim kỹ thuật số Sony chiếm 67% thị phần trong
năm 2006 tại thị trường Việt Nam.
11