Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ Thực trạng tổ chức hoạt động chung (tiết học) làm quen chữ viết trong trường Mầm non” potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128 KB, 19 trang )


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ Thực trạng tổ chức hoạt động
chung (tiết học) làm quen chữ viết
trong trường Mầm non”
12
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU………………………………………………………….01
1. Đặt vấn đề………………………………………………… 01
2- Mục đích: 02
II. CƠ SỞ KHOA HỌC: 03
1- Cơ sở lý luận: 03
2- Cơ sở thực tiễn: 03
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN: 05
1- Thời gian: 05
2- Địa điểm: 05
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 05
1- Thuận lợi: 05
2- Khó khăn: 05
3- Đề xuất những giải pháp: 06
4- Hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết 09
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 11
1. Phương pháp điều tra (đây là phương pháp chính của đề tài) 11
2. Phương pháp quan sát sư phạm 12
3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. 12
4. Phương pháp thống kê toán học 12
VI. KẾT QUẢ: 12
VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 13
1- Kết luận 13
2- Kiến nghị 14
VIII. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ: 15


1- Hội đồng khoa học Phũng GD&ĐT Hiệp Hũa nhận xột, đánh giá.15
2- Hội đồng khoa học Sở GD&ĐT Bắc Giang nhận xét, đánh giá 16
12
I. MỞ ĐẦU:
1- Đặt vấn đề:
Giáo dục Mầm non là khâu quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là
bậc học chuẩn bị tiền đề cho giáo dục phổ thông theo mục tiêu giáo dục toàn
diện về ngôn ngữ, thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ.
Các cháu ở lứa tuổi mầm non sẽ là tương lai của dân tộc, những “mầm non”
hôm nay sẽ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, đưa đất nước ta
vững bước đi lên trên con đường xây dựng xã hội, CNH, HĐH đất nước.
Để phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ có rất nhiều yếu tố như môi trường
xã hội, gia đình, vật chất, giáo dục trong đó việc tổ chức hoạt động chung (tiết
học) làm quen chữ viết cho trẻ Mầm non trong Trường Mầm non có vị trí vô
cùng quan trọng tạo điều kiện cho trẻ phát triển về ngôn ngữ, phát triển toàn
diện về các mặt.
Giáo dục Mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp đào tạo bồi
dưỡng thế hệ trẻ những chủ nhân tương lai của đát nước, đưa đất nước vững
bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa , một xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ năm đầu tiên của cuộc đời là một việc hết
sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Đây chính là trách nhiệm cao cả của bậc
học Mầm non. Mục tiêu giáo dục Mầm non là phát triển toàn diện cho trẻ về các
mặt ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm, quan hệ xã hội.
Một trong những mục tiêu quan trọng nhất để phát triển toàn diện cho trẻ là
việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Ngôn ngữ có vai trò vô cung quan trọng đối với
12
sự phát triển của trẻ. Ngôn ngữ giúp trẻ thể hiện tư duy, nhận thức, thái độ, cảm
nhận về sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là phát
triển kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.

Trẻ Mầm non bắt đầu học ngôn ngữ chủ yếu dưới hình thức nghe hiểu nói và
làm quen chữ viết. Làm quen chữ viết là một mảng nội dung quan trọng nhất
trong việc phát triển cho trẻ để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường Tiểu học.
Bước vào lớp Mẫu giáo lớn trẻ bắt đầu được làm quen chữ viết. Nội dung
chính là giúp trẻ nhận biết 29 chữ cái và làm quen với cách ngồi, cách cầm bút,
cách để vở, và các kỹ năng tô các nét chữ cơ bản, tô chữ cái theo mẫu. Để hình
thành cho trẻ những kỹ năng ban đầu về việc học đọc, học viết sau này của trẻ
Xuất phát từ thực tế việc đầu tư nghiên cứu về phương pháp tổ chức hoạt
động chung (tiết học) làm quen chữ viết cho trẻ Mẫu giáo lớn còn nhiều hạn chế
và gặp nhiều khó khăn cho nên tôi chọn đề tài “ Thực trạng tổ chức hoạt động
chung (tiết học) làm quen chữ viết trong trường Mầm non” với mong muốn đề
xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen chữ viết
ở trường Mầm non.
2- Mục đích nghiên cứu.
Nhằm đánh giá việc tổ chức hoạt động chung (tiết học) làm quen chữ viết ở
Trường Mầm non một cách khách quan. Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân
của thực trạng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của việc
tổ chức hoạt động chung (tiết học) làm quen chữ viết cho trẻ Mẫu giáo lớn ở
trường Mầm non.

