Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.69 KB, 25 trang )

PHẦN II THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG BẢO
HIỂM Y TẾ Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA
I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM Y TẾ VIỆT NAM
Trước khi có nghị định số 299/ HĐBT (nay là Chính Phủ) ban hành ngày
15/8/1992, ngành y tế nước ta hoạt động theo cơ chếhành chính bao cấp và trên
thực tế ngành y tế đã bao cấp bình quân toàn xã hội. Điều này là hoàn toàn
không phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động y tế chủ yếu là
đáp ứng nhữmg nhu cầu cấp bách trước mắt, nhất là yêu cầu phục vụ chiến
tranh trong điều kiện còn nhận được nhiều viện trợtừ nước ngoài. Do đó y tế
mới phát triển theo chiều rộng, chưa phát triển theo chiều sâu, trình độ tổ chức
chuyên môn hoá và hợp tác hoá còn thấp. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố
gắng tăng ngân sách cho y tế hàng năm nhưng so với nhu cầu phòng bệnh, chữa
bệnh thì chưa đáp ứng được. Mâu thuẫn cung - cầu ngày càng gay gắt, buộc
hoạt động y tế phải đối phó, chống đỡ một cách thụ động. Do thiếu kinh phí
hoạt động cho y tế, sự nghiệp y tế kém phát triển, giường bệnh không tăng, nhu
cầu chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh nhiều mặt bị cắt giảm, kìm giữ sự phát
triển của y học: công tác phục vụ y tế giảm nhanh dẫn đến tình trạng bệnh nhân
tự phục vụ, nảy sinh nhiều tiêu cực trong y tế và nhân dân; lãng phí lao động xã
hội; y tế ở nông thôn chưa được chăm sóc tốt; các tuyến y tế bị phá vỡ, người
bệnh tràn lên tuyến trên, làm cho y tế các tuyến hoạt động kém hiệu quả, luôn
luôn thụ động đối phó với nhu cầu trước mắt. Cũng một phần do thiếu kinh phí
cho nên y học chuyên sâu phát triển chậm chạp, chưa phục vụ đắc lực cho nhu
cầu phòng bệnh, chữa bệnh của nhân dân, không tiếp cận nhanh trình độ y học
của thế giới và có một số mặt chững lại: tài năng của một bộ phận cán bộ khoa
học kỹ thuật y học bị lãng phí, trôi theo thời gian và tuổi tác.
Tình hình sức khoẻ, bệnh tật của nhân dân đang có nhiều vấn đề đáng lo
ngại. Những tiêu cực trong y tế làm xói mòn lương tâm và trách nhiệm của một
bộ phận không ít cán bộ y tế: Có không ít nơi người bệnh bị phân biệt đối xử,
tạo ra những bất công trong xã hội làm cho người dân ngày càng giảm lòng tin
đối với cơ sở khám chữa bệnh.Nguyên nhân cơ bản của tình hình trên là do
chúng ta chưa nhận thức rõ quy luật phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự


nghiệp y tế nói riêng trong bước đi ban đầu của thời kỳ quá độ ở nước ta. Một
thời gian dài chúng ta đã chủ quan duy ý chí dẫn đến bao cấp bình quân bất hợp
lý: Phát triển y tế không gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong khi
đó như nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định:" Sức khoẻ của nhân
dân, tương lai của nòi giống là mối quan tâm thường xuyên của Đảng và Nhà
nước, là trách nhiệm của tất cả các ngành, các đoàn thể, là trách nhiệm và lợi
ích thiết thân của mỗi công dân". Muốn thực hiện được phải có một cơ chế mới,
cơ chế này phải được xây dựng thành thể chế, chính sách cụ thể, huy động được
tiềm năng hiện có của ngành y tế và của toàn xã hội cùng chăm lo sự nghiệp bảo
vệ sức khoẻ nhân dân.
Trong công tác bảo vệ sức khoẻ có hai mặt: mặt hoạt động khoa học y
học và mặt hoạt động y tế gắn với xã hội. Bảo vệ sức khoẻ chỉ có thể đạt được
khi biết kết hợp hài hoà giữa hai mặt đó. Cho nên phải tìm ra cơ chế kết hợp
giữa hoạt động y học gắn liền với xã hội để toàn xã hội cùng quan tâm đến việc
chăm sóc sức khoẻ cho toàn dân. Nếu duy trì cơ chế bao cấp bình quân trong
hoạt động y tế sẽ không huy động được tiềm năng của xã hội để phát triển y tế.
Trước đây, hoạt động và chi phí y tế không phản ánh được hiệu quả việc sử
dụng lao động, vật tư, thiết bị, thuốc men..., không được quản lý bằng biện pháp
kinh tế mà thường được coi là thứ phúc lợi ban phát cho mọi người gây căng
thẳng giả tạo và lãng phí không ít. Cơ chế bao cấp trong y tế tạo cho xã hội tư
tưởng gần như "khoán" sức khoẻ cho y tế. Cũng do đó hoạt động bảo vệ sức
khoẻ nói chung chưa sáng tạo, thiếu năng động, dưới ỷ lại vào trên, trên quản lý
kém.
Muốn vượt qua được những khó khăn trên chỉ có một biện pháp duy nhất
đó là chúng ta phải đổi mới: đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế, đổi mới
phong cách làm việc, đổi mới tổ chức và cán bộ trong đó có đổi mới cơ chế
quản lý. Việc đổi mới cơ chế quản lý ngành y tế trước hết nhằm nâng cao năng
lực tổ chức quản lý, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng
mọi mặt công tác y tế, tạo điều kiện cho y học phát triển... Thông qua việc thực
hiện cơ chế mới sẽ thúc đẩy toàn bộ xã hội cùng chăm lo sự nghiệp bảo vệ sức

khoẻ, củng cố và phát triển sự nghiệp y tế, thực hiện tốt phương châm:" Nhà
nước và nhân dân cùng làm", toàn xã hội cùng thể hiện tính ưu việt của nền y tế
xã hội chủ nghĩa" của nước ta. Lập lại sự công bằng xã hội một cách hợp lý
trong việc chăm sóc sức khoẻ nhân dân; trong việc chăm sóc đời sống giữa các
tập thể lao động y tế với các tập thể lao động khác sẽ góp phần tích cực vào
công cuộc cải tạo XHCN ở nước ta nói chung và ngành y tế nói riêng. Để đạt
được các yêu cầu trên phải chuyển cơ chế quản lý hành chính bao cấp của hoạt
động y tế sang cơ chế quản lý kinh tế trên cơ sở tiến hành hạch toán trong y tế.
Việc hạch toán này đơn thuần mang ý nghĩa biện pháp quản lý có hiệu quả
không mang ý nghĩa kinh doanh.
Hạch toán trong y tế là cơ sở để đổi mới công tác kế hoạch hoá, đổi mới
tổ chức y tế, nâng cao hiệu quả quản lý và là cơ sở tính toán để thu viện phí,
tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả trang thiết bị y tế, tăng cơ sở vật chất kỹ
thuật để phát triển sự nghiệp y tế, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và chống
tiêu cực trong y tế, nâng cao chất lượng mọi mặt phục vụ người bệnh và bảo vệ
sức khoẻ, mở rộng các dịch vụ y tế, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên
ngành y tế.
Hoạt động ngành y tế cũng như hoạt động của nhiều ngành khác trong xã
hội song nó có tính chất đặc thù riêng. Ví dụ ngoài việc chăm lo sức khoẻ cho
người bệnh còn phải chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên bệnh viện; sự
chăm sóc người bệnh bao gồm tất cả các mặt ăn, ở, mặc và rất nhiều nhu cầu
dịch vụ khác trong điều kiện ưu đãi hơn người lành. Nhiều mặt dịch vụ ở bệnh
viện phải tốt hơn ở gia đình nên rất tốn kém. Do vậy hoạt động trong bệnh viện
đòi hỏi sự tinh tế bởi nó phức tạp. Vì vậy nếu toàn bộ chi phí do ngân sách rất ít
ỏi của Nhà nước cấp, không có nguồn thu nào bù đắp thì chất lượng y tế chắc
chắn sẽ tiếp tục sa sút.
Mặt khác, tâm lý người bệnh và xã hội là sẵn sàng hy sinh của cải vật
chất để cứu người bởi đây là ranh giới giữa cái sống và cái chết, do đó mà chấp
nhận sự bù đắp thoả đáng cho lao động và hoạt động y tế. Tiềm năng này là sức
mạnh của toàn xã hội chăm lo phát triển sự nghiệp y tế. Đây là điều kiện thực

