Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Giáo trình Hàn hồ quang tay nâng cao (Nghề Hàn Trung cấp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (773.52 KB, 34 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XƠ

GIÁO TRÌNH

MƠ ĐUN: MĐ 16 – HÀN HỒ QUANG
TAY NÂNG CAO
NGHỀ: HÀN
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 979/QĐ-CĐVX-ĐT ngày 12/12/2019
của Hiệu trường Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Ninh Bình, năm 2020
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU

Hàn hồ quang tay nâng cao là kỹ năng cần thiết để người thợ thực hiện
các tư thế hàn khó trong khơng gian, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật
cần thiết để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mô đun này được biên
soạn trong chương trình sau khi đã học xong các môn học cơ sở và mô đun hàn
hồ quang tay cơ bản, phát triển và hoàn thiện các kỹ thuật hàn khó nhằm đáp


ứng các yêu cầu ngày càng cao của thực tế sản xuất để chế tạo, sửa chữa các cấu
kiện quan trọng mà các phương pháp gia công khác không tối ưu bằng hàn.
Mặc dù có rất nhiều cố gắng, nhưng khơng tránh khỏi những khiếm
khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được
hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ninh Bình, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Vũ Thị Thanh Ga
`

2


MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU ...................................................................................................................... 2
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:............................................................................ 5
2. Nội dung chi tiết: ................................................................................................................... 7
BÀI 1: HÀN GĨC KHƠNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ ĐỨNG (3F) .............................................. 7
1. Đặc điểm hàn góc khơng vát mép ở vị trí đứng (3F) ........................................................... 7
2. Chế độ hàn ............................................................................................................................. 8
3. Kỹ thuật hàn........................................................................................................................... 9
4. Bài tập áp dụng .................................................................................................................... 10
BÀI 2 : HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ ĐỨNG (3G) .......................................... 13
1. Đặc điểm hàn giáp mối có vát mép ở vị trí đứng - 3G........................................................ 13
2. Chế độ hàn ........................................................................................................................... 14
3. Kỹ thuật hàn......................................................................................................................... 14
4. Bài tập áp dụng .................................................................................................................... 15
BÀI 3: HÀN GIÁP MỐI CĨ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ NGANG (2G) ........................................ 18

1. Đặc điểm hàn giáp mối có vát mép ở vị trí ngang – 2G ..................................................... 18
2. Chế độ hàn ........................................................................................................................... 19
3. Kỹ thuật hàn......................................................................................................................... 19
4. Bài tập áp dụng .................................................................................................................... 21
BÀI 4: HÀN GĨC KHƠNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ TRẦN (4F) ............................................. 24
1. Đặc điểm về hàn góc khơng vát mép ở vị trí trần (4F) ...................................................... 24
2. Chế độ hàn ........................................................................................................................... 26
3. Kỹ thuật hàn......................................................................................................................... 26
4. Bài tập áp dụng .................................................................................................................... 27
BÀI 5: HÀN GIÁP MỐI KHƠNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ TRẦN (4G) ................................... 30
1. Đặc điểm hàn giáp mối không vát mép ở vị trí trần ........................................................... 30
2. Chế độ hàn ........................................................................................................................... 30
3. Kỹ thuật hàn......................................................................................................................... 31
4. Bài tập ứng dụng ................................................................................................................. 31

3


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Hàn hồ quang tay nâng cao
Mã mô đun: MĐ16
Thời gian thực hiện mô đun: 180 giờ (Lý thuyết: 7 giờ; thực hành: 161 giờ,
kiểm tra: 12 giờ)
I. Vị trí, tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Mơ đun này được bố trí sau khi học xong các mơn học MH08MH13 và MĐ14- MĐ15.
- Tính chất của môđun: Là mô đun chuyên môn.
II. Mục tiêu mơ đun:
- Kiến thức:
+ Tính tốn chế độ hàn hồ quang tay phù hợp chiều dày, tính chất của vật
liệu và kiểu liên kết hàn;

+ Trình bày được kỹ thuật hàn các loại liên kết ở các vị trí hàn khác nhau;
- Kỹ năng:
+ Vận hành sử dụng thành thạo các loại máy hàn hồ quang tay;
+ Hàn được các mối hàn ở vị trí hàn khó trong khơng gian đảm bảo yêu
cầu kỹ thuật;
+ Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm
tốt;
+ Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp .

