Tải bản đầy đủ (.pdf) (142 trang)

Luận văn: ĐẩY MạNH HOạT ĐộNG THÔNG TIN VớI VIệC CảI CáCH NềN HàNH CHíNH QuốC GIATRONG GIAI ĐOạN HIệN NAY potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.58 KB, 142 trang )











BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU






ĐẩY MạNH HOạT ĐộNG THÔNG TIN VớI
VIệC CảI CáCH NềN HàNH CHíNH QuốC
GIATRONG GIAI ĐOạN HIệN NAY



















HÀ NỘI, THÁNG 3-2010




MôC LôC


1


M
ở đầu

2

Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh hoạt động
thông tin v
ới cải cách h
ành chính qu
ốc gia


14
1.1. Một số khái niệm cơ bản

14
1.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách hành chính
quốc gia trong điều kiện kinh tế tri thức

27
1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về cải cách
hành chính quốc gia và đẩy mạnh hoạt động thông tin

30
1.4. Một số vấn đề chủ yếu về cải cách hành chính quốc gia ở
Việt Nam

36
1.5. Vai trò của thông tin đối với cải cách hành chính ở nước
ta

47

Chương 2. Thực trạng hoạt động thông tin với cải
cách hàn
h chính qu
ốc gia ở Việt Nam

55
2.1. Thực trạng hoạt động thông tin góp phần thúc đẩy cải
cách hành chính ở nước ta


55
2.2. Hoạt động thông tin với việc hiện đại hoá nền hành chính
quốc gia và xây dựng chính phủ điện tử

89

Chương 3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy
mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành
chính
ở Việt Nam

112
3.1. Phương hướng chủ yếu đẩy mạnh hoạt động thông tin
phục vụ cải cách hành chính
112
3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ
cải cách hành chính
116

K
ết luận

134
Danh mục tài liệu tham khảo 137
Phụ lục 1 142
Phụ lục 2 153
Phụ lục 3 161
Phụ lục 4 171

Më §ÇU



2

1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin đã từng khẳng định: không có thông
tin thì không thể có tiến bộ trong bất kỳ một lĩnh vực nào của khoa học, kỹ
thuật và sản xuất vật chất. Đại văn hào Maksim Gorki đã từng viết: Sức
mạnh và sự giàu có của một dân tộc không phải là ở chỗ có nhiều đất đai,
rừng, gia súc và các loại quặng quí mà là ở số lượng và chất lượng những
con người có học thức, có lòng yêu tri thức, ở sự nhạy bén và năng động
của trí tuệ. Sức mạnh của một dân tộc không những nằm trong vật chất, mà
phần hết sức quan trọng là nằm trong trí tuệ.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người từ xưa đến nay, chưa
bao giờ thông tin lại đóng vai trò to lớn và bao trùm đến vậy. Khó có thể
hình dung được một lĩnh vực hoạt động nào của con người lại không cần
đến thông tin.
Lý luận mác xít cho rằng, nắm được công cụ sản xuất thì mới nắm
được quyền hành. Công cụ sản xuất mà ngày nay người công nhân cần nắm
để làm chủ lấy mình không phải là những công cụ “bỏ trong thùng hay như
công cụ của xí nghiệp trong thời công nghiệp ống khói. Nó là thứ vật dụng
nằm trong đầu óc của công nhân”
1
. Đó là thông tin, tri thức, là nguồn chủ
yếu sáng tạo ra của cải và quyền lực.
Thông tin, tri thức là thứ của cải không bao giờ hết. Nếu như đất đai,
máy móc có thể chỉ cấp được cho một số cá nhân thôi, thì thông tin, tri thức
cùng lúc có thể có nhiều người sử dụng. Và nếu vận dụng thích đáng thì có
thể lại sinh ra nhiều tri thức mới. Tri thức lấy không bao giờ hết và dùng
không bao giờ cạn.


1
A. Toffler. Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thanh niên, T.1, tr.117.


3
Trong Hội thảo quốc tế về chủ đề “Sử dụng tri thức phục vụ phát
triển”, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã phát biểu rằng: “Hiện nay 2/3
dân số trên thế giới còn sống trong nghèo đói, lạc hậu bởi thiếu vốn, thiếu
các nguồn lực để phát triển, đặc biệt là tri thức khoa học – công nghệ”.
Khoảng cách to lớn về tri thức, trong đó có tri thức khoa học – công nghệ,
sự bất bình đẳng về tiếp cận thông tin đặt các nước đang và chậm phát triển
trước những nhiệm vụ vô cùng khó khăn: phải tự nhận thức và tự đổi mới
chính mình để xây dựng được năng lực tiếp thu kho tàng tri thức nhân loại,
để vượt qua nghèo đói, lạc hậu và tiến tới phát triển, tham gia vào sáng tạo
tri thức mới.
Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, sự phát triển như vũ bão của
khoa học, công nghệ mà mũi nhọn là công nghệ thông tin đã và đang tác
động đến mọi nền kinh tế, mọi chế độ xã hội trên phạm vi toàn cầu. Một xã
hội thông tin, một nền kinh tế tri thức bắt đầu hình thành. Trong nền kinh tế
đó, thông tin là tất cả, thành công của công việc là nhờ vào “tư liệu thông
tin, chứ chẳng phải là nhờ vào số tiền anh có Tri thức có quyền lực lớn
nhất trong giao dịch”
1
. Việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả thông
tin có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và thành công của mỗi cá
nhân, tập thể, cộng đồng và quốc gia. Thực tiễn xã hội đang chứng tỏ rằng,
lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực tổ chức khai thác với
hiệu quả cao nhất các nguồn thông tin và tri thức hiện có của nhân loại. Ở
Việt Nam, nhu cầu phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá

đất nước đòi hỏi phải huy động được mọi nguồn lực, trong đó nguồn lực
thông tin là vô cùng quan trọng.
Cải cách nền hành chính quốc gia là một đòi hỏi thường xuyên, luôn
được coi là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào bởi vì

