Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Phân tích môi trường ngành vận tải tàu biển phục vụ cho việc định hướng phát triển của Công ty TNHH Thương mại Đông Phong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.78 KB, 65 trang )

MỞ ĐẦU
Tầm quan trọng của nghiên cứu đề tài: Cùng với sự hoà nhập của nền
kinh tế Việt Nam vào nên kinh tế thế gới, đánh dấu bằng sự kiện nước ta
chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 7/11/2006 thì
môi trường nền kinh tế cũng có nhiều biến động, tạo nên nhiều thuận lợi,
cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp. Nên việc nghiên cứu môi
trường kinh doanh, trong đó có môi trường ngành có vai trò rất lớn tong quá
trình ra quyết định và xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty. Công ty
TNHHTM Đông Phong, là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh
vận tải tàu biển, nên việc nghiên cứu môi trường ngành vận tải tàu biển sẽ tạo
thuân lợi cho quá trình xây dựng các kế hoạch và chiến lược kinh doanh của
công ty.
Mục đích nghiên cứu: Việc phân tích môi trường kinh doanh ngành vận
ải tàu biển, sẽ cho ban lãnh đạo công ty TNHHTM Đông Phong cái nhìn tổng
quát về ngành kinh doanh của mình, giúp cho công ty hiểu được các tác động
thuận lợi và khó khăn từ môi trường kinh doanh ngành, để từ đó có các biện
pháp phù hợp trong kinh doanh, nhằm tận dụng được các thuận lợi và hạn chế
được những khó khăn đến từ môi trường ngành.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là
các yếu tố của môi trường ngành vận tải tàu biển. Bao gồm việc phân tích
thực trạng, dự đoán sự biến động và tác động của các yếu tố này tới hoạt động
kinh doanh của công ty Đông Phong.
Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu và phân tích môi trường kinh
doanh ngành vận tải tàu biển, được thực hiện bằng sự nghiên cứu, tổng hợp
các số liệu thống kê, căn cứ những biến động của nên kinh tế Việt Nam và thế
giới dự đoán xu hướng biến động của các yếu tố này, nhằm đưa ra cái nhìn
tổng quát về ngành vận tải tàu biển.
Những đóng góp của đề tài : việc nghiên cứu và phân tích môi trường
ngành làm các cơ sở để công ty Đông Phong đưa ra các kế hoạch, chiến lược
phù hợp với các điều kiện và tình hình của công ty.
Kết cấu của báo cáo gồm 4 chương:


Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH thương mại Đông Phong
Chương 2: Thực trạng lĩnh vực vận tải tàu biển của Công ty TNHHTM
Đông Phong
Chương 3: Phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố môi trường ngành
đến lĩnh vực vận tải tàu biển của công ty TNHH thương mại Đông Phong
Chương 4. Kết luận và kiến nghị
Tuy còn nhiều hạn chế trong cách tiếp cận và thực hiện đề tài nhưng em hy
vọng đề tài này sẽ có thể cho công ty cái nhìn tổng quát về môi trường ngành
của công ty mình.
Em mong nhận được các ý kiến đánh giá nhận xét của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHHTM
ĐÔNG PHONG
1. Thông tin chung về công ty
1.1 Tên công ty là: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG
MẠi ĐÔNG PHONG
1.2 Tên giao dịch đối ngoại: DONG PHONG TRADE COMPANY
LIMIED
Tên giao dịch viết tắt: DONG PHONG TRADE CO.,LTD
1.3 Nghành nghề kinh doanh chính:
- Vận chuyển tàu biển
- Kinh doanh vật liệu xây dựng
1.4 Trụ sở công ty: Số 01, ngõ 169 đường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
1.5 Điên thoại: 046243811 Fax: 046243204
1.6 E-mail:
2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật:
2.1 Sản phẩm:
Từ khi thành lập đến nay, công ty TNHHTM Đông Phong hoạt động
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận chuyển tàu biển và kinh doanh vật liệu

xây dựng. Nhưng chủ yếu là công ty tập trung vào cung cấp dịch vụ vận
chuyển tàu biển
2.2 Thị trường:
- Trong lĩnh vực vận chuyển tàu biển, thị trường chủ yếu của doanh
nghiệp là nhận, ký kết các đơn hàng chở hàng hoá bằng đường thuỷ ở trong
nước và ra nước ngoài
- Trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng: Công ty bán buôn và bán
lẻ vật liệu xây dựng, chủ yếu là xi măng trắng trong khu vực Hà Nội và các
tỉnh lân cận
3
2.3 Khách hàng
-Trong lĩnh vực vận chuyển tàu biển: khách hàng của doanh nghiệp là
các công ty và cá nhân có nhu cầu thuê vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
ở trong nước và ra nước ngòai. Loại hàng hoá mà doanh nghiệp vận chuyển
là rất đa dạng tuỳ theo đơn hàng của khách đặt, nhưng chiếm tỷ trong lớn là
chở vật liệu xây dựng.
-Trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng: công ty thừơng nhập vật
liệu xây dựng từ Trung Quốc, chủ yếu là xi măng trắng, về bán buôn và bán lẻ
cho khách hàng trên địa bàn Hà nội và khu vực lân cận
2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị:
-Công ty TNHHTM Đông Phong có trụ sở công ty ở số 1/169 Minh
Khai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
-Một của hàng chuyên bán nguyên vật liệu tại cảng Khuyến Lương,
Thanh Trì, Hà Nội
-Có 5 tàu chở hàng là:
+Tàu DONG PHONG 01 có tải trọng là 998 tấn
+Tàu DONG PHONG 05 có tải trọng là 1000 tấn
+Tàu DONG PHONG 07 có tải trọng là 2000 tấn
+Tàu DONG PHONG 16 có tải trọng là 1936 tấn
+ Tàu DONG PHONG 18 có tải trọng lớn nhất là 4000 tấn