4


III. Nội dung mô đun:
1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian:
Thời gian

Số
TT

Tên các bài trong mô đun

1

Bài 1: Hàn góc khơng vát mép ở vị trí
đứng (3F)

Tổng




số

thuyết

hành

tra

24

1

21

2

1. Đặc điểm hàn góc khơng vát mép ở vị
trí đứng

Thực Kiểm

0,5

2. Chế độ hàn
3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng
4.1. Trình tự thực hiện
4.2. Thực hành


0,5

21

5. Kiểm tra
2

2

Bài 2: Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí
đứng (3G)

48

1. Đặc điểm hàn giáp mối có vát mép ở vị
trí đứng

2

43

3

1

2. Chế độ hàn
3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng
4.1. Trình tự thực hiện

4.2. Thực hành

1

43

5. Kiểm tra
3

3

Bài 3: Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí
ngang (2G)
1. Đặc điểm hàn giáp mối có vát mép ở vị
trí ngang
2. Chế độ hàn

48

2

43

1

3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng

1
5


43

3


Số
TT

Thời gian
Tên các bài trong mơ đun

Tổng
số


Thực Kiểm
thuyết hành
tra

4.1. Trình tự thực hiện
4.2. Thực hành
5. Kiểm tra
4

3

Bài 4: Hàn góc khơng vát mép ở vị trí trần
(4F)


28

1. Đặc điểm hàn góc khơng vát mép ở vị
trí trần

1

25

2

0,5

2. Chế độ hàn
3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng
4.1. Trình tự thực hiện
4.2. Thực hành

0,5

25

5. Kiểm tra
5

2

Bài 5: Hàn giáp mối không vát mép ở vị
trí trần (4G)


32

1. Đặc điểm hàn giáp mối khơng vát mép
ở vị trí trần

1

29

2

0,5

2. Chế độ hàn
3. Kỹ thuật hàn
4. Bài tập ứng dụng
4.1. Trình tự thực hiện
4.2. Thực hành

0,5

29

5. Kiểm tra

2
Cộng

180


6

7

157

12


2. Nội dung chi tiết:

BÀI 1: HÀN GĨC KHƠNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ ĐỨNG (3F)

Giới thiệu

Trong thực tế sản xuất, có những sản phẩm hàn cồng kềnh khơng thể đưa mối
hàn về vị trí bằng để hàn mà ở vị trí đứng trong khơng gian. Vậy việc nắm rõ kỹ thuật
hàn đứng khơng vát mép chi tiết góc sẽ giúp người thực hiện vận dụng linh hoạt trong
việc điều chỉnh chế độ hàn và thay đổi kỹ thuật hàn một cách phù hợp sao cho mối hàn
đạt kết quả cao nhất.

Mục tiêu của bài:

- Trình bày được kỹ thuật hàn góc khơng vát mép ở vị trí đứng (3F);
- Chuẩn bị phôi hàn sạch và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ;
- Tính tốn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu;
- Hàn được mối hàn góc khơng vát mép ở vị trí đứng đúng kích thước và yêu
cầu kỹ thuật;
- Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn;

- Cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt;
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh công nghiệp.

Nội dung của bài:
1. Đặc điểm hàn góc khơng vát mép ở vị trí đứng (3F)

3F là vị trí mà liên kết hàn góc (F) được đặt ở vị trí đứng (3), trong đó vị
trí đứng bao gồm những đường hàn phân bố trên mặt phẳng nằm trong góc ( 60 
1200 ) theo phương bất kỳ trừ phương song song với mặt phẳng nằm ngang.
Hàn đứng có thể hàn từ dưới lên hoặc hàn từ trên xuống, thường đặt ở vị trí mà
trục đường hàn vng góc với mặt phẳng nằm ngang như hình bên.

Hình 1.1: Tư thế của người thợ hàn 3F

Hình 1.2: Mối hàn 3F

* Đặc điểm:

7


Hàn đứng là vị trí hàn khó
thao tác do giọt kim loại lỏng
chuyển vận từ que hàn vào bể hàn
luôn có xu hướng chảy xuống phía
dưới do tác dụng của trọng lực nên
khó hình thành mối hàn.

