Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Một số nội dung trong Luật trách nhiệm xâm hại quyền lợi của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.29 KB, 13 trang )


Một số nội dung trong Luật trách
nhiệm xâm hại quyền lợi của nư
ớc
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa


Ngày 26/12/2009, Hội nghị lần thứ 12 của Thường vụ Đại hội đại
biểu nhân dân toàn quốc nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
(Quốc hội) khóa XI đã biểu quyết thông qua Luật Trách nhiệm
xâm hại quyền lợi của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Luật
Trách nhiệm xâm hại quyền lợi - Luật TNXHQL). Luật có hiệu lực
từ ngày 1/7/2010. Tiếp sau các luật Luật Hợp đồng, Luật Vật
quyền, đây là một đạo luật quan trọng trong lĩnh vực dân sự ở
Trung Quốc. Đạo luật này sẽ là một trong các cơ sở để xây dựng xã
hội pháp quyền, nó cũng có nghĩa là Trung Quốc tiến thêm một
bước mới tới việc định hình một Bộ luật Dân sự.
1. Quá trình xây dựng luật

Những sự việc xâm hại quyền lợi cá nhân như trách nhiệm trong y
tế, trách nhiệm với sản phẩm, tai nạn giao thông… xảy ra thường
xuyên, hàng ngày. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các
hình thức xâm hại quyền lợi của cá nhân cũng xuất hiện ngày càng
nhiều.
Tuy nhiên, những quy định trong pháp luật hiện hành hoặc là mang
tính nguyên tắc, hoặc là phân tán trong các đạo luật đơn lẻ, và còn thiếu
những quy định về các vấn đề chung đối với trách nhiệm xâm hại
quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể dân sự. Một số quy định lại
không còn phù hợp với nhu cầu của cuộc sống xã hội và của thực tiễn
tư pháp. Để bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của
các chủ thể dân sự, xây dựng một xã hội hài hòa, ổn định, cần thiết phải


đưa ra những quy định đối với trách nhiệm của việc xâm hại các quyền
và lợi ích hợp pháp mang tính quy phạm, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của
cuộc sống xã hội, xây dựng một đạo luật tương đối hoàn chỉnh về trách
nhiệm đối với việc xâm hại quyền lợi hợp pháp.
Việc xây dựng Luật TNXHQL của Trung Quốc được bắt đầu từ khi
soạn thảo Bộ luật Dân sự năm 2002. Ngày 23/12/2002, Dự thảo Bộ luật
Dân sự được trình lên Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc
khóa IX thẩm định, sau đó công bố lấy ý kiến của nhân dân trong cả
nước, gọi là Dự thảo Luật Dân sự (bản trưng cầu ý kiến). Trong Dự
thảo này, đã có một phần nói về TNXHQL. Vì vậy, phần 8 trong Dự
thảo Luật Dân sự có thể coi là “sơ thảo lần thứ nhất” của Luật
TNXHQL của Trung Quốc.
Sau đó, các nhà lập pháp thấy rằng, Dự thảo Luật Dân sự (bản trưng
cầu ý kiến) gồm hơn 1.200 điều, đề cập đến quá nhiều lĩnh vực, nội
dung phức tạp, việc sửa đổi, thẩm định của một đạo luật như vậy cần
một thời gian quá dài, khả năng hoàn chỉnh là rất khó khăn. Do vậy, các
nhà lập pháp quyết định chia Dự thảo Luật Dân sự thành từng phần để
sửa đổi và thông qua, ban hành dưới các hình thức đạo luật đơn hành.
Sau khi ban hành các đạo luật đơn hành, sẽ ghép các đạo luật này lại
thành hình thức một Bộ luật để biên soạn Bộ luật Dân sự.
Theo kế hoạch lập pháp, sẽ lần lượt tiến hành thẩm định và thông
qua Luật Vật quyền, Luật TNXHQL và Luật về Các quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngoài. Luật Vật quyền, tuy trải qua nhiều thăng trầm,
nhưng cũng được thông qua tại kỳ họp thứ 5, Đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc khóa X ngày 16/3/2007 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày
01/10/2007. Sau đó tại Hội nghị lần thứ 12 của Ủy ban thường vụ Đại
hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa XI, ngày 26/12/2009 đã thông
qua “Luật TNXHQL của nước CHND Trung Hoa”. Đây là một đạo luật
có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hoàn thiện hệ thống pháp
luật xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các quyền lợi dân sự cho các chủ thể