12
II CƠ SỞ KHOA HỌC:
1- Cơ sở lý luận.
- Đặc điểm của trẻ ở lứa tuổi này chủ yếu nhằm khám phá tìm tòi và chúng
không thể ngồi lâu để nghe giảng. ở lứa tuổi này trẻ hay nói nhiều, tuy nhiên khả
năng sử dụng từ của trẻ vẫn còn hạn chế nhưng khả năng chú ý phát triển rất
cao. Trẻ có thể nghe và học được những câu từ mà trẻ chưa hề biết hay đã được
học từ trước để đưa ra những ý tranh luận cho riêng mình.
- Đối với trẻ 5-6 tuổi tư duy của trẻ đã phát triển ở mức độ cao hơn trẻ có thể
sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt rõ ràng mạch lạc những ý nghĩ sự hiểu biết của

mình về sự vật, hiện tượng nào đó. Trẻ có thể bắt chước cô giáo về tất cả cử chỉ,
điệu bộ, dáng đi, lời nói.
- Cô giáo là người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc rèn luyện và phát triển
ngôn ngữ rõ ràng trong sáng của trẻ. Vì vậy ngôn ngữ của cô phải chuẩn mực để
các cháu nói theo.
- Một điều đáng quan tâm hơn nữa là trẻ ở lứa tuổi này đang có sự thay đổi
đáng kể về mặt tâm sinh lý, một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời trẻ đó
là khi trẻ bước sang trường Tiểu học.
2- Cơ sở thực tiễn.
a, Cô giáo và người lớn xung quanh trẻ.
- Muốn trẻ phát triển ngôn ngữ tốt thì điều kiện trước hết phải nói đến là cô
giáo vì hàng ngày cô giáo là người trực tiếp nuôi dạy trẻ nên ngôn ngữ của cô
phải sử dụng có văn hóa lịch thiệp, cô không nói tục, nói bậy, cô phải là tấm
gương sáng cho trẻ noi theo. Câu từ của cô phải chính xác, rõ ràng, không nói
12
lắp, nói ngọng, phát âm phải chuẩn và điều chỉnh giọng nói cho phù hợp với
hoàn cảnh và nội dung câu nói. Mẫu câu là điều kiện quan trọng đối với trẻ ở lứa
tuổi này, khi trẻ chưa xác định được cho mình câu nói theo ý hiểu thì cô giáo
đưa ra mẫu câu chuẩn để trẻ diễn đạt theo. Do vậy cô cần nắm được tâm lý
trẻ,đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, phương pháp để phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ đó
giúp trẻ đỡ lúng túng và khó khăn khi giao tiếp. Đặc biệt với cô giáo Mầm non
phải yêu nghề mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm, phải chủ động linh hoạt sáng
tạo và giúp trẻ trong mọi hoạt động.
- Cô giáo quả thật là quan trọng đối với trẻ song những người xung quanh
cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Họ cũng
cần sử dụng ngôn ngữ có văn hóa, có ý thức dạy và sửa lỗi ngôn ngữ cho trẻ.
Đồng thời ngôn ngữ của họ phải chính xác cho trẻ học theo nhất là ông, bà, bố,
mẹ là những người tiếp xúc nhiều với trẻ cần giữ vai trò như cô giáo luôn giúp
đỡ trẻ khi trẻ gặp khó khăn và quan tâm sửa sai, nói mẫu nếu trẻ nói sai.
b, Chế độ sinh hoạt là các chế độ: Ăn, ngủ, vệ sinh, vui chơi, hoạt động