Hình 1.3: Hồ quang khi hàn đứng
Q trình hàn sử dụng dịng điện nhỏ nên năng suất lao động thấp đồng thời

nhanh gây mệt mỏi cho người thợ.
Để hạn chế kim loại lỏng từ bể hàn chảy xuống gây các khuyết tật cháy cạnh,
chảy xệ… cần phải dùng một số biện pháp công nghệ sau: Hàn với que hàn có đường
kính nhỏ và dịng điện nhỏ hơn cường độ dòng điện trong hàn bằng từ 10 15%, và
hàn với hồ quang ngắn nhằm rút ngắn khoảng cách giọt kim loại chảy vào bể hàn và
tăng áp lực của hồ quang tác dụng lên giọt kim loại lỏng và bể hàn đồng thời phải giữ
cho góc độ que hàn hợp lý và chọn cách đưa que hàn phù hợp.
Hàn đứng hay bắn tóe kim loại gây khó khăn cho việc hình thành mối hàn và
ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mối hàn vì vậy cơng tác chuẩn bị khi hàn đứng được đặc
biệt chú ý là sử dụng đồ gá hàn để gá kẹp phôi phù hợp.

2. Chế độ hàn

- Hàn góc, hàn chữ T:

- Khi hàn ở vị trí đứng nên chọn que hàn có đường kính nhỏ để giảm lượng kim
loại nóng chảy vào bể hàn nên chọn que hàn có đường kính 3,2.
- Cường độ dịng điện hàn khi hàn góc thường tăng thêm 10 – 15% so với dòng
điện khi hàn giáp mối.
- Khi hàn đứng, với cùng dạng liên kết góc cường độ dịng điện hàn thường
giảm 10 – 15 % so với khi hàn ở vị trí bằng
- Cơng thức tính cường độ dịng điện khi hàn giáp mối khơng vát mép ở vị trí
bằng là:
Ih = ( + .d) .d
Với  =20,  = 6, d =3,2
Vậy Ih= (20 + 6 . 3,2).3,2 = 125 (A).
- Vậy khi hàn góc ở vị trí đứng chọn Ih = 125 A.
- Điện áp hàn phù hợp với cường độ dòng điện hàn và thay đổi theo chiều dài
hồ quang.


8


3. Kỹ thuật hàn

Đối với mối hàn góc có khuyết tật là khơng ngấu ở trong góc của mối ghép và
dễ cháy cạnh ở hai bên . Do đó khi hàn mối hàn này công suất nhiệt của hồ quang hàn
phải đủ lớn.
Góc nghiêng mỏ hàn:  = 700 800 và  = 450 (tức là que hàn nằm trên mặt phẳng
phân giác của góc liên kết khi hàn hai tấm phơi có chiều dày bằng nhau) ổn định trong
q trình hàn. Để đạt được điều đó cần kẹp que hàn vào kìm hàn với góc nghiêng về
phía đi kìm hàn một góc từ 45 - 900

Hình 1.5: Kẹp que hàn để hàn 3F

Hình 1.4: Kẹp phơi hàn chắc chắn khi hàn 3F

Dao động ngang que hàn kiểu răng cưa, bán nguyệt hoặc vòng tròn lệch, dao
động phải sang hai bên khi hồ quang tại vị trí que hàn đổi chiều thì phải có điểm dừng.
Hàn với chiều dài hồ quang Lhq = 2  3 (mm).

Hình 1.6: Góc độ que hàn khi hàn 3F
Chú ý:

Khi hàn góc chữ T chiều dày vật hàn khác nhau, thì hồ quang phải hướng về phía
tấm thép dày để hai tấm thép có nhiệt độ đều nhau ( góc β ≠ 450)

Mối hàn liên kết chữ T có thể dùng cách hàn một lớp, nhiều lớp hoặc nhiều
đường nhiều lớp.
Khi hàn nhiều lớp nhiều đường que hàn có thể khơng cần phải lắc ngang, nhưng

tốc độ que hàn phải đều và biên độ dao động đều, góc độ que hàn ( góc β ) thay đổi theo
vị trí đường hàn trên mỗi lớp hàn.
9


4. Bài tập áp dụng
Hàn góc 3F - bản vẽ kèm theo.
- Vị trí hàn: 3F
- Phương pháp hàn: SMAW - 111
- Vật liệu: Thép tấm dày 5 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương.
- Vật liệu hàn:
* SMAW: que hàn E7016(LB-52 KOBELCO) hoặc tương đương Ф3.2 mm
- Gá đính ở vị trí 3F
- Phơi được cố định trong suốt quá trình hàn.
- Thời gian: 01 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)