1
A. Toffler. Thăng trầm quyền lực, Nxb. Thanh niên, T.1, tr.61.


4
nhiệm vụ này vừa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, vừa tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã đánh dấu bước đổi mới quan
trọng trong nhận thức và tư duy. Với sự đổi mới sáng suốt đó, Việt Nam đã
vượt qua thử thách gian nan và đi lên. Con đường đi đến đổi mới không hề
đơn giản. Đó là kết quả của cả quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực
tiễn, đổi mới tư duy, dựa trên những thông tin khoa học, thông tin lý luận
về thời đại, về cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, về những nhận thức
mới đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, những vấn đề lý luận về kinh tế thị
trường; vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt
Nam, với tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, bài học kinh nghiệm của các
nước anh em, các nước phát triển, đang phát triển, Trong suốt chặng
đường đổi mới đó, thông tin, tri thức luôn là nguồn lực vô giá của Việt
Nam.
“Khi cơ chế thuận thì một sự thông minh biến thành mười sự thông
minh. Cơ chế chưa thuận thì một sự hư hỏng kéo theo hàng nghìn sự hư
hỏng. Quy luật phi tuyến ấy sẽ rất nghiệt ngã nhấn chìm các cộng đồng yếu
kém, nhưng cũng mở ra cơ hội và khả năng nhảy vọt thần kỳ cho những
cộng đồng thông minh và biết giá trị của trí tuệ thời nay”
1

.
Ba mươi năm trước, các nhà khoa học Tây Âu đã từng phát hiện ra
rằng họ thua kém Mỹ về kinh tế, khoa học, kỹ thuật không phải do thiếu
người tài, mà chủ yếu do không có cơ chế quản lý thông minh để có thể
huy động và phát huy hết mọi tài năng trong xã hội.
Ở Đông Á, với cơ chế quản lý thông minh, Hàn Quốc và Singapore,
Hồng Kông đã đuổi kịp thế giới phát triển chỉ sau 30 năm. Đạt được thành
công đó, không phải nhờ người dân 3 nước này thông minh hơn người dân

1
Hoàng Tuỵ. Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức. Báo Người Lao động,
Số Xuân Tân Tỵ, 2001.


5
các nước khác, mà là những nhà lãnh đạo, quản lý của đất nước, những nhà
nghiên cứu và hoạch định chính sách của đất nước đã luôn quan tâm đến
cải cách hành chính, tìm ra được cơ chế quản lý thích hợp để phát huy tiềm
năng của dân tộc.
Những tấm gương đó luôn là bài học kinh nghiệm quý báu cho Việt
Nam trong suốt chặng đường đổi mới.
Theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001-2010, đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách
phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nội dung chủ yếu của cải cách bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cách
tổ chức bộ máy hành chính; Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức; Cải cách tài chính công.
Toàn cầu hoá buộc các cộng đồng phải đoàn kết lại. Sự thông minh
của từng người chỉ phát huy được thông qua sự thông minh tập thể, sự
thông minh hệ thống của cả cộng đồng. Sự thông minh hệ thống của cả

cộng đồng là nguồn trí tuệ cộng đồng, là nguồn cộng năng tạo ra sức mạnh
to lớn đưa cộng đồng vươn lên.
Từng người dân thông minh, từng nhà khoa học giỏi, sẽ chưa đủ.
Điều hết sức quan trọng, mấu chốt của sự thành công là một cơ chế quản lý
có thể tập hợp và phát huy được khả năng của mỗi người, hỗ trợ họ không
ngừng phát triển tri thức trong suốt cuộc đời hoạt động, có cơ chế biến xã
hội thành xã hội học tập suốt đời, thường xuyên trao đổi, chuyển giao, vận
dụng, sản xuất và phát triển tri thức. Tất cả những con người tài giỏi đó sẽ
chỉ được phát huy mọi khả năng, tài trí trong môi trường kinh tế - xã hội
lành mạnh và thoáng đãng, tạo nên bởi cơ chế quản lý thông minh, biết
khuyến khích mọi sáng kiến chủ động, mọi tài năng sáng tạo,biết hạn chế,
loại trừ mọi yếu tố, mọi xu hướng tiêu cực.


6
Bước vào thời kỳ cách mạng mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, thông tin khoa học cung cấp những thông tin như thế
nào, con đường, cách thức thông tin ra sao để góp phần đổi mới sự lãnh đạo
của Đảng, cải tiến sự quản lý của Nhà nước, cải cách hành chính? Kinh
nghiệm của các nước đi trước cho thấy, trong thời đại kinh tế tri thức,
không dựa vào trí tuệ, học vấn thì khó có thể vươn lên. Việc khơi dậy và
phát huy mọi tiềm năng trí tuệ của dân tộc là vấn đề quan trọng, song tổ
chức, khai thác triệt để mọi tiềm năng ấy cho sự phát triển của đất nước
nhờ một cơ chế quản lý thông minh là điều vô cùng quan trọng, không thể
thiếu. Đó là bài toán không hề đơn giản, trong đó, thông tin, tri thức, công
nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đang
tích cực đổi mới, cải cách hành chính. Nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh hoạt
động thông tin phục vụ cải cách hành chính là một trong những vấn đề hết
sức cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu

Lịch sử của thông tin đã có từ xa xưa, song mãi đến những năm 40
của thế kỷ XX, thông tin mới vươn lên để trở thành một mũi nhọn của thời
đại. Nhất là sau khi nhà bác học Mỹ C. Shanon vào năm 1948 tìm ra lý
thuyết thông tin, khái niệm “thông tin” và các phương pháp nghiên cứu có
liên quan tới thông tin mới được sử dụng rộng rãi trong hầu khắp các lĩnh
vực của tự nhiên và đời sống xã hội.
Từ sự mở đầu gian truân nhưng đầy hứa hẹn đó, cho đến nay, hơn
nửa thế kỷ, loài người đã nghiên cứu thông tin trên nhiều bình diện. Chúng
tôi tạm sơ bộ khái quát một số bình diện chính như sau:
2.1. Nghiên cứu trên bình diện lý luận về thông tin
* Về khái niệm và loại hình thông tin có các nhà nghiên cứu khoa
học tiêu biểu như: R. V. L. Hartley, người đầu tiên tóm tắt khái niệm thông


