Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Luận văn: Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tạI Tổng công ty dệt may Việt nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (459.7 KB, 53 trang )


1


Luận văn
Một số giảI pháp tăng
cường đầu tư phát triển
tạI Tổng công ty dệt may
Việt nam

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra rất sôi động trên toàn thế giới,
để phát triển mỗi nước không thể khép kín mình mà phải thực hiện mở cửa
nền kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Kể từ đại hội VI (1986) Việt Nam đã từng bước thực hiện công cuộc
công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước với chiến lược hướng về xuất khẩu,
thay thế hàng nhập khẩu có chọn lọc. Để thực hiện được mục tiêu đó Nhà
nước ta đã thành lập nên các Tổng công ty với mục đích tạo ra các tập đoàn
kinh tế với sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và quốc tế, đồng
thời đây sẽ là ngành xương sống, mũi nhọn điều tiết hoạt động của các
thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì vậy, nhằm tạo
động lực cho ngành dệt may ngày 29/4/1995 Chính phủ đã ra quyết định
thành lập Tổng công ty dệt may Việt Nam với vai trò quản lý phát triển điều
tiết sản xuất và tiêu thụ hàng dệt may tại thị trường trong nước và thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Sau 5 năm hoạt động, Tổng công ty đã và đang chiếm lĩnh được thị
trường trong nước và từng bước khẳng định được vị thế trên các thị trường
lớn như EU, Nhật Bản, và từng bước thâm nhập vào thị trường Mỹ với
doanh thu ngày càng lớn hơn xứng đáng là ngành mũi nhọn của nền kinh tế
nước ta.









CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY DỆT
MAY VIỆT NAM
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
VÀ QUY MÔ CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY VIỆTNAM:

3
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Trong thời gian qua, khi đất nước ta tiến hành đa dạng hoá, đa phương
hoá các quan hệ kinh tế đã đem lại cho nền kinh tế nước ta những thay đổi
về nhiều mặt, tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm, chúng ta đã
khắc phục được tình trạng khủng hoảng kinh tế, xã hội. Để phát huy vai trò
chủ đạo của kinh tế Nhà nước một vấn đề rất quan trọng là sắp xếp lại các
Doanh nghiệp Nhà nước để nâng sức cạnh tranh của Doanh nghiệp Nhà
nước trên thị trường trong nước và quốc tế. Một trong các biện pháp được
Chính phủ thực hiện đó là thành lập các Tổng công ty Nhà nước với mục
tiêu hình thành các tập đoàn kinh doanh mạnh để nâng sức cạnh tranh của
Doanh nghiệp Nhà nước trên thị trường trong nước và quốc tế.
Ngành Dệt- may Việt Nam đã có lịch sử phát triển hơn 110 năm từ
công cụ sản xuất thủ công với công nghệ truyền thống đã làm ra được
những sản phẩm mang bản sắc văn hoá Việt Nam và từng bước làm hài
lòng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng nước ngoài. Do đó ngành Dệt- May
Việt Nam được Nhà nước ta đánh giá là một trong những ngành xương
sống, mũi nhọn để có thể giúp đất nước ta từng bước hội nhập được với nền

kinh tế thế giới. Chính vì vậy để tạo động lực cho sự phát triển của ngành
Dệt- May Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty Dệt- May Việt
Nam theo quyết định số 153/TTg ngày 29/4/1995. Tổng công ty có tên giao
dịch quốc tế là Vietnam National Textile- Garment Coporation, viết tắt là
VINATEX:
- Có trụ sở chính đặt tại: 25 Bà triệu- Quận Hoàn Kiếm Thành phố Hà
Nội. Ngoài ra Tổng công ty còn có cơ sở 2 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Lê Quốc Ân
- Tổng giám đốc: Ông Mai Hoàng Ân
Là tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91
nhằm đổi mới quản lý Doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả và khả
năng cạnh tranh trên thị trường. VINATEX là sự kế thừa nhiệm vụ và đội

4
ngũ cán bộ, công nhân của tổng công ty dệt Việt Nam và Liên hiệp các xí
nghiệp May Việt Nam với toàn bộ các công ty, xí nghiệp nhà máy Dệt,
May quốc doanh Trung ương và một số địa phương.
Từ khi thành lập đến nay tổng công ty Dệt- May Việt Nam đã và đang
có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế Quốc dân, giải quyết việc làm cho
nhiều lao động, cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho người tiêu dùng trong
nước, mở rộng xuất khẩu và đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước.
Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm bình quân từ 9-10% ngành công nghiệp.
Kim ngạch xuất khẩu năm 1999 chiếm 14,6% so với kim ngạch xuất khẩu
cả nước và tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động công nghiệp
2.Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:
2.1. Chức năng của Tổng công ty quy định trong điều lệ của Tổng
công ty:
-Tổng công ty thực hiện chức năng kinh doanh hàng dệt, may mặc từ
đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm; xuất nhập khẩu nguyên
liệu, phụ liệu, thiết bị, phụ tùng, sản phẩm dệt may và các hàng hoá có liên

quan đến ngành dệt may; Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong
và ngoài nước.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến; tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý công nhân kỹ thuật.
- Tiến hành các hoạt động kinh doanh ngành nghề khác theo quy định
của pháp luật và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và các
nhiệm vụ khác do Nhà nước giao.
2.2. Nhiệm vụ của Tổng công ty trong cơ chế thị trường gồm:
- Tổng công ty có nghĩa vụ nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và
phát triển vốn Nhà nước giao ( bao gồm cả phần vốn đầu tư vào doanh
nghiệp khác); nhận sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn
lực khác để thực hiện mục tiêu kinh doanh và nhiệm vụ do Nhà nước giao.

