Tải bản đầy đủ (.pdf) (279 trang)

tổ chức dạy học môđun hàn hồ quang tay nâng cao cho trình độ trung cấp nghề dựa trên năng lực thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.82 MB, 279 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHAN ĐÌNH TIẾN

TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔĐUN HÀN HỒ QUANG TAY
NÂNG CAO CHO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN

NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - 60140110

S K C0 0 4 5 8 0

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
PHAN ĐÌNH TIẾN

TỔ CHỨC DẠY HỌC
MÔĐUN HÀN HỒ QUANG TAY NÂNG CAO
CHO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN

NGÀNH: LÝ LUẬN & PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - 60140110


Hướng dẫn khoa học: TS. PHAN LONG

TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015


i

LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC:
Họ & tên: PHAN ĐÌNH TIẾN

Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 12/12/1982

Nơi sinh: Gia Lai

Quê quán: Phú An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế

Dân tộc: Kinh

Chức vụ, đơn vị công tác trƣớc khi học tập, nghiên cứu: Giáo viên Trƣờng Trung
cấp nghề SULECO.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: 13B/50 Nguyễn An Ninh, KP.Bình Minh 2, P.Dĩ
An, TX.Dĩ An, Bình Dƣơng.
Điện thoại cơ quan:

Điện thoại nhà riêng: 0973.327.577

Fax:


E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO:
1. Cao đẳng chuyên nghiệp:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 2001 đến 2004

Nơi học (trƣờng, thành phố): Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm TPHCM
(nay là TrƣờngĐại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM)
Ngành học: Cơ khí chuyên dùng
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chuyển tiếp (khối K)

Thời gian đào tạo từ 2006 đến 2008

Nơi học (trƣờng, thành phố): TrƣờngĐại học Sƣ phạm Kỹ thuật TPHCM
Ngành học: Cơ khí chế tạo máy
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp:Ứng dụng multimedia trong dạy học
môn Vật liệu cơ khí (Dành cho học sinh trình độ Trung cấp nghề)
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, luận án hoặc thi tốt nghiệp: Năm 2008, TrƣờngĐại học
Sƣ phạm Kỹ thuật TPHCM.
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tuấn
3. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo từ 2012 đến 2014



ii
Nơi học (trƣờng, thành phố): Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật TPHCM
Ngành học: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học
Tên luận văn: Tổ chức dạy học môđun Hàn hồ quang tay nâng cao cho trình độ
Trung cấp nghề dựa trên năng lực thực hiện.
Ngày & nơi bảo vệ luận văn: 26/04/2015
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Phan Long
5. Trình độ ngoại ngữ (biết ngoại ngữ gì, mức độ): Anh văn B1
III. QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC:
Thời gian

Nơi công tác

Công việc đảm nhiệm

Trung tâm dạy nghề quận
12/2008 ÷ 02/2014

2 (nay là Trƣờng Cao đẳng
nghề quận 2 Thành phố

Giáo viên

Hồ Chí Minh)
03/2014 đến nay

Trƣờng Trung cấp nghề
SULECO


Giáo viên

Ngày……..tháng…….năm 2015
Ngƣời khai
Phan Đình Tiến


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày…….tháng…….năm 2015

Phan Đình Tiến


iv

LỜI CẢM ƠN
Ngƣời nghiên cứu xin chân thành cảm ơn thầy TS. Phan Long đã tận tình chỉ
bảo, hƣớng dẫn trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cảm ơn các anh chị học viên lớp cao học ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy
học niên khóa 2012 – 2014 đã động viên và chia sẻ những tài liệu quý giá để ngƣời
nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Ngƣời nghiên cứu cũng xin gởi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy/cô Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, quý thầy/cô ở Viện Sƣ phạm Kỹ
thuật – Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy trong thời gian học tập tại trƣờng.

Tất cả những gì nhận đƣợc từ quý thầy cô và các anh chị học viên là tài sản quý
giá để ngƣời nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Ngƣời nghiên cứu


v

TÓM TẮT
Đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện (Competency based training) đã đƣợc
áp dụng từ lâu ở các nƣớc phát triển trên thế giới vì tính thiết thực và tính hiệu quả
của nó. Ở Việt Nam, giáo dục/đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện chỉ mới
đƣợc áp dụng mạnh mẽ trong thời gian gần đây thông qua các dự án đào tạo nghề
do nƣớc ngoài tài trợ. Tổ chức dạy học dựa trên năng lực thực hiện là một yêu cầu
thiết thực đối với các cơ sở dạy nghề hiện nay. Cách tiếp cận này chỉ ra rằng, trong
đào tạo nghề ngƣời lao động tƣơng lai không chỉ cần kiến thức, kỹ năng chuyên
môn mà còn cần cả kỹ năng về phƣơng pháp giải quyết vấn đề và các năng lực xã
hội cần thiết cho một nghề tại vị trí lao động cụ thể của mình.
Có thể nói việc tổ chức dạy học dựa trên năng lực thực hiện là rất cần thiết để
các cơ sở dạy nghề gắn kết với doanh nghiệp, đảm bảo cho ngƣời học sau khi tốt
nghiệp có đầy đủ năng lực thực hiện công việc, hòa nhập đƣợc ngay với môi trƣờng
sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động trong thời buổi công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Đề tài “Tổ chức dạy học môđun Hàn hồ
quang tay nâng cao cho trình độ Trung cấp nghề dựa trên năng lực thực hiện” đã
đƣợc thực hiện và hoàn thành các nội dung sau:
- Phần mở đầu
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tổ chức dạy học dựa trên năng lực thực hiện
- Chƣơng 2: Thực trạng đào tạo nghề hàn tại trƣờng Cao đẳng nghề Kỹ thuật
Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chƣơng 3: Tổ chức dạy học môđun Hàn hồ quang tay nâng cao cho trình độ

