Chuyªn ®Ò thùc tËp
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, trong nền kinh tế thi trường thì các doanh nghiệp các doanh nghiệp
luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, muốn tồn tại và phát triển thì phải thay
đổi. Sự thay đổi dẫn đến sự phát triển, thay đổi để phù hợp với môi trường kinh
doanh, để chiếm lĩnh thị phần, xây dựng vị thế cho mình. Muốn vậy buộc các doanh
nghiệp phải xây dựng cho mình lợi thế cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển.
Hiện nay, nước ta đã gia nhập vào WTO với nhiều thuận lợi cũng như thách
thức đặt ra cho các doanh nghiệp. Chỉ có các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh
mới tồn tại và phát triển trên thị trường. trong môi trường như vậy doanh nghiệp phải
đưa ra được những biện pháp nhằm xây dựng cho mình lợi thế cạnh tranh so với các
đối thủ, thì doanh nghiệp mới có chỗ đứng trên thi trường. Đây là xu hướng của các
doanh nghiệp nói chung và của công ty cổ phần thương mại miền núi phú thọ nói
riêng. Đó là lý do em chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của công ty cổ phần thương mại miền núi phú thọ”
Chuyên đề gồm 3 chương
Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần thương mại miền núi phú thọ
Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
1
Chuyªn ®Ò thùc tËp
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ
I. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ.
1. Giới thiệu chung.
- Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Thương Mại Miền Núi Phú Thọ.
- Tên viết tắt : PHUTHO MOT - JSC
- Tên tiếng anh: Phu Tho Moutai Trading Joint Stock Company
- Điện thoại : (0210) 821 329
- Fax : (0210) 821 239/ 821 356
- Địa chỉ : Số nhà 68, Phố Bạch Đằng, Phường Âu Cơ, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh
Phú Thọ.
* Ngành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh các hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dung: Hàng công nghệ phẩm,
thực phẩm công nghệ, nông sản thự phẩm, vật liệu xây dựng, chất đốt, vật tư nông
nghiệp, nghuên liệu giấy sợi ngắn, sợi dài,thuốc lá, vật tư công nghiệp hoá chất, máy
móc thiết bị,phụ tùng điệ máy,vật liệu điện, tinh dầu bột cây vàng đắng, các loại
giống nông sản phục vụ nông nghiệp lâm nghiệp, thuỷ sản; khoáng sản; thiết bị văn
phòng;
- Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa và quốc tế;
- Kinh doanh du lịch khách sạn;kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát;
- Sản xuất chế biến hàng nông sản, thực phẩm;
- Sản xuất chế biến gỗ, băm chặt mảnh từ gỗ tre nứa các loại;
- Sản xuất kinh doanh muối iốt;
- Kinh doanh vận tải hàng hoá đường bộ;
- Thi công xây lắp các công trình giao thông,thuỷ lợi, cấp thoát nước, hạ tầng và dân
dụng;
- Kinh doanh hang hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng;
- Kinh doanh xuất nhập khẩu( hang nông thuỷ sản, hang thủ công mỹ nghệ, hang may
mặc, nguyên liệu giấy sợi ngắn, sợi dài; vật tư công nghệ hoá chất, máy móc thiết bị);
2
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Đại lý, kinh doanh xăng dầu, mỡ ga hoá lỏng;
- Dịch vụ giới thiệu người đi xuất khẩu lao động có thời hạn./.
2. Lịch sử hình thành và phát triển.
- Thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-TU ngày 16/04/1998 của ban thường vụ Tỉnh uỷ
Phú Thọ. Uỷ ban nhân dân tỉnh ra quyết định số 1511/QĐ-UB ngày 25/07/1998 về
việc đổi tên Công ty thương mại Thanh Hoà thành Công ty Thương mạ tổng hợp Phú
Thọ II và chuyển trụ sở của công ty điến thị xã phú thọ và quyết định số 1512/QĐ-
UB ngày 25/07/1998 của UBND tỉnh _Phú Thọ về việc sát nhập Công ty Thượng mại
Phong Châu vào công ty Thương mại tổng hợp Tỉnh Phú Thọ sang Công ty Thượng
mại tổng hợp Phú Thọ II.
- Thực hiện Nghị quyết số 14/NQ-TU ngày 10/09/2002 của ban thường vụ Tỉnh uỷ
Phú Thọ. Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ra quyết dịnh số 4291/QĐ-UB ngày
04/12/2002 về việc đổi tên và giao nhiệm vụ bổ xung ngành nghề cho công ty
Thương mại tổng hợp Phú Thọ II:
Đổi tên Công ty Thương mại tổng hợp Phú Thọ II thành Công ty Thương mại miền
núi Phú Thọ.
Chuyển giao quyền quản lý điều hành các cửa hàng Thương mại Thanh Sơn và Cửa
hàng Tam Thanh từ Công ty Thương mại tổng hợp Tỉnh sang cho Công ty Thương
mại miền núi Phú Thọ.
Chuyển giao toàn bộ nhiệm vụ phục vụ các mặt hàng chính sách của Công ty Thương
mại tổng hợp Tỉnh Phú Thọ cho công ty Thương mại miền núi Phú Thọ.
- Căn cứ quyết định số 1456/2005/QD-CT ngày 07/06/2005 của UBND Tỉnh Phú
Thọ về việc điều chỉnh hình thức sắp xếp, chuyển đổi Công ty Thương mại Miền Núi
Phú Thọ.Hình thức sắp xếp, chuyển đổi trước đây là Công ty TNHH một thành viên
nay điều chỉnh lại sang công ty cổ phần.
- Công ty cổ phần Thương mại miền núi Phú Thọ được thành lập và đi vào hoạt động
theo quyết định số 3665/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBNDTỉnh Phú Thọ về
việc phê duyệt phương án và chuyển đổi Công ty Thương mại miền núi Phú Thọ
thành Công ty cổ phần.
3
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Từ khi công ty được thành lập cho điến nay công ty đã chải qua nhiều giai
đoạn.Công ty đang dần lớn mạnh và trưởng thành, đã đạt được rất nhiều thành tựu
lớn góp phần chung vào sự phát triển .
