Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tiểu luận: Những đặc điểm cơ bản trong chế độ Cộng Hòa La Mã pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.08 KB, 26 trang )

Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
o0o






Tiểu luận
Những đặc điểm cơ bản trong chế độ Cộng Hòa La Mã








Hà Nội, tháng 11 năm 2011

Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 2


LỜI MỞ ĐẦU


Chế độ Cộng hòa La Mã ra đời vào thế kì thứ V trước công nguyên và trong suốt
thời gian tồn tại và phát triển nó đã để lại cho nhân loại nhiều bài học quý báu
trong nhiều lĩnh vực, trong đó lĩnh vực quản lý cũng đúng rút được rất nhiều bài
học, tư tưởng để áp dụng vào thực tiễn.

ĐỊA LÝ-KINH TẾ-KỸ THUẬT
- Nằm trên bán đảo Ban-can ở phía Nam châu Âu, thuận lợi cho việc thương
mại, buôn bán, họ có thể vượt qua Địa Trung Hải tới Cận Đông là Bắc Phi, phía
Bắc là Bắc Âu, phía Tây là Tây Âu và Đại Tây Dương, có nhiều thuận lợi cho giao
lưu hàng hoá, thương nghiệp, nhiều hải cảng tốt.
Đế chế La Mã cai trị một vùng lãnh thổ to lớn, cùng với một lượng khổng lồ
về tài nguyên thiên và con người. Vốn dĩ, nền kinh tế của La Mã chủ yếu dự trên
nền tảng là nông nghiệp và thương mại. Nông nghiệp phát triển kéo theo thương
mại phát triển đã làm thay đổi bán đảo Ý, vào khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công
Nguyên, những người tiểu điền chủ có thể sở hữu những điền trang nho và ôliu
rộng lớn. Những tiểu điền chủ không đủ khả năng gây bất ổn về giá cả bởi, Đế chế
La Mã đã sát nhập thêm Ai Cập, Sicilia và Tunisia trở thành các chư hầu cung cấp
sản vật. Hàng hóa xuất trở lại từ Roma là dầu ôliu và rượu vang.
- Công thương nghiệp : chưa có máy móc nhưng nền kinh tế vận hành theo
cơ chế hàng hoá thị trường, có chủ nô có trong tay hàng ngàn nô lệ, nền kinh tế thị
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 3

trường La Mã rất phát triển (tương đối giống CNTB thời kỳ cận đại) -> khác hoàn
toàn châu á.
-Thời kì này La Mã cũng đã có những đóng góp quan trọng về kĩ thuật cho sự phát
triển của nền văn minh thế giới:
1.Chế tạo thủy tinh(khoảng thế kỉ đầu trước công nguyên)
2.Sử dụng chì

3.Khai thác than
4.Chế tạo xi-măng.
Họ cũng là những người đầu tiên biết đặt các thiết bị như guồng ước nhằm
lợi dụng thủy năng và chế tạo ra thuyền buồm.
Kỹ nghệ và chế tạo đồ dùng với mức hoạt động khá nhỏ, nhưng khá nhộn
nhịp là các công việc khai mỏ và khai thác đá xây dựng, tùy theo mức độ xây dựng
vào mỗi triều đại khác nhau. Mức độ sản xuất chỉ có các xi nghiệp nhỏ với vài
chục lao động. Tuy nhiên, trong lĩnh vực sản xuất gạch xây dựng cũng có những xí
nghiệp lên đến hàng trăm người.
Một số nhà viết sử, như Peter Temin, mô tả sự phát triển kinh tế của thời kỳ
khởi đầu của La Mã đã thúc đẩy các kỹ nghệ khác và nghệ thuật phát triển, đặc biệt
ảnh hưởng mạnh mẽ lên kinh tế thời Phục Hưng và về sau này của châu Âu.
XÃ HỘI
-Những cư dân La Mã tự do được chia thành 2 tầng lớp: quí tộc và người
bình dân. Quí tộc là tầng lớp thống trị. Ban đầu, chỉ có họ mới có thể được bầu vào
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 4

các chức vị. Việc lấy nhau giữa các tầng lớp bị cấm và danh hiệu quí tộc chỉ có thể
được thừa kế chứ không được nhận. Dưới nền Cộng hoà La Mã, một loạt những
đấu tranh dẫn tới việc người bình dân được hưởng những quyền bình đẳng hoặc
gần như bình đẳng.
Cuối thời kì Cộng hoà, sự phân biệt giữa quí tộc và người bình dân bắt đầu mất đi
ý nghĩa của nó. Một tầng lớp cai trị mới, gọi là quý nhân, là những gia đình, quý
tộc hay người bình dân, đã sản ra một quan chấp chính tối cao. Trong thời kì Đế
quốc, sự phân chia giai cấp bị bỏ và bị hầu hết mọi người quên lãng.
Đầu thời kì Cộng hoà, những công dân còn bị chia thành các tầng lớp dựa vào vũ
khí mà họ có thể mua được cho nghĩa vụ quân sự. Tầng lớp giàu nhất là những
người cưỡi ngựa hoặc kị sĩ, những người có thể mua được một con ngựa chiến. Có

cả người cưỡi ngựa là quí tộc và người bình dân. Sau này nước Cộng hoà đã cố
định lượng tài sản được thay bằng quân trang như cơ sở của sự phân chia giai cấp.
Những tầng lớp trên có nhiều quyền lực và uy tín chính trị hơn những tầng lớp
dưới. Hệ thống này cũng mất đi ý nghĩa của nó sau sự bãi bỏ của nền Cộng hoà.