Trung cấp nghề dựa trên năng lực thực hiện.
- Phần kết luận và kiến nghị.


vi

ABSTRACT
The competency based training has been applied for a long time in developed
countries in over the world because of its practical and necessary. In Viet Nam,
education/vocation competency based training which only is applied strongly in
recent time through projects of vocational training by foreign funding. Organization
of teaching based competency is a practical requirement for vocational training
establishment of present. This approach indicates that future workers need not only
knowledge and professional but also skills of problem solving and necessary social
competency in field vocational training for their working positions.
It can be say that organization of training based on competency is very
necessary for vocational training establishments associated with the business,
ensuring that students graduate have adequate competency in their working,
joined immediately with production environment, responded requirement of
working market during industrialization, modernization of country and
international integration. Thesis "Organization of training module Shield metal
arc welding to enhance for vocational school level based competency" is
executed and completed with contents following:
- Preamble.
- Chapter 1: Theory basic about organization based competency.
- Chapter 2: Welding reality training at Ho Chi Minh Vocational College of
Technology.
- Chapter 3: Organization of training module Shield metal arc welding to
enhance for vocational school level based competency.
- Conclusions and Recommendations.



vii

MỤC LỤC
LÝ LỊCH KHOA HỌC .........................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................................... iv
TÓM TẮT ............................................................................................................................................. v
CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................................. 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .................................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU................................................................................... 3
3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 3
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU......................................... 4
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................................... 4
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................. 4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................................... 6
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN .................................................................................... 8
1.2.1 Năng lực ................................................................................................................. 8
1.2.2 Năng lực thực hiện ............................................................................................... 12
1.2.3 Môđun .................................................................................................................. 14
1.2.4 Công việc - Nhiệm vụ. ......................................................................................... 16
1.2.5 Tiêu chí, Tiêu chuẩn thực hiện ............................................................................. 17
1.2.6 Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia....................................................................... 17
1.3 TIẾP CẬN ĐÀO TẠO NGHỀ DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN .............. 21
1.3.1 Triết lý của đào tạo dựa trên năng lực thực hiện.................................................. 21

1.3.2 Đặc điểm của đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện ..................................... 22
1.3.3 Mối quan hệ của quá trình dạy học theo NLTH với thị trƣờng lao động ............ 27


viii
1.3.4 So sánh đào tạo nghề theo truyền thống và theo năng lực thực hiện ................... 28
1.3.5 Các hình thức tổ chức dạy học theo môđun năng lực thực hiện .......................... 30
1.3.6 Phƣơng pháp dạy học trong đào tạo nghề theo năng lực thực hiện ..................... 32
1.3.7 Kiểm tra – đánh giá trong dạy học dựa trên năng lực thực hiện .......................... 45
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.............................................................................................. 50
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ HÀNTẠI TRƢỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TPHCM
2.1 GIỚI THIỆU VỀ TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KTCN TPHCM ..................... 53
2.2 GIỚI THIỆU VỀ KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO ....................................................... 54
2.3 MỤC TIÊU ĐÀO TẠO CỦA TRƢỜNG CĐN KTCN TPHCM ........................... 54
2.4 CHƢƠNG TRÌNH KHUNG NGHỀ HÀN TRÌNH ĐỘ TCN ................................ 54
2.5 MỤC TIÊU, NỘI DUNG MÔĐUN HÀN HỒ QUANG TAY NÂNG CAO TẠI
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KTCN TPHCM ......................................................... 56
2.6 KHẢO SÁT THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MÔĐUN HÀN HỒ QUANG TAY
NÂNG CAO TẠI TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KTCN TPHCM ........................... 57
2.6.1 Nhiệm vụ khảo sát ................................................................................................ 57
2.6.2 Phƣơng pháp khảo sát .......................................................................................... 58
2.6.3 Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả khảo sát ................................................... 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.............................................................................................. 74
CHƢƠNG 3
TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔĐUN HÀN HỒ QUANG TAY NÂNG CAO
CHO TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN
3.1 CƠ SỞ LÀM CĂN CỨ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ TỔ CHỨC DẠY
HỌC MÔĐUN NĂNG LỰC THỰC HIỆN .................................................................. 76