Hình 1.7: u cầu kỹ thuật khi hàn 3F
Yêu cầu kỹ thuật:
- Mối hàn đúng kích thước
- Mối hàn khơng bị khuyết tật
4.1 Trình tự thực hiện

10


TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HÀN GĨC KHƠNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ ĐỨNG (3F)
T
ND cơng
Dụng cụ
Hình vẽ minh họa

u cầu đạt được
T
việc
Thiết bị

1

2

3

Đọc bản
vẽ

- Nêu được các kích
thước cơ bản.
- Giải thích đúng các ký
hiệu trên bản vẽ và các
yêu cầu kỹ thuật.
- Mối hàn có ngoại dạng
tốt, đúng kích thước và
không bị các khuyết tật.

Máy hàn,
máy mài tay.
Thước lá,
Chuẩn bị :
búa gõ xỉ,
- Phôi
búa tay, đồ

- Thiết bị,
gá hàn đính,
dụng cụ
bàn chải sắt,
- Chế độ
thước kiểm
hàn
tra kích
thước mối
hàn.

- Phơi phẳng, thẳng
khơng bị bavia, đúng
kính thước.
- Thiết bị dụng cụ làm
việc an tồn, chắc chắn.
- Chế độ hàn: dq=3,2mm;
Ih=125A

Gá đính

Máy hàn,
máy mài tay.
Thước lá,
búa gõ xỉ,
búa tay, đồ
gá hàn đính,
bàn chải sắt.

- Mối đính nhỏ gọn, đủ

bền, đúng vị trí có chiều
dài khơng q 15mm.
- Iđ = 130A.
- Góc liên kết bằng 90o
- Gá đính ở vị trí 3F.

11


4

5

Tiến hành
hàn

Máy hàn,
máy mài tay.
Thước lá,
búa gõ xỉ,
búa tay, đồ
gá hàn đính,
bàn chải sắt.

Kiểm tra

Thước lá,
búa gõ xỉ,
bàn chải sắt,
thước kiểm

tra kích
thước mối
hàn.

- Dao động que hàn kiểu
răng cưa, bán nguyệt.
- Góc độ que hàn  =
700 800; = 450
- Chiều dài hồ quang từ 2
– 3mm

- Kiểm tra ngoại dạng,
kích thước cạnh mối hàn
- Nếu có khuyết tật cần
sửa chữa.

4.2 Thực hành
* Câu hỏi ơn tập
Câu 1: Trình bày đặc điểm khi hàn ở vị trí đứng?
Câu 2: Trình bày kỹ thuật hàn góc chữ T ở vị trí đứng?

12


BÀI 2 : HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ ĐỨNG (3G)

Giới thiệu
Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí đứng là bài học nâng cao từ kỹ năng hàn
khơng vát mép ở vị trí đứng, địi hỏi người thực hiện cần có kỹ thuật tốt khi hàn
lớp lót, các lớp trung gian và lớp phủ sao cho mối hàn vừa đảm bảo chiều sâu

nóng chảy, khơng bị các khuyết tật và có ngoại dạng mối hàn đẹp.
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối có vát mép ở vị trí đứng (3G);
- Chuẩn bị phôi hàn sạch và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ;
- Tính tốn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và từng lớp hàn;
- Hàn được mối hàn giáp mối có vát mép ở vị trí đứng đúng kích thước và
yêu cầu kỹ thuật;
- Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn;
- Cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt;
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp .
Nội dung của bài:
1. Đặc điểm hàn giáp mối có vát mép ở vị trí đứng - 3G

Hình 2.1: Mối hàn 3G có vát mép
Khi hàn đứng kim loại lỏng trong bể hàn ln có xu thế bị trọng lực kéo chảy
xuống dưới và bứt ra khỏi bể hàn hoặc tạo thành hiện tượng đóng cục, mặt khác kim loại
lỏng từ đầu que chảy vào bể hàn cũng khó khăn do tác động của trọng lực. Vì vậy khi
hàn ở vị trí đứng phải hạn chế trọng lượng của bể hàn, hạn chế trọng lượng của giọt kim
loại, tăng lực đẩy của hồ quang và tăng lực phân tử để kim loại lỏng bám được vào bể
hàn.