- XH có 3 giai cấp : chủ nô, nông dân-thị dân, nô lệ
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 5



GIÁO DỤC
Mục tiêu của nền giáo dục ở Roma là làm cho các học sinh trở thành những nhà hùng
biện có ảnh hưởng lớn. Trường học khai giảng vào ngày 24 tháng 3 hằng năm. Mỗi ngày học
bắt đầu vào sáng sớm và kéo dài đến hết buổi chiều. Thông thường, những đứa trẻ được dạy
đọc và viết bởi cha của chúng. Về sau, khoảng 200 năm TCN, những đứa bé trai và gái được
gửi đến trường khi chúng được khoảng 6 tuổi. Nền giáo dục cơ bản của Roma bao gồm đọc,
viết, và đếm, và những vật dụng bao gồm những cuộn giấy da và sách. Ở tuổi 13, học sinh
học về văn học Hi Lạp và La Mã và cả phần ngữ pháp. Ở tuổi 16, một số học sinh vào học ở
trường hùng biện. Những người nghèo hơn thương được dạy ở nhà bởi người cha bởi vì
trường học không phải là miễn phí.
Ví dụ : Marcus Tullius Cicero 3 tháng 1, 106 TCN – 7 tháng 12, 43 TCN) là
một triết gia và nhà hùng biện, chính khách, nhà lý luận chính trị La Mã. Ông xuất
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)

Lớp QH-2010-X-QL.A 6

thân từ một gia đình khá giả. Với thành tựu của mình, ông được xem là một trong
những nhà hùng biện vĩ đại nhất La Mã. Ông cũng giới thiệu đến người La Mã các
trường phái chính của triết học Hy Lạp và tạo ra một số từ vựng triết học Latinh
(như humanitas, qualitas, quantitas, và essentia) nên ông cũng được xem là một
nhà ngôn ngữ học, nhà dịch thuật và triết gia.

HỘI HỌA, ÂM NHẠC, VĂN HỌC
Có rất nhiều thể loại hội họa của thời kỳ đầu La Mã chịu ảnh hưởng theo lối
thời Etruscan, đặc biệt ở các truyền thống hội họa công cộng. Vào thế kỷ thứ 3
TCN, hội họa Hy Lạp ảnh hưởng lên La Mã do chiến tranh và chiến lợi phẩm
mang lại. Rất nhiều gia đình ở La Mã đã treo các bước tranh phong cảnh của các
họa sỹ Hy Lạp.
Nghệ thuật điêu khắc của La Mã thể hiện những người trai trẻ với vẻ đẹp cân
đối cổ điển, về sau mở ra trường phái pha trộn chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa
duy tâm.
Văn học Latin chịu sự ảnh hưởng nặng nề của các tác giả Hy Lạp cổ đại.
Một số tác phẩm thời kỳ Đế quốc La Mã thể hiện bằng các thiên anh hùng ca về
chiến thắng vĩ đại của Đế chế. Dưới thời nền Cộng hòa mở rộng, bắt đầu xuất hiện
các thể loại như, thi ca, kịch nói, sử học và bi kịch.
KIẾN TRÚC XÂY DỰNG
La Mã có niềm tự hào về các công trình kiến trúc của họ, khi mà có sự kết
hợp các kiến thức truyền thống của nền văn minh Hy Lạp kinh điển. Từ hai kiểu
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 7

cột mới là kiến trúc hỗn hợp và kiểu Toscana, một nữa là kiểu mái vòm với phong
cách từ Etruscan, Roma đã có khá nhiều cách tân vào cuối thời Cộng hòa La Mã.

Điểm đặc biệt ở thời gian thế kỷ 1 TCN, La Mã đã bắt đầu biết dùng bê
tông, thay thế cho đá cẩm thạch như nguồn vật liệu xây dựng chính và cho phép
xây dựng nhiều công trình kiến trúc phức tạp hơn. Đồng thời ở thế kỷ 1 TCN,
Vitruvius lần đầu tiên cho ghi chép các kiến thức kiến trúc xây dựng vào sử học.
Về sau thế kỷ thứ 1 CN, La Mã cũng bắt đầu cho sản xuất thủy tinh ngay sau khi
Syria phát hiện ra chúng. Đồ chạm khảm cũng theo đoàn quân viễn chinh ở Hy
Lạp quay về La Mã. Rất nhiều vật dụng của La Mã được sản xuất từ bê tông.
Một trong những giá trị kiến trúc của người La Mã cổ đại thể hiện qua các
cầu vòm bằng đá. Nhờ những chiếc cầu này mà hệ thống giao thông nối liền các
vùng của đế chế La Mã trở nên thuận lợi.
Công trình kiến trúc La Mã nổi tiếng hay được nhắc đến là đền Parthenon,
đấu trường Côlidê và Khải hoàn môn. Kiến trúc sư La Mã nổi tiếng thời đó là
Vitruvius.
Điêu khắc La Mã có cùng phong cách với điêu khắc Hy Lạp. Những bức
tượng còn lại ở thành Roma và những phù điêu trên Khải hoàn môn là hiện vật tiêu
biểu cho điêu khắc La Mã.
TRIẾT HỌC
Các nhà triết học La Mã cũng đã kế thừa truyền thống của triết học Hy Lạp,
kế thừa những tư tưởng duy vật của Đêmôcrit. Những nhà triết học tiêu biểu thời kì
đó như: Lucretius, Ciceron. Ngoài ra,sau này còn có những đại diện xuất sắc của
trường phái"Khắc kỷ" như Seneca và Marcus AUrelius
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 8

LUẬT PHÁP
Bộ luật thành văn cổ nhất ở La Mã là bộ Luật 12 bảng. Nó được gọi như vậy
vì được khắc vào 12 bảng đá vào năm 452 TCN. Luật La Mã là hệ thống luật cổ,
được xây dựng năm (449 TCN), áp dụng cho thành Roma và sau đó là cả Đế quốc
La Mã. Các nguồn của Luật La Mã thời Cổ đại được sưu tập trong Corpus Iuris

Civilis được tái khám phá trong thời kỳ Trung cổ và mãi cho đến thế kỷ 19 vẫn
được xem là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn các quốc gia châu Âu. Vì
thế mà người ta cũng có thể gọi các luật lệ có hiệu lực trên lục địa châu Âu trong
thời kỳ Trung cổ và trong thời gian đầu của thời kỳ Hiện đại là Luật La Mã. Trong
thời gian cuối của thời Cổ đại Hoàng đế Justinian I đã ra lệnh sưu tập lại các bản
văn luật cũ. Tác phẩm luật mà sau này được biết đến dưới tên Corpus Iuris Civilis
bao gồm các quyển sách dạy về luật (công bố năm 533), tập san các bài văn của
các luật gia La Mã (tiếng La Tinh: digesta hay pandectae), các đạo luật do hoàng
đế ban hành (Codex Iustinianus, công bố năm 534) và các đạo luật đã được sửa đổi
bổ sung (novellae).
TÔN GIÁO
Thần thoại cổ xưa của La Mã có đặc điểm rằng các thần không ngự trị ở
đỉnh cao mà có yếu tố kết hợp giữa thần thánh và con người. Không giống như
thần thoại Hy Lạp, người La Mã không thần thánh hóa các thần, mà có thể hình
dung như những siêu tục. Người La Mã luôn tin tưởng trong mỗi con người, địa
thế, đồ vật đều có một thần bản mệnh của chính nó, kiểu như là linh hồn. Đến thời
Cộng hòa La Mã, tôn giáo là sự tuân phục của hệ thống các thầy tu, thầy tế bề trên,
mà họ là những người nắm giữ các vị trí ở Nghị viện La Mã. Các trường dòng ở
Roma có một vị trí quan trọng, ở đó các Đại Giáo chủ nắm giữ quyền lực lớn nhất.
Các giáo chủ nắm giữ việc thờ cúng các vị thần khác nhau, nhằm tạo niềm tin được
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 9

