Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

123doc mot so bien phap phat trien ky nang mua cho tre mau giao 4 5 tuoi trong hoat dong am nhac (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.42 KB, 55 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA MẦM NON
-------------------------

NGUYỄN THỊ NHẬT LINH

Một số biện pháp phát triển kỹ năng múa cho trẻ
Mầu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động âm nhạc
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SƯ PHẠM MẦM NON
PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật gắn bó mật thiết với đời sống con
người, nó phản ánh cuộc sống của con người một cách đa dạng, phong phú.
Bằng các hình tượng âm thanh, các giai điệu đẹp mang tính biểu cảm rất cao,
âm nhạc có sức kì lạ hấp dẫn như một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Nhà chỉ
huy Lô- tô- kôp- xki viết: “ Cả người lớn, cả trẻ em, thông thường khi nghe
nhạc ai cũng đều có ý muốn cử động theo tiết tấu. Tay đung đưa, chân gõ nhịp,
đầu lắc lư, đó chính là hình thức múa tự phát. Nhiều khi các em nhỏ vừa nghe
nhạc, vừa ngẫu hứng điệu múa có tiết tấu độc đáo của mình”.
Nghệ thuật múa có vai trị quan trọng trong việc giáo dục tồn diện trẻ
mầm non làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ, trẻ được bộc lộ cảm xúc,
giao tiếp với bạn bè. Hơn nữa múa còn là phương tiện, là điều kiện hình thành
phẩm chất đạo đức, phát triển thể chất, phát triển trí tuệ, là điều kiện định
hướng phát triển thẩm mĩ cho trẻ. Thông qua nghệ thuật múa trẻ phân biệt
được cái hay, cái dở, cái tốt, cái xấu...Nghệ thuật múa đóng vai trị quan trọng
trong việc hình thành cho trẻ một tính cách hồn thiện nhất và là dạng vận
động có tác dụng hình thành những ưu thế, dáng điệu, động tác đẹp.


Tuy nhiên trong thực tế nhiều giáo viên chỉ dạy cho trẻ múa những động
tác đơn giản như guộn cổ tay, nhón chân và nhún nhảy theo nhạc, nghiêng
người. rất đơn điệu, những bài múa mà giáo viên dạy cho trẻ cịn rập khn,
máy móc. Trong khi đó múa địi hỏi phải có sự phối hợp của toàn bộ cơ thể, sự
cảm thụ âm nhạc, phối hợp nhịp nhàng giữa giai điệu, lời ca với các động tác
múa, phải phát huy được sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ. Phần lớn giáo viên
chưa chú ý phát triển kỹ năng múa cho trẻ do trình độ và khả năng hướng dẫn
cho trẻ múa của giáo viên còn nhiều hạn chế. Mặt khác, do nội dung chương
trình của trẻ mầm non chưa thể tách biệt được múa thành một môn học độc lập
mà chỉ là một nội dung trong hoạt động giáo dục âm nhạc. Vì thế mà giáo viên
chưa khai thác triệt để và chưa phát huy hết khả năng múa của trẻ, chưa
khuyến khích tạo sự hứng thú tích cực say mê cho trẻ khi tham gia múa.. Để
cho các hoạt động múa đến với trẻ thực sự có ý nghĩa và đạt đến mục tiêu giáo
dục phát triển tồn diện trẻ thì việc phát triển và nâng cao kỹ năng múa là rất
1


cần thiết, cần được quan tâm sâu sắc hơn nữa.
Nhận thức được tầm quan trọng này tơi đi đến tìm hiểu đề tài “Một số
biện pháp phát triển kỹ năng múa cho trẻ Mầu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt
động âm nhạc”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu thực trạng kĩ năng múa của trẻ MG 4- 5 tuổi thông qua
HĐÂN. Trên cơ sở đó đề xuất và thực nghiệm một số tác động sư phạm nhằm
phát triển kĩ năng múa cho trẻ MG 4 - 5 tuổi trong HĐÂN, góp phần nâng cao
hiệu quả giáo dục âm nhạc.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình tổ chức dạy múa cho trẻ MG 4 - 5 tuổi trong hoạt động
giáo dục âm nhạc.

3.2. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ MG 4- 5 tuổi trong HĐÂN
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Kĩ năng múa của trẻ MG 4- 5 tuổi trong hoạt động giáo dục âm nhạc thể
hiện ở những mức độ khác nhau. Nếu giáo viên có những tác động sư phạm
như tập cho trẻ một số động tác - tổ hợp múa dân gian phù hợp với trẻ ngồi
giờ học, khuyến khích trẻ múa sáng tạo theo âm điệu, nhịp điệu của bài hát và
thường xuyên tổ chức biểu diễn văn nghệ theo mỗi chủ điểm, biên đạo một số
bài múa biểu diễn cho trẻ sẽ kích thích được hứng thú của trẻ, đồng thời giúp
trẻ có kĩ năng múa tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo
dục âm nhạc cho trẻ ở trường mầm non.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu một số cơ sở lí luận liên quan đến đề tài .
5.2. Tìm hiểu thực trạng kĩ năng múa của trẻ MG 4- 5 tuổi trong việc tổ chức
hoạt động giáo dục âm nhạc ở một số trường Mầm non tại Đà Nằng.
5.3. Đề xuất và thực nghiệm biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ MG 4-5
tuổi.
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu kĩ năng múa và biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ
MG 4- 5 tuổi thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc ở 4 tường Mầm non TP
Đà Nằng.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu cơ sở lý luận
Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái qt hóa những tài liệu có
liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể hóa lý thuyết nhằm xây dựng cơ sở lý
luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp quan sát:
Dự giờ quan sát quá trình tổ chức dạy múa cho trẻ MG 4 -5 tuổi trong
hoạt động giáo dục âm nhạc.

7.2.2 Phương pháp đàm thoại
Trao đổi với giáo viên tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong việc
2


dạy múa cho trẻ.
7.2.3 Phương pháp điều tra bằng Anket
Sử dụng phiếu thăm dò, điều tra các giáo viên ở các trường mầm non
trong TP. Đà Nằng để nắm được tình hình và kỹ năng múa của trẻ MG 4-5 tuổi
trong hoạt động giáo dục âm nhạc.
7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thực nghiệm được tiến hành nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả của các tác
động sư phạm phát triển kĩ năng múa cho trẻ MG 4-5 tuổi.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng các cơng thức thống kê tốn học để xử lý số liệu.
8. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
- Góp phần hệ thống các vấn đề lý luận về biện pháp phát triển kĩ năng múa
cho trẻ MG 4- 5 tuổi thông qua hoạt động giáo dục âm nhạc.
- Tìm hiểu được thực trạng sử dụng biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ
MG 4- 5 tuổi thông qua hoạt động âm nhạc, đồng thời chỉ ra nguyên nhân
- Xây dựng biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ MG 4- 5 tuổi.
9. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính luận văn được chia làm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Một số biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ MG 4- 5 tuổi qua
hoạt động giáo dục âm nhạc.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.

3



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Múa là loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm nhất, nó tồn tại và phát triển theo
lịch sử văn hóa và lịch sử phát triển trí tuệ của con người. Ngay từ thuở bình minh
của bộ người nguyên thuỷ, nghệ thuật múa đã xuất hiện như một nhu cầu thiết yếu
trong đời sống văn hoá tinh thần và phát triển ngày càng hoàn thiện.Từ thời kỳ xã
hội nguyên thuỷ, sang thời kỳ chiếm hữu nô lệ rồi đến thời kỳ xã hội phong kiến,
đến chế độ tư bản và lên chủ nghĩa xã hội. Múa được phát triển theo từng thời kỳ.
Đầu tiên chưa có định hướng, sau đó múa mang tính mơ phỏng, múa thể hiện các
nội dung sinh hoạt của con người, rồi múa ngày càng được nâng cao thành các thể
loại múa, hình thức múa và các dạng múa.
Đến nay múa có sự định hướng và hướng con người đến chân - thiện - mỹ,
nó chiếm vị trí quan trọng trong nền văn hố dân tộc và đời sống văn hoá xã hội.
Như vậy có thể nói: Lịch sử phát triển nghệ thuật múa gắn liền với sự phát triển
của lồi người. Múa cịn có chức năng cơ bản là giáo dục, phản ánh, góp phần cải
tạo xã hội, định hướng thẩm mỹ và phát triển thể chất. Với những chức năng này,
chúng ta thấy múa rất gần gũi với cuộc sống của con người. Con người khơng chỉ
có nhu cầu thưởng thức mà cịn muốn học, muốn sáng tạo ra nó.
Có rất nhiều tác giả viết về vai trò giáo dục của nghệ thuật múa nói chung
và nghệ thuật múa cho trẻ mẫu giáo nói riêng. Múa có tầm quan trọng trong đời
sống con người và nó cũng khơng kém phần quan trọng trong sự phát triển toàn
diện nhân cách cho trẻ. Hiện nay, có rất nhiều nhà sư phạm đi sâu nghiên cứu về
nghệ thuật múa cho trẻ mầm non.
Với bài viết “Một số điệu múa cho trẻ mẫu giáo” của tác giả Lã Tiến Thêm
(Viện Khoa học giáo dục - Trung tâm nghiên cứu giáo dục mầm non - 1996). Tác
giả đã đáp ứng mong mỏi của đông đảo giáo viên mầm non ở các vùng miền về

các bài múa dành cho trẻ mẫu giáo, nhằm góp phần làm phong phú các hoạt động
biểu diễn cho trẻ ở trường mầm non.
Bài viết: “ Múa và phương pháp vận động theo nhạc” của tác giả Trần Minh
Trí (NXB Giáo dục - 1999) tác giả có đề cập đến những kiến thức cơ bản về nghệ
thuật múa. Đưa ra một số phương pháp dạy trẻ vận động theo nhạc và múa. Tác
giả nhận thức được vai trò quan trọng của múa đối với trẻ, nhưng mới chỉ dừng lại
ở việc dạy trẻ vận động theo nhạc, mà chưa đưa ra các phương pháp và biện pháp
nhằm phát triển kĩ năng múa cho trẻ.
Bài viết của tác giả Nguyễn Phương Hiền - Hiệu trưởng trường mầm non
Việt Triều in trên tạp chí Nhịp điệu số 47 (4- 2001) đã nêu một vài suy nghĩ về vấn
đề dạy múa cho trẻ mầm non. Tác giả cũng băn khoăn nhiều về khả năng của giáo
viên trong việc dạy múa cho trẻ.
Như vậy, việc tổ chức cho trẻ múa trong hoạt động âm nhạc đóng vai trị
quan trọng đối với sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ, bồi dưỡng tâm hồn trẻ.
Tuy nhiên, hiện nay ở trường mầm non việc thực hiện hoạt động dạy trẻ múa trong
giờ hoạt động âm nhạc cịn rất hạn chế.
Vì thế tơi đã lựa chọn cho mình đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp phát