dân sự, định hướng các phương thức hành vi cho công chúng xã hội,
thống nhất việc áp dụng pháp luật đối với các vụ án dân sự và thúc đẩy
quá trình xây dựng một xã hội hài hòa, văn minh. Việc thông qua Luật
TNXHQL là một bước quan trọng của quá trình pháp điển hóa luật dân
sự, sau này nó sẽ trở thành một phần trong Bộ luật Dân sự.

2. Cơ cấu của đạo luật

Áp dụng hình thức “Tổng quan - Chi tiết” để xây dựng đạo luật là
cách làm cơ bản được áp dụng từ cuối đời nhà Thanh theo mô hình
luật của Đức, nó cũng phù hợp với số đông ý kiến của giới học giả về
lý luận luật dân sự hiện nay. Luật TNXHQL có 12 chương, 92 điều,
chia làm ba phần: tổng quan, chi tiết và quy định liên quan. Phần tổng
quan bao gồm những quy định chung, phần chi tiết là những quy định
về trách nhiệm xâm hại quyền lợi mang tính đặc thù. Phần liên quan
quy định các vấn đề về áp dụng luật. Trong đó, “Tổng quan” gồm 3
chương: Chương 1 là những quy định chung; Chương 2. Các loại hình
và phương thức trách nhiệm; Chương 3. Các trường hợp không chịu
trách nhiệm và giảm nhẹ trách nhiệm. “Phần chi tiết” gồm 8 chương:
Chương 4 là những quy định riêng về chủ thể chịu trách nhiệm;
Chương 5. Trách nhiệm với sản phẩm; Chương 6. Trách nhiệm về các
sự cố giao thông của xe cơ giới; Chương 7. Trách nhiệm đối với hành
vi gây hại trong khám chữa bệnh; Chương 8. Trách nhiệm đối với hành
vi gây ô nhiễm môi trường; Chương 9. Trách nhiệm với nguồn nguy
hiểm cao độ; Chương 10. Trách nhiệm đối với các hành vi gây hại cho
động vật; Chương 11. Trách nhiệm đối với các hành vi gây hại vật chất;
Chương 12. Những quy định liên quan khác. Cơ cấu như vậy giúp cho
mọi người dễ hiểu và vận dụng, đồng thời giúp cho các cơ quan xét xử
dễ dàng lý giải và vận dụng, có thể bảo vệ toàn diện, đầy đủ và chi tiết
quyền và lợi ích dân sự của công dân.

Để tạo không gian phát triển rộng hơn cho Luật TNXHQL, việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được quy định nhiều mặt
theo diện rộng và theo chiều sâu, từng bước thúc đẩy sự phát triển của
xã hội. Các nhà làm luật đã vận dụng mô hình lập pháp về xâm hại
quyền lợi của hệ thống luật Anh - Mỹ, chế định đối với “tất cả các loại
hình thiệt hại trong cuộc sống xã hội”, thậm chí bao gồm cả quyền yêu
cầu vật quyền trong cái gọi là “Đại luật xâm hại quyền lợi”. Nó là một
phần độc lập tạo thành Bộ luật Dân sự, xếp ngang hàng với Luật Hợp
đồng, Luật Vật quyền, Luật Thân nhân, Luật Thừa kế…