che chở. Dưới thời Đế quốc La Mã, hoàng đế là người nắm giữ mệnh lệnh của các
thần, và có quyền thờ cúng để tăng thêm sức mạnh, quyền uy.
Kết hợp với tín ngưỡng của Hy Lạp cổ đại, các thần La Mã cũ được tăng
thêm sức mạnh từ các thần Hy Lạp. Theo cách này, thần Jupiter là cách hiểu của sự
chuyển tải từ vị thần Zeus, thần Mars (vị thần của chiến tranh) là thần Ares và
Neptune (thần của biển) là thần Poseidon.

ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ CỦA CỘNG HÒA LA MÃ
Cộng hòa La Mã được thành lập vào năm 509 TCN, theo những tác giả về
sau như Livy, khi nhà vua bị hạ bệ, và một hệ thống dựa trên những quan chức
hành chính địa phương được bầu ra hằng năm. Quan trọng nhất là hai quan chấp
chính tối cao, những người cùng nhau áp dụng quyền hành pháp, nhưng phải đấu
tranh với Hội đồng Nguyên lão cứ lớn lên về qui mô và quyền lực cùng với lực
lượng của nền Cộng hoà. Các chức vị quan toà lúc đầu chỉ được giới hạn cho quí
tộc nhưng sau này được mở rộng cho cả người bình dân.
Người La Mã dần dần đánh bại những dân tộc khác trên bán đảo Ý, chủ yếu
liên quan đến những bộ tộc Ý khác (thuộc dòng Ấn-Âu) như người Samnite và
Sabine, nhưng cũng có cả người Etrusca. Mối đe doạ cuối cùng cho đế chế La Mã
đến khi Tarentum, một thuộc địa lớn của Hy Lạp, nhận được sự giúp đỡ của vua xứ
Ipiros là Pyrros vào năm 282 TCN. Lãnh thổ của La mã mở rộng trong thời kỳ này,
lúc đầu chỉ từ trung tâm bán đảo Italia sau mở rộng đến hết vùng địa trung hải.
Trong hai thế kỷ đầu tiên lãnh thổ La mã mở rộng hết bán đảo Italia, thế kỷ tiếp
theo mở rộng thêm Bắc Phi, bán đảo Iberia, Hi Lạp, và vùng miền nam nước Pháp
hiện nay. Trong hai thế kỷ cuối của nền cộng hoà La mã tiếp túc mở rộng nốt phần
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 10

còn lại của nước Pháp hiện nay. Do diện tích quá rộng lớn nên bộ máy cộng hoà đã
sụp đổ dưới chính sức nặng của đế chế.
Trong nửa sau của thế kỉ thứ 3 TCN, Roma xung đột với Carthage trong 2
cuộc Chiến tranh Punic, xâm chiếm Sicilia và Iberia. Sau khi đánh bại Vương quốc
Macedonia và Đế chế Seleucid vào thế kỉ thứ 2 TCN, người La Mã trở thành
những người chủ không thể chối cãi của vùng Địa Trung Hải.
Xung đột nội bộ giờ đây trở thành mối đe doạ lớn nhất đối với nền Cộng hoà. Hội
đồng Nguyên lão, khư khư giữ lấy quyền lực cho mình, liên tục phản đối những cải
cách đất đai quan trọng. Một hậu quả không lường trước được từ cải cách quân sự

của Gaius Marius là quân lính thường có lòng trung thành với người chỉ huy của
họ nhiều hơn đối với thành phố, và một vị tướng hùng mạnh như Marius, hay đối
thủ của ông Lucius Cornelius Sulla, có đủ khả năng uy hiếp buộc thành phố và Hội
đồng Nguyên lão phải nhượng bộ.
Vào giữa thế kỉ 1 TCN ba người, Julius Caesar, Gnaeus Pompeius Magnus
(Pompey) và Marcus Licinius Crassus, đã nắm quyền kiểm soát không chính thức
của chính phủ cộng hoà thông qua một hiệp ước bí mật được biết đến như là Chế
độ Tam hùng đầu tiên. Caesar có thể hoà hợp với những đối thủ Pompey và
Crassus, cả hai đều là những người cực giàu với quân đội riêng và sự nghiệp
thượng nghị sĩ, và hành động vì lợi ích của cả hai người khi bầu chọn quan chấp
chính tối cao, trước khi dùng cương vị thống đốc của mình như người cầm quyền
của Gaule để tự mình có được danh tiếng quân sự.
Sau cái chết của Crassus và sự sụp đổ của chế độ Tam hùng, một sự tách biệt
giữa Caesar và Hội đồng Nguyên lão đã dẫn tới nội chiến, với Pompey dẫn đầu lực
lượng của Hội đồng. Caesar chiến thắng và được phong làm nhà độc tài suốt đời
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 11

sau khi từ chối tước hiệu quốc vương. Tuy nhiên, ông ta chiếm lấy quá nhiều
quyền lực quá nhanh đối với một vài thượng nghị sĩ, và bị ám sát trong một âm
mưu được tổ chức bởi Brutus và Cassius vào ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN.
Một chế độ Tam hùng thứ hai, bao gồm người thừa kế đã được chỉ định của
Augustus và những cựu trợ thần Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus,
lên nắm quyền, nhưng những thành viên của nó nhanh chóng rơi vào một cuộc đấu
tranh giành quyền thống trị. Trong nỗ lực cuối giành chính quyền Cộng hoà,
Augustus đánh bại Antonius tại trận chiến Actium vào năm 31 TCN và thôn tính
những vùng lãnh thổ của Cleopatra, người vợ phương Đông của Antonius.
Augustus giữ lại Ai Cập như là thuộc địa không chính thức của nhà vua, bảo đảm
một thu nhập để lấy lòng những cư dân thủ đô. Giờ đây ông ta nắm lấy quyền lực