13


Hình 2.2: Các lực tác dụng vào giọt KL lỏng khi hàn 3F
2. Chế độ hàn

Tiến hành hàn nhiều đường, nhiều lớp.
Lớp thứ nhất ( lớp lót ):
Chọn : dqh = 2,5

Ih = ( + .d).d – 0,15.( + .d) .d
Với =20,  =6, dqh = 2,5 mm thì Ih = 67 (A).
Các lớp cịn lại:
Chọn que hàn có đường kính dqh = 3,2 mm
Ih = ( + .d).d – 0,15.( + .d) .d
Với  = 20,  = 6, dqh = 3,2 mm thì : Ih = 106 (A).

3. Kỹ thuật hàn
Lớp lót: - Góc độ que hàn:

 = 70  800
 = 900
Chọn kiểu dao động bán nguyệt biên độ nhỏ hoặc hồ quang nhảy nhằm tạo ra bề
mặt mối hàn lót bằng hoặc hơi lõm.

Hình 2.4: Làm sạch xỉ hàn của lớp lót
Hình 2.3: Góc độ que hàn khi hàn 3G
vát mép
Sau khi hàn xong lớp lót cần làm sạch hết xỉ hàn và bụi bẩn bằng bàn chải sắt
rồi mới tiến hành hàn lớp tiếp theo.

14


Các lớp còn lại: Từ lớp thứ
hai trở đi dùng cách đưa theo
kiểu răng cưa là thích hợp.

Hình 2.5: Góc nghiêng que hàn khi hàn
Lớp ngoài cùng phải căn cứ vào yêu cầu của mối hàn và chọn cách dao động

cho phù hợp: nếu cần bề mặt của mối hàn lồi thì đưa que hàn theo kiểu bán nguyệt, nếu
mối hàn cần phẳng thì phải đưa theo kiểu răng cưa lớp tương đối mỏng và khi dao
động ngang phải có điểm dừng ở hai bên tránh cháy cạnh.

4. Bài tập áp dụng
Hàn tấm 3G - bản vẽ kèm theo.
- Vị trí hàn: 3G
- Phương pháp hàn: SMAW - 111
- Vật liệu: Thép tấm dày 8 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương.
- Vật liệu hàn:
* SMAW: que hàn E7016(LB-52 KOBELCO) hoặc tương đương Ф2.5, Ф3.2 mm
- Gá đính ở vị trí 3G
- Phơi được cố định trong suốt q trình hàn.
- Thời gian: 02 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)

Hình 2.6: u cầu kỹ thuật khi hàn 3G vát mép
Yêu cầu kỹ thuật:
- Mối hàn đúng kích thước
- Mối hàn khơng bị khuyết tật
4.1. Trình tự thực hiện

15


TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HÀN GIÁP MỐI CĨ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ ĐỨNG (3G)
T ND cơng
T
việc

Dụng cụ

Thiết bị

Hình vẽ minh họa

- Trình bày được các
kích thước cơ bản và yêu
cầu kỹ thuật.

1 Đọc bản
vẽ

Chuẩn
bị :
- Phôi
- Thiết bị,
2 dụng cụ
- Chế độ
hàn

3

Gá đính

Yêu cầu đạt được

Máy hàn, máy
mài tay.
Thước lá, búa
gõ xỉ, búa tay,
đồ gá hàn

đính, bàn chải
sắt, thước
kiểm tra kích
thước mối
hàn.

- Phơi phẳng, thẳng
khơng bị bavia, đúng
kích thước.
- Thiết bị, dụng cụ an
tồn chắc chắn.
Số lượng: 2 phơi/ học sinh

Máy hàn, máy
mài tay.
búa gõ xỉ, búa
tay, đồ gá hàn
đính, bàn chải
sắt.

Lớp lót: Chọn: dqh = 2,5
mm; Ih = 67 (A)
Các lớp còn lại: dq = 3,2
mm; Ih = 106 (A)
- Mối đính nhỏ gọn, đủ
bền, đính ở phía mặt hàn
và đính ở vị trí 3G.
Iđ = (1,3 – 1,5)Ih.

16



- Lớp lót: Dao động kiểu
hồ quang nhảy hoặc bán
nguyệt bước nhỏ; α = 70
- 800; β = 900
- Các lớp cịn lại:  = 70
 800. Điều chỉnh góc 
cho phù hợp.

Máy hàn, máy
mài tay, búa
gõ xỉ, búa tay,
Tiến
bàn chải sắt,
4
hành hàn
thước kiểm
tra kích thước
mối hàn.

