Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ở Công ty dệt 8/3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.79 KB, 89 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thế giới hiện nay đang có xu hướng toàn cầu hoá, vấn đề cạnh
tranh trong thương mại không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia nó đã mở
rộng ra phạm vi quốc tế. Cạnh tranh giữa các công ty của các quốc gia để tiêu
thụ hàng hoá trở nên rất gay gắt. Do đó, các doanh nghiệp hoạt động trong nền
kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp, đặc biệt là
các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới tư duy, nhanh nhạy trong nắm bắt thị
trường, gắn chặt hoạt động kinh doanh với thị trường. Do vậy, doanh nghiệp tất
yếu phải chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận những thử thách nghiệt ngã của thị
trường thì các doanh nghiệp mới đứng vững trên thị trường và phát triển được.
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt từ
cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường. Việc phát triển ngành công nghiệp nhẹ
mang ý nghĩa rất quan trọng đối với mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã
hội. Một trong những ngành công nghiệp nhẹ Việt Nam có mức tăng trưởng khá
là ngành công nghiệp dệt may, ngành thu hút khá đông lực lượng lao động, tạo
công ăn việc làm cho nhiều người dân. Đồng thời, ngành dệt may còn đáp ứng đ-
ược nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật đã tạo ra những dây chuyền sản xuất hiện đại, chuyên môn hoá như hiện
nay đã và đang thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam phát triển mạnh mẽ và theo
kịp các nước tiên tiến trên thế giới.
Trong bối cảnh toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, đặc biệt là sau khi Việt
Nam gia nhập ASEAN và AFTA, tuy chúng ta có nhiều cơ hội để trao đổi hàng
hoá, dịch vụ, thông tin ... tạo cơ sở và động lực cho tăng trưởng kinh tế song
cũng đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn, đặc biệt là thách thức
về cạnh tranh sẽ đặt ra gay gắt đối với các sản phẩm trong nước và ecác sản
phẩm xuất khẩu. Vì vậy, tiếp tục đổi mới kinh tế, đổi mới thể chế và chính sách
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 1
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất của hàng hoá dệt may trên
thị trường trong nước và quốc tế là sự cần thiết và có tính cơ bản để Việt Nam


hội nhập một cách có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Qua thời gian thực tập tại Công ty S¶n xuÊt vµ dÞch vô dệt may , em chọn đề
tài : Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh ở Công ty DÖt 8/3
Đề tài gồm 3 phần : Phần I : Lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh
tranh
Phần II : Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty
Phần III : Một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty
Với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập tại trường,
với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hớng dẫn cô NguyÔn ThÞ Phîng và tập thể
cán bộ công nhân viên Công ty Dệt 8/3 cùng với những cố gắng của bản thân em
đã hoàn thành chuyên đề này.Do những hạn chế về kiến thức, hiểu biết và kinh
nghiệm thực tế nên chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong nhận được sự góp ý của các Thầy cô và các bạn.
Hà Nội 03/2003
Sinh viên: Mai Lê Hưng
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 2
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
PHẦN I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH.
1. Cạnh tranh
1.1.Khái niệm:
Cạnh tranh xuất hiện từ khi có sự trao đổi hàng hoá, nhưng trong hình thức
trao đổi hàng hoá trực tiếp sẽ không phát huy cạnh lranh mà cạnh tranh chỉ xuất
hiện trạng điều kiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền. Cạnh lranh đặc biệt
phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá tư bản chủ nghĩa:
Theo" Mác, cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự phấn đấu gay gắt
giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và
tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch. Nghiên cứu sâu về nền sản xuất
tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Mác đã phát hiện ra quy luật cơ

bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình
quân, và qua đó đã hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa
trên sự chênh lệch giữa giá trị chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá
dưới giá trị của nó nhưng vần thu được lợi nhuận. Ngày nay, trong nền kinh tế
thị trường cạnh tranh là một điều kiện và yếu tố kinh doanh, là môi trường và
động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng suất lao động và sự phát
triển của xã hội nói chung.
Như vậy, cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá,
nội dung cơ chế vận động của thị trường. Còn thị trường là vũ đài của cạnh tranh
là nơi gặp gỡ của đối thủ mà kết quả của cuộc đua sẽ đảm bảo không những sự
tồn tại mà còn là sự phát triển chính họ.
1.2.Các loại hình cạnh tranh
1.2.1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường:
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 3
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
Cạnh tranh giữa người bán và người mua: là cuộc cạnh tranh mua rẻ bán
đắt. Nhưng giá cả cuối cùng được chấp nhận là giá cả thống nhất giữa người bán
và người mua sau quá trình mặc cả với nhau.
Cạnh tranh giữa những ngời mua với nhau là cuộc cạnh tranh dựa sự
tranh mua. Cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên quyết liệt, giá cả hàng
hoá và dịch vụ sẽ tăng lên.
Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: là cuộc cạnh tranh giữa
doanh nghiệp, thủ tiêu lẫn nhau để giành khách hàng, thị trường, cuộc tranh này
có lợi cho người mua.
1 2.2.Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế.
Cạnh tranh nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
cùng một ngành, sản xuất ra cùng một loại hàng hoá nhằm thu lợi nhuận siêu
ngạch nhờ cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lợng sản phẩm. Kết quả của cuộc cạnh
tranh này làm cho kỹ thuật phát triển.
Cạnh tranh giữa các ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay

đồng minh các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm giành giật
lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự
nhiên giữa các ngành khác nhau, kết quả hình thành là tỷ suất lợi nhuận bình
quân.
1.2.3. Căn cứ vào tính chân và mức độ cạnh tranh:
Cạnh tranh hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh mà thị trường có nhiều ngư-
ời bán và không có người nào có ưu thế để cung cấp một số lượng sản phẩm khả
dĩ ảnh hưởng đến giá cả. Các doanh nghiệp chủ yếu giảm chi phí và sản xuất một
lượng sản phẩm giới hạn và tại đó chi phí cận biên bằng doanh thu cận biên.
Cạnh tranh không hoàn hảo: là cuộc cạnh tranh trên thị trường mà phần
lớn các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm có hình ảnh uy tín
nhãn hiệu riêng mặc dù sự khác biệt sản phẩm là không đáng kể. Các doanh
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 4
Chuyờn tt nghip Mai Lê Hng QTKD9 HN
nghip lụi kộo cỏc khỏch hng bng nhiu cỏch: qung cỏo, tip th. Loi cnh
tranh ny rt ph bin trong giai on hin nay.
Cnh tranh c quyn: l cnh tranh trờn th trng ú cú mt s ngi
bỏn sn phm thun nht hoc nhiu ngi bỏn mt loi sn phm khụng ng
nht. H kim soỏt gn nh lon b lng sn phm hay hng ra. Cạnh tranh giữa
các nhà c quyn xy ra trờn th trng c quyn. Điều kiện gia nhập hoặc rút
khỏi thị trờng độc quyền có nhiều trở vốn đầu t lớn hoặc do bí quyết công nghệ.
Giá cả sản phẩm do một ngi bỏn ton quyn quyt nh.
2. Kh nng cnh tranh:
Hin nay, mt doanh nghip mun cú mt v trớ vng chc trờn th trng v
th trng ngy cng m rng thỡ cn phi cú mt tim lc mnh cú th
cnh tranh trờn th trng.
ú chớnh l kh nng cnh tranh ca DN. Kh nng cnh tranh ca DN l
kh nng, nng lc m DN cú th t duy trỡ v trớ ca mỡnh mt cỏch lõu di trờn
th trng cnh tranh, m bo thc hin mt mc li nhun ớt nht bng t l ũi
hi cho vic thc hin cỏc mc tiờu ca DN.

Kh nng cnh tranh ca doanh nghip th hin nhiu mt: Cỏc doanh
nghip phi luụn a ra cỏc phng ỏn, cỏc gii phỏp ti u nht gim CFSX
t ú gim giỏ bỏn, ỏp dng tin b khoa hc k thut vo sn phm, t chc tt
mng li bỏn hng v bit chn ỳng thi im bỏn hng nhm thu hỳt c
khỏch hng, m rng th trng. Ch tiờu tng hp nht ỏnh giỏ nng lc
cnh tranh ca mt doanh nghip l th phn m doanh nghip chim c. Th
phn cng ln th hin rừ kh nng cnh tranh ca doanh nghip cng mnh.
tn ti v cú sc mnh cnh tranh, doanh nghip phi chim gi c mt phn
th trng bt k nhiu hay ớt, iu ny ó phn ỏnh c quy mụ tiờu th sn
phm ca doanh nghip.
Khoa Kinh T Phỏp Ch - Trng Cao ng KTKT Cụng nghip I 5
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
Tăng khả năng cạnh tranh là một điều tất yếu của mỗi doanh nghiệp hoạt
động trong cơ chế thị trường. Để tăng khả năng cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp
phải thực hiện nghiêm ngặt một “chu trình chất lượng” và đảm bảo các yếu tố
của chất lượng tổng hợp.
Mô hình các yếu tố chất lượng tổng hợp
II. VAI TRÒ CỦA KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CAO:
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, hầu như không còn tồn tại
phạm trù cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Doanh nghiệp sản xuất như thế nào
và sản xuất với số lượng bao nhiêu là hoàn toàn do nhà nước quy định. Sản phẩm
do doanh nghiệp sản xuất ra vẫn được bán trên thị trường, nhưng các doanh
nghiệp không phải tự tìm khách hàng mà khách hàng phải tự tìm đến doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động có lãi thì nộp vào ngân sách Nhà nước,
ngược lại nếu doanh nghiệp bị thua lỗ thì Nhà nước sẽ bù lỗ. Đây là cơ chế bị
động nên doanh nghiệp không thể khai thác hết các tiềm năng sẵn có. Các khái
niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh cao hầu như hoàn toàn xa lạ với các
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 6
Thoả mãn nhu cầu
Thời

hạn
giao
hàng
Dịch vụ
Giá cả
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với nhau mà chỉ có
khách hàng cạnh tranh để mua hàng hoá.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự bung ra của hàng loạt các loại
hình doanh nghiệp thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà đặ biệt là khả năng
cạnh tranh cao có vai trò quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn có
vai trò đối với người tiêu dùng cũng như nền kinh tế xã hội.
1. Đối với nền kinh tế quốc dân:
Cạnh tranh cao có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của
lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá nền sản xuất
xã hội.
Khả năng cạnh tranh cao là môi trường, động lực thúc đẩy sự phát triển
bình đẳng, cùng có lợi của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
bất kể doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệpn tư nhân, DN nào tổ chức tốt,
hoạt động có hiệu quả cao thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển, ngược lại khả năng
cạnh tranh thấp, kém hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ tự bỏ, rút lui khỏi nền kinh tế
thị trường. Khả năng cạnh tranh cao đánh giá chính xác, đúng đắn năng lực cũng
như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, xoá bỏ những độc quyền bất
hợp lý, xoá bỏ những bất bình đẳng trong kinh doanh.
Cạnh tranh cao góp phần gợi mở nhu cầu thông qua việc tạo ra nhiều sản
phẩm mới, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của xã hội, kích
thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao
đời sống xã hội và phát triển nền văn minh nhân loại.
Cạnh tranh cao còn đào tạo cho xã hội các nhà làm kinh tế tinh thần chủ
động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, phát huy hết khả năng, năng lực chuyên môn,