gần như tuyệt đối với tư cách là thống soái quân sư, người bảo vệ duy nhất của
quần chúng, và quyền lực tối cao trên lãnh thổ La Mã, và lấy tên Augustus. Những
xác lập hiến pháp trên (đã biến Roma từ một nước cộng hoà thành một đế quốc).
Người kế vị được chỉ định của Augustus, Tiberius, lên nắm quyền mà không có
cuộc đổ máu nào (thậm chí còn không có nhiều sự kháng cự), và như vậy đã hoàn
thành công trình của ông.
Định rõ lúc kết thúc của Cộng hòa là việc dành cho nhà lịch sử ngày nay;
dân La Mã vào lúc đó không nghĩ rằng Cộng hòa không còn. Các "Hoàng đế"
vương triều Julia-Claudia giữ vững rằng res publica (thời quần chúng) vẫn tiếp tục,
dù mà hoạt động dưới sự bảo vệ của các quyền lực đặc biệt, và sẽ cuối cùng trở lại
hình thức Cộng hòa đầy đủ. La Mã vẫn còn là Cộng hòa trên danh nghĩa ít nhất cho
đến thế kỷ 3 và cuộc cải cách lập chế độ Dominate (chủ nhân).
TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA LA MÃ
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 12


Hình 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Cộng hòa La Mã

Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 13

Khoảng giữa thế kỷ VI TCN, sau cuộc cải cách của Xecviut Tuliut, nhà
nước La Mã mới chính thức ra đời. Tuy vậy, cơ cấu bộ máy Nhà nước cộng hòa La
Mã được hình thành dần dần suốt mấy thế kỷ, cho đến thế kỷ III TCN mới hoàn
chỉnh. Năm 510 TCN, sau khi người Roma lật đổ Rex Tarquin kiêu ngạo, La Mã
bước vào thời kỳ Cộng hòa. Cộng hoà La mã được điều hành bởi Viện nguyên lão,
một cách khác hẳn so với chế độ quân chủ.

Cơ cấu nhà nước La Mã được hình thành trong mấy thế kỷ, đến TK 3 TCN
mới được hoàn chỉnh.Chính thể Cộng hòa quý tộc ở La Mã có những đặc điểm là ở
TW các cơ quan chuyên chính gồm : Nghị viện (viện nguyên lão), Đại hội nhân
dân và các cơ quan chấp chính.Nó thể hiện sâu sắc tính chất quý tộc của nhà nước
La Mã. Đó là chính thể Cộng hòa quý tộc.
-Nước Cộng hoà La Mã được điều hành bởi Hiến pháp bất thành văn, những
điều luật này dựa trên nguyên tắc phân quyền và nguyên tắc kiểm soát và cân bằng.
Sự phát triển của hiến pháp chịu ảnh hưởng lớn bởi cuộc đấu tranh giữa tầng lớp
quý tộc và những tầng lớp còn lại. Lúc đầu chính quyền được điều hành bởi tầng
lớp quý tộc (The patricians), những người đã sống lâu đời tại La Mã. Dần dần các
luật đưa ra đặc quyền của tầng lớp quý tộc bị loại bỏ, từ đó nổi lên tầng lớp quý tộc
mới dựa trên kết cấu xã hội thay vì điều luật để duy trì quyền lực.
-Viện nguyên lão (Roman Senate) : Đây là cơ quan Hành pháp, Lập pháp và
Tư pháp của Nhà nước La Mã nên có quyền lực rất lớn như quyết định những vấn
đề lớn của đất nước, ban hành chính sách đối nội, đối ngoại quyết định chiến tranh
hay hòa bình, ban hành qui định về nghi thức quốc gia, phê chuẩn những quan lại
cao nhất mới nhất được bầu ra quản lý tài sản cùa Nhà nước, giải thích Pháp luật,
kiến nghị xây dựng Luật mới, thành lập phiên tòa xét xử những vụ án quan trọng.
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 14

Do Đại hội nhân dân bầu ra, Nghị viện (viện nguyên lão) gồm ban đầu là 50
đại biểu, cuối thời kỳ Cộng hòa lên đến 900 vị. Gồm các quý tộc, giàu sang đã từng
nắm giữ chức quan cao cấp có độ tuổi từ 60 trở lên 300 người và chỉ những người
giàu có mới được bầu vào nghị viện. Nghị viện là chính phủ, là cơ quan hành chính
cấp cao nhất. Mặc dù không có quyền lập pháp nhưng nghị viện có quyền soạn
thảo tất cả các dự thảo luật và nếu như nghị viện không đông ý thì đại hội nhân dân
không thể thông qua được luật hoặc bầu ra những quan chấp chính. Điều kiện để
trở thành một nghị sĩ viện nguyên lão là phải sở hữu một vùng đất tương đương với

100.000 denarii, thuộc dòng dõi patrician (Quý tộc có dòng dõi lâu đời tại La Mã),
đã từng giữ chức vụ trong chính quyền. Viện nguyên lão sẽ bỏ phiếu để chấp nhận
một người có đủ tiêu chuẩn trên có thành nghị sĩ hay không.