7
tin vào năm 1924 và sau đó năm 1950, ông và C. E. Shanon (người Mỹ) đã
hoàn thiện khái niệm thông tin trên quan điểm toán học. Năm 1971, nhà
triết học Xôviết A. D. Ursul trình bày chi tiết khái niệm thông tin trên quan
điểm thực tiễn và lịch sử. N. Winner đã xem xét khái niệm thông tin trên
quan điểm điều khiển học. J. M. Ziman đã mô tả thông tin như một hình
thức cơ bản của sự tồn tại vật chất bên cạnh không gian, thời gian và vận
động. Từ những năm 60 của thế kỷ XX và những năm gần đây, người ta tập
trung nghiên cứu thông tin trên quan điểm triết học và quan điểm xã hội (J.
M. Ziman 1965; Jukov 1971; Ursul 1971 và một số người khác).
Một trong những cách nhìn hiện đại là xem quá trình thông tin dưới
góc độ phản ánh. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán” V. I. Lênin viết: “Mọi vật chất đều có thuộc tính họ hàng
với cảm giác, là thuộc tính phản ánh”. Như vậy, thuộc tính phản ánh là
thuộc tính vốn có sẵn trong vật chất. Trong đó, nói đến thông tin phải nói
đến hai ngôi: ngôi thứ nhất có nhiệm vụ phản ánh, ngôi thứ hai có nhiệm

vụ cảm thụ phản ánh đó. Tuy nhiên, không nên hiểu đơn thuần khái niệm
thông tin đồng nhất với khái niệm phản ánh. Thông tin là khái niệm tồn tại
và hiện diện trong mọi vật, phản ánh quan hệ giữa hai ngôi: nguồn tin và
người dùng tin.
* Về sự hình thành và phát triển của thông tin học. Những năm 90
của thế kỷ XX, người ta càng nói nhiều hơn về sự ra đời của xã hội thông
tin và nền kinh tế dựa trên tri thức (GS. Nick Moore, ) với những đặc
trưng cơ bản: Thông tin được coi là nguồn lực phát triển quan trọng nhất;
Việc sử dụng thông tin ngày càng được mở rộng trong cộng đồng; Ra đời
phát triển ngành công nghiệp mới ở ngay trong nền kinh tế: ngành công
nghiệp thông tin.
Tài liệu nghiên cứu về thông tin học ngày càng nhiều. Theo thống
kê, toàn thế giới hàng năm công bố gần 10 ngàn tên tài liệu khác nhau về


8
các vấn đề của thông tin học. Hơn nửa thế kỷ qua, các nhà khoa học đã đạt
được những thành tích đáng kể, lý giải được nhiều quy luật, phần nhiều là
những quy luật riêng về hiện tượng thông tin, về quá trình và hệ thống
thông tin, về môi trường của hoạt động thông tin.
* Những nghiên cứu về xã hội thông tin
Bước vào thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, các nhà khoa học Hoa Kỳ
mà đại diện là F. Machlup, D. Bell và M. Porat đã đi tiên phong trong việc
nghiên cứu có hệ thống về xã hội thông tin và nền kinh tế thông tin. Năm
1962, trong công trình có tên gọi “Sản xuất và phổ biến kiến thức ở Hoa
Kỳ”, F. Machlup cho biết rằng, ngành công nghiệp kiến thức Hoa Kỳ vào
năm 1958 đã chiếm tới 29% tổng sản phẩm xã hội, với 31% tổng lao động
đang hoạt động của cả nước. Đến năm 1990, con số này là: ở Mỹ - 47,4%;
ở Anh – 45,8%; ở Pháp – 45,1%; ở Đức – 40,0% tổng lao động đang làm
việc. Theo sự xác định của tác giả, nền công nghiệp ấy bao gồm giáo dục,

nghiên cứu, xuất bản và truyền thanh, truyền hình. Năm 1967, D. Bell nói
đến sự xuất hiện của xã hội hậu công nghiệp với nguồn lực quan trọng nhất
để phát triển thuộc về thông tin và kiến thức. Năm 1974, trong luận án tiến
sĩ của mình, M. Porat nghiên cứu một cách chi tiết về khu vực thông tin.
Các nhà khoa học đã phân chia các quốc gia theo mức độ thông tin thành:
Xã hội thông tin cao; Xã hội thông tin trung bình; Xã hội thông tin thấp.
2.2. Nghiên cứu trên bình diện tổ chức và quản lý thông tin
Trong lĩnh vực này, có lẽ, người đầu tiên quan tâm nghiên cứu là
Lênin. Ngày 14/6/1921, Hội đồng Dân uỷ đã phê chuẩn Sắc lệnh do Lênin
ký “Về việc nhập và phân phối tài liệu nước ngoài”, đồng thời thành lâp
Uỷ ban Liên cơ quan trung ương về việc mua và phân phối tài liệu nước
ngoài (viết tắt là KOMINOLIT). Với những chức năng và nhiệm vụ rõ
ràng, KOMINOLIT thực chất trở thành cơ quan thông tin khoa học đầu tiên
của Nhà nước xôviết. Sau Lênin, nhiều nhà khoa học Nga đã đạt được


9
những thành tích nhất định trong lĩnh vực nghiên cứu thông tin, nhất là trên
bình diện tổ chức và quản lý. Hơn nửa thế kỷ qua, các nhà khoa học đã
nghiên cứu việc tổ chức và quản lý thông tin trên những bình diện sau: Xây
dựng chính sách quốc gia về thông tin khoa học công nghệ; Về quản lý nhà
nước trong lĩnh vực thông tin khoa học; Nghiên cứu các mô hình tổ chức
hoạt động thông tin khoa học công nghệ; Nghiên cứu trường hợp các nhà
sản xuất cơ sở dữ liệu; Nghiên cứu về tác động của thị trường và vai trò của
nhà nước đối với việc phát triển hoạt động thông tin; Nghiên cứu về việc
hiện đại hoá thư viện truyền thống; Nghiên cứu việc xây dựng thư viện số
với cổng thông tin tích hợp; Nghiên cứu, phân tích và thiết kế hệ thống
thông tin; Những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chính phủ
điện tử; Nghiên cứu về quản trị thông tin và công nghệ thông tin; Mô hình,
tổ chức, quản lý thông tin – tư liệu trong cơ quan lý luận; Những vấn đề an