hiện tốt phương châm" Nhà nước và nhân dân cùng làm " trong sự nghiệp phát
triển y tế.
Trước tình hình đó, ngày 15/ 8/ 1992, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã
ký và ban hành nghị định số 299 về bảo hiểm y tế với nội dung: Bảo hiểm y tế
là một hình thức thực hiện chính sách phúc lợi xã hội, cấu thành nội dung rất
quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Đối tượng tham gia bảo
hiểm y tế đóng bảo hiểm để được đảm bảo chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh khi
ốm đau tại các cơ sở y tế Nhà nước mà không phải trả viện phí. Đó là nghĩa vụ
của mỗi cá nhân đối với cộng đồng xã hội, đồng thời chính mình cũng được
hưởng sự đóng góp của cả cộng đồng.
Bảo hiểm y tế là chủ trương đúng đắn của Nhà nước bởi vì nó thể hiện
tnhs công bằng, nhân đạo. Nhờ có bảo hiểm y tế chi trả những chi phí về khám
chữa bệnh cho nên người tham gia bảo hiểm y tế yên tâm hơn khi đi khám chữa
bệnh. Bảo hiểm y tế đã thu về một nguồn tài chính tuy chưa thể bằng ngân sách
Nhà nước cấp cho ngành y tế nhưng đã góp phần giảm bớt khó khăn do thiếu
kinh phí y tế triền miên. Bảo hiểm y tế đã giúp cho các cơ sở khám chữa bệnh
làm quen với phương thức hạch toán kinh tế để quản lý y tế có hiệu quả, làm
cho quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân trong sáng hơn. Bảo hiểm y tế góp
phần nâng cao chất lượng phục vụ trong ngành y tế, đã chứng minh tính nhân
đạo của nó. Bảo hiểm y tế thực sự cần thiết cho những người có thu nhập trung
bình trở xuống, làm yên lòng người nghèo khi tham gia bảo hiểm y tế. Đặc biệt
với những người hưu trí, mất sức trước đây đi khám chữa bệnh là một nỗi lo lớn
vì không đủ tiền nộp viện phí thì nay đã yên tâm vào viện với tấm thẻ bảo hiểm
y tế. Bảo hiểm y tế đang thực sự đi vào đời sống xã hội.
Trong 6 năm thực hiện bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế Việt Nam thực sự là
giải pháp hữu ích, tăng thêm nguồn tài chính cho việc khám chữa bệnh, đồng
thời giảm bớt được gánh nặng chi tiêu y tế cho những người có thu nhập thấp,
thể hiện vai trò phân phối lại thu nhập và góp phần thực hiện mục tiêu công
bằng xã hội trong khám chữa bệnh. Tính đến nay đã có trên 10 triệu người trên
phạm vi cả nước tham gia bảo hiểm y tế. Từ chỗ năm 93 mới có 3,8 triệu người

tham gia đến nay đã có trên 10 triệu người thì đây quả là một bước tiến lớn của
bảo hiểm y tế. Nó đã phần nào đóng góp vào sự nghiệp đổi mới của đất nước
theo xu hướng phát triển hội nhập với khu vực và thế giới, góp phần thực hiện
mục tiêu xã hội hoá sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân được nêu ra trong nghị
quyết hội nghị trung ương lần thứ tư.
Hệ thống bảo hiểm y tế đã được hình thành và hoạt động có hiệu quả trên
53 tỉnh và thành phố với tổng số trên 59 cơ quan bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, bảo hểm y tế ra đời trong giai đoạn nền kinh tế chuyển sang cơ chế
thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, thì việc vận dụng một chính sách
xã hội mới cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội là rất khó khăn, việc xuất
hiện những bất hợp lý trong quá trình thực thi là không thể tránh khỏi. Vì vậy
trong thời gian tới, mục tiêu của hệ thống bảo hiểm y tế là cần xem xét, đánh giá
các kết quả đã đạt được cũng như những vấn đề còn vướng mắc để nhằm thống
nhất các quan điểm về hình thành một hệ thống bảo hiểm y tế toàn diện, đảm
bảo cho người tham gia bảo hiểm y tế được cung cấp các dịch vụ y tế đầy đủ,
hợp lý, có hiệu quả và phù hợp với khả năng đóng góp tài chính. Thực hiện tốt
yêu cầu này sẽ tạo ra bước đệm cho hệ thống bảo hiểm y tế từng bước thực hiện
xã hội hoá bảo hiểm y tế, bảo đảm ngày càng nhiều người dân Việt Nam được
chăm sóc sức khoẻ thông qua quỹ BHYT của cộng đồng xã hội.
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO HIỂM Y TẾ Ở VIỆT NAM
1. Giai đoạn trước nghị định số 58/ CP (ban hành ngày 13/8/1998)
Trước đây, khi Chính phủ chưa ban hành nghị định về bảo hiểm y tế thì
bảo hiểm y tế chưa thực sự ra đời mà nó tiềm ẩn trong bảo hiểm xã hội, người đi
khám chữa bệnh phải trả viện phí. Vấn đề viện phí theo quy định của Nhà nước,
cụ thể thể hiện ở quyết định số 91 TTg ngày 25/4/1974 về chế độ khám chữa
bệnh đối với cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, về việc chấn chỉnh tổ chức
khám chữa bệnh và y dược phí cho cán bộ công nhân viên. Sau đó là quyết định
số 45/ HĐBT ban hành ngày 24/4/1989 về việc thu một phần viện phí như sau:
- Các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước được thu một phần viện phí để
cải thiện điều kiện phục vụ cho bệnh nhân.

