Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

LUẬN VĂN BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

TRƢƠNG THỊ THÙY

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở
HUYỆN QUAN HÓA -TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY

Chuyên ngành:

Triết học

Mã số:

60220301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Đăng Sinh

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Đăng Sinh - Người
thầy đã tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Em xin cảm ơn bác Cao Bằng Nghĩa – Thành viên mạng lưới Bảo tồn
văn hóa Thái Thanh Hóa đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình làm
luận văn.


Em xin cảm ơn quý lãnh đạo, các thầy giáo, cô giáo trong khoa Triết học
trường Đại học sư phạm Hà Nội, toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện và
ủng hộ em trong suốt thời gian hoc tập và nghiên cứu để em hoàn thành luận
văn này.
Hà Nội, tháng 09 năm 2015
Tác giả

Trƣơng Thị Thùy


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn.............................. 6
6. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 7
NỘI DUNG ....................................................................................................... 8
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN
QUAN HÓA - TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY ......................................... 8
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa .............................................................................................................. 8
1.1.2. Khái quát về Dân tộc Thái .................................................................... 20
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 24
1.2.1.Những điều kiện nảy sinh và tồn tại bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện
Quan hóa.......................................................................................................................24
1.2.2. Bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở huyện Quan hóa ......................... 29

1.2.3. Sự cần thiết bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Thái ở
huyện Quan Hóa hiện nay ............................................................................... 56
Kết luận chương 1 .......................................................................................... 58


Chương 2. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
THÁI Ở HUYỆN QUAN HÓA HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP .............................................................................................................. 60
2.1. Thực trạng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái ở huyện
Quan hóa hiện nay ........................................................................................... 60
2.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hoá của người Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay ........................................... 12
2.1.2. Những kết quả và hạn chế trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc Thái.............................................................................................. 82
2.2. Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay ............................ 88
2.2.1. Phương hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của người Thái ở
huyện Quan Hóa hiện nay ............................................................................... 89
2.2.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở huyện
Quan Hóa hiện nay ......................................................................................... 94
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 107
KẾT LUẬN .................................................................................................. 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 113


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, 54 dân tộc anh em là 54 màu sắc
văn hóa khác nhau tạo nên một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam. Do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho nên đã

hình thành các vùng văn hóa khác nhau. Văn hóa gắn liền với toàn bộ cuộc
sống và sự phát triển của xã hội. Con người ra đời, trưởng thành là nhờ văn
hóa, hướng tới tương lai cũng từ văn hóa. Giá trị văn hóa của một dân tộc thể
hiện bản sắc của dân tộc ấy. Những giá trị văn hóa của con người là thước đo
trình độ phát triển và thể hiện bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Chính vì
vậy, nghiên cứu đời sống văn hóa của mỗi dân tộc là nghiên cứu toàn bộ
những sáng tạo, phát minh của dân tộc đó trong lịch sử phát triển của xã hội.
Từ đó sẽ tìm ra được hệ thống giá trị văn hóa để tôn vinh, kế thừa và phát
huy nhằm không ngừng phục vụ tốt hơn cho cuộc sống các thế hệ hôm nay
và mai sau. Phát triển văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực để thực
hiện các chính sách kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, mỗi vùng miền khác nhau, văn hoá các dân
tộc có những đặc trưng và sắc thái khác nhau. Miền núi Thanh Hóa nói chung
và huyện Quan hóa nói riêng là khu vực có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh
sống. Trong lịch sử cùng tồn tại và phát triển, các dân tộc ở đây đã tạo dựng
được nên những giá trị văn hoá hết sức đặc sắc cần phải được bảo tồn và phát
huy. Song, cũng phải thừa nhận là bên cạnh những giá trị tốt đẹp, văn hoá
truyền thống các dân tộc còn có những yếu tố lạc hậu, lỗi thời không còn phù
hợp với cuộc sống mới và xu hướng phát triển của thời đại. Mặt khác, trước
sự tác động của cơ chế thị trường, của các quá trình giao lưu hội nhập văn hoá
nhiều giá trị truyền thống của các dân tộc đang bị mai một, pha trộn, lai căng
không còn giữ được bản sắc.

1


Chính vì vậy, việc nghiên cứu văn hoá truyền thống các dân tộc ở miền
núi Thanh Hóa nói chung, ở huyện Quan Hóa nói riêng là yêu cầu khách quan
khi chúng ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Với riêng người Thái, việc nghiên cứu về dân tộc này đã trở thành một

vấn đề mang ý nghĩa quốc tế và được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan
tâm. Ở Việt Nam, các Hội nghị về Thái học do Chương trình Thái học thuộc
Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hóa (nay là Viện Việt Nam
học và khoa học phát triển thuộc Đại học quốc gia Hà Nội) tổ chức vào các
năm 1991, 1998, 2002, 2006 và 2009; trên thế giới, các Hội nghị quốc tế về
Thái học được tổ chức trong những thập kỷ gần đây (năm 1981 ở Ấn Độ, năm
1984 ở Thái Lan, năm 1987 ở Ôxtrâylia, năm 1990 ở Trung Quốc, năm 1993
ở Anh, năm 1996 ở Thái Lan, năm 1999 ở Hà Lan, năm 2002 ở Thái Lan,
năm 2005 ở Mỹ và năm 2008 ở Thái Lan) đã chứng minh điều đó.
So với toàn bộ cư dân Thái ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc, người
Thái ở Việt Nam không nhiều: 1.328.725 người, nhưng do địa bàn bị chia cắt,
lại chịu ảnh hưởng của nhiều luồng văn hóa từ nhiều hướng, cũng như văn
hóa của các tộc người cư trú xen kẽ, nên sự khác biệt giữa các nhóm địa
phương là điều không tránh khỏi. Nhiệm vụ của giới nghiên cứu khoa học
nước ta hiện nay là phải nghiên cứu một cách có hệ thống tất cả các nhóm cư
dân Thái trên địa bàn cả nước, cũng như ở các địa phương. So với toàn bộ cư
dân Thái ở Việt Nam, người Thái ở miền núi Thanh Hóa và huyện Quan Hóa
có nhiều nét tương đồng nhưng cũng có nhiều điểm khác biệt, nên việc nghiên
cứu người Thái ở đây vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
Là một người con sinh ra và lớn lên ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa
với mong muốn vận dụng những kiến thức lý luận đã tiếp thu trong thời gian
học tập tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi chọn đề tài: “Bảo tồn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở Huyện Quan Hóa - tỉnh Thanh
Hóa hiện nay " làm đề tài luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Triết học.

