Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tìm hiểu về ký báo chí trong mối liên hệ với ký văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.06 KB, 27 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
TRƯ
Ờ NG
ĐẠI
HỌC
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA BÁO CHÍ
TIỂU LUẬN
Bộ môn: CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT
Đ ề tài:
Tìm hiểu về ký báo chí
trong mối liên hệ với ký văn học
PHẦN MỞ ĐẦU
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Những quan niệm chung về ký
Trong văn học và báo chí, thể loại ký xuất hiện do nhu cầu phản ánh hiện
thực sôi động của cuộc sống. Con nguời sự vật hiện tượng được đề cập đến trong
ký đều có thật. Do vậy tính thuyết phục của ký phần lớn do chính những con người
sự việc trong tác phẩm.
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa ký là một “thể văn tự sự viết về người thật
việc thật, có ý nghĩa thời sự, trung thành với hiện thực ở mức cao nhất.”
Trong “Thuật ngữ nghiên cứu văn học”, thể loại ký được xem là “một loại
hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép, miêu tả người thật việc thật…
Hình tượng của ký có địa chỉ của nó trong cuộc sống. Do đó, tính chính xác tối đa
là đặc trưng cơ bản của nó…”
Như vậy, ký phản ánh sự việc và con người có thật trong cuộc sống. Trong
ký, tính chính xác được thể hiện ở mức độ cao, hư cấu chỉ giữ vai trò thứ yếu. Ký


phản ánh kịp thời và linh hoạt cuộc sống, kết hợp hài hoà các yếu tố tự sự, chính
luận, trữ tình. Người viết ký cần phải chọn cho mình một hình thức ký thích hợp và
cần thiết bằng một thứ ngôn ngữ hấp dẫn với những cảm xúc chân thành. Những
đặc trưng này đã tạo cho thể ký sức hấp dẫn, lôi cuốn với bạn đọc.
Theo một số nhà nghiên cứu, Ký là một loại hình trung gian nằm giữa báo
chí và văn học gồm nhiều loại, thể khác nhau. Chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút
ký, hồi ký, phóng sự, ký sự, nhật ký…
Theo “Thuật ngữ nghiên cứu văn học” có thể phân chia các thể ký căn cứ
vào ‘đặc điểm của nội dung, mục đích của ngời viết, tính chất của những hiện tư-
ợng lịch sử được kể lại, tỉ lệ giữa các yếu tố tự sự trữ tình, chính luận…tuy nhiên
ranh giới ấy là tương đối.” Bởi nhìn chung, các yếu tố tự sự, trữ tình, chính luận
thường hoà lẫn nhau.
Trong “Từ điển văn học”, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam viết: “Ký có
nhiều thể, có thể rút gần với thông tin như ký sự, phỏng vấn, có thể rất gần với
chính luận như tạp văn, bút ký chính luận, có thể rất gần với lịch sử như hồi ký, tự
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
truyện,…lại có thể mang nhiều yếu tố trữ tình như tuỳ bút, bút ký…
Hiện nay, còn có nhiều ý kiến khác nhau trong việc phân loại các thể loại báo
chí nên muốn xem xét các thể ký báo chí cân nhận diện hệ thống thể loại báo chí.
Hệ thống này gồm ba loại thể với những đặc trưng riêng:
* Loại thể thông tấn báo chí gồm những thể loại có nhiệm vụ thông tin về sự
kiện, sự việc, trong đó tin đóng vai trò hạt nhân; loại thể chính luận báo chí gồm
những thể loại có nhiệm vụ thông tin lý lẽ, trong đó bình luận là thể loại hạt nhân;
loại thể ký báo chí ngoài khả năng thông tin sự kiện, thông tin lý lẽ còn ít nhiều có
tính chất văn học. Điều này có được do sự xuất hiện trực tiếp của tác giả - nhân vật
trần thuật trong tác phẩm và với việc sử dụng ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu sinh
động, giàu chất văn học. Cũng cần nhấn mạnh rằng trước đây ký báo chí chưa được
nhận diện với tư cách là một loại thể tồn tại độc lập trong hệ thống thể loại báo chí
ở nước ta. Ký báo chí bao gồm một số thể loại như Phóng sự, ký chân dung, ký