ninh thông tin,v.v
2.3. Nghiên cứu trên bình diện đào tạo cán bộ thông tin
Giữa những năm 60 thế kỷ XX, Viện sĩ A. I. Berg đã dự báo, thông
tin sẽ trở thành khái niệm dẫn đầu trong các khoa học của thế kỷ XXI. Từ
đó đến nay, rất nhiều tổ chức viện, trường đại học, các nhà khoa học trên
thế giới quan tâm nghiên cứu lĩnh vực đào tạo cán bộ thông tin.
Trường Đại học Tổng hợp Harverd (Mỹ) nhiều năm đã tiến hành một
chương trình nghiên cứu toàn diện về chính sách nguồn lực thông tin. Các
viện sĩ Liên Xô (cũ) V. M. Gluscov, V. A. Traspesnicov đã đề nghị coi chỉ
tiêu “trang bị thông tin” trong nền kinh tế và xã hội quan trọng như các chỉ
tiêu “trang bị kỹ thuật”, “trang bị năng lượng”.
Ở Việt Nam, nhiều năm nay, các trường như Đại học Văn hoá, Đại
học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học
Dân lập Đông Đô, đã tổ chức nghiên cứu và biên soạn các chương trình

10
đào tạo hệ cử nhân và sau đại học về chuyên ngành thông tin học. Những
cố gắng ban đầu đã có kết quả khả quan.
2.4. Nghiên cứu vai trò và tác động của thông tin
Là một dạng “tài nguyên” với những đặc điểm như: số lượng vô tận,
luôn luôn được bổ sung, đổi mới và càng được sử dụng càng thêm phong
phú, thông tin khoa học giúp con người sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
và tiềm lực kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, vai trò và tác động của thông tin
được các nhà khoa học hết sức quan tâm.
Trong những năm 90 thế kỷ XX, nhiều cuộc hội thảo, hội nghị
chuyên đề liên quan tới vấn đề thông tin phục vụ phát triển do UNESCO
bảo trợ đã được tổ chức ở nhiều khu vực trên thế giới. Các chủ đề đã được
thảo luận liên quan đến hội nghị chuyên môn gồm: Các tiền đề thông tin
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; Xác định người dùng tin và khả năng
khai thác thông tin quốc gia; Các nguồn lực trong lĩnh vực thông tin phục

vụ phát triển - gồm 3 lĩnh vực chủ yếu để phát triển hoạt động thông tin:
nguồn nhân lực, nguồn thông tin tư liệu và các phương tiện kỹ thuật; Thông
tin phục vụ phát triển có tính chất công khai và hạn chế; Chiến lược tổ chức
hệ thống các cơ quan thông tin thích hợp trong quá trình phát triển.
2.5. Thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia
Về vấn đề này, rải rác có những công trình nghiên cứu từng khía
cạnh của vấn đề như: Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với quá
trình cải cách hành chính hiện nay (TS. Đinh Hữu Phí); Đề xuất một số
biện pháp để đẩy mạnh cải cách hành chính (ThS. Phạm Thanh Trung);
Phát triển bền vững và xã hội thông tin: các xu hướng, vấn đề và mâu
thuẫn (A. Levin – Nga); Bản chất thông tin của quá trình xây dựng quan
điểm quản lý hành chính (Phan Huy Quế); Chính phủ điện tử - lý luận và

11
thực tiễn (Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia. Tổng
luận khoa học),
Ngoài những bình diện chủ yếu trên, các nhà khoa học trong nước và
trên thế giới còn nghiên cứu rất nhiều bình diện khác của thông tin, thế
nhưng vấn đề thông tin với việc cải cách nền hành chính quốc gia vẫn là
vấn đề còn bỏ ngỏ, ít được bàn tới, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên
sâu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
* Về lý luận
Làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về thông tin, hoạt động thông tin khoa
học, thông tin lý luận, thông tin và công nghệ thông tin, nguồn lực công
nghệ thông tin, nguồn lực tri thức; mối quan hệ giữa thông tin với cải cách
nền hành chính quốc gia; vai trò hoạt động thông tin với cải cách nền hành
chính quốc gia.
* Về thực tiễn
- Khái quát thực trạng hoạt động thông tin đối với công tác lãnh đạo,

quản lý nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia trong thời gian gần
đây.
- Đánh giá hiệu quả của thông tin đối với cải cách nền hành chính
quốc gia.
- Rút ra bài học kinh nghiệm về đẩy mạnh hoạt động thông tin với
cải cách nền hành chính quốc gia.
- Xây dựng hệ thống giải pháp khả thi đẩy mạnh hoạt động thông tin
nhằm góp phần tích cực cải cách nền hành chính quốc gia trong thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.


12
4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề
sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh hoạt động thông tin
với cải cách hành chính quốc gia.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin với cải cách hành chính
quốc gia ở Việt Nam.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt
động thông tin phục vụ cải cách hành chính ở Việt Nam.
Trong khuôn khổ một đề tài cấp bộ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên
cứu việc đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cho cải cách hành chính
quốc gia trong thời gian gần đây, đặc biệt là để góp phần hiện đại hoá nền
hành chính quốc gia, xây dựng chính phủ điện tử, thực hiện Đề án Đơn
giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn
2007-2010 (Đề án 30).
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp luận mác xít với quan điểm thực tiễn, biện
chứng, lịch sử, khách quan để nghiên cứu về lý luận và thực tiễn của vấn đề

thông tin, phát triển thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông
phục vụ cải cách nền hành chính quốc gia.
Đề tài tiếp cận từ góc độ thông tin học. Thế kỷ XXI là thế kỷ kinh tế
tri thức chiếm vị trí chủ đạo. Trong nền kinh tế đó, năng lực đổi mới của
quốc gia có liên quan đến tiền đồ và vận mệnh của dân tộc. Cải cách hành
chính là công việc thường xuyên của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Hoạt
động thông tin gắn bó mật thiết với việc tìm kiếm tri thức, sản xuất và phổ
biến tri thức, giao lưu, trao đổi tri thức, góp phần đẩy mạnh dân chủ nên nó
ngày càng trở thành hệ thống trợ giúp không thể thiếu hỗ trợ nâng cao năng