2


2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Các vấn đề về văn hóa, bản sắc văn hóa cũng như văn hóa các dân tộc đã

được nghiên cứu nhiều, dưới những phạm vi và góc độ khác nhau.
Nghiên cứu văn hóa dưới góc độ triết học có các công trình: Vũ Đức
Khiển(2000):“Văn hóa với tư cách là một khái niệm triết học và vấn đề xác
định bản sắc văn hóa dân tộc” (Tạp chí Triết học số 4); Lương Việt
Hải(2008): “Văn hóa, triết lý và triết học”(Tạp chí Triết học số 10); Nguyễn
Huy Hoàng(2003): “Triết học- văn hóa giá trị và con người”(Viện Văn hóa &
Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà nội); Lê Ngọc Trà(2003): “Văn hóa Việt Nam
đặc trưng và tiếp cận” ( Nxb Giáo dục Hà Nội); Phan Ngọc(2003):“Văn hóa
Việt Nam và cách tiếp cận mới” (Nxb VHTT, Hà Nội). Trong đó các tác giả
đã chỉ ra được mối quan hệ giữa văn hóa với triết lý, triết học. Nghiên cứu
văn hóa với tư cách là trình độ phát triển bản chất người, khẳng định vai trò
của văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội.
Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc và quá trình xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các nhà nghiên cứu đã công bố những công
trình nghiên cứu như: Đỗ Huy- Trường Lưu(1994): “Bản sắc dân tộc của văn
hóa” (Viện văn hóa); Huy Cận(1994): “Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân
tộc”(Nxb CTQG, Hà nội); Lê Ngọc Thắng - Lâm Bá Nam(1993): “Bản sắc
văn hóa các dân tộc Việt Nam” ( Nxb VHDT); Đỗ Thị Minh Thúy ( chủ
biên)(2004): “ Xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
thành tựu và kinh nghiệm” ( Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội). Nhìn chung các
công trình đã chỉ ra những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc, tính thống nhất
trong đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên các công trình chủ yếu
vẫn triển khai dưới góc độ văn hóa học.
Nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái đã có các công trình:
Hoàng Anh Nhân(1985) : “Văn hóa truyền thống Mường Ca Da”(Sở văn
hóa thông tin Thanh Hóa). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Truyền thuyết và

3



cổ tích; 2. Truyện thơ, trường ca, trò diễn, dân ca; 3. Một số luật lệ của người
Thái ở mường Ca Da( nay thuộc huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa)
Vi Văn Biên(2006): “Văn hóa vật chất của người Thái ở Thanh Hóa và
Nghệ An” ( Nxb văn hóa dân tộc). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Khái quát
về tộc người Thái ở Thanh Hóa và Nghệ An; 2. Văn hóa ẩm thực; 3. Làng
bản- nhà cửa; 4. Trang phục; 5. Công cụ lao động và phương tiện vận chuyển.
Lê Huy Dũng(2000): “Tín ngưỡng dân gian của người Thái ở Thường
xuân Thanh hóa” (Luận văn Cử nhân Sử học, chuyên ngành Dân tộc học, Đại
học KHXH&nhân văn Hà nội). Đây là luận văn cử nhân chuyên nghành dân
tộc học, nội dung chính của luận văn trình bày về quan niệm và vai trò của
các hình thức tín ngưỡng dân gian trong đời sống của người Thái...
Cầm Trọng - Phan Hữu Dật (1995): “Văn hóa Thái ở Việt Nam”(Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Văn hóa của
người Thái ở Việt Nam; 2. Văn hóa Thái trong cội nguồn Việt Nam và Đông
Nam Á; 3. Văn hóa Thái - một loại hình văn hóa thung lũng; 4. Văn hóa Thái
- một loại hình văn hóa kỹ thuật tiền công nghiệp; 5. Văn hóa thiết chế xã hội;
6. Hệ thống tư tưởng và tri thức; 7. Mối quan hệ giữa văn hóa Thái với văn
hóa các dân tộc nói ngôn ngữ Môn – Khơ Me ở Tây Bắc và một số dân tộc ở
miền Bắc Việt Nam. Có thể nói đây là một công trình nghiên cứu công phu
nghiêm túc, trình bày văn hóa của người Thái. Cuốn sách là một nguồn tư liệu
quý, một tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu về người Thái
Ngô Đức Thịnh - Cầm Trọng(1999): “Luật tục của người Thái ở Việt
Nam”(Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Người
Thái và luật tục Thái; 2. Các văn bản luật tục Thái ở Tây Bắc. Cuốn sách là
một tư liệu quý, một tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu phương thức
tổ chức và quản lý xã hội của người Thái.