triển kỹ năng múa cho trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi trong hoạt động âm nhạc”, tôi mong
muốn công trình nghiên cứu về biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ mẫu giáo
nhỡ nói riêng và trẻ mẫu giáo nói chung sẽ góp phần làm phong phú thêm các
động tác múa, giúp trẻ có hứng thú, có khả năng cảm nhận nghệ thuật và phát triển
kĩ năng múa hơn nữa, qua đó góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mầm non.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Kĩ năng múa
Kĩ năng
Trong mọi lĩnh vực hoạt động, để tiến hành hoạt động có hiệu quả con
người khơng những cần phải có tri thức về đối tượng hoạt động mà cịn phải biết
sử dụng những tri thức đó vào việc cải tạo hiện thực, tức là con người cần phải có

kĩ năng. Kĩ năng là một đề tài được rất nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài
nước quan tâm phát triển, có khá nhiều những quan điểm của họ về khái niệm kĩ
năng là gì. Tuy nhiên qua những hiểu biết và sự nghiên cứu của mình, chúng tơi
xin đưa ra hai quan điểm chính sau:
+ Quan điểm thứ nhất
Quan điểm thứ nhất xem xét kĩ năng từ góc độ kĩ thuật của hành động, của thao
tác mà ít quan tâm đến kết quả của hành động.
- Theo PGS.TS Hà Nhật Thăng: “Kĩ năng là kĩ thuật của hành động thể hiện các
thao tác của hành động”.
- Theo PGS.Trần Trọng Thủy cho rằng, kĩ năng là mặt kĩ thuật của hành động,
con người nắm được hành động tức là kĩ thuật hành động có kĩ năng.
- A. G.Covaliop cho rằng: Kĩ năng là phương thức thực hiện hành động thí c h
hợp với mục đích và điều kiện hành động. Ở đây ông không đề cập đến kết quả
của hành động. Theo ông kết quả hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
quan trọng hơn cả là năng lực của con người chứ không đơn giản là cứ nắm vững
cách thức hành động thì đem lại kết quả tương ứng.
- Với V. A. Kruchetxki: “Kĩ năng là thực hiện một hành động hay mộ t hoạt động
nào đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, những phương thức đúng đắn”
Như vậy, theo quan điểm này kĩ năng là phương thức thực hiện hành động
phù hợp với mục đích và điều kiện hành động mà con người đã nắm vững. Theo
các tác giả trên, người có kĩ năng hoạt động nào đó là người nắm được các tri thức
về hoạt động đó và thực hiện hành động theo đúng u cầu của nó mà khơng cần
tính đến kết quả của hành động.
+ Quan điểm thứ hai
Quan điểm xem xét kĩ năng từ góc độ khơng đơn thuần chỉ là mặt kĩ thuật
hành động mà còn là biểu hiện năng lực của chủ thể hành động và nhấn mạnh đến
kết quả của hành động.
- Các tác giả K.K.Platonop và G.G.Golubev cho rằng: kĩ năng là năng lực của
con người thực hiện cơng việc có kết quả là một chất lượng cần thiết trong những
điều kiện mới và trong những khoảng thời gian tương ứng.

- X.I.Kiegop cho rằng: “Kĩ năng là khả năng thực hiện có hiệu quả hệ thống các
hành động phù hợp với các mục đích và điều kiện của hệ thống này”.
- Theo P.A.Rudich: “Kĩ năng là tác động mà cơ sở của nó là sự vận dụng thực tế
của kiến thức đã tiếp thu được để đạt được kết quả trong một hình thức hoạt động
cụ thể”.


- HD.Levitov thì cho rằng, kĩ năng là sự thực hiện có kết quả một tác động nào đó
hay một hành động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng đúng đắn các
hình thức hành động nhằm thực hiện hành động có kết quả.
- Theo TS.Vũ Dũng: “Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả những tri thức về
phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ
tương ứng.
- Các nhà tâm lý học Việt Nam như PGS.TS Ngô Công Hoàn, PGS.TS Nguyễn
Ánh Tuyết, GS.Nguyễn Quang Uẩn, Trần Quốc Thành cho rằng, kĩ năng là một
mặt năng lực của con người thực hiện một cơng việc có hiệu quả. Các tác giả theo
hướng này đã coi kĩ năng không chỉ đơn thuần bao gồm mặt kĩ thuật của hành
động mà chú trọng tới mặt kết quả của nó trong mối quan hệ với mục đích,
phương tiện, điều kiện và cách thức tiến hành hoạt động.
- Trong Từ điển tiếng Việt, kĩ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu
nhận được trong một lĩnh vực nào đó vào thực tế.
Qua việc trình bày các quan điểm trên, chúng ta thấy mặc dù cịn có nhiều ý
kiến, nhưng thực ra chúng khơng có gì mâu thuẫn, phủ định lẫn nhau. Sự khác
nhau là ở chỗ mở rộng hay thu hẹp phạm vi triển khai của một kĩ năng hành động
trong các tình huống khác nhau mà thơi. Cịn bản chất của kĩ năng bao giờ cũng
bao gồm một số thành phần cơ bản, đó là:
- Những kiến thức, tri thức khoa học, sự hiểu biết mang tính khái quát về lĩnh vực
hoạt động, hành động nào đó.
- Vốn sống kinh nghiệm cá nhân về lĩnh vực hoạt động.
Ví dụ: trong chúng ta, ai cũng có lần hát hoặc nghe hát, do vậy mỗi chúng ta sẽ có

những cảm xúc khơng giống nhau khi nghe một bài hát ở các ca sĩ hoặc cá nhân
khác nhau hát.
Hành động cá nhân thể hiện rất rõ các mức độ và loại cảm xúc của mình.
Hành động với cảm xúc tích cực như say mê, hứng thú .. thường cho ta các kết
quả hành động cao (mức kĩ năng). Mức kĩ năng đó là các thao tác hành động diễn
ra nhanh, chính xác, kịp thời, đúng với các điều kiện, đối tượng, phương tiện và
hồn cảnh để có được một kết quả hoạt động cao. Ngược lại, hành động với cảm
xúc tiêu cực dễ có các biểu hiện chán nản, uể oải, mệt mỏi...thường cho ta kết quả
khơng cao, thậm chí khơng có kết quả (chưa đạt mức kĩ năng).
- Các thao tác hành vi, hành động (Thao tác phân tích, tổng hợp.. .hành động trí
óc. Thao tác cầm nắm, nâng nhấc .tay chân, hành động với vật chất) phải hợp lí,
khơng có động tác thừa, theo trật tự nhất định.
Như vậy, kĩ năng là khả năng vận dụng có mục đích và sáng tạo những kiến thức
vốn sống kinh nghiệm cá nhân vào hoạt động lí thuyết cũng như trong thực tiễn, kĩ
năng bao giờ cũng xuất phát từ kiến thức và dựa trên kiến thức, kĩ năng chính là
kiến thức thể hiện trong hành động đảm bảo cho hoạt động có kết quả.
Tóm lại, ta có khái niệm về kĩ năng như sau:
Kĩ năng là khả năng vận dụng những tri thức, vốn sống kinh nghiệm cá
nhân vào hoạt động hay hành động thực tiễn trong điều kiện cụ thể đảm bảo hành
động có kết quả theo mục đích đã đặt ra.
1.2.1.2. Khái niệm về múa
Nguồn gốc của nghệ thuật múa chính là những hành động của con người
trong đời sống, trong quá trình lao động cộng với sự quan sát thiên nhiên. Từ đó,


các động tác múa có những thay đổi, cải tiến, đi đến khái quát nghệ thuật.
Như vậy, múa là bộ mơn nghệ thuật. Nó là một phương tiện sắc bén để con
người nhận thức thế giới và cải tạo thế giới theo lý tưởng xã hội. Đặc biệt, múa là
một hình thái ý thức của xã hội, thơng qua con đường thẩm mỹ. Múa khơng phải
lời nói, khơng phải màu sắc và càng không phải là âm thanh. Múa không giống

các bộ mơn nghệ thuật khác ở chỗ, nó dùng động tác và tư thế của thân thể con
người. Động tác, tư thế trong múa không giống các động tác, tư thế trong các bộ
mơn nghệ thuật khác, vì động tác và tư thế múa đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ với
âm nhạc, hội họa, văn học...Động tác của múa không phải để phụ trợ cho lời như
trong chèo, cải lương, kịch hay giống các động tác sinh hoạt như trong điện ảnh.
Đồng thời nó cũng khơng phải thể dục thể thao, vì động tác thể dục chủ yếu nhằm
rèn luyện sức khỏe và nếu đẹp thì càng tốt. Mục đích biểu hiện của động tác múa
phức tạp, phong phú hơn nhiều, nó gắn liền với đời sống và sự bộc lộ tình cảm của
con người. Nói cách khác, động tác và tư thế của múa nhằm biểu hiện tư tưởng,
tình cảm của một chủ thể đã định. Múa khơng chỉ có khỏe và đẹp. Mục đích biểu
hiện của ngôn ngữ múa quyết định sự tồn tại và phát triển của chính bộ mơn nghệ
thuật này.
Như vậy, múa là môn nghệ thuật độc lập, dùng động tác, tư thế của thân
thể con người có tiết tấu, tạo hình để biểu hiện tư tưởng và tình cảm.
1.2.1.3. Kĩ năng múa
Từ những khái niệm trên, ta có khái niệm kĩ năng múa như sau:
Kĩ năng múa là khả năng vận dụng những tri thức, vốn sống kinh nghiệm
cá nhân vào hoạt động nghệ thuật múa trong điều kiện cụ thể đảm bảo thực hiện
các động tác múa một cách linh hoạt, mềm dẻo và biểu hiện được cảm xúc theo
mục đích đã đặt ra..
Nghiên cứu sẽ đi sâu khảo sát và tác động vào các hành động thành phần tạo thành
kĩ năng múa, theo đó đề ra các biện pháp tác động vào các hành động thành phần
nhằm phát triển kĩ năng múa cho trẻ 4 - 5 tuổi ở một số trường mầm non tại thành
phố Đà Nằng.
1.2.1. Biện pháp phát triển kĩ năng múa
1.2.1.1. Biện pháp
Để giải quyết một vấn đề, chúng ta cần phải nghiên cứu các yếu tố liên
quan tới vấn đề đó. Các yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau và trong một chừng
mực nhất định, yếu tố này là cơ sở để xác định yếu tố kia. Biện pháp là một trong
những yếu tố cần thiết để giải quyết một vấn đề, nó được xác định căn cứ vào

những yếu tố khác như: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, đặc điểm của đối tượng...
Vậy biện pháp là gì? Theo cuốn từ điển tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học
2005 - Trung tâm từ điển học - nhà xuất bản Đà Nằng khái niệm biện pháp được
giải thích như là một “cách làm, cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể”. Biện
pháp là cách thức tiến hành, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
Như vậy, biện pháp là một bộ phận của phương pháp. Trong hệ thống các
phương pháp dạy học nói chung và phương pháp giáo dục âm nhạc nói riêng có
rất nhiều phương pháp, biện pháp được sử dụng vào quá trình giảng dạy.
Ở lứa tuổi mầm non, các biện pháp dạy học có vai trị đặc biệt quan trọng, nó làm
cho q trình học của trẻ hấp dẫn, hứng thú hơn, làm cho phương pháp tác động
phù hợp với sự phát triển tâm lý, phát huy tính tích cực của trẻ và đem lại hiệu quả