S.P.Q.R (hoặc là SPQR) là một từ viết tắt từ một thành ngữ La Tinh Senātus
Populusque Rōmānus (dịch ra tiếng Việt là Viện Nguyên lão và Nhân dân La Mã
hay Thượng nghị viện và Nhân dân Rôma) chỉ đến chính quyền Cộng hòa La Mã,
và được sử dụng như một dấu hiệu chính thức của cả chính quyền. Nó xuất hiện ở
các đồng tiền La Mã, và cuối các văn bản khắc đá hoặc kim loại công công, trong
lời đề tặng của các đài kỷ niệm và các công trình công cộng, và được trang trí trên
biểu tưởng của các Lê dương La Mã. Câu thành ngữ này xuất hiện hàn trăm lần
trong lịch sử chính trị, luật pháp, văn hóa La Mã, bao gồm các bài diễn văn của
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 15

Marcus Tullius Cicero và các bản chép lịch sử của Titus Livius. Từ khi ý nghĩa của
các từ không bao giờ thay đổi, trừ về cách viết và ý nghĩa đúng của chữ populus
trong văn học, trong các từ điển La Tinh phân loại nó như là một dạng thể thúc.
Thời hiện đại, SPQR là khẩu hiệu của của Thành phố Roma và xuất hiện trên biểu
tượng của thành phố, cũng như là trê nhiều công trình đô thị và nắp cống.
Thời gian xuất hiện của thuật ngữ này là không rõ, nhưng ý nghĩa của nó đã
chỉ ra rằng thời kỳ nó xuất hiện là từ khi xuất hiện Cộng hòa La Mã. Cả hai nghĩa
hợp pháp mà câu thuật ngữ trên chỉ ra là Senatus và Populus Romanus (Viện
Nguyên lão và Nhân dân La Mã). Trong đó Populus (nhân dân) có nghĩa tối cao và
sự kết hợp [Senatus và Populus Romanus] cũng có ý nghĩa như vậy, nhưng Senatus
(Viện Nguyên lão) đứng một mình không có cùng ý nghĩa. Dưới chế độ quân chủ
thì câu thành ngữ không thể xuất hiện. Bởi vậy, câu thành ngữ có thể được suy
đoán rằng đã xuất hiện không thể sớm hơn sữ thành lập của nền Cộng hòa.

Người la Mã tin rằng tất cả các quyền lực đều đến từ nhân dân. Có thể nói
rằng kiểu nói này cũng xuất hiện trong chính trị hiện đại và các cuộc cách mạng xã
hội. Nhân dân ở ý nghĩa này chỉ toàn bộ chính quyền. Sau đó, về bản chất, từ ngữ
này đã phân chia ra thành một Viện Nguyên lão Quý tộc, những người sẽ được
điều hành bởi các chấp chính và các pháp quan, và comitia centuriata, "ủy ban của
nhân dân", những người sẽ được các hộ dân quan bảo vệ.
-Ở vị trí cao nhất là hai quan chấp chính, được bầu cử hàng năm trong số
những nhà quý tộc, là thành viên của Viện Nguyên Lão do Đại hội Centuries bầu
với nhiệm kỳ 1 năm. Là chức vị cao cấp trong hàng quan lại có quyền rất lớn về
quân sự và dân chính là Tổng chỉ huy quân đội, có quyền triệu tập Đại hội Viện
Nguyên Lão và Đại hội nhân dân chỉ đạo thực hiện những quyết nghị của Viện
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 16

Nguyên Lão và Đại hội Nhân dân có quyền sa thải những quan lại cấp dưới. Cũng
giống với các quốc vương trong thời quân chủ, 2 quan chấp chính đưa ra luật pháp,
nắm giữ tòa án, quân đội và vị trí trưởng tế của quốc gia. Phục sức của họ giống
với các vị vua trong quá khứ, áo choàng tía và ngồi trên ghế truyền thống dành
riêng cho nhà vua. Tuy nhiên, quyền lực của họ đã bị hạn chế rất nhiều. Thứ nhất,
họ tại vị chỉ có 1 năm, sau đó có thể được bầu lại hoặc trở về đời sống riêng. Thứ
hai, có 2 quan cùng chấp chính, và vị này có thể ngăn cản có hiệu quả bất cứ quyết
định hay hành động nào của vị kia bằng quyền phủ quyết. Thứ ba, các quan chấp
chính tiếp tục phải phục vụ ở Viện nguyên lão sau khi nhiệm kỳ chấm dứt, điều
này khiến họ chuyên tâm hợp tác với Viện nguyên lão. Kết quả của những việc này
là các quan chấp chính không thực sự chủ động và sáng tạo, bởi vậy chính phủ La
Mã có khuynh hướng bảo thủ và thận trọng. Đến năm 325 trước CN, vị trí này
được đổi thành quan thống đốc, là những quan chấp chính tại vị nhiều nhiệm kỳ do
yêu cầu của các chiến dịch quân sự.
-Dưới 2 quan chấp chính là 2 quan coi quốc khố và 2 pháp quan. Chức pháp

quan lúc đầu thuộc về tòa án, nhưng sau này trở thành 1 chức danh quân sự, các
pháp quan là các vị tướng chủ chốt của La Mã. Lúc đầu chỉ gồm 2 người sau tăng
lên 7 người cũng do Đại hội Centuries bầu ra. Hội đồng quan án chuyên giải quyết
vấn đề Hình sự và Dân sự khi Hội đồng chấp chính vắng mặt thì Hội đồng quan án
đảm nhiệm thêm thẩm quyền của quan chấp chính. Ngoài ra vào khoảng thế kỹ V
TCN, Viện Nguyên Lão trước sự đấu tranh quyết liệt của giới bình dân, đã phải
cho phép giới bình dân bầu ra Quan bảo dân để bảo vệ quyền lợi cho giới mình.
Viện Quan bảo dân ban đầu có 2 quan bảo nhân sau tăng lên 10 người do Đại hội
Nhân dân bầu ra. Viện Quan Bảo dân có quyền lực khá lớn có quyền phủ quyết
những quyết nghị của Viện Nguyên Lão có quyền bắt giữ và lấy phúc cung của
quan lại hoặc nhân viên Nhà nước. Tuy vậy quyền lực của Quan Bảo dân chỉ hạn
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 17

chế ở thành phố chưa vươn tới nông thôn, chưa có quyền lực về mặt quân sự, có
những thời kỳ sau này Viện Quan Bảo dân phải ngừng hoạt động.
Vị trí pháp quan cũng như quan chấp chính có nhiệm kỳ 1 năm, và cũng có
thể kéo dài trong thời gian chiến tranh. Ngoài ra, việc phân loại dân chúng theo tài
sản và mức đóng thuế (đáng lẽ là nhiệm vụ của quan chấp chính) là việc của 2
quan chức (tạm) gọi là giám quan. Nhiệm vụ của họ là lên hồ sơ dân chúng và định
mức thuế phải nộp. Do đó họ có rất nhiều cơ hội để ăn cắp và tham nhũng. Bởi
vậy, vị trí này chỉ được giao cho các nguyên chấp chính quan, những người có đạo
đức và liêm khiết nhất. Các giám quan có quyền lực lớn, họ có thể thải hồi các
nghị sĩ trong Viện nguyên lão không chỉ vì các vướng mắc tài chính mà có thể vì
bất cứ lý do gì. Vào giai đoạn cuối của nền cộng hòa, các giám quan nằm trong số
những chính trị gia có quyền lực nhất ở La Mã.
Với việc quyền lực hoàn toàn tập trung trong tay giới quý tộc, thể chế cộng
hòa La Mã lúc bắt đầu là 1 hình thức chuyển giao quyền lực từ quốc vương sang
tầng lớp giàu có nhất La Mã. Tính chất thống trị của luật pháp, hệ thống tài chính,