tạo ra một đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động tốt cho xã hội.
2. Đối với doanh nghiệp:
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 7
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
Khả năng cạnh tranh cao quyết định sự phát triển hay diệt vong của doanh
nghiệp. Nếu doanh nghiệp xác định được con đường đúng đắn trong việc nâng
cao năng lực cạnh tranh thì doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Bởi vì khả
năng cạnh tranh tác động trực tiếp tới khâu tiêu thụ sản phẩm, giai đoạn cuối
cùng của quá trình hoạt động snả xuất kinh doanh, quyết định doanh nghiệp sẽ
sản xuất cái gì, bán cho ai, vào thời điểm nào.
Khả năng cạnh tranh cao là động lực giúp cho danh nghiệp phát triển toàn
diện. Mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu tìm tòi, áp dụng các biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp phải biết cân đối các
khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, đánh giá đúng tiềm lực cạnh tranh của
mình để có đưòng đi nước bước cho phù hợp. Nếu doanh nghiệp thích ứng, hoà
hợp với môi trường cạnh tranh thì đây là điều kiện cho sự tăng trưởng phát triển,
nếu không doanh nghiệp sẽ rút lui, tự loại bỏ mình.
Cạnh tranh cao quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, tỷ lệ thị
phần tuyệt đối và thị phần tương đối mà doanh nghiệp nắm giữ. Trong nền kinh
tế thị trường, uy tín của mỗi doanh nghiệp trên thị là một trong những yếu tố
quan trọng nhất. Không phải tự nhiên mà nghiệp tạo được uy tín trên thị trường.
Đó là những cố gắng, nỗ lực trong một quá trình liên tục nhằm nâng cao khả
năng cạnh tranh. Cạnh cao góp phần tăng tài sản vô hình - uy tín của doanh
nghiệp, doanh nghiệp đứng vững tạo điều kiện cho sự phát triển doanh nghiệp
trong tương lai.
Do khả năng cạnh tranh cao sẽ tạo ra một áp lực liên tục đối với doanh
nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm, các dịch vụ kèm theo... nên buộc doanh
nghiệp phải nhanh nhạy, ứng xử phù hợp với nhu cầu thị trường, thoả mãn một
cách tốt nhất yêu cầu của ngời tiêu dùng. Các doanh nghiệp phải luôn luôn quan
tâm đến việc áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật, cải tiến phương

pháp quản lý và phương pháp hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới công
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 8
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
nghệ, hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm… làm không ngừng nâng cao uy tín
của doanh nghiệp đối với khách hàng, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền
vững.
3. Đối với người tiêu dùng:
Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là người quyết định và có quyền
lực tối cao trong hành vi tiêu dùng. Ngời tiêu dùng có quyền tự do lựa chọn sản
phẩm tiêu dùng, mua ở đâu, số lượng bao nhiêu, khi nào... hoàn toàn theo ý
muốn chủ quan. Họ không còn phụ thuộc vào doanh nghiệp như trước kia. Mà
ngược lại, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, việc sản xuất ra
các hàng hoá và dịch vụ phong phú, đa dạng có chất lượng cao hơn với mức giá
phù hợp luôn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp. Cũng chính nhờ có khả
năng cạnh tranh cao mà người tiêu dùng thực sự được tôn trọng hơn, thúc đẩy và
nâng cao các doanh nghiệp đảm bảo, làm thoả mãn lợi ích người mua hàng.
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1. Nhân tố khách quan:
1.1. Môi trường nền kinh tế quốc dân:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động sản xuất kinh doanh bao giờ cũng
gắn với môi trường kinh doanh và do vậy nó phải chịu sự tác động, ảnh hưởng
của nhiều nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh.
1.1.1. Các nhân tố kinh tế:
Nền kinh tế tăng trưởng tốc độ cao sẽ tác động đến môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp. Bởi vì tăng trưởng làm thu nhập của các tầng lớp dân cư tăng
lên nhanh chóng, khả năng thanh toán của họ cũng tăng lwn và nhu cầu mua
hàng cũng tăng theo, môi trường kinh tế trở nên hấp dẫn. Kinh tế tăng trưởng cao
nghĩa kà hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp tăng (đây cũng là nhân tố ảnh
hưởng tới tốc độ tăng trưởng nền kinh tế), khả năng tích tụ và tập trung vốn của

Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 9
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
các doanh nghiệp cao (tích tụ từ nội bộ), nhu cầu đầu tư các loại hình doanh
nghiệp tăng (doanh nghiưệp đầu tư mở rộng sản xuất), nhu cầu các sản phẩm
mọi mặt tăng và môi trường kinh doanh hấp dẫn, nhiều cơ hội, ít rủi ro, khả năng
cạnh tranh ngày càng cao.
Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ lạm phát tăng, giá cả tăng, sức
mua bị giảm sút, doanh nghiệp tìm mọi cách để giữ khách hàng do đó sự cạnh
tranh trên thị trường sẽ khốc liệt.
Lãi xuất cho vay của ngân hàng cũng là nhân tố quan trong ảnh hưởng tới
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Với mức lãi xuất đi vay cao, CPSX của
doanh nghiệp tăng lên do phải trả tiền vay lớn dẫn đến khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp cũng bị giảm đực biệt đối với các đối thủ có tiềm lực mạnh về tài
chính.
Về tỷ giá hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái giảm, khả năng ạnh tranh của doanh
nghiệp tăng lên cả trên thị trường trong và ngoài nước vì giá bán của doanh
nghiệp thấp hơn các đối thủ cạnh tranh. Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá bán của
doanh nghiệp sẽ cao hơn đối thủ và như vậy sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.
1.1.2. Các nhân tố chính trị, luật pháp:
Chính trị luật pháp là cơ sở nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính trị ổn định luật pháp rõ ràng sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh có hiệu quả. Chẳng hạn, bất
kỳ sự ưu đãi nào về thuế xuất, thuế nhập khẩu cũng ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.3. Các nhân tố về khoa học kỹ thuật
Nhóm nhân tố này tác động một cách quyết định đến hai yếu tố cơ nhất tạo
nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đó là chất lượng và giá cả.
Khoa học công nghệ hiện đại sẽ làm cho chi phí cá biệt của các doanh nghiệp
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 10

Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
giảm, chất lượng sản phẩm chứa hàm lượng khoa học công nghệ cao. Để sản
xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao mà giá cả hợp lý, doanh nghiệp chủ
động trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào sản xuất: mua dây
chuyền công nghệ mới, xây dựng cơ sở vật chất hiện đại góp phần nâng cao ưu
thế trong cạnh tranh. Bên cạnh đó những thành tựu khoa học, công nghệ cũng tác
động mạnh mẽ đến quá trình thu thập, xử lý lưu trữ và truyền đạt thông tin yếu tố
quyết định cho việc đưa ra các quyết định kinh doanh chớp thời cơ để giành thắng
lợi.
1.1.4. Nhóm nhân tố về văn hoá, xã hội:
Phong tục; tập quán, lối sống, thị hiếu, thói quen tiêu dùng tôn giáo, tín
ngưỡng ảnh hưởng đến cơ cấu nhu cầu thị trường từ đó ảnh hưởng đến chính
sách kinh doanh
của doanh nghiệp khi tham gia vào các thị trường khác nhau.
1.1.5. Các nhân tố tự nhiên:
Các nhân tố tự nhiên bao gồm tài nguyên thiên nhiên của đất nước, vị trí địa
lý, môi trường thời tiết khí hậu. Các nhân tố này ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp theo các hướng tích cực hay tiêu cực. Chẳng hạn nếu tài
nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi sẽ giúp doanh nghiệp giảm
được chi phí. Bên cạnh đó, những khó khăn ban đầu do điều kiện tự nhiên gây ra sẽ
làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2. Môi trường cạnh tranh nội bộ ngành:
1.2.1. Khách hàng:
Trong cơ chế thị trường, khách hàng được xem là những thượng đế có thể
làm tăng hoặc giảm lợi nhuận của doanh nghiệp bằng các yêu chất lượng sản
phẩm cao hơn, hoặc dịch vụ nhiều hơn với giá giảm hơn. Các nhà sản xuất đều
mong muốn thoả mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu - điều đó gắn liền với tỷ lệ
thị phần mà doanh nghiệp giành và duy trì. Vấn đề thị hiếu và thu nhập của ngời
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 11
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–

tiêu dùng cũng tác động đáng kể đến hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp:
chủng loại, kênh phân phối sản phẩm.
2.2.Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và các đối thủ tiềm ẩn.
Đây là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất đến hoạt động và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì, mỗi đối thủ đều mong muốn tận dụng
đủ mọi cách để đáp ứng những đòi hỏi đa dạng của thị trường. Họ tận dụng triệt
để những lợi thế của doanh nghiệp mình, khai thác những điểm yếu của đối thủ,
tận dụng thời cơ chớp nhoáng để giành thắng lợi thế trên thị trường. Điều đó đòi
hỏi một mặt doanh nghiệp phải ra sức củng cố và tạo những thế mạnh mới của
mình, mặt khác phải có kế hoạch xây dựng các chiến lược phân tích thị trường,
phân tích về đối thủ cạnh tranh của mình, dự báo thị trường một cách chuẩn xác.
Bên cạnh đó phải xem xét khả năng thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp
tiềm ẩn. Đó là sự xuất hiện của các công ty mới tham gia vào thị trường nhưng
có khả năng mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trường (thị phần) của các công ty
khác. Để hạn chế mối đe doạ này các nhà quản lý thường dựng lên các hàng rào
như:
Mở rộng khôn sản xuất cửa công ty để giảm chi phí dị biệt hoá sản phẩm.
Mở rộng khả năng cung cấp vốn.
Đổi mới công nghiệp, đổi mới hệ thống phân phối, tăng vốn đầu tư.
Mở rộng các dịch vụ bổ sung.
Ngoài ra còn có sự hỗ trợ của Chính phủ, lựa chọn thị trường đầu vào, thị trường
sản phẩm phù hợp.
1.2.3. Các nhà cung ứng:
Là nhân tố phản ánh mối tương quan giữa nhà cung cấp với công ty ở khía
cạnh sinh lợi, tăng giá hoặc giảm giá, chất lượng hàng hoá khi tiến giao dịch
công ty.
Nhà cung cấp có là cung cấp có thể chi phối đến công ty là do sự thống trị
hoặc khả độc quyền của một số ít nhà cung cấp: Nhà cung cấp có thể đe doạ nhà
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 12
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–

sản xuất di sự thay đổi chi phí của sản phẩm mà ngời mua phải nhận và tiến
hành, đo sự đe doạ tiềm tàng, do liên kết của những người gây ra. Để giảm bớt
các tác động không tốt từ phía các nhà cung ứng, doanh nghiệp phải xây dựng và
lựa chọn cho mình một hay nhiều nguồn cung ứng, nghiên cứu tìm sản phẩm
thay thế, có chính sách dự trữ nguyên vật liệu hợp lý.
Các lực lượng điều khiển cuộc cạnh tranh trong ngành
1.2.4. Sức ép của sản phẩm thay thế:
Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến
động của nhu cầu thị trờng theo xu hướng ngày càng tăng, đa dạng, và cao cấp
hơn và chính nó làm giảm khả năng cạnh tranh của thay thế. Khi giá cả của sản
phẩm, dịch vụ hiện tại tăng lên hàng có xu hướng sử dụng sản phẩm dịch vụ thay
thế. Đây là nhân tố đe doạ sự mất mát về thị trường của công ty. Các công ty
cạnh đưa ra thị trường những sản phẩm thay thế có khả năng khác biệt hoá so với
sản phẩm của công ty hoặc tạo ra các điều kiện ưu đãi hơn về các dịch vụ hay
các điều khoản về tài chính.
2. Nhân tố chủ quan:
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 13
Các đối thủ tiềm năng
Người bán Các đối thủ hiện có Người mua
Sản phẩm thay thế
Quyền thương
lượng của
người
cung ứng
Quyền thương
lượng của
người mua
Nguy cơ đe doạ từ những
người mới vào cuộc
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–