II. Chức năng nhiệm vụ của Công ty CPTM miền núi Phú Thọ.
1. Cơ cấu tổ chức.
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và địa bàn hoạt động của công ty.
Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của từng địa phượng.
Để đáp ứng với nhiệm vụ chính trị của đơn vị Công ty bố trí sắp xếp tổ chức bộ máy
và mạng lưới tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình sau:
Bảng 1: Mạng lưới tổ chức kinh doanh.
Cty TM tổng
hợp Phú Thọ
II
Cty TM
miền núi
Phú Thọ
Cty CPTM
miền núi
Phú Thọ
Ghi chú
Tổng số CNVC-LĐ 158 230 125
Hội đồng quản trị 0 0 5
Ban kiểm soát 0 0 3
Ban giám đốc Công ty 3 3 3
Khối văn phòng Công ty 5 phòng 5 phòng 5 phòng
Phòng TCHC x x x
Phòn kế hoạch NVụ x x x
Phòng xuất nhập khẩu x x x
Trạm thu mua NLS x x x
Các đơn vị cơ sở 13 đơn vị 13 đơn vị 13 đơn vị
C/H Tmại Phú thọ số1 x x x
C/H Tmại Phú thọ số2 x 0 0 CPHoá
C/H TmạiTH Thanh Ba x x x
C/H Tmại TH Đoan Hùng x x x
C/H Tmại TH Hạ Hoà x x x
C/H Tmại TH Cẩm Khê x x x
C/H Tmại TH Yên Lập x x x
C/H Tmại TH Tam Thanh x x x
C/H Tmại TH Thanh Sơn x x x
Chi nhánh TM Lào Cai x x x
Chi nhánh TM Hà Nội x x x
Chi nhánh TM HCM x x x
XN sản xuất muối iốt x x x
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Với bộ máy tổ chức, mạng lưới kinh doanh khắp các huyện thị trong tỉnh (12 huyện) đội
ngũ công nhân viên chức – lao động lành nghề, các quầy bán lẽ, điểm bán đại lý rộng
4
Chuyªn ®Ò thùc tËp
khắp và có khách hang truyền thống thuỷ chung cho nên công ty đã hoàn thành tốt và
vượt chỉ tiêu đề ra hang năm, giúp cho công ty ngày càng lớn mạnh và phát triển.
Với cơ cấu tổ chức được xây dựng và sắp xếp một cách phù hợp. Hiện tại, cơ cấu tổ
chức gồm có Hội đồ quản trị gồm có :
Chủ tịch Hội đồng quản trị-Giám đốc: NGUYỄN VĂN QUÝ
Và hội đồng gồm các cổ đông sang lập:
Bảng 2: Cổ đông sáng lập.
Số
TT
Tên cổ đông sáng lập
Nơi đăng ký hộ khẩu thường
chú đối với cá nhân
hoặc địa chỉ trụ sở chính đối
với tổ chức
Số
cổ phần
Ghi
chú
1.
Người quản lý phần vốn
nhànước tại DN
Nguyễn Văn Quý
Thị trấn Đoan Hùng,
H.Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ 226.585
Mệnh
giá mỗi
cổ phần
2. Nguyển Văn Quý
Thị trấn Đoan Hùng,
H.Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ 7.138 10.000 đ
3. Phan Tiến Nhạc
Thị trấn Phong Châu,
H.Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ 17.900
4. Nguyển Thuỳ Nhung
P .Âu Cơ, Thị Xã Phú Thọ,
Tỉnh Phú Thọ 10.639
5. Nguyễn Văn Hà
Thị trấn Lâm Thao,
H.Lâm Thao, Tỉnh Phú Thọ 33.380
6. Phạm Văn Cường
Thị trấn Phong Châu,
H.Phù Ninh, Tỉnh Phú Thọ 2.800
7. Dương Thị Tỵ
Thị trấn Đoan Hùng,
H.Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ 24.090
Ban lãnh đạo bao gồm giám đốc và các phó giám đốc, bộ phận quản lý và điều hành
với 6 phòng ban chức năng và 13 đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh trực thuộc:
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Tổ chức công ty CPTM miền núi Phú Thọ.
5
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
TCHC
Phòng
KT-TV
Phòng
KD
Ban kiểm
soát
C/H
TMại
Phú
Thọ
Số 1
C/H
TMại
Phú
Thọ
Số 2
C/H
TMại
TH
Thanh
Ba
C/H
TMại
TH
Đoan
Hùng
C/H
TMại
TH
Hạ
Hòa
C/H
TMại
TH
Cẩm
Khê
C/H
TMại
TH
Yên
Lập
C/H
TMại
TH
Tam
Thanh
C/H
TMại
TH
Thanh
Sơn
Chi
nhánh
TM
Lào
Cai
Chi
nhánh
TM
Hà
Nội
Chi
nhánh
TM
HCM
XN
SX
Muối
Iốt
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Hoạt động của mô hình theo cơ cấu chức năng kết hợp với trực tiếp dựa trên chế độ
mộ thủ trưởng.Vì vậy ở mỗi cấp quản lý, các quyết định chức năng đều tập trung cho
người lãnh đạo trực tuyến. Do đó, các nghiên cứu từng mảng hoạt động của các nhân
viên quản lý nghiệp vụ và của các phòng ban chức năng đều do truởng phòng chức
năng giải quyết. Họ chịu trách nhiệm chuẩn bị các quyết định, lựa chọn các phương
án tối ưu và đề nghị lên lãnh đạo để ra quyết định cuối cùng. Sau đó ban lãnh đạo sẽ
hướng dẫn và thực hiện theo các quyết định này đến các bộ phận trong tổ chức.
* Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban giám đốc gồm:
+ Giám đốc :chỉ đạo chung tất cả các hoạt động của công ty.
+ 01 Phó giám đốc phụ trách tổ chức và các đoàn thể.
+ 01 Phó giám đốc phụ trách kinh doanh và tài chính.