3.1.1 Các căn cứ pháp lý ............................................................................................... 76
3.1.2 Căn cứ lý thuyết dạy học dựa trên NLTH đã đƣợc nghiên cứu ở chƣơng 1 ........ 77
3.1.3 Căn cứ vào yêu cầu năng lực thực hiện của ngƣời thợ hàn tại vị trí sản xuất đã
đƣợc khảo sát ở chƣơng 2 (Tiểu mục 4 của Mục 2.6.3.1) ............................................ 78


ix
3.1.4 Căn cứ khả năng, điều kiện tổ chức đào tạo của nhà trƣờng ............................... 78
3.1.5 Căn cứ trình độ học sinh đầu vào ......................................................................... 78
3.2 THIẾT KẾ MÔĐUN HÀN HỒ QUANG TAY NÂNG CAO ĐÁP ỨNG MỤC
TIÊU NĂNG LỰC THỰC HIỆN ................................................................................. 79
3.2.1 Thiết kế mục tiêu môđun Hàn hồ quang tay nâng cao ......................................... 79
3.2.2 Thiết kế nội dung môđun Hàn hồ quang tay nâng cao dựa trên NLTH............... 80
3.3 TỔ CHỨC DẠY THỰC NGHIỆM MÔĐUN HÀN HỒ QUANG TAY NÂNG
CAO DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN ............................................................ 81
3.3.1 Mục tiêu thực nghiệm .......................................................................................... 81
3.3.2 Nội dung thực nghiệm .......................................................................................... 81
3.3.3 Đối tƣợng thực nghiệm ........................................................................................ 81
3.3.4 Địa điểm thực nghiệm. ......................................................................................... 82
3.3.5 Thời gian thực nghiệm. ........................................................................................ 82
3.3.6 Đánh giá kết quả thực nghiệm ........................................................................... 113
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................ 118
PHẦN KẾT LUẬN
 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 120
 TỰ NHẬN XÉT NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 121
• Về mặt lý luận ........................................................................................................... 121
• Về mặt thực tiễn ........................................................................................................ 121
 HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 122
 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 122
• Đối với học sinh ........................................................................................................ 122

• Đối với giáo viên ....................................................................................................... 122
• Đối với nhà trường ................................................................................................... 123
• Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ..................................................................... 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................... 124
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Trích Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề hàn .......................2


x
Phụ lục 2: Nội dung chi tiết các bài trong môđun Hàn hồ quang tay nâng cao ....... 10
Phụ lục 3: Danh sách học sinh và một số hình ảnh về lớp học ................................ 22
Phụ lục 4: Hồ sơ bài giảng tích hợp ......................................................................... 33
Phụ lục 5: Bảng kiểm đánh giá quy trình, sản phẩm.............................................. 132


xi

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Ý nghĩa

NLTH

Năng lực thực hiện

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


ĐH

Đại học

CĐN

Cao đẳng nghề

TCN

Trung cấp nghề

TTDN

Trung tâm dạy nghề

TTLĐ

Thị trƣờng lao động

KNN

Kỹ năng nghề

TCKNN

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề

BLĐTBXH


Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TCDN

Tổng cục dạy nghề

TCDH

Tổ chức dạy học

KTĐG

Kiểm tra, đánh giá

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

PPDH

Phƣơng pháp dạy học


THPT

Trung học phổ thông


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, thực tiễn của công cuộc công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nƣớc tạo sức ép đối với đào tạo phát
triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Trong xu thế hội
nhập, nhân lực nói chung, nhân lực kỹ thuật trực tiếp nói riêng ngày càng trở thành
nhân tố quyết định sự phát triển cũng nhƣ năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia.
Hàng năm hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã cung cấp một số lƣợng khá lớn
công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ ở các trình độ đào tạo khác nhau nhƣng
nhìn chung chất lƣợng đào tạo nghề chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng lao
động (TTLĐ) về nguồn nhân lực chất lƣợng cao, chất lƣợng học sinh (HS) học nghề
khi tốt nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là năng lực thực hiện (NLTH) và kỹ năng làm
việc nhóm còn yếu. Điều đó dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam
phải thuê tuyển lao động có trình độ cao của nƣớc ngoài.
Có nhiều nguyên nhân nhƣng một trong các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế
trên là do chúng ta chƣa có một triết lý đào tạo nghề phù hợp. Thực tế đòi hỏi phải
có một triết lý đào tạo mới, một mô hình đào tạo nghề thích hợp trong nền kinh tế
thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Triết lý đào tạo nghề nghiệp ấy chính là
đào tạo/dạy học theo NLTH. Cách tiếp cận này chỉ ra rằng, trong đào tạo nghề
ngƣời lao động tƣơng lai không chỉ cần kiến thức, kỹ năng chuyên môn mà còn cần
cả kỹ năng về phƣơng pháp giải quyết vấn đề và các năng lực xã hội cần thiết cho
một nghề tại vị trí lao động cụ thể của mình.
Chiến lƣợc phát triển dạy nghề Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020 đã khẳng định:

“…thực hiện đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động”. Ngoài ra, Bộ
Lao động Thƣơng binh và Xã hội (BLĐTBXH) cũng đã ban hành chƣơng trình
khung trình độ Trung cấp nghề (TCN), Cao đẳng nghề (CĐN) cho các nghề đào tạo.
Đây là cơ sở pháp lý để các trƣờng dạy nghề trên cả nƣớc thực hiện chuyển đổi quá


2
trình đào tạo nghề từ phƣơng thức truyền thống niên chế sang phƣơng thức đào tạo
mới - đào tạo theo NLTH.
Trƣờng Cao đẳng nghề KTCN TPHCM với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực đa
ngành có tay nghề đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu xã hội; thực hiện nghiên cứu, ứng
dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn, góp phần vào sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức. Trong những năm
qua, nhà trƣờng đã đào tạo đƣợc hàng ngàn công nhân kỹ thuật cung cấp cho TTLĐ.
Trong đó, lực lƣợng lao động kỹ thuật nghề hàn chiếm một tỷ lệ lớn trong quy mô
đào tạo của nhà trƣờng. Để không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy và học, nhà
trƣờng đã từng bƣớc hoàn thiện nội dung chƣơng trình, đổi mới PPDH, cải tiến,
nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học… Nhờ vậy số lƣợng học sinh sinh
viên đến học tập tại trƣờng ngày một đông hơn.
Từ năm 2008, Trƣờng Cao đẳng nghề KTCN TPHCM đã từng bƣớc áp dụng
chƣơng trình đào tạo theo môđun NLTH do BLĐTBXH ban hành vào giảng dạy.
Qua thời gian tổ chức thực hiện, giáo viên (GV) đang giảng dạy chƣơng trình
môđun NLTH thƣờng gặp khó khăn trong quá trình tổ chức dạy học nhƣ: Để tổ
chức dạy học tích hợp các môđun NLTH thì nội dung giảng dạy trong môđun phải
đƣợc xây dựng thành các kỹ năng nhƣng hiện tại đa số GV còn lúng túng trong việc
biên soạn các kỹ năng cho nội dung giảng dạy; Khi thiết kế hoạt động dạy học tích
hợp theo mẫu giáo án tích hợp thì do nội dung mẫu giáo án có nhiều điểm mới, cấu
trúc tổng quát nên gây khó khăn cho GV trong quá trình áp dụng. Bên cạnh đó, trình
độ chuyên môn và năng lực sƣ phạm của GV khác nhau nên cách hiểu và biên soạn
từng nội dung trong giáo án chƣa thống nhất. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện

còn có những bất cập nảy sinh, đó là những vƣớng mắc của GV trong việc xác định
nội dung, lựa chọn hoạt động phƣơng pháp giảng dạy cho các bƣớc của giáo án;
những băn khoăn của GV trong tổ chức thực hiện chƣơng trình đào tạo nghề theo
môđun NLTH…
Với những lý do trên, ngƣời nghiên cứu chọn đề tài “Tổ chức dạy học môđun
Hàn hồ quang tay nâng cao cho trình độ Trung cấp nghề dựa trên năng lực thực


3
hiện” làm luận văn thạc sĩ với mong muốn nghiên cứu, học hỏi thêm những kinh
nghiệm, PPDH mới để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ tốt hơn nữa công
tác giảng dạy. Đồng thời góp phần cùng với nhà trƣờng tổ chức quá trình dạy học
sao cho hình thành đƣợc ở ngƣời học những năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu
của TTLĐ.
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
•Mục tiêu nghiên cứu:
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và
thực trạng đào tạo nghề hàn nói chung và môđun Hàn hồ quang tay nói riêng tại
trƣờng Cao đẳng nghề KTCN TPHCM, ngƣời nghiên nghiên cứu đề xuất tổ chức
dạy học môđun Hàn hồ quang tay nâng cao cho đối tƣợng HS trình độ TCN dựa
trên NLTH tại Trƣờng Cao đẳng nghề KTCN TPHCM nhằm nâng cao chất lƣợng
đào tạo nghề hàn, đáp ứng yêu cầu của TTLĐ.
•Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việcdạy học dựa trênNLTH.
- Khảo sát, phân tích thực trạng giảng dạy môđun Hàn hồ quang tay nâng cao
cho đối tƣợng HS trình độ TCNtại Trƣờng Cao đẳng nghề KTCN TPHCM.
- Khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp có tuyển dụng lao động
nghề hàn tại trƣờng.
- Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ năng nghề (TCKNN) quốc gia đối với nghề hàn.
- Xây dựng các bài giảng tích hợp dựa trên NLTHcho môđun Hàn hồ quang tay

nâng cao.
- Thực nghiệm sƣ phạm để kiểm tra đánh giá kết quả nhằm khẳng định ý nghĩa
thực tiễn của đề tài.
3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Nếu TCDH môđun Hàn hồ quang tay nâng cao cho đối tƣợng HStrình độ
TCNdựa trên NLTHtại Trƣờng Cao đẳng nghề KTCN TPHCMthì chất lƣợng dạy
học sẽ đƣợc nâng cao.