5 Kiểm tra

- Chiều dài hồ quang
hợp lý.

Thước lá, búa
gõ xỉ, bàn
chải sắt,
thước kiểm

tra kích thước
mối hàn.

- Kiểm tra độ phẳng, độ
đều bề mặt mối hàn,
kích thước mối hàn.
- Nếu có khuyết tật cần
sửa chữa

Câu hỏi ơn tập: Trình bày chế độ hàn và kỹ thuật hàn giáp mối có vát mép ở vị trí
đứng bằng phương pháp hàn hồ quang tay

17


BÀI 3: HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ NGANG (2G)

Giới thiệu
Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí ngang là kỹ thuật hàn tương đối khó được phát
triển từ hàn giáp mối không vát mép ở vị trí ngang. Khi hàn người thực hiện cần điều
chỉnh đúng thông số chế độ hàn, kỹ thuật hàn tốt mới cho mối hàn đạt chất lượng cao.

Mục tiêu của bài
- Trình bày được kỹ thuật hàn giáp mối có vát mép ở vị trí ngang (2G);
- Chuẩn bị phơi hàn sạch và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ;
- Tính tốn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và từng lớp hàn;
- Hàn được mối hàn giáp mối có vát mép ở vị trí ngang đúng kích thước và
yêu cầu kỹ thuật;
- Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn;
- Cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt;

- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp .
Nội dung của bài
1. Đặc điểm hàn giáp mối có vát mép ở vị trí ngang – 2G

Gá phơi phải đảm bảo đặt đúng vị trí hàn trong khơng gian và thuận tiện cho
thao tác của người thợ, thường có vị trí như hình bên.

Hình 3.1: Mối hàn 2G có vát mép
Hàn giáp mối ở vị trí ngang 2G là một vị trí hàn tương đối khó do khi hàn
ngang, giọt kim loại lỏng ln có xu thế rơi xuống do tác dụng của trọng lực nên việc
chuyển vận giọt kim loại lỏng vào bể hàn là khơng thuận lợi. Đó là điểm khác biệt giữa
vị trí hàn bằng với vị trí hàn ngang. Do vậy góc độ β trong hàn ngang cũng khác so với
hàn bằng sao cho giọt kim loại lỏng chuyển vào bể hàn thuận lợi mà mối hàn ít bị chảy
xệ

18


Nếu có thể ta hàn với góc β lớn nhất sao cho kim loại lỏng của bể hàn vẫn không
bị chảy xệ xuống và mối hàn đảm bảo độ sâu nóng chảy Hmax
Tùy thuộc vào chiều dày vật liệu mà có kiểu
liên kết khơng vát mép hoặc vát mép với nhiều
dạng khác nhau. Trong hàn ngang cách vát mép có
sự khác biệt so với hàn bằng: Để tạo thuận lợi cho
việc hình thành mối hàn thì tấm dưới khơng cần
phải vát cạnh hoặc vát với góc mở nhỏ theo các
cách sau:
Hình 3.2: Các kiểu vát mép khi hàn
2G


2. Chế độ hàn

Ta tiến hành hàn nhiều đường, nhiều lớp.
Lớp thứ nhất ( lớp lót ):
Chọn : dqh = 2,5
Ih = ( + .d).d – 0,15.( + .d) .d
Với =20,  =6, dqh = 2,5 mm thì Ih = 67 (A).
Các lớp cịn lại:
Chọn que hàn có đường kính dqh = 3,2 mm
Ih = ( + .d).d – 0,15.( + .d) .d
Với  = 20,  = 6, dqh = 3,2 mm thì : Ih = 106 (A).

3. Kỹ thuật hàn

Đầu đường hàn: gây hồ quang
cách đầu đường hàn 10 -20 mm rồi đưa
que hàn về vị trí đầu đường hàn sau đó
tiến hành dao động que hàn

Hình 3.3: Bắt đầu đường hàn 2G
Trong quá trình hàn: tiến hành hàn với hồ quang ngắn ( lhq = 2+0,5 mm ),
Góc độ que hàn:
 = 75  850
 = 75  850