- Phòng tổ chức hành chính: nhiệm vụ chỉ đạo về công tác tổ chức, đoàn thể- chính
quyền( con người, lao động, theo dõi nộp bảo hiểm, thi đua)
- Phòng kinh doanh: chỉ đạo các kế hoạch kinh doanh, tổ chức kinh doanh phân bổ kế
hoạch cho các cửa hang, các mặt hang chính sách miền núi có trợ giá trợ cước vận
chuyển.Ngoài ra còn kinh doanh các mặt hang bán buôn cho các cơ quan- xí nghiệp,
các nhà máy, các đơn vị quốc phòng.
6
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Phòng Kế toán tài vụ : chỉ đạo công tác tài chính kế toán, các chứng từ các tài khoản
kế toán, hạch toán báo sổ về công ty, theo dõi thực hiện hang chính sách miền núi. Hoá
đơn chứng từ, xác nhận của chính quyền địa phượng, theo dõi kinh doanh, lỗ, lãi, nộp
thuế, nộp bảo hiểm xã hội, nộp ngân sách.
- Ban kiểm soát : Do công ty bầu ra và lập thành gồm 3 thành viên có nhiệm vụ giám
sát , kiểm soát hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty.
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty.
2.1. Chức năng.
Tổ chức kinh doanh các ngành hàng:Công nghệ phẩm, kim khí điện máy, thực phẩm
công nghệ, hang nông sản, lâm sản, chất đốt, vật tư hoá chất, vật tư nông nghiệp,
hang ăn ướng giải khát, khách sạn nhà ngỉ, dịch vụ, nguyên liệu giấy, thuốc lá, kinh
doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh vận tải đường bộ, xây lắp thuỷ lợi, kinh doanh du
lịch lữ hành nội địa và quốc tế…nhằm phục vụ cho sản xuất, đời sống của nhân dân
trên địa bàn, góp phần ổn định giá cả, bảo đảm kinh doanhcó hiệu quả, thực hiện
nghĩa vụ ngân sách theo luật định, bảo toàn và tăng trưởng vốn và đảm bảo từng
bước nâng cao đời sống cho CNVC-LĐ trong đơn vị.
2.2. Nhiệm vụ.
+ Tổ chức nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, phát triển thị trường lưu thông
hang hoá
+ Bảo đảm cung ứng đầy đử các mặt hàng chính sách cho đồng bào miền núi, bán các
mặt hàng chính sách cho đồng bào miền núi, bán các mặt hàng thiết yếu cơ bản cho
nhân dân, tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất.
+ Bảo đảm hạch toán đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thông tin kinh tế kịp thời,
chính xác, quyết toán tài chính dung chế độ
III. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật.
1. Sản phẩm, thị trường, khách hàng.
Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác Công ty cổ phần thương mại miền núi phú
thọ cũng có sản phẩm cụ thể là các sản phẩm được chế biến từ nông lâm sản, thực
7
Chuyªn ®Ò thùc tËp
phẩm ,các sản phẩm chế biến từ gỗ như :Tủ gỗ với nhiều kiểu dáng và chất liệu gỗ
khác nhau;nguyên liệu giấy( tre và nứa),muối iốt, bột canh iốt, magi iốt. các loại sản
phẩm do công ty sản xuất ra được bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Ngoài sản xuất các sản phẩm cụ thể ra công ty còn là một doanh nghiệp hoat động
trong lĩnh vực thương mại, đặc điểm của hoạt động thương mại đó là hoạt động mua
và bán các sản phẩm hang hoá trên thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh. Với các hang
hoá mà công ty kinh doanh đó là các loại hang hoá: vận tải hang hoá đường bộ, hang
hoá phục vụ sản xuất và tiêu dung(hàng công nghệ phẩm, thực phẩm công nghệ, nông
sản thực phẩm, vật liệu xây dựng,chất đốt,vật tư nông nghiệp, phân bón, nguyên liệu
giấy sợi ngắn,sợi dài, thuốc lá, vật tư công ngiệp hoá chất, máy móc thiết bị,phụ tùng
điện máy,vật liệu điện, tinh dầu bột cây vàng đắng, các loại giấy, nông sản phục vụ
nông nghiệp, lâm ngiệp, thuỷ sản, khoáng sản, thiết bị văn phòng) xăng dầu,muối iốt,
bột canh iốt, magi iốt, các mặt hang ăn uống và giải khát.
Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên thông qua việc mua và bán các sản
phẩm trên để đem lại lợi nhuận ,mang lại nguồn thu cho công ty. Công ty kinh doanh
hang hoá trên thị trường trong tỉnh và ngoài tỉnh, đồng thời Công ty cũng kinh doanh
xuất nhập khẩu
-Xuất khẩu: hàng nông, thuỷ sản, hang thủ công mỹ nghệ, hang may mặc;
-Nhập khẩu: Nguyên liệu giấy sợi ngắn, sợi dài, vật tư công nghệ hoá chất, máy móc
thiết bị. ngoài ra công ty còn mở dịch vụ giới thiệu người đi xuất khẩu lao dộng có
thời hạn ở một số nước như: Đài Loan, hàn quốc…
* Khách hàng của công ty là người tiêu dùng trong tỉnh, với mạng lưới bán hang có ở
tất cả các huỵên phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.ngoài ra còn có khách hang ở các
nơi khác , ở các tỉnh lân cận có nhu cầu mua các loại hang hoá, sản phẩm của công
ty.Công ty cung cấp đã cung cấp muối iốt, magi iốt, muối iốt đến khắp các tỉnh ở
miền Bắc.Công ty cũng đã xuất khẩu một số hang hoá ra nước ngoài và đang tìm
kiếm khách hang ở ngoài nước, mở rộng thị trường.
* Thị trường: Phú thọ là một tỉnh gần trung tâm thương mại Hà nội-thị trường lớn
của cả nước - là lợi thế góp phần tích cực cho thị trường phú Thọ phát triển thành
trung tâm thương mại lớn của cả vùng phía Bắc.