2.1. Nguồn nhân lực:
Đây chính là những người tạo ra sản phẩm một cách trực tiếp và gián tiếp.
Đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sẽ là những người quyết định các hoạt
động sản xuất kinh doanh: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế
nào? Khối lượng bao nhiêu? Mỗi một quyết định của họ có ý nghĩa hết sức quan
trọng liên quan đến sự tồn tại, phát triển hay diệt vong của doanh nghiệp. Chính
họ là người quyết định cạnh tranh như thế nào, khả năng cạnh tranh của công ty
sẽ tới mức bao nhiêu, bằng cách nào.
Cùng với máy móc thiết bị và công nghệ, công nhân là những người trực
tiếp sản xuất ra sản phẩm. Sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm là do họ
quyết định. Trình độ tay nghề cao cùng với một lòng hăng say làm việc là cơ sở
đảm bảo chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. Đây là tiền đề để
doanh nghiệp có thể tham gia cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
2.2 Máy móc thiên bị công nghệ:
Hiện trạng, trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng rất lớn
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp đến chất lượng
sản phẩm, tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, giá thành, giá bán sản
phẩm… doanh nghiệp có hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, công nghệ
tiên tiến thì sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra sẽ có chất lượng cao, giá
thành hạ, và như vậy thì khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó sẽ cao và
ngược lại.
2.3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp:
Một doanh nghiệp có đủ tiềm lực về tài chính có khả năng tài trợ vốn cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như vốn đầu tư mua sắm
thiết bị kỹ thuật công nghệ mới hay chi phí cho tu bổ sửa chữa máy móc thiết bị
nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.4 Trình độ tổ chức quản lý:
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 14
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
Để doanh nghiệp ngày càng có khả năng cạnh tranh cao đòi hỏi doanh

nghiệp phải xây dựng cho mình một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ
nhưng vẫn đảm bảo thực hiện được các chức năng của công việc có hiệu quả
cao. Khi bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả sẽ tác động không chỉ đến các
hoạt động khác trong doanh nghiệp mà ngay cả việc giảm chi phí quản lý không
cần thiết, do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tăng.
IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
Các tiêu thức xác định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được chia làm
hai nhóm: Nhóm về số lượng gồm có giá thành, chi phí, tỷ suất lưọi nhuận, mức
sinh lời của vốn đầu tư; Nhóm về chất lượng gồm có nền văn hoá doanh nghiệp,
chất lượng phục vụ cho khách hàng, tính mềm dẻo và độ phản xạ thích nghi
nhanh nhạy của doanh nghiệp với môi trường kinh doanh.
Nền văn hoá doanh nghiệp là yếu tố cạnh tranh lâu dài cho sự sống còn của
doanh nghiệp. Các tiêu thức về tài chính không phải là những tiêu chuẩn duy
nhất được nêu lên trước tiên mà các tiêu chuẩn khác như vị trí của doanh nghiệp
trên thị trường, mức tăng trưởng của doanh nghiệp, khả năng nghiên cứu và đổi
mới còn quan trọng hơn. Ngoài ra việc nắm bắt được sự thay đổi cầu thị trường,
chất lượng hàng hoá, chất lượng dịch vụ là những tiêu chuẩn hết sức cần thiết.
Kết quả tổng hợp đánh giá các tiêu chuẩn, đánh giá chất lượng cạnh tranh
của doanh nghiệp được phản ánh bằng qui mô tiêu thụ, vì vậy thị phần mà doanh
nghiệp có được coi là chỉ số tổng hợp đo lường tính cạnh tranh của nó, để có sức
cạnh tranh, một doanh nghiệp phải giữ được bộ phận có ý nghĩ kinh tế của thị
trường, dù cho đó là thị trường địa phương, thị trường trong nước hay là thị
trường quốc tế. Qua chỉ số đồng nhất này mà người ta có thể đánh giá được
thành tích của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh khác cũng như thắng lợi
giữa các đối thủ cạnh tranh của nhau.
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 15
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
Một số chỉ tiêu tổng hợp đánh giá khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp
1. Thị phần của doanh nghiệp:

Doanh thu của doanh nghiệp
Tổng DT tiêu thụ trên thị trường
Độ lớn của chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trò vị trí
của doanh nghiệp. Thông qua các biến động của những chỉ tiêu này ta có thể
đánh giá mức độ hoạt động có hiệu quả hay không của doanh nghiệp bởi vì nếu
như tiềm năng của thj trường đang tăng lên mà phần thị trường của doanh nghiệp
vẫn không đổi thì nghĩa là doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng bằng tốc độ tăng
trưởng của thị trường. Lượng tuyệt đối của thị phần thị trường tăng lên nhưng
lượng tuyệt đối không tăng. Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp đã bị giảm sút do các đối thủ khác đang thực hiện chiến lược tăng tốc,
chính vì vậy doanh nghiệp luôn phải quan tâm đúng mức đến thị phần thị trường
của doanh nghiệp bằng cách điều chỉnh các chính sách, chiến lược một cách phù
hợp nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao. Thị phần thị trường của doanh nghiệp
phải luôn tăng cả về lượng tuyệt đối cũng như tương đối thì mới nâng cao được khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2. Doanh thu của doanh nghiệp/ doanh thu của đối thủ cạnh tranh
Đây lµ chỉ tiêu phản ánh số tương đối doanh thu của doanh nghiệp với đối
thủ cạnh tranh. Chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp có thể so sánh trực tiếp năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác nhằm định giá kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Nếu chỉ tiêu trên buộc doanh
nghiệp phải tìm hiểu điều tra một cách đầy đủ thị trường của các đối thủ cạnh
tranh cùng loại sản phẩm thì chỉ tiêu này cho phép doanh nghiệp lựa chọn đối
thủ cạnh tranh mạnh nhất hoặc phù hợp nhất về qui mô co cấu, so sánh rút ra
những mặt mạnh, những tồn tại để khác phục trong thời gian tới. Chỉ tiêu này
đơn giản và dễ tính hơn, những thị phần mà những doanh nghiệp mạnh chiếm
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 16
=
Thị phần của doanh nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
giữ thường là khu vực thị trường có lợi nhuận cao và rất có thể doanh nghiệp cần

phải chiếm lĩnh thị phần này. Đây cũng là cơ hội để cho doanh nghiệp tìm hiểu
sâu hơn về những đối thủ cạnh tranh chủ yếu. Chẳng hạn các hãng sản xuất máy
tính, phần mềm thường so sánh với công ty Microsoft gây áp lực cạnh tranh với
công ty khổng lồ này.
Tuy nhiên chỉ tiêu này có hạn chế, doanh thu của công ty là toàn bộ kết
quả hoạt động tổ chức kinh doanh của đơn vị chứ không phải một lĩnh vực nào
đó nên chỉ tiêu không phản ánh được hết điểm mạnh, điểm yếu của công ty. Vì
vậy để tìm hiểu chính xác đòi hỏi doanh nghiệp phải đi sâu vào nhiều lĩnh vực
khác nhau, mất nhiều công sức, chi phí và không có tính thời điểm.
3. Tỷ lệ lợi nhuận:
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả
của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu
thị trường chuẩn bị và quá trình sản xuất kinh doanh cho đến tổ chức bán hàng
và dịch vụ cho thị trường. Nó phản ảnh cả về chất và mặt lượng sự cạnh tranh
của doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp thì mức độ cạnh tranh của thị trường rất
gay gắt, có quá nhiều doanh nghiệp trong thị trường này doanh nghiệp phải
không những nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận,
ngược lại nếu chỉ tiêu này cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mạnh
doanh nghiệp nên phát huy lợi thế này và không ngừng đề phòng đối thủ cạnh
tranh có thể thâm nhập thị trường bất cứ lúc nào do sự thu hút lợi nhuận cao.
4. Tỷ lệ chi phí marketing / tổng doanh thu
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 17
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận của doanh nghiệp
Doanh thu của doanh nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
Chi phí cho marketing là một trong những công cụ hữu hiệu nhằm nâng
cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp, nó chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong

tổng số chi phí và doanh thu của doanh nghiệp nên tỷ lệ này càng cao thì chứng
tỏ công ty rất quan tâm đến các hoạt động marketing và các hoạt động hỗ trợ
khác thúc đẩy nghiên cứu thị trường, cải tiến mẫu mã hoàn thiện kênh phân phối
của sản phẩm. Nhưng để hoạt động này có hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết
cân đối hợp lý giữa chi phí bỏ ra và lợi nhuận đem lại. Doanh thu phải bù đắp
được chi phí hoạt động marketing. Có như vậy mới đáp ứng được các mục tiêu
và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH:
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận
và tuân thủ. Thực chất của việc tăng khả năng cạnh tranh là tạo ra ngày một
nhiều hơn các u thế về các mặt: giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, uy tín tiêu
thụ. Vì vậy, cần phải xem xét đầy đủ các nội dung nghiên cứu về khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp thích nghi với cơ chế mới, tốn tại
đứng vững và phát triển trong tương lai.
1. Thị phần của doanh nghiệp / toàn bộ thị phần
Đây là một nội dung thường được nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng của
doanh nghiệp. Khi xem xét về chỉ tiêu này, người ta thường xem xét về:
- Thị phần của Công ty so với toàn bộ thị trường. Đó là tỷ lệ % giữa doanh số
của Công ty so với toàn thị trường.
- Thị phần của Công ty so với phân khúc mà nó phục vụ: là tỷ lệ % giữa doanh
số của Công ty so với doanh số của toàn phân khúc.
- Thị phần tương đối: là tỷ lệ so sánh về doanh thu của Công ty so với đối thủ
cạnh tranh mới nhất. Nó cho biết vị thế của Công ty trong thị trường. Thông
qua đó mà doanh nghiệp biết mình đang ở vị trí nào, và cần phải vạch ra chiến
lược hành động như thế nào.
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 18
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
2. Nội dung về giá cả sản phẩm:
Giá cả sản phẩm được xác định trong quá trình người mua và người bán
thương lượng với nhau. Người bán thường chào giá cao hơn giá mà họ hy vọng