19


Phương pháp dao động : dao động
que hàn kiểu vòng trịn lệch nhằm

khống chế giọt kim loại lỏng khơng cho
nhỏ giọt xuống để tạo thành hình mối
hàn.
Trong khi dao động để đảm bảo góc
độ que hàn khơng đổi cần chú ý di
chuyển cả cánh tay chứ khơng dao động
Hình 3.4: Di chuyển mỏ hàn khi hàn 2G
riêng cổ tay.
Ngoài ra cần chú ý kỹ thuật nối que hàn và kết thúc đường hàn sao cho khơng bị
khuyết tật.
Lớp lót:
Góc độ que hàn:  = 70  800,  = 750
Phương pháp dao động: Chọn kiểu dao động
theo đường thẳng hoặc vịng trịn lệch.
Sau khi hàn xong lớp lót cần đánh sạch xỉ và
bụi bẩn rồi mới hàn lớp tiếp theo

Hình 3.5: Góc độ que hàn khi hàn lớp lót 2G
Các lớp còn lại:
Tốc độ hàn phải đều đặn để tránh tình trạng kim loại nóng chảy nhỏ giọt, sinh ra
khuyết cạnh. Độ lệch của mỗi vòng tròn lệch với trung tâm mối hàn không được lớn hơn
450. Khi đầu que hàn đưa tới mặt trên của vòng tròn lệch, đòi hỏi hồ quang hàn phải
ngắn, đồng thời phải ngừng một lát để cho kim loại nóng chảy được đưa đều vào mối
hàn, sau đó mới kéo dần hồ quang xuống phía dưới của mối hàn tức là chỗ trước ta đã
ngừng hồ quang, như vậy hồ quang cứ tuần tự đi lại nhiều lần và mối hàn mới tránh
được các khuyết tật và đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật.

20



650 ÷ 850
750 ÷ 850

Hình 3.6: Cách dao động và góc độ hàn khi hàn 2G
- Nếu chỉ hàn 2 lớp thì ở lớp sau góc độ que hàn tương tự như lớp thứ nhất.
Nếu hàn nhiều đường nhiều lớp:
Thực hiện với kỹ thuật như khi
hàn giáp mối không vát mép ở vị
trí đứng, chú ý góc nghiêng que
hàn cho phù hợp với vị trí lớp
đắp .

Hình 3.7: Thay đổi góc nghiêng que hàn phù hợp khi hàn 2G

4. Bài tập áp dụng
* Hàn tấm 2G - bản vẽ kèm theo.
- Vị trí hàn: 2G
- Phương pháp hàn: SMAW - 111
- Vật liệu: Thép tấm dày 8 mm, vật liệu CT3 hoặc tương đương.
- Vật liệu hàn:
* SMAW: que hàn E7016(LB-52 KOBELCO) hoặc tương đương Ф2.5, Ф3.2 mm
- Gá đính ở vị trí 2G
- Phơi được cố định trong suốt quá trình hàn.
- Thời gian: 02 giờ (kể cả thời gian chuẩn bị và gá đính)

21


Hình 3.8: Yêu cầu kỹ thuật khi hàn 2G vát mép
Yêu cầu kỹ thuật:

- Mối hàn đúng kích thước
- Mối hàn khơng bị khuyết tật
4.1. Trình tự thực hiện
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN HÀN GIÁP MỐI CÓ VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ NGANG
(2G)
TT

Nội dung
cơng việc

Dụng cụ
Thiết bị

1

Đọc bản
vẽ

2

Máy hàn,
Chuẩn bị : máy mài tay,
thước lá, búa
- Phôi
gõ xỉ, búa tay,
- Thiết bị,
đồ gá hàn
dụng cụ
đính, bàn chải
- Chế độ

sắt, thước
hàn
kiểm tra kích

Hình vẽ minh họa

u cầu đạt được

- Đọc được các
kích thước cơ bản
và các ký hiệu trên
hình vẽ.

- Phơi phẳng,
thẳng khơng bị
bavia, đúng kích
thước.
- Thiết bị, dụng cụ
an tồn chắc chắn.
Lớp lót: Chọn: dqh
22


thước mối
hàn.

= 2,5 mm; Ih = 67
(A)
Các lớp còn lại: dq
= 3,2 mm; Ih = 106

(A)

3

4

Gá đính

Tiến hành
hàn

Máy hàn,
máy mài tay.
Thước lá, búa
gõ xỉ, búa tay,
đồ gá hàn
đính, bàn chải
sắt.