và chính sách ngoại giao thiết lập bởi giới quý tộc ngay lập tức đưa đến sự oán
giận của tầng lớp bình dân. Từ lúc bắt đầu năm 509 trước CN cho đến lúc tan rã
trong tay Caesar vào giữa thế kỷ thứ nhất trước CN, lịch sử chính trị của Cộng hòa
La Mã là 1 mớ hỗn độn, và thường xuyên xung đột giữa hai tầng lớp dân chúng
muốn tranh giành quyền lực chính trị.
-Hội đồng lập pháp là đại diện toàn bộ công dân La Mã, quyết định cuối
cùng đến bầu cử chấp chính quan, ban hành một đạo luật, thi hành các hình phạt,
tuyên chiến và cầu hoà, giải tán hoặc lập liên minh với các quốc gia khác. Có hai
loại hội đồng lập pháp. Thứ nhất là comitia là hội đồng của tất cả các công dân, thứ
hai là concilia hội đồng của một nhóm công dân nhất định.
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 18

-Hội đồng Centuries : Công dân La Mã được tổ chức theo các đơn vị cơ bản
là Centuries và Tribe. Dân chúng sẽ tập hợp theo các Century và Tribe. Hội đồng
Century (Comitia Centuriata) là tập hợp đại diện của các centuries. Người đứng
đầu hội đồng Century thông thường là Quan chấp chính. Các Century sẽ bỏ phiếu,
mỗi Century được một phiếu, quyết định sẽ theo đa số. Đại hội Century sẽ bầu ra
Magistrate có quyền lực tuyệt đối (gồm cả quyền của Pháp quan và Chấp chính
quan). Nó cũng bầu ra những người kiểm soát. Hội đồng Century cũng có thể
tuyên chiến, thông qua kết quả điều tra. Và cũng là toà án tối cao.
-Hội đồng Tribe hay Comitia Tributa chủ trì bởi chấp chính quan, được tập
hợp từ 35 tribe. Tribe không phải là nhóm người cùng một dân tộc hoặc cùng huyết
thống mà là nhóm được phân chia theo địa lý. Thứ tự bầu chọn của các tribe được
lấy ngẫu nhiên bằng cách rút thăm. Khi được số đông ủng hộ cuộc bỏ phiếu sẽ kết
thúc. Hội đồng Tribe không thông qua luật nó chỉ bầu cử Quan coi quốc khố, Quan
thị chính và thống lĩnh quân đội.
-Hội đồng Pleb là quốc hội của những người Pleb, những người bình dân
(không thuộc tầng lớp quý tộc), họ tự tổ chức thành những Tribe riêng, tự bầu cử

lấy quan hành chính, quan toà, quan bảo dân. Thông thường quan bảo dân của
người Pleb chủ trì hội đồng. Hội đồng này thông qua hầu hết các luật và cũng là
toà án. Từ khi được tổ chức theo các tribe, thì luật lệ và thủ tục của nó gần giống
như Hội đồng Tribe.
-Một_số_chức_vụ_trong_chính_quyền_La_Mã:

Consul : quan chấp chính tối cao như trên đã giải thích. Trong thời chiến Consul có
thể được phong làm tướng, lỉnh quân ra trận. Thường thì Senate cố chỉ cử một
trong hai ra trận (sợ cã hai tử trận cùng một lượt chăng?). Consul có quyền mặc
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 19

toga_màu_tím_và_trong_hội_nghị_thì_ngồi_trên_ghế_xếp_có_bốn_chân_làm_bằ
ng_ngà_voị

Praetor : pháp quan La Mã, chuyên trách về tư pháp như xét xử và tra án. Các
praetor cũng có thể làm tướng lỉnh quân ra trận hổ trợ cho consul. Thường là có
tám ngườị Nhiệm kỳ là một năm. Praetor cũng có thể được phong đi trấn các tỉnh
lỵ_của_đế_quốc_Rome,và_như_vậy_thường_được_gọi_là_propraetor.

Censor: gồm hai người, mổi năm năm bầu chọn một lần và được bầu bởi Roman
Senatẹ Công việc của họ là làm các cuộc thống kê dân số, để nắm rỏ tình hình dân
đinh, hộ tịch. Song song các censor cũng là người lo về mặt thu thuế và chi thu
trong quốc giạ Censor thường được chọn giữa các thái bình thân sĩ uy tín nhất
trong_Rome_và_thường_là_người_có_tiền_nhiệm_là_consul.

Aedile: thường có bốn người, với yêu cầu là hai người trong số đó phải xuất thân là
bình dân (plebeian), còn hai người còn lại có thể do Roman Senate bổ nhiệm
(thường là patrician). Aedile có bổn phận giám sát các công trình, cơ sở công cộng

như đền đài, chợ búa, etc. Vì vậy cho nên aedile thường làm việc chung với các
censor. Ngoài ra aedile còn lo tổ chức các lể hội, đặt biệt nhất là những chương
trình vui chơi giải trí như các cuộc giác đấu ở các colosseum ở Romẹ Người nào tố
chức hay thì thường được dân La Mã tán dương. Cho nên trở thành aedile là một
trong những cách hay nhất để từng bước nhận được lòng hâm mộ từ quần chúng.

Tribune: Tribune thì được chia làm hai loại, military tribune và tribune of the
peoplẹ Military tribune thường là do Roman Senate bổ nhiệm, còn Tribune of the
people (tribunus plebis) là do chính thường dân (plebeian) bầu chọn. Có tât cã là
10_tribune._Tribune_cũng_là_chỉ_huy_trong_quân_đội_nhằm_mục_đích_để_giúp
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 20

_cho_các_pháp_quan_La_Mã.