được trả, người mua thì trả giá thấp hơn giá họ đã tính sẽ chấp nhận. Sau khi mặc
cả, cuối cùng họ đi tới thống nhất một giá mà cả hai bên đều nhận được. Giá cả
là một trong những yếu tố cơ bản quyết định lựa chọn của người mua. Việc định
giá cho sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhất là những mục tiêu mà doanh
nghiệp đó đang theo đuổi như:
- Đảm bảo sống sót: Trong trường hợp trên thị trwờng có quá nhiều người sản
xuất và sự cạnh tranh gay gắt tràn lan khắp nơi hay nhu cầu của khách hàng
biến động mạnh thì để đảm bảo cho doanh nghiệp sống sót buộc doanh nghiệp
phải định giá thấp với hy vọng sẽ có phản ứng đáp tốt của người tiêu dùng.
-Tăng tối đa lợi nhuận trước mắt: Dựa trên cơ sở đánh giá những nhu cầu và các
chi phí cho các mức giá khác nhau và lựa chọn mức giá đảm bảo thu lợi nhuận
trước mắt với tiền mặt tối đa và bù đắp các phí tổn. Trong trường hợp nw vậy
đối với doanh nghiệp thì chỉ tiêu tài chính trước mắt quan trọng hơn chỉ tiêu lâu
dài.
- Dành vị trí hàng đầu về các chỉ tiêu thị phần: Họ chấp nhận hạ giá tới mức tối
thiểu có thể. Phương án của mục tiêu này là cố gắng tăng thị phần cụ thể.
- Dành vị trí hàng đầu về các chỉ tiêu chất lượng hàng hoá: Điều này phải định
giá cao cho hàng hoá để bù đắp các chi phí, đạt chất lượng cao và tiến hành
công tác nghiên cứu thiết kế, thử nghiệm đắt tiền.
Sau đây là một số chính sách giá bán sản phẩm mà doanh nghiệp có thể dùng để
giành thắng lợi trong cạnh tranh:
- Chính sách định giá thấp: Doanh nghiệp sử dụng chính sách này để thu hút
khách hàng nhiều hơn về phía mình so với các đối thủ cạnh tranh. Thông th-
ường nó được sử dụng trong những trường hợp muốn hạ giá để tăng nhanh
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 19
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
mức tiêu thụ hoặc trong trường hợp thị phần bị thu hẹp do áp lực cạnh tranh giá
quyết liệt hay muốn giành vị trí khống chế thị trường.
- Chính sách định giá cao : Doanh nghiệp sử dụng chính sách này đối với những
sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường khi mà người tiêu dùng chưa

biết rõ chất lượng của nó nên chưa có cơ hội so sánh, xác định mức giá của sản
phẩm này đắt hay rẻ. Ngoài ra doanh nghiệp còn áp dụng trong trường hợp nhu
cầu về loại sản phẩm này là quá lớn khi các doanh nghiệp không đủ sức đáp
ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng hoặc doanh nghiệp hoạt động trên thị
trường độc quyền, hoặc những mặt hàng cao cấp, hoặc khách hang ít nhạy cảm
về giá.
- Chính sách ổn định về giá bán: Không thay đổi giá bán sản phẩm theo cung cầu
của từng thời kỳ hoặc bán sản phẩm đó ở thị trường nào. Cách này có thể giúp
doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường.
- Chính sách định giá theo thị trường: Giá bán sản phẩm được xác định xoay
quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó. Ở đây không sử dụng giá làm đòn
bẩy kích thích nên để tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cần phải tăng cường
công tác tiếp thị.
-Chính sách bán phá giá: Giá bán thấp hơn so với giá thị trường, thậm chí còn
thấp hơn giá thành thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa bị tồn
đọng quá nhiều, lạc hậu hoặc mang tính thời vụ với mục đích là tối thiểu hoá
rủi ro hay thua lỗ hoặc trong trường hợp doanh nghiệp muốn đánh bại đối thủ,
loại đối thủ ra khỏi thị trường nhưng với điều kiện doanh nghiệp phải có thế
mạnh về tiềm lực tài chính. Việc bán phá giá chỉ nên thực hiện trong một thời
gian nhất định và trong trường hợp hết sức cần thiết vì nó cực kỳ nguy hiểm
đối với các doanh nghiệp như ảnh hưởng tới sản phẩm của doanh nghiệp.
- Chính sách giá phân biệt: Vì có sự khác biệt ở người tiêu dùng, ở hàng hoá ở
địa phương... các doanh nghiệp thường điều chỉnh giá cả của mình. Khi xác
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 20
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
định giá phân nghiệp bán hàng theo hai hay nhiều giá khác nhau mà không để
khác biệt về chi phí. Việc xác định giá phân biệt được thực hiện dưới nhiều
hình thức: khối lượng mua, chất lượng, thời gian...
3. Chất lượng sản phẩm:
Chất lượng sản phẩm là một nội dung cạnh tranh quan trọng của doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Ngời tiêu dùng thường quan tâm đến chất
lượng khi lựa chọn một sản phẩm nào đó. Họ sẵn sàng trả giá cao hơn một chất l-
ượng sản phẩm tốt hơn. Chất lượng sản phẩm càng cao thì mức độ thoả mãn nhu
cầu của người tiêu dùng càng tăng và có điều kiện để tăng sản lượng tiêu thụ. Do
đó khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên. Chất lượng sản
phẩm cao sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Chất lượng sản phẩm là tổng thể những chỉ tiêu thuộc tính làm thoả mãn
nhu cầu của người tiêu dùng. Nhưng chất lượng sản phẩm không chỉ dừng lại ở
độ bền... hiện nay ngời ta còn xem xét chất lượng sản phẩm ở những khía cạnh
khác như nhãn hiệu, bao bì, mẫu mã, tmh hữu dụng. Nếu mẫu mã của sản phẩm
đẹp, mang lính độc đáo mới lạ thì càng cuốn hút khách hàng. Ngoài ra khách
hàng luôn thích những sản phẩm thuận tiện và đa năng trong sử dụng. Thấy được
vai trò quan trọng của chất lượng, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đ-
ược ngày càng phải nâng cao chất
sản phẩm.
4. Mạng lới kênh tiêu thụ sản phẩm:
Là lập hợp các kênh đa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Theo
nghĩa đơn giản kênh tiêu thụ của mỗi doanh nghiệp là con đường mà hàng hoá
được lưu thông từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Kênh liêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp được chia thành bốn kiểu như sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ CÁC KÊNH TIÊU THỤ
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 21
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
Kênh cấp O (kênh Marketing trực tiếp): Gồm các nhà sản xuất bán trực
tiếp cho người tiêu dùng. BA phương thức bán trực tiếp là bán hàng lưu động,
bán qua bưu điện và bán qua cửa hàng của các nhà sản xuất. Loại kênh tiêu thụ
này thường được áp dụng cho các sản phẩm như:
- Sản phẩm mang tính đơn chiếc giá trị cao, chu kỳ sản xuất dài, hoặc
những sản phẩm có chất lượng đặc biệt, yêu cầu phức tạp đòi hỏi phải có
hướng dẫn cụ thể.