Viện phí gồm các khoản: tiền khám bệnh, tiền giường nằm điều trị, điều
dưỡng, tiền thuốc, tiền máu, tiền xét nghiệm, tiền chiếu chụp X- quang, tiền
phim và một số dịch vụ khác kể cả điều trị nội trú và ngoại trú.
- Đối tượng được miễn viện phí gồm:
+ Người có công với cách mạng, được hưởng trợ cấp hàng tháng
+ Thương binh hạng I đến IV
+ Cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ được hưởng trợ cấp hàng tháng
+ Người tàn tật, trẻ mồ côi, người già cô đơn
+ Người bị bệnh tâm thần, bệnh phong, bệnh lao
+ Đồng bào dân tộc vùng núi cao
+ Đồng bào đi khai hoang xây dựng vùng kinh tế mới trong thời gian đang
hưởng trợ cấp
+ Cán bộ công nhân viên chức trong biên chế Nhà nước, cán bộ nghỉ hưu, mất
sức, các lực lượng vũ trang, học sinh các trường chuyên nghiệp
+ Cha, mẹ, vợ hoặc chồng và người ăn theo là con thứ nhất, thứ hai dưới 18 tuổi
của CBCNVC, các lực lượng vũ trang
+ Trẻ em dưới 15 tuổi
- Đối tượng phải nộp viện phí:
+ Những người ngoài diện kể trên
+ Người muốn chữa bệnh theo yêu cầu riêng
+ Những người bị tia nạn lao động, tai nạn giao thông, say rượu, đánh nhau
- Mức thu: Hội đồng bộ trưởng giao cho liên bộ y tế, tài chính quy định
mức thu
- Các cơ sở y tế cần mở rộng dịch vụ bán thuốc, vật tư y tế
Thời gian này đã bắt đầu áp dụng thử ở một số nơi có điều kiện về việc
bảo hiểm sức khoẻ hoặc ký hợp đồng khám chữa bệnh cho cán bộ công nhân
viên chức với các tổ chức y tế, lập các quỹ bảo trợ y tế địa phương hoặc y tế cơ
sở, giúp đỡ những người không có khả năng chi trả viện phí.
Như vậy, bảo hiểm y tế Việt Nam trong thời gian này thực sự chưa ra đời
nhưng hình thức của nó đã hình thành trong một thời gian dài, đối tượng chỉ bó