Kể cũng nên nói, thật ra trước đây không có chức vụ Tribune of the people
(tribunus plebis). Sau một lần giận dử trước sự chống đối của Roman Senate đối
với các yêu cầu của thường dân, những người này tập họp lại rồi rút lên ngọn núi
Sacred để biểu tình phản đốị Nơi đây họ bầu ra một người trong số họ dể đại diện
cho họ, nói lên tiếng nói và bênh vực cho quyền lợi của họ. Trước áp lực khá lớn
từ những người dân cùng đinh này, Roman Senate bụộc phải công nhận người đại
diện đó trong chính quyền. Đó chính là sự ra đời của chức vụ tribune of the people
Tại hạ sẽ bàn thêm về hai người tribunus plebis nổi tiếng trong lịch sử La Mã ở các
bài_sau.

Quaestor : thường là 20 người trong tổng số. Đây là một trong những chức chức vụ
thấp nhất trong hàng pháp quan của La Mã. Quaestor có nhiệm vụ trông coi ngân
khố. Cho nên quaestor phối hợp rất chặt chẻ với censor trong việc lo quân hướng
và chi thụ Để được bầu thành quaestor, phải ít nhất là 25 tuổi và đã từng phục vụ

trong quân độị Khi một người đã được bầu là quaestor thì hắn ta hoàn toàn có thể
hợp lệ để trở thành một Senator. Nhưng từ quaestor mà nhảy lên senator là một
điều rất khó vô cùng. Nấc thang chính trị của La Mã có thể nói là bắt đầu từ chức
vụ nhỏ bé này, quaestor.
Thời kì này hình thành một nhà nước cộng hoà La Mã tại Roma.Thiết lập cơ
chế tương tự như Aten nhưng theo một cách khác và sau này nó ảnh hưởng rất lớn
đến đường lối chính trị của nhiều quốc gia Tây phương.Cho đến ngày nay nó vẫn
còn có giá trị:”Hình mẫu của nhà nước châu âu sau này”.Đúng như hậu sinh khả
uý.
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 21

+ Cộng hoà La Mã mở rộng dân chủ.Với hình thức lựa chọn gắn với chế độ công
dân,thông qua” bầu phiếu”,hình thành cơ cấu chính quyền trung ương và địa
phương.
+ Cơ cấu quyền lực đảm bảo cho giai cấp thống trị là chủ yếu.
- Trong chế độ cộng hoà La Mã có sự xuất hiện của đạo Cơ-đốc.Trong giai đoạn
này,tôn giáo là sự tuân phục của hệ thống các thầy tu,thầy tế,nắm giữ các chức vị ở
Nghị viện La mã.
+ Ban đầu,đạo cơ-đốc hướng con người tới xã hội tốt đẹp,mong muốn con người
lương thiện,chống lại bất công xã hội.Nhưng sau đó,xuất hiện các yếu tố tiêu
cực.Giáo hội với những người cai trị thoả thuận với nhau,điều chỉnh kinh thánh để
phù hợp với giai cấp thống trị.Nó trở thành công cụ áp bức tinh thần đối với những
người nghèo,những người bị áp bức,bóc lột.
 Bên cạnh đó,vẫn tồn tại những hạn chế:Cơ cấu tổ chức bộ máy của La Mã
trong giai đoạn này phù hợp với hoàn cảnh lịch sử,nhưng nó chưa giải quyết
được triệt để tính chất tàn bạo của các cuộc chiến tranh xâm lược.
 Trong đời sống xã hội,vẫn xuất hiện sự áp bức,bóc lột.Giai cấp thống trị vẫn
tiến hành các cuộc đàn áp đẫm máu đối với những người nô lệ.Giai cấp

thống trị còn kết hợp với Cơ-đốc giáo để áp bức con người nhiều hơn là giải
phóng con người.
 Trong cơ cấu quyền lực nhà nước,mang tính chất dân chủ,nhưng nó vấn đảm
bảo lợi ích cho giai cấp thống trị là chủ yếu.
*Hậu sinh khả uý,người La Mã,qua những tìm tòi không ngừng,lại còn tiến xa hơn
hy Lạp,hình thành một chế độ dân chủ cộng hoà độc đáo,trở thành mẫu mực cho
quản lý chính trị của châu Âu và toàn thế giới.
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 22

ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ THỜI KÌ NÀY
-Phản ánh thế giới quan và ý thức của giai cấp chủ nô, bảo vệ giai cấp thống
trị, giai cấp chủ nô trong xã hội.
-Nội dung của tư tưởng thời kì này bàn luận chủ yếu về vấn đề nhà nước,
vấn đề quan hệ nhà nước-công dân, vấn đề pháp luật và pháp quyền.
-Đặc biệt coi trọng và đề cao vấn đề con người “ Con người hãy nhận thức
chính giá trị của bản thân mình”.
-Phản ánh cuộc đấu trang giữa những người duy vật và những người duy
tâm, giữa chủ nô dân chủ và chủ nô quý tộc.
A. Đê-mô-crit.
Ông sống trong khoảng 460-370 TCN, là một trong những hiền triết bậc
thầy, đại biểu duy nhất của chủ nghĩa duy vật cổ đại, một trong những người sáng
lập nguyên tử luận. Trong vấn đề đời sống xã hội, tư tưởng của Dê-mô-crit đã phản
ảnh thế giới quan và ý thức của giai cấp chủ nô, bảo vệ giai cấp thống trị, giai cấp
chủ nô trong xã hội. Ông ủng hộ và bảo vệ chế đố chủ nô trong quản lý xã hội, chủ
nghĩa duy vật của ông ảnh hưởng rất mạnh đến sự phát triển tiếp theo của tư tưởng
triết học tự nhiên phương Tây. Theo ông sự ra đời của nhà nước và xã hội là đi từ
vô tổ chức đến có trật tự và trật tự đó được xây dựng lên từ các đạo luật, duy trì trật
tự xã hội. Nhà nước xuất hiện lúc đầu theo một cách tự phát mà chưa có tổ chức rõ

ràng, và càng về sau thì hình thành đủ các bộ phận chức năng như một nhà nước
với các mô hình rõ ràng.
Theo ông các đạo luật là cách duy trì trật tự xã hội có hiệu quả nhất. Con
người là lực lượng tối cao để tạo ra luật vì xét cho cùng luật được tạo ra để cai trị,
con người cai trị con người. Đây cũng là một hiểu hiện cho tư tưởng coi trọng con
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 23