- Ngoài ra do đặc điểm của một công ty cung cấp dich vụ vận tải tàu biển,
công ty TNHHTM Đông Phong còn có các đại lý uỷ quyền tại các cảng.
2.5 Lao động:
Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải tàu biển,
nên việc bố trí lao động cũng có những đặc thù của doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ vận chuyển tàu biển. Lao động của động nghiệp bao gồm lao động ở
trên tàu và lao động ở trên bờ
4
-Lao động ở trên tàu: mỗi tàu của công ty TNHHTM Đông Phong thường
có 20 người làm việc trên tàu, bao gồm:
+ 1 thuyền trưởng
+ 3 đại phó
+ 1 máy trưởng
+3 máy phó
+3 thợ máy
+1 thủy thủ trưởng
+6 thủy thủ
+ 1 thợ điện
+1 bếp trưởng
Hiện nay tổng số lao động làm việc ở trên tàu của công ty có 98 người,
thời gian lao động , điều kiện và trình độ bằng cấp của lao động làm việc
trên tàu được thực hiện theo quy định của luật Hàng Hải Việt Nam
- Lao động trên bờ gồm có lao động ở trụ sở công ty và lao động làm tại
của hàng bán vật liệu xây dựng
+Tại trụ sở công ty có 16 nhân viên.
+ tại cửa hàng bán vật liệu xây dựng có 3 nhân viên làm việc, gồm có : 1
kế toán, 1 thủ kho, 1 nhân viên bán hàng.
2.6 Vốn kinh doanh:
Khi mới thành lập doanh nghiệp có vốn điều lệ là: 15.000.000.000 đồng,
do 3 thành viên góp vốn khi thành lập công ty vào 7/2003.

2.7 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Trong những năm gần đây nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường
biển tăng rất nhanh, cả về nhu cầu vận tải nội địa và quốc tế. Đặc biệt là nhu
cầu vận chuyển bằng đường biển quốc tế đang tăng cao xuất phát từ sự phục
hồi của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu.
Nhưng có thể nói, động lực mạnh mẽ nhất đến từ Trung Quốc. Quốc gia
5
khổng lồ ở châu Á đang trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, khối lượng hàng hóa
xuất khẩu qua các cửa biển tăng cao (ước tính trên 30% mỗi năm). Còn trong
lĩnh vực vận tải đường biển nội địa của nước ta những năm gần đây cũng tăng
nhanh do sự phát triển của sản xuất trong nước và xuất nhập khẩu của nước ta
tăng nhanh khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là những điều kiện hết sức
thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải tàu biển củng
có và mở rộng thị trường.
Cùng với sự gia tăng nhu cầu về vận chuyển thì trong những năm gần
đây các doanh nghiệp vận tải đường biển cũng tăng nhanh cả về số lượng và
chất lượng. nhiều tàu mới, với tải trọng lớn được đưa vào vận chuyển. Tuy
nhiên so với các công ty vận tải biển nước ngoài thì các doanh nghiệp vận tải
biển Việt nam còn thua kém rât nhiều về kinh nghiệm vận tải quốc tế, số lượng
và chất lượng tàu. Điều nay là đặc biệt nguy hiểm khi Việt Nam mở của nền
kinh tế, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cạnh tranh một cách bình
đẳng với nhau, nếu các doanh nghiệp vận tải đường biển Việt Nam không đổi
mới và có chiến lược hợp lý thì họ sẽ bị đánh bại không những trên thị trường
vận tải quốc tế mà còng bị thất bại ngay trong thị trường vận tải nội địa.
Cơ chế, thể chế, luật hàng hải quốc tế ngày môi thông thoáng, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong qúa trình vận chuyển trên biển và
ra vào cảng, làm giảm các thủ tục phiền hà, làm giảm thời gian vận chuyển
hàng hoá. Cùng với sự hoà nhập quốc tế của Việt Nam, chính chách về hàng
hải Việt Nam ngày một thông thoáng, nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗ
trợ các doanh nghiệp vận tải đường biển phát triển.

Trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng: nhu cầu về vật liệu xây
dựng ở trong nước tăng nhanh, do nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu về vật liệu để xây dựng tăng nhanh.
Cũng cùng với đó cũng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường béo bở
này, tạo nên sự cạnh tranh rất gay gắt.
6
3. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Được ký quyết thành lập công ty vào ngày 18/7/2003 với tên là công ty
TNHHTM Đông phong, có số vốn điều lệ là 15 tỷ đồng, và linh vực mà công
ty đăng ký kinh doanh là: cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển và kinh doanh vật
liệu xây dựng. Khi mới bắt đầu thành lập trong lĩnh vực vận tải tàu biển công
ty chỉ có 2 tàu chở hàng là: ĐONG PHONG 01, ĐONG PHONG 05 có tải
trọng dưới 1000 tấn, khi đó công ty chủ yếu là ký các hợp đồng vận tải biển
nhỏ lẻ ở trong nước. còn trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng thì ban
đầu công ty chủ yếu là nhập khẩu xi măng trắng từ bên thị trường Trung Quốc
về để bán. Tổng số nhân viên của công ty lúc này chỉ có 46 người, trong đó có
38 nhân viên hoạt động ở trên tàu, 5 nhân viên văn phòng ở trụ sở công ty, 3
nhân viên bán vật liệu xây dựng tại của hàng.
10/ 2004 công ty mua thêm một tàu chở hàng nữa là ĐONG PHONG
07 với tải trọng là 2000 tấn,cũng trong năm 2004 công ty đã ký được nhiều
hợp đồng vận tải biển lớn, trong đó có cả các hợp đồng vận tải đi nước ngoài.
Trong năm này thi doanh thu hoạt động vận tải tàu biển là khoảng 12 tỷ đồng,
uy tín của doanh nghiệp dần được khẳng định trên thị trường.
Tháng 2/2006 chính thức đưa vào hoạt động thêm 2 tàu nữa là: ĐONG
PHONG 16 tải trọng là 1936 tấn và ĐONG PHONG 18 với tải trọng là 4000
tấn, nó thể hiện một bước tiến nhảy vọt của doanh nghiệp, thể hiện chiến lược
mở rộng doanh nghiệp, với mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành một doanh
nghiệp lớn trong lĩnh vực vận tải tàu biển, đến cuối năm 2005 doanh thu từ
hoạt động vận tải tàu biển đạt được là 32 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2004.
Năm 2007 là một năm rất thành công của công ty trên cả hai lĩnh vực

vận tải tàu biển và kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong lĩnh vực vận tải tàu
biển công ty đã ký được nhiều hợp đồng vận tải lớn và lâu dài với khách
hàng, tạo công việc ổn định cho 5 tàu, làm tăng doanh thu của hoạt động vận
7
tải tàu biển lên 42 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với năm 2004. Trong lĩnh vực
kinh doanh vật liệu xây dựng, công ty đã tạo được vi trí của mình trên địa bàn
Hà Nội và khu vực lân cận, công ty đã tăng thêm nhiều mặt hàng kinh doanh,
và dần chuyển từ hoạt động bán lẻ sang bán buôn cho các đại lý kinh doanh
vật liệu xây dựng trên địa bàn Hà Nội và khu vực lân cận, doanh thu từ hoạt
động kinh doanh vật liệu xây dựng là 8.5 tỷ đồng, chiếm khoang 20% trong
tổng doanh thu chủa doanh nghiêp. Tổng doanh thu trong năm 2007 của
doanh nghiệp đạt 50 tỷ đồng, đây là một con con số không nhỏ thể hiện sự nỗ
lực không ngừng của công ty ngay từ khi thanh lập
Cho đến nay qua gần 5 năm hoạt động công ty đã không ngừng phát
triển, hiện giờ công ty đã có 5 tàu chở hàng, tổng số nhân viên lên tới 117
nhân viên, gấp 2 lần so với khi mới thành lập. Đây là cơ sỏ vững chắc, cũng là
tiền đề vô cùng quan trọng cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo.
4. Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty TNHHTM Đông Phong
cũng giống như các công ty khác, nhưng lại mang tính đặc thù của một công
ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển. Cơ cấu tổ chức
của công ty được bố trí và sắp xếp theo nhiệm vụ và chức năng của các công
việc, dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản tri doanh nghiệp của công
ty TNHHTM Đông phong
8
Trong cơ cấu tổ chức của công ty có:
9

PGĐ
PKH

PN SựPTài Vụ
PKT
DV Tàu
Biển
Thương
Mại
Kế
toán
T
Công
Nợ
Ngân
Hàng
Ma
ket
ing
Hồ
sơ,
giấy
tờ
công
nợ L
Q
Nội
thương
Ngoại
thương
Đại lý tàu biển
4.1. Giám đốc: Điều hành các hoạt động chung của công ty, chủ yếu là
về mặt ngoại giao, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng.

4.2. Phó giám đốc: thay mặt giám đốc, giám sát và điều hành các hoạt đông
trong công ty. Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp các trưởng phòng, để thực hiện các
công việc chung của công ty và có nghĩa vụ báo cáo lại cho giám đốc.
4.3. Phòng Kế hoạch: phòng kế hoạch có 8 người
- Chức năng của phòng kế hoạch là:
Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn của mình
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được tổng giám đốc và phó giám đốc giao.
- NHiệm vụ của phòng kế hoạch là:
Xây dựng, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư hàng năm
của công ty, Kiểm tra định kỳ việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công
ty, so sánh với mục tiêu đề ra, báo cáo lại với giám đốc và phó giám đốc để có
sự điều chỉnh phù hợp.
Khảo sát thị trường, tìm kiếm các hợp đồng, đơn đặt hàng cho công ty.
Chỉ đạo và kiếm tra tình hình thực hiện các hợp đồng mà công ty đã ký.
Tham gia xây dựng các quy định quy chế quản lý trong công ty.
Cùng với phòng kỹ thuật lập kế hoạch bảo dưỡng sửa lớn tàu trong năm.
- Đứng đầu phòng kế hoạch là trưởng phòng kế hoạch, tiếp đến là 2 phó
phòng, 1 phó phòng phụ trách về vấn đề kinh doanh vận tải tàu biển, một phó
phòng phụ trách về vấn kinh doanh vật liệu xây dựng. Trong kinh doanh tàu
biển lại có 3 nhân viên:
Nhân viên marketing: chuyên phụ trách về mảng thị trường, khảo sát
thị trường, tìm kiếm các hợp đồng vận tải cho công ty
10
Nhân viên chuyên về hồ cơ, giấy tờ: bảo đảm đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ
cho việc ký kết và thực hiện các hợp đồng vận tải, chuẩn bị các giấy dăng ký,
các thủ tục giấy tờ ra, vào cảng.
Một nhân viên chuyên về công nợ liên quan đến các hợp đồng vận tải
tàu biển: luôn xem xét và đối chiếu tình hình thực hiện các hợp đồng vận tải,
tổng hợp só công việc đã thực hiện được, và chưa thực hiện được để từ đó đưa
ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thực hiện các

