Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tản mạn về ảnh báo chí ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.26 KB, 6 trang )

Tản mạn về ảnh báo chí

Ảnh của Anne Bayin
Một bức ảnh hơn vạn dòng chữ. Có thể. Bạn còn nhớ vụ cháy tòa nhà
ITC ở Thành phố Hồ Chí Minh? Báo Tuổi Trẻ TP.HCM số ra hôm sau
toàn bộ trang một chỉ có manchette Tuổi Trẻ và các bức ảnh ấn tượng
xếp cạnh nhau (nội dung các bài viết ở trang trong 2, 3).
Quyết định sử dụng ảnh triệt để, táo bạo của tòa soạn trong trường hợp
này đã mang lại hiệu quả lớn lao: Tuổi Trẻ gây ấn tượng mạnh mẽ, vị
thế riêng trên sạp báo và trong mắt người đọc. Vừa thêm uy tín vừa
tăng lượng ấn bản trong ngày.

Xem các bức ảnh đoạt giải báo chí quốc tế (World Press Photo) chúng
ta dường như không tin vào mắt mình khi được thưởng thức những tác
phẩm ảnh phản ánh thế giới chân thực và sâu sắc. Những bức ảnh xuất
sắc nhất đôi khi lại là những bức ảnh cực kỳ đơn giản nhưng đời người
phóng viên ảnh may mắn lắm mới bấm máy được một lần, và không
phải ai cũng được diễm phúc “một lần” đó! Tác phẩm người tù binh
Iraq ôm con an ủi trong trại giam giữ tù binh của Jean-Marc Bouju
(phóng viên người Pháp của hãng AP – giải WPP 2004) khiến ta có thể
suy gẫm đến mọi tính chất hủy diệt, thống khổ về cuộc chiến Iraq lẫn
xúc động về tình cha con. Tác phẩm nạn nhân sóng thần châu Á của
nhiếp ảnh gia Ấn Độ Arko Datta (giải WPP 2005) phản ánh đầy đủ
tương quan mong manh giữa con người và thiên tai, nỗi đau đớn mất
mát nơi hành tinh này.

Hình ảnh các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam của nhiếp ảnh gia
Philip Jones Griffiths, Đoàn Đức Minh là những bức ảnh báo chí sống
động tố cáo tội ác của những kẻ đã gây ra nỗi đau cho đồng loại. Xin
mở ngoặc riêng ở đây rằng người viết thích ảnh Đoàn Đức Minh hơn,
bởi anh cho thấy những nạn nhân chất độc da cam không chỉ chịu đựng


nỗi bất hạnh mà còn nỗ lực vượt qua bất hạnh bằng nụ cười, hành động
của mình. Có lẽ do anh Minh cũng là một người Việt Nam nên hi
ểu sâu
sắc tinh thần lạc quan, ý chí vượt khó của dân tộc mình và thể hiện
thành công tính cách đó qua ảnh.

Dường như có một nhầm lẫn nhỏ về quan niệm ảnh báo chí. Ảnh báo
chí là ảnh chụp tại chỗ phản ánh sự kiện với những con người, bối
cảnh, nội dung (5W + 1H) cụ thể. Ảnh báo chí là ảnh không dàn dựng,
“có sao để vậy người ơi”. Tính chân thật của ảnh báo chí cũng quan
trọng như làm nhà báo thì phải viết sự thật vậy. Đúng thế (1.000 năm
nữa thì định nghĩa cơ bản này vẫn không thay đổi). Nhưng m
ột bức ảnh
chụp có phần dàn dựng, chủ động dàn dựng có thể gọi là ảnh báo chí
được không?

Câu trả lời là: được và tùy trường hợp. Nhưng nó không phải là Ảnh
báo chí thời sự (quen thuộc và phổ biến nhất, đòi hỏi sự đảm bảo trung
thực nhất) mà là Ảnh báo chí nhân vật.

Định nghĩa khái quát và ngắn gọn về Ảnh báo chí nhân vật là tác phẩm
ảnh chụp một nhân vật báo chí. Tạp chí Time vẫn rất thường xuyên
đăng bìa chân dung của các chính khách, nghệ sĩ, VIP… được chụp
dàn dựng 100% trong studio hoặc ngoài trời với chất lượng ảnh chụp
tuyệt hảo (vì dàn dựng mà). Nếu như bức ảnh máy bay đâm vào tòa
tháp WTC trên bìa Time được xem là bức ảnh báo chí thời sự đúng
nghĩa thì sau này khi bình chọn ngài thị trưởng New York Giuliani vào
danh hiệu “Nhân vật của năm 2001” vì năng lực lãnh đạo thành phố
giải quyết thảm họa 11/9, Time đã đưa ra bìa bức ảnh báo chí chân
dung ông Giuliani. Dù chụp dàn dựng, nhưng ảnh Giuliani là ảnh báo