chính luận, nhật ký phóng viên.. trong đó phóng sự là thể loại hạt nhân.
Chính vì những yếu tố gần gũi như vây giữa thể ký văn học và ký báo chí,
chúng ta có thể đi tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hơn thể ký báo chí thông qua mối
liên hệ với ký văn học trong tiến trình phát triển của lịch sử báo chí Việt Nam.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN NỘI DUNG
1. Tìm hiểu mối liên hệ giữa văn học và báo chí
Trong lịch sử văn học và lịch sử báo chí Việt nam, có thể coi những năm cuối
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX là một thời kỳ phát triển đặc biệt. Chính ở thời kỳ
bản lề này, sự xuất hiện và phát triển của chữ quốc ngữ và báo chí đã tạo ra một
động lực quan trọng cho sự xuất hiện và phát triển của nền báo chí và văn học Việt
Nam hiện đại.
Chúng ta biết rằng công cuộc Latinh hoá tiếng Việt bắt đầu từ thế kỷ XVI với
sự có mặt của các giáo sĩ phương Tây. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu tiên, chữ quốc
ngữ không nhận được thiện cảm của cả giới trí thức lẫn bình dân ở nước ta vì nó
gắn với sự xuất hiện của “người Tây” và là nguyên nhân làm mất dần vai trò độc
tôn hàng nghìn năm của Hán học. Mặc dù vậy, thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, cùng
với phong trào canh tân văn hoá, với sự xuất hiện của máy in (1861) và công nghệ
sản xuất giấy, chữ quốc ngữ mới thực sự có một vai trò quan trọng và trở thành ph-
ương tiện của nền báo chí và văn học mới. Đến lượt nó, chính báo chí và nền văn
học hiện đại cùng với nhà in, trường học…đã tác động trở lai khiến cho chữ quốc
ngữ phát triển ngày càng mạnh mẽ. Theo tác giả Trần Hoà Bình, các trí thức Việt
Nam tiến bộ ngay từ cuối thế kỷ XIX đã nhìn nhận chữ quốc ngũ như một công cụ
vô song của công cuộc đổi mới văn hoá, trớc một bối cảnh rộng lớn của sự giao lưu
giữa phương Đông và phương Tây.
Với sự nhạy bén và với tinh thần canh tân xứ sở, các nhà trí thức nước ta khi
đó đã nhanh chóng nhận thấy vai trò của chữ quốc ngữ. Trong cuộc tranh luận về
quốc học ( từ năm 1924 đên 1939), tuy còn nhiều bất đồng ở một số vấn đề nhưng
riêng chữ quốc ngữ, hầu hết các ý kiến đều nhận thấy các ưu thế vợt trội của nó so

với chữ Hán và Nôm. Họ đẫ hăng hái cổ suý cho chữ quốc ngữ với tư cách là một
công cụ văn hoá có những tác động tích cực và cơ bản đến sự phát triển của nền
văn hoá dân tộc. Thực ra công cuộc này đã bắt đầu với lớp trí thức cuối thế kỷ XIX
như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của… và được nối tiếp mạnh mẽ ở những thế hệ
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
sau Nguyễn Văn Tố, Nguyễn Triệu Luật, Phan Khôi, Nguyễn Văn Vĩnh…Trên báo
chí thời kỳ đó có khá nhiều những ý kiến dầy nhiệt tâm. Đó là lời kêu gọi của Phan
Khôi năm 1929: “ Này, hỡi người An Nam, ta hãy bắt đầu từ nay học viết chũ quốc
ngũ cho đúng đi. Có như vậy mới xứng đáng là người An Nam.” Năm 1931, Phạm
Quỳnh khẳng định: “Nước Nam ta đời trước không thể có quốc học bằng chữ Hán
được, nước Nam ta sau này cũng không thể có quốc học bằng chữ Pháp được.
Muốn cho nước Nam có quốc học thì phải có quốc văn bằng tiếng An Nam.” Một
nhà nghiên cứu năm 1939 cũng từng nhận xét: “Thứ chữ quốc ngữ ở nước ta hiện
nay, xem đã phổ thông lắm và tiện lợi cho sự học vấn của ta không biết chừng nào.
Nếu sau này dịch hết sách khoa học để dạy cho người mình thì sự tiến bộ mau
chóng vô cùng.”…Chính những tinh thần đó đã tạo ra cuộc cách mạng về văn hoá
ở nước ta trong giai đoạn bản lề quan trọng này.
Theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, ban đầu các trí thức Việt Nam chưa
thực sự có sáng tạo văn học mà chủ yếu là dịch thuật tác phẩm của nước ngoài.
“Những nhà văn lớp đầu, dù thuộc nhóm Đông Dương tạp chí hay Nam Phong tạp
chí, hay là những nhà văn độc lập không viết riêng cho một cơ quan nào, phần
nhiều đều xu hướng về biên tập dịch thuật hay khảo cứu”. Phải bước sang những
năm đầu thế kỷ XX, công việc sáng tạo tác phẩm văn học và báo chí mới dần trở
nên phổ biến. Đó là thời kỳ mà sự phát triển của báo chí cũng đồng thời là sự phát
triển của văn học.
So với các nước trên thế giới, báo chí nước ta ra đời muộn hơn 2 thế kỷ. Tờ
báo tiến Pháp đầu tiên được xuất bản tại Sài Gòn ngày 29/9/1861. Tờ báo bằng chữ
quốc ngữ đầu tiên là tờ Gia Định báo ra số đầu tiên ngày 15/4/1865, chủ bút là Tr-
ơng Vĩnh Ký. Tờ báo tổng hợp này ra hàng tuần tại Sài Gònvà tồn tại suốt 44 năm