4
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
•Đối tượng nghiên cứu:PPDH theo định hƣớngNLTHtrong dạy học môđun Hàn hồ
quang tay nâng cao cho đối tƣợng HS trình độ TCN.
•Khách thể nghiên cứu:
- Hoạt động dạy và học của GV và HS trong môđun Hàn hồ quang tay nâng cao.
- Nội dung môđun Hàn hồ quang tay nâng caocho đối tƣợng HStrình độ TCN.
- TCKNNquốc gia đối với nghề hàn.
• Khách thể điều tra:
- Các nhà tuyển dụng lao động nghề hàn; Đội ngũ GV dạy nghề hàn tại trƣờng;
HSnghề hàn đã tốt nghiệp và đang làm việc tại các công ty/xí nghiệp.
5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài này nghiên cứu việc TCDH môđun Hàn hồ quang tay nâng cao cho đối
tƣợng HS trình độ TCN dựa trên NLTH tại Trƣờng Cao đẳng nghề KTCN TPHCM.
Nhƣng việc TCDH một môđun liên quan đến rất nhiều thành tố nhƣ: Mục tiêu, nội
dung chƣơng trình, GV - HS, PPDH, phƣơng tiện dạy học. Bên cạnh đó còn liên quan
đến việc kiểm tra - đánh giá, quản lý quá trình dạy - học… Chính vì vậy, trong phạm vi
đề tài này, ngƣời nghiên cứu tập trung theo dõi sự diễn biến, thay đổi hoạt động của
GV – HS (hay nói cách khác là tập trung vào PPDH) trong dạy học môđun Hàn hồ
quang tay nâng cao cho đối tƣợng HS trình độ TCN để đạt đƣợc mục tiêu dạy học đề
ra.

6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, ngƣời nghiên cứu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau
đây:
Phƣơng pháp nghiên cứu lý luận:
- Tham khảo các tài liệu để tìm hiểu lịch sử về vấn đề nghiên cứu, thu thập thông
tin, kế thừa thành quả của các nghiên cứu trƣớc. Nguồn tài liệu gồm những loại sau:
+ Sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học… chuyên ngành lý luận và PPDH kỹ
thuật và PPDH chuyên ngành cơ khí nói riêng. Đồng thời nghiên cứu các tài liệu
liên quan đến đề tài này nhƣ các tài liệu về phân tích nghề theo DACUM, dạy học


5
tích hợp, thiết kế dạy học; Các tài liệu tập huấn do TCDN ban hành dùng để tập
huấn, đào tạo GV dạy nghề theo NLTH.
+ Các văn bản pháp luật mang tính định hƣớng đổi mới PPDH theo NLTH.
Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
•Phương pháp điều tra – khảo sát:
- Khảo sát nhu cầu các nhà tuyển dụng lao động nghề hàn;Sử dụng phiếu xin ý
kiến hoặc phỏng vấn trực tiếp các GV, HStrình độ TCN đã tốt nghiệp đang làm việc
tại các công ty/xí nghiệp để thu thập dữ liệu về thực trạng vấn đề nghiên cứu.
•Phương pháp quan sát:
- Dự giờ GV đang giảng dạy môđun Hàn hồ quang tay nâng cao cho đối
tƣợng HS trình độ TCN để quan sát PPDH, hình thức tổ chức lớp của GV và thái
độ học tập của HS.
•Phương pháp thống kê toán học:
- Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với các phƣơng pháp điều tra – khảo
sát, phƣơng pháp quan sát và phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu để đƣa ra đƣợc
những nhận định và kết luận về các số liệu đã thống kê đƣợc.
•Phương pháp thực nghiệm:
- Thực nghiệm giảng dạy một số bài trong môđun Hàn hồ quang tay nâng cao

cho hai lớpHStrình độ TCN: Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Xử lý thống kê
kết quả các bài kiểm tra rồi so sánh, đánh giá kết quả học tập của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng.


6

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
DỰA TRÊNNĂNG LỰC THỰC HIỆN
1.1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu và triển khai đào tạo nghề (ĐTN) dựa trên NLTH đã đƣợc tiến
hành từ rất sớm ở một số nƣớc công nghiệp phát triển. Dần dần, do có những ƣu
điểm phù hợp với yêu cầu thực tế của đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp nên phƣơng
thức này đã đƣợc vận dụng ở nhiều nƣớc trên thế giới.
Ở Anh, đầu tiên các nhà nghiên cứu nhận ra rằng việc học tập dựa trên năng lực
thực hiện (Competence Based Learning - CBL) có thể là trọng tâm đối với công tác
nghiên cứu khoa học ở các trƣờng đại học Anh. Nhƣng kết quả cho thấy, giáo dục
đại học không đƣợc hƣởng lợi nhiều từ các kết quả nghiên cứu đó nên ngƣời ta đã ít
quan tâm đến lĩnh vực này.
Ở Bắc Mỹ, phƣơng thức giáo dục/đào tạo dựa trên năng lực thực hiện
(NLTH) đƣợc quan tâm phát triển mạnh trong thập kỷ 60. Sau một thời gian áp
dụng, đào tạo dựa trên NLTH đã chứng minh đƣợc hiệu quả. Mặc dù còn rất
nhiều ngƣời hoài nghi về phƣơng thức đào tạo này nhƣng nó vẫn phát triển với
tốc độ nhanh, không chỉ bó hẹp trong đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên (GV) cho bậc
học phổ thông nữa mà nó đã lan sang các lĩnh vực khác nhƣ ĐTN, đào tạo trung
học chuyên nghiệp và đào tạo đại học.
Giai đoạn những năm 1980 là thời kỳ đào tạo dựa trên NLTH đƣợc ứng dụng
rộng rãi trong giáo dục/đào tạo, đặc biệt là trong ĐTN vì hình thức đào tạo này tỏ ra