5
- Có nhiệm vụ thực hiện:
+ Các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cân đối tài sản của
Tổng công ty tại thời điểm thành lập Tổng công ty.
+ Trả các khoản tín dụng quốc tế mà Tổng công ty sử dụng theo quyết
định của Chính phủ. Trả các khoản tín dụng do Tổng công ty trực tiếp vay
hoặc các khoản tín dụng đã được Tổng công ty bảo lãnh cho các đơn vị
thành viên vay theo hợp đồng bảo lãnh, nếu các đơn vị này không có khả
năng trả.
- Tổng công ty có nghĩa vụ quản lý các hoạt động kinh doanh theo
phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được Nhà nước giao.
- Tổng công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về
quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các
chế độ khác Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các
hoạt động tài chính của Tổng công ty. Phải công bố công khai báo cáo tài
chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt
động tài chính của Tổng công ty, đồng thời có nghĩa vụ công khai báo cáo

tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đắn và khách quan về hoạt
động của Tổng công ty, nộp các khoản thuế và các khoản nộp ngân sách
khác theo quy định của Chính phủ và pháp luật.
2.3. Quyền hạn của Tổng công ty:
- Tổng công ty có quyền tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh theo
quy định của pháp luật như: Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh
phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ Nhà nước giao; đổi mới trang thiết bị theo
chiến lược phát triển của Tổng công ty; kinh doanh những ngành nghề phù
hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Nhà nước giao
- Tổng công ty có quyền đầu tư, liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần,
mua một phần hoặc toàn bộ tàI sản của doanh nghiệp khác theo quy định
của pháp luật.

6
- Tổng công ty có quyền chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp,
cầm cố tàI sản thuộc quyền quản lý của Tổng công ty, trừ những thiết bị,
nhà xưởng quan trọng theo quy định của Chính phủ phảI được Bộ TàI chính
cho phép.
- Tổng công ty có quyền quản lý tài chính theo quy định: Được sử
dụng vốn và các quỹ của Tổng công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu
kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn, có hiệu quả; Tự huy động vốn để
hoạt động kinh doanh nhưng không làm thay đổi hình thức sở hữu; được
phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật; được thế chấp giá trị
quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản thuộc quyền quản lý của Tổng công
ty tại Ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh doanh theo quy định của Pháp
luật
3. Đặc điểm hoạt động của Tổng công ty.
Tổng công ty hoạt động chủ yếu ở các lĩnh vực sau:
+ Đầu tư, sản xuất, cung ứng, phân phối và xuất nhập khẩu trong lĩnh
vực dệt - may.

+ Thiết lập công ty cổ phần và hợp tác kinh doanh với các công ty
trong nước và các công ty nước ngoài.
+ Phát triển và mở rộng cả thị trường trong và ngoài nước như là
phân công cho các công ty thành viên thâm nhập vào các thị trường tiềm
năng.
+ Tập trung nỗ lực nâng cấp công nghệ, nghiên cứu chính sách và tập
trung nỗ lực phát triển những công nghệ mới nhất, cải tiến máy móc thiết bị
theo chiến lược phát triển.
+ Cung ứng các khoá đào tạo và đào tạo lại các nhà quản lý và các
cấp độ chuyên môn như là nâng cao kỹ thuật của những công nhân.
II. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty dệt may Việt Nam.
Tổng công ty Dệt may Việt nam hoạt động theo mô hình Tổng công
ty 91 nên đứng đầu Tồng công ty là Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức của
Tổng công ty được minh hoạ như bảng sau:

7

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


TỔNG GIÁM
ĐỐC

PHÓ GIÁM Đ
ỐC TH
Ư
ỜNG
TRỰC

PHÓ T

ỔNG GIÁM ĐỐC


ban ch
ức năng

Ban Kế hoạch Thị trường
Ban Tài chính - Kế toán
Ban Kĩ thuật - Đầu tư
Ban Tổ chức- hành chính
Trung tâm xúc tiến xuất khẩu
Trung tâm đào t
ạo cán bộ QTDN


Đào t
ạo

Trường Trung cấp dệt may Nam Định
Trường Trung cấp may và thời trang số 1
Trung Trung cấp May và thời trang số 2
Trung tâm đào tạo quản lý


Vi
ện nghi
ên c
ứu

T

ạp chí dệt may


Vi
ên nghiên c
ứu KT
-

KT d
ệt may

Trung tâm hợp tác lao động quốc tế Viện thiết kế thời trang ( FADIN)
Trung tâm Y t
ế dệt


may



Công ty tài chính ngành dệt ( TFC )



Công ty

thương m
ại v
à DV s
ố 1



Các văn ph
òng
đ
ại diện n
ư
ớc ngo
ài

Công ty XNK Vin
atex
( VINATEX – IMEX )


Văn ph
òng
đ
ại diện tại Mỹ

Công ty Thương mại – DV TPHCM Văn phòng đại diện tại Ukraine
Chi nhánh Vinatex t
ại Hải Ph
òng


Văn ph
òng
đ
ại diện tại Ba Lan


Chi nhánh Vinatex tại Đà Nẵng Văn phòng đại diện tại Hồng Kông

Các CT liên doanh & Cổ
phần
Các thành viên ở phía bắc
Việt Nam
Các thành viên ở phía nam Việt
Nam
Dn liên doanh với đối tác
nước ngoài
CT may Bình Minh