8
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Phú thọ có khu công nghiệp tập trung sản xuất hang hoá lớn nhất khu vực phía Bắc
Hà Nội, hang hoá có chất lượng như: hoá chất, giấy, phân bón, vật liệu xây dựng, ắc
qui… phục vụ tiêu dùng cho nhân dân cả nước và xuất khẩu.
Phú thọ là một tinh miền núi, trung du, địa bàn rộng bị chia cắt giữa các vùng, sản
xuất hang hoá phẩm cấp thấp, khối lượng nhỏ, chủ yếu sản xuất tự cung tự cấp.
Với những đặc điểm của thị trường Phú thọ nói trên thì thị trường phú thọ hiện nay
có sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt. Đặc biệt là hoạt động thương mại trên thị
trường gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt nhất là hiên nay nước ta đã gia nhập WTO
bên cạnh những thuận lợi là rất nhiều thách thức. Thị trường Phú thọ hiện nay có
nhiều biến động do sự tác động của nhiều yếu tố, ngoài những yếu tố tác động bên
ngoài thì còn có những nhân tố bên trong tỉnh như trong một số năm gần đây thiên tai
lũ lụt sảy ra nhiều, đời sống người dân còn thấp , thu nhập chua cao.
Hiện nay trên thị trường có sự cạnh tranh gay gắt bởi có rất nhiều công ty tư nhân,
Công ty lên doanh, hộ kinh doanh cá thể … hoạt động kinh doanh nên sự cạnh tranh
gay gắt hơn bởi các công ty tư nhân, Công ty liên doanh, Cá nhân họ có vốn và hoạt
động độc lập nên có nhiều lợi thế kinh doanh . Nên hiện nay công ty gặp phả sự cạnh
tranh gay gắt của rất nhiều công ty bên ngoài.
2. Trang thiết bị cơ sở vật chất.
Công ty cổ phần thương mại miền núi Phú thọ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực
thương mại đồng thời sản xuất muối iốt, bột canh iốt, magi iốt, sản xuất chế biến
nông lâm sản, thực phẩm, sản xuất chế biến gỗ, băm chăt mảnh từ gỗ tre nứa các loại
với máy móc thiết bị, cơ sở vật chất với công nghệ và các qui trình công nghệ đảm
bảo chất lượng đáp ứng tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Công ty đang quản lý tổng diện tích đát đai là: 29.172,7m2
- 01 Khách sạn nhà nghỉ ở thị xã phú thọ.
- 01Nhà hang bán đồ ăn uống.
- Xí nghiệp sản xuất muối iốt ở thị xã Phú Thọ, Lâm Thao,Phù Ninh (tổng số 28) với
thiết bị bao gồm:
+ Máy đóng gói
+ Máy trộn iốt
+ Nhà kho chứa muối iốt
9
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Các quầy bán hàng chính sách và bán đại lý của Công ty
- Ngoài ra cửa hàng Thương mại Tổng hợp trực thuộc Công ty, các cửa hàng Thương
mại tổng hợp và xí nghiệp còn có các quầy bán lẻ, các điểm bán đại lý ở các cụm, các
xã.
Bảng 3: Các quầy bán lẻ, các đại lý.
Đơn vị Tổng số
TĐó quầy
bán lẻ
Điểm bán
đại lý
1- C/H TMTH Thanh Ba 21 01 20
2- C/H TMTH Đoan Hùng 29 01 28
3- C/H TMTH Hạ Hoà 31 01 30
4- C/H TMTH Cẩm Khê 27 11 26
5- C/H TMTH Yên Lập 21 03 18
6- C/H TMTH Tam thanh
TĐó: - Thanh Thuỷ
- Tam Nông
35 03 32
15 01 14
20 02 18
7- C/H TMTH Thanh Sơn
TĐó: - Thanh Thuỷ
- Tam Nông
42 02 40
25 02 23
17 - 17
8- Xí nghiệp sản xuất muối iốt
TĐó: - Thị xã Phú Thọ
- Lâm Thao
- Phù Ninh
28 01 27
03 01 02
07 - 07
18 - 18
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
3. Nguyên vật liệu.
Công ty cổ phần thương mại miền núi phú thọ sản xuất muối iốt, bột canh iốt, magi
iốt với nguyên liệu là muối trắng,…
các loại tre nứa, gỗ các loại ,các loại nông lâm sản, thực phẩm( sắn tươi, gạo, rau quả
các loại,…) ; các loại gỗ như gỗ soan, gỗ mít, xà cừ… đươc dùng để sản xuất và chế
biến thành các sản phẩm từ gỗ.
4. Lao động.
Đội ngũ lao động của công ty cổ phần thương mại miền núi Phú thọ hiện nay có tất cả
125 cán bộ công nhân viên. với đội ngũ công nhân viên được đào tạo chính quy, có kinh
nghiệm nhiều năm trong hoạt động kinh doanh thương mại,có uy tín với nhiều người
tiêu dùng và nhân dân, có nhiều bạn hàng , khách hang truyền thống và có nhiều kinh
10
Chuyªn ®Ò thùc tËp
nghiệm trong việc tổ chức bán các mặt hang chính sách, tổ chức thu mua hang nông sản
được nhân dân tín nhiệm.
Bảng 4: Tổng hợp hiện trạng và sử dụng cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật,
nghiệp vụ năm 2007.
Ngành nghề
Cán bộ
quản lý
Cán bộ chuyên môn
kỹ thuật nghiệp vụ
Tổng số CB
CNV-LĐ
Số
lượng
Tổng số 39 96 125
Trong đó
Nữ 12 57 69
Trình độ
chuyên môn
ĐH 10 0 10
CĐ 15 25 40
TH 04 40 44
SC 0 31 31
Trình độ
Ngoại ngữ
C.Chỉ A,B 30 55 85
C.Chỉ C 09 0 09
Độ
tuổi
< 35 06 68 74
35-50 20 36 56
>50 11 0 11
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Công ty khai thác và sự dụng lao động hợp lý, phát huy năng lực và tiềm năng sang
tạo của cán bộ CNV-LĐ. Bố trí sắp xếp lao động đúng người đúng việc và luôn chú
trọng đến công tác xây dựng đị ngũ cán bộ chuyên môn tinh thông về ngiệp vụ có đạo
đức, giỏi về chuyên môn và có tâm huyết với công ty.