giáo dục.
1.2.1.2. Phát triển
Phát triển là khuynh hướng vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Cái mới ra
đời thay thế cho cái cũ.
Mỗi trẻ đều có một sự phát triển riêng biệt của mình và có nhiều giai đoạn
phát triển khác nhau. Một giai đoạn phát triển cụ thể thì trẻ tiếp nhận hay học được
những kỹ năng nhất định, các kĩ năng đó phát triển diễn tiến theo một trình tự phát
triển về đặc điểm tâm sinh lý. Điều này có nghĩa là trẻ cần phải đạt được một vài
kỹ năng này trước khi có thể phát triển những kỹ năng mới khác. Ví dụ: Để trẻ có
thể múa được một bài múa minh họa hoặc biểu diễn hoặc múa sinh hoạt thì trước
hết trẻ phải học và tập luyện những động tác đơn giản : các thế tay, thế chân rồi sự
kết hợp giữa tay và chân. Khi trẻ đã làm đúng các động tác đơn giản đó rồi mới
tập những động tác khó, phức tạp hơn và lúc này yêu cầu cao hơn đó là trẻ phải
múa đúng nhạc cộng với sự diễn cảm khi biểu diễn.
Quy luật của quá trình phát triển có 3 tính chất:
+ Tính phổ biến: Sự phát triển là ở tất cả các sự vật, hiện tượng. Mỗi sự vật đều

vận động theo hướng đi lên theo một sơ đồ xốy ốc, tuy có những lúc đứng im
nhưng đứng im chỉ là tạm thời. Mọi sự vật đều nằm trong xu hướng chung là phát
triển.
+ Tính đa dạng phong phú: Mọi sự vật hiện tượng dù được đặt trong cùng một xu
hướng phát triển nhưng mỗi sự vật hiện tượng đều phát triển theo một hướng khác
nhau, thậm chí cùng một sự vật nhưng giai đoạn này thì phát triển thế này, giai
đoạn khác lại phát triển thế khác.
+ Tính khách quan: Mọi sự vật hiện tượng đều nằm trong xu hướng phát triển, xu
hướng này không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người mà chính là q
trình tự giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật đó hoặc trong mối liên hệ với
sự vật khác.
1.2.1.3. Biện pháp phát triển kĩ năng múa
Từ những khái niệm trên chúng tôi cho rằng:
Biện pháp phát triển kĩ năng múa là tổ hợp các cách thức, hình thức được
phổi hợp một cách có mục đích để tổ chức hoạt động nhằm giúp cho người học có
kĩ năng múa ngày càng tổt hơn, hồn thiện hơn.
Như vậy, giáo viên có nhiệm vụ lựa chọn ra phương pháp, biện pháp, hình
thức tổ chức để dạy múa sao cho hợp lí, phù hợp với trẻ, nhưng cũng kích thích
được sự hứng thú đồng thời giúp trẻ phát triển được các kĩ năng múa. Việc lựa
chọn đúng biện pháp là một việc làm hết sức quan trọng trong q trình giáo dục,
vì nếu lựa chọn khơng phù hợp trẻ sẽ rất khó để phát triển kĩ năng múa. Biện pháp
phát triển kĩ năng múa nghĩa là giáo viên phải biết lựa chọn cách thức mới mà
giáo viên cho đó là con đường hay nhất, có hiệu quả nhất nhằm cung cấp cho trẻ
những động tác múa phù hợp với tác phẩm âm nhạc để thực hiện và luyện tập.
Hoặc giáo viên tìm cách tác động đến trẻ như thế nào đó để trẻ tự mình sáng tạo ra
những động tác múa khi nghe một bản nhạc...Khi đó là giáo viên đã bồi dưỡng để
kĩ năng múa cho trẻ lên một mức độ cao hơn đó là khả năng tự sáng tạo các động
tác. Qua nhiều lần thực hiện các cách thức đó thì giáo viên đã làm cho trẻ có kĩ
năng múa tốt hơn, hồn thiện hơn hay nói cách khác là phát triển được kĩ năng



múa cho trẻ.
1.3. Khái quát về nghệ thuật múa
1.3.1. Nguồn gốc của nghệ thuật múa
Vấn đề về nguồn gốc của nghệ thuật múa có ý nghĩa lịch sử sâu sắc, bởi
nghệ thuật múa có ý nghĩa to lớn trong đời sống của loài người. Ngay từ thời
nguyên thủy khi con người đã trở thành đối tượng biểu hiện của hình vẽ, thì bắt
đầu xuất hiện hình vẽ con người và hoạt động thân thể, biểu hiện với những hình
dáng ấy vào sân khấu múa.
Mối quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học đối với vấn đề xuất xứ của
nghệ thuật nói chung và loại hình nghệ thuật múa nói riêng được tăng lên một
cách đặc biệt. Đầu thế kỉ XIX có rất nhiều tài liệu được cơng bố của các nhà khoa
học nghiên cứu trực tiếp nền văn hóa tinh thần, vật chất của bộ tộc nguyên thủy.
Tuy nhiên, những cách lý giải, đánh giá kết luận của các nhà khảo cứu có khác
nhau bao nhiêu đi nữa cũng khơng thể phủ nhận được vai trị đặc biệt của trong
sinh hoạt của người nguyên thủy. Không một biến cố quan trọng nào trong sinh
hoạt của người nguyên thủy mà thiếu múa được.
Như vậy, khơng cịn nghi ngờ gì nữa, múa đã xuất hiện rất sớm trong lịch
sử loài người và trải qua sự tiến hóa lâu dài có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển
của bản thân sinh hoạt xã hội của con người sơ khai. Trên cơ sở tư liệu và dân tộc
học, dân gian đã thu được trực tiếp từ sinh hoạt và cách sống của những bộ lạc
thời kì đồ đá, các nhà khoa học có những giả định khác nhau về nguồn gốc của
nghệ thuật múa.
+ Giả thuyết “Lý thuyết sinh vật” về nguồn gốc nghệ thuật múa dựa trên cơ
sở lý thuyết của Đác -uyn. Theo lý thuyết này thì “cảm xúc về cái đẹp khơng chỉ là
vốn sẵn có của con người mà ở cả những con vật”. Con người ta múa theo bản
năng du hứng, mỗi khi trong lòng vui sướng thì nhảy nhót, khua chân múa tay. Họ
cho rằng bản chất nguồn gốc phát sinh nghệ thuật múa là những hiện tượng sinh
vật học thuần túy, thậm chí là hiện tượng “động cỡn” của động vật, sự hấp dẫn bởi
khác giống như gà trống khoe sắc giương mào, vẫy cánh quanh gà mái.. .Và ở con

người cũng có những biểu hiện bộc lộ nét tâm lý trước đối tượng khác giới.
Giải thích như vậy tức là phủ định con người, coi con người cũng như lồi
vật khơng có tư tưởng, lý trí. Bởi vì “nghệ thuật” quyến rũ trong giới động vật là
biểu hiện thuần túy của bản năng. Còn nghệ thuật múa là sự biểu hiện thế giới tinh
thần của con người một cách đặc thù, có mục đích thực tiễn và bản chất sâu sắc
của nó có tính xã hội. Như vậy lý thuyết không thỏa mãn và đủ sức thuyết phục.
+ Học thuyết Igropa (trò chơi) do Silơ khởi đầu cho rằng bản chất của con
người không mang tính xã hội mà là một thực thể sinh vật sẵn có các nhu cầu và
khả năng tiêu phí trong những trị vơ bổ (khơng mục đích). Theo học thuyết này,
trị chơi là cách giải thốt những năng lượng dư thừa của thực thể sống. Trò chơi là
khát vọng để tách con người khỏi cuộc sống thực tại, gắn mình vào thế giới ảo
tưởng. Đây là sai lầm bởi cuộc đấu tranh khắc nghiệt để tồn tại trong hang động
khó có thể làm xuất hiện con người có đủ khả bỏ hết thời gian, năng lượng để
sống với ước mơ, ảo tưởng.
+Thuyết MaxepTeoria “thần bí”. Để có thể lí giải được những hiện tượng
siêu nhiên bí ẩn đáng sợ và để chiến thắng những con dã thú, đó là mục đích tồn
tại của người nguyên thủy. Cái mà người nguyên thủy không thể thu được bằng


sức mạnh, nhanh chóng phục thiện và có thể chiếm được bằng “mưu kế” của mình
bằng cách “mua chuộc” việc chuyển những sinh mệnh của con người từ cõi chết
trở thành những thuật pháp bí ẩn thần linh. Như vậy, múa bắt nguồn từ tôn giáo.
Tất cả những điệu múa “tôn giáo” đã là những phương tiện phục thiện và
tạo tiền đề về mối quan hệ giữa các vị thần thánh với sinh hoạt con người. Và điệu
múa này như có sức mạnh thần bí. Trong các nghi thức tế lễ hoặc cúng bái từ xưa
tới nay, ở nhiều nước thường dùng múa hát.
Ví dụ: Ở nước ta, trong các nghi thức tôn giáo như lên đồng, múa dặm (Hà
Nam). Ở đây người ta múa chỉ để biểu lộ lòng thành kính đối với thần thánh, để
cầu xin phù hộ cho cơng việc của họ có kết quả.
Mặc dầu vậy lập luận của các học thuyết này cũng không thể cắt nghĩa

nguồn gốc nghệ thuật múa khi coi những điệu múa là nhu cầu ma thuật đối với
con người. Bởi thực tế múa còn xuất hiện trước cả việc sùng bái vật tổ và chủ
nghĩa thần linh. Và ngay từ lúc đó, múa đã phản ánh nhiều mặt cuộc sống lao động
cũng như sinh hoạt của con người.
+ Cũng có người cho rằng tình yêu là nguồn gốc của nghệ thuật múa. Khi
u nhau người ta có cảm giác ít nói hơn nhưng vẫn u nhau thơng qua cử chỉ,
điệu bộ. Thực tế có nhiều điệu múa nói về quan hệ nam nữ, về tình u lứa đơi.
Song, khơng phải tất cả hoạt động của nghệ thuật múa chỉ có vậy mà ngược lại,
múa còn đề cập đến nhiều vấn đề khác của cuộc sống.
+ Theo lý luận K.Mark- V.I.Lenin thì múa là sản phẩm của con người trong
quá trình lao động sáng tạo “Để có thể thu được những vật chất của thiên nhiên
với dạng có lợi cho cuộc sống của nó, con người đã lái những sức lực tự nhiên của
thân thể mình trong sự vận động: tay, chân, đầu...Tác động thơng qua sự chuyển
động đó của thiên nhiên, đồng thời con người cũng thay đổi luôn bản chất của
riêng mình.”
Như vậy, múa ra đời rất sớm, ngay trong xã hội nguyên thủy, từ khi con
người chưa có tiếng nói. Múa đã được sinh ra trong q trình lao động, và nó gắn
chặt với đời sống lao động sản xuất. Sau một ngày lao động mệt nhọc và đạt được
những thành quả tốt đẹp, người nguyên thủy thấy cần phải vận động thân thể cho
thoải mái, và để truyền đạt tình cảm của mình cho người khác nên họ đã nhảy
múa. Lúc đầu múa rất thô sơ và đơn giản như: dậm chân theo nhịp gõ, nhịp vỗ tay
hay tiếng hú có nhịp điệu. trải qua q trình lao động, họ muốn truyền đạt cho
nhau những kinh nghiệm nhưng lúc đó ngơn ngữ chưa đủ để diễn đạt, họ phải
dùng động tác chân, tay mô tả lại như làm mẫu. Dần dần những động tác đó có
nhịp điệu, có hình tượng và trở thành múa thực sự. Trong q trình hình thành và
phát triển của lồi người cho thấy lao động sáng tạo ra con người, mà nghệ thuật
múa do con người sáng tạo ra. Con người đã bước trên con đường sáng tạo nghệ
thuật thông qua quá trình lao động, từ đó những khả năng trí tuệ của con người
được hình thành và phát triển. Sự tác động hai chiều giữa lao động- ý thức đã làm
nên tiến bộ của nền văn hóa vật chất, tinh thần.

