Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN NGỮ VĂN THPT: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC QUA VIỆC TÁI HIỆN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.41 KB, 10 trang )

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC
QUA VIỆC TÁI HIỆN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM


BÁO CÁO TĨM TẮT ĐỀ TÀI
1.Tính mới và sáng tạo
- Đề tài này do bản thân nghiên cứu, tìm tịi học hỏi và đúc kết kinh nghiệm
qua nhiều năm học tập và giảng dạy thực tế tại cơ sở.
- Nội dung nghiên cứu được xây dựng xuất phát từ những yêu cầu thực tế
của cơng tác giáo dục hình thành nhân cách, kĩ năng sống thông qua bài học tại đơn vị
trường Trung học Phổ thông Trương Định
- Bản thân nghiên cứu nội dung đề tài theo một hệ thống chặt chẽ sát thực tế,
trên cơ sở theo dõi, điều tra nguyên nhân, phân tích, đúc kết kinh nghiệm qua nhiều
năm thực hiện từ đó khắc phục được những tồn tại, những việc chưa làm được để làm
tốt công tác giáo dục học sinh.
2.Khả năng áp dụng
Đề tài được thực hiện và áp dụng trong nhiều năm giảng dạy Ngữ văn tại
trường và có khả năng áp dụng tốt cho các trường Trung học Phổ thông trên nhiều địa
phương do:
-Dễ áp dụng, hiệu quả cao, chỉ cần sự hợp tác giữa giáo viên – học sinh và
giữa học sinh – học sinh.
- Việc học sinh tự mình tiếp cận với các tác phẩm văn học dân gian vừa giúp
bài học có chất lượng, vừa mới lạ, hấp dẫn vừa chân thực, gần gũi để truyền tải "ngọn
lửa" văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa có
nguy cơ mai một.
-Khơng tốn chi phí để chế tạo, thực hiện mà ngược lại còn tiết kiệm được
thời gian, công sức nếu phải soạn giảng và chuẩn bị bằng công nghệ thông tin.
-Ở phạm vi nhỏ lớp học, đề tài cho hiệu quả tốt. Nếu vận dụng và phát triển
với quy mơ lớn hơn, có thể phát triển thành một chuyên đề, một sân chơi văn học, các
chun mục tìm hiểu về văn hóa dân tộc, qua đó các em sẽ biết được nguồn gốc, ý
nghĩa, lí do tồn tại, phạm vi sử dụng…của các phong tục, sản phẩm văn hóa. Hiểu


1


được chỗ hay và biết cách thưởng thức, thanh niên sẽ bớt thờ ơ với các loại hình sân
khấu truyền thống của Việt Nam mà thế giới đang hết lời ca ngợi như chèo, tuồng, múa
rối nước, cải lương… Biết được lí do tồn tại và phạm vi sử dụng của một nhiện tượng
văn hóa nước ngồi, thanh niên sẽ khơng học địi chạy theo đến mức mù qng. Hiểu
được về văn hóa sẽ hạn chế được hàng loạt sai sót đáng tiếc xảy ra khá thường xuyên
trong cuộc sống.
3. Hiệu quả về kinh tế và xã hội
3.1.Hiệu quả kinh tế
-Với những giải pháp và cách làm trên, với sự cố gắng của bản thân và
các em học sinh tạo nên sự tích cực và phong trào sơi nổi trong học tập. Các em được
phát huy thế mạnh và năng khiếu của bản thân, từ đó cũng mang về cho trường nhiều
thành tích đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục tồn diện của nhà trường mà
khơng tốn kinh phí thực hiện.
-Việc học tập phát huy sự tích cực giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí
phải sử dụng công nghệ thông tin mà giáo viên phải chuẩn bị để tái hiện cho học sinh
hiểu.
3. 2. Về hiệu quả xã hội:
-Học sinh khi ý thức được giá trị truyền thống, cái hay, cái đẹp của bản sắc
văn hóa sẽ trưởng thành hơn trong cách nói, cách nghĩ, cách thể hiện.
-Có thái độ sống tích cực, lễ phép, tình cảm, biết trân trọng những giá trị
sống đích thực, khơng chỉ mải mê với mạng xã hội.
- Giáo viên khi lên lớp là người gợi mở, học sinh là trung tâm và tích cực
hoạt động để chinh phục kiến thức, tạo cảm hứng cho cả người dạy và người học.
-Khi hiểu rõ giá trị của văn hóa truyền thống, học sinh sẽ tiếp tục giữ gìn
và phát huy để bản sắc văn hóa Việt Nam được bảo lưu và phát triển.