Công ty luôn có những chính sách nhằm cải thiện đời sống cho người lao động. thu
nhạp bình quân hàng năm luôn tăng cao hơn cá năm trước.
Bảng 5: Thu nhập bình quân người lao động hàng năm.
Năm ĐVT 2003 2004 2005 2006 2007 KH 2008
Thu nhập bình quân 1000 700 750 975 1050 1250 1300
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Hiện nay lượng lao động có giảm đi gần một nửa so với nhưng năm trước nhưng đội
ngũ cán bộ CNVC-LĐ lại có trình độ chuyên môn cao hơn, có khả năng đảm nhiệm
những công việc một cách tốt hơn, hoạt động có hiệu quả.
11
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Bảng 6: Thống kê lao động hàng năm.
Năm 2004 2005 2006 2007
KH
2008
Số Lượng 147 158 230 125 130
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua đó chúng ta có thể thấy được hiện nay Công ty cổ phần thương mại miền núi
Phú thọ có một đội ngũ cán bộ CNVC-LĐ lành nghề, được đào tạo chính qui, có kinh
nghiệm nhiều năm và có uy tín với người tiêu dùng và nhân dân.
5. Vốn sản xuất kinh doanh.
* Bao gồm:
- Vốn được nhà nước giao
- Vốn do các cổ đông đóng góp
- Phần lợi nhuận sau thuế được bổ xung
- Các nguồn vốn khác
* Hiện nay theo như cơ cấu trên thì lượng vốn điều lệ :5.664.615.000 đồng.
- Vốn nhà nước: 5.664.615.070 đồng
-Các nguồn vốn khác: 28.949.736.920đồng
* Phân theo cơ cấu:
- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 4.126.827.045 đồng
- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: 24.822.909.875 đồng
+ Vốn điều lệ :5.664.615.070 đồng
+ Cơ cấu vốn theo sở hữu của các cổ đông: vốn điều lệ được chia thành 566.462 cổ
phần.
Trong đó:
- Vốn thuộc sở hữu nhà nước chiếm 40% vốn điều lệ bằng 2.390.469.640 đồng
- Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông là các tổ chức, cá nhân chiếm 60% vốn điều lệ
bằng 3.585.704.460 đồng
Trong đó:
+ cổ phần ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp chiếm 36,3% vốn điều lệ
bằng 2.169.351.198 đồng
+ Cổ phần bán đấu giá công khai chiếm 23,7% vốn điều lệ bằng 1.416.353.262 đồng
12
Chuyªn ®Ò thùc tËp
6. Chiến lược kinh doanh.
Trong điều kiện nước ta chính thức ra nhập WTO, nền kinh tế đất nước và môi
trường kinh doanh sẽ có nhiều cơ hội phát triển. Đứng trước nhiều cơ hội và thách
thức, đặc biệt là trong hoạt đông thượng mại đứng trước nhiều cơ hội và nảy sinh
nhiều thách thức mới, môi trường cạnh tranh quyết liệt hơn.
Với những đặc điểm đó Công ty cổ phần thương mại miền núi Phú Thọ đã xác đinh
rã chiến lược và mục tiêu của mình đó là:
- Sắp xếp lại bộ máy tổ chức, mở rộng mạng lưới TM DL DV trên địa bàn tỉnh đáp
ứng nhu cầu phuc vụ cho sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.
- Tập trung phát triển nhanh thị trường, ổn định giá cả, khuyến khích các tổ chức, các
thành phần kinh tế tham gia hoạt động xuát khẩu, tăng tỷ trọng xuất khẩu trực tiệp,
đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH, từng bước hội nhập thị trường trong nước, khu vực và
quốc tế.
- Thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, xúc tiến xây dựng các quy hoạch
chi tiết, các dự án triển khai khu du lịch trọng điểm. Thực hiện xã hội hoá về du lịch
trọng điểm của quốc gia.
- Không ngừng mở rộng chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm
nhiều khách hàng mới…
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
THƯƠNG MẠI MIỀN NÚI PHÚ THỌ
I. Một số lý luận cơ bản về cạnh tranh.
1. Khái niệm cạnh tranh.
Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có
nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh
nghiệp, phạm vi nghành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia
vv..điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp
hay ở quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn
tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một
quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân vv.
13
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Theo K. Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư
bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ
nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh
tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó
hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch
giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hành hoá dưới giá trị của nó
nhưng vân thu đựơc lợi nhuận.
- Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992 ở Anh) thì cạnh tranh trong cơ chế thị
trường được định nghĩa là " Sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm
giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt
động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà
kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các
điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất.
- Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học
(xuất bản lần thứ 12) cho. Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh
nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho
cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).
Ba tác giả Mỹ khác là D.Begg, S. Fischer và R. Dornbusch cũng cho cạnh tranh là
cạnh là cạnh tranh hoàn hảo, các tác giả này viết. Một cạnh tranh hoàn hảo, là nghành
trong đó mọi người đều tin rằng hành động của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị
trường, phải có nhiều người bán và nhiều người mua.
- Cùng quan điểm như trên, R.S. Pindyck và D.L Rubinfeld trong cuốn kinh tế học vĩ
mô cho rằng: Một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, hoàn thiện có rất nhiều người mua
và người bán, để cho không có người mua hoặc người bán duy nhất nào có ảnh
hưởng có ý nghĩa đối với giá cả.
- Các tác giả trong cuốn "Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh
kiểm soát độc quyền kinh doanh, thuộc sự án VIE/97/016 thì cho: Cạnh tranh có thể
được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản
xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt đựơc
14
Chuyªn ®Ò thùc tËp
một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số hoặc thị phần. Cạnh
tranh trong một môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua.