1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật múa
Nghệ thuật múa được sinh ra và phát triển trong quá trình lao động. Trải
qua các giai đoạn lịch sử phát triển của xã hội loài người, nghệ thuật múa dần
được hồn thiện và chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn hóa dân tộc, trong
đời sống văn hóa xã hội.


+ Trong chế độ chiếm hữu nô lệ và cộng sản ngun thủy, múa đóng vai trị
quan trọng trong sinh hoạt xã hội. Trong giai đoạn này múa có tính chất sơ khai,
chủ yếu là múa sinh hoạt, và ý nghĩa thực dụng của nó khá rõ nét. Những điệu
múa chứa đựng mối liên hệ với tất cả ý nghĩ, cảm xúc, khuynh hướng giống nòi,
họ hàng, bộ tộc, luật pháp, đạo đức, tôn giáo...Múa được sử dụng trong thời gian
lao động, trong tôn giáo như là cuộc duyệt binh đơng đúc, như là sự khối cảm
thẩm mĩ tối cao. Nó là phương tiện phục vụ việc giáo dục cho những thế hệ kế tiếp
và truyền lại những kinh nghiệm sống đã được tích lũy. Thơng qua múa người ta
tun bố chiến tranh hoặc kí kết hịa bình. Mỗi dịng họ hay bộ lạc có những điệu
múa riêng biệt cho mình được thể hiện như một hình tượng độc đáo cho sở hữu
dịng họ.
+ Đến xã hội phong kiến thì nghệ thuật múa ngày càng được chú ý hơn.
Múa lúc này được dàn dựng để đáp ứng nhu cầu của giai cấp thống trị, do đó múa
cung đình xuất hiện. Mặt khác, mọi sinh hoạt của nhân dân lao động, những diễn
biến trong thế giới tâm linh, những bất lực siêu nhiên đã làm nảy sinh múa dân
gian, múa sinh hoạt, múa truyền thống (bao gồm cả múa tôn giáo, tín ngưỡng).
+ Xã hội tư bản chủ nghĩa, nghệ thuật múa đạt tới sự chuẩn mực trong kĩ
thuật và kĩ xảo. Con người tích cực sáng tạo ra múa, biểu diễn múa và đánh giá
chất lượng múa nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong thời đại mới.
+ Nghệ thuật múa cách mạng là vũ khí đấu tranh sắc bén của giai cấp vô
sản. những người làm công tác múa đã thơng qua múa để tích cực tham gia vào
cuộc đấu tranh giái cấp trong và ngoài nước, phục vụ chính trị của giai cấp vơ sản.
Và ở đó, nghệ thuật múa có tính giai cấp, tính chiến đấu và tính thời đại rõ nét.

Những người cách mạng dùng nhiệt tình lớn nhất của mình tích cực sáng tác ra
những tác phẩm múa phản ánh tư tưởng tiên tiến nhất, phẩm chất cao thượng nhất
mà chỉ có quần chúng cơng nơng binh trong thời chúng ta mới có. Dùng tinh thần
xã hội chủ nghĩa và lý tưởng cộng sản chủ nghĩa để cổ vũ và giáo dục nhân dân.
Đó là nhiệm vụ vinh quang nhất của những người làm cơng tác múa cách mạng.
Đồng thời, đó cũng là sự khác nhau căn bản giữa nghệ thuật múa cách mạng của
giai cấp vô sản với bất cứ nghệ thuật múa của một giai cấp nào khác.
Như vậy, lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật múa gắn liền với
sự phát triển của xã hội loài người.
1.3.3. Bản chất của nghệ thuật múa
Múa là nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình thức đặc biệt của nó. Cơ
sở của múa là những điệu bộ, động tác có quan hệ đến quá trình lao động, sự quan
sát thiên nhiên và những ấn tượng cảm nhận có được từ thế giới xung quanh,
những động tác đó được cách điệu hóa nghệ thuật.
+ Múa là môn nghệ thuật động:
Múa là nghệ thuật tạo hình được xây dựng bằng những động tác được
chuyển động liên tục, giàu nhịp điệu, giàu biểu cảm của chính cơ thể con người.
Nói cách khác, múa là bức điêu khắc chuyển động trong nhịp điệu bằng chất liệu
của cơ thể con người.
+ Múa là nghệ thuật không gian và thời gian:
Tác phẩm múa phải được tiến hành trong một khơng gian nhất định. Đồng
thời nó cũng địi hỏi phải có thời gian cố định cho từng tác phẩm, ít nhất từ 2-3
phút cho đến 2-3 giờ, thậm chí cả buổi, cả ngày. Và với khoảng thời gian đó chúng


ta mới được chứng kiến toàn bộ tác phẩm múa.
+ Chất liệu là bản thân người nghệ sĩ:
Các loại hình nghệ thuật dùng các chất liệu khác nhau trong thiên nhiên để
xây dựng tác phẩm. Ví dụ nghệ thuật tạo hình dùng vải, giấy, thạch cao.. .để xây
dựng tác phẩm... Cịn múa dùng chính bản thân người nghệ sĩ để xây dựng nên tác

phẩm múa.
+ Quá trình thưởng thức đồng thời là q trình hồn thành tác phẩm:
Khi thưởng thức một tác phẩm hội họa thì bức tranh đó đã hoàn chỉnh và ở
trước mắt ta, hay chúng ta đọc sách thì tác phẩm văn học đã trọn vẹn nằm trong
tay, và chúng ta muốn xem đoạn nào trước cũng được. Ngược lại, nghệ thuật múa
không như vậy. Ngồi trước sân khấu, tác phẩm mới bắt đầu được tiến hành, và tiến
hành tới đâu ta xem tới đó. Chúng ta muốn thấy trước kết thúc như thế nào cũng
không thể được mà phải chờ cho điệu múa tuần tự phát triển. Nhờ vào sự sắp xếp
và biến chuyển các động tác, hình khối, nhờ vào sức mạnh và nhịp điệu của động
tác và nhờ vào sự diễn xuất trực tiếp của diễn viên, múa đi thẳng vào trực giác
người xem và gây một tác động mạnh mẽ.
+ Tính khái quát và trừu tượng:
Nghệ thuật múa xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh bằng
cách sử dụng cơ thể con người làm phương tiện biểu hiện. Không thể đưa vào đó
những chi tiết cụ thể, cặn kẽ, tỉ mỉ như trong truyện ngắn hoặc tiểu thuyết mà phải
nâng lên thành khái quát giống như thơ, có thể khái quát đến mức trừu tượng.
Nghệ thuật múa không mô tả các lao động cụ thể như thế nào mà chỉ mô tả
người lao động trong trạng thái nào, tình cảm họ ra sao. Nói cách khác nghệ thuật
múa khơng tái hiện ngun xi toàn bộ mọi hành động, cử chỉ của con người trong
cuộc sống. Nghệ thuật múa đã nắm vững những đặc trưng của xã hội để phát huy
khả năng của mình một cách hiệu quả.
1.3.4. Nội dung của nghệ thuật múa
Trước hiện thực của xã hội, mỗi con người có những ước mơ, khát vọng,
nỗi nhớ, đau buồn, vui sướng, lo toan, thắng lợi, thất bại, tình yêu, mức độ cảm
xúc khác nhau. Nghệ thuật múa đã nắm vững những đặc trưng của xã hội để phát
huy khả năng của mình một cách hiệu quả. Nghệ thuật múa đã dùng động tác của
cơ thể con người là vũ khí chiến đấu trên mặt trận văn hóa văn nghệ, đồng thời là
cơng cụ phục vụ chính trị. Bởi mỗi tác phẩm múa bao giờ cũng chứa đựng một nội
dung nào đó của cuộc sống thông qua tư tưởng chủ đạo của tác phẩm.
Đề tài múa là cuộc sống của con người và thơng qua đó để bộc lộ tư tưởng,

tình cảm của mình. Như vậy, nghệ thuật múa mang trong mình chức năng phản
ánh xã hội góp phần cải tạo xã hội. Múa mang lại cho người xem, người diễn sự
đồng cảm hoà hợp, trút giải phiền muộn, nảy sinh trong mỗi người khát vọng
vươn tới sự hoàn thiện về thể lực và tinh thần. Đó chính là tình cảm đạo đức, trí
tuệ, tạo sự hài hồ cân đối giữa các mặt chân- thiện- mỹ.
1.3.5. Ngôn ngữ nghệ thuật múa
Ngôn ngữ múa là thành phần quan trọng để thể hiện nội dung tác phẩm, và
nó có tác dụng rất lớn trong việc diễn đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm.Sự biểu
hiện của ngơn ngữ múa là tiếng nói quyết định cho sự thành cơng của tác phẩm.
Khơng có một tác phẩm múa nào thành cơng mà khơng có sự tham gia có tính chất
quyết định của ngơn ngữ múa.