Cy D
-

M Hà N
ội


CT d
ệt Việt Thắng


CT Doda Bochang

CT may H
ồ G
ươm



CT d
ệt 8


3


CT d
ệt Phong Phú


I
nl't Domatex

CT may Tân Châu


CT d
ệt kim Đông Xuân


CT D
-
M Thành Công


Clipsal




CT d
ệt Nam Định


CT d
ệt Thắng Lợi


Vinatex Hongkong



CT d
ệt t
ơ Nam Đ
ịnh


CT d
ệt Nha Trang






CT d
ệt Vĩnh Phú



CT d
ệt Ph
ư
ớc Long





CT d
ệt H
à N
ội


CT D
ệt kim Đông Ph
ương





CT đay Trà L
ý


CT d

ệt Đông Nam





CT d
ệt may Huế


CT d
ệt Đông á





CT may 10


CT d
ệt may S
ài Gòn





CT may Đ
ức Giang



CT d
ệt may Hoa Tho





CT may Thăng Long


CT d
ệt len Việt Nam





CT May Chi
ến Thắng


CT may Vi
ệt

Ti
ến






CT may Đáp C
ầu


CT may Nhà Bè





CT may Nam Đ
ịnh


CT may Đ
ồng Nai





CT may Ninh Bình


CT may H
ữu Nghị






CT may Hưng Yên


CT may Phương Đông





CT may Gia Lâm


CT may Hoà Bình



BAN KIỂM SOÁT

8


CT may Nam Đ
ịnh


CT may Đ

ộc lập





CT may Hưng Yên


C
T D
-
M Thanh Sơn



Theo quyết định của Tổng giám đốc Tổng công ty Dệt May Việt
Nam ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác
các Ban chức năng, các trung tâm thuộc cơ quan Tổng công ty, bao gồm:
1. Ban tổ chức hành chính
1.1 Chức năng
Ban tổ chức hành chính là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện
hai chức năng. Thứ nhất, là bộ phận tham mưu giúp việc cho hội đồng quản
trị, tổng giám đốc tổng công ty về các lĩnh vực tổ chức, cán bộ, lao động
tiền lương, công tác thanh tra,… Thứ hai, là chức năng phục vụ hỗ trợ và
tạo đIều kiện cho bộ máy văn phòng Tổng công ty hoạt động.
1.2 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, dự thảo nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và
hoạt động của Tổng công ty và các đơn vị thành viên.
- Hướng dẫn các đơn vị thành viên của tổng công ty xây dựng sửa đổi,

bổ sung ĐIều lệ tổ chức và hoạt động .
-Giúp tổng giám đốc và hội đồng quản trị trong việc quản lý đội ngũ
cán bộ thuộc diện tổng công ty quản lý đội ngũ cán bộ thuộc diện tổng
công ty quản lý.
-Đề xuất các biện pháp giảI pháp đối với công tác cán bộ nhân sự.
Thực hiện các thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm , khen thưởng, kỷ luật, nâng
lương đối với cán bộ viên chức.
-Cùng với các bộ phận chức năng có liên quan đề xuất và làm thủ tục
gửi cán bộ đI học tập nghiên cứu khảo sát,… hoặc làm chi nhánh hay văn
phòng đạI diện ở các nước.
-Tổ chức tiếp nhận , phân loạI, theo dõi việc xử lý văn thư. Thực hiện
tốt chế độ bảo mật tàI liệu theo quy định của nhà nước và của tổng công ty.
1.3.Mối quan hệ công tác với các phòng ban
 Mối quan hệ với các ban trung tâm nói chung.
-Hướng dẫn , thông báo cho các ban, trung tâm về các chế độ chính
sách đối với cán bộ công nhân viên trong cơ quan.

9
-Cùng các ban bàn bạc xây dựng chức năng nhiệm vụ của từng ban,
từng trung tâm, chi nhánh,…
 Mối quan hệ với các đơn vị thành viên.
Các đơn vị thành viên báo cáo về ban tổ chức hành chính:
-Công tác quy hoạch cán bộ
-Đánh giá cán bộ hàng năm.
- Đề nghị nâng lương, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật,… đối với cán bộ
do tổng công ty quản lý.
-Những vấn đề có liên quan đến thanh tra, khiếu tố, khiếu nại.
 Mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ theo quy định.
- Chịu sự kiểm tra về việc thực hiện các chế độ chính sách đối với

người lao động trong tổng công ty.
- Đề nghị việc xếp hạng doang nghiệp
2. Ban kế hoạch thị trường
2.1 Chức năng
Ban kế hoạch thị trường là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ có chức
năng tham mưu, giúp cơ quan Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị trên các
lĩnh vực: qui hoạch, kế hoạch dàI hạn, kế hoạch được chia ra từng năm,
thông tin quản trị, thông tin năng lực sản xuất, máy móc thiết bị, danh mục
sản phẩm,…ở các đơn vị thành viên, các đơn vị phụ thuộc trong toàn Tổng
công ty cũng như việc sử dụng chúng trong sản xuất kinh doanh; các hoạt
động tư vấn, xúc tiến liên quan tới thị trường nội bộ và thị trường nội địa.
2.2 Nhiệm vụ
- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch dàI hạn, kế hoạch được chia ra
từng năm của toàn tổng công ty trên cơ sở năng lực thực tế và kế hoạch đầu
tư phát triển của các đơn vị thành viên kết hợp với mục tiêu chiến lược của
toàn tổng công ty.
-Kiểm tra các đơn vị thành viên trong quá trình hoạt động kinh
doanh.

10
- Thường xuyên cập nhật các thông tin số liệu phản ánh hoạt động
kinh doanh của các đơn vị thành viên.
- Tổ chức, thực hiện việc nghiên cứu thị trường tạI một số khu vực,
thu thập thông tin liên quan đến thị trường, xác định thị trường tiềm năng
đối với danh mục những sản phẩm chủ yếu của tổng công ty.
- Thực hiện các hoạt động xúc tiến thị trường nội bộ và thị trường nội
địa.
2.3 Mối quan hệ với các phòng ban
 Với các phòng ban nói chung
- Ban kế hoạch thị trường là đầu mối về kế hoạch, thị trường trong

nước. Các ban liên quan có trách nhiệm cung cấp các thông tin cần thiết và
phối hợp cùng với Ban kế hoạch thị trường thực hiện nhiệm vụ mà lãnh đạo
tổng công ty giao.
 Với các đơn vị thành viên
- Các đơn vị thành viên báo cáo về ban kế hoạch thị trường theo các
lĩnh vực hoạt động của ban.
- Phối hợp với các đơn vị thành viên thực hiện nhiệm vụ quảng cáo,
xúc tiến, tiếp thị đối với thị trường trong nước
 Với các cơ quan quản lý Nhà nước
- Thừa lệnh tổng giám đốc tiếp nhận, triển khai những thông tin quản
lý Nhà nước liên quan đến những lĩnh vực hoạt động của ban.
- Trình lãnh đạo Tổng công ty báo cáo, kiến nghị với các cơ quan
quản lý nhà nước về những mặt hoạt động liên quan đến ban.
3. Ban tàI chính kế toán
3.1 Chức năng
Ban tàI chính kế toán là bộ phận chuyên môn nghiệp vụ có chức năng
tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị về các lĩnh
vực tàI chính, tín dụng, kiêmr toán, giá cả trong các hoạt động sản xuất kinh
doanh, XDCB, hành chính sự nghiệp tạI các đơn vị thành viên, các đơn vị
phụ thuộc và các cơ quan văn phòng của tổng công ty.
3.2 Nhiệm vụ