sau đó. TS Trần Thị Trâm cho răng thời điểm đó đến năm 1934 khi Nam Phong –
tờ báo lớn nhất do Phạm Quỳnh làm chủ bút bị đình bản, “đã có tới 186 tờ báo
tiếng Việt đã được xuất bản trên toàn quốc.”
Trước khi có các nhà xuất bản, báo chí là phương tiện duy nhất để truyền báo
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
văn học. Sự xuất hiện của các nhà xuất bản như Tân dân, Hàn thuyên, Minh Đức,
Châu Phương, Nam Kỳ, công nghệ sản xuất giấy, sự phất triển của mạng lưới bưu
điện và các hiệu sách…càng tạo ra những tác động tích cực đến sự phát triển của cả
văn học và báo chí. Sự xuất hiện của báo chí đã tạo ra một lớp người trước đó chưa
từng có là các nhà báo. Hầu hết các nhà văn như Xuân Diệu, Nhất Linh, Khái Hng,
Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Trần Huyền Trân, Nguyễn Bính, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng
Phụng, Tam Lang…đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng nghề báo. Tuy nhiên ở
thời kỳ đầu, nhìn chung không có sự phân biệt rõ rệt giữa nhà văn và nhà báo.
Mối quan hệ đặc biệt giữa nhà văn và nhà báo, giữa văn học và báo chí hiện
đại nước ta ngay từ khi ra đời là nguyên nhân tạo ra tình trạng giao thoa, thâm nhập
mạnh mẽ trên nhiều phương diện, nhất là trong ngôn ngữ và các thủ pháp biểu hiện
giữa ký văn học và ký báo chí.
2. Văn học và Báo chí - hai hướng nhìn
2.1. Văn học
Với tư cách là nghệ thuật ngôn từ, văn học có nhiệm vụ nhận thức về con
người trong toàn bộ sự sinh động và toàn vẹn của nó với những mối quan hệ
phôong phú của đời sống. Văn học có nhiệm vụ tái tạo những tính cách điển hình
tiêu biểu cho các tầng lớp người trong xã hội. Trong tương quan so sánh với báo
chí, văn học có đặc trưng cơ bản là tính hình tượng. Những hình tượng nghệ thuật
trong tác phẩm văn học vừa thể hiện chân thực cuộc sống, vừa biểu hiện quan niệm
thẩm mỹ của tác giả. Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật. Thông tin
trong tác phẩm văn học là thông tin thẩm mỹ. Nó tác động vào tình cảm của công
chúng thông qua những cảm nhận trực quan sinh động để từ đó dẫn dắt đến nhận
thức lý tính.