13
lực đổi mới quốc gia nói chung cũng như cải cách hành chính quốc gia nói
riêng.
Đề tài tiếp cận từ góc độ quản lý nhà nước. Cải cách hành chính ở
Việt Nam là công việc mới mẻ, diễn ra trong điều kiện thiếu kiến thức và
kinh nghiệm về quản lý hành chính nhà nước trong bối cảnh mới – kinh tế
tri thức, toàn cầu hoá, khu vực hoá – có nhiều vấn đề vừa phải làm, vừa học
hỏi, vừa phải rút kinh nghiệm, kể cả kinh nghiệm trong và ngoài nước.
Việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc
cải cách hành chính, việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ
trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi
sáng tạo không ngừng, là một quá trình nhận thức liên tục, thống nhất trong
tiến trình đổi mới, trong đó thông tin và tri thức đóng vai trò hết sức quan
trọng.
Ngoài ra, Đề tài còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
sau: Thống kê; Điều tra; Phân tích - Tổng hợp; Phân tích văn bản; Đối
chiếu – So sánh,
6. Lực lượng nghiên cứu
Tham gia thực hiện đề tài gồm các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm
Thông tin khoa học, các nhà khoa học trong lĩnh vực thông tin, quản lý nhà

nước, cải cách hành chính trong và ngoài Học viện.







14
CHƯƠNG 1
CƠ Sở Lý LUậN CủA VIệC ĐẩY MạNH HOạT ĐộNG THÔNG
TIN
với CảI CáCH HàNH CHíNH quốc gia

1.1. MT S KHI NIM C BN
1.1.1. Thụng tin, tri thc, quan h gia thụng tin v tri thc
Cú nhiu nh ngha khỏc nhau v thụng tin.
Thụng tin c hiu l thụng bỏo, l tin tc, l tri thc c la
chn v cỏc s vt, hin tng c con ngi x lý v s dng vo hot
ng cú nh hng, cú mc ớch ca mỡnh di cỏc hỡnh thc thớch hp.
Theo cỏch hiu ny, khỏi nim thụng tin bao hm cỏc yu t c bn l tin,
vt mang tin, quy trỡnh chuyn ti tin, ch th x lý v ngi s dng tin.
Trong thc t, cỏc yu t núi trờn cú hỡnh thc biu hin c th, a dng,
luụn luụn bin i trong nhng khụng gian, thi gian nht nh v cú tỏc
ng ln nhau mt cỏch bin chng.
Theo T in An ton thụng tin Anh - Vit v Vit Anh, thụng tin l
(1) Bt k mt s truyn thụng hoc thu nhn tri thc no nh cỏc s kin,
d liu hoc cỏc ý kin, bao gm cỏc dng s, ho hoc dng tng
thut, cho dự bng ming hay lu gi trờn phng tin bt k, k c cỏc c
s d liu mỏy tớnh hoỏ, giy, vi dng hoc bng t. (2) Thut ng d

liu, thụng tin, ti liu, h s v vn c xem nh ng ngha
v cú th dựng trao i cho nhau. Chỳng ch mi d liu bt chp dng vt
lý ca nú (vớ d, d liu cỏc bn in trờn giy, bng, a hoc chng a,
trong cỏc chớp nh, b nh truy nhp ngu nhiờn (RAM), trong b nh ch
c (ROM), vi phim hoc vi th, trờn cỏc ng truyn thụng v cỏc thit
b u cui hin th. (3) Tri thc vn cha bit i vi ngi nhn trc khi
nhn c nú. Thụng tin ch cú th c suy ra t d liu chớnh xỏc, hp

15
thời, thích hợp và bất ngờ. (4) Các ý nghĩa gán cho dữ liệu bởi các quy ước
được thừa nhận dùng trong biểu diễn nó. Nếu nội dung của một thông báo
đã được biết trước khi nhận nó thì không có thông tin mới nào được truyền
tải
1
.
Như vậy, thông tin nằm trong hệ thống các phạm trù của lý luận
nhận thức, là một loại hình của lĩnh vực hoạt động tinh thần, gắn liền với
con người và hoạt động của con người với tư cách là chủ thể thông tin.
Thông tin cũng là một khái niệm cơ bản và quan trọng của khoa học, vừa là
một tiềm lực khoa học, vừa là một sản phẩm khoa học.
Nội dung của thông tin hàm chứa tri thức. Nhưng tri thức được
chuyển tải trong hoạt động thông tin là tri thức được lựa chọn. Tri thức là
nội dung cơ bản của ý thức con người, có liên quan đến sự phản ánh một
thuộc tính chung của mọi đối tượng vật chất. Song sự phản ánh của tri thức
không giống như sự phản ánh vật lý, hoá học ở vật chất vô cơ; cũng không
giống như sự phản ánh ở động vật cấp thấp. Sự phản ánh của ý thức là sự
phản ánh tích cực, có sự lựa chọn ở con người, thông qua cơ quan phản ánh
là bộ óc người - một dạng vật chất có tổ chức cao nhất. Sự phản ánh ở con
người không trực tiếp đưa đến tri thức mà phải qua một quá trình nhận
thức, quá trình tư duy với nhiều hình thức, với các cấp độ khác nhau của sự

phản ánh, bằng lao động và ngôn ngữ tác động đến đối tượng vật chất “bị
phản ánh”, nhằm cải tạo tự nhiên, tái tạo lại hiện thực theo tính chất và
theo nhu cầu thực tiễn xã hội.
Quan hệ giữa tri thức và thông tin là quan hệ tương tác. Tri thức
chuyển hoá thành thông tin và thông tin lại trở thành nguyên liệu, tiền đề
cho tri thức mới mà cơ sở sâu xa là thực tiễn, là hiện thực khách quan. Sự