11
- Nghiên cứu hướng dẫn chế độ tàI chính, kế toán, giá cả và tín dụng.
- Phối hợp với các ban chức năng trong tổng công ty xây dựng và
thực hiện công tác kế hoạch hoá trong toàn tổng công ty
- Xây dựng dự án nhận vốn và các nguồn lực khác của Nhà nước,
phương án giao vốn và các nguồn lực cho các đơn vị thành viên, phương án
đIũu hoà vốn và nguồn lực cho các đơn vị thành viên.
- Tổ chức theo dõi việc thực hiện công tác kế toán ở các đơn vị thành

viên.
3.3 Mối quan hệ với các phòng ban
 Với các phòng ban
- Hướng dẫn chế độ tàI chính cho các phòng ban
- Tham gia và xây dựng quy chế tàI chính
 Với các đơn vị thành viên
- Hàng năm các đơn vị thành viên báo cáo kế hoạch tàI chính của đơn
vị mình về tổng công ty để tổng hợp báo cáo Nhà nước.
 Với cơ quan quản lý Nhà nước
- Kế toán trưởng cùng Tổng giám đốc tiếp nhận việc giao vốn từ Bộ
tàI chính cho tổng công ty.
- NgoàI ra ban tàI chính kế toán đưa ra kế hoạch về vốn, tàI chính của
tổng công ty trình Tổng giám đốc và Tổng giám đốc trình Thủ tướng chính
phê duyệt.
4. Ban kỹ thuật đầu tư
4.1 Chức năng
Ban kỹ thuật đầu tư là bộ môn giúp việc, có chức năng tham mưu cho
tổng giám đốc về kế hoạch đầu tư, về thực hiện các dự án đầu tư xây dựng
cơ bản và công tác thống kê kế hoạch của tổng công ty. Bên cạnh đó còn
tham mưu cho Tổng giám đốc về quản lý dự án, về khoa học kỹ thuật của
tổng công ty.
4.2 Nhiệm vụ
- Tư vấn, đề xuất với lãnh đạo về các dự án đầu tư xây dựng cơ bản
của Tổng công ty, các giảI pháp và hình thức đầu tư .

12
- Tổ chức thẩm định, quản lý hoạt động đầu tư, dự toán thanh quyết
toán của các dự án đầu tư trình lãnh đạo phê duyệt .
- Nghiên cứu, đề xuất các đề tàI, giảI pháp khoa học kỹ thuật ngành
để phổ biến, áp dụng rộng rãI trong toàn tổng công ty.

4.3 Mối quan hệ với các phòng ban
- Báo cáo cho Bộ công nghiệp định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch
thuộc lĩnh vực kỹ thuật đầu tư và báo cáo dự án đầu tư theo sự phân cấp để
xin phê duyệt.
- Tiếp nhận văn bản, chính sách có liên quan đến lĩnh vực quản lý
của ban Kỹ thuật đầu tư.
- Báo cáo cho Bộ Kế hoạch- Đầu tư về tình hình Kỹ thuật- Đầu tư
của Tổng công ty theo yêu cầu của Bộ.
5. Trung tâm xúc tiến xuất khẩu
5.1 Chức năng
Trung tâm xúc tiến xuất khẩu là bộ phận chức năng giúp việc Tổng
giám đốc về các lĩnh vực hoạt động quan hệ quốc tế, thị trường ngoàI nước,
các chính sách thương mạI đối với thị trường ngoàI nước`. Bên cạnh đó
thực hiện nhiệm vụ xúc tiến xuất khẩu cho toàn Tổng công ty.
5.2 Nhiệm vụ
- Tham mưu cho lãnh đạo Tổng công ty xây dựng quy chế, chính
sách thương mạI đối với thị trường ngoai nước trong toàn tổng công ty.
- Thu nhập, tổng hợp, xử lý thông tin liên quan đến thị trường ngoàI
nước. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu, nhập khẩu dệt may, nguyên liệu
phục vụ sản xuất ngành dệt may.
- Đề xuất thành lập Văn phòng đạI diện Tổng công ty tạI nước ngoài.
Xúc tiến hình thành các tổ chức tiếp thị đối với thị trường ngoàI nước và
các liên doanh liên kết về thương mạI với nước ngoài.
- Tham gia, tổ chức hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
5.3 Mối quan hệ với các phòng ban.
 Với các phòng ban

13
- Trung tâm xúc tiến xuất khẩu thực hiện nhiệm vụ làm đầu mối trên
các lĩnh vực thị trường ngoàI nước, chính sách thương mạI đối với thị

trường ngoàI nước, các hoạt động yểm trợ xuất khẩu, quản lý văn phòng đạI
diện tạI nước ngoài.
 Với các đơn vị thành viên
- Các đơn vị thành viên báo cáo về trung tâm xúc tiến xuất khẩu theo
các lĩnh vực hoạt động của trung tâm.
 Với cơ quan quản lý Nhà nước
- Thừa lệnh Tổng giám đốc tiếp nhận, triển khai những thông tin
quản lý Nhà nước liên quan đến những lĩnh vực hoạt động của tung tâm.
6. Trung tâm đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp.
6.1 Chức năng
Trung tâm đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp Dệt May là bộ phận
có chức năng tham mưu, giúp việc Tổng giám đốc và hội đồng quản trị về
các lĩnh vực hoạt động, đào tạo, nâng cao, bồi dưỡng , cập nhật những kiến
thức quản trị doanh nghiệp, kỹ thuât, công nghệ cho cán bộ ngành dệt may.
6.2 Nhiệm vụ
- Giúp lãnh đạo tổng công ty nghiên cứu, dự báo, nắm bắt nhu cầu về
nguồn nhan lực phục vụ cho chiến lược phát triển của tổng công ty.
- Hỗ trợ với các trường và các đơn vị thành viên để quyết định
chuyển số học sinh tốt nghiệp vào các đơn vị có nhu cầu sử dụng.
- Tổ chức đào tạo để phát triển nguồn nhân lực trong toàn tổng công
ty theo chương trình và nội dung đã đựoc lãnh đạo phê duyệt.
6.3 Mối quan hệ với các phòng ban
 Với các phòng ban
- Trung tâm đào tạo cán bộ quản trị doanh nghiệp dệt may thực hiện
nhiệm vụ làm đầu mối trên các lĩnh vực liên quan đến đào tạo cán bộ quản
trị doanh nghiệp.
 Với các đơn vị thành viên
- Các đơn vị thành viên báo cáo về trung tâm đào tạo cán bộ quan trị
doanh nghiệp dệt may theo lĩnh vực hoạt động đào tạo của trung tâm.