Múa phản ánh cuộc sống bằng ngôn ngữ động tác. Múa là loại hình nghệ
thuật tác động đến đối tượng bằng cái đẹp. Sự hài hịa giữa đường nét, hình khối
được tạo nên bởi sự chuyển động của động tác, đội hình, tuyến múa, gợi những
khối cảm thẩm mĩ.
Như vậy, ngơn ngữ múa bao gồm: Động tác, đội hình, tuyến múa, hình
tượng, và tình cảm biểu hiện.
- Động tác múa
Là yếu tố chủ thể của ngôn ngữ múa. Động tác múa gồm hai loại: động tác
mô phỏng và động tác biểu hiện.
+ Động tác mô phỏng không chỉ giải quyết bằng phương pháp khoa học,
đảm bảo tính chân thực mà đồng thời phải được giải quyết rất nghệ thuật, nghĩa là
phải theo quy luật của cái đẹp. Tính mơ phỏng của động tác không chỉ là sức
thuyết phục mà phải gây được sự yêu thích cho đối tượng. Ví dụ: động tác lên
ngựa, xuống ngựa, phi ngựa...
Chỉ một động tác cũng được cấu tạo bằng một chuỗi các động tác giãi bày
quy trình của nó thơng qua hình tượng nghệ thuật.
+ Động tác biểu hiện phản ánh tình cảm, tâm lý, nguyện vọng của dân tộc.

Cho nên, mỗi dân tộc đều có cách biểu hiện tình cảm trong ngơn ngữ và khơng
giống nhau. Có dân tộc bộc lộ niềm vui của mình bằng tình cảm sơi động như hị
reo, la hét. Có dân tộc lại biểu hiện bằng tình cảm kín đáo, tế nhị. Hay có dân tộc
dùng động tác chân là chính để biểu lộ tình cảm muốn diễn đạt, nhưng ngược lại,
có dân tộc lại dùng động tác tay...
Sự thuần thục động tác trong sinh hoạt do quá trình lao động trở thành thói
quen và dần dần do nhu cầu thưởng thức ngày càng cao mà những động tác như
quen thuộc ẩy trở thành cơ sở tạo nên những kĩ thuật, kĩ xảo trong múa dân tộc.
Và qua động tác múa ta có thể xác định đó là tiếng nói của dân tộc nào.
- Đội hình: Có giá trị như một căn cứ chủ chốt để tạo nên điệu múa. Khi múa phải
di chuyển để tạo nên những đội hình khác nhau như: vịng trịn, vịng cung, hình
chữ V. Trong tác phẩm múa phải xây dựng đội hình hợp lí và đẹp, đồng thời ln
đổi mới sinh động, nếu không dễ gây cảm giác nhàm chán, không phong phú,
khơng hấp dẫn.
- Tuyến múa: là cấu trúc đội hình, đó là những đường ngang, dọc, lên, xuống,
phải, trái của sân khấu. Các tuyến múa được thực hiện liên tục theo yêu cầu cần
thể hiện của nội dung và phải tuân theo luật về sự hài hòa, đối xứng và đối tỷ.
- Hình tượng
Nghệ thuật múa tồn tại và phát triển mang trong mình chức năng phản ánh,
giáo dục thẩm mĩ, vui chơi giải trí. Đồng thời tính nhân văn của nghệ thuật múa
luôn được thẩm định ở tầm cao trong vai trị hồn thiện các chức năng hoạt động.
Các chức năng đó tác động lẫn nhau tạo nên sự cảm nhận nghệ thuật qua hình
tượng múa. Hình tượng có thể là điểm dừng của động tác nhưng lớn hơn, ý nghĩa
hơn nó là biểu tượng mang nội dung tâm lí sâu sắc. Chỉ cần một hình tượng có thể
di cảm chiều sâu của một ý niệm.
Hình tượng múa mang tính tổng hợp, được xây dựng bằng sự sáng tạo
thơng qua thực tiễn của cuộc sống con người. Những hình tượng được đưa vào
múa là hình tượng đã được cách điệu hóa, chính xác hóa phù hopự với ngơn ngữ
múa.



Múa là hình tượng đẹp của nội tâm. Múa cũng như đường nét được chạm
trổ tinh vi nhưng nó nhấn mạnh đến tính tạo hình của động tác. Hình tượng thẩm
mĩ là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội, đem lại những cảm xúc và nhận thức
thẩm mĩ cho người xem. T ác phẩm nghệ thuật nào mà chưa xây dựng được hình
tượng nghệ thuật thì coi như tác phẩm đó chưa thành cơng.
Biêlinki- nhà mĩ học người Nga nói: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu như
nó miêu tả cuộc sống chỉ để miêu tả, nếu nó khơng có sự thơi thúc chủ quan mạnh
mẽ nào đó có nguồn gốc trong tư tưởng bao trùm thời đại, nếu nó khơng là tiếng
thét khổ đau hoặc lời ca tụng hân hoan, nếu nó khơng đặt ra những câu hỏi hoặc
trả lời những câu hỏi đó”.
- Tình cảm biểu hiện: Là điều rất quan trọng khi thể hiện các tác phẩm nghệ thuật
nói chung cũng như trong nghệ thuật múa nói riêng. Có thể nói sự diễn cảm trong
từng động tác và tư thế múa là linh hồn của người nghệ sĩ khi thể hiện lại một tác
phẩm nghệ thuật. Múa thì phải có hồn, như vậy mới có thể chuyển tải được tâm tư
tình cảm của người sáng tác và người b iểu diễn đến với người xem. Đó chính là
người nối chiếc cầu nghệ thuật.
1.4. Nghệ thuật múa của trẻ mẫu giáo 4 -5 tuổi trong HĐÂN
1.4.1. Vai trò của nghệ thuật múa đối với trẻ thơ
Múa mang lại cho trẻ thơ một thế giới kỳ diệu không ngừng chuyển động
gợi cho trẻ những cảm giác thú vị, thoả mãn nhu cầu khao khát được hiểu biết và
được hoạt động của trẻ. Đồng thời tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lý
năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ.
Múa có vai trị quan trọng trong việc giáo dục trẻ mầm non là phương tiện,
là điều kiện hình thành phẩm chất đạo đức, phát triển thể chất, là điều kiện định
hướng phát triển thẩm mĩ cho trẻ hồn thiện nhất và cịn là phương tiện phát triển
trí tuệ. Các chức năng hoạt động múa đóng vai trị quan trọng trong việc hình
thành cho trẻ một tính cách hồn thiện nhất.
1.4.1.1. Múa là phương tiện hình thành phẩm chất đạo đức
Tuổi thơ là thời kỳ bình minh của cuộc đời, là giai đoạn phát triển mạnh

nhất của các chức năng tâm lí. Nghệ thuật múa hình thành “ xã hội trẻ em ” khi trẻ
hát múa với nhau, đồng thời việc phối hợp với nhau để thực hiện các động tác,
tình cảm bạn bè trở nên thân thiết hơn. Trẻ yêu thương giúp đỡ nhau, cùng nhau
vui vầy ca hát. Tính đồng cảm, tính kỷ luật, tính tập thể được bền chặt hơn. Với
những bài hát mà kết hợp với những động tác múa còn mang đến cho trẻ những
cảm xúc, lòng tự hào về quê hương đất nước. Có những bài hát, điệu múa giúp trẻ
phân biệt được những điều tốt, xấu trong xã hội. Qua đó hình thành cho trẻ phẩm
chất đạo đức tốt.
1.4.1.2. Múa là phương tiện phát triển thẩm mĩ
Nghệ thuật múa là “ bức điêu khắc sống Để làm nên bức điêu khắc múa - ở
múa chính là con người thể hiện bằng dáng dấp, cơ bắp, tâm hồn, nhựa sống của
bức điêu khắc đó. Nó gây ấn tượng sâu sắc tới người thưởng thức và ngay cả
người thể hiện nó. Nó mang trong mình màu sắc về đạo đức thẩm mĩ và vui chơi
giải trí, nó cịn có vai trị trong việc hoàn thiện các chức năng hoạt động.
Lứa tuổi mầm non rất hiếu động và lứa tuổi này là thời kì phát triển giáo
dục thẩm mĩ. Chính tiếp nhận thế giới xung quanh bằng trực quan cảm tính nên
khi tiếp thu với nghệ thuật múa trẻ cảm thụ, lĩnh hội được cái đẹp và cái chưa đẹp,


lĩnh hội màu sắc kích thước, góc độ, trang phục.. .Qua đó phát triển cho trẻ về đạo
đức thẩm mĩ, trẻ biết cái đẹp và thích tạo ra cái đẹp.
Khi múa trẻ dễ dàng cảm nhận được giai điệu âm nhạc, trên cơ sở đó trẻ đó
trẻ biết phối hợp động tác cho phù hợp với giai điệu, đó chính là điều kiện định
hướng thẩm mỹ cho trẻ một cách tốt nhất.
1.4.1.3. Múa là phương tiện phát triển thể chất
Nghệ thuật múa là một q trình rèn luyện của chính cơ thể con người. Qua
các cử chỉ, dáng dấp, đường nét tạo nên dáng vẻ hài hòa, sinh động và mềm mại.
Tính đa dạng của động tác múa đã tạo ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp
tim, tăng tuần hoàn máu, giãn nở các cơ cũng như sự phát triển của hệ xương. Sự
phối hợp nhịp nhàng, vững chắc càng giúp trẻ biết khống chế, thay đổi tốc độ,

cường độ múa sao cho phù hợp. Qua múa các động tác của tay, chân, cơ bắp, hô
hấp...hoạt động, tạo cho trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, có tư thế dun dáng, giúp trẻ
phát triển cân đối hài hịa, có đủ sức khỏe là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển
của tí tuệ tốt.
1.4.1.4. Múa là phương tiện giáo dục trí tuệ
Khi thể hiện múa ở lứa tuổi mầm non luôn phải đi kèm với bản nhạc và lời
ca. Muốn thực hiện được múa trẻ phải chú ý lắng nghe nhạc, lời ca, thì mới thực
hiện được. Từ đó tư duy của trẻ phải làm việc tích cực, phải tập trung chú ý để
thực hiện động tác múa. Cũng có thể qua lời ca trẻ nghĩ ra động tác minh họa phù
hợp với những gì trẻ đã được tiếp nhận qua môi trường xung quanh. Khi hoạt
động với nghệ thuật múa trẻ phải kết hợp tai nghe nhạc, mắt nhìn, tay chân hoạt
động.chính vì vậy mà trẻ nhận thức và phản ánh thế giới xung quanh một cách
thoải mái và thuận lợi. Hoạt động với nghệ thuật múa cũng là điều kiện tốt nhất để
phản ánh những hoạt động đối với trẻ thơ. Nghệ thuật múa gắn với sự phát triển trí
tuệ của trẻ, địi hỏi trẻ phải ghi nhớ có chủ định, có trí tưởng tượng, tư duy sáng
tạo. Khi múa trẻ biết lắng nghe nhạc, phối hợp giữa âm nhạc và động tác, kết hợp
từ những động tác giản đơn đến động tác phức tạp. Múa còn rèn luyện cho trẻ tính
kiên trì, biết tự kiềm chế và hồ mình với tập thể.
Như vậy, có thể nói, mỗi loại hình nghệ thuật phản ánh một cách độc đáo
cuộc sống và ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự phát triển tình cảm, trí tuệ của
trẻ, mà nghệ thuật múa cũng như các loại hình nghệ thuật khác (âm nhạc, điêu
khắc, hội hoạ.) đều mang trong mình chức năng phản ánh sâu sắc về đạo đức, vui
chơi, giải trí,... đồng thời tính nhân văn của nghệ thuật múa ln được thẩm định ở
độ cao trong vai trị hồn thiện các chức năng hoạt động. Không những thế mà
hoạt động múa cịn có quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác như thơ
ca, văn học, âm nhạc, sân khấu,... giúp trẻ tiếp cận các loại hình nghệ thuật khác
thông qua múa được dễ dàng và gây hứng thú cho trẻ. Do đó múa đóng vai trị
quan trọng đối với sự phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện nhất.
1.4.2. Đặc điểm khả năng múa của trẻ mẫu giáo 4 - 5tuổi
So với trẻ 3- 4tuổi thì lúc này hệ cơ xương của trẻ 4 - 5 tuổi đã phát triển