4



Vương Anh (2001): “Tiếp cận văn hóa bản Thái xứ Thanh”(Sở Văn hóa
thông tin Thanh Hóa xuất bản, Thanh Hóa). Nội dung cuốn sách trình bày: 1.
Từ cội nguồn tộc người Thái; 2. Vào kho tàng văn hóa phi vật thể; 3. Tiếp tục
phát triển đời sống văn hóa xây dựng môi trường xã hội - nhân văn ở bản Thái
xứ Thanh.
Hoàng Thị Anh (2001): “Tìm hiểu tục lệ cưới xin của người Thái ở xã
Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa”(Luận văn cử nhân Sử học
chuyên ngành Dân tộc học, Đại học KHXH&nhân văn Hà Nội). Đây là luận
văn cử nhân dân tộc học, nội dung chính của luận văn trình bày về quan niệm
và các nghi lễ trong hôn nhân của người Thái.
Cao Văn Thanh (2005): “Bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống của
người Thái vùng núi Bắc Trung Bộ hiện nay”(Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội). Nội dung của cuốn sách trình bày: 1. Giới thiệu về người Thái và văn
hóa truyền thống của người Thái; 2. Thực trạng văn hóa của người Thái; 3.
Bảo tồn và phát huy truyền thống của người Thái...
Đặng Nghiêm Vạn (và cộng sự)(1987): “Tìm hiểu văn hóa cổ truyền của
người Thái Mai Châu”(Uỷ ban nhân dân huyện Mai Châu, Sở văn hóa thông
tin Hà Sơn Bình). Nội dung cuốn sách trình bày: 1. Lịch sử; 2. Bản làng; 3.
Phong tục; 4. Hội lễ; 5. Văn học; 6. Nghệ thuật; 7. Phần phụ lục trình bày về
lệ mường, truyện cổ, tục ngữ...
Nhìn chung có nhiều nhà khoa học quan tâm và có nhiều công trình
nghiên cứu về người Thái đã được xuất bản. Từ những cuốn sách, luận án,
luận văn, các bài viết ...về người Thái có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, những kết quả nghiên cứu thể hiện tinh thần làm việc nghiêm
túc của các tác giả, là tài liệu tham khảo tốt trong nghiên cứu, giảng dạy và
hoạch định chính sách.

5



Thứ hai, hiện nay chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu
về bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Quan Hóa,
tỉnh Thanh Hóa.
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1.Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện
Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa, luận văn đưa ra phương hướng, giải pháp góp
phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa ấy trong giai đoạn đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu từ góc độ triết học bản sắc văn hóa dân tộc Thái ở
huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những nét văn hóa đặc trưng tạo nên giá trị văn hóa
người Thái ở huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ 1986 đến nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích - tổng hợp; logic -lịch sử; so sánh, thống kê, phương
pháp nghiên cứu liên nghành triết học - văn hóa.
Trên cơ sở nghiên cứu về bản sắc văn hóa của người Thái ở huyện Quan
Hóa, tỉnh Thanh Hóa, phân tích thực trạng và từ đó đưa ra phương hướng giải
pháp góp phần giữ gìn và phát huy tốt hơn nữa bản sắc văn hóa ấy trong giai
đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay.
5. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
5.1. Những luận điểm cơ bản
Một là, phân tích các nét văn hóa của người Thái ở huyện Quan Hóa và
chỉ ra bản sắc văn hóa đặc trưng của người Thái ở huyện Quan Hóa.

6



Hai là, khảo sát thực trạng việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc Thái ở huyện Quan Hóa hiện nay và chỉ ra các nguyên nhân của thực
trạng đó.
Ba là, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa người Thái ở huyện Quan Hóa trong thời kì đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
5.2. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần khẳng định các giá trị văn hóa của người Thái trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam; xác định các giải pháp giữ gìn và phát huy
tốt hơn bản sắc văn hóa dân tộc Thái nói chung và huyện Quan Hóa - Thanh
Hóa nói riêng.
Do vậy luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
giảng dạy các môn học văn hóa, dân tộc học, văn học địa phương, triết học
văn hóa.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 2 chương , 4 tiết

7


NỘI DUNG
Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI Ở HUYỆN
QUAN HÓA - TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm về văn hóa và bản sắc văn hóa, bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hóa
Khái niệm văn hóa
Trong lịch sử hình thành và phát triển văn hoá của nhân loại cho đến nay

có hàng trăm cách quan niệm, định nghĩa về văn hoá. Tuỳ theo từng giai
đoạn, từng quốc gia, dân tộc và dưới các góc độ về động cơ, mục đích, đối
tượng, cách tiếp cận văn hoá mà người ta đưa ra những định nghĩa khác nhau
về văn hoá.
Thuật ngữ "văn hóa" xuất hiện từ rất sớm trong ngôn ngữ nhân loại
(xuất phát từ gốc chữ La tinh "Cultura" - có nghĩa là trồng trọt, canh tác). Về
sau được vận dụng và chuyển thành "vun trồng trí tuệ". Như vậy, có thể hiểu
từ "Cultura" theo nghĩa bóng, đó là chăm nom, giáo dục, đào tạo khả năng
con người về mọi mặt. Tuy nhiên, đến nửa sau thế kỷ XVIII, thuật ngữ
"Cultura" mới thực sự trở thành một quan niệm, một thuật ngữ với tính cách
khoa học. Xuất phát từ những góc độ tiếp cận, nghiên cứu khác nhau, những
quan niệm ấy cũng có sự biến đổi theo thời gian và theo tiến trình lịch sử xã hội.
C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin đã nghiên cứu và có nhiều kiến giải
sâu sắc và đặt nền móng cho quan niệm Mác - xít về văn hóa. C.Mác,
Ph.Ăngghen đã có công lớn trong việc khẳng định con người vừa là chủ thể,
vừa là sản phẩm của quá trình phát triển văn hóa. Thông qua hoạt động thực
tiễn, con người đã tạo ra văn hóa, đồng thời tạo ra chính bản thân mình, phát