- Những loại sản phẩm thuộc những loại hàng hoá chậm lưu chuyển,
thường là hàng hoá của những doanh nghiệp tự sản xuất tự bán cho
người tiêu dùng cuối cùng.
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 22
Người sản
xuất
Người tiêu
dùng
Người sản xuất
Người bán lẻ
Người tiêu dùng
Người sản
xuất
Đại lý Người bán lẻ
Người
tiêu dùng
Người
sản xuất
Đại lý
Người
bán lẻ
Người
tiêu
dùng
Người bán
buôn
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
Kênh cấp I: Bao ggồm một người trung gian, trên các thị trường tiêu dùng,
người trung gian này thường là người bán lẻ. Còn trên thị trường hàng tư liệu sản
xuất thì người trung gian thường là các đại lý tiêu thụ hay người môi giới.

Kênh tiêu thụ cấp II: Bao gồm hai người trung gian. Trên thị trường người
tiêu dùng, người trung gian thường là những người bán sỉ và bán lẻ, còn trên thị
trường hàng tư liệu sản xuất thì có thể là người phân phối hay đại lý công
nghiệp. Loại kênh tiêu thụ này được áp dụng cho trường hợp snả xuất tại một nơi
hoặc một số nơi nhưng doanh nghiệp phải cung cấp cho người tiêu dùng ở nhiều
nơi.
Kênh tiêu thụ cấp III: Bao gồm ba người trung gian. Ví dụ trong công
nghiệp chế biến thịt giữa người bán sỉ và người bán lẻ thường là một người bán
sỉ nhỏ. Những người bán sỉ nhỏ thường là những người mua hàng của những
người bán sỉ lớn để bán lại cho những cửa hàng bán lẻ nhỏ mà thông thường là
những người bán sỉ lứon không phục vụ. Loại kênh tiêu thụ này được áp dụng
như trong những trường hợp như kên tiêu thụ cấp hai cấp. Phần lớn các doanh
nghiệp áp dụng kênh tiêu thụ này thường là các doanh nghiệp có quy mô sản
xuất tương đối lớn.
5. Các nội dung khác:
Bên cạnh việc xem xét nghiên cứu những nội dung cạnh tranh chủ yếu ở
trên doanh nghiệp cần xem xét các khía cạnh khác như:
- Các dịch vụ tropng quá trình bán hàng: vận chuyển hàng miễn phí, các
hình thức khuyến mại, áp dụng các phương thức thanh toán thích hợp để
kích thích tiêu dùng của khách hàng.
- Các dịch vụ sau bán hàng: hướng dẫn sử dụng các ấn phẩm, lắp đặt, bảo
hành… nhằm tạo cho khách hàng thấy yên tâm hơn khi tiêu dùng sản
phẩm của doanh nghiệp.
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 23
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
- Các hoạt động quảng cáo, tham dự các hội chợ triển lãm nhằm giới thiệu
sản phẩm và thuyết phục khách hàng.
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 24
Chuyên đề tốt nghiệp Mai Lª Hng QTKD9 HN–
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG

CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY DỆT 8-3
I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT 8-3:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Tên Công ty: Công ty dệt 8-3
Địa chỉ : 460 Minh khai quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội
Điện thoại : 04.8624460
Fax: 04.8624463
Công ty dệt 8-3 nằm trên một khu đất rộng 24 ha phía Nam thành phố Hà Nội.
Phạm vi hoạt động của công ty bao gồm:
• Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi, vải và hàng may mặc.
• Thực hiện các công việc phụ trợ khác liên quan đến việc sản xuất và phối sản
phẩm
• Nhập khẩu (hoặc mua lại thị trường trong nước nếu có sẵn) các nguyên vật
liệu để sản xuất các sản xuất sản phẩm.
• Trực tiếp hoặc gián tiếp xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài hoặc
cung cấp các sản phẩm như nguyên liệu chính cho các cơ sở in nhuộm hoặc
may mặc trong nước để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu có giá trị.
• Trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu thụ sản phẩm trên thị trường trong nước hoặc
cung cấp các sản phẩm nơ là nguyên liệu thay thế hàng nhập khẩu cho các cơ
sở nhuộm hoặc may mặc để sản xuất các sản phẩm tiêu thụ nội địa có giá trị
cao.
Qúa trình hình thành và phát triển của công ty:
Đầu năm 1959, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra quyết định
thành lập Nhà máy liên hiệp Sợi-dệt-nhuộm ở Hà Nội trong bối cảnh miền Bắc
xây dựng Chủ nghĩa xã hội nên được sự giúp đỡ rất lớn của Trung Quốc. Năm
Khoa Kinh Tế Pháp Chế - Trường Cao Đẳng KTKT Công nghiệp I 25

×