- Tác giả Nguyễn Văn Khôn trong từ điển Hán việt giải thích: “Cạnh tranh là ganh
đua hơn thua”
- Ở Phạm vi quốc gia, theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống mỹ thì.
Cạnh tranh đối với một quốc giá là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự
do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi
của thị trường Quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng đợc thu nhập thực tế của người
dân nứơc đó.
- Tại diễn đàn Liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2003 thì định
nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là" Khả năng của nước đó đạt được những
thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt đựơc các tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổn sản phẩm quốc nội (GDP) tính
trên đầu người theo thời gian.
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra các điểm
hội tụ chung sau đây.
Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi
trường cạnh tranh. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:
- Phải có nhiều chủ thể cùng nhua tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các
mục đích, mục tiên và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ
thể cùng hớng đến chiếm đoạt. Trong nền kinh tế, với chủ thể canh tranh bên bán, đó
là các loại sản phẩm tưng tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách
hàng mà các chủ thể tham gia canh tranh đều có thể làm ra và đợc người mua chấp
nhận. Còn với các chủ thể cạnh tranh bên muc là giành giật muc được các sản phẩm
theo đúng mong muốn của mình.
- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các
ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng buộc
này trong cạnh tranh kinh tế giữa các dianh nghiệp chính alf các đặc điểm nhu cầu về
sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông kệ kinh doanh ở
trên thị trường. Còn giữa người mua với người muc, hoặc giữa những người mua và
người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua.
15
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn 9
từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể
tham gia cạnh tranh). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất
định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một nghành) hoặc rộng (một nước, giữa
các nứơc)
2. Cạnh tranh trong kinh tế giữa các doanh nghiệp.
Là việc sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp
để giành lấy phần thắng, phần hơn về mình trước các doanh nghiệp khác trong quá
trình kinh doanh, bảo đảm cho foanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vũng.
- Trong nền kinh tế thị trường, trớc mỗi nhu cầu cảu những người tiêu dùng (người
muc- bên A) dới dạng các loại sản phẩn tương tự - sản phẩn thường có rất nhiều các
nhà sản xuất (người bán - bên B) tham gia đáp ứng, họ luôn phải cố gắng để giành
chiến thắng, sự cạnh tranh diễn ra là tất yếu trong môi trường luật pháp của nhà nước,
các thông lệ của thị trường và các quy luật khách quan vốn có của nó.
Sơ đồ 2.1: Các yếu tố tạo nên cạnh tranh.
16
Chuyªn ®Ò thùc tËp
3. Các loại hình cạnh tranh.
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phên ra thành nhiều loại.
* Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường
Cạnh tranh được chia thành 3 loại.
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình
với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình với gái cao nhát, còn
người mua muốn muc với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá
trình thương lượng giữ hai bên.
- Cạnh tranh giứa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan
hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay
gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lê, người mua phải chấp nhận giá cao để mua
được hàng hoá hoá mà họ cần.
- Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật
khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua.
Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép
sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.
* Căn cứ theo phạm vu nghành kinh tế
Cạnh tranh được phân thành hai loại.
17
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Cạnh tranh trong nội bộ nghành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc
cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
- Cạnh tranh giữa các nghành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các
nghành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có
sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giuqã các nghành, kết quả là hình thành tỷ
suất lợi nhuận bình quân.
* Căn cứ vào tính chất cạnh tranh: Cạnh tranh được phân thành 3 loại.
- Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Cometition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều
người bán trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên
thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là không
khác nhua về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các
doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá
sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh.
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition) Là hình thức cạnh tranh giữa
những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩn đều
mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh tranh,
người bán phảo sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung
cấp dịch vụ, ưu đãi giá cả, đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện
nay.
- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có nột hoặc
một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc
dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung
cầu.
* Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh: Cạnh tranh được chia thành 2 loại.
- Cạnh tranh lành mạnh. Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội
và đợc xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai.
- Cạnh tranh không lành mạnh. Là cạnh tranh dựa bào kẽ hổ của luật pháp, trái với
chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố
vv...)
4. Các công cụ cạnh tranh.
18
Chuyªn ®Ò thùc tËp
* Cạnh tranh sản phẩm: là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm thể hiện
mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với công dụng của
sản phẩm.
Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của
các doanh nghiệp trên thị trờng. Chất lượng sản phẩm cành cao tức là mức độ thoả
mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả năng trong
thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, mức sống của
người dân ngày càng đựơc nâng cao, tức là nhu cầu có khả năng thanh toán của người
tiêu dùng tăng lên thì sự cạnh tranh bằng giá cả đã và sẽ có xu hướng vị trí cho sự
cạnh tranh bằng chất lượng.
Chất lượng sản phẩm là tập hợp các thuộc tính của sản phẩm trong điều kiện nhất
định về kinh tế kỹ thuật. Chất lượng là một chỉ tiêu tổng hợp thể hiện ở nhiều mặt
khác nhau tính cơ lý hoá đúng như các chỉ tiêu quy định, hình dáng mầu sắc hấp dẫn.
Với mỗi loại sản phẩm khác nhau, tuy nhiên vấn đề đặt ra la doanh nghiệp phải luôn
luôn giữ vũng và không ngừng năng cao chất lượng sản phẩm. Đó là điều kiện không
thể thiết nếu doanh nghiệp muốn giành được thắng lợi trong cạnh tranh, nói một cách
khác chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Khi chất lượng
không còn được đảm bảo, không thoả mãn nhu cầu khách hàng thì ngay lập tức khách
hàng sẽ rời bỏ doanh nghiệp.
Nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc tăng khả
năng cạnh tranh thể hiện trên các giác độ.
- Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng đựơc khối lượng
hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng doanh thu,
tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh
nghiệp bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hoá
đó trên thị trường. Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí lưu
động và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng.
19
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Các yếu tố không kiểm soát được quan hệ cung cầu cường độ cạnh tranh trên thị
trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước.
Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá bán
sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, một doanh nghiệp có thể có các chính
sách định giá sau:
- Chính sách định giá thấp.
- Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thị trờng. Chính sách định giá thấp có
thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tuỳ theo tình hình sản xuất và thị trường và
đựơc chia ra các cách khác nhau.
+ Định giá thấp hơn so với thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm, doanh nghiệp
chấp nhận mức lãi thấp. Nó được ứng dụng trong trưòng hợp sản phẩm mới thâm
nhập thị trường, cần bán hàng nhan với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để cạnh tranh
với các đối thủ.
+ Định giá bán thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm: Doanh
nghiệp bị lỗ. Cách này đựơc áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời kỳ khai
trương hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn ( tương tự bán phá gia )
+ Chính sách định giá cao.
Tức là mức giá bán cao hơn mức giá thống trị trên thị trường và cao hơn giá trị sản
phẩm. Được áp dụng trong các trường hợp sau:
+ Sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó,
chưa có cơ hội để so sánh về giá áp dụng giá bán cao sau đó giảm dần.
+ Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, áp dung giá cao ( giá độc
quyền ) để thu lợi nhuận độc quyền.
+ Sản phẩm thuộc loại cao cấp, hoặc sản phẩm có chất lượng đặc biệt tốt phù hợp với
người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu.
+ Sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng mua, áp dụng giá bán
cao để thúc đẩy họ tìm sản phẩm thay thế.
+ Chính sách ổn định giá bán.
Tức là giữ nguyên giá bán theo thời kỳ và địa điểm. Chính sách này giúp doanh
nghiệp thâm nhập, giữ vũng và mở rộng thị trường.
- Chính sách định giá theo giá thị trường.
20
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Đây là cách định giá phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay tức là giá bán sản phẩm
xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó. Ở đây do không sử dụng yếu tố giá
làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng nên để tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp
tăng cường công tác tiếp thị thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí sản
xuất kinh doanh.
- Chính sách giá phân biệt.
Với cùng một loại sản phẩm nhưng doanh nghiệp định ra nhiều mức giá khác nhau
dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau:
+ Phân biệt theo lượng mưa: Mua khối lượng nhiều hoặc giảm giá hoặc hưởng chiết
khấu.
+ Phân biệt theo chất lượng: Các loại chất lượng ( 1,2,3 ) có mức giá khác nhau phục
vụ cho các nhóm đối tượng khác nhau.
+ Phân biệt theo phương thức thanh toán: Thanh toán ngay hay trả chậm, thanh toán
bằng tiền mặt hay chuyển khoản.
+ Phân biệt theo thời gian: Tại các thời điểm khác nhau, giá cả khác nhau.
- Chính sách bán phá giá.
- Định mức giá bán thấp hơn hẳn giá thị trường và thấp hơn cả giá thành sản xuất.
Mục tiêu của bán giá là tối thiểu hoá rủi ro hay thua lỗ hoặc để tiêu diệt đối thủ cạnh
tranh. Muốn đạt đựơc mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực về tài
chính, về khoa học công nghệ sản phẩm đã có uy tín trên thị trường. Bán phá giá chủ
nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều, bị cạnh tranh gay gắt, lạc hậu
không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm mang tính thời vụ, dễ hư hỏng, càng
để lâu càng lỗ lớn.
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội mức sống của người dân
không ngừng nâng cao, giá cả không còn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất của
doanh nữa nhưng nếu doanh nghiệp biết kết hợp công cụ giá với các công cụ khác thì
kết quả thu được sẽ rất to lớn.
* Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm
Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa đủ để
khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chức mạng
lướt bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến
21
Chuyªn ®Ò thùc tËp
người tiêu dùng sản phẩm ấy. Thông thường kênh tiêu thu sản phẩm của doanh
nghiệp được chia thành 4 loại sau:
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ kênh tiêu thụ sản phẩm.
A: Kênh trực tiếp ngắn, từ doanh nghiệp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng
(NTD).
B: Kênh trực tiếp dài ( từ DN tới người bán lẻ, sau đó đến tay NTD)
C: Kênh gián tiếp ngắn ( từ DN tới các đại lý, tiếp đó phân tới các người bán lẻ và
sau cùng đến tay NTD)
Bên cạnh đó, để thúc đẩy quá trình bán hàng. doanh nghiệp có thể tiến hành một loạt
các hoạt động hỗ trợ như: Tiếp thị, quảng cáo, yểm trợ bán hàng, tổ chức hội nghị
khách hàng, tham gia các tổ chức liên kết kinh tế....
Ngày nay, nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm trí
quyết định đến sự còn của doanh nghiệp trên thị trường bởi vì nó tác động đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên các khía cạnh sau:
- Tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá thông qua việc thu hút sự quan tâm của khách
hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp.
- Cải thiện vị trí hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường ( thương hiệu, chữ tín của
doanh nghiệp)
22
Chuyªn ®Ò thùc tËp
- Mở rộng quan hệ làm ăn với các đối tác trên thị trường, phối hợp với các chủ thể
trong việc chi phối thị trường, chống hàng giả.
* Cạnh tranh bằng các công cụ khác
Trách nhiệm của doanh nghiẹp đối với sản phẩm của mình không phải chấm dứt sau
khi giao hàng và nhận tiền của khách hàng bởi vì có một nguyên tắc chung kà " Ai
sản xuất thì người ssó phục vụ kỹ thuật. Tốt hơn nữa là chuẩn bị cho việc phục vụ kỹ
thuật sớm hơn việc cung cấp sản phẩm đó ra thị trường. Doanh nghiệp sẽ bán được
nhiều sản phẩm nếu khách hàng cảm thấy yên tâm rằng sản phẩm đó đảm bảo chất
lượng ngay cả khi quan hệ mua bán đã chấm dứt. Dịch vụ sau bán hàng thường áp
dụng đối với trường hợp sau:
+ Sản phẩm mang tính kỹ thuật cao.
+ Đơn giá sản phẩm cao
+ Sản phẩm đựơc bán đơn chiếc
+ Người mua không am hiểu tính năng và cách sử dụng của sản phẩm.