hẹp trong số những người được hưởng chế độ, chính sách của Nhà nước. Tuy
chế độ trợ cấp về viện phí có những nét ưu việt của nó và phù hợp với cơ chế
quản lý kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp. Trước sự chuyển đổi của nền kinh
tế, chế độ miễn giảm viện phí không còn phù hợp nữa và không đáp ứng được
nhu cầu và nguyện vọng của toàn dân, nó thể hiện tính phi kinh tế trong nền
kinh tế thị trường, đòi hỏi phải có một bước chuyển thích hợp, để phù hợp với
cơ chế kinh tế. Trước tình hình đó, Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã
ban hành điều lệ bảo hiểm y tế và nghị định số 299/ HĐBT ngày 15/8/1992 giao
cho bộ y tế trực tiếp quản lý.
Bảo hiểm y tế Việt Nam ra đời thể hiện một chế độ xã hội mới văn minh,
đáp ứng kịp thời mô hình kinh tế mới của đất nước, đáp ứng yêu cầu của nhân
dân với tính chất nhân đạo xã hội. Giờ đây toàn bộ hệ thống y tế đã có sự thay
đổi. Chế độ viện phí đã được thay hoàn toàn bằng bảo hiểm y tế, mọi người dân
đều có quyền được hưởng chế độ miễn giảm viện phí nếu họ tham gia bảo hiểm
y tế.
Theo điều lệ bảo hiểm y tế ban hành cùng với nghị định số 299/ HĐBT,
bảo hiểm y tế bắt buộc được áp dụng với các đối tượng: cán bộ công nhân viên
chức, hưu trí, nghỉ mất sức lao động. Mức đóng góp như sau:
- Đối với cán bộ công nhân viên chức mức đóng BHYT bằng 3% lương
cơ bản của cấp bậc và chức vụ của người lao động, trong đó chủ sử dụng lao
động chịu trách nhiệm đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3
- Đối với người nghỉ hưu và nghỉ mất sức lao động: cơ quan bảo hiểm xã
hội có trách nhiệm đóng phí, mức đóng là 10% lương hưu và trợ cấp mất sức.
Ngoài ra bảo hiểm y tế còn mở rộng đối tượng của nó cho mọi người dân có thể
tham gia dưới hình thức tự nguyện. Phí bảo hiểm y tế do bộ y tế quy định, phù
hợp với thu nhập, điều kiện khám chữa bệnh và giá cả thị trường trong từng thời
kỳ.
Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán
toàn bộ chi phí khi đến khám chữa bệnh tại các bệnh viện quy định, chi phí đó
bao gồm : tiền thuốc, tiền dịch truyền máu để điều trị, tiền xét nghiệm, tiền chụp

X- quang, tiền phẫu thuật, tiền vật tư hao phí tính trên giường bệnh, tiền công
lao động của thầy thuốc.
Với 6 năm hoạt động, bảo hiểm y tế Việt Nam đã thu được thành tựu
bước đầu rất đáng quan tâm:
- Thứ nhất, hệ thống bảo hiểm y tế đã thực hiện tốt chức năng là cầu nối
giữa bệnh nhân bảo hiểm y tế và các cơ sở khám chữa bệnh, cung cấp các dịch
vụ y tế, đảm bảo thuận lợi cho người bệnh bảo hiểm y tế khi đi khám chữa
bệnh, được khám chữa bệnh đầy đủ hơn và thực sự yên tâm khi có bảo hiểm y
tế. Số lượt bệnh nhân sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đã tăng lên đáng kể từ
2.243.273 lượt người năm 1993 tăng lên 14.131.371 năm 1997
- Thứ hai, bảo hiểm y tế đã thu hút được một số lượng lớn nhân dân tham
gia bảo hiểm y tế tuy so với tổng dân số tỷ lệ này còn thấp song đây cũng là một
nỗ lực lớn của bảo hiểm y tế còn rất non trẻ ở Việt Nam. Năm 1993 mới có 3,8
triệu người tham gia bảo hiểm y tế đến năm 1997 đã có 9,5 triệu người tham gia
và đến năm 1998 con số này lên tới trên 10 triệu người. Tỷ lệ dân số tham gia
bảo hiểm y tế cũng tăng lên đáng kể: Năm 1993 tỉ lệ số người tham gia bảo
hiểm y tế mới chỉ đạt 5,3% so với tổng dân số; năm 1994 chiếm 5,7%; năm
1995 là 9,6%; năm 1996 đã lên tới 11,8%; năm 1997 là 12,5% so với tổng dân
số. Do đó chúng ta cần phải khuyến khích nhân dân tham gia để nâng cao tỷ lệ
này ( cố gắng đạt tới 50% dân số cả nước tham gia bảo hiểm y tế )
- Thứ ba, tương ứng với số thẻ bảo hiểm y tế đã phát hành, số tiền thu về
quỹ bảo hiểm y tế cũng tăng lên đáng kể từ 111 tỷ đồng năm 1993, năm 1996 số
thu đã xấp xỉ 500 tỷ đồng tương đương với 18% nguồn vốn ngân sách Nhà nước
cấp cho ngành y tế, năm 1997 là 540 tỷ đồng bằng 22,7% ngân sách ngành y tế.
Nguồn thu từ phát hành thẻ được sử dụng chủ yếu để thanh toán chi phí khám
chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế, một phần cho dự phòng rủi ro, một
phần chi cho vận hành bộ máy của cơ quan bảo hiểm y tế. Số chi bảo hiểm y tế
từ 64,89 tỷ đồng năm 1993 đã tăng lên 444,219 tỷ đồng năm 1996 (gấp 6,8 lần)
và năm 1997 là 500 tỷ đồng (gấp 7,71 lần) trong khi số thu chỉ tăng gấp có 4,87
lần (năm 1997 so với năm 1993). Điều này chứng minh rằng quỹ bảo hiểm y tế