trong ngày của trẻ.
Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt thì chế độ sinh hoạt hàng ngày phải được
thực hiện nghiêm túc, không cắt xén chương trình, thực hiện giờ nào việc ấy để
thông qua hoạt động học tập lao động, vui chơi cô giáo cung cấp cho trẻ nhiều
từ, mẫu câu phải chuẩn có đủ nghĩa giúp trẻ hiểu được nội dung thông báo của
câu. Thông qua các hoạt động giúp trẻ được mở rộng hiểu biết về thế giớ xung
quanh, được trò chuyện với cô giáo, với bạn bè, được giải tỏa những băn khoăn
thắc mắc từ đó giúp cho ngôn ngữ của trẻ được phát triển cao.
12
c, Điều kiện cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất chính là thiết bị đồ dùng dạy học, môi trường thiên nhiên
phong phú để cô giáo có thể giúp trẻ mở mang vốn hiểu biết phát triển ngôn ngữ
cho trẻ. Cơ sở vật chất đầy đủ và đa dạng cũng góp phần đáng kể trong việc phát
triển ngôn ngữ cho trẻ.
III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI:
1- Thời gian: Thực hiện từ 20/9/2011 đến 20/05/2012
2- Địa điểm: Tại lớp mẫu giỏo 5-6 tuổi thụn Tam Sơn – Trường Mầm non
Thường Thắng.
IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN:
Qua điều tra thực trạng tổ chức hoạt động chung (tiết học) làm quen chữ viết
trong trường Mầm non Thường Thắng có một số thuận lợi và khó khăn sau.
1- Thuận lợi.
- Ở độ tuổi này đặc điểm tâm sinh lý của trẻ tương đối ổn định và đồng đều
- Giáo viên nắm chắc nội dung, yêu cầu, kiến thức, kỹ năng, tính chất hoạt
động làm quen chữ viết cho trẻ tại nhóm lớp
- Cơ sở đồ dùng tương đối đầy đủ (tự làm)
- Được sự giúp đỡ của một số phụ huynh.
2- Khó khăn.
- Các nhóm lớp còn học nhờ tại các khu trong xã
- Chưa có máy vi tính phục vụ cho các hoạt động học của trẻ.

- Đồ dùng, trang thiết bị còn thiếu nhiều so với tình hình hiện nay.

12
3- Đề xuất những giải pháp.
3.1. Chủ động tạo điều kiện đầy đủ các phương tiện để tổ chức hoạt động
chung (tiết học) làm quen chữ viết cho trẻ bằng một cách thuận lợi và hiệu quả.
- Sử dụng phương tiện dạy học trong tổ chức hoạt động chung (tiết học) cho
trẻ Mầm non là rất quan trọng và cần thiết. Nó giúp cho quá trình dạy và tiếp thu
kiến thức của trẻ trở lên dễ dàng hấp dẫn và sinh động.
3.2. Thường xuyên tổ chức hoạt động chung (tiết học) làm quen chữ viết cho
trẻ theo đúng thời gian biểu.
- Làm quen chữ viết là một nội dung quan trọng trong chương trình đổi mới
hình thức, phương pháp giáo dục trẻ gồm các hoạt động làm quen chữ viết sau:
+ Tiết: Làm quen chữ cái mới
+ Tiết: Tập tô.
* Loại tiết làm quen chữ cái gồm các bước sau:
Bước 1: Làm quen chữ cái qua hình ảnh (tranh vật thật, đồ chơi, mô hình)
- Giới thiệu tranh (vật thật, đồ chơi, mô hình).
- Giới thiệu từ dưới tranh
- Đọc từ: giáo viên đọc 1 lần, cả lớp đọc từ 1-2 lần
- Tích hợp toán, tiếng Việt: Đếm xem từ có mấy tiếng.
Bước 2: Làm quen chữ cái qua thẻ từ.
- Giáo viên đưa thẻ từ đã xếp sẵn cho trẻ quan sát.
+ Tích hợp môn toán: Đếm xem từ có bao nhiêu chữ cái, gọi trẻ lấy các chữ
cái đã học, hoặc chữ cái chưa học, hoặc chữ cái giống nhau theo vị trí số
1,2,3,4 trong từ, từ trái qua phải)
12
+ Giới thiệu tên chữ cái.
Bước 3: Làm quen chữ cái qua phát âm.
- Giáo viên đổi thể chữ nhỏ thành thẻ chữ to cho trẻ quan sát