Như vậy, tính hình tượng là dấu hiệu đặc trưng cơ bản giúp ta phân biệt văn
học với các loại tác phẩm khác. Trong khi đó, mặc dù cũng lấy hiện thực đời sống
làm đối tượng nhận thức và phản ánh, đồng thời cũng sử dụng ngôn từ là công cụ
chủ yếu nhất nhưng báo chí có nhiệm vụ phản ánh hiện thực thông qua những sự
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kiện thời sự. Nó tác động vào nhận thức lý tính và thông qua đó chi phối tâm lý,
tình cảm của công chúng.
2.2. Báo chí
So với văn học, sử học, triết học, báo chí là hình thái ý thức xã hội muộn hơn
hàng nghìn năm. Hình thức phôi thai của nó là những bản tin viết tay được phân
phát ở những nơi đông đúc như bến cảng, chợ búavà những nơi đông người từ
khoảng thế kỷ XVI…Theo giáo trình nghiệp vụ báo chí tập 1 của Khoa báo chí tr-
ường Tuyên huấn trung ương, ở thành phố cảng Vơnidơ của nước ý, các nhà buôn,
các ông chủ đã sử dụng phơng pháp thông tin này để loan báo về tình hình tàu
thuyền đi lại, tình hình hàng hoá, giá cả…Thoạt tiên họ thuê người viết tay các bản
tin rồi đem phân phát những nơi đông đúc trong thành phố. Người xem dần dần
thành nếp dẫn đến hình thành nhu càu phổ biến. Các nhà kinh doanh chuyển từ phát
không sang bán lấy tiền với giá một đồng tiền Vơnidơ cho mỗi bản tin. Tên gọi
đồng tiền đó là “Ga-det-ta”. Từ Ga-det-ta dần dần biến thành tên gọi các bản tin đó.
Tuy nhiên, báo chí chỉ thực sự ra đời cùng với chủnghĩa tư bản ở châu Âu từ
cuối thế kỉ XVI, đầu thế kỉ XVII trên có sở của sự phát triển về kinh tế và xã hội.
Đặc biệt những tiến bộ trong khoa học kĩ thuật đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển
hơn nữa, trong đó có báo chí với sự phát minh ra máy in. Tuy nhiên trong giai đoạn
đầu tiên nó chỉ đóng vai trò khiêm tốn trong xã hội và nhà báo cũng không thực sự
được coi trọng.
Báo chí có nhiệm vụ thông tin về cái mới- những con người mới, sự việc, sự
kiện, tình huống mới…tiêu biểu nảy sinh hàng ngày hàng giờ trong đời sống. Nó
phản ánh hiện thực đúng như mọi trạng thái tồn tại có thực và luôn luôn chịu sự chi
phối gắt gao của áp lực thời sự. áp lực này có khi đòi hỏi gay gắt đến từng phút.

Chính đặc điểm này đẫ chi phối một cách toàn diện, kể từ dung lượng, ngôn ngữ,
bút pháp cho đến cách thức tổ chức tác phẩm và hàng loạt yếu tố khác của các thể
loại báo chí. Báo chí nhằm thoả mãn nhu cầu được cung cấp thông tin để có sự hiểu
biết về những sự thật nóng hổi, sinh động, từ đó tạo cơ sở cho nhận thức, tư duy và
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hành động. thông tin báo chí vừa cố gắng đảm bảo một thái độ khách quan, đồng
thời lại không che giấu thái độ thẩm định của nhà báo trên cơ sở một quan điểm
chính trị nhất định. Điều đó cho thấy mặc dù có nhiều điểm tương đồng nhưng báo
chí và văn học là những hình thái tư duy có phương pháp không giống nhau trong
việc tiếp cận và phản ánh đời sống.
2.3. Những mối tương quan giữa văn học và báo chí
Khác với báo chí, văn học mang bản chất nghệ thuật. Mặc dù trong một số
trường hợp, có những tác phẩm báo chí nhưng xét về bản chất, hiện thực được phản
ánh trong tác phẩm văn học là hiện thực thẩm mỹ, gắn liền với thế giới quan thẩm
mỹ của nhà văn. Đặc điểm quan trọng này vẫn được thể hiện trong các tác phẩm
phản ánh về những con người và sự việc có thật trong đời sống như các tác phẩm
thuộc loại thể chính luận nghệ thuật và ký văn học.
Báo chí có nhiệm vụ thông tin thời sự về người thật việc thật nhằm tác động
vào nhận thức lý tính của công chúng. Chính điều đó đã chi phối toàn bộ những
khía cạnh có liên quan đến hoạt động báo chí nói chung. Hiện thực trong tác phẩm
báo chí phải là hiện thực tươi rói, nguyên vẹn, một hiện thực còn chưa bị “chưng
cất” theo quan niệm thẩm mỹ như trong tác phẩm văn học. Để phản ánh một thế
giới hiện thực chứa đầy thông tin, báo chí có một hệ thống thể loại khác biệt so với
hệ thống các thể loại văn hoá. Hiện nay, báo chí là một hoạt động thông tin đại
chúng nhất, năng động nhất với những tác động mạnh mẽ và trực tiếp vào sự phát
triển của xã hội.
Trên cơ sở so sánh với văn học và những hình thức phản ánh hiện thực khác,
có thể xác định những đặc điểm cơ bản về nội dung và hình thức của tác phẩm báo
chí phải đáp ứng được những yêu cầu là: thông tin về hiện thực phải đảm bảo tính