14
- Phối hợp tổ chức đào tạo, đào tạo lạI, bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật
kiến thức cho cán bộ quản trị doanh nghiệp tạI các đơn vị thành viên.
 Với các cơ quan quản lý Nhà nước.
- Thừa lệnh Tổng giám đốc tiếp nhận, triển khai những thông tin
quản lý nhà nước liên quan đến những lĩnh vực hoạt động của trung tâm.


CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY DỆT
MAY VIỆT NAM
I.TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY.
Công nghiệp dệt may được đánh giá là một ngành kinh tế có tiềm
năng của Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành này đã phát triển
khá nhanh cả về số lượng cơ sở vật chất và giá trị sản lượng đặc biệt là
xuất khẩu. Hiện nay, ngành này đang giữ vị trí quan trọng trong nền kinh
tế, hàng năm đóng góp khoảng 31% tổng sản lượng ngành công nghiệp chế
tạo. Đứng thứ hai sau ngành dầu khí, ngành dệt may là một trong ngành
công nghiệp chủ lực góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP. Kể từ khi thành
lập cho đến nay ngành dệt may đã khẳng định vai trò, vị trí của mình trong
nước và cả trên thị trường quốc tế. Tình hình hoạt động kinh doanh của
Tổng công ty được thể hiện dưới bảng sau:
Biểu số 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công
ty trong 5 năm 1998-2002
Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999

2000 2001 2002
Giá trị tổng sản lượng

Tỉ đồng 4042 4505


5120 5682 6234
Doanh thu Tỉ đồng 5881 6578

8038 7715 8203
KNXK(cả NPL) Tr.USD 451 484 546 574.7 657,4
LN trước thuế Tỉ đồng 33 59 81 76 83
LN sau thuế Tỉ đồng 42 45 60 58 62
Nộp ngân sách Tỉ đồng 140 209 241 289
Thu nhập b/q ng/t 1000 đ 868 960 1090 1095 1667

15
Sản phẩm chủ yếu
+ Sợi 1000tấn 68.2 70.9 76 85 92,9
+VảI lụa thành phẩm Tr.m2 113.5 135 140.9 142,6 160,5
+ Sản phẩm dệt kim Tr.sp 17.6 19.5 20.9 21,4 25,8
+ Sản phẩm may Tr.sp 50.9 58.2 60.8 60,25 84,75

Qua bảng số liệu ta thấy giá trị tổng sản lượng tăng liên tục từ 1998
đến năm 2002. Giá trị tổng sản lượng năm 2002 tăng 16,75% so với năm
2001 và tăng 64,13% so với năm 1998. Tuy nhiên giá trị doanh thu tăng từ
năm 1998 đến năm 2000 và giảm vào năm 2001, năm 2001 giá trị giảm
4.02% so với năm 2000. Nhưng tình hình trên đã có xu hướng tăng trở lạI
vào năm 2002.Doanh thu năm 2001 tăng 20,23% so với năm2001 và 75,7%
so với năm 1998. Sản phẩm chủ yếu: sợi các loạI tăng 5.1%, vảI lụa thành
phẩm tăng 12.6%, sản phẩm dệt kim tăng 20.7%, sản phẩm may tăng 40.7%
so với năm 2001. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ khi thành lập tổng
công ty đến nay. Thực trạng này cho thấy ngành dệt may đang ngày càng
khẳng định chỗ đứng của mình.
Kể từ khi mới thành lập Tổng công ty đã xác định hướng đI chính
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đó là hướng vào xuất khẩu. Vì

vậy các sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty đều hướng vào xuất khẩu,
trong đó sản phẩm chính để xuất khẩu là sản phẩm may và sản phẩm dệt
kim. Còn sản phẩm tiêu thụ trong nước chủ yếu là sản phẩm sợi( khoảng
99% số lượng sợi sản xuất ra).
Hiện nay kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty( tính đủ phụ liệu) là
657,4 triệu USD chiếm 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn
ngành dệt may việt Nam. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của tổng công ty là
Châu Âu và châu á. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty (
trong đó EU chiếm 43,8%, thị trường châu á chiếm 42,5%).
Biểu số 2: Kim ngạch xuất khẩu tính đủ nguyên liệu của Tổng
công ty từ 1998-2002
Đơn vị tính:triệu USD

16
1998 1999 2000 2001 2002
1.Toàn ngành dệt may 1351 1628 2000 2068 2193
2.VINATEX 451 485 560 553 658
+ Các công ty dệt 119 129 145 142 195
+ Các công ty may 297 326 375 352 395
+ Các công ty khác 35 30 40 59 68

Qua bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2001 đã
giảm 1.25% so với năm 2000. Năm 2001 xuất khẩu nói chung gặp nhiều
khó khăn do suy thoáI nền kinh tế lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản,… Xuất khẩu
hàng dệt may còn khó khăn hơn do các chính sách bảo hộ dưới nhiêu hình
thức của các nước nhập khẩu chính. Trong khi các nước này mở rộng thị
trường tự do bằng các hiệp định thương mạI song phương, dành ưu đãI đặc
biệt cho gần 40 nước chậm phát triển và đồng minh tích cực chống khủng
bố bằng cách không áp dụng hạn nghạch, miễn thuế nhập khẩu thì hàng
xuất khẩu của ta lạI bị khống chế bởi thuế suất rất cao, hạn ngạch thấp, do

đó làm giảm khả năng cạnh tranh đối với hàng của ta rất nhiều. Tuy nhiên
với nỗ lực phấn đầu của toàn ngành, có tác động tích cực và các chính sách
mới của Nhà nước kim ngach xuất khẩu ngành dệt may đã trở lạI mức tăng
trưởng như trước. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu tăng 18.9% so với năm
2001. Đây là một biểu hiện tốt cho ngành dệt may của ta.
Sau khi hiệp định thương mạI Việt Mỹ được ký kết thì thị trường Mỹ
trở thành thị trường béo bở cho hàng dệt may của ta. Trong tương lai thị
trường Mỹ có nhiều tiềm năng bởi tính đa dạng trong nhu cầu cũng như khả
năng tiêu thụ là rất lớn. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của tổng công ty
vào thị trường Mỹ đạt 190 triệu USD tăng 6 lần so với năm 2001.
Thị trường Mỹ là thị truờng mới nổi còn các thị trưòng khác là bạn
hàng lâu năm của ngành dệt may là Nhật Bản, Đức, ĐàI Loan, Pháp thì luôn
chiếm tỷ phần rất cao tương ứng là 37%, 26%, 8%, 6.2%.
Nhìn chung hoạt động xuất khẩu của tổng công ty trong những năm
qua diễn ra khá sôI động và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy

17
nhiên trong tiến trình trình hội nhập với khu vực và thế giới, hoạt động xuất
khẩu của tổng công ty đứng trước những thách thức và cơ hội mới.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của tổng công ty gồm các loạI sản phẩm
như : may mặc chiếm tới 80% tổng kim ngạch xuất khẩu (FOB), dệt kim
chiếm 12%, khăn bông 4,7%, vảI 1,2%. Hai mặt hàng may mặc chủ yếu là
Jacket chiếm 40% và sơ mi 23,7%. Phương thức xuất khẩu chính của hàng
may mặt là gia công.
Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty đã và
đang ngày càng phát triển và đáp ứng được yêu cầu phát triển và hội nhập
quốc tế.
II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY.
1. Tình hình kế hoạch hoá đầu tư của công ty

*Căn cứ lập kế hoạch đầu tư.
- Xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế
- Dựa vào khả năng huy động các nguồn lực trong và ngoàI nước
- Căn cứ vào chiến lược qy hoạch5 năm phát triển kinh tế xã hội của
đất nước, ngành dệt may.
- Đảm bảo tính khoa học, tính đồng bộ tính chính xác cao nhất có thể
được.
- Lập kế hoạch đầu tư dể đảm bảo đạt hiệu quả tàI chính và kinh tế xã
hội cao nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển tăng trưởng ngành dệt may nói
riêng, nền kinh tế nói chung.
Trên cơ sở là các căn cứ trên tổng công ty dệt may đã lập kế hoạch
đầu tư phát triển theo từng năm, kế hoạch 5 năm, kế hoạch 10 năm.
Trong giai đoạn 2001- 2005 tổng công ty dệt may có kế hoạch đầu tư
nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp có công suất 30000 tấn/năm và các nhà
máy biến tính sợi PE. Bên cạnh đó là đầu tư tập trung một số cụm công
nghiệp dệt, nhà máy sản xuất vảI không dệt và vảI địa kỹ thuật 10 triệu m2
/năm, đầu tư phát triển 2 công ty cơ khí dệt may phía nam và phía bắcđể sản
xuất phần lớn phụ tùng cho ngành, tiến tới lắp ráp một số máy.Trong giai

18
đoạn 2006- 2010 đầu tư một nhà máy sản xuất sơ sợi tổng hợp để đến năm
2010 đáp ứng được 65% nhu cầu sản xuất ,đầu tư chế tạo máy dệt cung cấp
cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu. Tình hình kế hoạch đầu tư
của tổng công ty được thể hiện như sau:
* Đầu tư 2 nhà máy sản xuất xơ sợi tổng hợp (polyester): 30.000
tấn/năm và các nhà máy biến tính sợi PE filament:
+ 01 N/m trong giai đoạn 2001-2005 và 01 N/m giai đoạn 2006-
2010.
+ Phát triển cùng với công nghiệp hoá dầu.
+ Vốn đầu tư khoảng 25 triệu USD cho 01 nhà máy.

+ Doanh thu dự kiến: 360 tỷ đồng/nhà máy.
+ Đáp ứng 65% nhu cầu sản xuất (tính tại thời điểm 2010)
* Đầu tư tập trung 10 cụm công nghiệp dệt (phía Bắc 4 cụm; miền
Trung 2 cụm và phía Nam 4 cụm). Mỗi cụm sẽ bao gồm:
+ Nhà máy kéo sợi 2 đến 3 vạn cọc : 3.200 tấn/năm
+ N/m dệt vải mộc cho áo sơ mi (vải nhẹ): 10 tr. m/năm (khổ 1,6 m)
+ N/m dệt vải mộc cho quần âu (vải nặng): 10 tr. m/năm (khổ 1,6 m)
+ N/m nhuộm, hoàn tất cho vải bông,T/C từ xơ: 25 tr.m/năm(khổ1,5
m)
+ N/m dệt, nhuộm, hoàn tất vải tổng hợp : 20 tr. m/năm (khổ 1,5 m)
+ N/m dệt kim, nhuộm, hoàn tất, may : 1.500 tấn/năm (6 tr. SP)
+ N/m xử lý nước thải : 8.000 m
3
/ngày đêm
Các nhà máy là những đơn vị hoạt động độc lập. Quan hệ cung cầu
giữa các nhà máy sẽ do qui luật thị trường điều tiết. Nhu cầu đầu vào cho 1
cụm:
+ Diện tích mặt bằng: 160.000 m2
+ Tiêu thụ điện toàn cụm: 9.286 KW
+ Tiêu thụ nước: 8.719 m3/ngày đêm
+ Nhu cầu nhiên liệu: 8.259 tấn/năm
+ Nhu cầu lao động: 2.841 người
- Trực tiếp: 2.693 người

19
- Gián tiếp: 148 người
- Cán bộ kỹ thuật: 124 người
- Cán bộ quản lý: 75 người
Nhu cầu vốn đầu tư cho 1 cụm: 2.018,0 tỷ đồng
+ Vốn thiết bị 1.165,6 tỷ đồng