8


triển năng lực tiềm tàng của bản thân. Văn hóa gắn với năng lực sáng tạo của
con người và sự sáng tạo đó bắt nguồn từ lao động hay chính là sự thăng hoa
của sản xuất vật chất, hành vi trên của con người là văn hóa, các vật phẩm do
con người làm ra đều mang dấu ấn của con người và đến lượt nó, nó tác động
trở lại bồi đắp tính người. C.Mác viết: "Một tác phẩm nghệ thuật, cũng như
mọi sản phẩm khác tạo một công chúng nghệ thuật và có khả năng thưởng
thức cái đẹp. Bởi vậy, sản xuất không chỉ sản xuất ra vật phẩm cho chủ thể
mà còn sản xuất ra chủ thể vật phẩm" [5, tr.50]. Trong triết học, mỹ học Mác
- xít, khái niệm văn hóa được xác định trong mối quan hệ biện chứng với con

người và xã hội. Văn hóa là tổng hòa các giá trị mà con người, xã hội đã sáng
tạo ra trong suốt chiều dài lịch sử bằng các hoạt động vật chất và tinh thần của
mình. Văn hóa là sự thể hiện những năng lực bản chất của con người, là sự
kết tinh những giá trị tinh thần của con người, là kết quả của các hoạt động
sáng tạo, tự do của con người trong quá trình không ngừng nhận thức, khám
phá, biến đổi tự nhiên.
Bàn đến văn hóa và sự phát triển của văn hóa, chủ nghĩa Mác còn thừa
nhận, với tư cách là một hệ giá trị, văn hóa bị chi phối bởi những điều kiện lịch sử,
bởi năng lực thực hiện "lực lượng bản chất người". Vì vậy, mỗi bước tiến của
lịch sử là một bước tiến tương ứng của văn hóa. Mặc dù hệ giá trị văn hóa rất đa
dạng, luôn luôn biến đổi cùng lịch sử nhưng hệ giá trị đó bao giờ cũng dịch
chuyển về phía chủ nghĩa nhân đạo mà hằng số là chân - thiện - mỹ
V.I.Lênin là người đặc biệt coi trọng vai trò của văn hóa trong sự nghiệp
cách mạng. Sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, V.I.Lênin có nhiều đóng
góp, cống hiến cho lĩnh vực này. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc, bảo vệ và
phát triển các nguyên lý của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học Mác nói
riêng, V.I.Lênin đã phân tích sâu sắc thêm về mặt xã hội của văn hóa với cách
tiếp cận từ hình thái kinh tế - xã hội. Chính V.I.Lênin đã đề ra nguyên tắc

9


quan trọng trong quá trình xây dựng nền văn hóa mới. Đó là nguyên tắc về
tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc và tính nhân loại trong văn hóa; xác
định sự nghiệp văn hóa là một bộ phận trong guồng máy cách mạng vô sản
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Ông khẳng định tính kế thừa biện
chứng của sự phát triển văn hóa, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa dân
tộc và giai cấp trong văn hóa. V.I.Lênin viết: "Văn hóa vô sản không phải bỗng
nhiên mà có, nó không phải do những người tự cho mình là chuyên gia về văn
hóa vô sản phát minh ra. Đó hoàn toàn là điều ngu ngốc. Văn hóa vô sản phải là

sự phát triển phù hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã
tích lũy được dưới ách thống trị của xã hội tư bản, xã hội của bọn địa chủ và xã
hội của bọn quan liêu" [35, tr361].
Kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ
truyền thống văn hiến ngàn năm của dân tộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã định nghĩa về văn hóa như sau: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng
ngày về ăn, mặc, ở, và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó gọi là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn" [28, tr. 431]. Từ quan điểm
này chúng ta có thể thấy văn hóa là toàn bộ những gì do con người tạo ra.
Văn hóa vật chất bao gồm các đồ vật, công nghệ và cả một bộ phận
nghệ thuật.
Văn hóa tinh thần bao gồm ngôn ngữ, các kiến thức, kĩ năng, giá trị, tín
ngưỡng và phong tục tập quán.
Có thể nói, về bản chất văn hóa thể hiện trình độ phát triển của con
người. Văn hóa chính là dấu ấn cộng đồng được ghi lại, được lưu truyền vào

10


những phong tục tập quán, nghi lễ, tôn giáo, cách ứng xử, các mối quan hệ và
cả ở những công trình hay các sản phẩm vật chất, cũng như các tác phẩm
nghệ thuật do chính con người ở cộng đồng hay dân tộc đó sáng tạo ra trong
những giai đoạn lịch sử khác nhau.
Trong diễn văn khai mạc lễ phát động “ thập niên quốc tế phát triển văn
hóa” tại Pháp(21/01/1998) Tổng thư kí UNESCO định nghĩa: “Văn hóa phản
ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của đời sống ( của mỗi

cá nhân hay cộng đồng ) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như trong hiện tại,
qua hàng bao thế kỉ, nó cấu thành nên một hệ thống các giá trị, truyền thống,
thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng
của mình” [43, tr. 16]. UNESCO đã thừa nhận văn hóa là cội nguồn trực tiếp
của sự phát triển xã hội, có vai trò điều tiết xã hội. Nó không những là yếu tố
nội sinh của sự phát triển, mà còn là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã
hội. Văn hóa giúp cho con người tự hoàn thiện, nó quyết định tính cách riêng
của một xã hội, làm cho dân tộc này khác dân tộc khác.
Nghiên cứu về văn hóa, các nhà văn hóa Việt Nam cũng có rất nhiều
cách định nghĩa khác nhau.
Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ
Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa - Thông tin,
xuất bản năm 1998 định nghĩa: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần
do con người sáng tạo ra trong lịch sử".
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và
NXB Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, cho rằng: "Văn hóa - vô sở bất
tại" nghĩa là "Văn hóa - không nơi nào không có". Điều này cho thấy tất cả
những sáng tạo của con người trên nền của thế giới tự nhiên là văn hóa, nơi nào
có con người, nơi đó có văn hóa.