3. Nội dung và ý nghĩa chủ yếu của đạo luật

Đồng thời với việc tham khảo kinh nghiệm thực tiễn của nền tư
pháp Trung Quốc, Luật TNXHQL chú trọng vận dụng cách làm khoa
học của các nước khác, vừa tập trung được những điểm mạnh của luật
các nước, vừa thể hiện được bản sắc riêng của mình. Nội dung của đạo
luật đề cập đến các phương diện đời sống xã hội của nhân dân, liên
quan đến tất cả các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Ví dụ, Luật
TNXHQL quy định: “Quyền và lợi ích dân sự được nêu trong Luật
này bao gồm các quyền và lợi ích về nhân thân và tài sản, như: quyền
về tính mạng, quyền về sức khỏe, quyền về họ tên, quyền về danh
vọng, quyền về vinh dự, quyền về hình ảnh, quyền về bí mật cá nhân,
quyền về hôn nhân tự do, quyền giám hộ, quyền sở hữu, quyền dụng
ích vật sản, quyền bảo đảm vật sản, quyền tác giả, quyền phát minh,
sáng chế, quyền thương hiệu, quyền phát hiện, quyền cổ phiếu, quyền
thừa kế…”, đã chỉ ra rõ ràng và đầy đủ 18 quyền và lợi ích dân sự của
công dân. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của pháp nhân, quy định rõ
trách nhiệm khi xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp, phòng ngừa và
chế tài đối với các hành vi xâm hại quyền và lợi ích, hóa giải những

mâu thuẫn trong xã hội, giảm thiểu những tranh chấp dân sự, thúc đẩy
việc phát triển xã hội công bằng, bác ái. Đặc biệt là trong phần quy
định chi tiết, căn cứ vào từng trường hợp trách nhiệm khác nhau, đạo
luật đưa ra những quy định về nguyên tắc trách nhiệm khác nhau. Xin
được phân tích cụ thể hơn:
Thứ nhất, lần đầu tiên có quy định rõ ràng về bồi thường tổn thất về
tinh thần
Luật TNXHQL quy định, người bị hại có thể yêu cầu bồi thường
những tổn hại về tinh thần khi bị xâm hại quyền và lợi ích nhân thân
của mình. Đây là lần đầu tiên, pháp luật Trung Quốc đưa ra quy định rõ
ràng về bồi thường tổn hại về tinh thần. Tuy trong Luật Bồi thường nhà
nước cũng đã có quy định chế độ bồi thường về thiệt hại tinh thần,
nhưng nó vẫn chỉ bó gọn trong lĩnh vực hành chính. Trong thực tiễn xét
xử thì mới được áp dụng theo văn bản “Giải thích một số vấn đề về xác
định trách nhiệm bồi thường tổn thất về tinh thần khi xâm hại quyền
dân sự của công dân” của Tòa án nhân dân tối cao, dù đã có rất nhiều
vụ án về bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
Trước khi quy định về nội dung này, đã có rất nhiều cuộc tranh luận
nổ ra. Như thế nào là bồi thường tổn hại về tinh thần, những trường hợp
nào thì cấu thành bồi thường thiệt hại do tổn hại tinh thần, mức bồi
thường là bao nhiêu… được tranh luận rất nhiều. Cuối cùng, Luật quy
định, bồi thường thiệt hại tinh thần chỉ hạn chế trong trường hợp xâm
hại quyền và lợi ích của nhân thân. Xâm hại quyền và lợi ích của nhân
thân là chỉ hành vi xâm hại đến quyền sống, quyền sức khỏe, quyền
danh dự, quyền bí mật cá nhân, nhưng nó không bao gồm hành vi xâm
hại tài sản. Nếu xâm hại đến quyền và lợi ích đối với tài sản, thì sẽ bồi
thường theo tổn thất thực tế.
Luật TNXHQL cũng quy định, chỉ khi gây ra “tổn hại tinh thần
nghiêm trọng”, thì mới cấu thành hành vi gây tổn hại tinh thần. Như
vậy, trong các trường hợp nếu chỉ gây tổn hại tinh thần chưa đến mức