1
Ban Từ điển. Từ điển an toàn thông tin Anh - Việt và Việt – Anh. Nxb. Khoa học và
kỹ thuật, H., 2001, tr. 317.

16
phân biệt giữa tri thức và thông tin cũng có tính chất tương đối, tri thức ở
chủ thể này lại là thông tin ở chủ thể kia và ngược lại.
Hoạt động thông tin được thực hiện theo một quy trình nhất định.
Quy trình này vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Tính khách
quan là ở chỗ dù muốn hay không muốn, quy trình đó tồn tại và vận hành
một cách độc lập bảo đảm thực hiện sự chuyển hoá tri thức thành thông tin
và thông tin thành tri thức và chuyển tải đến người dùng tin. Tính chủ quan
của quy trình thông tin là ở chỗ mức độ và hiệu quả sự chuyển hoá và
chuyển tải phụ thuộc vào các chủ thể thông tin mà các chủ thể này không
đồng nhất về nhu cầu, lợi ích, mục đích nhận thức,
Vật mang tin là hình thức chứa đựng thông tin. Một nội dung thông
tin có thể chứa đựng ở nhiều vật mang tin và một vật mang tin có thể chứa
đựng nhiều nội dung thông tin. Có thể coi nội dung thông tin là “linh hồn”,
còn vật mang tin là “vỏ” của thông tin.
Hiện nay, nền kinh tế công nghiệp truyền thống đang từng bước quá
độ lên một nền kinh tế mới – đó là nền kinh tế dựa trên cơ sở tri thức, gọi
tắt là nền kinh tế tri thức, lấy hoạt động sản xuất, xử lý, phổ biến và sử
dụng thông tin làm nội dung chính để tạo dựng nên một nền văn minh mới

của nhân loại. Trong nền kinh tế đó, thông tin trở thành nguồn tài nguyên
chủ chốt của mọi nền kinh tế quốc gia, khi các nền kinh tế đó phát triển tới
giai đoạn mà nội dung “thông tin” bao trùm mọi hoạt động sản xuất và kinh
doanh, tổ chức và quản lý, trong đó thông tin chiếm một tỷ trọng ngày càng
lớn trong tổng sản phẩm quốc dân (từ hơn 60% GDP trở lên) của một nước.
1.1.2. Thông tin khoa học
Thông tin khoa học là loại thông tin lôgic được thu thập trong quá
trình nhận thức thế giới, phản ánh đúng đắn những quy luật của thế giới
khách quan và được vận dụng trong thực tiễn xã hội.

17
1.1.3. Tài nguyên thông tin
Tài nguyên thông tin của một cơ quan thông tin có thể được hiểu là
vốn tài liệu của cơ quan đó. Đó là một tập hợp có hệ thống những xuất bản
phẩm và những vật mang tin khác nhau tồn tại dưới dạng tư liệu văn bản,
tư liệu điện tử, được lựa chọn phù hợp với tính chất, loại hình và chức
năng, nhiệm vụ của cơ quan đó.
a. Xét về chất liệu vật mang tin, vốn tài liệu có thể được chia làm
hai loại cơ bản sau:
* Vốn tài liệu văn bản gồm các loại tài liệu bằng văn bản như: sách,
báo, tạp chí, luận văn, luận án, các đề tài nghiên cứu, các số liệu thống
kê, Hiện tại, vốn tài liệu này chiếm tỷ lệ lớn trong các cơ quan thông tin.
* Vốn tài liệu điện tử gồm những tư liệu được lưu trữ dưới dạng số
(các loại tài liệu được lưu giữ trên băng từ, đĩa CD-ROM, ) sao cho có thể
truy nhập được bằng các thiết bị xử lý dữ liệu. Vốn tài liệu này thường bao
gồm:
- Các cơ sở dữ liệu phục vụ khai thác trực tuyến của thư viện và các
trung tâm thông tin: Mục lục tra cứu công cộng trực tuyến (OPAC).
- CD-ROM chứa các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được phục vụ riêng
lẻ hay trên mạng máy tính.

- Nguồn tư liệu do được số hoá và tập hợp dưới hình thức bộ sưu tập
số của cơ quan thông tin.
- Các tạp chí, sách, tài liệu điện tử trên mạng Internet mà các cơ quan
có thể đặt mua như tạp chí, tài liệu in và sẽ được cấp quyền truy cập.
b. Xét về mức độ công bố hay không công bố, vốn tài liệu có thể
được chia làm hai loại
* Vốn tài liêu được công bố

18
- Trước hết, đó là những tài liệu do các nhà xuất bản ấn hành bằng
văn bản được phân phối qua các kênh phát hành chính thức như nhà xuất
bản, các công ty, các đại lý phát hành, mà cơ quan thông tin thu thập
được thông qua việc mua, được biếu, tặng, trao đổi, Loại này chiếm tỷ
trọng lớn trong các loại vốn tài liệu hiện có ở các cơ quan thông tin.
- Thứ hai, gồm các tài liệu điện tử do các cơ quan thông tin, cơ quan
nghiên cứu khoa học, các công ty, sản xuất dưới dạng băng từ, các đĩa
CD-ROM, các xuất bản điện tử trên mạng Internet, được truy cập miễn
phí hoặc các cơ quan thông tin có thể mua quyền truy cập,
* Vốn tài liệu không được công bố hay còn gọi là tài liệu “xám”, tài
liệu nội sinh do các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu tạo ra trong
quá trình nghiên cứu, hoạt động, Đó thường là các đề tài nghiên cứu, các
báo cáo, các chương trình, dự án, các luận văn, luận án, Loại tài liệu này
tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, số bản ít (thường chỉ là 1 bản in, hoặc đĩa CD, hoặc
một bộ gồm cả 2 loại trên) nhưng nội dung thông tin hết sức đa dạng,
phong phú, hàm lượng khoa học cao, có ý nghĩa lớn đối với người dùng tin.
1.1.4. Cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu – Database là cấp tổ chức cao nhất của dữ liệu. Cơ sở
dữ liệu là tập hợp các dữ liệu về các đối tượng cần được quản lý, được lưu
trữ đồng thời trên các vật mang tin của máy tính điện tử và được quản lý
theo một cơ chế thống nhất, nhằm giúp cho việc truy cập và xử lý dữ liệu

được dễ dàng và nhanh chóng, đầy đủ.
Cơ sở dữ liệu bao gồm một tệp hoặc một tập hợp các tệp dữ liệu.
Thông tin trong các tệp này có thể chia nhỏ thành các biểu ghi, mỗi biểu
ghi lại bao gồm một hoặc nhiều trường. Sử dụng từ khoá, các lệnh tìm tạo
bởi các toán tử tìm tin, người dùng tin có thể nhanh chóng lựa chọn ra các
biểu ghi thoả mãn yêu cầu tìm tin đặt ra.