hợp đồng.
+Trong lĩnh vực thương mại có một nhân viên phụ trách về vấn đề nội
thương và một nhân viên phụ trách về vấn đề ngoại thương.
4.4. Phòng kỹ thuật: Tại trụ sở làm việc của công ty TNHHTM Đông chỉ
có một nhân viên quản lý tình hình chung về kỹ thuật chung của tất cả các
tàu, ngoài ra trên mỗi tàu đều có một đội nhân viên kỹ thuật riêng.
-Chức năng của phòng kỹ thuật:
Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn của mình,
đặc biệt là trong quá trình mua xắm tàu, các chi phí liên quan đến kỹ thuật
trong quá trình tàu hoạt động.
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà cấp trên giao cho.
- Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật:
Giám sát tình hình hoạt động của các tàu về mặt kỹ thuật, thu nhận và sử
lý các thông tin kỹ thuật gửi về từ các tàu.
Báo cáo với cấp trên về tình hình kỹ thuật của các tàu để có giải pháp sử
lý kịp thời
Tư vấn cho ban giám đốc về các khoản chi phí kỹ thuật trong quá trình
hoạt đông của các tàu.
11
Chỉ đạo việc khắc phục các sự cố về kỹ thuật của các tàu.
Các nhân viên kỹ thuật làm việc trên tàu cũng tổ chức thành từng đội,
mỗi đội thường có 7 người, mỗi tàu đều có một đội kỹ thuật riêng, đứng đầu ở
mỗi đội là máy trưởng, máy trưởng chỉ đạo trực tiếp các vấn đề liên quan đến
kỹ thuật ở trên tàu, và cố trách nhiệm báo cáo tình hình kỹ thuật của tàu một
cách thường xuyên cho trưởng phòng kỹ thuật ở trụ sở công ty.
4.5. Phòng tài vụ: gồm có 4 nhân viên
- Chức năng của phòng tài vụ:
Có chức năng tham mưu về kĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn.
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn quản ký được giám đốc giao cho.
-Nhiệm vụ của phòng tài vụ:

Lập báo cáo tài chính hàng năm, quý
Thực hiện các nghiệp vụ kế toán
Tổ chức quản lý , sử dụnh vốn, tài sản, giải quyết các vấn đề về vốn của
công ty
Thẩm định các hợp đồng , để từ đó cung cấp những thông tin về mặt
kinh tế cho giám đốc trong quá trình ký kết các hợp đồng, đảm bảo tính hiệu
quả của hợp đồng
Tổ chức phân tích , đánh gía hiệu qủa kinh doanh, làm báo cáo thống kê
theo quy định nhà nước của công ty.
Tham gia vào hoạt động kinh doanh, thu, chi, quản lý tiền.
Quản lý hàng hoá trong kho, trên các tàu.
12
- Đứng đầu phòng tài vụ là trưởng phong tài vụ, có nhiệm vụ chỉ đạo
chung về vấn đề tài chính của công ty, tiếp theo gồm có: kế toán trưởng, kế
toán công nợ, kế toán ngân hàng
4.6. Phòng nhân sự:
-Chức năng:
Có chức năng tham mưu với giám đốc và phó giám đốc về lĩnh vực
nghiệp vụ chuyên môn của mình.
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà ban giám đốc gia cho.
Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộc
công ty.
-Nhiệm vụ:
Tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ, lao động; xây dựng các phương
án tổ chức; làm thủ tục nghiệp vụ về công tác tổ chức, quản lý với cơ quan
nhà nước.
Thực hiện công tác cán bộ
Xây dựng dựng kế hoạch tiền lương, định mức lao động, quy chế quản
lý trả lương.
Xác định quỹ tiền lương của công ty, các đơn vị trực thuộc công ty.

