Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giấc mơ và 2 phát minh Hóa học nổi tiếng.! pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.14 KB, 3 trang )

Giấc mơ và 2 phát minh Hóa học
nổi tiếng.!
Các chuyên gia y học nghiên cứu giấc ngủ cho biết, giấc mơ của con
người thường sản sinh ra trong điều kiện nhất định về thể xác và tinh
thần, có phần phản ánh trạng thái và biến đổi bệnh lý trong cơ thể. Và
đã có những giấc mơ kỳ diệu mở ra cho con người một tầm nhìn mới.
Và sau đây là 2 giấc mơ kỳ lạ và cũng là 2 phát minh nổi tiếng ở thế kỷ
XIX và XX:

Nhà hoá học Kekules
1. Giấc mơ về vòng benzen của nhà hoá học Kekules:
Benzen dùng làm dung môi và là nguyên liệu để tổng hợp chất nổ
được nhà khoa học người Anh Micheal Faraday (1791-1867) phát hiện
từ năm 1825, nhưng sau đó vài chục năm người ta vẫn chưa tìm ra
công thức phân tử phù hợp cho chất này. Người ta hiểu phân tử benzen
rất đối xứng nhưng không tưởng tượng ra được là 6 nguyên tử C hoá
trị IV và 6 nguyên tử H hoá trị I được tổ hợp như thế nào để hình thành
một phân tử benzen ổn định. Một ngày mùa đông năm 1865, Friedrich
August Kekules (1829-1896), nhà hóa học người Đức ngồi ngủ gật
cạnh bếp lò trong sự mệt mỏi của công việc nghiên cứu. Trong giấc
mơ, cùng với ảo giác về những nguyên tử cacbon và hydro nối nhau
nhảy múa thành một dây xích, ông đã nhìn thấy một con rắn đang quay
đầu, miệng ngoặm cái đuôi mình và xoay tròn. Kekules bừng tỉnh giấc
và hiểu ra rằng benzen là vật chất kết cấu dạng vòng, đó là một vòng
benzen 6 cạnh, 6 nguyên tử cacbon là 6 đỉnh của một lục giác đều.

2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleyev:
Có một giấc mơ quan trọng đã xảy ra vào một đêm tháng 02/1869, liên
quan đến “hiến pháp của vương quốc hóa học” – luật tuần hoàn của
các nguyên tố. Lúc bấy giờ người ta chỉ mới tìm ra 63 nguyên tố hóa
học, nhưng còn chưa rõ chúng được sắp xếp như thế nào. Các nhà


khoa học luôn trăn trở, cho rằng nhất định các nguyên tố hóa học phải
được sắp xếp thứ tự theo một quy luật nào đó. Giáo sư hóa học người
Nga Dimitri Ivanivich Mendeleyev (1834-1907) lúc bấy giờ mới 35
tuổi, đã tìm tòi rất nhiều về vấn đề này. Một hôm, sự mệt mỏi khiến
ông mất ngủ thiếp đi và ông đã mơ. Trong giấc mơ, ông thấy một bảng
gồm nhiều ô, đồng thời lại thấy các nguyên tố hóa học lũ lượt rơi vào
các ô một cách trật tự. Khi bừng tỉnh, ông vội ghi lại ý tưởng và sau đó
kiểm chứng lại các tính chất của từng nguyên tố. Bất ngờ là khi kiểm
tra lại thì ông thấy rất phù hợp, tính chất các nguyên tố thay đổi theo
chiều tăng diện tích hạt nhân và các tính chất được lặp lại một cách
tuần hoàn theo từng hàng. Đáng ngạc nhiên hơn, những nguyên tố còn
trống được ông dự đoán tính chất gần sát với thực tế. Và thế là bảng
tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleyev ra đời và được sử
dụng trên toàn thế giới.

×