rất có hiệu quả trong ĐTN nói chung và ĐTN ngắn hạn nói riêng. Ở Mỹ và Canađa,
giáo dục/đào tạo dựa trên NLTH đƣợc ứng dụng rộng rãi trong dạy nghề (giáo dục
chuyên nghiệp). Tuy nhiên, ngƣời ta vẫn chƣa đƣa ra đƣợc định nghĩa về đào tạo
dựa trên NLTH cũng nhƣ các tiêu chí mà mọi ngƣời chấp nhận đƣợc để dựa trên đó
xây dựng chƣơng trình đào tạo dựa trên NLTH.


7
Ở Australia, vào cuối thập kỷ 80 phƣơng thức ĐTN dựa trên NLTH đã đƣợc áp
dụng mạnh mẽ. Họ đã thành lập Hội đồng đào tạo quốc gia để xúc tiến việc xây
dựng tiêu chuẩn NLTH ổn định trong toàn quốc.
Ở nhiều nƣớc châu Á nhƣ Singapore, Ấn Độ, Philippin, Brunei, Malaixia…
phƣơng thức ĐTN dựa trên NLTH đã và đang đƣợc vận dụng ở các mức độ khác
nhau. Các bộ chƣơng trình, kế hoạch ĐTN dựa trên NLTH cho các trƣờng chuyên
nghiệp, nhất là các trƣờng kỹ thuật đã đƣợc soạn thảo và sử dụng có kết quả trong
những năm trở lại đây.
Ở Việt Nam, việc ĐTN dựa trên NLTH đƣợc biết đến thông qua các dự án ĐTN
do các tổ chức nƣớc ngoài tài trợnhƣ:
- Dự án ĐTN của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB: The Asian Development
Bank).
- Dự án Tăng cƣờng các Trung tâm dạy nghề (SVTC) do chính phủ Thụy Sĩ tài
trợ thông qua tổ chức Swisscontact. Nói về ĐTN theo NLTH, William E.Blank là
ngƣời đƣa ra một cách hệ thống các quan niệm về phƣơng thức đào tạo trên, nhƣng
John Collum mới là ngƣời có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới việc phát triển các chƣơng
trình ĐTN theo NLTH ở Việt Nam. Ông cho rằng, NLTH là khả năng hoàn thành
các nhiệm vụ và công việc đạt tiêu chuẩn nghề nghiệp đã có trong thực tiễn hoạt
động nghề nghiệp. Nhƣ vậy, trong đào tạo theo NLTH thì: (1) Các tiêu chuẩn dựa
trên kết quả đầu ra (chính là các NLTH) luôn luôn đƣợc làm cơ sở cho việc lập kế
hoạch, thực hiện và đánh giá quá trình cũng nhƣ kết quả học tập; (2) Đào tạo theo
NLTH gắn rất chặt chẽ với nhu cầu của ngƣời sử dụng lao động và các tiêu chuẩn

công nghiệp.
Ở nƣớc ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về đào tạo/dạy học dựa
trên NLTH của các tác giả nhƣ: Nguyễn Minh Đƣờng, Nguyễn Đăng Trụ, Nguyễn
Đức Trí... Ngoài ra cũng có nhiều đề tài luận văn thạc sĩ giáo dục đã nghiên cứu về
vấn đề này nhƣ của các tác giả: Nguyễn Thị Phong (2006): TCDH theo định hướng
NLTH cho môn học kỹ thuật số tại trường Trung học kỹ thuật nghiệp vụ Thủ Đức.
Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSPKT TPHCM; Nguyễn Văn Lực