Lập kế hoạch tuyển dụn, đào tạo, huấn luyện hàng năm về nghiệp vụ,
kỹ thuật chuyên môn.
Nắm bắt tình hình lao động của công ty ở các đơn vị, đặc biệt là trên
các tàu, để có giúp cho công ty có các chính sách về lao động hợp ly, theo
đúng quy định của luật Hàng Hải Việt Nam.
13
Làm thủ tục cho các cán bộ và các thành viên trên tàu khi đi ra nước
ngoài.
Thực hiện công tác thanh tra, kỷ luật, an ninh trên tàu và trong công ty.
Lập hồ sơ lao động, thực hiện lưu trữ hồ sơ.
Nâng bậc lương hàng năm cho người lao động.
Thực hiện chế độ BHXH, BH Y Tế đối với người lao động.
4.7. Các đại lý tàu biển:
Đây là một bộ phận thể hiện tính đặc thù của một công ty tham gia trong
lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển. Các đại lý tàu biển làm việc tại các
cảng, không trực thuộc sự quản lý của công ty, nhưng lại làm việc cho công ty
và nhận tiền công theo các công việc đã làm cho công ty. Tất cả các công ty
vận tải tàu biển đều phải thiết lập cho mình một hệ thống đại lý tàu biển tại
các cảng mà mình đến.
-Chức năng của các đại lý tàu biển:
Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn mà đã ký kết với công ty vận tải
tàu biển
Tham mưu cho các công ty vận tải tàu biển về các nghiệp vụ chuyên
môn.
Làm đàu mối liên lạc giữa công ty với các cảng.
-Nhiệm vụ của đại lý tàu biển:
Thực hiện mọi thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc ra vào cảng của các
tàu.
Rửa, vét hầm tàu và xử lý chất thải theo quy định.
14

Thông báo thời gian dự kiến tàu đến trạm hoa tiêu cho người nhận hàng,
người thuê tàu và chủ tàu.
Thu xếp hoa tiêu, tàu lai hỗ trợ cho tàu ra vào cảng.
Lập kế hoạc dự kiến tàu cập cảng POB/NORT/ETBETD và thông báo
cho các bên liên quan.
Báo cáo lịch xếp hàng, trả hàng, hàng giờ, hàng ngày, dự kiến hành
trình tàu và dự kiến tàu đến cảng xắp tới cho các bên liên quan.
Tổ chức sắp xếp thủ tục đưa thuyên viênđi bờ, hồi hương và đi bệnh
viện.
Cung cấp kho tàng, bến bãi cho việc bốc xếp hàng của các tàu của công
ty tại cảng.
Tổ chức các đội bốc, xếp hàng hóa cho các tàu của công ty trong quá
trình vận chuyển hàng hóa ra vào cảng.
Thực hiện việc bảo vệ trong coi hàng hóa cho công ty.
Cung ứng nhiên liệu (Dầu nhiên liệu, dầu rửa, nước sinh hoạt), lương
thực, thực phẩm cho tàu.
Việc thiết lập các đại lý tàu biển tại các càng là điều thiết yếu cho hoạt
động vận tải hành hóa của các tàu.
5. Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
Từ khi thành lập vào năm 2003 qua hơn 4 năm hoạt động, công ty
không những đứng vững được trên cả hai thị trường là cung cấp dịch vụ vận
tải tàu biển và kinh doanh vật liệu xây dựng mà còn có những bước phát triển
vững chắc. Sau đây là bảng thống kê về kết quả hoạt động kinh doanh trong 4
năm từ 2004 đến năm 2007.

15
Bảng 1.a Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận (Đơn vị 1000đ)
Năm
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 2007

Tổng DT 15.456.65
6
29.063.500 40.984216 49.863.452
DT từ VTTB 12.453.83
6
22.412.650 32.625.428 41.215.564
DT từ KDVLXD 3.002.82
0
6.650.850 8.358.788 8.547.888
LN sau thuế 19.04
0
38.507 51.945 64.526
Bảng 1.b chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng
Năm
Chỉ tiêu
2005 2006 2007
Tốc độ tăng trưởng
của doanh thu(%)
188,03 141,02 121,67
Tốc độ tăng trưởng
của LNST(%)
202,24 134,90 124,22

Qua hai chỉ tiêu tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
là doanh thu và lợi nhuận thì ta có thể đưa ra những nhận xét như sau:
- Tổng doanh thu của doanh nghiệp qua 4 năm hoạt đọng liên tục tăng từ
15.456.656 năm 2004 lên 49.863.452 vào năm 2007, như vậy là tổng doanh
thu năm 2007 đã tăng gấp 3,3 lần so với năm 2004, đây là một bước tiến nhảy
16
vọt , thể hiện sự lớn mạnh về quy mô của công ty, trên thực tế cũng đã chứng

minh cho điều đó là, từ năm 2003 đến năm 2007 công ty đã đầu tư mua xắm
thêm 3 tàu chở hàng, với tải trọng từ 2000 tấn đến 4000 tấn, nâng tổng số tàu
của công ty từ 2 tàu lên 5 tàu.
-Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty luôn được duy trì ở mức cao,
và dần đi vào duy trì ở mức đọ tăng trưởng ổn định, năm 2004 là 88.03 %,
năm 2006 là 41,02%, năm 2007 là 21,67 %. Tóc độ tăng trưởng của doanh thu
giảm dần nhưng tổng giá trị vẫn tăng trưởng ở mức cao, đây là một điều rất
bình thường, nó thể hiện sự dần đi vào ổn định của công ty.
- Vị thế của công ty trên thị trường vận tải tàu biển ngày càng được mở
rộng, công ty đã ký được nhiều hợp đồng vận tải trong nước và ra nước ngoài.
Điều này được thể hiển bằng doanh từ hoạt động kinh doanh tàu biển của
công ty đã tăng rất nhanh qua từng năm, năm 2007 tổng doanh tu từ hoạt
động vận tải tàu biển của công ty là 41,2 tỷ đồng, đã tăng gấp 3,3 lần so với
năm 2004 là 12,4 tỷ đồng. Lĩnh vực vận tải luôn chiếm vị trí quan trọng trong
hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng cũng đóng một lượng
đáng kể trong doanh thu của doanh nghiệp, từ mức tổng thu của năm 2004 là
3 tỷ đồng, đến năm 2007 tổng doanh thu từ hạot động này đã tăng lên là 8,5 tỷ
đồng, gấp 2,8 lần, chiếm khoảng 20% trong tổng doanh thu của công ty.
-Lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng với tốc độ cao, trong đó có
năm 2005 tăng tới 202,4%, lợi nhuận năm 2007 gấp 3,4 lần so với năm 2004,
nó thể hiện việc làm ăn liên tục có lại của doanh nghiệp kể từ khi thành lập.