+ Vốn xây lắp: 119,1 tỷ đồng
+ Dự án XLNT: 44,3 tỷ đồng
+ Vốn KTCB khác + dự phòng: 241,5 tỷ đồng
+ Vốn lưu động: 491,8 tỷ đồng
Doanh thu toàn cụm ước tính: 1.684 tỷ đồng
Thời gian thu hồi vốn: 10 năm
* Đầu tư N/M sản xuất vải không dệt và vải địa kỹ thuật 10 triệu
m2/năm:
+ Phục vụ yêu cầu của xây dựng đường giao thông, đê điều thuỷ lợi,
sân vận động, đường hầm tunel, hồ chứa nước, v.v.
+ Nhu cầu vốn đầu tư: 92 tỷ đồng
+ Doanh thu dự tính: 60 tỷ đồng
* Đầu tư cụm công nghiệp sản xuất phụ liệu may:
+ Khoá kéo: 20 triệu m/năm
+ Cúc kim loại: 25 triệu bộ/năm
+ Cúc nhựa: 500 triệu chiếc/năm
+ Chỉ may: 1000 tấn /năm
+ Mex: 20 triệu m2/năm
+ Nhãn: 10 triệu m/năm
+ Băng các loại: 30 triệu m/năm
+ Chun các loại: 10 triệu m/năm
+ Nhu cầu vốn đầu tư: 600 tỷ đồng
+ Doanh thu dự tính: 450 tỷ đồng
* Đầu tư phát triển cơ khí dệt may:

20
+ Giai đoạn 2001-2005: Tập trung đầu tư cho 2 Công ty cơ khí dệt
may phía bắc và phía nam để đủ năng lực sản xuất phần lớn phụ tùng cho
ngành, tiến tới lắp ráp một số máy ngành dệt.
+ Giai đoạn 2006-2010: Tiếp tục đầu tư để có thể chế tạo một số máy

ngành dệt cung cấp cho thị trường nội địa và một phần xuất khẩu.
*Đầu tư phát triển cây bông vải.
Việt Nam đang phải nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu về bông và
100% nhu cầu về xơ sợi tổng hợp (nhu cầu bông khoảng 60.000 tấn; nhu
cầu xơ sợi tổng hợp khoảng 50.000 tấn). Tổng công ty dệt may Việt Nam
đã có kế hoạch ngoàI việc tăng diện tích và năng suất cây bông. Kế hoạch
đầu tư phát triển cây bông có thể mô tả bảng dưới đây:


Kế hoạch đầu tư phát triển cây bông đến năm 2010
Chỉ tiêu Đơn vị TH 2000 2005 2010
Diện tích trồng bông CN 1000ha 22.6 60.0 150.0
Năng suất bông hạt 100kg/ha 9.0 14.0 18.0
Sản lượng bông hạt 1000tấn 20.3 84.0 270.0
Sản lượng bông xơ 1000tấn 6.8 30.0 95.0
Nhu cầu bông toàn ngành 1000tấn 60.0 97. 130.0
Đáp ứng yêu cầu ngành dệt % 11 30

Để thực hiện kế hoạch đầu tư trên toàn tổng công ty có nhu cầu vốn
như sau:
Nhu cầu vốn đầu tư cho việc thực hiện kế hoạch đầu tư
Đơn vị tính: tỷ đồng
Nhu cầu vốn Toàn ngành Trong đó Vinatex
2001-
2005
2006-
2010
2001-
2005
2006-

2010
Tổng mức đầu tư, trong đó: 35.000 30.000 12.200 9.100

21
-Vốn cho đầu tư mở rộng:
-Vốn cho đầu tư chiều sâu:
Theo hình thức vốn,gồm có

- Vốn cho xây lắp:
- Vốn cho thiết bị:
- Chi phí khác:
- Chi phí dự phòng:
- Vốn lưư động:
23.200
11.800

3.000
20.500
1.750
1.750
8.000
20.000
10.000

2.550
18.000
1.500
1.500
6.450
4.300

7.900

1.000
7.200
650
650
2.700
1.800
7.300

800
5.500
500
500
1.800

2. Quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài.
*Về đối tác đầu tư: Cho đến thời đIểm này đã có trên 20 nước và
lãnh thổ tham gia đầu tư vào ngành dệt may Việt nam. Luật đầu tư nước
ngoàI từ khi ban hành đến nay đã được Chính phủ nhiều lần đIều chỉnh và
sửa đổi nhằm khuyến khích nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoàI. Việc sửa đổi
này đã có tác dụng tăng các đối tác đầu tư vào các ngành kinh tế Việt Nam
nói chung, vào ngành dệt nói riêng.
Trong số các quốc gia tham gia thì 3 nước gồm : Hàn Quốc,
Malayxia và ĐàI Loan có vốn đầu tư nhiều nhất với tổng số vốn lên tới hơn
1,6 tỷ USD chiếm 84,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành
dệt may và chiếm 61,4% tổng số dự án đầu tư vào ngành dệt may. Trong đó
Hàn Quốc là nước đầu tư nhiều nhất với 706,833 triệu USD chiếm 36,3%
tổng vốn đầu tư ; Malayxia 484,9 triệu USD chiếm 24,91% và ĐàI Loan là
452,164 triệu USD chiếm 23,23%.


Bảng 4 : Một số quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào
ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 1990 - 2001 .
Nước và khu vực Số dự án

Tỷ trọng%

Tổng
vốn(tr.USD
)
Tỷ trọng
vốn%
Hàn Quốc 53 22.75 706.833 36.31

22
Malayxia 4 1.72 484.900 24.91
ĐàI Loan 86 36.91 452.164 23.23
Nhật Bản 30 12.88 89.835 4.61
Hồng Kông 24 10.3 81.811 4.2
CHLB Đức 5 2.15 36.058 1.85
Anh 3 1.29 17.488 0.9
Singapore 4 1.72 11.500 0.59
Trung Quốc 6 2.58 11.398 0.59
Mỹ 3 1.29 10.750 0.55
Các nước khác 15 6.44 43.916 2.26
Tổng 233 100 1946.653


Bảng trên cho thấy các nước Đông Âu bao gồm Nhật Bản và các
nước NICS là những đối tác đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dệt may ở Việt

Nam. Do ngành dệt may Việt Nam thuộc lĩnh vực công nghiệp chế tạo sử
dụng nhiều lao động, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của
các nước trên, nên họ đã tích cực đẩy mạnh đầu tư sang Việt Nam và trở
thành những nhà đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam.
Về nhịp độ đầu tư: Kể từ khi thành lập cho đến nay tình hình quan hệ
đầu tư với nước ngoàI đang trở nên rộng hơn, các đối tác đầu tư có xu
hướng tham gia nhiều hơn.Với lợi thế là một quốc gia có nền chính trị ổn
định, nền văn hoá phong phú, bên cạnh ngành dệt may đã có lịch sử từ lâu
đời nên các đối tác nước ngoàI có xu hướng đầu tư vào ngành dệt may.
Tình hình này được biểu hiện qua bảng sau:

Biểu 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may Việt nam giai
đoạn 1992-2002
Năm Số dự án Tổng số
vốn(triệu USD)
Bình quân 1 dự
án(triệu USD)

23
1992 13 76.377 5.875
1993 24 587.842 24.493
1994 36 183.944 5.11
1995 39 388.577 8.68
1996 38 263.154 6.925
1997 29 328.502 11.328
1998 11 53.147 4.832
1999 13 18.193 1.4
2000 23 105.571 4.59
2001 17 97.265 5.721
2002 26 145.132 5.582

Tổng 269 2247.704

Bảng trên cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may có
xu hướng tăng nhanh từ năm 1992-1997 cả về số dự án cũng như vốn đăng
ký. Đây là thời kỳ mà số dự án lên đỉnh đIểm. Nhưng năm đỉnh cao về thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoàI lạI là năm 1993 với 24 dự án có tổng vốn
đăng ký lên đến 587.842 triệu USD và quy mô vốn bình quân của một dự
án lên đến 24.493 triệu USD trên một dự án. Kể từ năm 1997 đến năm1999
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may có xu hướng
giảm. Năm 1998 số dự án đầu tư chỉ bằng 37.9% so với năm 1997 trong khi
đó tổng vốn đầu tư giảm mạnh xuống còn 53.147 triệu USD chỉ gần bằng
1/6 tổng vốn đăng ký năm 1997. Năm 1999 tình trạng giảm sút còn tồi tệ
hơn, tổng vốn đăng ký giảm tới mức rất thấp chỉ còn 18.193 triệu USD
bằng 34.2% so với năm 1998, quy mô bình quân một dự án chỉ còn 1.4 trỉệu
USD. Nhưng tình hình đã được cảI thiện kể từ năm 2000 trở lạI đây. Nguồn
vốn đầu tư nước ngoàI vào ngành dệt may đã tăng dần lên. Năm 2002 có 26
dự án tăng 52.94% về số dự án, với tổng vốn đầu tư là 145.132 triệu USD
tăng 49.21% so với năm 2001.
 Về loạI hình đầu tư :

24
Cho đến nay trong số các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoàI theo
luật định thì loạI hình xí nghiệp 100% vốn nước ngoàI là hình thức phổ biến
nhất của đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt may Việt nam. Tính đến
hết năm 2002 xí nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoàI chiếm 71.75% số
dự án và 91.47% tổng vốn đầu tư. Xí nghiệp liên doanh chiếm 22.68% số
dự án và 8.36% tổng vốn đầu tư. Hợp đồng hợp tác kinh doanh chiếm
5.57% số dự án và 0.17% vốn đầu tư.
Biểu 6: Các loạI hình đầu tư trực tiếp nước ngoàI vào ngành dệt
may Việt nam.


Stt LoạI hình Số dự án

Tỷ
trọng%
Tổng vốn
(tr.USD)
Tỷ
trọng%
1 XN 100% vốn NN 193 71.75 2055.975 91.47
2 XN liên doanh 61 22.68 187.908 8.36
3 HĐHTKD 15 5.57 3.821 0.17

Tổng số 269 100 2247.704 100

Tóm lạI ngành dệt may nước ta đã và đang được thế giới quan tâm,
Mối quan hệ làm ăn với các nước trên thế giới đã đóng một vai trò rất quan
trọng chiến lược phát triển toàn ngành dệt may nói chung và tổng công ty
dệt may nói riêng.
3.Tình hình sử dụng vốn của Tổng công ty
Để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của tổng công ty, tổng công ty
đã huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau.Trong các hình thức huy động
thì có các hình thức sau:
+ Vốn ngân sách là vốn được nhà nước giao tạI thời đIúm thành lập
Tổng công ty và một phần vốn Nhà nước bổ sung cho tổng công ty.
+ Vốn tín dụng Nhà nước.
+ Khấu hao cơ bản đay là một trong những nguồn vốn cơ bản của
tổng công ty.
+ Vay nước ngoàI.


25
+ Tín dụng thương mại đây là một nguồn vốn của các tổ chức tàI
chính quốc tế. Nguồn vốn này là nguồn có lãI suất khá cao.
Biểu 7: Vốn đầu tư của tổng công ty dệt may giai đoạn 1997-2001
Stt Nguồn vốn Vốn đầu tư(tỷ.đ) Tỷ lệ %
1 Ngân sách 24.08 0.59
2 Tín dụng nhà nước 621.25 15.12
3 Khấu hao cơ bản 482.71 11.79
4 Vay nước ngoàI 490.87 11.98
5 Tín dụng thương mạI 2474.95 60.43

Tổng 4093.86
100

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn ngân sách chiếm một tỷ trọng nhỏ
trong cơ cấu vốn của tổng công ty, nguồn vốn này chỉ chiếm 0.59% đây là
một trong những mặt tiêu cực của ta, lượng vốn này chủ yếu hỗ trợ cho hoạt
dộng xuất khẩu, xúc tiến thương mạI, tìm kiếm thị trường, Trong khi đó
nguồn vốn tín dụng thương mạI lạI chiếm một tỷ trọng khá lớn. Trong giai
đoạn 1997-2001 nguồn vốn này lên đến 2474.95 tỷ đồng chiếm 60.43%
tổng cơ cấu vốn của tổng công ty. Trong khi đó nguồn vốn này có mức lãI
suất tín dụng khá cao, có lúc lên tới 1.1%/tháng. Bên cạnh mức lãI suất cao
như vậy nó còn không ổn định nó còn phụ thuộc vào biến động chính trị
của các nước trên thế giới, kinh tế xã hội của các nước trên thế
giới,…Nguồn vốn khầu hao cơ bản là nguồn cơ bản của tổng công ty thì
chiếm một tỷ lệ tương đối, chiếm 11.79% đây là con số còn khiêm tốn thể
hiện tổng công ty dệt may còn nhiều mặt yếu kém.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư qua các năm cũng đã ngày càng có
nhiều tiến bộ. Tình hình này được biểu hiện qua bảng sau


Biểu 8:Tình hình vốn đầu tư theo các năm của tổng công ty dệt
may giai đoạn 1997-2001
Stt

Chỉ tiêu Đơn 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng

×