MỤC LỤC

2


GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC
QUA VIỆC TÁI HIỆN VĂN HỌC DÂN GIAN
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
II.NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận
2.2.Cơ sở thực tiễn
2.3.Mục đích nghiên cứu
III. PHƯƠNG PHÁP
IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
V. KẾT LUẬN

Trang 2
Trang 2
Trang 2
Trang 3
Trang 3
Trang 3
Trang 7
Trang 8

Tên Đề tài: GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN TỘC
QUA VIỆC TÁI HIỆN VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
3



Bản sắc văn hóa Việt Nam đã hình thành từ rất lâu đời và được ghi
dấu rất đậm nét trong văn học dân gian. Hiện nay, trong thời đại xã hội ngày
càng tiến bộ, học sinh được tiếp cận sớm và rất say mê các thiết bị công nghệ
thông tin, nên những giá trị truyền thống dần bị quên lãng. Đối với các em, đó
chỉ là những lý thuyết sách vở khô cứng. Đây là một thực trạng rất đáng báo
động vì bản sắc văn hóa là thiêng liêng, q giá, được hình thành trong lịch sử
lâu dài, được đúc kết từ kinh nghiệm sống, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, gắn
bó máu thịt với con người và tạo nên đặc thù của một dân tộc. Tuy sự tồn tại của
bản sắc văn hóa là tự nhiên khơng thể ép buộc nhưng địi hỏi phải biết giữ gìn,
bảo lưu và phát triển. Trong q trình giảng dạy, tơi ln trăn trở và suy nghĩ
làm thế nào giúp học sinh giữ gìn và phát huy những nét truyền thống đó. Vì vậy,
tơi đã nghiên cứu đề tài “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua việc
tái hiện văn học dân gian Việt Nam” để góp phần giải quyết thực trạng trên.
II. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận:
Bộ mơn Ngữ văn đóng vai trị rất quan trọng trong việc cung cấp kiến
thức căn bản về văn học; hình thành các kĩ năng tạo lập văn bản, sử dụng ngơn
ngữ giao tiếp đạt hiệu quả cũng như góp phần to lớn trong việc hình thành nhân
cách cho học sinh..
Cần lưu ý rằng, khi nền kinh tế thị trường phát triển và mở rộng ra
khỏi biên giới thì bên cạnh sự xâm nhập của hàng hóa từ nước ngồi do chính
sách “mở cửa” cịn có sự “thẩm thấu” văn hóa rõ nét. Đại đa số bộ phận giới trẻ
tiếp cận sớm với các thiết bị công nghệ cao và dần hình thành một lối sống tồn
cầu hóa. Điều này thể hiệ rõ nét ở việc ăn uống, sở thích âm nhạc hoặc việc chạy
theo các mốt quần áo, thiết bị, máy móc, mạng xã hội,….mà bỏ quên di vốn văn
hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Phần lớn học sinh có hồn cảnh đặc biệt, khó khăn, nhiều học sinh cá
biệt do gia đình đỗ vỡ hoặc cha mẹ đi làm ăn xa khơng có thời gian gần gũi, giáo

dục. Hoặc các em là học sinh vùng nơng thơn, có tính tự ti, nhút nhát, thiếu tự
4


tin, ngại nói, ngại tiếp xúc….Các em thường chỉ giao tiếp bằng công nghệ thông
tin, điện thoại di động nên những kênh mà hàng ngày tiếp xúc rất khó kiểm sốt
và định hướng đúng.
Cũng có nhiều em thích tìm hiểu về văn hóa nhưng lại khơng nhận
được sự hưởng ứng từ bạn bè sẽ cảm thấy bị cô lập, lúng túng.
Phân phối chương trình dành đến 10 tuần để tập trung vào phần văn
học dân gian nhưng học sinh chỉ tiếp thu một chiều thơng qua lời giảng vì khơng
hiểu được sự sinh động, hấp dẫn và giá trị thực thụ của hoạt động dân gian xa
xưa. Lâu dần, các em trở nên thụ động và không thiết tha với những nét văn hóa
đặc sắc của dân tộc.
2.3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đưa ra những phương pháp
nhằm thực tế hóa việc tái hiện lại đời sống văn học dân gian để học sinh đến gần
hơn với những hoạt động văn hóa truyền thống của dân tộc. Từ đó, học sinh sẽ
hiểu được những giá trị quý báu đồng thời giáo dục kĩ năng sống để các em thêm
yêu quý và tự hào về bản sắc của dân tộc.
III. PHƯƠNG PHÁP