17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LĨNH VỰC VẬN TẢI TÀU BIỂN
CỦA CÔNG TY
1.1 Khối lựợng hàng hoá công ty đã chở được trong năm qua:
Theo ước tính của công ty, trong năm 2007 tổng khối lượng hàng hóa
mà công ty vận chuyển được là 116 000 tấn, và đem lại tổn doanh thu từ hoạt
động vận tải hàng hàng hóa là gần 50 tỷ đồng, đây là một số lượng đáng kể

đối với một công ty mới tham gia vào thị trường vận tải tàu biể từ năm 2003.
Tuy nhiên nếu so sánh với số lượng và doanh thu của các công ty vận chuyển
hàng hóa lớn trong nước, thì con số này đang còn là rất nhỏ bé. Điều này nói
lên nếu muốn trở thành một công ty lớn trong lĩnh vực vận tải tàu biển trong
nước và vươn ra thị trường thế giới thì đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều của công ty
và một chiến lược kinh doanh đúng đắn.
1.2 Các thị trường chính mà công ty đã tham gia vận chuyển, số
lượng và tỷ lệ giữa các thị trường:
Là một công ty mới bước chân vào lĩnh vực vận tải tàu biển, công ty
Đông Phong đã rất chú trọng vào việc tìm kiếm và mở rộng thị trường. Hiện
nay công ty có 3 nhóm thị trường chính là:
- Nội địa: Công ty nhận chở hàng hoá cho các công ty trong nước, mặt
hàng chở chủ yếu là phân bón, vật liệu xây dưng, hàng nông sản.
Chủ yếu là chạy tuyến Sài Gòn - Hải Phòng, và bốc xếp hàng tại các cảng
trong nước như Đà Nẵng, Quy nhơn… Nhìn chung tuyến nội địa vẫn chiếm
chủ yếu trong thị trường của công ty, hàng năm khố lương hàng hoá mà công
ty vận chuyển trong tuyến nội địa chiếm tới 50%, và khối lượng hàng hoá mà
công ty vận chuyển tuyến nội địa trong năm 2007 vào khoảng 55.000 tấn, có
doanh thu khoảng 23 tỷ đồng.
18
- Việt Nam – Trung Quốc: Thường bốc hàng từ các cảng trong nước tại
các cảng như Hải Phòng, Quy Nhơn, Sài Gòn, Đà Nẵng… đến các cảng
Phòng Thành, Giăng Phu của Trung Quốc, rồi chạy ngược lại.
Các hàng hoá được chở chính đó là vận liệu xây dựng, phân bón, hàng
nông sản, các hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tuyến đi Trung Quốc cũng là một tuyến chính của công ty, nó chiếm
khoảng 30% tổng thị trường của công ty. Trong Năm 2007 tổng khối lượng
hàng hoá mà công ty chở được ở tuyến này là khoảng 35.000 tấn, mang lại
doanh thu vào khoảng 15 tỷ đồng.
- Tuyến Đông Nam Á: đây là tuyến quốc tế, nhưng chủ yếu là công ty

chạy ở các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, đây là tuyến mà công ty
cũng mới bắt đầu khai thác, nhưng cũng mang lại kết quả cho công ty, trong
năm 2007 tổng khối lượng hàng hoá mà công ty chở được trong tuyến này là
26.000 tấn chiếm khoảng 20% thị trường của công ty.
Nhìn chung thì trong lĩnh vực vận tải tàu biển công ty vẫn tập trung vào
thị trường trong nước, thị trường trong nước vẫn chiếm 50% trong tổng thị
trường của công ty, và thị trương Trung Quốc là một thị trường rộng lớn mà
công ty tập trung khai thác, dựa trên mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và
Trung Quốc. Công ty cũng đã bắt đầu khai thác thị trường quốc tế, và ban đầu
công ty tập trung vào khai thác thị trường gần, sung quanh khu vực, nhưng
bước đầu cũng đạt được kết quả khá khả quan.
19
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU
TỐ MÔI TRƯỜNG NGÀNH ĐẾN LĨNH VỰC VẬN TẢI TÀU BIỂN
CỦA CÔNG TY TNHHTM ĐÔNG PHONG:
Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới

Khả năng Khả năng

Ép giá ép giá

Nguy cơ bị các sản phẩm (dịch vụ) thay thế
20

Trong ngành
Sự ganh đua của các
doanh nghiệp hiện có
Các đối thủ
tiềm ẩn
Khách

hàng
Sản phẩm
thay thế
Người cung
cấp
1. Khách hàng:
1.1 Khái quát về nhu cầu vận tải tàu biển hiện tại ở trong nước và quốc tế:
Khách hàng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển là
những người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, họ là những
người rất quan trọng, họ tạo ra lợi nhuận, quyết định đến mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp vận tải tàu biển.
Trong những năm gần đây nhu cầu vận tải đường biển trên thế giới
không ngừng tăng, do sự phục hồi của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới
như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Nhưng có thể nói, động lực mạnh mẽ nhất đến
từ Trung Quốc. Quốc gia khổng lồ ở châu Á đang trong thời kỳ bùng nổ kinh
tế, khối lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cửa biển tăng cao (ước tính trên
30% mỗi năm). Thêm vào đó là nhu cầu chở dầu và khí hóa ga nhiều của các
nứơc vùng Vịnh. Theo thông kê của tổ chức Thương mại và phát triển Liên
Hợp Quốc (UNCTAD), trong báo cáo tổng kết vận tải đường biển năm 2004,
đã nhấn mạnh vận tải đường biển thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắc
trong năm 2005 và khẳng định vai trò chủ lực trong buôn bán quốc tế. Năm
2003, các đội tàu vận tải biển quốc tế đã vận chuyển 6,17 triệu tấn hàng hoá,
tăng 3,7% so với năm 2002 và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2004, chủ yếu do
lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trên thế giới liên tục tăng mạnh trong khi các
nền kinh tế “đầu tàu” như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu đã bắt đầu
quá trình phục hồi và tăng trưởng
Với việc chiếm tới 37,2% tổng lượng hàng hoá được vận chuyển bằng
đường biển toàn cầu, châu Á hiện đang dẫn đầu ngành vận tải đường biển thế
giới, nhờ hầu hết các nước ở châu lục này đều đạt tăng trưởng buôn bán cao
từ 26-40% trong năm 2003, chủ yếu là xuất khẩu dầu thô từ các nước Tây Á

và hàng công nghiệp từ Trung Quốc và nhiều nước Đông và Đông Nam Á.
21
Lượng hàng hoá buôn bán được vận tải bằng đường biển từ các nước Châu
Âu chiếm 25,1% tổng lượng hàng hoá vận tải biển toàn cầu. Trong khi tỷ lệ
này của các nước công nghiệp ở Bắc Mỹ và các nước đang phát triển ở châu
Mỹ là 20,7%, châu Phi 8,9% và châu Đại Dương 8%. Đây là thị trường rộng
lớn, tào điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải tàu biển
Việt Nam vươn ra thị trường thế giới.
Trong xu thế mở cửa và hội nhập của nền kinh tế hiện nay,nền kinh tế
nước ta không ngừng phát triển và tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu về
xuất nhập khẩu hàng hoá ngày một tăng cao đã mở ra triển vọng phát triển
cho ngành vận tải tàu biển Việt Nam. Với lợi thế về vị trí địa lý, có đường bờ
biển kéo dài hơn 3.260 km và nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng,
nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chiếm 80% nhu cầu vận
chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam
Ta có thể thấy rằng nhu cầu về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
là rất lớn, cả về thị trường trong nước và quốc tế , đây là thị trường khách
hàng rộng lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ
vận tải tàu biển nói chung và doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam nói riêng.
1.2 Dự đoán biến động của nhu cầu vận tải tàu biển trong thời gian tới:
- Thị trường trong nước: Với những lợi thế về điều kiện địa lý có hơn
3000km bờ biển, trong những năm tới, cùng với sự phát triển và hòa nhập của
nền kinh tế nước ta, thì nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển tiếp tục
tăng, để đáp ứng nhu cầu vận về giao lưu hàng hóa giữa các vùng kinh tế
trong nước,và nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là khi nước ta gia
nhập WTO. Theo tính toán thì có khoảng 80% nhu cầu vận chuyển hàng xuất
nhập khẩu là bằng đường biển, đó là một thị trường lớn cho các doanh nghiệp
vận tải tàu biển Việt Nam. Nhưng vẫn còn một điểm tồn tại đó là Các chủ
22
hàng nội của Việt Nam đã quen với tập quán bán FOB dẫn tới người mua

hàng ở nước ngoài được "mua tận gốc" và có quyền chỉ định tàu chuyên chở.
Mặt khác, các chủ hàng ngoại lại chỉ thích bán CIF tức là "bán tận ngọn" và
dành luôn quyền lựa chọn tàu chuyên chở. Nguyên nhân trên đã dẫn tới tình
trạng đội tàu biển của Việt Nam "thiếu việc làm".
- Bên cạnh đó thi trường vận tải tàu biển quốc tế cũng tiếp tục diễn biến
thuận lợi, nhu cầu giao lưu buôn bán bằng đường biển giữa các nước ngày
một tăng, do xu thế hội nhập toàn cầu. Các thi trường chính vẫn là các nền
kinh tế phát triển trên thế giới như : MỸ, nhật Bản, các nước EU, bên cạnh đó
các thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á cung là nhưng thị trường đầy tiềm
năng mà các doanh nghiệp vận tải tàu biển Việt Nam có thể hướng tới.
- Theo dự kiến, năm 2010 sẽ có khoảng 200 triệu tấn hàng hóa thông qua
các cảng biển Việt Nam. Đến năm 2020, số lượng này có thể sẽ lên đến 350
triệu tấn, chủng loại hàng hóa vận chuyển là rất đa dạng. Giá cước vận tải
cũng tăng từ 10 - 20% so với năm 2006. Đây sẽ là cơ hội kinh doanh tốt cho
các doanh nghiệp hàng hải Việt Nam
- Đó là những sự gia tăng về lượng của nhu cầu vận tải hàng hóa bằng
đường biển, bên cạnh đó những yêu cầu về chất lượng của các dịch vụ vận tải
tàu biển cũng tăng lên. Khách hàng đặt những yêu cầu cao hơn về chất lượng,
tuổi đời, độ an toàn của tàu, và họ thường có nhu cầu dật hàng trọn gói tất cả
các khâu từ vận chuyển hàng hóa, bốc rỡ hàng, thuê bán cảng, cũng nhu là
làm các thủ tục liên trong suốt quả trình vận chuyển hàng hóa, nhu cầu này
càng cao đối với các khách hàng ở những nên kinh tế phát triển, và tùy thuộc
vào đặc tính hàng hóa họ cần vận chuyển.
1.3 Đánh giá tác động của khách hàng đến lĩnh vực vận tải tàu biển
của công ty TNHHTM Đông Phong trong thời gian tới:
Khách hàng là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh
doanh của doanh bất cứ một doanh nghiệp nào và các doanh nghiệp vận tải
23
tàu biển cũng vậy, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là điều yếu
tố quyết định đến quá trình kinh doanh của các công ty cung cấp dịch vụ vận