- Giáo viên đọc mẫu (3 lần) khi đọc chỉ vào chữ cho trẻ quan sát.
- Cho trẻ đọc 2 lần, tổ đọc 2 lần, cá nhân đọc (100% trẻ đọc theo cô) khi đọc
cá nhân cho phép trẻ ngồi tại chỗ đọc một lần riêng tên chữ cái.
Bước 4: Làm quen chữ cái qua phân tích và so sánh.
- Phân tích: Ví dụ chữ cái a gồm nét cong trái và nét thẳng đứng.
- Khi đã phân tích được chữ thứ 2 thì mới tiến hành so sánh (so sánh sự giống
nhau của những chữ cái trong cùng 1 nhóm).
- Trò chơi củng cố: Yêu cầu số lượng từ 2-3 trò chơi và phải xen lẫn trò chơi
động và trò chơi tĩnh, Trò chơi phải đảm bảo 2 yêu cầu nhận biết phát âm.
Lưu ý: Nguyên tắc cho trẻ chơi trò chơi phải hướng dẫn trò chơi, phổ biến
luật chơi, cách chơi, cho trẻ chơi (cô quan sát để sửa sai cho trẻ)
Bước 5: Kết thúc nhận xét các hoạt động của trẻ.
* Loại tiết tập tô gồm các bước sau:
Bước 1: Cô tô mẫu (3 chữ).
- Chữ thứ nhất: Chỉ nhắc trẻ chú ý nhìn cô tô nét nào trước, nét nào sau, tô từ
đâu đến đâu, nét móc kép sau hỏi lại cả lớp và cá nhân.
- Chữ thứ hai: Vừa tô vừ phân tích đặt bút ở đâu, tô lên hay tô xuống, đến
đâu chuyển bút, đến đâu dừng bút (chỉ dùng tô từ tô không dùng từ kéo hắt,
lượn )
12
- Chữ thứ ba: Đổi bên đứng của giáo viên cho trẻ nhìn rõ vừa tô vừa phân
tích như chữ thứ hai.
Bước 2: Giáo viên cho trẻ xem vở mẫu và cầm vở mẫu đến từng bàn cho trẻ
xem và nói “các con quan sát cô tô đường in mờ khi tô cô không ấn mạnh bút
làm rách vở, không tẩy xóa.
Bước 3: Hướng dẫn trẻ tư thế ngồi: Lưng thẳng đầu hơi cúi chân vuông góc
với mặt đất. Đối với những tiết đầu cô phải ngồi mẫu cho trẻ xem hoặc cho trẻ
ngồi mẫu.
- Hướng dẫn trẻ cầm bút: Cầm bằng tay phải, ngón giữa đợ bút, ngón cái và
ngón trỏ giữ bút. Không cầm bút quá cao, quá thấp, cô cầm bút mẫu cho trẻ.

- Hướng dẫn cho trẻ cách để vở: Để ngay ngắn trước mặt, nếu trang cần tô ở
tay trái thì kéo lùi sang tay phải.
Bước 4: Cho trẻ tập tô trên không (không bắt buộc)
- Giáo viên đứng cùng chiều với trẻ nhắc lại cách tô cho trẻ bằng cách tô trên
không (vừa làm, vừa nói)
Bước 5: Cho trẻ tô vào vở.
- Giáo viên quan sát nhắc nhở từ cách cầm bút, giữ vở, các nét tô
- Khoảng 7-9 phút cho trẻ tập bài thể dục cho đỡ mỏi.
Ví dụ: Vừa tập vừa đọc bài thơ:
“Viết mãi mỏi tay
Cúi mãi mỏi lưng
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi”
12
* Chú ý:
- Từ chữ thứ hai chỉ thực hiện ba bước:
+ Tô mẫu
+ Nhắc trẻ ngồi
+ Tô vào vở
- Khi tô mẫu chữ thứ hai chỉ tô phần khác chữ thứ nhất.
*Ví dụ: chữ u và chữ ư chỉ tô mẫu dấu mũ.
* Kết thúc: Cho trẻ nhận xét những vở tập tô đẹp.
3.3. Tích hợp môn làm quen chữ viết vào các môn học khác và hoạt động
trong ngày của trẻ.
Trong các giờ học khác nhau việc lồng ghép, tích hợp môn làm quen chữ viết
vào môn học khác giúp cho trẻ dễ dàng tiếp thu và trẻ được phát triển ngôn ngữ
một cách rõ ràng mạch lạc.
Ví dụ 1: Trong giờ làm quen văn học qua bài thơ, câu chuyện trẻ được đọc
với ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm phát triển được vốn từ cho trẻ.
Ví dụ 2: Bài “Tình bạn o, ô, ơ” qua bài hát trẻ biết được tình bạn của các chữ