Để giúp học sinh Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc qua việc
tái hiện văn học dân gian, chúng tôi vận dụng các phương pháp:
-Phương pháp nhập vai: Ở phần Đọc hiểu văn bản, học sinh sẽ được
phân vai trong các câu chuyện cổ tích, truyền thuyết, sử thi, truyện cười,…để tạo
sự sinh động, hấp dẫn khi tiếp cận với tác phẩm. Đối với các em trực tiếp đảm
nhận vai sẽ có sự thích thú và suy nghĩ về tính cách nhân vật mình thể hiện. Đối
với các học sinh cịn lại, khi cảm nhận thơng qua việc diễn kịch của các bạn sẽ
cảm thấy hấp dẫn, tiếp thu nhân vật và bài học dễ dàng hơn.

-Phương pháp tái hiện hoạt động dân gian: phương pháp này đòi
hỏi cần sự chuẩn bị và làm việc nhóm. Các học sinh sẽ được chia nhóm và chuẩn
bị trước. Có thể tái hiện lại hoạt động hò đối đáp, hò giao duyên hoặc những bài
hát ru con để học sinh thấy được những cái hay, sự tinh tế và hấp dẫn của từng
thể loại, từ đó sẽ thấy được bản sắc văn hóa Việt Nam rất đẹp đẽ và gần gũi.
5


Nét văn hóa gần gũi và giản dị của người Việt
Ví dụ: Khi tìm hiểu Sử thi Đăm San, học sinh sẽ tìm thấy: văn hố
ăn; văn hố ở; trang phục; văn hoá âm nhạc: các nhạc cụ cồng chiên, các bài hát;
phong tục tập quán: tục nhuộm răng, tục trong hơn lễ,… Hơn nữa, phần lớn đoạn
trích “Chiến thắng Mtao Mxay” được học tái hiện lại khung cảnh nhân vật Đăm
San ăn mừng sau chiến thắng đã bộc lộ được nét văn hóa độc đáo trong các dịp
lễ hội của các đồng bào dân tộc thiểu số cũng như nét tính cách mộc mạc, giản
dị,ln khao khát cuộc sống bình yên, no ấm, an cư lạc nghiệp.

6


Nét văn hóa cồng chiên đặc sắc của đồng bào dân tộc
Các câu truyện cổ tích được học như Tấm Cám chủ yếu khai thác các
nội dung về quan hệ ứng xử, giá trị nhân đạo, phong cách ứng xử văn hoá, quan
niệm về thiện - ác, ở hiền gặp lành, gieo nhân nào – gặt quả ấy, những bài học về
đạo lý làm người.

Truyện cổ tích Tấm Cám

7



Người dân Việt Nam vốn có truyền thống q trọng con người,đặc
biệt là những người có nét tính cách hiền từ, gần gũi chứ không trọng sắc, tham
tài. Điều này thể hiện rất rõ trong truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu
và Trọng Thủy. Trong truyền thuyết, tác giả dân gian đã thể hiện tinh thần nhân
đạo, trân trọng con người khi cho An Dương Vương – một vị vua hiền đức trở
thành bất tử và lí giải nỗi oan khuất của Mị Châu bằng hình ảnh ngọc trai.

Truyền thuyết về An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy
Bên cạnh đó, các câu tục ngữ, các bài ca dao than thân, yêu thương
tình nghĩa chủ yếu khai thác hình ảnh, hình tượng về nơng thơn Việt Nam, cảnh
sinh hoạt, lao động sản xuất hay sinh hoạt gia đình, phong tục nếp sống của cộng
đồng người việt, tình cảm yêu quê hương đất nước. Các bài ca dao hài hước,
truyện cười, ngồi việc giải trí cịn đem đến những bài học nhân sinh tốt đẹp qua
việc phê phán những thói hư, tật xấu của người đời.
Những phương pháp nói trên rất thiết thực, đồng thời cũng giúp hình
thành cho học sinh những kĩ năng sống tích cực:

8


- Kỹ năng giao tiếp: học sinh qua qua trình nhập vai, làm việc nhóm
sẽ phải trao đổi và làm việc và thống nhất cùng nhau, từ đó sẽ có được kỹ năng
giao tiếp.
- Kỹ năng học tập hiệu quả: học sinh tự làm việc và cảm nhận, những
bài học rút ra được như là một kinh nghiệm sẽ giúp các em nhớ lâu và cảm nhận
sâu hơn.
- Kỹ năng làm chủ bản thân, tự tin trước tập thể: việc đưa ra ý kiến
khi làm việc nhóm, hay phải nhập vai, thể hiện một câu hò,….sẽ giúp học sinh
làm chủ bản thân và tự tin hơn trong giao tiếp trước lớp, trước thầy cô, giúp học

sinh rèn luyện bản lĩnh khi giao tiếp về sau.
IV. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Đề tài được thực hiện và áp dụng trong nhiều năm giảng dạy Ngữ văn
tại trường và có khả năng áp dụng tốt cho các trường Trung học Phổ thông trên
nhiều địa phương do:
-Dễ áp dụng, hiệu quả cao, chỉ cần sự hợp tác giữa giáo viên – học
sinh và giữa học sinh – học sinh.
- Việc học sinh tự mình tiếp cận với các tác phẩm văn học dân gian
vừa giúp bài học có chất lượng, vừa mới lạ, hấp dẫn vừa chân thực, gần gũi để
truyền tải "ngọn lửa" văn hóa truyền thống của dân tộc, góp phần gìn giữ, bảo
tồn những nét văn hóa có nguy cơ mai một.
-Khơng tốn chi phí để chế tạo, thực hiện mà ngược lại cịn tiết kiệm
được thời gian, cơng sức nếu phải soạn giảng và chuẩn bị bằng công nghệ thông
tin.
-Ở phạm vi nhỏ lớp học, đề tài cho hiệu quả tốt. Nếu vận dụng và phát
triển với quy mô lớn hơn, có thể phát triển thành một chuyên đề, một sân chơi
văn học, các chun mục tìm hiểu về văn hóa dân tộc, qua đó các em sẽ biết
được nguồn gốc, ý nghĩa, lí do tồn tại, phạm vi sử dụng…của các phong tục, sản
phẩm văn hóa. Hiểu được chỗ hay và biết cách thưởng thức, thanh niên sẽ bớt
thờ ơ với các loại hình sân khấu truyền thống của Việt Nam mà thế giới đang hết
lời ca ngợi như chèo, tuồng, múa rối nước, cải lương… Biết được lí do tồn tại và
9


phạm vi sử dụng của một nhiện tượng văn hóa nước ngồi, thanh niên sẽ khơng
học địi chạy theo đến mức mù quáng. Hiểu được về văn hóa sẽ hạn chế được
hàng loạt sai sót đáng tiếc xảy ra khá thường xuyên trong cuộc sống.
V. KẾT LUẬN
Như vậy, cần phải hiểu: Bản là cái gốc, cái căn bản, cái lõi, cái hạt
nhân của một sự vật. Sắc là thể hiện ra ngồi. Nói bản sắc dân tộc của văn hóa Việt

Nam tức là nói những giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, những giá trị hạt nhân của dân tộc
Việt Nam. Nói những hạt nhân giá trị hạt nhân tức là khơng phải nói tất cả mọi giá
trị, mà chỉ là nói những giá trị tiêu biểu nhất, bản chất nhất, chúng mang tính dân tộc
sâu sắc đến nỗi chúng biểu hiện trong mọi lĩnh vực của nền Việt Nam, trong các lĩnh
vực văn học nghệ thuật, sân khấu, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, trong sinh hoạt, giao
tiếp, ứng xử hằng ngày của người Việt Nam.
Những giá trị hạt nhân đó khơng phải tự nhiên mà có, mà được tạo
thành dần dần và được khẳng định trong quá trình lịch sử xây dựng, củng cố và phát
triển của nhà nước dân tộc Việt Nam. Những giá trị đó khơng phải là khơng thay đổi
trong q trình lịch sử. Có những giá trị cũ, lỗi thời bị xóa bỏ, và có những giá trị
mới, tiến bộ được bổ sung vào. Có những giá trị tiếp tục phát huy tác dụng, dưới
những hình thức mới. Dân tộc Việt Nam, với tư cách là chủ thể sáng tạo, thường
xuyên kiểm nghiệm những giá tri hạt nhân đó, quyết định những thay đổi và bổ sung
cần thiết, tái tạo những giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Chính vì vậy, việc giữ gìn và phát huy bản săc văn hóa dân tộc là việc
làm rất cần thiết. Để cho những giá trị truyền thống không bị lãng quên và trường
tồn với thời gian đòi hỏi người làm nghề phải thật tâm huyết và sáng tạo.
Với những giải pháp và cách làm trên, với sự cố gắng của bản thân và
các em học sinh tạo nên sự tích cực và phong trào sôi nổi trong học tập. Các em
được phát huy thế mạnh và năng khiếu của bản thân, từ đó cũng mang về cho
trường nhiều thành tích đáng kể, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện
của nhà trường.
10



×