11


Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc
Thêm cho rằng: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn,
trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội" [40, tr.10].
Trên cơ sở tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, trực tiếp là quan niệm về
văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xuất phát từ thực tiễn lịch sử phát triển của
dân tộc, Đảng ta luôn gắn sự nghiệp xây dựng nền văn hóa với cách mạng trong

giai đoạn cụ thể và luôn hướng tới xây dựng một nền văn hóa phục vụ nhân
dân. Cuốn Đề cương văn hóa của Đảng ra đời năm 1943 đã khẳng định đường
lối văn hóa của Đảng đó là nền văn hóa mang nội dung: dân tộc, khoa học và
đại chúng. Đảm bảo tính dân tộc tức là bảo tồn và phát huy những giá trị truyền
thống của văn hóa dân tộc. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định trong suốt
quá trình tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng văn hóa. Tại Hội nghị Trung ương
5 khóa VIII quan điểm đó được cụ thể hóa trong Nghị quyết "Xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc". Đến Đại
hội XI, Nghị quyết Đại hội một lần nữa khẳng định: "Xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển xã hội".
Như vậy, văn hóa của dân tộc thường được hiểu theo hai nghĩa, hai cấp
độ khác nhau: Ở phạm vi hẹp, văn hóa của dân tộc đồng nghĩa với văn hóa
của một tộc người, văn hóa dân tộc hoặc văn hóa tộc người là một phạm vi
của văn hóa nói chung. Phạm vi rộng, văn hóa dân tộc là văn hóa chung của
cả cộng đồng người sống trong cùng một quốc gia.
Văn hóa tộc người là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần, cũng
như những quan hệ xã hội được sáng tạo trong điều kiện môi trường sinh tụ
của một tộc người, phản ánh những nhận thức, tâm lý, tình cảm, tập quán
riêng biệt được hình thành trong lịch sử của tộc người đó. Ở các quốc gia đa

12


dân tộc, văn hóa các tộc người đan xen, hấp thụ lẫn nhau nên nét chung của
văn hóa quốc gia, của cả cộng đồng dân tộc, và mỗi nền văn hóa đều có
những giá trị riêng của nó.
Giá trị văn hóa “ là cái dùng để căn cứ vào đó mà xem xét, đánh giá, so
sánh nền văn hóa của dân tộc này với nền văn hóa của dân tộc khác, là cái để
xác định bản sắc văn hóa của một dân tộc, những nét đặc thù về truyền thống,

phong tục tập quán, lối sống của một dân tộc trên nền tảng các giá trị chân,
thiện, ích, mỹ” [34, tr.19].
Bản chất đặc trưng của giá trị văn hóa là chiều cạnh trí tuệ, năng lực sáng
tạo, khát vọng nhân văn biểu hiện ở hoạt động sống của mỗi cá nhân, cộng
đồng, dân tộc. Mục đích của giá trị văn hóa nhằm hướng tới các giá trị nhân
bản, hướng tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân và cộng đồng dân tộc. Mặc dù,
tiêu chuẩn của các giá trị văn hóa của các cộng đồng, dân tộc là không như
nhau. Giá trị văn hóa còn mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bất cứ
cái gì bên ngoài áp đặt để trở thành văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc.
Không thể căn cứ vào văn hóa của một dân tộc nào để làm tiêu chí xem xét,
đánh giá nền văn hóa của các dân tộc còn lại là cao hay thấp, phát triển hay
không… điều đó sẽ rơi vào bệnh chủ quan, tạo nên sự nô dịch hay sự áp đạt
về văn hóa. Điều này rất có ý nghĩa khi nghiên cứu văn hóa tộc người trong
văn hóa chung của nhân loại, của khu vực hay trong một nước.
Có thể nói, giá trị văn hóa của một cộng đồng, dân tộc như là “ mật mã di
truyền giá trị xã hội” của tất cả các thành viên sống trong cộng đồng, dân tộc đó,
được tích lũy lắng đọng trong quá trình hoạt động của mình. Chính quá trình đó
đã hình thành nên bản sắc văn hóa riêng của dân tộc họ. Quan hệ văn hóa với
dân tộc là quan hệ quyết định nhất của một nền văn hóa cũng là của một dân tộc
bởi vì : “ nói đến văn hóa là nói đến dân tộc, một dân tộc mất đi truyền thống văn
hóa và bản sắc văn hóa, dân tộc ấy đã đánh mất chính mình” [44, tr.31].

13


Bản sắc văn hóa
Lịch sử phát triển văn hóa nhân loại cho thấy, nền văn hóa của tất cả các
dân tộc đều có bản sắc văn hóa. Các nếp cảm, nếp nghĩ, tâm lý cộng đồng,
quan hệ giao tiếp, điều kiện tự nhiên và ngôn ngữ dân tộc… luôn luôn tương
tác thành diện mạo văn hóa của mỗi dân tộc. Các đặc điểm về truyền thống

đạo đức, các quy chuẩn thẩm mỹ làm thành những nét đặc thù trong văn hóa
của mỗi dân tộc. Chính vì vậy, mỗi nền văn hóa bao giờ cũng tàng chứa
những tố chất đặc sắc, tạo nên nét riêng của mình đó là bản sắc. Cái bản sắc
đó được kết tinh từ tâm hồn, khí phách hàng ngàn đời của dân tộc, là căn cước
để nhận dạng nó trong hàng trăm ngàn nền văn hóa, là bộ gien để di truyền
bản sắc truyền thống của mình cho các thế hệ mai sau. Bản sắc văn hóa là cái
bảo đảm cho thế ổn định và trường tồn của một nền văn hóa.
Như vậy, có thể hiểu bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, nội dung, bản chất
của một nền văn hóa riêng vốn có của một nền văn hóa của một dân tộc.
Những nét riêng ấy thường được biểu hiện qua các giá trị văn hóa vật chất và
tinh thần, vật thể và phi vật thể. Các giá trị văn hóa này ra đời gắn với chính
điều kiện môi sinh mà dân tộc ấy thích nghi và phát triển qua các giai đoạn
khác nhau của một dân tộc. Những giá trị văn hóa ấy, cho dù có trải qua
những thăng trầm biến cố của lịch sử nó cũng không những không mất đi, mà
cùng với thời gian, nó còn tiếp nhận những cái hay, cái đẹp, cái phù hợp của
văn hóa các dân tộc khác làm phong phú, đặc sắc hơn cho dân tộc mình, làm
cho nó luôn là nó chứ không phải cái khác.
Bản sắc văn hóa là một sức mạnh, là sức mạnh nội tại của dân tộc. Nó là
hạt nhân bền vững nhất trong toàn bộ tinh thần sáng tạo truyền từ đời này
sang đời khác. Bản sắc văn hóa làm cho một dân tộc luôn là chính mình. Bởi
vậy, khi đề cập đến vấn đề bản sắc văn hóa của một dân tộc, một quốc gia nào
đó chúng ta cần phải nhận thấy nó ở sự thống nhất giữa cái đặc thù và cái phổ
14