hơn, cơ thể rắn chắc, mềm dẻo và linh hoạt hơn. Sự phối hợp động tác chân, tay
với dáng người đi, chạy, nhảy vững vàng hơn. Các cháu làm động tác tương đối
thuần thục. Trẻ có khả năng chuyển đổi động tác nhịp nhàng, nhanh chậm theo
nhạc, biết di chuyển đội hình hàng ngang, hàng dọc.
Tuy nhiên giáo viên cũng cần tránh những động tác khó. Về mặt thần kinh,


khả năng tự kiềm chế có tiến bộ, trẻ có thể chủ động trong hành động và cảm xúc
của mình.
Ở trẻ xúc cảm thẩm mỹ phát triển mạnh mẽ, tâm hồn trẻ nhạy cảm, dễ cảm xúc
cảm với mọi vật xung quanh. Trẻ nhận ra cái đẹp và biết cảm thụ cái đẹp, thích
học hát, học múa và học nhanh bằng cách bắt chước.
Tính hình tượng của trẻ đã phát triển, gần như chi phối mọi hoạt động tâm lí cho
trẻ dễ gần gũi với nghệ thuật.
Đến tuổi mẫu giáo tư duy của trẻ đã chuyển dần từ tư duy trực quan hành động
sang tư duy trực quan hình tượng. Việc thay thế này giúp trẻ nhìn sự vật hiện
tượng một cách tồn diện, chứ khơng tách rời từng mảng, từng bộ phận một cách
khơ cứng, vì thế cho nên trẻ có thể học múa và bắt chước múa theo cơ một bài
múa nào đó một cách dễ dàng hơn.
1.4.3. Mối quan hệ giữa nghệ thuật múa và âm nhạc của trẻ
Âm nhạc và múa từ lâu đã là một thể loại riêng được gọi là “vù khúc ” nó
có tính độc lập, hồn chỉnh và mang tính nghệ thuật cao. Nhạc trong múa có cái
chung và cái riêng đó là tiết tấu hay cịn gọi là nhịp điệu. Nó là một tổ hợp tiết tấu
mang tính nhất định, khơng có đặc tính đó khơng thể múa được.
Múa là mơn nghệ thuật dùng động tác, tư thế thân thể con người,có tiết tấu
và tạo hình để biểu hiện tư tưởng, tình cảm.
Múa khơng thể tách rời âm nhạc được. Ngay trong bản thân động tác múa
đã phải chứa đựng tiết tấu âm nhạc và bao giờ cũng phải có âm nhạc đi kèm.
Múa phải chịu sự quy định của nội dung và tính chất âm nhạc : âm nhạc sơi
động thì động tác múa cũng vui nhộn, ngược lại âm nhạc êm ái thì động tác múa

cũng mềm mại, nhẹ nhàng. Chính vì thế, người ta gọi “ Múa là âm nhạc qua
những hình tượng thấy bằng mắt” (Từ điển Bách Khoa tồn thư Liên Xơ)
Âm nhạc dùng cho múa có thể là những âm hình tiết tấu của vỗ tay, gõ đập.
Chỉ có tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên cũng thu hút hàng trăm cô gái Tây
Nguyên tham gia nhảy múa rất hào hứng.
Tuy “ âm nhạc là linh hồn của múa”, nhưng trong quá trình cảm thụ âm
nhạc, múa lại góp phần quan trọng cụ thể hố trong những đường nét, giai điệu,
tiết tấu, màu sắc âm thanh của âm nhạc bằng những bước nhảy nhẹ nhàng, bay
bổng, nét đưa tay uyển chuyển, sự dồn nén cảm xúc mảnh liệt trong các vòng quay
liên tiếp đầy cảm xúc........................................
Như vậy, âm nhạc là một bộ phận cấu thành của nghệ thuật múa. Do đó
múa của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nhỡ 4- 5 tuổi nói riêng được tổ
chức trong hoạt động giáo dục âm nhạc.
1.4.4. Nghệ thuật múa của trẻ MG 4 - 5 tuổi trong HĐÂN
1.4.4.1. Thể loại múa
Ở trường mầm non có ba dạng múa tiêu biểu sau:
* Múa sinh hoạt
Múa sinh hoạt gồm các động tác đơn giản, thể hiện tính cộng đồng, tinh
thần đoàn kết của trẻ. Những bài múa thường mang tính chất dân gian, mơ phỏng
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.
Như vậy, múa sinh hoạt có sự tham gia của tất cả trẻ. Trẻ có thể đứng vịng trịn,
nắm tay nhau cùng múa hát.
* Múa biêu diên


Đây là loại múa có một số ít người múa cho số đơng người xem. Nó mang
tính tổng hợp và nâng cao. Múa biểu diễn thể hiện nội dung sâu sắc hơn là múa
sinh hoạt, hình thức múa chuyên nghiệp, địi hỏi kĩ thuật cao. Do đó, múa biểu
diễn là dạng múa khó với các động tác phức tạp, đội hình múa cũng đa dạng và
phong phú, linh hoạt. Múa biểu diễn yêu cầu phải biên đạo động tác, dàn dựng đội

hình cơng phu hơn. Múa biểu diễn của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thường được sử dụng
trong các ngày lễ, ngày hội, trong các cuộc thi, hội diễn văn nghệ và trong các
hoạt động âm nhạc có chủ định ( biểu diễn sau mỗi chủ điểm ). Nhân vật trung
tâm là một hình tượng, một biểu trưng hay một tình cảm nào đó...
* Múa minh hoạ
Múa minh hoạ là động tác múa đơn giản, các động tác phù hợp với nội
dung lời ca và tiết tấu của bài hát nhằm minh hoạ cho lời ca của bài hát đó. Những
động tác phải hợp lý khơng bắt buộc có dáng dấp, đường nét. Múa minh hoạ rất
phù hợp với tư duy trực quan hình tượng của trẻ mầm non nói chung và trẻ 4-5
tuổi nói riêng.
Như vậy, các bài múa được xây dựng trên cơ sở nội dung, tính chất và nhịp
điệu của các bài hát. Những động tác minh hoạ phải rất tự nhiên, hợp lí khơng gị
ép và phải được múa hố.
Ví dụ bài : Múa vui: “ Cùng nhau múa xung quanh vòng....” trẻ cầm tay và đi
vịng trịn hay những đội hình khác nhau, và lắc đầu theo nhạc bài hát.
Thông thường những bài múa minh hoạ thường ca ngợi thiên nhiên, phản ánh
cuộc sống xã hội hoặc miêu tả hình tượng của sự vật. Trong múa minh hoạ, tất cả
các trẻ trong lớp đều có thể tham gia.
Như vậy, nghệ thuật múa dù là múa biểu diễn hay múa sinh hoạt, dù là tác
phẩm lớn hay nhỏ, đều có tác động mạnh mẽ và trực tiếp vào mắt người xem.
Song để đạt được mong muốn đó, người múa phải có được những kĩ năng cơ bản
và nhất định.
1.4.4.2. Hình thức tổ chức
* Trên tiết học có chủ đích
Giáo viên có thể tổ chức cho trẻ múa trên tiết họ c âm nhạc có chủ đích với 2 hình
thức sau :
+ Hình thức 1
- Trọng tâm dạy hát kết hợp với nghe hát ( hoặc trò chơi âm nhạc)
- Trọng tâm nghe nhạc, nghe hát kết hợp với vận động theo nhạc ( hoặc trò chơi
âm nhạc)

- Trọng tâm vận động theo nhạc kết hợp với nghe hát ( hoặc trị chơi âm nhạc) +
Hình thức 2
Biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề : giáo viên kết hợp các nội dung như : trẻ hát,
múa, đọc thơ, nghe giáo viên hát, trị chơi âm nhạc.
* Ngồi tiết học
Khơng chỉ trên tiết học âm nhạc có chủ định mà các hoạt động ngoài tiết
học giáo viên cần tạo điều kiện và cơ hội cho trẻ luyện tập và được tiếp xúc với
múa : các hoạt động khám phá khoa học, làm quen với tác phẩm văn học..., đón
trẻ, hoạt động vui chơi, hoạt động ngồi trời, hoạt động chiều, trả trẻ, xem băng
đĩa về nghệ thuật múa.. Giáo viên cần lựa chọn động tác hay tác phẩm phù hợp
trong từng hoạt động ngoài giờ cụ thể


* Ngày hội, ngày lễ
Trong các ngày lễ, ngày hội trẻ được tiếp xúc nhiều với nghệ thuật múa
thông qua các bài múa của bạn, của cơ và chính trẻ cũng được tham gia biểu diễn
và qua đó giáo viên biết được khả năng, nhu cầu múa, hát của từng trẻ để từ đó có
những biện pháp tác động phù hợp. Đây cũng là một trong những hình thức,
phương tiện nhằm phát triển kĩ năng múa của trẻ.
1.5. Thực trạng phát triển kĩ năng múa cho trẻ MG 4 -5 tuổi trong HĐÂN ở
trường mầm non
1.5.1. Khái quát về quá trình điều tra
Để có cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp phát triển kĩ năng
múa cho trẻ 4-5 tuổi, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng quá trình dạy múa
của giáo viên trên tiết học âm nhạc, ngoài tiết học và thực trạng việc sử dụng các
biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ.
1.5.2. Mục đích điều tra
Điều tra thực trạng nhận thức của giáo viên về kĩ năng múa và việc sử dụng
các biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ 4- 5 tuổi trong hoạt động âm nhạc
của giáo viên. Đồng thời, điều tra mức độ biểu hiện kĩ năng múa của trẻ.