19
Có nhiều cách phân loại cơ sở dữ liệu khác nhau.
a. Căn cứ theo bản chất của thông tin được lưu giữ, người ta phân
biệt ba loại cơ sở dữ liệu chính sau:
* Cơ sở dữ liệu thư mục bao gồm các dữ liệu thư mục (tác giả, nhan
đề, các yếu tố xuất bản, các đặc trưng số lượng, ), các chỉ số phân loại,
tóm tắt, chú giải, từ khoá, cho phép người sử dụng truy nhập trực tiếp và
tức thì các thông tin thư mục trong kho dữ liệu và thông tin cần tìm hiển thị
ngay trên màn hình. Đồng thời nó cũng cho phép tạo ra nhiều sản phẩm
trung gian như các ấn phẩm thư mục, các tạp chí tóm tắt, các bộ phiếu mục
lục,
* Cơ sở dữ liệu dữ kiện chứa các thông tin cấp một. Đó là các số liệu
hay các dữ kiện cụ thể về các đối tượng, các quy trình hoặc các phương
pháp (thường là dưới dạng số, ngoài ra cũng được trình bày dưới dạng văn
bản, hình ảnh, biểu đồ, đồ thị, ). Những thông tin này đã được xử lý, biên
tập và có thể dùng trực tiếp, không cần tới một nguồn dữ liệu bổ sung nào.
* Cơ sở dữ liệu toàn văn chứa các thông tin cung cấp toàn bộ văn
bản tài liệu.
b. Căn cứ theo loại hình tài liệu có các cơ sở dữ liệu sau: cơ sở dữ
liệu sách, cơ sở dữ liệu tạp chí, cơ sở dữ liệu về phát minh, sáng chế, cơ sở
dữ liệu các công trình khoa học,
Ngày nay, cơ sở dữ liệu là bộ phận không thể thiếu được trong các
hệ thống thông tin.

1.1.5. Công nghệ thông tin
Có nhiều định nghĩa về công nghệ thông tin.
Theo Từ điển an toàn thông tin Anh - Việt và Việt – Anh, công nghệ
thông tin là sự thu nhận, xử lý, lưu giữ và phổ biến thông tin tiếng nói, hình
ảnh, văn bản và số nhờ sự kết hợp dựa trên vi điện tử của tin học, viễn

20
thông và video. Công nghệ thông tin nảy sinh như một công nghệ tách
riêng nhờ sự quy tụ của các kỹ thuật tin học, viễn thông và video, tin học
cung cấp khả năng xử lý và lưu giữ thông tin, viễn thông cung cấp phương
tiện để truyền thông nó và video cung cấp thiết bị hiển thị hình ảnh chất
lượng cao. Sự quy tụ đó đã được xúc tác nhờ sẵn có các linh kiện và thiết bị
vi điện tử phức tạp, tin cậy và chi phí có hiệu quả. Các phát triển tổng thể
trong điện tử học cũng đã kích thích việc tìm kiếm những tiêu chuẩn quốc
tế chung, nhất là trong tin học và viễn thông, mở đường cho các ứng dụng
quy mô lớn của công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin là thuật ngữ dùng để chỉ các ngành khoa học và
công nghệ liên quan đến thông tin và các quá trình xử lý thông tin. Theo
quan niệm này, thì công nghệ thông tin là hệ thống các phương pháp khoa
học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính,
mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ,
truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi
lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, của con người
1
.
Công nghệ thông tin là động lực nòng cốt và xung kích của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, dẫn dắt nhân loại bước vào kỷ
nguyên trí tuệ.
Các tiêu chuẩn đánh giá an toàn công nghệ thông tin và an toàn
thông tin theo Uỷ ban Cộng đồng Châu Âu đưa ra gồm 8 tiêu chí:

- Nhận dạng và xác thực – các chức năng thiết lập và kiểm chứng mã
nhận dạng đã khai báo của một người sử dụng;
- Kiểm soát truy nhập – các chức năng kiểm soát luồng thông tin
giữa những người sử dụng, giữa các quá trình và các đối tượng và việc sử

1
Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương. Ban Khoa giáo Trung ương. Ứng dụng và
phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Nxb. CTQG, H., 2001, tr.27.

21
dụng các tài nguyên của những đối tượng đó kể cả quản trị và kiểm chứng
các quyền truy nhập;
- Phân định trách nhiệm – các chức năng ghi việc thi hành các quyền
để thực hiện các hoạt động an toàn có liên quan;
- Kiểm toán – các chức năng phát hiện và điều tra các biến cố mà có
thể đe doạ đối với an toàn;
- Tái sử dụng đối tượng – các chức năng kiểm soát việc tái sử dụng
các đối tượng dữ liệu;
- Độ chính xác – các chức năng đảm bảo tính đúng đắn và tính nhất
quán của thông tin có liên quan tới an toàn;
- Độ tin cậy của dịch vụ - các chức năng đảm bảo tính nhất quán và
mức độ sẵn sàng của dịch vụ;
- Trao đổi dữ liệu – các chức năng đảm bảo sự an toàn của dữ liệu
trong quá trình truyền qua các kênh truyền thông.
1.1.6. Truyền thông
Truyền thông là quá trình chuyển thông tin theo các phương tiện
khác nhau từ một điểm, người hoặc thiết bị tới một điểm, người, hoặc thiết
bị khác
1

.
1.1.7. Kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia
Kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia là hệ thống các mạng truyền
thông, máy tính, các cơ sở dữ liệu, các phương tiện điện tử dân dụng, sẵn
sàng đưa đến những lượng thông tin to lớn với mọi hình thức thể hiện, sử
dụng mọi lúc và ở bất kỳ đâu, do đó nó tạo ra những phương thức hoạt
động hoàn toàn mới cho con người.