người, con người là chủ thể sáng tạo ra pháp luật. Tuy nhiên tư tưởng này còn
nhiều hạn chế, pháp luật có thể thay đổi tùy mục đích, hoàn cảnh.
Theo ông,những nhà quản lý phải coi cấp dưới của họ là những người bạn.
Và những phẩm chất và năng lực mà một nhà quản lý có không phải được đo bằng
những lời nói xuông, nói rồi bỏ đó thì dù anh ta có nói hay nói giỏi đến mấy cũng
không phải là người quản lý giỏi mà những phẩm chất đó phải được đo bằng
những việc mà anh ta làm được, sẽ làm, có hiệu quả không?
Trong phương thức quản lý thì ông coi trọng biện pháp ôn hòa hơn, thiên về
thuyết phục và giáo dục nên khuyên rằng cần ôn hòa, đúng mực, không ích kỉ,
không thiên vị và hợp tình hợp lý.
Nói chung trong tư tưởng của ông thì chứa đựng nhiều điều tiến bộ, xong
ông vẫn khoonng thể tránh được sự thể hiện tính giai cấp trong tư tưởng của mình
nhất là những quan điểm của ông về phụ nữ và nô lệ. Ông coi nô lệ không phải là
người, coi thường phụ nữ.
B. Platon
Theo ông thì 4 phẩm chất mà một nhà nước cần có là : sự chính nghĩa, sự
thông thái, sự dũng cảm vả có trách nhiệm.
Còn đối với một nhà lãnh đạo điều họ cần có là : có năng khiếu tự nhiên,
một người lãnh đạo giỏi không phải là những người được đào tạo theo trường lớp,
bài bản, nếu chỉ vật thì ai cũng có thể trở thành nhà lãnh đạo, điều quan trọng và
khác biệt để tạo nên người lãnh đạo giỏi là năng khiếu tự nhiên của họ.

Điều quan trọng là phải có đạo đức, nếu như không muốn thần dân của ông
ta sống trong cảnh cơ cực, oán than, nếu để diễn ra chuyện đó thì lòng dân oán than
và chẳng mấy chốc đất nước của ông sẽ mất ổn định.
Lịch sử tư tưởng quản lý 1
(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 24

Và cuối cùng là phải được phân công lao động hợp lý, bản thân họ làm
nhiệm vụ phân công lao động cho người khác nhưng họ cũng phải được phân công
lao động hợp lí, tránh ôm đồm quá nhiều việc.
Những phẩm chất này đều được ông xây dựng đều thuộc về phẩm chất của
một nhà thông thái.

Khi xây dựng nhà nước theo Platon phải dựa trên những cơ sở kinh tế, vật
chất nhất định. Một nhà nước không thể hình thành khi mà không có tiền đề sẵn có
gì cả,nguồn gốc nhà nước dựa vào sự tư hữu về tư liệu sản xuất, đó là khi đã có sản
xuất dư thừa của cải đã có kinh tế đã được tích lũy, xã hội cũng đi vào ổn
định.Chính từ những điều trên nên cần có sự ra đời của nhà nước để quản lý xã hội
và và đưa xã hội đi vào ổn định.
Đảm bảo tính thống nhất của nhà nước, thể hiện ở chỗ thống nhất quyền lợi
giai cấp thống trị với các giai cấp khác trong xã hội vì bản chất nhà nước là mang
tính giai cấp, nhà nước hình thành nhằm đảm bảo quyền lợi của giai cấp thống trị
nhưng nó cũng mang tính xã hội, đảm bảo quyền lợi cho số đông nhân dân vì thế
mà nhà nước xây dựng nên cần đảm bảo tính thống nhất giữa lợi ích nhà cầm cầm
quyền với nhân dân, thống nhất trong sự điều hành đất nước.
Đảm bảo tính luân lý, tức là đạo đứ của xã hội phải được giữ vững thế mới
tạo được một xã hội lành mạnh và phát triển.

NHẬN XÉT VỀ CHẾ ĐỘ CỘNG HÒA LA MÃ
Lịch sử tư tưởng quản lý 1

(*)
Lớp QH-2010-X-QL.A 25

-Bộ máy nhà nước theo thể chế dân chủ, thông qua bầu phiếu nhưng trong
thực tế thì đây chỉ là nền dân chủ nửa mùa bởi quyền lực không thuộc về nhân dân
mà chỉ nằm trong tay một số ít người thuộc giới quý tộc. Cơ cấu tổ chức bộ máy
nhà nước của chế độ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử nhưng vẫn chưa giải quyết
được triệt để những mâu thuẫn trong xã hội.
-Giới cầm quyền không chỉ thống trị nhân dân về thể xác mà còn sử dụng
Cơ đốc giáo như một công cụ để thống trị họ về mặt tinh thần. Như vậy, chế độ
cộng hòa La Mã đã dung tôn giáo để áp bức con người hơn là giải phóng con người
như mục tiêu ban đầu của Cơ đốc giáo.
-Chế độ cộng hòa La Mã đã mang trong mình hơi hướng của chủ nghĩa đế
quốc khi tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược, những cuộc đàn áp đẫm máu
và phương thức quản lý, cai trị đất nước lạnh lùng, nghiêm khắc.
- Chế độ cộng hòa La Mã đã để lại nhiều kinh nghiệm có giá trị trong việc
tổ chức, quản lý xã hội nói chung và quản lý hành chính nhà nước nói riêng theo
thể chế dân chủ.
- Tuy là còn những hạn chế nhất định nhưng thể phủ nhận chế độ cộng hòa
La Mã là một hình thức nhà nước đạt được nhiều bước phát triển dài trong mọi
mặt của đời sống xã hội, những thành tựu đó vẫn còn giá trị và ý nghĩa đến tận
ngày nay
BÀI HỌC CHO NHÀ QUẢN LÝ HIỆN ĐẠI
-Nhà quản lý cần có năng lực về chuyên môn, về làm việc với con người.
Nhà quản lý cần biết cách giải quyết những mâu thuẫn trong nội bộ tổ chức mình
cũng như giải quyết tốt mối quan hệ với các cá nhân, tổ chức bên ngoài.

×