1.5.3. Nội dung điều tra
- Tìm hiểu chương trình, nội dung học hát, múa của trẻ 4-5 tuổi.
- Điều tra nhận thức của giáo viên về kĩ năng múa, vai trò của múa đối với trẻ,
các biện pháp của giáo viên đã sử dụng để phát triển kĩ năng múa cho trẻ, tiêu chí
đánh giá kĩ năng múa.
- Kĩ năng múa của trẻ 4-5 tuổi trên một số tiết dạy.
1.5.4 Đối tượng điều tra
- 60 trẻ MG 4 - 5 tuổi của 2 trường mầm non thuộc quận Hải Châu TP Đà Nằng:
Trường mầm non 20.10, trường mầm non Hoa Phượng Đỏ. Đây là những trường
có quy mơ trẻ từ 30 - 35 trẻ trong cùng 1 lớp. Những trẻ được điều tra đều khoẻ
mạnh, tâm sinh lí bình thường và phát triển tốt.
- 28 giáo viên MN dạy lớp MG 4-5 tuổi tại 4 trường mầm non TP Đà Nằng :
trường mầm non Hoa Phượng Đỏ, trường mầm non 20.10, trường mầm non
19.5, trường mầm non Tuổi Thơ.
Hầu hết các giáo viên đều được đào tạo tại các trường lớp chính quy tốt
nghiệp cao đẳng mầm non và đại học mầm non.
15.5. Phương pháp tiến hành
* Phương pháp điều tra (Anket)
Trưng cầu ý kiến của 28 giáo viên đang dạy trẻ 4-5 tuổi.
- Mục đích:
Sử dụng phương pháp này nhằm khái quát chính xác kĩ năng múa, rút ra
những nhận xét cụ thể về thực trạng phát triển kĩ năng múa cho trẻ MG 4-5 tuổi.
Những khó khăn thường gặp trong việc phát triển kĩ năng múa cho trẻ.
Ý kiến đề xuất của giáo viên để phát triển kĩ năng múa đạt hiệu quả.
- Quá trình tiến hành:
+ Xây dựng phiếu điều tra:
Mở đầu phiếu điều tra chúng tơi trình bày rõ mục đích của cuộc điều tra.
Chúng tôi đưa ra những câu hỏi nhằm ghi nhận đánh giá của giáo viên về kĩ năng
múa, các tiêu chí đánh giá kĩ năng múa, vai trị cũng như các biện pháp để phát



triển kĩ năng múa cho trẻ MG 4-5 tuổi.
Yêu cầu quan trọng nhất đối với phương pháp điều tra Anket là phải thu
được những câu trả lời khách quan, trung thực của đối tượng. Do vậy, các câu hỏi
chúng tôi đưa ra đều ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu vừa phù hợp với mục đích, nhiệm
vụ nghiên cứu, vừa tạo điều kiện cho đối tượng trả lời thoải mái, trung thực.
- Cách tiến hành: Phát phiếu cho giáo viên dạy lớp MG 4-5 tuổi. Yêu cầu họ
đánh dấu vào câu trả lời đúng, phù hợp với thực tế, điều kiện tổ chức hoạt động
âm nhạc.
- Cách xử lý: Thu lại phiếu phân tích nội dung, xác lập khó khăn và thuận lợi của
giáo viên trong phát triển kĩ năng múa.
Các số liệu thu được từ phiếu thăm dị được tính theo tỉ lệ %.
* Phương pháp đàm thoại:
- Mục đích: Trị chuyện với giáo viên nhằm thu thập thơng tin c ó liên quan làm s
áng tỏ hơn về các biểu hiện của kĩ năng múa, thực trạng phát triển kĩ năng múa
cho trẻ MG 4-5 tuổi.
- Cách tiến hành: Tiếp xúc, trò chuyện với 20 giáo viên dạy lớp MG 4-5 tuổi
nhằm tìm hiểu các biện pháp, các yếu tố ảnh hưởng phát triển kĩ năng múa, cơ sở
vật chất của nhà trường.
* Phương pháp quan sát:
Quan sát tiết dạy âm nhạc cho trẻ.
- Mục đích: Nhằm xác định các biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ. Đồng
thời, có cơ sở thực tiễn để so sánh, đối chiếu với kết quả thu được từ phiếu hỏi.
Bên cạnh đó, xác định những khó khăn mà giáo viên và trẻ thường gặp trong tiết
học để đưa ra biện pháp khắc phục.
- Cách tiến hành: Chúng tôi tiến hành quan sát dự giờ ghi chép trực tiếp 5 tiết
dạy âm nhạc của giáo viên.
- Cách xử lý:
+ Phân tích các biện pháp sử dụng trong tiết học nhằm phát triển kĩ năng
múa.

+ Số liệu thu được qua quan sát dựa vào những biểu hiện về kĩ năng múa.
+ Khi quan sát phải ghi chép.
* Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động dạy và học:
Phân tích giáo án, các sản phẩm học tập của trẻ (việc trẻ hát múa).
- Mục đích: Xác định các biện pháp mà giáo viên sử dụng để phát triển kĩ năng
múa cho trẻ. Đánh giá các kĩ năng múa của trẻ ( theo tiêu chí và thang đánh giá).
- Tiến hành: Đọc giáo án để phân tích. Xem trẻ biểu diễn một số bài hát múa đã
được học để đánh giá kĩ năng múa.
1.5.6. Thời gian điều tra: 20/ 02 / 2013 đến 15/ 4 / 2013
1.5.7. Các tiêu chí và thang đánh giá kĩ năng múa của trẻ
* Tiêu chí đánh giá
- Tiêu chí 1: Đúng nhạc
- Tiêu chí 2: Đúng động tác
- Tiêu chí 3: Sự diễn cảm khi múa
- Tiêu chí 1: Đúng nhạc
+ Mức độ 1 (3 điểm): Trẻ thực hiện các động tác múa theo đúng tiết tấu, nhịp điệu
của bài hát.


+ Mức độ 2 (2 điểm): Trẻ thực hiện động tác múa đôi khi chưa đúng với tiết tấu,
nhịp điệu của bài hát.
+ Mức độ 3 (1 điểm): Rất nhiều động tác múa của trẻ không đúng tiết tấu và nhịp
điệu.
- Tiêu chí 2: Đúng động tác
+ Mức độ 1(3 điểm): Trẻ múa chính xác tất cả các động tác theo yêu cầu của cô
+ Mức độ 2 (2 điểm): Thỉnh thoảng có động tác chưa đúng
+ Mức độ 3 (1 điểm): Rất nhiêu động tác chưa đúng
- Tiêu chí 3: Sự diễn cảm khi múa
+ Mức độ 1 (3 điểm): Trẻ thể hiện được tình cảm,cảm xúc của mình trong các
động tác và ánh mắt, chuyển tải được nội dung của bài múa đến người khác.

Động tác mềm dẻo, linh hoạt và khéo léo, uyển chuyển.
+ Mức độ 2 (2 điểm): Động tác múa khá linh hoạt, nhưng chưa thật sự mềm dẻo
và uyển chuyển, chưa diễn tả hết cảm xúc khi thể hiện.
+ Mức độ 3 (1 điểm): Thực hiện động tác một cách rời rạc, khô cứng. Trẻ khơng
thể hiện được cảm xúc của mình khi múa.
* Thang đánh giá
Dựa vào các tiêu chí đánh giá biểu hiện kĩ năng múa của trẻ, chúng tôi phân
loại theo thang điểm như sau:
Tốt: 7- 9 điểm
Khá: 4- 6 điểm
TB: Dưới 4 điểm


1.5.8. Kết quả khảo sát
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên về vai trò của múa đối với sự phát triển
của trẻ
STT
NỘI DUNG
Ý KIÊN
SL
1

2

Múa giúp trẻ phát triển cảm giác, sự khéo léo, khả năng
phản ứng nhanh, chính xác với nhịp điệu âm nhạc.

12

Múa thỏa mãn nhu cầu, tình cảm, trẻ bộc lộ cảm xúc giao


18

%
42,
8

64,
3

tiếp với bạn bè.
3
4

5

Các động tác múa giúp trẻ hình thành kĩ năng, từ đó biết so
sánh, lựa chọn vẻ đep của múa.

10

Múa thể hiện rõ vai trò là phương tiện phát triển thể chất
vừa là phương tiện phát triển khả năng âm nhạc cho trẻ

20

35,
7
71,
4


Múa giúp trẻ phát triển trí nhớ , tư duy.

8

28,
6

Tổng số phiếu: 28 phiếu
Nhìn chung giáo viên nhân thức được tầm quan trọng của múa đối với sự
phát triển toàn diện của trẻ. Có 71,4% ý kiến cho rằng múa giúp trẻ phát triển thể
chất đồng thời là phương tiện phát triển khả năng âm nhạc.
Bảng 2: Thực trạng tổ chức dạy múa của giáo viên và mức độ giáo viên cho
trẻ học múa.
STT
NỘI DUNG
Ý KIÊN
1

2

SL

%

- Dạy theo chương trình

25

- Dạy ngoài giờ và linh hoạt trong hoạt động âm nhạc.

- Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ trong lớp

10

89,3
35,

Tổ chức dạy múa dạy múa cho trẻ :

7

4

14,2

- Thường xuyên

2
5

7,1
17,9

- Thỉnh thoảng

13

46,4

Thường xuyên dạy cho trẻ múa

- Rất thường xuyên


- Không bao giờ
3

8

28,6

3

10,7

25

89,3

- Nhằm phát triển kĩ năng múa cho trẻ

20
5

- Cho trẻ nắm một số động tác đơn giản để minh hoạ

10

71,4
17,9
35,


Khi dạy các bài múa cho trẻ trong hoạt động âm
nhạc giáo viên:
- Biên đạo lại bài múa.
- Thực hiện giống chương trình.

4

Mục đích của việc dạy múa:
- Giúp trẻ biết múa và có hứng thú khi học múa

cho tác phẩm âm nhạc nào đó.
- Mục đích khác

1

7
3,5
7

Tổng số phiếu điều tra : 28 phiếu
Nhìn vào bảng trên ta thấy giáo viên thường tổ chức dạy múa cho trẻ
theo chương trình 89,3%, chỉ có 35,7% giáo viên tổ chức cho trẻ học múa ngoài
giờ và càng hạn chế hơn khi chỉ có 14,2% giáo viên tổ chức cho trẻ biểu diễn
văn nghệ trong lớp. Nếu chỉ dạy theo chương trình hiện nay thì trẻ rất ít khi được
tiếp xúc với múa vì trong các hoạt động âm nhạc chủ định, với tiết trọng tâm là
dạy vận động thì giáo viên chỉ dạy cho trẻ vỗ tay theo phách hay tiết tấu mà thơi
và thỉnh thoảng thì có dạy một vài động tác minh họa đơn giản, có một số giáo
viên thậm chí khơng dạy múa cho trẻ trong q trình giáo dục âm nhạc, đó là
một điều cần xem xét và quan tâm. Muốn phát triển kĩ năng múa cho trẻ giáo

viên không những chỉ dạy theo chương trình mà cần phải linh hoạt sử dụng các
biện pháp khác nhau. Nhận thức của giáo viên về mục đích dạy múa cho trẻ chưa
được sâu sắc, 71,4% giáo viên cho rằng mục đích của dạy múa là giúp trẻ biết
múa và có hứng thú khi học múa và đơn giản là cho trẻ biết một số động tác múa
để minh họa cho tác phẩm đơn giản nào đó, 35,7% cho rằng mục đích của múa
là cho trẻ biết một số động tác múa để minh họa cho tác phẩm đơn giản nào đó,
chỉ có 17,9% giáo viên nhận thức được mục đích của việc dạy múa cho trẻ là
phát triển kĩ năng múa, còn hầu hết các giáo viên khơng chú ý đến mục đích
quan trọng này.
Bảng 3: Nhận thức của giáo viên về những biểu hiện đặc trưng nhất của
nghệ thuật múa cho trẻ MG 4 - 5 tuổi
STT
Biểu hiện của nghệ thuật múa
Sô phiêu
%
1