1
Ban Từ điển. Từ điển an toàn thông tin Anh - Việt và Việt – Anh. Nxb. Khoa học và
kỹ thuật, H., 2001, tr. 117.

22
Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính trên Website:
là một trong những thành tố của kết
cấu hạ tầng thông tin quốc gia.
1.1.8. Hành chính
Thuật ngữ “hành chính” xuất phát từ tiếng Latinh “Administratio” là
quản lý, lãnh đạo.
Theo từ điển tiếng Pháp, thì “hành chính” là hoạt động quản lý, điều
hành các công việc hàng ngày của cơ quan nhà nước bằng pháp luật, là dịch
vụ công.
Theo Đại từ điển tiếng Việt
1
, hành chính thuộc phạm vi quản lý của
Nhà nước theo luật định, thuộc về công văn, giấy tờ, kế toán trong cơ quan
nhà nước.
Trong Hành chính học đại cương, các tác giả lại có cách định nghĩa
khác. Theo nghĩa rộng, hành chính là những biện pháp tổ chức và điều
hành của các tổ chức, các nhóm, các đoàn thể, hợp tác trong hoạt động của

mình để đạt được mục tiêu chung. Theo nghĩa hẹp, hành chính, là hoạt
động quản lý các công việc nhà nước, xuất hiện cùng với nhà nước.
Như vậy, theo các cách tiếp cận trên thì hành chính đều có điểm
chung là hoạt động tổ chức, quản lý, điều hành, là hoạt động có mục đích,
phục vụ lợi ích chung. Đa số các hoạt động hành chính là hoạt động của cơ
quan nhà nước.
Các lý giải trong cuốn Hành chính học đại cương về khái niệm hành
chính có lẽ phù hợp với phương pháp tiếp cận của khoa học hành chính
hơn. Bởi vì, trong lịch sử phát triển của hành chính học - bộ môn khoa học
về hành chính, đặc biệt là trong thời đại ngày nay, khái niệm đó được sử
dụng một cách phổ biến, rộng rãi. Hành chính được coi như một phương

1
Đại từ điển tiếng Việt. Nxb. Văn hoá thông tin, H., 1998.

23
tiện không thể thiếu mà các tổ chức cần phải sử dụng để thực hiện có hiệu
quả mục tiêu của mình. Như vậy, theo cách lý giải trên, có thể đưa ra khái
niệm về hành chính như sau:
Hành chính là một hoạt động trong lĩnh vực tổ chức, quản lý và điều
hành được tiến hành trên cơ sở ràng buộc bởi những quy tắc nhất định do
nhà nước hoặc do các chủ thể khác quy định hoặc thừa nhận, có tính chất
bắt buộc, áp đặt hoặc mệnh lệnh nhằm đạt tới một mục đích phục vụ cho
lợi ích chung đã được xác định.
1.1.9. Cải cách hành chính
Do chế độ chính trị khác nhau, do trình độ phát triển kinh tế - xã hội
của các nước khác nhau, đồng thời do có sự khác biệt trong quan điểm và
các cách tiếp cận khác nhau nên giữa các nước có cách hiểu khác nhau về
cải cách hành chính.
Trong cuốn Hành chính học đại cương, cải cách hành chính được lý

giải theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, cải cách hành chính là một quá trình thay đổi cơ
bản lâu dài, liên tục cơ cấu quyền lực hành pháp và tất cả các hoạt động có
ý thức của bộ máy nhà nước nhằm đạt được sự hợp tác giữa các bộ phận và
cá nhân vì mục đích chung của cộng đồng và xã hội. Đồng thời, phối hợp
các nguồn lực để tạo ra hiệu lực và hiệu quả quản lý các sản phẩm phục vụ
nhân dân thông qua các phương thức tổ chức và thực hiện quyền lực. Theo
cách phân tích này, cải cách hành chính là những thay đổi được xây dựng
có chủ định nhằm cải tiến cơ bản các khâu trong hoạt động quản lý của bộ
máy nhà nước như lập kế hoạch, cải cách thể chế, tổ chức, công tác cán bộ,
tài chính công, điều hành, phối hợp, kiểm tra và đánh giá.
Theo nghĩa hẹp, cải cách hành chính là quá trình thay đổi nhằm nâng
cao hiệu lực và hiệu quả hành chính, cải tiến tổ chức, chế độ và phương

24
pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương pháp hành chính mới
trong lĩnh vực quản lý của bộ máy hành chính nhà nước.
Trong các tài liệu của Liên Hợp Quốc về cải cách hành chính thì đó
chính là những cố gắng có chủ định nhằm đưa những thay đổi cơ bản vào
hệ thống hành chính nhà nước thông qua những cải cách có hệ thống hoặc
các phương thức để cải tiến ít nhất một trong bốn yếu tố cấu thành của nền
hành chính công: 1. Thể chế; 2. Cơ cấu; 3. Đội ngũ công chức; 4. Tiến
trình.
Ở nước ta, căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp
hành Trung ương Khoá VII, Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp
hành Trung ương Khoá X, có thể hiểu cải cách hành chính là trọng tâm của
công cuộc tiếp tục xây dựng và kiện toàn Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, bao gồm những thay đổi có chủ định nhằm hoàn thiện thể
chế của nền hành chính; cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy hành
chính các cấp và đội ngũ cán bộ công chức để nâng cao hiệu lực, năng lực

và hiệu quả hoạt động của nền hành chính phục vụ nhân dân tốt hơn.
1.1.10. Thủ tục hành chính là một quy phạm pháp luật quy định
trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất
định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ
quan nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công
dân.
Thủ tục hành chính là cơ sở và là điều kiện cần thiết để cơ quan nhà
nước giải quyết công việc của công dân và các tổ chức theo pháp luật. Cải
cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường, củng cố mối
quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhà
nước của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các doanh
nghiệp, các tổ chức theo pháp luật.

×