chính xác một cách tối đa, tính thời sự ngặt nghèo và tính định hướng trực tiếp.
Trong đó yêu cầu về tính xác thực đòi hỏi không được bịa đặt hoặc thêm bớt một
cách tuỳ tiện trong qua trình thông tin sự thật. những sự kiện trong báo chí phải đợc
tái hiện chính xác và cụ thể về địa điểm, thời gian, không gian và nhân chứng. Yêu
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cầu về tính thời sự đòi hỏi báo chí phải phản ánh kịp thời về những cái tiêu biểu
mới xảy ra, đang xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra, đôi khi gay gắt đến từng phút. Tính
định hướng trực tiếp được nhấn mạnh để đảm bảo cho những thông tin được đăng
tải thể hiện một thái độ chính trị rõ ràng trước sự thật. Về phương diện hình thức,
ngắn gọn và đơn giản, dễ hiểu là đặc điểm chung của tác phẩm báo chí.
Trong quá trình phát triển, báo chí luôn có mối quan hệ mật thiết với các lĩnh
vực hoạt động tinh thần khác như văn học, chính trị, triết học, lịch sử…Đó là mối
liên hệ có tính qui luật, gắn liền với chức năng thông tin của báo chí. Trong thực tế
đời sống báo chí thường xuất hiện một số thể loại có thể kết hợp tính chât báo chí
với văn học và các hình thức khác như lịch sử, ghi chép tư liệu, báo cáo…Riêng
mối quan hệ giữa văn học và báo chí có thể coi là một mối quan hệ đặc biệt. Tuy
nhiên, ở những thời kì trước đây đã từng có quan niệm cực đoan, đề cao một phía
nên đã tạo ra những đối lập giữa nhà văn-nhà báo nói riêng, giữa văn học và báo
chí nói chung. Điển hình trong số đó là quan niệm của Hoài Thanh. Trong đó, mặc
dù vẫn nhận thấy vai trò quan trọng của nhà báo trong việc “nhắm vào xã hội hiện
thời, công kích những điều không hay, hô hào những điều hay, luôn luon đi bên
cạnh những ngời hèn yếu” nhưng ông lại đi đến những so sánh thiên lệch. “Nhà báo
chỉ mong thay đổi một thời, nhà văn có cái hi vọng ảnh hưởng đến lòng người mãi
mãi; nhà văn muốn trao mỹ cảm cho ngời xem, nhà báo nếu có ước muốn ấy sẽ
thành nhố nhăng rồ dại”.
Mặc dù có những khác biệt về đặc trưng và phương thức tác động nhưng
chính những quy luật thông tin phản ánh hiện thựcđã tạo ra mối quan hệ gắn bó mật
thiết giữa hai hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tàn vốn có nhiều điểm
tơng đồng này. Nói về vấn đề này, trước đây, một nhà văn đồng thời là nhà báo của

Cuba cho rằng: “Ngời làm báo viết chuyện sốt dẻo, sử dụng chất liệu sống động
diễn ra hàng ngày. Còn nhà viết tiểu thuyết ngắm nghía từ xa, qua một phối cảnh
cần thiết, như là một sự kiện đẫ đày đủ và hoàn thành.” Về khái niệm nhà văn và
nhà báo, ông khẳng định: “Riêng tôi nghĩ rằng không bao giờ phân biệt được hai
10

×