biến, cái chung và sắc thái riêng trong tiến trình phát triển lịch sử. Bản sắc
văn hóa cũng là mối liên hệ thường xuyên, có định hướng của cái riêng( văn
hóa dân tộc) và cái chung (văn hóa nhân loại). Mỗi dân tộc trong quá trình
giao lưu văn hóa sẽ cống hiến những gì là đặc sắc của mình vào kho tàng văn
hóa chung. Đồng thời tiếp nhận có lựa chọn, nhào nặn thành giá trị của mình,

tạo ra sự khác biệt trong cái chung, hình thành nên bản sắc văn hóa của một
dân tộc. Bản sắc văn hóa của một dân tộc không phải là biểu hiện nhất thời
mà là kết quả của các mối liên hệ lâu dài, sâu sắc và bền vững trong lịch sử và
đời sống văn hóa dân tộc.
Văn hóa là cái đánh giá sự phát triển của con người với tư cách một sinh
vật xã hội. Theo đó “ bản sắc dân tộc của văn hóa” phải biểu thị những nét
đặc thù trong sự phát triển con người, của một dân tộc nào đó. Để xác định
được một “ bản sắc dân tộc của văn hóa” chúng ta phải chỉ ra được sự phát
triển của con người trong nền văn hóa ấy và những biểu hiện cụ thể của sự
phát triển ấy. Do vậy chỉ có những yếu tố đặc thù, giữ vai trò tích cực trong sự
phát triển con người thì mới tạo nên “ bản sắc dân tộc của một nền văn hóa”.
Một dân tộc có bản sắc đậm đà, giá trị truyền thống mạnh mẽ, sẽ không
bao giờ bị thôn tính, bị hòa tan hay xóa nhòa, dù nó có bị những lực lượng
xâm lược mạnh hơn nó về kinh tế hay quân sự. Với sức mạnh nội sinh đó, tiếp
thu các giá trị hợp lý từ bên ngoài, bổ sung cho những cái bên trong, cái mà
nó đang thiếu hụt, giá trị truyền thống sẽ là cơ sở vững chắc cho sự vận động
của xã hội, cho sự phát triển của đất nước và dân tộc.
Bản sắc dân tộc luôn gắn liền với văn hóa và thường được biểu hiện
thông qua văn hóa. Tuy nhiên “ bản sắc chính là văn hóa, nhưng không phải
yếu tố văn hóa nào cũng được coi là bản sắc. Người ta chỉ coi những yếu tố
văn hóa nào giúp phân biệt cộng đồng văn hóa này với cộng đồng văn hóa
khác là bản sắc” [ 45, tr.83].
15


“ Bản sắc văn hóa dân tộc” là tổng hòa những khuynh hướng cơ bản
trong sáng tạo văn hóa của một dân tộc, vốn được hình thành trong mối liên
hệ thường xuyên với điều kiện kinh tế, môi trường tự nhiên, các thể chế, các
hệ tư tưởng… trong quá trình vận động không ngừng của dân tộc ấy.
Nguồn gốc tạo thành bản sắc văn hóa có thể do nhiều yếu tố như: hoàn

cảnh địa lý, nguồn gốc chủng tộc, đặc trưng tâm lý, phương thức hoạt động
kinh tế. Vì thế, hiểu khái niệm bản sắc văn hóa dân tộc phải hiểu như một
khái niệm mở và phát triển. Nó không chỉ là hình thức mà còn là nội dung đời
sống cộng đồng, gắn với bản lĩnh các thế hệ, các dân tộc Việt Nam. Nghị
quyết hội nghị BCHTW khóa VIII của Đảng đã chỉ rõ:“ Bản sắc dân tộc bao
gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và
giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần
đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân- gia đình- làng xã- Tổ quốc. Bản
sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét trong cả hình thức biểu hiện mang tính dân
tộc độc đáo”[19, tr.90].
Bản sắc văn hóa là các giá trị tiêu biểu, bền vững, phản ánh sứ sống của
từng dân tộc, nó thể hiện tập trung ở truyền thống văn hóa. Truyền thống văn
hóa là các giá trị do lịch sử để lại được thế hệ sau tiếp nối, khai thác và phát
huy trong thời đại của họ để tạo nên dòng chảy liên tục của lịch sử văn hóa
các dân tộc. Khi đã được hình thành và trở thành truyền thống bản sắc văn
hóa mang tính bền vững và có chức năng định hướng, đánh giá, điều chỉnh
hành vi của cá nhân và của cộng đồng. Tuy nhiên, khái niệm bản sắc văn hóa
không phải là bất biến, cố định, hoặc khép kín mà nó luôn vận động và mang
tính lịch sử cụ thể. Bản sắc cũng vận động như bất cứ một hiện tượng nào, nó
không đứng im trong thời gian mà sẽ bổ sung những yếu tố nào đó một cách
rất tự nhiên. Do đó, ta bảo vệ bản sắc nhưng cũng không bảo thủ với bản sắc.