của cộng đồng đã thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng của mình, ngày càng
có nhiều người nhận thức được tính ưu việt khi tham gia bảo hiểm y tế.
- Thứ tư, bằng phương thức ký kết hợp đồng với các cơ sở khám chữa
bệnh trên địa bàn cả nước, cơ quan bảo hiểm y tế thực hiện thanh toán chi phí
khám chữa bệnh theo nguyên tắc chi đúng người, đúng bệnh, đứng thuốc, góp
phần quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ bảo hiểm y tế. Số tiền
thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân bảo hiểm y tế sau nhiều lần
điều chỉnh cũng tăng lên rất nhiều: năm 1993 số chi khám chữa bệnh chiếm
49% nguồn quỹ, năm 1994 là 56%, năm 1995 là 69%, năm 1996 là 89% và năm
1997 đã lên tới 92.6%.
- Thứ năm, ngoài số tiền chi thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho
người bệnh bảo hiểm y tế, hàng năm cơ quan bảo hiểm y tế cũng dành một
khoản tiền không nhỏ để nâng cấp các cơ sở khám chưã bệnh bảo hiểm y tế.
Theo thống kê chưa đầy đủ của 59 quỹ bảo hiểm y tế thì số tiền chi nâng cấp
các cơ sở y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh qua các năm là 81 tỷ
đồng trong đó năm 1993: 17 tỷ; năm 1994: 38 tỷ; năm 1995 : 26 tỷ. Với số tiền
này, các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã mua sắm được một số lượng
trang thiết bị để phục vụ cho bệnh nhân từ máy móc đắt tiền cho đến các dụng
cụ y tế. Tính đến nay, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ trên toàn quốc, số tiền
từ quỹ bảo hiểm y tế các cơ sở khám chữa bệnh đã đầu tư mua sắm các trang
thiết bị sau:
STT Tên trang thiết bị Số lượng
1. Máy siêu âm 43
2. Máy điện tim 132
3. Máy huyết học 7
4. Máy sinh hoá 28
5. Máy hút 65
6. Máy soi 14
7. Máy X- quang 16
8. Ghế răng 21

9. Máy thở 21
10. Máy đốt 9
11. Máy gây mê 6
12. Quang phổ kế 4
13. Nồi hấp 22
14. Máy theo dõi bệnh nhân 2
15. Tủ sấy 21
16. Kính hiển vi 14
17. Tủ thuốc 593
18. Giường bệnh nhân (inox mới) 6645
Tuy nhiên, trong khi bảo hiểm y tế Việt Nam hoạt động theo nghị định số
299/ HĐBT (nay là Chính phủ) thì việc chi trả chi phí khám chữa bệnh cho
bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế hoàn toàn do cơ quan bảo hiểm y tế thanh
toán với cơ sở khám chữa bệnh có hợp đồng khám chữa bệnh với cơ quan bảo
hiểm y tế. Điều này đã làm cho việc cân đối quỹ bảo hiểm y tế gặp rất nhiều khó
khăn do chi phí khám chữa bệnh ngày càng gia tăng vì trang thiết bị y tế ngày
càng hiện đại, thuốc men và các dịch vụ y tế ngày càng đắt tiền hơn mà tỷ lệ phí
bảo hiểm y tế vẫn cố định. Việc cơ quan bảo hiểm y tế thanh toán toàn bộ chi

×