nghiêm trọng thì về nguyên tắc, không thể yêu cầu bồi thường tổn hại
tinh thần.
Thứ hai, làm rõ khái niệm “cùng mệnh cùng giá” bồi thường khi quy
định về mức bồi thường tiền cho các trường hợp tử vong
Luật TNXHQL quy định: Một hành vi vi phạm gây tử vong cho
nhiều người, thì mức bồi thường cho các nạn nhân là bằng nhau. Từ
trước đến nay, mức bồi thường cho các nạn nhân thường căn cứ vào
nhân thân, phân biệt giữa người thành phố và người nông thôn, người
có thu nhập cao và người có thu nhập thấp và các yếu tố khác, nên mức
bồi thường có thể chênh lệch nhau nhiều lần. Thực tế này đã gây ra
những tranh luận gay gắt về “cùng mệnh nhưng giá khác nhau”. Luật
TNXHQL quy định, khi xử lý các vụ tai nạn giao thông hay tai nạn
hầm lò nghiêm trọng mà có số lượng tử vong nhiều, thì mọi nạn nhân
đều được bồi thường cùng một mức. Nguyên tắc bồi thường “cùng
mệnh cùng giá” đã thể hiện sự bình đẳng về quyền lợi và sự tôn trọng
đối với tính mạng của con người.
Thứ ba, trách nhiệm của hành vi lợi dụng mạng internet để xâm
hại quyền lợi người khác
Luật TNXHQL quy định: những người sử dụng mạng, những nhà
cung cấp dịch vụ mạng, lợi dụng mạng để xâm hại đến quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân phải chịu trách nhiệm về hành vi xâm hại của
mình. Khi người sử dụng mạng, lợi dụng các dịch vụ của mạng để thực
hiện hành vi xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác,
người bị xâm hại có quyền yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ kịp thời có
các biện pháp như gỡ bỏ hoặc che đậy những nội dung xâm hại, ngừng
cung cấp dịch vụ… Nếu nhà cung cấp dịch vụ nhận được thông báo mà
không kịp thời có các biện pháp khắc phục thì phải chịu trách nhiệm
liên đới với phần hậu qua lan truyền thêm.
Các nhà cung cấp dịch vụ mạng biết hoặc cần phải biết người sử
dụng các dịch vụ mạng xâm hại đến quyền và lợi ích dân sự của người

khác mà không có những biện pháp cần thiết để khắc phục, thì phải
chịu trách nhiệm liên đới với người sử dụng vi phạm.
Thứ tư, phân biệt rõ trách nhiệm đối với các sự kiện xảy ra ở trường
học và vườn trẻ.
Luật TNXHQL căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, năng lực hành vi dân
sự của trẻ em và việc nhà trường, vườn trẻ đã làm hết chức trách về
giáo dục và quản lý trẻ em hay chưa để đưa ra những quy định cụ thể:
1. Người không có năng lực hành vi dân sự trong thời gian sống và
học tập ở vườn trẻ, nhà trường hay một tổ chức giáo dục khác mà bị
xâm hại nhân thân, thì vườn trẻ, nhà trường hay tổ chức giáo dục đó
phải chịu trách nhiệm bồi thường. Trừ trường hợp các đơn vị đó chứng
minh được rằng, họ đã thực hiện đầy đủ chức trách về giáo dục và quản
lý.
2. Người có năng lực hành vi dân sự hạn chế trong thời gian sống và
học tập ở nhà trường hay một tổ chức giáo dục khác mà bị xâm hại
nhân thân, nhà trường hay tổ chức giáo dục đó không thực hiện đúng
chức trách về quản lý và giáo dục, thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường.
3. Người không có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi
dân sự hạn chế trong thời gian sống và học tập ở vườn trẻ, nhà trường
hay một tổ chức giáo dục khác mà bị người bên ngoài vườn trẻ, nhà
trường hay tổ chức giáo dục đó xâm hại nhân thân, thì người xâm hại
đó phải chịu trách nhiệm về việc xâm hại quyền và lợi ích của người
khác. Vườn trẻ, nhà trường hay một tổ chức giáo dục không thực hiện
đúng chức trách về quản lý, giáo dục thì phải chịu trách nhiệm bồi
thường.
Thứ năm, cân bằng trách nhiệm tổn hại trong khám và chữa bệnh,
bảo vệ quyền lợi của thầy thuốc và người bệnh.
Do trong “Dân pháp thông tắc” (Luật Dân sự - ND) hiện hành không
có điều khoản cụ thể giải quyết những tranh chấp xảy ra trong khám và