16


Trong quá trình này nó luôn đào thải những yếu tố bảo thủ, lạc hậu để tạo lập
những yếu tố mới để thích nghi với đòi hỏi của thời đại. Truyền thống cũng
không phải chỉ bao hàm các giá trị do dân tộc sáng tạo nên, mà còn bao hàm
cả các giá trị từ bên ngoài được tiếp nhận một cách sáng tạo và đồng hóa nó,

biến nó thành nguồn lực nội sinh của dân tộc.
Như vậy, có thể nói rằng bản sắc văn hóa là tổng thể những tính chất,
tính cách, đường nét, màu sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và
phát triển của dân tộc đó, giúp cho dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất,
tính thống nhất, tính nhất quán của mình trong lịch sử phát triển. Bản sắc dân
tộc là một động thái, một sức sống bên trong của một dân tộc, một quá trình
thường xuyên tự ý thức, tự khám phá, tự tái tạo mình và từ sự tiếp nhận bởi
chính mình.
Bởi thế, bản sắc là thẻ căn cước của mỗi nền văn hóa dân tộc, là những
đặc trưng cơ bản quy định diện mạo của nền văn hóa đó.
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa
Bảo tồn và phát huy là hai hoạt động văn hóa trong thực tiễn. Tuy nhiên,
chúng không hề tách rời nhau, mà luôn đi đôi, gắn liền với nhau. Như vậy, khái
niệm này bao gồm hai nội dung cụ thể là bảo tồn và phát huy.
Từ điển Tiếng Việt cắt nghĩa: “bảo tồn là giữ lại không để cho mất đi”,
còn “phát huy là làm cho cái hay, cái tốt tỏa sáng tác dụng và tiếp tục nảy nở
thêm”. Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng
thức vốn có của nó. Bảo tồn là không để mai một, “không để bị thay đổi, biến
hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này, không có khái
niệm “cải biến”, “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa, khi nói đối tượng bảo
tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng định giá trị đích thực và
khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể trạng và hình thức khác nhau
của đối tượng được bảo tồn. Đối tượng bảo tồn (tức là các giá trị văn hóa vật

17


thể và phi vật thể) cần thỏa mãn hai điều kiện: - Một là, nó phải được nhìn là
tinh hoa, là một “giá trị” đích thực được thừa nhận minh bạch, không có gì
phải hồ nghi hay bàn cãi. - Hai là, nó phải hàm chứa khả năng, chí ít là tiềm

năng, đứng vững lâu dài trước những biến đổi tất yếu về đời sống vật chất và
tinh thần của con người, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Hiện nay, quan điểm về bảo tồn và phát huy đang chiếm vị trí chủ đạo
trong giới học thuật cũng như giới quản lý văn hóa ở nhiều nước phát triển
trên thế giới. Các quan điểm không chú trọng vào việc tranh cãi nên bảo tồn
nguyên vẹn như thế nào, hay nên kế thừa cái gì từ quá khứ mà đặt trọng tâm
vào việc làm thế nào để di sản sống và phát huy được tác dụng trong đời sống
hiện đại.
Những phân tích trên cho thấy bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa là
mối quan tâm chung của toàn nhân loại. Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, với Chủ tịch Hồ Chí Minh việc bảo tồn và phát huy không chỉ
đơn giản là lưu giữ lại không để mất đi giá trị văn hóa dân tộc mà còn phải là
sự kế thừa, phát huy cái cũ mà tốt đồng thời loại bỏ cái cũ mà xấu: “Cái gì cũ
mà xấu thì phải bỏ; cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi
cho hợp lý; cái gì mà tốt thì phải phát triển thêm; cái gì mới mà hay thì phải
làm thế nào để cho đời sống của dân ta, vật chất được đầy đủ hơn” [3, tr.15 –
17]. Như vậy, trong vấn đề bảo tồn và phát huy luôn nảy sinh mối quan hệ
giữa cái “cũ” và cái “mới”. Muốn làm tốt công tác này cần phải tránh việc
“phục cổ”, “nệ cổ” mà phát triển cái mới, hớp lý trên cơ sở kế thừa những cái
cũ mà tốt thì mới có thể xây dựng một nền kinh tế vững chắc, một nền tảng
văn hóa bền vững.
Từ năm 1943 cho đến Đại Hội IX và Đại Hội X, với chủ trương xây dựng
nền văn hóa mới, nền văn hóa Dân tộc – Khoa học – Đại chúng. Đảng ta đã
thực hiện một cách nhất quán đường lối văn hóa và luôn đề cao tính chất dân

18


tộc của văn hóa. Điều đó thể hiện rõ trong các văn bản được ban hành về vấn
đề nội dung bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc.

Ngay từ năm 1948, trong tác phẩm “Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt
Nam” đồng chí Trường Chinh đã viết... trong văn học cổ nước ta, có nhiều hạt
ngọc bị che phủ lớp thời gian, mà bổn phận của chúng ta phải tiếp thu, đặng
tìm tòi, lượm lặt, nghiên cứu, không để bỏ sót một hạt. Có thể nói, ngay từ đầu
khi đưa ra vấn đề về văn hóa, Đảng ta đã chỉ rõ nhiệm vụ bảo tồn và phát huy
giá trị văn hóa dân tộc của thế hệ kế tiếp.
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký
sác lệnh số 65 - SL ấn định cho Đông Dương – Bác Cổ học viện nhiệm vụ:
“Bảo tồn cả cổ tích toàn cõi Việt Nam”. Trong sắc lệnh này, thuật ngữ ”cổ
tích” được hiểu là di sản văn hóa, bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản
văn hóa phi vật thể.
Trong các văn kiện của Đảng cũng nhấn mạnh về vấn đề bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa. Đáng chú ý nhất là trong báo cáo chính trị của Ban
chấp hành Trung ương đã khẳng định: Kế thừa và phát huy các giá trị tinh
thần, đạo đức thẩm mỹ, các di sản văn hóa nghệ thuật của dân tộc. Bảo tồn và
tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước. Trong
điều kiện kinh tế thị trường mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm
giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát huy truyền thống
đạo đức, tập quán tốt đẹp và lòng tự hào dân tộc.
Như vậy quan điểm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa được Đảng và
Nhà Nước định hướng và phát triển trong suốt thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất
nước. Theo đó, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc không thể dựa
vào ý chí chủ quan, mà phải gắn liền với bảo tồn và phát huy với hoàn cảnh cụ
thể của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia., nhằm xây dựng và phát triển một nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