+ Sản phẩm chiếm lĩnh thị trường nhiều.
Nội dung của dịch vụ sau bán hàng gồm:
+ Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền lại cho khách hàng hoặc đổi lại hàng nều
sản phẩm không đúng với thoả thuận ban đầu hoặc không thoả mãn nhu cầu của họ.
+ Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định.
+ Cung cấp các dụch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổi thọ dài.
Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiếp sử
dụng. Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay chậm chễ ảnh huởng đến công
tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Yếu tố thời gian.
Những thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ làm thay đổi nhanh chóng cách
nghĩ, cách làm việc của con người, tạo thời cơ cho mỗi người, mỗi đất nước tiến
nhành về phía trước. Đối với các doanh nghiệp yếu tố quyết định trong chiến lược
kinh doanh hiện tại là tốc độ chứ không phải là yếu tố cổ truyền như nguyên vật liệu,
lao động .. muốn chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp phải biết
23
Chuyªn ®Ò thùc tËp
tổ chức nắm bắt trong tin nhanh chóng tiêu thụ để thu hồi vốn nhanh trước khi chu kỳ
sản xuất sản phẩm kết thúc.
- Cạnh tranh về thời cơ thị trường.
Doanh nghiệp nào dự báo trước thời cơ thị trường và nắm được thời cơ thị trường sẽ
có thêm điều kiện để chiến thắng trong cạnh tranh. Thời cơ thị trường thường xuất
hiện do các yếu tố sau:
+ Sự thay đổi của môi trường công nghệ.
+ Sự thay đổi về yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên.
+ Các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp.
Cạnh tranh về thời cơ thị trường thể hiện ở chỗ doanh nghiệp dự báo được những
thay đổi của thị trường, từ đó có các chính sách khai thác thị trường hợp lý và sớm
hơn các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên cạnh tranh về thời cơ thị trường cũng có thể
thể hiện ở chỗ doanh nghiệp tìm ra được những lợi thế kinh doanh, sớm đi vào khai
thác thị trường và một loạt sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ sớm bị bão hoà. Yêu
cầu này đòi hỏi phải thích ứng nhanh với những thay đổi đó.
- Thương lượng trong cạnh tranh. Đó là việc thoả thuận giữa các chủ doanh nghiệp
để chia sẻ thị trường một cách ôn hoà ( hơn là cạnh tranh gây bất lợi ) đó là việc sử
dụng các kỹ thuật tính toán của lý thuyết trò chơi. ( Theory of Game )
Chẳng hạn giữa hai doanh nghiệp I và II có thể diễn ra hai chiến lựơc: Chiêu thị ở
mức thấp và chiêu thị ở mức cao. Với hai chiến lược cạnh tranh này sẽ có kết quả thu
được như sau:
Doanh nghiệp I
II
Chiêu thị mức thấp Chiêu thị mức cao
Chiêu thị mức thấp
L1 = 120
L2 = 120
( A )
L1 = 180
L2 = 60
( B )
Chiêu thị mức cao
L2 = 60
L1 = 180
( C )
L1 = 100
L2 = 100
( D )
24
Chuyªn ®Ò thùc tËp
Với giải pháp A Trò chơi diễn ra là cả hai doanh nghiệp I và II không tiến hành chi
phí nhiều về các biện pháp chiêu thị và kết quả là cả hai thu được mức lợi nhuận
bằng nhau là L1 = L2 = 120. Còn nếu một doanh nghiệp chọn giải pháp chiêu thị tích
cực hơn doanh nghiệp kia thì sẽ tạo một kết quả là bên này được thì bên kia mất ( giải
pháp B và C 0. Rõ ràng nếu hai doanh nghiệp khong có sự thoả thuận với nhau được
thi tất yếu cả hai phải tiến hành chiến lược theo giải pháp D, là giải pháp hai bên cùng
có mức lợi nhuận bằng nhau nhưng bị mất đi một lượng không nhỉ ( 100 = 120 -20 )
cho nên tốt nhất trong trường hợp này là cả hai bên cần gặp gỡ nhau bàn bạc và thoả
thuận để chia khu vực thị trường ( để quay về giải pháp A là giải pháp có lợi nhất cho
cả hai bên ).
- Các phương pháp né tránh: Đó là cách rút lui khỏi cuộc cạnh tranh bằng việc tìm
một thị trường khác ( xa hơn, ít hiệu quả hơn vv.... thậm trí phải từ bỏ mặt hàng mà
doanh nghiệp không thể trụ được sang một mặt khác.
II. Thực trạng về khả năng cạnh tranh của công ty
1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua
Từ khi thành lập đến nay công ty đã trải qua nhiều giai đoạn cùng với những thay đổi
trong môi trường kinh doanh,với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong
công ty ,cho đến nay Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.Công ty cổ
phần thương mại miền núi phú thọ luôn luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế
hoạch , 8 năm liền hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch là đơn vị dẫn đầu trong
các phong trầo thi đua của ngành thương mại du lịch được UBND Tỉnh Phú Thọ tặng
cờ thi đua xuất sắc,nội bộ công ty đoàn kết thống nhất, quản lý tài sản tiền vốn chặt
chẽ, bảo toàn và tăng trưởng được vốn, luôn tạo việc làm và đảm bảo thu nhập cho
người lao động, thực hiện nghĩa vụ ngân sách, nộp BHXH, BHYT đầy đủ, tham gia
hoạt động xã hội từ thiện đầy đủ tích cực . Có xí nghiệp sản xuất muối iôt ,có mạng
lưới tổ chức kinh doanh rộng khắp 12 huyện thị trong tỉnh, có nhiều khách hàng
truyền thống , tổ chức thu mua nông lâm sản được nhân dân tín nhiệm.
Trông quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị thông qua việc thưc hiện các chỉ
tiêu kế hoạch hang năm đơn vị gặp rất nhiều khó khăn, thách thức xong với nỗ lực
vươn lên của tất cả CNVC – LĐ trong đơn vị, được sự quan tâm và lãnh chỉ đạo chặt
25