cái và mối liên quan giữa các chữ cái đó, và cũng góp phần vào việc phát âm các
chữ cái đó.
4- Hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết.
4.1. Dạy trẻ làm quen chữ viết là cho trẻ làm quen với việc đọc, viết
trong môi trường chữ viết và môi trường ngôn ngữ phong phú.
Làm quen chữ viết theo quan điểm tích hợp trong đổi mới phương pháp giáo
dục Mầm non phải tiến hành một cách tự nhiên bắt đầu từ hoạt động gần gũi và
có ý nghĩa đối với trẻ.
12
Để dạy trẻ làm quen chữ viết cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động
trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói phong phú.
* Hãy tổ chức cho trẻ:
- Một môi trường chữ viết phong phú (kể chuyện cho trẻ nghe, đọc để viết lại
các hoạt động của trẻ, các sách truyện ).
- Một môi trường ngôn ngữ nói phong phú.
- Các hoạt động trải nghiệm với việc viết (vẽ, viết nét nguệch ngoạc, sao
chép chữ, tô chữ ).
- Các hoạt động trải nghiệm với việc đọc (đọc nói theo trí nhớ, đọc dựa trên
các câu gợi ý của tranh ảnh, đọc truyện tranh chữ to giúp trẻ hiểu mối liên hệ
giữa lời nói và chữ viết )
4.2. Làm quen chữ viết bao gồm các nội dung nào.
a, Dạy trẻ làm quen với chữ cái
Dưới hình thức trò chơi sao cho trẻ được sử dụng các giác quan của trẻ như:
mắt nhìn, tai nghe và các giác quan khác.
b, Dạy trẻ làm quen với việc đọc và viết.
- Dạy trẻ hiểu mối liên quan giữa lời nói và chữ viết có mối liên quan chặt
chẽ với nhau
- Dạy trẻ biết hướng của chữ viết trước khi học đọc, học viết để trẻ nhận ra sự
nối tiếp nhau giữa các chữ viết trên trang giấy từ trái qua phải, từ trên xuống
dưới, từ dưới lên trên.

- Dạy trẻ hiểu ý nghĩa của từ chỉ tên trẻ, tên các đồ dùng, đồ chơi gần gũi với
trẻ
12
Ví dụ: Hoa hồng; Sơn: nghĩa là ngọn núi.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm hàng ngày cho trẻ là làm quen với việc
đọc, viết.
- Tổ chức môi trường chữ viết phong phú cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe
các loại sách khác nhau.
- Cho trẻ làm quen với các từ, câu có ý nghĩa đặc biệt đối với cá nhân trẻ.
- Hướng dẫn trẻ nhận biết phần mở đầu và kết thúc của cuốn sách.
- Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, cách cầm bút và biết giữ vở khi tập tô chữ
cái.
- Hướng dẫn trẻ ngồi đúng hướng, cách mở vở, lật trang, xem sách.
4.3. Phương pháp tổ chức hoạt động chung (tiết học) làm quen chữ viết
cho trẻ.
Giới thiệu chương trình 29 chữ cái chia làm 12 nhóm theo nguyên tắc mỗi
nhóm học trong 2 tuần.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1- Phương pháp điều tra (đây là phương pháp chính của đề tài).
- Điều tra bằng an két (kẻ bảng)
- Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
- Điều tra giáo viên dạy lớp Mẫu giáo lớn để đánh giá nhận thức và phương
pháp của họ về vấn đề tổ chức hoạt động chung (tiết học) làm quen chữ viết
trong Trường Mầm non

12
2- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Thông qua hoạt động dự giờ, các thời điểm làm quen chữ viết để thu thập
thông tin phản ánh về việc tổ chức hoạt động chung (tiết học) làm quen chữ viết
Mẫu giáo lớn.

3- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
Nghiên cứu kế hoạch, giáo án của giáo viên để có thêm thông tin làm cơ sở
cho việc đánh giá thực trạng.
4- Phương pháp thống kê toán học.
Để đúc kết, sử lý số liệu trong quá trình nghiên cứu.
VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
* Kết quả.
Qua nghiên cứu đề tài và ứng dụng một số giải pháp tổ chức hoạt động chung
(tiết học) làm quen chữ viết cho trẻ Mầm non tôi đã đạt được những kết quả như
sau:
- 98% trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
- 98% trẻ nhận biết và phát âm chính xác âm chữ cái.
* Ứng dụng.
Đề tài tôi đưa ra ứng dụng vào quá trình giảng dạy không có nhiều khó khăn
mà lại thu được kết quả cao.

VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
12
1- Kết luận.
Qua nghiên cứu đề tài này giúp tôi tìm ra một số giải pháp trong công tác tổ
chức hoạt động chung (tiết học) làm quen chữ viết cho trẻ. Tôi nhận thấy rằng
ngôn ngữ làm quen chữ viết là một nội dung quan trọng trong chương trình đổi
mới hình thức, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
Có thể nói ngôn ngữ (chữ viết) là một phương tiện hiệu quả nhất góp phần
phát triển năng lực, đạo đức, trí tuệ tạo cơ sở hình thành nhân cách và phát triển
toàn diện cho trẻ.
Là một giáo viên mầm non tôi thấy cần phải cho trẻ tích cực hoạt động làm
quen chữ viết không những trong tiết học mà còn ngoài tiết học. Đồng thời cần
có sự kết hợp cùng gia đình để giúp trẻ phát triển tốt trong quá trình học tập ở
trường Mầm non và bước vào Tiểu học vững vàng hơn trong học tập.

* Bài học kinh nghiệm.
Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng của đề tài tôi đã rút ra cho mình bài
học kinh nghiệm sau:
- Muốn cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác 29 chữ cái và phát triển ngôn ngữ
được rõ ràng thì giáo viên phải nắm chắc nội dung, yêu cầu để dạy trẻ làm quen
chữ viết.
- Cô giáo phải phát âm chuẩn, chính xác và không nói ngọng, nói lắp. Cô cần
gần gũi yêu thương trẻ để nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để phát huy
tính tự tin, độc lập, sáng tạo cho trẻ
- Cô cần phải linh hoạt, sáng tạo để tổ chức hoạt động làm quen chữ viết dưới
nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn để trẻ hứng thú tiếp thu kiến thức mà không
gò bó, áp đặt.

2- Kiến nghị.
12
Từ thực trạng tổ chức hoạt động chung (tiết học) làm quen chữ viết trong
trường Mầm non tôi xin kiến nghị như sau:
- Cần bổ xung thêm cơ sở vật chất: Máy vi tính, đồ dùng phục vụ cho tiết dạy
làm quen chữ viết
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài “Thực trạng tổ chức hoạt động
chung (tiết học) làm quen chữ viết trong Trường Mầm non”. Tôi rất mong
được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp góp ý giúp đỡ.
Đặc biệt là Hội đồng khoa học cấp trên tạo điều kiện quan tâm giúp đỡ để đề tài
của tôi được hoàn thành và công nhận.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thường Thắng, ngày 27 tháng 10 năm 2012
Người viết
Nguyễn Thị Hạnh
12
Hội đồng khoa học nhà trường nhận xét, đánh giá


























12






2- Hội đồng khoa học Sở GD&ĐT Bắc Giang nhận xét, đánh giá























12







12

×