19


1.1.2. Khái quát về Dân tộc Thái

Nguồn gốc dân tộc
Theo những ghi chép trong các tập sử thi, người Thái thì họ thiên di cư từ
Tây Nam, Vân Nam (Trung Quốc) vào Tây Bắc Việt Nam với nhiều đợt kể từ thế
kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIV. Trong đó, có ba đợt thiên di lớn vào thế kỷ thứ
IX đến thế kỷ thứ XI.
Có ý kiến cho rằng, ngành Thái Trắng và bộ phận Thái Đen ở Mường
Thanh có nguồn gốc bản địa, tổ tiên của họ là người Tày - Thái cổ. Vào đầu thế
kỷ I sau công nguyên, tổ tiên của người Tày - Thái cổ đã từng tham gia vào
việc xây dựng quốc gia Âu Lạc của Thục An Dương Vương, sau đó một bộ
phận di cư sang phía Tây, tách khỏi bộ phận gốc là người Tày hiện nay.
Còn bộ phận Thái đen có mặt đầu tiên tại Mường Lò (Văn Chấn - Yên
Bái), là con cháu của Tạo Xuông, Tạo Ngần, gốc từ Vân Nam (Trung
Quốc) di cư sang. Vì vậy, người Thái Đen ở Thuận Châu luôn coi Mường
Lò là "quê cha đất tổ". Đến thế kỷ thứ XII, thủ lĩnh Lạng Chương, cháu
Tạo Xuông đưa quân từ Mường Lò tràn qua lưu vực sông Đà, sông Mã và
sông Nặm U, đánh chiếm và làm chủ Mường Thanh. Trong thời kỳ này,
trung tâm Thái Đen Mường Muổi (Thuận Châu) cũng phát triển quy tụ hai
thế lực Thái, Mường Lay và Mường Sang. Bắt đầu từ thế kỷ XV - XVI,
vùng Tây Bắc đã có 16 Châu Mường, nên được mang tên là "mười sáu
Châu Thái" (xíp hốc chụ tay). Sau hiệp ước Pháp - Thanh năm 1884, 6
Châu Mường đã bị cắt và nhập vào tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chỉ còn
lại 10 Châu Mường, nên xuất hiện tên gọi "thập châu" (xíp chụ tay).
Về tên gọi, người Thái tự gọi mình là Phủ tay hay Côn Tay đều có nghĩa
là người Thái. Theo số liệu thống kê năm 2009, dân tộc Thái ở Việt Nam có
1.550.423 người chiếm 1,8% dân số cả nước, riêng tỉnh Thanh Hóa tính đến

20


tháng 4 năm 2009 có 223.165 người chiếm 35,6 % trong các dân tộc thiểu số ở

tỉnh Thanh Hóa. Địa bàn cư trú của người Thái trải dài suốt từ miền Tây Bắc,
qua Hòa Bình cho đến tận phía Tây hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Những
năm gần đây, người Thái còn có mặt tại một số tỉnh Tây Nguyên. Ngoài ra, còn
có khoảng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại Pháp, Hoa Kỳ.
Trải qua hàng ngàn năm sinh sống trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam, dân tộc
Thái đã cùng các dân tộc anh em khác tham gia dựng nước và giữ nước. Đây
cũng chính là quá trình hình thành tộc người để phát triển đến ngày nay. Người
Thái được chia thành hai ngành, mỗi ngành lại chia thành nhiều nhóm khác nhau:
Thái Đen (Tay Đăm): cư trú chủ yếu ở các tỉnh Sơn La (hầu khắp địa bàn
toàn tỉnh), Nghĩa Lộ (Mường Lò) thuộc tỉnh Yên Bái, tỉnh Điện Biên, tỉnh Lai Châu
và một số ở phía Tây Nam tỉnh Lào Cai.
Thái Trắng (Tay Đón hoặc Tay Khao): tập trung ở Mường Lay, Mường
So (Phong Thổ - Lai Châu), Mường Chiến (Quỳnh Nhai), một số khác tự
xưng là Thái Trắng nhưng có nhiều điểm giống Thái Đen sống tập trung ở
Mường Tấc (Phù Yên) và Bắc Yên, Mường Sang (Mộc Châu - Sơn La).
Nhóm Thái ở huyện Mai Châu, Đà Bắc tỉnh Hòa Bình có nhiều nét giống
nhóm Thái ở tỉnh Thanh Hóa. Nhóm Thái ở Thanh Hóa cư trú ở Mường Một,
Mường Đeng tự nhận mình thuộc ngành Đen (Tay Thanh), ngành Trắng (Tay
Mường - Hàng Tổng, Tay Dọ). Nhóm Thái Nghệ An với việc chia ngành Đen,
ngành Trắng đã mờ nhạt, họ chỉ quan tâm đến thời gian và quê hương xuất xứ của
mình khi đến nơi này.
Người Thái ở Việt Nam không theo một tôn giáo chính thống nào trên
thế giới mà theo một trong những tục có nghi thức thờ Nước (nặm) và Đất
gọi là Cạn (bốc). Nước có biểu tượng thần chủ là con Rồng (tô Luông)
mang tên chủ nước (chảu nặm), và đất có biểu tượng thần chủ là loài Chim

21



×