chữa bệnh, nên Tòa án các cấp trong cả nước đều căn cứ theo “Một số
quy định về giải quyết những sự cố trong khám và chữa bệnh” do Quốc
vụ viện ban hành để giải quyết các vụ án về tranh chấp trong khám và
chữa bệnh. Những tranh chấp trong khám và chữa bệnh phát sinh ngày
càng nhiều, đặt ra nhu cầu cấp thiết phải có những điều luật phân rõ
trách nhiệm một cách hợp lý đối với các hành vi có lỗi trong khám và
chữa bệnh, vừa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bệnh,
đồng thời cũng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của y bác sĩ và
nhân viên y tế. Vì vậy, làm thế nào để cân bằng vấn đề quyền lợi của
thầy thuốc và người bệnh, Luật TNXHQL đã xây dựng riêng một
chương “Trách nhiệm gây hại trong khám và điều trị y tế”. Tư tưởng
chỉ đạo chung của chương này là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người bệnh; đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bệnh viện,
các y bác sĩ và nhân viên y tế trong bệnh viện; có lợi cho việc phát triển
y học. Trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo này, trong suốt chương quy định về
trách nhiệm trong khám và điều trị y tế đều áp dụng trách nhiệm có lỗi.
Trong những trường hợp đặc biệt, có thể vận dụng có điều kiện trách
nhiệm lỗi phái suy.
Luật TNXHQL quy định: Y bác sĩ trong hoạt động khám và điều trị
không cố gắng hết khả năng trình độ y học tương đương lúc đó, gây tổn
hại cho bệnh nhân, thì cơ quan y tế đó phải chịu trách nhiệm bồi
thường những thiệt hại của người bệnh.
Có những hành vi vi phạm pháp luật, pháp quy hành chính hoặc nội
quy, quy chế, che giấu hoặc từ chối cung cấp sổ sách ghi chép hoặc
những tài liệu liên quan đến tranh chấp, làm giả hoặc tiêu hủy sổ sách
ghi chép hoặc những tài liệu liên quan, gây tổn hại cho người bệnh, có
thể quy ra lỗi thuộc về cơ quan y tế đó.
Trong thực tế, có trường hợp bệnh nhân bị thương do các thiết bị y
tế gây ra, khi bệnh nhân yêu cầu bệnh viện bồi thường, thì xảy ra hiện
tượng đùn đẩy trách nhiệm. Luật TNXHQL quy định rõ, những tranh

chấp phát sinh do dược phẩm hoặc những khiếm khuyết của các dụng
cụ y tế gây ra, người bị thiệt hại có thể yêu cầu nhà sản xuất, hoặc yêu
cầu cơ sở khám chữa bệnh đó giải quyết. Sau khi cơ sở khám chữa
bệnh bồi thường cho người bị hại, nếu như lỗi đó thuộc về nhà sản
xuất, thì khoản bồi thường đó coi như là khoản tạm chi trước và cơ sở
y tế đó sẽ yêu cầu người có trách nhiệm hoàn trả lại khoản tương ứng.
Quy định này được đưa ra dựa trên quy định của Luật Chất lượng sản
phẩm, nhằm tích cực bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
bệnh.
Ngoài ra, Luật TNXHQL còn có những quy định cụ thể về trách
nhiệm của nhà sản xuất đối với những tổn hại gây ra cho người sử dụng
do những khiếm khuyết của sản phẩm; trách nhiệm của chủ xe và người
lái xe đối với một tai nạn giao thông; trách nhiệm của đơn vị thi công
khi một công trình xây dựng bị sự cố; trách nhiệm của người quản lý
hoặc người nuôi khi động vật gây hại cho người khác…
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, Luật TNXHQL vẫn còn
tồn tại những bất cập, đặc biệt là những quy định cụ thể, đồng thời, còn
nhiều vấn đề cần thiết phải có những quy định điều chỉnh nhưng vẫn
chưa được quy định trong Luật này. Do vậy, cần thiết phải thường
xuyên bổ sung, sửa đổi Luật để phù hợp với thực tiễn tư pháp.

TS. Đổng Hiểu Tùng (Dong XiaoSong)- Giảng viên Trường Luật –
Đại học Vân Nam (Trung Quốc).

×