8
(2009): TCDH thực hành nghề điện công nghiệp theo hướng nâng cao NLTH tại
trường CĐNNha Trang. Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, Trƣờng ĐHSPKT
TPHCM.Tất cả đều góp phần to lớn mở đƣờng cho việc áp dụng phƣơng thức
ĐTNdựa trênNLTHtại Việt Nam.
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Năng lực
a) Khái niệm năng lực
Năng lực là tổng hợp của các kỹ năng (skills), kiến thức (knowledge) và thái độ
(attitudes) của một ngƣời để thực hiện tốt công việc đƣợc giao [10, tr.340]. Một
ngƣời đƣợc xem là có năng lực khi họ có kiến thức, kỹ năng và thái độ cầ n thiế t để
thực hiện công việc an toàn và hiệu quả [24, tr.8].
Năng lực là khả năng thực hiện một nhiệm vụ trọn vẹn, đạt chuẩn kỹ năng tƣơng
ứng với ngƣỡng quy định khi bƣớc vào TTLĐ. Tiếp thu năng lực đòi hỏi phải tiếp
nhận một khối lƣợng tích hợp các kiến thức, kỹ năng và thái độ. Nhƣ vậy, năng lực
hoàn toàn không đồng nhất với việc thực hiện thành thạo một động tác, một thao tác
hay một quá trình giản đơn [35, tr.129].
Theo Từ điển Giáo dục học, năng lực là khả năng của một con ngƣời hoàn thành
đƣợc những nhiệm vụ phức tạp, việc hoàn thành này đòi hỏi phải thi hành một số
lƣợng lớn thao tác đối với những nhiệm vụ mà ngƣời ta thƣờng gặp trong khi thực
hành một nghề [17, tr.272].

Năng lực còn đƣợc hiểu là một thuộc tính nhân cách phức hợp, nó bao gồm kỹ
năng, kỹ xảo cần thiết, đƣợc định hình trên cơ sở kiến thức, đƣợc gắn bó đa dạng
với động cơ và thói quen tƣơng ứng, làm cho ngƣời học có thể đáp ứng đƣợc những
yêu cầu đặt ra trong công việc.
Năng lực là khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và thái độ vào thực hiện
một công việc có hiệu quả trong những điều kiện nhất định. Mỗi một cá nhân có các
những khả năng/tiềm năng ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên theo quan niệm đào
tạo nghề theo NLTH thì mọi HS học nghề đều có thể học đạt đến một trình độ thông
thạo (Mastery learning) cho một nghề nhất định. Do đó trong ĐTN chúng ta cần tạo


9
mọi điều kiện về sƣ phạm và cơ sở vật chất để ngƣời học đạt yêu cầu của nơi sử
dụng lao động [27, tr.16].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam [tập III, tr.41], năng lực là đặc điểm của cá
nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể thực hiện một cách thành thục và
chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó. Năng lực gắn liền với những
phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân. Năng lực có thể
phát triển trên cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lý của con ngƣời), song không phải
là bẩm sinh mà là kết quả của phát triển xã hội và con ngƣời.
Dƣới góc độ Tâm lý học, năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá
nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trƣng của một hoạt động nhất định nhằm
đảmbảo cho hoạt động đó đạt kết quả tốt.
Theo P.A. Ruđich, năng lực là tính chất tâm sinh lý của con ngƣời chi phối quá
trình tiếp thu các kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo cũng nhƣ hiệu quả thực hiện một
hoạt động nhất định [18, tr.15].
Theo De Ketele (1995): Năng lực là một tập hợp trật tự các kỹ năng (các hoạt
động) tác động lên các nội dung trong một loại tình huống cho trƣớc để giải quyết
vấn đề do tình huống này đặt ra [18, tr.15].
Xavier Roegiers (1996) cũng có quan điểm cho rằng năng lực mang tính tích

hợp: Năng lực là sự tích hợp các động tác một cách tự nhiên lên các nội dung trong
một loại tình huống cho trƣớc để giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra.
Theo Bernd Meier [11, tr.67] thì năng lực đƣợc hiểu là những khả năng và kỹ
xảo học đƣợc hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng
nhƣ sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn
đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt (Weinert,
2001).Nhƣ vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lý phức hợp, là điểm hội tụ của
nhiều yếu tố nhƣ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành
động và trách nhiệm. Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động. Năng
lực hành động là một loại năng lực, nhƣng khi nói phát triển năng lực ngƣời ta cũng
hiểu đồng thời là phát triển năng lực hành động. Năng lực là khả năng thực hiện có


10
trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong
những tình huống thay đổi thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên
cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng nhƣ sự sẵn sàng hành động.
Trong lĩnh vực ĐTN, năng lực đƣợc hiểu là sự tổ hợp/tích hợp của kiến thức, kỹ
năng và thái độ thực hiện nhiệm vụ một cách thành công theo chuẩn xác định [19,
tr.34]. Với ý nghĩa đó, năng lực còn đƣợc gọi là năng lực hành động, NLTH và nó
đƣợc thể hiện qua: Sự thực hiện ở một trình độ chấp nhận đƣợc của kỹ năng; tổ
chức việc hoàn thành các công việc; tuân thủ và phản ứng lại một cách thích hợp
khi có vấn đề sai hỏng; hoàn thành đầy đủ vai trò của mình theo tiến độ công việc;
vận dụng các kiến thức và kỹ năng vào các tình huống mới.
Ngoài ra, năng lực cũng có thể đƣợc hiểu là một thuộc tính nhân cách phức hợp,
nó bao gồm kỹ năng, kỹ xảo cần thiết, đƣợc định hình trên cơ sở kiến thức, đƣợc
gắn bó đa dạng với động cơ và thói quen tƣơng ứng, làm cho con ngƣời có thể đáp
ứng đƣợc những yêu cầu đặt ra trong công việc.
Một cách khái quát, có thể hiểu năng lực là phẩm chất tâm sinh lý của con ngƣời
đảm bảo thực hiện đƣợc một hoạt động nào đó.