tải tàu biển.
- Nhu cầu về vận chuyển hàng hóa quyết định đến chiến lược kinh doanh
của các công ty vận tải tàu biển, lượng khách hàng nhiều hay ít ảnh hưởng
đến quyết định mở rộnh hay vẫn duy trì quy mô của doanh nghiêp, hoặc tính
chất của các nhu cầu của khách hàng cũng buộc doanh nghiệp phải có những
điều chỉnh kịp thời nhằm có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu đòi hỏi của khách
hàng.
- Ngày nay khi nhu cầu về vận chuyển hàng hóa ngày một tăng, thì đòi
hỏi các doanh nghiệp vận tải tàu biển cũng phải có những chiến lược phát
triển phù hợp, nhu đầu tư mua sắm thêm tàu mới, tuyển thêm nhân viên, nhằm
khai thác được tốt hơn thị trường, đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách
hàng
- Khi nền kinh tế phát triển, các yêu cầu của khách hàng cũng có những
thay đổi, điều này đòi hỏi các công ty Đông Phong phải nắm bắt kìm thời các
yêu cầu, đòi hỏi mới này, để từ đó có những điều chỉnh để đáp ứng tốt hơn
các yêu cầu của khách hàng, và ngày các thu hút được nhiều khách hàng về
phía doanh nghiệp mình.
- Sự gia tăng về số lượng khách hàng có nhu cầu về vận chuyển hàng hóa
bằng đường biển cũng kéo theo nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào lĩnh
vực vận tải tàu biển này, làm tăng cạnh tranh tranh trong ngành. Để có thể
cạnh tranh tốt, có thể đứng vững trên thị trường đòi hỏi công ty TNHHTM
Đông Phong phải có những điều chỉnh và có chiến lược kinh doanh đúng
hướng.
24
- Trong xu thế hội nhập quốc tế, khách hàng của doanh nghiệp không chỉ
đơn thuần là khách hàng ở trong nước, mà là khách hàng quốc tế, ngay cả
khách hàng là người VIệt Nam thì chủ yếu cũng là khách hàng xuất nhập
khẩu, nên cũng chở hàng hóa đi quốc tế, nên đòi hỏi công ty phải nắm chắc
luật pháp và phong tục quốc tế, phải có đội ngũ sĩ quan, thuyền viên đạt tiêu
chuẩn quốc tế, đám ứng được yêu cầu của công việc, tạo sự tin tưởng đối với

khách hàng.
2. Đối thủ cạnh tranh trong ngành:
Bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành và
cùng khu vực thị trường với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Ở đây
đối thủ cạnh tranh trong ngành của công ty là các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ vận tải tàu biển trong nước và trên thế giới.
2.1 Thực trạng về các công ty vận tải tàu biển Việt Nam và trên thế giới:
Như chúng ta đã biết trong thời gian gần đây, nhu cầu về vận tải hàng
hóa bằng đường biển ngày một tăng, đó là thị trường rộng lớn cho các doanh
nghiệp vào khai thác, nền gần đây cũng đã có rất nhiều công ty tham gia vào
lĩnh vực nay, ngay bản thân các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, thì
cũng không ngừng đổi mới, mở rộng quy mô doanh nghiệp.
2.1.1 Các doanh nghiệp vận tải tàu biển Việt Nam:
- Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, ngành hàng hải đã chú trọng vào
việc đầu tư đổi mới đội tàu nhằm tăng tấn trọng tải, tận dụng điều kiện thuận
lợi của thị trường là giá cước vận chuyển tăng cao nên hàng loạt công ty vận
tải biển đã đầu tư phát triển đội tàu, tiếp nhận và đưa vào khai thác có hiệu
quả nhiều tàu đóng mới và các tàu đã qua sử dụng. Không thể phủ nhận rằng,
vài năm trở lại đây, đội tàu biển Việt Nam đã có sự phát triển cả về chất và
lượng. Thống kê cho thấy, hiện tại, chúng ta có khoảng 1.200 tàu biển với
tổng dung tích hơn 2,5 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4 triệu tấn.
25

×