- Mối đính nhỏ
gọn, đủ bền, đính ở
phía mặt hàn và
đính ở vị trí 2G.
Iđ = (1,3 – 1,5)Ih.

Máy hàn,
máy mài tay.
Thước lá, búa
gõ xỉ, búa tay,
bàn chải sắt.

650 ÷ 850
750 ÷ 850

5

Kiểm tra

Thước lá, búa
gõ xỉ, búa tay,
bàn chải sắt,
thước kiểm
tra kích thước
mối hàn.

- Lớp lót: Dao động
kiểu đường thẳng,
răng cưa.
α = 70 - 800; β =
750
- Các lớp còn lại:
Dao động kiểu
vòng tròn lệch,  =
75  850,  = 65 850
- Khi hàn nhiều
đường nhiều lớp
điều chỉnh góc 
cho phù hợp.
- Kiểm tra ngoại
dạng, kích thước
mối hàn.

- Nếu có khuyết tật
cần sửa chữa

4.2. Thực hành
Câu hỏi ơn tập: Trình bày chế độ hàn và kỹ thuật hàn giáp mối có vát mép ở vị trí
ngang bằng phương pháp hàn hồ quang tay

23


BÀI 4: HÀN GĨC KHƠNG VÁT MÉP Ở VỊ TRÍ TRẦN (4F)
Giới thiệu
Vị trí trần là vị trí khó hàn nhất trong tất cả các vị trí hàn trong khơng gian do
hướng của hồ quang và giọt kim loại vào bể hàn ngược với hướng của trọng lực, do đó
kim loại lỏng dễ rơi xuống gây khó khăn trong việc hình thành mối hàn.
Do đó khi hàn trần, người thợ nhất định phải tuân thủ đúng kỹ thuật hàn và cả bảo hộ
lao động tốt để đảm bảo an toàn trong quá trình hàn

Mục tiêu của bài:
- Trình bày được kỹ thuật hàn góc khơng vát mép ở vị trí trần (4F);
- Chuẩn bị phôi hàn sạch và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ;
- Tính tốn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu;
- Hàn được mối hàn góc khơng vát mép ở vị trí trần đúng kích thước và yêu
cầu kỹ thuật;
- Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn;
- Cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt;
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh cơng nghiệp .
Nội dung của bài:

1. Đặc điểm về hàn góc khơng vát mép ở vị trí trần (4F)


Hàn trần là vị trí hàn mà mặt phẳng hàn tạo với mặt phẳng ngang một góc từ 120

- 180o, khi hàn thép tấm ở vị trí 4F thường đặt như sau:

Đặc điểm của hàn trần:

Hình 4.1: Mối hàn 4F

24


Thao tác hàn trần là thực hiện hàn mối hàn ở vị trí mà trục đường hàn nằm ở
mặt phẳng hình chiếu bằng và nằm ở phía trên tay của người thợ trong quá trình hàn.
Do thao tác hàn ở vị trí như trên mà nó có một số đặc điểm sau :
Đây là vị trí hàn khó hàn nhất trong tất cả các vị trí. Kim loại lỏng hàn có xu
hướng chảy xuống phía dưới do trọng lực nên việc hình thành mối hàn rất khó khăn.
Sự vận chuyển kim loại lỏng từ que hàn đến bể hàn ngược chiều với trọng lực nên để
đưa được giọt kim loại từ que hàn vào bể hàn là một trở ngại phụ thuộc vào áp lực của
hồ quang và chỉ thực hiện được khi hồ quang cháy ngắn.

Hình 4.2: Đặc điểm khi hàn 4F
Kim loại lỏng ở bể hàn không bị rơi xuống phía dưới là do sức căng bề mặt của
kim loại lỏng và áp lực khí ở mặt đầu que hàn song nó ln có xu hướng bị trọng lực
kéo xuống làm cho mối hàn hình thành khó và dễ gây ra chảy xệ và đóng cục .
Mặt khác các mối hàn trần thao tác khó khăn, vị trí không gian thường nhỏ hẹp,
không thuận lợi nên cường độ lao động lớn dễ gây ra tai nạn lao động như cháy bỏng
và gây mệt mỏi cho người thợ.
Do khi hàn phải chọn các thông số của chế độ hàn nhỏ nên năng xuất lao động
thấp do đó cần hạn chế các mối hàn ở vị trí hàn trần, nếu có thể ta đưa chúng về vị trí

hàn bằng để hàn.

25


×