chí đầy sống động, đơn giản vì ông ta là một nhân vật báo chí ở thời
điểm đó. Vấn đề còn lại đối với người phóng viên ảnh chỉ là chụp ngài
thị trưởng sao cho bắt được cái thần sắc, vẻ hiên ngang, bản lĩnh của
một người đã đứng đầu sóng ngọn gió đưa thành phố mình vượt qua
một năm đầy sóng gió mà thôi.

Một ví dụ khác, Nguyễn Thị Huyền đoạt ngôi hoa hậu Việt Nam 2004
và mang về vinh dự cho Việt Nam tại cuộc thi hoa hậu thế giới, hiển
nhiên cô là một nhân vật báo chí của năm. Vì vậy một bức ảnh chụp
Nguyễn Thị Huyền dàn dựng kỹ lưỡng trong studio, với sự chuẩn bị
chu đáo về trang điểm, trang phục, đạo cụ, trong điều kiện ánh sáng
hoàn hảo (chụp người đẹp mà)… cũng là một tác phẩm ảnh báo chí.

Trong rất nhiều trường hợp, ảnh báo chí cần được “gia công” để hoàn
hảo hơn, phù hợp hơn (miễn là nó không đi ngược lại nguyên tắc nhất
quán là sự thật). Ví dụ khi một phóng viên ảnh chụp ảnh các gương
mặt thanh niên tiên tiến, các thủ khoa đại học… anh có thể yêu cầu các
gương mặt “vui lòng cười lên đi nào” một cách vui vẻ để bức ảnh sinh
động hơn, thể hiện hài hòa tính chất nội dung ảnh (những thanh niên
tiêu biểu, học giỏi không có lý do gì để ủ rũ hay cau có!).
Bức ảnh chụp cô bé 9 tuổi Kim Phúc của Việt Nam trần truồng chạy
trốn bom napalm Mỹ - một trong những bức ảnh báo chí xuất sắc nhất
thế giới qua mọi thời đại của tạp chí LIFE - là tác phẩm ảnh báo chí
thời sự tiêu biểu nhất trong đời cầm máy của phóng viên ảnh Nick Út.
Hiển nhiên không ai có thể dàn dựng được bức ảnh đoạt giải Pulitzer
này. Bao năm sau vật đổi sao dời, Kim Phúc nay đã thành người mẹ
của một gia đình đầm ấm ở Canađa. Giờ đây một phóng viên ảnh có
thể “dàn dựng”: thong thả mời Kim Phúc ngồi bồng cậu con Thomas
vừa tròn 1 tuổi để chụp lại giây phút hạnh phúc khắc họa tình mẫu tử,
hàm nghĩa chiến tranh đã qua đi, vết sẹo vẫn mang trên người song đã

ở vào đằng sau. Kim Phúc lại trở thành nhân vật báo chí một lần nữa.
Và bức ảnh của Anne Bayin cũng là tác phẩm ảnh báo chí, mặc dù
Anne không phải lăn xả bấm máy dưới làn bom napalm như Nick Út
năm xưa.

Ở đây có một câu hỏi bên l
ề đặt ra: theo bạn bức ảnh chụp nhân vật báo
chí Kim Phúc nào mang giá trị hơn? Và bạn thích bức ảnh nào hơn?

Tôi cho rằng bức ảnh Nick Út giá trị hơn cả về mặt tác nghiệp lẫn về
sức mạnh tố cáo chiến tranh, tạo dư luận thế giới hướng về Việt Nam,
phản đối cuộc chiến đang diễn ra lúc bấy giờ.

Nhưng tôi cũng thích bức ảnh chụp mấy mươi năm sau của tác giả
Anne Bayin. Bởi gương mặt kinh hoàng của cô bé Kim Phúc đã biến
thành nụ cười đôn hậu của một người mẹ hạnh phúc với con trai. Một
bức ảnh không dấu giếm quá khứ song đưa quá khứ vào bóng tối;
hướng mạnh mẽ đến nguồn sáng tương lai với tâm điểm là một người
Việt Nam nằm trong số những nhân vật ảnh báo chí nổi tiếng nhất thế
giới.

Đôi dòng tản mạn chủ quan về ảnh báo chí. Rất mong được sự chia sẻ
kinh nghiệm và góp ý của các đồng nghiệp.

×