b) Các mức độ của năng lực
Dựa vào tốc độ thực hiện hoạt động của con ngƣời và chất lƣợng sản phẩm hoạt
động, ngƣời ta chia năng lực ra ba mức: năng lực, tài năng, thiên tài. Tuy nhiên,
quan niệm và cách diễn đạt các mức độ của năng lực có sự khác nhau:
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam [tập III, tr.41]:
+ Năng lực: Là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo, tức là có thể
thực hiện một cách thành thục và chắc chắn một hay một số dạng hoạt động nào đó.
+ Tài năng: Là năng lực cao đạt đƣợc những thành tựu hoàn thiện, xuất sắc, mới
mẻ, có ý nghĩa xã hội.
+ Thiên tài: Là tài năng đặc biệt làm nên kỳ tích trong hoạt động sáng tạo, vƣợt
lên trên mức bình thƣờng.
- Theo một số nhà nghiên cứu về năng lực con ngƣời:


11
+ Năng lực là một mức độ nhất định của khả năng của con ngƣời, biểu thị khả
năng hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó (tốc độ và chất lƣợng hoạt động ở
mức trung bình, nhiều ngƣời có thể đạt tới).
+ Tài năng là mức độ cao hơn của năng lực, biểu thị sự hoàn thành một cách
sáng tạo một hoạt động nào đó.
+ Thiên tài là mức độ cao nhất của năng lực, biểu thị ở mức kiệt xuất, hoàn
chỉnh nhất trong hoạt động của những vĩ nhân trong lịch sử nhân loại.
c) Cấu trúc của năng lực
Trong lĩnh vực học tập, ngƣời ta đƣa ra cấu trúc chung của năng lực nhƣ hình sau:
Kiến thức

Năng lực
Kỹ năng

Thái độ


Hình 1.1: Cấu trúc của năng lực [19, tr.34]
Các tác giả Bernd Meier - Nguyễn Văn Cƣờng mô tả cấu trúc chung của năng
lực là sự kết hợp của bốn năng lực thành phần gồm: Năng lực chuyên môn, năng lực
phƣơng pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể [11, tr.68-71]. Trong đó:
- Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện
các nhiệm vụ chuyên môn cũng nhƣ khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một
cách độc lập, có phƣơng pháp và chính xác về mặt chuyên môn. Nó đƣợc tiếp
nhận qua việc học nội dung chuyên môn và chủ yếu gắn với các khả năng nhận
thức và tâm lý vận động.
- Năng lực phƣơng pháp (Methodical competency): Là khả năng đối với những
hành động có kế hoạch, định hƣớng mục đích trong việc giải quyết các nhiệm vụ và
vấn đề. Năng lực phƣơng pháp bao gồm năng lực phƣơng pháp chung và phƣơng
pháp chuyên môn. Trung tâm của phƣơng pháp nhận thức là những khả năng tiếp
nhận, xử lý, đánh giá, truyền thụ và trình bày tri thức. Nó đƣợc tiếp nhận qua việc
học phƣơng pháp luận - giải quyết vấn đề.


12
- Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt đƣợc mục đích trong
những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội cũng nhƣ trong những nhiệm vụ khác
nhau trong sự phối hợp chặt chẽ với những thành viên khác. Nó đƣợc tiếp nhận qua
việc học giao tiếp.
- Năng lực cá thể (Individual competency): Là khả năng xác định, đánh giá đƣợc
những cơ hội phát triển cũng nhƣ những giới hạn của cá nhân, phát triển năng
khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn
giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử. Nó đƣợc tiếp
nhận qua việc học cảm xúc, đạo đức và liên quan đến tƣ duy và hành động tự chịu
trách nhiệm.
Năng lực

chuyên môn

Năng
lực
phương
pháp

Năng
lực cá
thể

Năng lực
xã hội

Hình 1.2: Các thành phần của năng lực [11, tr.68]
Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy, giáo dục định hƣớng năng lực
không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng
chuyên môn mà còn phát triển năng lực phƣơng pháp, năng lực xã hội và năng lực
cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng
lực hành động đƣợc hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này.
1.2.2 Năng lực thực hiện
“Năng lực thực hiện” hay “năng lực hành nghề” là thuật ngữ đƣợc dịch từ tiếng
Anh: “Competence” hoặc “Competency”. Ví dụ “Competecy Based Training, viết
tắt là CBT” có thể đƣợc hiểu là “Đào tạo theo NLTH”. Có nhiều khái niệm khác
nhau về NLTH [30, tr.24-26]:


×