Khi nghe nhạc trẻ biết vận động tự do chính
xác theo điệu nhạc

15

53,6

2

Trẻ thể hiện cảm xúc của mình phù hợp qua
các động tác múa

5


17,9


3

Trẻ thực hiện đúng động tác, dứt khoát,
mềm dẻo và linh hoạt

7

25

4

Trẻ có khả năng kết hợp với bạn để thực

13

46,4

hiện bài múa
5

Trẻ thực hiện động tác múa đúng nhạc khi
vận động

8

28,6


6

Trẻ có khả năng sáng tạo ra các động tác
trong các bài múa

10

35,7

7

Trẻ thích thú khi được tham gia múa và
nhún nhảy khi có nhạc

17

60,7

Tổng số phiếu điều tra: 28 phiếu
Theo kết quả của bảng điều tra trên, ta thấy nhìn chung nhận thức của giáo
viên về những biểu hiện của kĩ năng múa cho trẻ MG 4 - 5 tuổi tương đối tốt.
Tuy nhiên giáo viên chưa nhận thức một cách sâu sắc những biểu hiện đặc trưng
nhất của nghệ thuật múa cho trẻ MG 4 - 5 tuổi cụ thể là:
Giáo viên cho rằng biểu hiện đặc trưng nhất là những biểu hiện dễ nhìn
thấy như trẻ thích thú khi được tham gia múa và nhún nhảy khi có nhạc
(60,7 %), trẻ có khả năng kết hợp với bạn để thực hiện bài múa ( 46,4%), phần
trăm giáo viên nhận thức về các biểu hiện : trẻ thể hiện cảm xúc của mình phù
hợp qua động tác múa chỉ có 17,9% và trẻ thực hiện đúng động tác, dứt khốt,
mềm dẻo và linh hoạt chỉ có 25%, trẻ thực hiện động tác múa đúng nhạc khi vận

động chỉ có 28,6% . Qua đó cho thấy họ chưa nhận thức được trong khi múa thì
biểu hiện đặc trưng nhất là phải đúng nhạc, đúng động tác và sự diễn cảm. Giáo
viên còn đánh giá một cách chung chung các biểu hiện đó mà chưa đặt ra cái
nào là cần thiết và cần phải chú ý rèn luyện. Do đó mà các kĩ năng múa của trẻ
chưa được phát triển.
• Thực trạng việc sử dụng các biện pháp phát triển kĩ năng múa cho trẻ MG 4
- 5 tuổi trong hoạt động âm nhạc.
Với mục đích tìm hiểu giáo viên mầm non đã áp dựng những biện pháp gì để
phát triển kĩ năng múa cho trẻ, tôi đã tiến hành phỏng vấn ( phiếu anket) và
tiến hành dự giờ các hoạt động âm nhạc .
Bảng 4: Các biện pháp giáo viên sử dụng nhằm phát triển kĩ năng múa cho
trẻ:
STT
BIỆN PHÁP
Ý KIÊN
1

Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc và khuyến khích trẻ vỗ
tay theo phách, tiết tấu.

SL

%

13

46,
4



2

Cho trẻ nghe giai điệu- tập từng động tác minh họa - tập
cả bài trọn vẹn.

18

3

Quan sát cô làm mẫu

20

4

Tập một số động tác múa, biên đạo bài múa cho trẻ múa
biểu diễn.

5

Tổ chức cho trẻ biểu diễn văn nghệ cuối mỗi chủ đề

2

5

64,
2
71,
4


17,

9
7,1

Tổng số phiếu điều tra: 28 phiếu
Qua bảng trên ta có thể thấy giáo viên đã quan tâm và sử dụng nhiều biện pháp
để phát triển kĩ năng múa cho trẻ trong đó biện pháp được sử dụng nhiều nhất
là: 71,4 % quan sát cô làm mẫu và thực hiện theo cô, 64,2% cho trẻ nghe giai
điệu- tập từng động tác minh họa - tập cả bài trọn vẹn. Điều này cho thấy giáo
viên đã có nhận thức trong việc luyện tập kĩ năng múa cho trẻ chứ chưa đầu tư
cho việc phát triển kĩ năng múa bởi vì việc dạy múa của giáo viên cịn tình trạng
dạy theo khuôn mẫu, chưa cho trẻ tự sáng tạo. Các biện pháp nhu tập một số
động tác múa, biên đạo bài múa cho trẻ cịn rất hạn chế, khơng những thế mà
biện pháp cho trẻ biểu diễn văn nghệ cuối mỗi chủ đề hầu như giáo viên không
quan tâm, chú ý ( 7,1 %). Do vậy mà trẻ chỉ có thể được biết và rèn luyện kĩ
năng vận động đơn giản chứ không phát triển được kĩ năng múa cho trẻ.
• Bên cạnh việc tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non tôi cũng đã tiến
hành khảo sát thực trạng biểu hiện kĩ năng múa của trẻ MG 4 - 5 tuổi trong
hoạt động âm nhạc thông qua 2 hoạt động âm nhạc có chủ định:
Chủ đề: Gia đình - Dạy vận động: Múa cho mẹ xem
Chủ đề: Thế giới thực vật - Dạy vận động: Bầu và bí
Sau khi dự giờ và kiểm tra trẻ tại 2 trường MN: 20.10 và Hoa Phượng Đỏ. Kết quả
thu được như sau:
Bảng 5: Thực trạng biểu hiện kĩ năng múa của trẻ MG 4 - 5 tuổi trong HĐÂN
ST
Nội dung các tiêu
Mức độ biểu hiện
T

chí
Tốt
Khá
Trung bình
SL

%

SL

%

SL

%

1

Đúng nhạc

10

16,7

27

45

23


38,3

2

Đúng động tác

8

13,3

35

58,3

17

28,4

3

Sự diễn cảm

13

21,7

20

33,3


27

45

Số trẻ quan sát: 60 trẻ
Qua thống kê chúng ta thấy thực trạng kĩ năng múa của trẻ:
+ Số trẻ biểu hiện kĩ năng múa tốt: 31/180 lượt cháu, chiếm tỉ lệ 17,2%.
+ Số trẻ biểu hiện kĩ năng múa khá : 82/180 lượt cháu, chiếm tỉ lệ 45,6%.
+ Số trẻ biểu hiện kĩ năng múa trung bình : 67/180 lượt cháu, chiếm tỉ lệ 37,2%.
- Kết quả cho thấy kĩ năng múa của trẻ MG 4 - 5 tuổi ở trường được khảo sát là
chưa cao thể hiện như sau: số lượng trẻ biểu hiện có kĩ năng múa tốt là 17,2%


trong khi đó số trẻ biểu hiện kĩ năng múa ở mức độ trung bình là 37,2%. Đây là
điều đáng quan tâm.
Tóm lại, q trình khảo sát thực tế kĩ năng múa của trẻ trong hoạt động âm
nhạc tôi thấy về cơ bản trẻ đã có kĩ năng múa, nhưng nó cịn đơn điệu và nghèo
nàn, mức độ biểu hiện kĩ năng múa của trẻ trong giờ hoạt động có chủ định chưa
cao vì phần lớn nó phụ thuộc vào các biện pháp mà giáo viên sử dụng để phát triển
kĩ năng múa cho trẻ.
1.6. Kết quả điều tra
*Phương pháp dạy của giáo viên
Về phương pháp dạy của giáo viên: Hầu hết các giáo viên còn quá phụ
thuộc vào phân phối chương trình và hướng dẫn trong bài soạn gợi ý của trẻ chưa
mạnh dạn thay đổi, sáng tạo các hình thức và dàn dựng các động tác mới, giáo
viên chưa sưu tầm bổ sung những bài múa ngoài chương trình để mở rộng nhận
thức của trẻ, tránh sự nhàm chán của trẻ, phát triển khả năng cảm thụ và yêu thích
nghệ thuật múa .Trên tiết dạy giáo dục âm nhạc cho trẻ, giáo viên chỉ dạy một
cách thụ động rập khn, máy móc. Vì thế chưa gây cho trẻ được sự say mê, yêu
thích những điệu múa mới.

Qua điều tra một lớp MG 4 - 5 tuổi tôi thấy giáo viên tổ chức cho trẻ nghe
một số bài hát có tính chất vui tươi, rộn rang và có thể cho trẻ múa cùng cơ thì
giáo viên lại khơng làm như vậy. Thậm chí có bài cơ khơng múa minh họa lời cho
trẻ nghe, nghe qua đàn, qua băng đĩa. Cịn các bài hát cơ có múa minh họa thì
những động tác đơn giản và tình cảm qua động tác minh họa. Như vậy, giáo viên
cịn thực hiện chương trình cịn rập khn máy móc, chưa phát huy cao tính sáng
tạo nghệ thuật, chưa khai thác được nhiều yếu tố trong bài hát đẻ có thể là cho tiết
học phong phú, sinh động. Đặc biệt, các cô giáo chưa chú ý lựa chọn và biên soạn
các bài múa ngoài chương trình có nội dung và tính chất phù hợp với trẻ để đưa
vào bài day.
*Khả năng tiếp nhận
Các cháu rất thích múa, dù chỉ là múa vài bài trong chương trình. Giáo viên
khơng tạo cho trẻ niềm say mê múa thì trẻ vẫn say sưa thể hiện một cách tự nhiên,
vui vẻ. Điều đó chứng tỏ rằng múa là một nhu cầu cần thiết của trẻ, trẻ sẽ được
cảm thụ một cách tốt hơn nếu được tiếp xúc thường xuyên với múa, được học
những điệu múa phong phú và đa dạng hơn.
Tuy nhiên ở lứa tuổi này s ự tập trung chú ý của trẻ có hạn chế do chưa nhớ được
sự di chuyển đội hình, thường xuyên bị động, kĩ năng nhảy, xoay người, cuộn cổ
tay còn kém , chính vì thế giáo viên khơng nên đưa ra động tác minh họa quá khó
đối với trẻ.
1.7. Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân chủ quan:
- Do nhận thức về kĩ năng múa nói riêng và nghệ thuật múa nói chung đối với
trẻ mầm non của giáo viên còn hạn chế. Vì vậy, các cơ chưa thực sự quan tâm tới
việc tổ chức cũng như sáng tạo hình thức múa theo cho trẻ.
- Do khả năng múa của các cô giáo còn hạn chế nên việc tổ chức dạy múa ở
một số trường mầm non cịn thụ động. Các cơ chưa biết cách dàn dựng và biên
đạo các bài múa để làm phong phú thêm các hình thức múa cho trẻ.



×